Mùa mưa, nhiều gia đình đứng ngồi không yên khi tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc, thấm dột,…. Vậy cách xử lý tường bị thấm mốc như thế nào?
Cách xử lý tường bị thấm mốc
Sử dụng giấy dán tường chống ẩm mốc
Nếu tường bên trong ngôi nhà bạn ẩm mốc, nếu bạn không thể sơn lại thì cách sử dụng giấy dán tường là một cách cũng rất hay dành cho bạn. Bạn có thể lựa chọn những mẫu giấy phù hợp với sở thích, có sẵn hoa văn họa tiết, công dụng hữu ích lại tiết kiệm được chi phí.
Chống ẩm mốc chân tường bằng dung dịch
Khi chân tường nhà vì bất kỳ lý do gì bị ẩm mốc. Thì ảnh hưởng đầu tiên là về tính thẩm mỹ và vệ sinh. Tường nhà cứ bị bong và sùi lớp sơn hay lớp vữa ra. Nhìn không đẹp mắt và khi nhỡ và quệt phải cũng làm rụng vữa, bẩn quần áo.
Bạn nên chọn phương pháp chống thấm tường nhà bằng dung dịch. Có thể chọn dung dịch chống thấm đa năng hoặc những loại dung dịch cùng gốc với chống thấm đa năng để bơm vào. Phương pháp này được đánh giá dễ thi công, nhanh chóng, đơn giản hơn những phương pháp khác.
Dùng sơn chống ẩm, chống thấm
Về cơ bản, việc tường nhà bị ẩm mốc là do nước bị thấm vào tường, tích tụ lại, không thể bay hơi, lâu ngày dẫn đến tình trạng mốc. Chính bởi lẽ đó, việc chống thấm nước cho tường cần được đặt lên hàng đầu.
Dùng sơn chống thấm là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nếu nhà bạn chưa sơn hãy đảm bảo rằng đơn vị thi công sơn sẽ dùng những mặt hàng sơn chống thấm đảm bảo chất lượng. Còn trong trường hợp tường nhà bạn đã bị mốc, thấm nước hãy làm sạch bề mặt tường, cạo hết lớp vôi sơn cũ, phủ một lớp sơn chống kiềm. Chờ khi sơn khô, phủ thêm 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Thuốc xịt chống ẩm mốc
Bình xịt tẩy nấm mốc công dụng tẩy cực mạnh. Tiêu diệt hoàn toàn nấm mốc, đánh bay mọi vết ố bẩn do nấm mốc gây ra. Sản phẩm chuyên dụng để tẩy nấm mốc trên tường nhà, trong phòng tắm, nhà bếp,… và các vị trí ẩm thấp có xuất hiện nấm mốc. Chỉ cần xịt và lau, sẽ trả lại bề mặt sạch và mới như ban đầu.
Nguyên nhân tường bị ẩm mốc
Để có thể tiến hành cách xử lý tường bị thấm mốc được một cách nhanh chóng nhất có thể thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân mà đã khiến cho tường bị thấm mốc:
Do khí hậu
Nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng ẩm mốc phải nói đến là thời tiết, khí hậu. Độ ẩm cao là điều kiện thích hợp nhất để các loại nấm mốc tồn tại và phát triển. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm quanh năm rất cao. Đặc biệt là vào mùa xuân độ ẩm lên đến 90%, đặc biệt là khu vực ngoài miền Bắc. Độ ẩm thời tiết cao cộng với bề mặt tường nóng ẩm gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước, hay người ta thường gọi là tường đổ mồ hôi.
Trong nước mưa mang theo một lượng muối khoáng sẵn có là điều kiện thích nghi để nấm mốc phát triển trên tường nhà bạn. Làm bạn phải đau đầu suy nghĩ cách xử lý tường bị thấm mốc như thế nào vì chúng thật sự gây khó chịu. Nhưng bạn cũng đừng nên đổ lỗi tất cả cho thời tiết nhé. Nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là chất lượng vật tư cũng ảnh hưởng rất nhiều đấy.
Do chất lượng vật tư
Các chất liệu vật tư như vôi, cát, xi măng được biết đến là các chất kết dính phổ biến trong xây dựng. Nhưng nhược điểm của chúng lại là thấm hút nước, lâu khô. Vôi có tác dụng làm cho vữa dẻo và tăng độ kết dính nhưng lại thấm nước tốt. Cách tốt nhất là nên dùng nước vôi trộn với cát và xi măng. Ngoài ra chất lượng vật tư thì kĩ thuật xây dựng chuẩn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc ẩm mốc trên tường phát sinh.
Kỹ thuật xây dựng
Trong khâu xây dựng bạn cần phải chủ động khâu chống thấm hiệu quả. Xử lý chân móng tốt, làm giằng tường cách cốt nền ít nhất 5cm để chống hiện tượng mao mạch, nước thấm ngược từ đất lên tường.
Các vị trí gần vòi nước, nhà vệ sinh, bể nước cần xử lý chống thấm kỹ càng. Khi trát vữa không được để lại khe hở nước có thể dễ dàng thấm vào tường qua khe. Sau trát tường 1 tháng bạn cần vệ sinh trường sạch sẽ rồi quét một lớp bả matít hoặc sơn lót. Rồi sau đó lăn sơn nước như vậy mới đạt hiệu quả cao.
Ngay từ khâu xây dựng bạn nên thiết kế hệ thống quạt thông gió để trong nhà luôn được thông thoáng. Để không phải nghĩ cách xử lý tường bị thấm mốc về sau này. Ngoài những yếu tố chủ quan thì yếu tố khách quan như do thiên tai cũng là nguyên nhân dẫn đến ẩm mốc.
Do thiên tai – tác động ngoại cảnh va đập
Nước ta hàng năm phải gánh chịu rất nhiều lũ lụt. Đặc biệt là khu vực miền Trung. Nước lũ có thể dâng đến nóc nhà và sau vài ngày có khi hàng tuần mới rút. Không phải nói thì chắc ai cũng sẽ hiểu những hệ lụy sau cơn lũ lụt gây ra kinh khủng như thế nào.
Sau vài ngày nước rút là thời gian quá đủ để nước phá hủy mọi thứ trong nhà không riêng gì tường. Ẩm mốc, mầm bệnh phát sinh cũng từ đó mà ra. Ngoài lũ lụt thì các ngôi nhà ở ven sông lớn hay vùng đất nền yếu cũng rất dễ bị rạn nứt tường nhà do sụt lún đất. Các vết rạn nứt là cơ hội để nước thấm vào tường và là môi trường “béo tốt” để nấm mốc phát triển. Việc chống thấm khe nứt bê tông bạn cần đầu tư thời gian và công sức để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Những yếu tố khách quan bên ngoài tác động cũng có thể làm tường nhà bạn bị rạn nứt. Bên cạnh nhà bạn có một công trình khác thi công và không may xảy ra va đập mạnh làm rạn nứt tường.
Do tường đã cũ theo thời gian
Thời gian là yếu tố mà không một ai có thể can thiệp được. Trải qua năm tháng mưa gió, tác động của thời tiết. Tường nhà bạn sẽ bắt đầu hư hỏng. Để khắc phục hiện tượng bạn chỉ còn cách cạo lớp sơn cũ đi và sơn lại lớp mới đây chính là cách xử lý tường bị thấm mốc đã qua thời gian dài sử dụng hiệu quả nhất. Quy trình này bạn nên tìm đến thợ uy tín để sửa chữa tốt nhất.