Home Blog Page 19

Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu?

0

Trong một số trường hợp, người tham gia giao thông được phép vượt đèn vàng mà không bị phạt.

Khi nào được vượt đèn vàng?

Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có ba màu, được quy định như sau:

– Tín hiệu xanh là được đi;

– Tín hiệu đỏ là cấm đi;

– Tín hiệu vàng là người tham gia giao thông phải dừng  xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu? - 1
Theo quy định pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông vượt đèn vàng cũng bị phạt như vượt đèn đỏ (Ảnh minh họa: Hoàng Lam).

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cũng quy định tương tự về đèn vàng, cụ thể hơn một chút như sau:

Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.

Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT cũng có quy định tương tự: Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”.

Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông có thể vượt đèn vàng trong các trường hợp sau:

– Đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng;

– Đèn màu vàng nhấp nháy (chú ý quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác).

Ngoài ra, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Do đó, nếu người tham gia giao thông vượt đèn vàng theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì không bị xem là vi phạm pháp luật và không bị phạt.

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng

Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không quy định cụ thể lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ, mà chỉ quy định lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Theo đó, người điều khiển  xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Người điều khiển  xe mô-tô và xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, cùng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (từ 2 tháng đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông).

Nguồn: https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/khi-nao-duoc-vuot-den-vang-muc-phat-vuot-den-vang-la-bao-nhieu-20241202104423043.htm

Vạch kẻ đường màu vàng là gì?

0

Rất dễ bắt gặp hình ảnh vạch kẻ đường màu trắng, màu vàng trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của các loại vạch này.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì?

Theo Điều 52 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, vạch kẻ đường nói chung (trong đó có vạch kẻ đường màu vàng) là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Vạch này có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Khi sử dụng vạch kẻ đường kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng

Quy chuẩn QCVN 41:2019 đã quy định cụ thể về hình thức và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng tại Phụ lục G như sau:

Vạch màu vàng nét đứt

Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt. (Ảnh minh họa).

Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt. (Ảnh minh họa).

Đây là loại vạch đơn, đứt nét, có màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch màu vàng nét liền

Đây là loại vạch đơn, nét liền, có màu vàng, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch màu vàng nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch màu vàng nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.

Hai vạch màu vàng song song, nét liền

Đây là dạng vạch đôi song song, liền nét, màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe tham gia giao thông không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Hai vạch màu vàng song song nét liền. (Ảnh minh họa).

Hai vạch màu vàng song song nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa, sử dụng vạch này các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch màu vàng một đứt, một liền song song

Đây là dạng vạch đôi song song, gồm một vạch liền nét, một vạch đứt nét, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch vàng một đứt một liền song song. (Ảnh minh họa).

Vạch vàng một đứt một liền song song. (Ảnh minh họa).

Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Vạch màu vàng nét đứt song song

Đây là dạng vạch đôi, đứt nét song song, có màu vàng, dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

PHẠM DUY(Tổng hợp)

Phạt rất nặng nếu không gạt chân chống khi lái xe máy

0

Bạn đọc Nguyễn Long (Thái Bình) hỏi: “Mức phạt khi lái xe máy mà không gạt chân chống được quy định như thế nào theo Nghị định 168/2024?”.

Mức phạt nặng khi lái xe máy nhưng không gạt chân chống. Ảnh minh họa: Xuyên Đông

Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

Đi xe dàn hàng ngang;

Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh

Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Như vậy, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Về mức phạt không gạt chân chống xe máy khi đang chạy năm 2025, theo Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với số tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Theo Điểm b Khoản 10 và Điểm d Khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy mà gây tai nạn thì bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Nguồn: https://laodong.vn/lai-xe-an-toan/phat-rat-nang-neu-khong-gat-chan-chong-khi-lai-xe-may-1447152.ldo

Năm 2025, đi xe của người thân, bạn bè sẽ bị CSGT phạt lỗi không chính chủ lên tới 8 triệu đồng nếu không mang theo 3 giấy này

0

Vợ đi xe chồng, anh em người thân mượn xe của nhau có bị phạt hay không?

Lỗi xe không chính chỉ phạt trong trường hợp mua bán chuyển nhượng xe cho nhau nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ và đóng thuế cho nhà nước thì sẽ bị xử phạt lỗi không chính chủ. Còn người thân vợ chồng anh em bạn bè nếu mượn xe của nhau cần có đủ  giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt

Một ly trước khi đi ngủ và bạn sẽ giảm 16 kg trong 2 tuần

Giảm béo cho người lười
Tìm hiểu thêm

 

– Giấy đăng kí xe của phương tiện giao thông

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ  xe cơ giới, xe phải có biển số…

– Giấp phép lái xe – hay còn gọi là bằng lái xe của người điều khiển phương tiện giao thôngKhi tham gia giao thông dù người dân không vi phạm lỗi thì CSGT sẽ vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính. Và lúc này nếu như đó là sẽ đã mua bán chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ thì sẽ bị phạt lỗi không chính chủ. Hiện tại theo các điềuu luật không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được sẽ không bị xử phạt.Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Những trường hợp đi xe không chính chủ bị xử phạt

Những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 – 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 – 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 – 8 triệu với tổ chức.

Tuy mức phạt không cao, nhưng cả người sang nhượng xe và người sở hữu xe nên làm đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh. Bởi Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, thậm chí là các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.

Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Ngày bố tôi ốm nặng gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mẹ đã bỏ chúng tôi, để lại bố đang b:ệnh t:ật cùng 2 đứa con nhỏ. Chính vì thế với tôi bố là người quan trọng nhất. Sau khi lấy chồng, tôi và chị gái không thể thường xuyên chăm sóc cho ông nên chúng tôi quyết định thuê một cô giúp việc, ngày ngày qua giúp bố tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ. Mùa đông này, bệnh tình bố tôi trở nặng. Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua. Đáng nói, con số trong sổ khiến tôi và chị gái mỉm cười, còn cô giúp việc thì bật khóc… 👇 Đọc tiếp dưới bình luận

0

Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua.

Tôi và chị gái được bố nuôi dưỡng. Còn mẹ, tôi không có nhiều ấn tượng, bởi bà chưa bao giờ thực hiện trách nhiệm của một người mẹ.

Khi bố tôi ốm nặng, gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mẹ đã bỏ chúng tôi, để lại bố đang bệnh tật cùng 2 đứa con chỉ mới 3 và 5 tuổi. Nếu một ngày nào đó tôi có cơ hội gặp lại bà, tôi thật sự muốn hỏi rằng, trong suốt những năm qua, bà có từng nghĩ đến chúng tôi hay không, có giây phút nào cắn rứt lương tâm hay không.

Nếu không nhờ ông bà nội cho mượn tiền cứu giúp, có lẽ bố tôi đã không hồi phục sức khỏe và chúng tôi cũng không thể lớn lên khỏe mạnh, có cuộc sống bình yên như bây giờ. Trong lòng tôi, tôi cảm thấy rất căm ghét mẹ mình.

Bố là người nuôi dưỡng, chăm sóc hai chị em tôi khôn lớn thành người. (Ảnh minh họa)

 

Bố là người nuôi dưỡng, chăm sóc hai chị em tôi khôn lớn thành người. (Ảnh minh họa)

Bố đã nuôi tôi và chị gái bằng nghề đầu bếp. Bố cũng dựa vào tay nghề này để xây nhà và tích lũy được một khoản tiền đáng kể.

Khi lớn lên, hai chị em tôi lần lượt rời quê lên thành phố học đại học. Sau khi ra trường, chúng tôi ở lại đó kiếm việc làm luôn.

Sau này, chị gái cưới chồng. Anh rể cùng quê nên sau đó hai anh chị đã về quê làm việc để tiện chăm sóc bố mẹ hai bên. Còn tôi, vẫn bám trụ ở thành phố, nỗ lực xây dựng sự nghiệp riêng. Sau nhiều năm cố gắng làm việc chăm chỉ, tôi đã vươn lên vị trí quản lý tại một công ty nước ngoài.

Khi đã ổn định, tôi lập gia đình. Khi đó, tôi bảo bố chuyển đến ở với vợ chồng mình để phụng dưỡng nhưng bố từ chối, quyết định ở lại quê nhà.

– Hơn nửa đời người bố ở đây nên giờ không muốn rời đi. Đến thành phố ồn ào, không quen ai, các con lại đi làm, bố không muốn tạo gánh nặng cho các con.

Bố không muốn nên vợ chồng tôi đành chịu. Vợ chồng chị gái tuy gần bố hơn, nhưng cũng cách 50km. Bố lại có tuổi rồi, sức khỏe ngày càng yếu nên sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định thuê một cô giúp việc, ngày ngày qua giúp bố tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ và chăm sóc ông.

Cô giúp việc hơn bố tôi 5 tuổi, chồng đã mất từ lâu và hai người con trai của cô đều đã ra ngoài lập nghiệp. Ở nhà buồn chán nên cô ấy kiếm việc làm thêm để tự trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho các con.

Cô là người thật thà, tận tâm, đối xử rất tốt với bố tôi. Hai người trạc tuổi nhau nên đã trở thành những người bạn thân thiết, thoải mái chia sẻ những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống với nhau.

Mặc dù tôi và chị gái đã từng nghĩ đến việc tìm cho bố một người bạn đời, thậm chí tác hợp cho bố và cô giúp việc, nhưng bố tôi luôn nói rằng ông cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bố không muốn bị ràng buộc, rồi làm khổ người khác.

Bố sức khỏe kém nên chúng tôi đành thuê giúp việc chăm sóc bố. (Ảnh minh họa)

Bố sức khỏe kém nên chúng tôi đành thuê giúp việc chăm sóc bố. (Ảnh minh họa)

Đầu mùa đông này, tình trạng sức khỏe của bố tôi xấu đi. Các bác sĩ thông báo không còn hy vọng, bảo gia đình chuẩn bị sẵn tinh thần.

Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua. Khi cô ấy mở sổ ra và thấy số tiền lên đến 300 triệu, cô đã bật khóc và từ chối nhận.

– Đó là việc tôi nên làm mà. Mỗi tháng tôi cũng được nhận lương chứ có làm không công đâu.

Hai chị em tôi tươi cười, động viên cô giúp việc nhận lấy để bố tôi có thể yên tâm ra đi. Thật ngạc nhiên, ngay sau khi cô ấy nhận số tiền đó, bố tôi đã trút hơi thở cuối cùng. Chúng tôi khóc nức nở. Chúng tôi không còn mẹ, giờ đây bố cũng đã rời đi rồi, giờ chị còn hai chị em tôi nương tựa vào nhau thôi.

Đây là trường hợp đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt 4-6 triệu đồng như quy định mới, cập nhật ngay

0

– Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đã đưa ra nhiều mức xử phạt “mạnh tay” hơn hẳn so với trước đây.

Đi xe máy lên vỉa hè bị CSGT phạt 4-6 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cùng với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Dư luận xôn xao bởi nhiều mức xử phạt vi phạm đã tăng gấp nhiều lần so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bởi vậy người dân, đặc biệt người đi xe máy ô tô đang rất quan tâm chú ý về những quy định mới trong Nghị định này.

Trước thực trạng nhiều xe máy lần đường đi lên vỉa hè để thoát tắc đường, vượt đám đông… thì Nghị định 168 đã đưa ra mức xử phạt nghiêm khắc với hành vi này. Theo đó khoản 7 Điều 7 của Nghị định 168 quy định mức phạt với xe máy đi lên vỉa hè là 4-6 triệu đồng.

xe-may-via-he-phunutoday

Trường hợp đi xe máy trên vỉa hè không bị phạt

Nội dung Khoản 7 Điều 7 Nghị định 168 như sau:

a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi phạm quy định tại khoản b và các trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp, điều khiển xe đi trên vỉa hè trừ đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

c)Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy chỉ duy nhất trường hợp người đi xe máy đi ngang từ đường sang vỉa hè để vào cơ quan, vào nhà thì sẽ không bị phạt. Như vậy có thể thấy việc đi ngang qua vỉa hè chỉ là đi vắt thẳng từ đường vào cổng nhà cổng cơ quan. Còn nếu đã đi dọc vỉa hè tức là vi phạm quy định chạy xe trên vỉa hè. Lúc này người dân sẽ bị xử phạt.

Nghị định 168 cũng đưa ra nhiều mức xử phạt về vượt đèn đỏ, bảo hiểm xe máy, nồng độ cồn… tăng nặng so với trước đây. Nhiều người cho rằng với mức xử phạt tăng nặng thì sẽ nâng cao được ý thức người dân khi tham gia giao thông. Việc đi xe máy lên vỉa hè còn làm ảnh hưởng tới chất lượng vỉa hè.

Tôi và vợ cũ ly hôn được 5 năm, kể từ đó tôi không có tin tức gì của vợ cũng như nhà vợ. Điều tôi lo lắng nhất khi ra toàn là mẹ vợ bởi bà sống một mình ở quê, làm nghề buôn đồng nát, cuộc sống khá khó khăn. Ngày trước mỗi tháng tôi đều gửi cho bà 4 triệu để chi tiêu, nhưng khi không còn làm con rể nữa tôi vẫn muốn giúp đỡ bà điều gì đó trong khả năng. Chủ nhật vừa qua, tôi và người vợ mới có đi uống cà phê thì tình cờ tôi gặp lại mẹ vợ cũ. Bà gầy yếu, làm rửa bát thuê ở quán nước, thấy tôi bà ngạc nhiên lắm. Thương tình, tôi rút ví lấy 5 triệu đưa cho bà, dặn dò bà giữ lấy phòng thân. Vợ mới nhìn thấy, cô ấy bĩu môi tỏ vẻ khó chịu, thậm chí còn nói thật to “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Anh ăn cơm của em, ngủ ở nhà em, vậy mà hào phóng cho người khác tận 5 triệu. Giàu nhỉ?”, khiến mọi người xung quanh đều quay lại nhìn tôi với ánh mắt m:ỉa m:ai. Nhưng phản ứng sau đó của mẹ vợ khiến tôi và vợ mới bàng hoàng… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Tôi không ngờ chỉ vì 5 triệu mà vợ mới lại hành xử như thế.

Tôi và vợ cũ ly hôn được 5 năm rồi. Chúng tôi chưa có con chung nên việc thỏa thuận ly hôn cũng tiến hành rất nhanh và thuận lợi. Điều tôi lo lắng nhất lúc đó là mẹ vợ mình. Bà sống một mình ở quê, làm nghề buôn đồng nát, cuộc sống khá khó khăn. Mỗi tháng tôi đều gửi cho bà 4 triệu để chi tiêu. Rời khỏi tòa án, tôi vẫn đưa cho vợ cũ 10 triệu, nhờ gửi cho mẹ vợ.

Năm ngoái, tôi tái hôn. Vợ mới là một người năng động, mạnh mẽ, quyết đoán. Cô ấy có công việc thăng tiến, sang năm sẽ lên chức phó giám đốc. Vậy nên lương của cô ấy cũng cao hơn tôi.

Sau khi cưới, Chi không muốn sống ở ngôi nhà cũ của tôi mà yêu cầu tôi chuyển đến căn chung cư cô ấy mới mua. Thương vợ, tôi đã đồng ý. Nhưng sau đó, tôi nhanh chóng hối hận.

Vì quá mạnh mẽ và giàu có nên Chi có ý coi thường chồng. Cô ấy tự mua sắm mọi thứ mà không bao giờ hỏi qua ý kiến tôi. Tôi nói thì cô ấy đáp trả thẳng thừng: “Đây là nhà em, em muốn làm gì thì kệ em chứ”.

Vô tình gặp mẹ vợ cũ, tôi rút 5 triệu biếu bà thì cứng họng với câu nói và cái bĩu môi của vợ mới - Ảnh 1.

 

Ảnh minh họa

Tôi bàn với Chi việc sinh con vì tuổi tôi đã lớn. Chi gạt bỏ đi, bảo rằng còn đang phấn đấu vì sự nghiệp nên ít nhất 5 năm nữa mới sinh. Cô ấy còn nửa đùa nửa thật bảo tôi cứ yên tâm, cô ấy sẽ chuẩn bị một số tiền lớn, đủ để nuôi dạy con mà không cần đến tiền lương của tôi. Là đàn ông, tôi cảm thấy lòng tự trọng bị chà đạp. Tình cảm vợ chồng cũng không còn mặn mà như lúc còn yêu.

Hôm chủ nhật, vợ chồng tôi đi uống cà phê. Tình cờ tôi gặp lại mẹ vợ cũ. Bà gầy yếu, cầm xấp vé số mời vợ chồng tôi mua. Thấy tôi, bà cũng bất ngờ lắm. Sau khi hỏi han, tôi mới biết mẹ vợ cũ đã chuyển đến thành phố sống cùng con gái và con rể. Vợ cũ tôi cũng tái hôn rồi, chỉ là chồng mới khó chịu, kỹ càng tiền bạc. Bà không muốn làm phiền con nên đã đi bán vé số mỗi ngày để kiếm thêm tiền.

Thương tình, tôi rút ví lấy 5 triệu đưa cho bà, dặn dò bà giữ lấy phòng thân. Vợ mới nhìn thấy, cô ấy bĩu môi, tỏ vẻ khó chịu.

Mẹ vợ cũ vừa đi, Chi đã mỉa mai: “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Anh ăn cơm của em, ngủ ở nhà em, vậy mà hào phóng cho người khác tận 5 triệu. Giàu nhỉ?”.

Cô ấy cố tình nói thật to khiến mọi người xung quanh đều quay lại nhìn tôi với ánh mắt mỉa mai. Tôi tức giận đứng dậy bỏ về. Chi không đuổi theo mà vẫn bình thản ngồi uống hết ly cà phê rồi gọi taxi về sau.

Đêm đó, vợ chồng tôi cãi nhau gay gắt. Tôi bảo mình vẫn có lương, tôi đưa thì vợ không chịu cầm, còn chê ít (lương tôi 15 triệu/tháng, bằng 1/4 của vợ). Tôi cũng có nhà thì vợ không chịu ở. Giờ lại cố tình làm tôi mất mặt là sao? Chi thì cho rằng tôi hào phóng với mẹ vợ cũ thì chắc vẫn còn tình cảm với vợ cũ.

Tranh cãi không tìm ra tiếng nói chung, tôi đã dọn về nhà mình ở ngay trong đêm hôm đó. Chẳng lẽ vì 5 triệu mà tôi lại tiếp tục đổ vỡ hôn nhân lần thứ 2 sao? Mà tiếp tục thì tôi bất mãn quá.

Từ năm 2025, chỉ có 5 trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị phạt, cụ thể đó là trường hợp nào?

0

Khi đèn đỏ, nếu không thuộc 5 trường hợp này, phương tiện giao thông sẽ không được rẽ phải.

5 trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ

(1) Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, thứ tự ưu tiên khi chấp hành báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ được quy định như sau (xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới): Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu đường bộ; Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Do đó, người lái xe sẽ tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông về việc được rẽ phải khi đèn đỏ.(2) Có đèn tín hiệu hình mũi tên/hình xe mô tô cho phép rẽ phải và đèn này đang chuyển màu xanh.Ở những vị trí có đèn tín hiệu, biển báo đèn đỏ được phép rẽ phải hoặc có vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện có thể rẽ phải khi đèn phía trước đang đỏ.

Ở những vị trí có đèn tín hiệu, biển báo đèn đỏ được phép rẽ phải hoặc có vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện có thể rẽ phải khi đèn phía trước đang đỏ.

(3) Trên đường có vạch mắt võng.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT, vạch kẻ mắt vọng được sử dụng để thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông về việc không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt dường có bố trí vạch kẻ mắt võng để tránh ùn tắc giao thông.

Do đó, người lái xe nếu đang đi trên phần đường có vạch kẻ mắt võng và đèn tín hiệu giao thông phía trước chuyển đỏ thì phải tiếp tục di chuyển theo hướng rẽ phải.

(4) Có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.

(5) Có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn giao thông.

Lưu ý, người điều khiên phương tiện ở những vị trí được rẽ phải khi đèn đỏ phải bật xi nhan rẽ phải và nhường đường cho người đi bộ.

Mức phạt với lỗi vượt đèn đỏ năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng lên khá nhiều so với trước đây.

– Đối với xe ô tô

Theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng trong trường hợp người điều khiển ô tô; xe chở người, chở hàng 04 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe như ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe.

– Đối với mô tô, xe gắn máy

Theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng trong trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Đồng thời, người điều khiển phương tiện sẽ bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

0
Một chiếc ô tô vượt vạch dừng chờ đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh minh họa: T.N.).

 

Theo luật sư, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường.

Theo luật sư Trần Hoàng Linh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định xe ưu tiên gồm:

– Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;

– Xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

– Đoàn  xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;

– Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ;

– Xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

– Đoàn xe tang.

Một chiếc ô tô vượt vạch dừng chờ đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh minh họa: T.N.).

Luật sư Linh nhấn mạnh, xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên.

Xe được ưu tiên số 1 là xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;

Tiếp đó là xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;

Những thứ tự tiếp sau lần lượt là xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ, xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Cuối cùng là đoàn xe tang.

Theo luật sư, trừ đoàn xe tang, những xe ưu tiên còn lại không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Đặc biệt, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường.

Với tình huống vượt đèn đỏ để nhường xe ưu tiên, luật sư Linh cho biết khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định: “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết” là một trong 5 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong khi đó, khoản 11 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, theo luật sư Linh, hành vi vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên được xác định là hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết, nên sẽ không bị xử phạt.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/vuot-den-do-de-nhuong-duong-cho-xe-uu-tien-co-bi-xu-phat-20250108100721952.htm

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn và bảo hiểm xe máy 60 nghìn có khác gì nhau, mua loại nào không bị CSGT phạt?

0

 Bảo hiểm  xe máy 10 nghìn vào bảo hiểm xe máy 60 nghìn khác gì nhau?

Bảo hiểm xe máy hiện nay thường được bán với những giá khác nhau. Có loại bảo hiểm xe máy được rao bán 10-20 nghìn đồng. Có loại bảo hiểm 50-65 nghìn đồng.

Thực chất hai loại này thường khác nhau về tính chất bảo hiểm nên giá tiền khác nhau.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích xe. Loại bảo hiểm này chủ xe phải mua để đảm bảo khi gây ra tai nạn cho bên thứ ba thì có khoản tiền bảo hiểm bồi thường cho bên tuhws ba.

Còn bảo hiểm 10-20 nghìn đồng thường sẽ là bảo hiểm tự nguyện mua để không may tai nạn thì số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe, người ngồi trên xe đó.

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Hai loại bảo hiểm này có giá trị và ý nghĩa khác nhau. Trên mỗi tờ bảo hiểm cũng thường có hai hạng mục này, một mặt ghi bảo hiểm bắt buộc, một mặt ghi bảo hiểm tự nguyện. Thế nên nhiều người khi đi mua vì tinh thần đối phó nên thấy cứ rẻ thì mua mà không biết rằng nếu người bán chỉ bán phần bảo hiểm tự nguyện, thì khi xuất trình cho CSGT kiểm tra, phần bên bảo hiểm bắt buộc không có thông tin mua thì người đi xe vẫn bị phạt.

Người dân mua loại bảo hiểm xe máy nào để không bị CSGT xử phạt hay phải mua cả 2?

Hiện nay Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với  xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận  bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy người dân muốn đảm bảo theo yêu cầu của luật thì cần phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tự nguyện có hay không chỉ là do nhu cầu người dân còn luật không đòi hỏi. Do đó chỉ cần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm là không bị CSGT xử phạt.

Xử phạt thế nào khi thiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Do đó người dân đi xe máy mà mua bảo hiểm tự nguyện loại 10-20 nghìn đồng mà không mua bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị CSGT xử phạt. Người dân cần chú ý bảo hiểm tự nguyện không thể thay thế cho bảo hiểm bắt buộc.