Home Blog Page 20

Từ năm 2025, chỉ có 5 trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị phạt, cụ thể đó là trường hợp nào?

0

Khi đèn đỏ, nếu không thuộc 5 trường hợp này, phương tiện giao thông sẽ không được rẽ phải.

5 trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ

(1) Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, thứ tự ưu tiên khi chấp hành báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ được quy định như sau (xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới): Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu đường bộ; Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Do đó, người lái xe sẽ tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông về việc được rẽ phải khi đèn đỏ.(2) Có đèn tín hiệu hình mũi tên/hình xe mô tô cho phép rẽ phải và đèn này đang chuyển màu xanh.Ở những vị trí có đèn tín hiệu, biển báo đèn đỏ được phép rẽ phải hoặc có vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện có thể rẽ phải khi đèn phía trước đang đỏ.

Ở những vị trí có đèn tín hiệu, biển báo đèn đỏ được phép rẽ phải hoặc có vạch mắt võng, người điều khiển phương tiện có thể rẽ phải khi đèn phía trước đang đỏ.

(3) Trên đường có vạch mắt võng.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT, vạch kẻ mắt vọng được sử dụng để thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông về việc không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt dường có bố trí vạch kẻ mắt võng để tránh ùn tắc giao thông.

Do đó, người lái xe nếu đang đi trên phần đường có vạch kẻ mắt võng và đèn tín hiệu giao thông phía trước chuyển đỏ thì phải tiếp tục di chuyển theo hướng rẽ phải.

(4) Có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.

(5) Có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn giao thông.

Lưu ý, người điều khiên phương tiện ở những vị trí được rẽ phải khi đèn đỏ phải bật xi nhan rẽ phải và nhường đường cho người đi bộ.

Mức phạt với lỗi vượt đèn đỏ năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng lên khá nhiều so với trước đây.

– Đối với xe ô tô

Theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng trong trường hợp người điều khiển ô tô; xe chở người, chở hàng 04 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe như ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe.

– Đối với mô tô, xe gắn máy

Theo điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng trong trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Đồng thời, người điều khiển phương tiện sẽ bị trừ 04 điểm trên giấy phép lái xe.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

0
Một chiếc ô tô vượt vạch dừng chờ đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh minh họa: T.N.).

 

Theo luật sư, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường.

Theo luật sư Trần Hoàng Linh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định xe ưu tiên gồm:

– Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;

– Xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

– Đoàn  xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;

– Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ;

– Xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

– Đoàn xe tang.

Một chiếc ô tô vượt vạch dừng chờ đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương (Ảnh minh họa: T.N.).

Luật sư Linh nhấn mạnh, xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên.

Xe được ưu tiên số 1 là xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;

Tiếp đó là xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;

Những thứ tự tiếp sau lần lượt là xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ, xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Cuối cùng là đoàn xe tang.

Theo luật sư, trừ đoàn xe tang, những xe ưu tiên còn lại không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Đặc biệt, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường.

Với tình huống vượt đèn đỏ để nhường xe ưu tiên, luật sư Linh cho biết khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định: “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết” là một trong 5 trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong khi đó, khoản 11 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, theo luật sư Linh, hành vi vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên được xác định là hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết, nên sẽ không bị xử phạt.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/vuot-den-do-de-nhuong-duong-cho-xe-uu-tien-co-bi-xu-phat-20250108100721952.htm

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn và bảo hiểm xe máy 60 nghìn có khác gì nhau, mua loại nào không bị CSGT phạt?

0

 Bảo hiểm  xe máy 10 nghìn vào bảo hiểm xe máy 60 nghìn khác gì nhau?

Bảo hiểm xe máy hiện nay thường được bán với những giá khác nhau. Có loại bảo hiểm xe máy được rao bán 10-20 nghìn đồng. Có loại bảo hiểm 50-65 nghìn đồng.

Thực chất hai loại này thường khác nhau về tính chất bảo hiểm nên giá tiền khác nhau.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích xe. Loại bảo hiểm này chủ xe phải mua để đảm bảo khi gây ra tai nạn cho bên thứ ba thì có khoản tiền bảo hiểm bồi thường cho bên tuhws ba.

Còn bảo hiểm 10-20 nghìn đồng thường sẽ là bảo hiểm tự nguyện mua để không may tai nạn thì số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe, người ngồi trên xe đó.

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Hai loại bảo hiểm này có giá trị và ý nghĩa khác nhau. Trên mỗi tờ bảo hiểm cũng thường có hai hạng mục này, một mặt ghi bảo hiểm bắt buộc, một mặt ghi bảo hiểm tự nguyện. Thế nên nhiều người khi đi mua vì tinh thần đối phó nên thấy cứ rẻ thì mua mà không biết rằng nếu người bán chỉ bán phần bảo hiểm tự nguyện, thì khi xuất trình cho CSGT kiểm tra, phần bên bảo hiểm bắt buộc không có thông tin mua thì người đi xe vẫn bị phạt.

Người dân mua loại bảo hiểm xe máy nào để không bị CSGT xử phạt hay phải mua cả 2?

Hiện nay Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với  xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận  bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy người dân muốn đảm bảo theo yêu cầu của luật thì cần phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tự nguyện có hay không chỉ là do nhu cầu người dân còn luật không đòi hỏi. Do đó chỉ cần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm là không bị CSGT xử phạt.

Xử phạt thế nào khi thiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Do đó người dân đi xe máy mà mua bảo hiểm tự nguyện loại 10-20 nghìn đồng mà không mua bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị CSGT xử phạt. Người dân cần chú ý bảo hiểm tự nguyện không thể thay thế cho bảo hiểm bắt buộc.

Kinh tế nhà chồng tôi vững vàng, nhà cửa khang trang, bố mẹ chồng lại là người hiền lành, quan tâm tới các con nên tôi khá yên tâm không nghĩ đến chuyện ở riêng. Đặc biệt, bố chồng tôi quý mến, thân thiện với nhà thông gia nhưng sự quan tâm đó khiến tôi đặt phải dấu hỏi bởi quá nhiều điểm đáng phải bận tâm khi mỗi lần tôi về nhà mẹ đ:ẻ. Chỉ tới khi mẹ thú nhận, tôi mới tá hoả phát hiện hóa ra bố chồng quý mến con dâu là có mục đích… 👇 Đọc tiếp dưới bình luậ

0

Tâm sự chuyện ứng xử bố chồng nàng dâu

Tôi năm nay 28 tuổi và đã kết hôn được gần 3 năm. Kết hôn xong, tôi về ở nhà chồng và được đón nhận rất nồng hậu. Kinh tế nhà chồng tôi vững vàng, nhà cửa khang trang nên tôi rất yên tâm về đó ở, không nghĩ đến chuyện ở riêng. Bố mẹ chồng tôi hiền lành, quan tâm tới các con. Đặc biệt là bố chồng tôi, ông rất chăm chỉ và chiều con dâu.

Ở nhà chồng, trong khi hàng ngày chồng tôi rất bận thường đi sớm, về muộn thì bố chồng tôi lại rất chăm chỉ. Buổi sáng, bố chồng tôi dậy từ rất sớm, đi chợ, nấu ăn sáng cho cả nhà. Mặc dù tôi muốn giúp, song bố chồng tôi đều không cho, còn bảo tôi ngủ cho đủ giấc để đi làm cho đảm bảo công việc.

Buổi chiều về nhà cũng thế, bố chồng tôi đã chuẩn bị gần như hết mọi thứ, tôi và mẹ chồng vào bếp chút xíu là xong. Có thể nói, công việc hàng ngày của tôi chắc chỉ mỗi rửa bát buổi tối vì thực sự công việc này tôi không nỡ để cho bố mẹ chồng làm. Nếu khách đến chơi mà thấy cảnh con dâu ngồi chơi, bố mẹ chồng rửa bát thì tôi mất mặt lắm.

Bố chồng tôi rất khắt khe với con trai, ông lúc nào cũng giáo huấn con trai là cố gắng công việc thật tốt để cuộc sống sau này ổn định, phát triển. Đi làm về nhà phải quan tâm tới vợ con, giúp được gì thì phải sẵn lòng, không phân biệt việc đàn ông hay đàn bà. Chồng tôi ngoan ngoãn, chỉn chu chắc cũng một phần ảnh hưởng từ bố chồng.

Con dâu được bố chồng ưu ái, nhưng sau đó hoảng hốt khi đón nhận những lời nhờ vả oái oăm từ bố chồng - Ảnh 2.

Con dâu lo lắng khi biết được bố chồng vì sao quý mến. (Ảnh minh họa)

Tôi rất yên tâm về chồng, tin tưởng ở anh ấy. Cái lợi khi ở nhà chồng ngoài được bố mẹ chồng giúp đỡ việc nhà ra thì chồng tôi không dám chơi bời, hư hỏng cũng không dám. Cái may của tôi nữa đó là giữa nhà chồng và nhà bố mẹ đẻ chỉ cách nhau hơn 10 cây số, tôi cũng thường xuyên về thăm bố mẹ đẻ.

Đi đâu tôi cũng tự hào, nói tốt về nhà chồng, nhất là bố chồng tôi. Mấy năm nay, bố chồng tôi quý mến, thân thiện với nhà thông gia khiến hai gia đình rất thân thiết, hay qua thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, gần đây tôi nhận ra nhiều điểm đáng phải bận tâm khi mỗi lần về nhà mẹ đẻ chơi đều nhận được những lời hỏi han, nhờ vả của bố chồng.

Bố chồng tôi quan tâm nhiều đến mẹ tôi, hay hỏi bà khỏe không, sống có hạnh phúc không, ít nhắc tới bố tôi. Mỗi lần về nhà là bố chồng tôi cũng chuẩn bị cho quà biếu thông gia, quà cho bố tôi ít mà mẹ tôi thì nhiều. Bố chồng tôi dặn dò kỹ: “Con cứ nói là quà của vợ chồng con mua, đừng có bảo của bố nhé, kẻo ông bà lại từ chối. Thỉnh thoảng con đón bà sang chơi với cháu ngoại ít hôm cũng được…“.

Buột miệng thắc mắc vài câu với mẹ đẻ, nào ngờ bà mới nói rõ lý do: “Hồi còn trẻ, ông ấy cũng hay đến xóm mình chơi với mấy thanh niên còn sang cả nhà mình chơi nữa, còn viết cả cho mẹ mấy lá thư nữa. Đến lúc mẹ yêu và cưới bố con thì từ đó không thấy ông ấy tới chơi nữa. Bây giờ mẹ mới nghĩ là chắc bố chồng con hồi đó thích mẹ nên giờ mới có thiện cảm với con, quan tâm đến mẹ. Con đừng tiết lộ điều này nhé, kẻo hai nhà bất hòa“.

Hóa ra, bố chồng quý mến con dâu, quan tâm tới nhà thông gia là do có tình cảm từ trước. Thú thực, biết được chuyện này khiến tôi rất khó xử bởi bố chồng chiều chuộng tôi, mà quan tâm tới bố mẹ đẻ tôi cũng hơi quá so với thông thường. Bố chồng hay nhờ tôi mấy chuyện có liên quan tới mẹ đẻ của tôi khiến tôi tìm cách né tránh, không biết phải ứng xử ra sao và cảm thấy lo sợ.

Được bố chồng quý và chiều tôi vui mừng lắm. Nhưng giờ đây tôi phải làm gì khi bố chồng quan tâm quá mức tới mẹ đẻ của tôi? Tôi có nên tiết lộ điều này cho mẹ chồng biết không hay là tiếp tục giữ kín?

5 lỗi tài xế Việt hay mắc phải trên đường cao tốc và mức phạt lên tới 18 triệu đồng…

0

Đúng như tên gọi, đường cao tốc là nơi các xe chạy với tốc độ cao, nên chúng ta không thể áp dụng cách lái như ở đường đô thị, nếu không muốn đặt bản thân vào nguy hiểm và có nguy cơ bị phạt rất nặng.

Dưới đây là một số lỗi mà tài xế Việt hay mắc phải khi lái ô tô trên đường cao tốc, dễ dẫn tới tai nạn giao thông, gây ảnh hưởng tới người khác và có nguy cơ bị phạt nặng.

1. Chạy chậm trên đường cao tốc

Không ít tài xế cho rằng chỉ cần tuân thủ quy định chung về tốc độ tối đa và tối thiểu cho từng đoạn hoặc  toàn tuyến đường cao tốc; ví dụ, có thể duy trì tốc độ 60km/h ở làn đường có giới hạn tốc độ tối đa là 120km/h.

Dù một số trường hợp không sai luật, nhưng việc điều khiển ô tô chạy chậm trên đường cao tốc, đặc biệt là làn ngoài cùng bên trái, gây khó chịu cho các tài xế chạy xe phía sau muốn vượt lên.

screenshot 23.png

Một số tuyến đường cao tốc có quy định giới hạn tốc độ trên đường cao tốc theo làn xe chạy.

 

Thực tế là không có tốc độ tối thiểu chung cho tất cả các đường cao tốc, mà tùy từng đường cao tốc mà có quy định về tốc độ tối thiểu.

Theo quy định hiện hành của Việt Nam, tài xế điều khiển ô tô di chuyển chậm trên đường cao tốc sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).

Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Trong khi đó, với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy chỉ bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng. Mức phạt này được cho quá thấp, không đủ để làm thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.

2. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc

Việc này không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng rất dễ dẫn tới tai nạn giao thông, vì người điều khiển ô tô chạy phía sau có thể không kịp quan sát hoặc xử lý tình huống.

Chuyển tuần tự từng làn đường sẽ an toàn hơn, tránh gây bất ngờ cho xe phía sau, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu, như mưa lớn hoặc nhiều sương mù, khả năng quan sát của tài xế bị ảnh hưởng.

3. Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT đã quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo).

screenshot 20190917 at 235053 1568739075271 1685592277091 copy.jpg

 

Về việc xử phạt đối với hành vi không giữ khoảng cách an toàn, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an  toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

– Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông khi đang vi phạm lỗi này.

– Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Trên một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi 0m, 50m, 100m hoặc 70m, 140m… chính là để giúp tài xế căn khoảng cách với xe phía trước dễ hơn.

4. Đi vào làn dừng khẩn cấp

Vì muốn nhanh, nhất là khi đường đông hoặc tắc đường, nhiều tài xế đã khôn lỏi, lái xe chạy vào làn dừng khẩn cấp để vượt. Tuy nhiên, điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rằng người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc.

vd3 tren cao1 554.jpgLàn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để khi gặp sự cố, các xe có thể tấp vào đó và dừng lại, không gây ảnh hưởng đến giao thông. 

 

Người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm: xe bị hư hỏng, thủng lốp xe; trục trặc phần rơ-moóc của xe, hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục lái xe.

Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp được phép đi vào làn đường này.

Về mức phạt, theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

5. Đi lùi hoặc quay đầu xe đi ngược chiều trên đường cao tốc 

Không quen đường, không chú ý biển báo là lý do chính khiến nhiều tài xế bị lỡ lối ra hoặc lối rẽ trên đường cao tốc. Và vì không muốn lái xe chạy thêm hàng chục km tới lối ra tiếp theo, nhiều tài xế đã liều lĩnh cho ô tô đi lùi hoặc thậm chí quay đầu đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Việc này cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, do các xe đều chạy tốc độ cao, tài xế dễ bị bất ngờ, lúng túng không kịp xử lý tình huống gặp xe đi lùi hoặc ngược chiều trên đường cao tốc, dễ dẫn đến tai nạn.

Về mức phạt vi phạm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định rằng người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều hoặc đi lùi trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định, bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

Với hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc, người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.

Tôi ngủ luôn không biết gì. Yêu nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu anh dẫn tôi về nhà ra mắt và có ngủ lại ở nhà bạn trai trong phòng riêng. Sáng hôm sau, tôi tỉnh giấc rồi vô thức sờ vào cổ mình. Sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ tôi đã biến mất, đó là kỷ vật duy nhất mẹ để lại, nên nó mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tôi. Tôi cố gắng nhớ lại từng chuyện đã xảy ra tối qua, nhưng không thể nhớ nổi thời điểm chiếc vòng cổ không cánh mà bay. Tôi bắt đầu lục lọi khắp phòng, kiểm tra hành lý, lật tung giường và thậm chí tìm kiếm trên sàn nhà, nhưng sợi dây chuyền dường như đã biến mất không dấu vết. Ngay sau đó, tôi sinh nghi nên chờ khi bạn trai đưa mẹ đi chợ, tôi ở nhà lẻn vào phòng bà tìm kiếm. Tôi kiểm tra từng món đồ, từng ngăn kéo, thậm chí không bỏ qua cả gầm giường. Khi gần như đã từ bỏ hy vọng, tôi bất ngờ phát hiện một chiếc hộp gỗ cũ kỹ, được giấu kín ở sâu trong tủ mà mở nó ra tôi không thể tin vào mắt mình. Ngày hôm sau, tôi lén đặt 5 triệu vào tủ quần áo của mẹ bạn trai… 👇 đọc tiếp dưới bình luận

0

Tìm mãi không thấy sợ dây chuyền đâu, nỗi lo lắng của tôi dần chuyển thành nghi ngờ.

Ngồi trên xe buýt, chạy trên con đường gập ghềnh ở quê, tôi nắm chặt cánh tay của bạn trai, lòng tràn đầy sự háo hức xen lẫn lo lắng, bởi đây là lần đầu tiên tôi theo anh về quê ra mắt gia đình.

Chiếc xe dừng lại bên một cánh đồng lúa, xa xa là một ngôi nhà đơn sơ nằm dưới chân một ngọn đồi. Tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng xoa dịu nỗi bất an trong lòng rồi theo chân bạn trai bước vào ngôi nhà lạ lẫm.

Buổi gặp mặt diễn ra khá suôn sẻ. Vì đường xa, nên tối đó tôi đã ngủ lại ở nhà bạn trai và ngủ ở phòng riêng.

Tôi cố gắng nhớ lại từng chuyện đã xảy ra tối qua, nhưng không thể nhớ nổi thời điểm chiếc vòng cổ không cánh mà bay. Tôi không dám nói cho bạn trai biết, phần vì không muốn anh lo lắng, phần vì không muốn gây rắc rối trong lần đầu tiên đến thăm nhà.

Tuy nhiên, lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào. Tôi bắt đầu lục lọi khắp phòng, kiểm tra hành lý, lật tung giường và thậm chí tìm kiếm trên sàn nhà, nhưng sợi dây chuyền dường như đã biến mất không dấu vết.

Lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào khi sợi dây chuyền vàng của mình biến mất. (Ảnh minh họa)

 

Lòng tôi lại cảm thấy khó chịu như bị mèo cào khi sợi dây chuyền vàng của mình biến mất. (Ảnh minh họa)

Tìm mãi không thấy sợ dây chuyền đâu, nỗi lo lắng của tôi dần chuyển thành nghi ngờ. Tôi nhớ lại thái độ lạnh nhạt và xa cách của mẹ bạn trai tối qua, khiến tôi không khỏi nghi ngờ liệu có khi nào là bà đã lấy đi sợi dây chuyền của tôi.

Dù biết rằng suy nghĩ này có phần vô lý, nhưng trong môi trường xa lạ này, tôi không tìm ra được lý do nào hợp lý hơn. Sau bữa sáng, khi bạn trai được hàng xóm nhờ sang nhà giúp, mẹ bạn trai đã đi chợ từ sớm, trong nhà chỉ còn lại tôi và bà nội anh, tôi đã tìm cơ hội vào phòng ngủ của mẹ bạn trai tìm kiếm.

Tôi cẩn thận lục lọi từng ngóc ngách trong tủ quần áo, lo sợ phát ra bất kỳ âm thanh nào. Tôi kiểm tra từng món đồ, từng ngăn kéo, thậm chí không bỏ qua cả gầm giường. Khi gần như đã từ bỏ hy vọng, tôi bất ngờ phát hiện một chiếc hộp gỗ cũ kỹ, được giấu kín ở sâu trong tủ. Tim tôi đập mạnh, tay run rẩy khi mở nắp hộp. Bên trong chỉ có vài bộ quần áo cũ và một số trang sức đơn giản, nhưng không có sợi dây chuyền vàng mà tôi đang tìm kiếm.

Dù thất vọng, nhưng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Khi chuẩn bị đóng nắp hộp, tôi chợt thấy một tấm ván gỗ ở đáy hộp có vẻ lỏng lẻo. Tò mò, tôi nhẹ nhàng nâng tấm ván lên và phát hiện một chiếc túi vải nhỏ bên dưới. Cảm xúc trong lòng dâng trào, sự tò mò khiến tôi không thể cưỡng lại.

Tôi từ từ đưa tay ra, mở chiếc túi. Bên trong là một ít tiền lẻ, vài tờ tiền nhăn nheo và một bức ảnh đã phai màu, đó là mẹ bạn trai khi còn trẻ. Một cảm xúc phức tạp trào dâng trong lòng, có lẽ tôi đã hiểu lầm mẹ bạn trai.

Khi đang định đặt mọi thứ trở lại chỗ cũ, tôi bỗng nghe thấy tiếng bước chân từ bên ngoài. Cảm giác hồi hộp ập đến, tôi vội vàng cất chiếc hộp vào chỗ cũ rồi rời khỏi phòng mẹ bạn trai.

Khi trở về phòng, tôi ngồi sụp xuống suy nghĩ và cố gắng ổn định lại cảm xúc của mình. Ánh mắt tôi vô tình hướng ra ngoài cửa sổ thì thấy bà nội của bạn trai đang lúi húi làm việc ngoài vườn. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà để hỏi thẳng.

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà bạn trai để hỏi thẳng. (Ảnh minh họa)

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gặp bà bạn trai để hỏi thẳng. (Ảnh minh họa)

Tôi tiến lại gần bà nội của bạn trai, ấp úng hỏi:

– Bà ơi, cháu… cháu đã làm mất một món đồ rất quan trọng. Đó là một sợi dây chuyền vàng, bà có thấy nó không ạ?

Bà im lặng một lúc rồi bảo tôi theo bà vào trong nhà. Sau đó, bà mở tủ quần áo và lấy ra một chiếc túi vải được gói ghém cẩn thận, đưa cho tôi. Tôi run rẩy mở chiếc túi ra và thấy sợi dây chuyền vàng của mình cùng một mảnh giấy bên trong. Bà nói, là mẹ bạn trai đưa cho bà trước khi đi chợ, nhờ bà đưa cho tôi nhưng bà quên mất.

Trong mảnh giấy là dòng chữ viết tay của mẹ bạn trai:

– Vy à, đây là món đồ cháu vô tình làm rơi dưới giường tối qua. Bác định đưa cho cháu sáng nay, nhưng thấy cháu ngủ say quá nên không nỡ đánh thức nên bác đưa cho bà, nhờ bà đưa cho cháu.

Đọc những dòng chữ này, nước mắt tôi trào ra. Tôi cảm thấy xấu hổ và tự trách bản thân vì đã hiểu lầm mẹ bạn trai và lén lút lục lọi tủ quần áo của bác ấy.

Khi mẹ bạn trai về, tôi đã thú nhận mọi việc với bác ấy và xin tha lỗi. Thật may, bác ấy đã thông cảm cho tôi.

Ngày hôm sau, tôi lén đặt 5 triệu vào tủ quần áo của mẹ bạn trai như một món quà thể hiện tấm lòng và sự bù đắp cho những hiểu lầm.

Con mèo. Tôi và chồng yêu nhau chưa được một năm thì quyết định tổ chức đám cưới. Chúng tôi đều đã gần 30, từng yêu đương vài lần. Khi đến với nhau, cả hai không nói về chuyện người yêu cũ. Tôi cũng không muốn hỏi chồng, vì tôi nghĩ ai cũng có quá khứ, quan trọng là chúng tôi hiện tại đã là vợ chồng của nhau. Mấy ngày trước, chồng tôi b:ất ng:ờ mang về một con mèo. Chồng tôi trước giờ không thích nuôi thú cưng, anh cũng không thể hiện là thích chó mèo. Tôi chỉ nghe chồng nói được bạn cho, thấy con mèo đáng yêu quá nên quyết định nuôi luôn. Nhưng nào có ngờ sự thật đằng sau làm tôi ch;ế;t đ;i;ế;ng, đó không phải là con mèo bình thường mà đã thay đổi cuộc hôn nhân của tôi và anh, đẩy cuộc đời tôi sang trang mới. Đêm đó tôi tỉnh giấc thấy chồng đang ôm con mèo dưới bếp….. Trên cổ con mèo có một vòng đeo, tôi nhìn qua thì thấy có 5 chữ…….

0

Mấy ngày sau, tôi vẫn bàng hoàng như người mất hồn, nhìn chồng cứ về đến nhà là chạy vào phòng nuôi mèo mà lòng tôi chua chát làm sao. Tôi và chồng yêu nhau chưa được một năm thì quyết định tổ chức đám cưới. Chúng tôi đều đã gần 30, từng yêu đương vài lần. Khi đến với nhau, cả hai không nói về chuyện người yêu cũ. Tôi cũng không muốn hỏi chồng, vì tôi nghĩ ai cũng có quá khứ, quan trọng là chúng tôi hiện tại đã là vợ chồng của nhau.

Mấy ngày trước, chồng tôi bất ngờ mang về một con mèo. Chồng tôi trước giờ không thích nuôi thú cưng, anh cũng không thể hiện là thích chó mèo. Tôi chỉ nghe chồng nói được bạn cho, thấy con mèo đáng yêu quá nên quyết định nuôi luôn.

Chồng tôi để con mèo trong một phòng riêng. Nhiều lần tôi vào xem, muốn thử chạm vào con mèo kia nhưng chồng tôi nhất quyết không cho. Anh nói cẩn thận tôi dị dứng với lông mèo, vì thể trạng tôi dễ bị dị ứng. Nghe thế tôi cũng đành thôi, đi ra ngoài để chồng chơi với mèo.

Nhưng từ ngày chồng tôi nuôi mèo thì anh dành hết thời gian rảnh cho con mèo. Tôi và chồng đều đi làm cả ngày, chỉ có buổi tối là thời gian rảnh cho nhau. Nhưng chồng tôi ở lì trong phòng nuôi mèo, còn mua thêm một chiếc giường đặt trong đó.

Chồng ghét thú cưng một ngày bỗng ôm mèo lạ về nuôi, tôi rụng rời kinh hãi khi biết sự thật đằng sau - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet

Đến một hôm, tôi thức giấc giữa đêm khuya thì phát hiện chồng tôi không nằm bên cạnh. Tôi đi ra ngoài, bất ngờ nghe tiếng khóc giữa đêm yên tĩnh. Lần theo tiếng khóc, tôi ngỡ ngàng khi thấy chồng đang trong phòng nuôi mèo. Anh ngồi cạnh con mèo, ôm mặt khóc nức nở.

Thấy tôi lo lắng chạy tới, chồng tôi giật mình bối rối. Dù tôi hỏi han thế nào, anh vẫn không nói lý do. Thấy tôi hỏi mãi, chồng tôi lấy lý do anh vừa xem bộ phim xúc động nên không cầm được nước mắt.

Hôm sau, tôi xin đến công ty trễ. Đợi chồng tôi đi làm, tôi vào phòng nuôi mèo kia. Sau khi tìm kiếm khắp phòng không thấy gì khả nghi, tôi bèn đến nhìn quanh con mèo. Trên cổ con mèo có một vòng đeo, tôi nhìn qua thì thấy có chữ gì đó. Đến khi nhìn rõ thì tôi phát hiện đó là tên một người phụ nữ, cùng số điện thoại liên lạc.

Lòng tôi rối bời gọi vào số điện thoại đó, bất ngờ được biết chủ nhân của số này, cũng là chủ của con mèo chồng tôi mang về nuôi, đã mất từ mấy ngày trước. Sau đó, tôi đến gặp một người bạn thân của chồng, tôi tin chắc rằng anh ấy biết về người phụ nữ kia. Trải qua cả tiếng năn nỉ anh ta, cuối cùng tôi cũng biết sự thật khiến mình rụng rời.

Người phụ nữ đã mất kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng có khoảng thời gian chung sống, sau đó thì chia tay, cô ấy lấy chồng. Chẳng bao lâu thì cô ấy ly hôn, mắc bệnh nặng. Khi biết tin người cũ bệnh khó qua, chồng tôi giấu vợ đến chăm nom. Khi cô ấy qua đời, chồng tôi đem con mèo kia về nuôi để tưởng nhớ người cũ.

Mấy ngày sau, tôi vẫn bàng hoàng như người mất hồn, nhìn chồng cứ về đến nhà là chạy vào phòng nuôi mèo. Người cũ của anh cũng đã mất, tôi ghen tuông thì được gì? Nhưng giờ thấy chồng nhìn vật nhớ chủ như thế, tôi chịu không nổi. Tôi phải làm sao đây?

Cách đổi giấy phép lái xe Online tại nhà: Không mất thờ gian, đơn giản ai cũng làm được

0

Hiện nay, người dân đã có thể đổi giấy phép lái  xe tại nhà rất nhanh chóng và dễ dàng thông qua Cổng Dịch vụ công Cục đường bộ Việt Nam. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho cho GPLX của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cấp.

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Đối tượng sử dụng

Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với những người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý mà còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Những người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam mà có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, vẫn còn giá trị sử dụng.

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Thủ tục đăng kí đổi giấy phép lái xe

Bước 1: Truy cập trực tiếp vào trang web của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam với địa chỉ: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Bước 2: Tiến hành chọn các thông tin để đăng kí trực tuyến, cụ thể như sau:

– Thủ tục hành chính: Cần chọn thủ tục hành chính, có 2 thủ tục là đổi GPLX tương ứng Cấp độ 3

– Cơ quan giải quyết: Chọn sở Giao Thông Vận Tải đúng nơi bạn sinh sống.- Địa điểm tiếp nhận: Đây sẽ là nơi để bạn đến làm thủ tục đổi GPLX. Sau đó, sẽ nhấn vào đăng ký trực tuyến để tiếp tục.

Bước 3: Tại đây, bạn cần nhập số GPLX Quốc gia, nhập cả phần số và chữ. Nhấn Tìm kiếm, và thông tin của bạn sẽ hiện lên.

– Kéo xuống dưới, sẽ là mục tùy chọn “Ghép thêm Số GPLX khác”. Nếu bạn có nhu cầu muốn ghép thêm, còn không, hãy bỏ qua mục này.

– Mục Thông tin yêu cầu thay đổi, nếu như bạn có sự thay đổi về CMND hay nơi cư trú thì bạn hãy nhập vào. Nếu không, thì bạn cũng bỏ qua mục này.

– Mục Thành phần hồ sơ, mục này bao gồm 3 loại văn bản, đây cũng chính là các loại giấy tờ các bạn cần mang đến khi làm thủ tục đổi GPLX. Các bạn có thể chụp ảnh chèn vào file Word rồi sau đó upload file. Nếu upload file khác, phải đúng định dạng quy định là: doc, docx, xls, xlsx, pdf, png, jpg, jpeg, gif và có dung lượng file không lớn hơn 5MB.

Lưu ý: Chỉ có những trường hợp đổi GPLX giấy bìa sang GPLX làm bằng vật liệu PET mới được miễn giấy chứng nhận sức khỏe. Các đối tượng này gồm: người có GPLX hạng A1, A2, A3 và những người có GPLX hạng A4, GPLX ôtô vẫn còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng.

Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn.

Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn.

Cuối cùng là mục “Thời gian đăng ký xử lý”. Bạn chọn thời gian các bạn đến được cơ quan để đổi GPLX. Sau đó chọn giờ, nếu như hệ thống báo số lượng hồ sơ vào thời gian đó đã đạt số lượng tối đa, bạn cần phải chọn một ngày đăng ký khác.

Bước 4: Nếu nộp hồ sơ thành công, bạn sẽ nhận được thông báo xác thực. Bạn vào email mà mình đã đăng kí để tiến hành lấy mã xác thực, nhớ tìm trong cả mục mail rác nhé. Tuy nhiên, email xác nhận này cũng không có nghĩa là lịch hẹn của bạn đã được chấp nhận. Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Khi đó bạn sẽ nhận được thư thông báo xác nhận lịch hẹn nếu như hồ sơ hợp lệ HOẶC có thể là thư từ chối (kèm lý do) nếu hồ sơ không hợp lệ.

Mức phạt mới nhất đối với xe chạy chậm năm 2025: Tối đa đến 1 triệu đồng trong trường hợp này…

0
Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, bất cứ ai lưu thông trên đường cũng nên biết, tránh vi phạm.
loi-xe-chay-cham-1736479172.jpg
Anh minh họa.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định các mức phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu hoặc không tuân thủ làn đường, nhằm tăng cường an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Đối với ô tô
Theo điểm o, điểm p, khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

o) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

p) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định”.

Đối với xe máy
Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biết- Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Theo điểm k khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“1.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

k) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông”

Đối với xe máy chuyên dùng
Theo điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:..

đ) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông năm 2025 thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2024/TT-BGTVT.

Ai cũng bảo tôi d::ại. 13 năm đi làm dâu, con trai đầu của tôi đã lên lớp 7 nhưng chưa bao giờ tôi được chồng chủ động đưa tiền tiêu pha cho gia đình dịp Tết, càng không có chuyện anh biếu ông bà ngoại tiền. Có chăng, chỉ là 200 ngàn, 500 ngàn mừng tuổi ông bà là cùng. Gần đây, tôi nghe phong thanh chồng tự ý đầu tư đất đai cùng cô em gái nhưng không cho vợ biết. Tôi đề nghị anh công khai tài chính với tôi song anh mắng tôi “th:ọc mạch, đàn bà đ:á:i không qua ngọn cỏ, biết gì buôn bán bất động sản mà lắm chuyện”. Nhân việc này, tôi yêu cầu anh hàng tháng đóng góp với tôi các khoản chi tiêu chứ tôi sẽ không lo toan một mình nữa, anh lớn tiếng mắng tôi, mẹ chồng còn tuyên bố 1 chuyện khiến tôi càng t:ức điên ….

0

Hơn 10 năm làm dâu là hơn 10 năm tôi gồng mình để lo chu toàn cho Tết nhà chồng nhưng đổi lại, tôi chỉ nhận lại sự thờ sơ, vô cảm của chồng và gia đình chồng.

Như mọi năm, tầm này nhà tôi mọi thứ đã hòm hòm. Nghĩa là bánh kẹo ăn Tết, mũ mão cúng ông Công ông Táo, quất đào… đã tinh tươm. Riêng năm nay, bước sang ngày 21 âm rồi mà mọi thứ vẫn chưa động tĩnh gì.

Mẹ chồng mấy hôm nay ra vào gióng giả với hai đứa con tôi: “Tết này nhà mình chắc ăn cơm rau”. Thằng lớn hỏi: “Sao Tết lại ăn rau hả bà?”. Mẹ chồng tôi thủng thẳng: “Thì nhà mình đã có cái gì gọi là Tết đâu”.

Hàng xóm sang chơi, mẹ chồng tôi cũng mang chuyện 20 tháng Chạp rồi, nhà nhà sắm Tết, người người sắm Tết mà “mẹ thằng Cò vẫn bình chân như vại, chắc cho cả nhà ăn… Tết ngó”. Nghe thấy cả nhưng tôi nhủ lòng “thi gan” cùng nhà chồng, không thanh minh thanh nga với mẹ chồng.

Thực ra thì từ đầu tháng Chạp, tôi đã nói chuyện với chồng, chia sẻ trước với anh rằng năm nay cơ quan tôi gặp khó khăn, nên chắc chắn tôi không thể trông chờ vào khoản tiền thưởng Tết để tiêu pha như mọi năm. Vì thế, Tết năm nay, anh sẽ chủ động để lo Tết cho gia đình. Những tưởng anh sẽ thấu hiểu mà động viên vợ, nào ngờ, chồng tôi buông một câu lạnh lùng: “Không có thì nhịn”.Thà ly hôn, tôi quyết không chi một đồng nào cho Tết nhà chồng nữa- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

13 năm đi làm dâu, con trai đầu của tôi đã lên lớp 7 nhưng chưa bao giờ tôi được chồng chủ động đưa tiền tiêu pha cho gia đình dịp Tết, càng không có chuyện anh biếu ông bà ngoại tiền. Có chăng, chỉ là 200 ngàn, 500 ngàn mừng tuổi ông bà là cùng.

Thực ra, tôi chẳng phải giàu có gì để có thể gánh gồng Tết nhất nhà chồng. Nhưng vì hồi mới cưới, chồng tôi bảo, tôi là phụ nữ, chi tiêu có kế hoạch và chừng mực nên phần thu nhập của tôi dành lo cho gia đình; còn phần thu nhập của anh, để dành lo những việc lớn, chứ mỗi lúc rút lẻ ra tiêu pha, không dành dụm được.

Hồi ấy, cơ quan anh đã trả lương qua tài khoản, còn cơ quan tôi vẫn lấy lương bằng tiền mặt. Nghe chồng nói cũng có lý, với cả, lấy chồng vì tình yêu nên tôi nào so đo tính toán gì. Thu nhập của tôi cũng khá, lại là người không tiêu pha hoang toàng, có bao nhiêu, tôi vun vén cho gia đình nhà chồng bấy nhiêu.

Kể từ khi về làm dâu, mọi việc giỗ chạp, họ hàng, mẹ chồng tôi giao cả cho tôi. Bà bảo, nhà có mỗi mụn con dâu nên phải thay bà quán xuyến. Vậy là Tết nhất, giỗ chạp, bà chỉ việc kê ra những việc cần làm để tôi thực hiện. Sau vài năm thành nếp, nghiễm nhiên các việc này là “nghĩa vụ” của tôi. Muốn chồng thể hiện trách nhiệm với gia đình, nên thi thoảng, cần lo việc, tôi vẫn hỏi tiền chồng nhưng lúc nào anh cũng điệp khúc “làm gì có, tiền còn để lo việc lớn”.

Bạn bè biết chuyện, có người khuyên tôi phải cứng rắn và rõ ràng trong chuyện chi tiêu, đóng góp với gia đình của cả chồng lẫn vợ. Một vài lần tôi cũng đã nói chuyện nghiêm túc với anh, yêu cầu chồng có trách nhiệm với gia đình nhưng anh chỉ à uôm cho qua chuyện, đưa tiền được một hai lần rồi đâu lại vào đấy. Chán cảnh hỏi tiền chồng, tôi luôn cố gắng chi tiêu trong khoản thu nhập của mình.

Thà ly hôn, tôi quyết không chi một đồng nào cho Tết nhà chồng nữa- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gần đây, tôi nghe phong thanh chồng tự ý đầu tư đất đai cùng cô em gái nhưng không cho vợ biết. Tôi đề nghị anh công khai tài chính với tôi song anh mắng tôi “thọc mạch, đàn bà đái không qua ngọn cỏ, biết gì buôn bán bất động sản mà lắm chuyện”. Nhân việc này, tôi yêu cầu anh hàng tháng đóng góp với tôi các khoản chi tiêu chứ tôi sẽ không lo toan một mình nữa. Tức thì anh quắc mắt bảo tôi “đang sống trong nhà của ai mà chia bôi tiền bạc”. Tôi nghẹn ngào nuốt nước mắt vào trong vì không ngờ, chồng tôi nghĩ tôi đang… sống nhờ trong nhà của bố mẹ anh! Phải chăng vì thế mà từ mẹ chồng cho đến chồng luôn cho rằng tôi phải có trách nhiệm chăm lo vô điều kiện cho nhà chồng?

Câu chuyện hỏi tiền Tết của chồng mới đây chỉ là cốc nước tràn ly. Hôm nay 21 âm tháng Chạp rồi nhà tôi vẫn chưa động tĩnh một cái gì của Tết. Hôm trước, chồng tôi dọa sẽ ly hôn nếu tôi còn tư tưởng “chia” tiền chi tiêu gia đình mỗi tháng cho anh.

Thú thật, đến giờ này, cơ quan tôi vẫn chưa động tĩnh gì lương thưởng tháng thứ 13 như mọi năm. Thậm chí, lương tháng trước mới được tạm ứng một nửa.

Nhìn lại mình, có lẽ, sai lầm của tôi là ngay từ đầu khi làm vợ, đã không rạch ròi kinh tế với chồng, để rồi anh được đà lấn tới, vô cảm trước những cố gắng và hy sinh của vợ.

Tôi đã sai quá lâu rồi, giờ tôi không thể nhân nhượng với chồng được nữa. Vì những ngày tương lai không còn ấm ức, tôi đã sẵn sàng tinh thần đối diện với một cái Tết không êm đềm. Nếu chồng không đưa tiền, nhất định, thà ly hôn chứ tôi không chi một đồng cho Tết nhà chồng nữa.

Theo Phụ nữ Việt Nam