Home Blog Page 33

Càng nghĩ tôi càng thấy c;a;y đ;ắ;ng quá, không ngờ mình lại bước chân nhầm vào một gia đình á;;;c đến như vậy. Tôi với chồng cũng yêu nhau 2 năm mới cưới. Lẽ ra vẫn chưa tổ chức đâu nhưng tôi lỡ có b;;;;ầu trước, mà đi siêu âm tôi lại m;;a;ng t;;h;;a;;i đôi cơ. Lúc đầu người yêu không ý kiến gì bởi vì tôi với anh gặp nhau thường xuyên đi nhà nghỉ nên chuyện có b;;ầ;;u là không tránh khỏi. Thế nhưng từ lúc cưới về, chẳng biết mẹ anh xui thế nào mà cứ thỉnh thoảng chồng lại bảo: “Khai thật đi, hai đứa con trong b;;ụ;;ng có phải con của tôi không?”. Một lần tôi nghe trộm được mẹ chồng nói với em gái anh ấy: “Con chị dâu mày nó b;;ầ;;u hai con vịt giời nên tao chả thích. Nhà này làm gì có truyền thống đ;;ẻ liền 2 đứa con gái trước đâu. Sau đ;;ẻ thêm đứa nữa lại con gái thì có mà ti;;ệ;t giống”. Thế rồi hôm tôi đi đ;ẻ cả nhà anh không ai ngó mặt đến. Tôi còn yếu như con cua mới l;;ộ;t xong, thuốc t;;;ê làm cho người cứng đờ không động cựa được. Chồng bỗng x;ầm x;ầm đi vào, tôi tưởng anh mang nước cho mình uống nhưng không phải. Anh ta liền qu;;á;;t vào mặt tôi: “Tôi viết sẵn đơn l;;y h;ôn rồi đây, cô dậy kí ngay cho tôi”. Lúc đó bố đ;ẻ tôi xuất hiện….

0

“Vừa đẻ xong mà đã bị trầm cảm, u uất quá, sao lại vớ phải gã đàn ông hèn mọn, và bà mẹ chồng độc ác đến thế là cùng chứ”.

Có ai gặp phải gã chồng tệ bạc như tôi không? Vừa mới đẻ còn chưa kịp ôm con mà chồng đã xông vào làm ầm lên bắt kí đơn ly hôn ngay lập tức

Tôi sinh đến hôm nay được 20 ngày rồi. Hôm vừa ra viện nhà chồng cấm không cho về bên đó nên bố mẹ tôi đón luôn về bên ngoại chăm sóc. Bố cũng bảo:

“Thôi cái nhà đấy không ra gì từ mẹ xuống đến con, về đây bố mẹ nuôi tất”.

Càng nghĩ tôi càng thấy cay đắng quá, không ngờ mình lại bước chân nhầm vào một gia đình ác đến như vậy. Tôi với chồng cũng yêu nhau 2 năm mới cưới. Lẽ ra vẫn chưa tổ chức đâu nhưng tôi lỡ có bầu trước, mà đi siêu âm tôi lại mang thai đôi cơ.

Lúc đầu người yêu không ý kiến gì bởi vì tôi với anh gặp nhau thường xuyên đi nhà nghỉ nên chuyện có bầu là không tránh khỏi. Thế nhưng từ lúc cưới về, chẳng biết mẹ anh xui thế nào mà cứ thỉnh thoảng chồng lại bảo: “Khai thật đi, hai đứa con trong bụng có phải con của tôi không?”.

Một lần tôi nghe trộm được mẹ chồng nói với em gái anh ấy:

“Con Hoa nó bầu hai con vịt giời nên tao chả thích. Nhà này làm gì có truyền thống đẻ liền 2 đứa con gái trước đâu. Sau đẻ thêm đứa nữa lại con gái thì có mà tiệt giống”

Vợ vừa đẻ đau đớn, chồng yêu cầu ly hôn vì con không giống nhà nội-1 Bài chia sẻ (Ảnh chụp màn hình) 

Chồng tôi thì lại nghe mẹ, càng bị mẹ khích anh càng dằn vặt vợ nặng nề hơn. Cho đến hôm tôi đi đẻ, vì là sinh đôi nên phải đăng kí mổ. Mổ xong còn đang nằm ở phòng hậu phẫu vẫn chưa được về với con.

Tôi còn yếu như con cua mới lột xong, thuốc tê làm cho người cứng đờ không động cựa được. Chồng bỗng xầm xầm đi vào, tôi tưởng anh mang nước cho mình uống nhưng không phải. Anh ta liền quát vào mặt tôi:

“Tôi viết sẵn đơn ly hôn rồi đây, cô dậy kí ngay cho tôi”.

Tôi thều thào hỏi sao thế thì anh gắt ầm lên: “Cả hai đứa đều không phải giống nhà tôi, cô đi đánh dậm ở đâu rồi đổ tội cho tôi hả”.

Trời ơi, con vừa đẻ ra còn đỏ hỏn, làm sao đã biết nó giống ai hay không giống ai mà anh làm thế chứ. Lúc đó tôi không cử động được, nhưng nhìn thái độ và những lời nói của chồng chỉ muốn vùng dậy tát anh ta một cái.

Vợ vừa đẻ đau đớn, chồng yêu cầu ly hôn vì con không giống nhà nội-2

Từ hôm đó cả nhà chồng với chồng không ai bén mảng đến viện. Bố mẹ tôi điên quá, đón luôn cháu về bên ngoại chăm.

Chồng tôi thì ngày ngày vẫn nhắn tin đòi ly hôn. Tôi nghĩ lý do chẳng phải vì 2 đứa con không phải con anh, mà vì anh bị mẹ xúi bẩy nên mới như vậy.

Tôi vừa sinh xong nên chưa nghĩ được gì nhiều, quay về nhà đó cố đấm ăn xôi thì cũng chỉ khổ cả 3 mẹ con thôi. Nhưng tôi cũng đâu có thể nương tựa mãi nhà ngoại được.

Vừa đẻ xong mà đã bị trầm cảm, u uất quá, sao lại vớ phải gã đàn ông hèn mọn, và bà mẹ chồng độc ác đến thế là cùng chứ? Giờ tôi cũng chẳng biết làm thế nào nữa, bế tắc quá mọi người ạ.

Tôi năm nay đã 65t, chồng m/ấ/t từ năm tôi 40, có đứa con trai duy nhất lấy vợ trên thành phố. Ngày con dâu s/i/nh cháu, tôi khăn gói lên chăm rồi ở lại giúp vợ chồng nó việc nhà, thấm thoát đã 7 năm rồi. Giờ cháu đã lớn, tôi muốn về quê an hưởng tuổi già. Vừa thông báo với các con thì chúng nó cau mày rồi nói “Đợi thêm 7 ngày”, từ hôm đó, thái độ của 2 con với tôi khác hẳn. Ngày thứ 6, tôi xếp đồ về luôn thì con chạy theo báo tin này…

0

Mẹ chồng muốn về quê sau 7 năm chăm cháu, con dâu nói “Đợi thêm 7 ngày”, lý do phía sau khiến bà òa khóc

10h đêm không ngủ được tính đi xuống tầng 1 uống cốc nước, tôi nghe được cuộc trò chuyện của vợ chồng con trai.

Tôi năm nay 65 tuổi, chồng tôi mất khi mới ngoài 40. Tôi ở vậy nuôi cậu con trai duy nhất đến nay cháu cũng đã yên bề gia thất, có vợ và 2 đứa con xinh xắn, ngoan ngoãn.

Khi các cháu lập gia đình và ở lại thành phố sinh sống, tôi cũng rời bỏ quê hương lên giúp các con việc nhà cửa và chăm sóc các cháu. Hàng ngày tôi ở nhà bế đứa nhỏ cho các con đi làm, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa và tới giờ thì đón cháu nội lớn đi học về. Suốt 7 năm ở nhà con trai, con dâu tôi luôn làm việc không mệt mỏi, rất ít khi về quê và không bao giờ lấy lương chăm sóc cháu. Chỉ thỉnh thoảng về quê có việc thì các con đưa bao nhiêu tôi lấy bấy nhiêu để lo toan công việc nhà bởi tôi vốn dĩ không có lương hưu, tiền tiết kiệm tuổi già cũng không nhiều định để dành đến cuối đời lo cho bản thân cũng không muốn phiền muộn đến con cháu.

Đến giờ sau một thời gian chăm sóc hai cháu nội chu toàn, các cháu cũng đã học tiểu học, mẫu giáo ổn thỏa tôi muốn trở về quê để sống vì bản thân cũng không thích cuộc sống ồn ào nơi phố thị. Thế nhưng khi đưa ra quyết định này, con trai và con dâu tôi tỏ ý không vui.

Ảnh minh họa

Hai đứa nói:

 Giờ ở quê mẹ cũng không còn người thân nữa. Cô dì chú bác thì đều có gia đình riêng không ai có thể chăm sóc cho mẹ được. Chúng con nghĩ mẹ cứ ở đây giúp chúng con rồi chúng con cũng yên tâm không phải đi về nhiều vì còn các cháu nhỏ.

– Thôi mẹ cảm thấy bản thân không hợp cuộc sống ở đây cho lắm. Giờ các cháu cũng lớn rồi, các con cũng có cuộc sống riêng của mình nên mẹ ở đây quả thực là không hợp nữa. Mẹ muốn về quê hương, về ở nhà mình chứ không muốn bỏ hoang, bỏ bố lúc nào cũng lạnh lẽo ở nhà một mình. Thỉnh thoảng mẹ sẽ lên thăm các con và cháu hoặc các cháu có ốm đau, các con có việc cần giúp thì mẹ vẫn sẵn sàng lên.

– Mẹ đã quyết thế thì chúng con cũng không cản mẹ nữa nhưng mẹ hãy đợi thêm 7 ngày nữa nhé.

– Có chuyện gì vậy con?

– Không, cũng không có chuyện gì lớn nhưng mẹ cố gắng đợi thêm 7 ngày nữa rồi hẵng về. Lúc đó con cũng không cản mẹ nữa.

Lúc đó tôi chỉ nghĩ 7 năm tôi còn ở được thì 7 ngày cũng chẳng đáng là bao nên hoàn toàn thoải mái. Trong suốt 7 ngày đó sống thêm ở nhà con dâu tôi thấy các con có thái độ khác hẳn. Chúng đi về nhà ít hơn, đi sớm về khuya rồi không có cả thời gian chăm sóc con cái hay trò chuyện hỏi thăm mẹ như trước. Tôi bỗng chốc có chút buồn tủi:

– Chẳng nhẽ khi biết bà già này hết giá trị lợi dụng chúng đều trở mặt ngay.

Ảnh minh họa

Vậy nhưng thôi tôi cũng chẳng quan tâm nữa, biết vậy là đủ rồi. Tôi càng cương quyết sẽ về quê sau thái độ của chúng. Vậy nhưng tôi đã biết lý do thực sự vì sao con trai, con dâu đòi tôi ở lại nhà thêm 7 ngày sau khi vô tình nghe lén được cuộc trò chuyện của cả hai vào một buổi tối.

Theo đó đã 10h đêm nhưng không ngủ được, tôi đi xuống lầu định uống cốc nước thì thấy hai vợ chồng con đang ngồi bàn bạc với nhau:

– Đã đủ chưa anh?

– Anh nghĩ còn ngày mai nữa là đủ.

– Thôi đủ rồi thì cho mẹ về quê đi chứ nhìn bà em cũng thấy nản rồi.

Hóa ra là thế, chúng nó nhìn tôi đã quá chán rồi nên mong cố đủ ngày đủ tháng là đuổi tôi về quê. May mà tôi cũng biết đường tự rút lui trước. Sáng ngày hôm sau khi đang dọn dẹp quần áo thì con trai và con dâu bước vào phòng:

– Ôi sao mẹ dọn quần áo sớm thế, hôm nay mới ngày thứ 6 thôi mà.

– Thôi, 6 ngày là đủ rồi, 6 ngày là tôi đủ biết 7 năm qua là vô nghĩa.

– Mẹ nói gì vậy, chúng con không hiểu, có phải mẹ hiểu lầm gì chúng con không?

– Không có lầm, tôi đã nghe thấy cuộc trò chuyện của anh chị tối qua rồi. “Đã đủ rồi, cho bà ấy về quê đi, em nhìn mặt cũng nản rồi”. Có phải cô nói thế không?

– Dạ, thì cũng đúng là con nói thế nhưng sự thật có lẽ là mẹ hiểu theo hướng khác.

Lúc đó con trai bắt đầu phân trần, hóa ra các con lập cho tôi một tài khoản tiết kiệm và 7 ngày qua chúng tích cực làm thêm việc để hoàn thành cuốn sổ 500 triệu sớm hơn dự định và gửi tới tay tôi. Nói xong con dâu đưa vào tay tôi:

– Đây là tất cả tấm lòng của chúng con để bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ. Mẹ đã chăm sóc cho chúng con và đặc biệt là chăm sóc cho các cháu để chúng con yên tâm làm ăn và ổn định cuộc sống. Mẹ đừng hiểu lầm, chúng con buồn lắm.

 

Ảnh minh họa

Mở cuốn sổ tiết kiệm ra tôi vô cùng sốc vì quả thực số tiền 500 triệu mang tên tôi. Chưa kịp hết bất ngờ, hai đứa cháu từ ngoài cửa bước vào tặng bà một tấm ảnh gia đình:

– Chúng cháu nói bà chờ 7 ngày cũng là chờ để tấm ảnh này được hoàn thành đẹp đẽ nhất, tặng bà, bà mang về quê để lúc nhớ bọn cháu thì ngắm tạm bà nhé. Thỉnh thoảng chúng cháu sẽ về thăm bà.

Nghe con trai, con dâu và các cháu nói, tôi òa lên khóc vì xúc động và cũng ân hận khi lại nghĩ sai. Giờ đây lại quyến luyến chẳng muốn về.

Kể từ 15/1/2025: Người dân không đi đổi đăng ký xe bị xử phạt từ 6-8 triệu đúng không?

0

Theo quy định những trường hợp này cần đi đổi đăng ký xe nếu không muốn bị CSGT xử phạt.

Đăng ký xe máy là gì?

Giấy đăng ký xe là loại giấy tờ nhằm khẳng định quyền sở hữu xe của người dân, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân. Theo quy định trong năm 2025 những trường hợp này cần đi cấp đổi lại giấy đăng ký xe kẻo CSGT xử phạt nặng. Đó là trường hợp nào?

Có phải năm 2025 không đi đổi đăng ký xe có thể bị phạt tới 6-8 triệu đồng?

Nếu thuộc các trường hợp bắt buộc phải đi đổi giấy đăng ký xe mà chủ phương tiện cố tình không thực hiện thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất, chủ phương tiện làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Theo đó, mức xử phạt đối với ô tô là 2-3 triệu đồng, cùng với đó là tước giấy phép lái xe 1-3 tháng; và tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Đối với xe máy làm mất đăng ký xe không đi đổi sẽ phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Trường hợp thứ hai, chủ phương tiện dùng giấy đăng ký xe đã hết hạn thì cũng chịu mức phạt theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với ô tô mức phạt là 2-3 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Đối với xe máy mức phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng.

Trường hợp thứ ba, người tham gia giao thông dùng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa hoặc không đúng số khung, số máy phải chịu mức phạt theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Tiến hành xử phạt bằng tiền từ 4-6 triệu đồng đối với ô tô, đồng thời tước giấy phép lái xe 1-3 tháng, tịch giấy đăng ký xe và tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Tiến hành xử phạt bằng tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với xe máy, đồng thời tịch giấy đăng ký xe và tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Ai cần đi đổi giấy đăng ký xe trong năm 2025 nếu không sẽ bị xử phạt nặng

Ai cần đi đổi giấy đăng ký xe trong năm 2025 nếu không sẽ bị xử phạt nặng

Những trường hợp cần đi đổi đăng ký xe năm 2025

Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công An.

Theo đó, các trường hợp cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, cấp đổi biển số xe gồm: Những trường hợp mà xe đã có sự thay đổi hay còn gọi chung là các loại xe đã cải tạo; những chiếc xe thay đổi màu sơn không còn là màu sơn trùng với trong đăng ký ban đầu; tất cả những chiếc xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại;

Người dân nào cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025 nếu không bị phạt nặng

Người dân nào cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025 nếu không bị phạt nặng

– Những trường hợp xe có gia hạn chứng nhận đăng ký xe; hoặc sẽ có sự thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh cá nhân, địa chỉ); chứng nhận đăng ký xe bị hỏng, mờ, rách;

– Những trường hợp mà biển số bị hỏng, mờ, gẫy hoặc chủ xe có nhu cầu cấp đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư trên.

– Những trường hợp mà Chứng nhận đăng ký xe bị mất, biển số xe bị mất thì phải cấp lại chứng nhận đăng ký xe, cấp lại biển số xe.

Từ hôm nay, những lỗi vi phạm giao thông này sẽ bị tăng mức xử phạt lên tới 50 triệu đồng, ai không chú ý thì ‘tập xác định’ luôn

0

Theo nghị định mới, nhiều lỗi vi phạm giao thông có mức phạt tăng hàng chục lần so với quy định hiện hành. Ngoài ra, có nhiều lỗi có mức phạt cao từ 30-50 triệu đồng.

Để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nghị định số 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2025.

Nghị định này sẽ thay thế cho nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123)Từ 1/1/2025: Những lỗi vi phạm giao thông tăng mức xử phạt, lỗi nào cao tới 50 triệu đồng?

 

Từ 1/1/2025: Những lỗi vi phạm giao thông tăng mức xử phạt, lỗi nào cao tới 50 triệu đồng?

Đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục Cảnh sát giao thông) cho biết cơ quan soạn thảo đã tăng mức xử phạt đối với hàng loạt hành vi vi phạm, trong đó có những lỗi vi phạm giao thông phổ biến.

“Các lỗi được tăng mạnh mức xử lý là các hành vi có tính cố ý, là nguồn nguy hiểm cao độ và là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn”, đại tá Nhật nói.

Ông cho biết việc cần thiết phải tăng mức phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa.

Chi tiết những lỗi vi phạm giao thông phổ biến tăng mức phạt hàng chục triệu đồng từ 1-1-2025:

Chi tiết những lỗi vi phạm giao thông phổ biến tăng mức phạt hàng chục triệu đồng từ 1-1-2025:

Cụ thể, tài xế ô tô tham gia giao thông vượt đèn đỏ sẽ bị phạt 18-20 triệu đồng. Mức phạt này cao gấp hơn 3 lần so với quy định hiện hành là 4-6 triệu đồng.

Tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,25-0,4 mg/lít khí thở hoặc 50-80 mg/100ml máu sẽ bị phạt 18-20 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng.

Điều khiển ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc, mức phạt từ 30-40 triệu đồng, tăng gấp 2-3 lần so với quy định hiện hành.

Với hành vi lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, dùng chân điều khiển vô lăng khi đang chạy xe trên đường, tài xế điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt từ 40-50 triệu đồng. Mức phạt theo quy định cũng là từ 10-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các hành vi như vận chuyển hàng hóa không đảm bảo an toàn, mở cửa xe, để xe mở không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông… có mức phạt tăng lên gấp hàng chục lần so với trước đây.

Kể từ tháng 1/2025, đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt 6 triệu, ngoại trừ một số trường hợp này

0

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng.

Từ 1/1/2025, đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt đến 6 triệu đồngMức phạt tiền từ 4-6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi phạm quy định tại (*) dưới đây và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. (*)

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

 

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Sang 2025 rồi, người dân có thể nhận thông tin phạt nguội qua ứng dụng mới, mọi người không cập nhật ngay là rắc rối to

0

Theo thông tư mới thì ứng dụng này có thể kết nối để gửi thông tin từ cơ quan chức năng tới người dân trong lĩnh vực trật tự giao thông.

Bộ Công an đã ra Thông tư số 73/2024/TT-BCA quy định về tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Theo đó từ ngày 1/1/2025, người dân có thể nhận thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic.Cụ thể thông tư quy định đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính sẽ xác định thông tin phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua cơ quan đăng ký xe, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Nếu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi phát hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở.

Quy định mới liên quan tới phạt nguội

Quy định mới liên quan tới phạt nguội

Trường hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã, phường, thị trấn nhưng công an xã, phường, thị trấn chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối, thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được chuyển đến công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở.Cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Quy định nêu việc gửi thông báo sẽ thực hiện bằng văn bản thông qua phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu trên app VNeTraffic khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Ứng dụng này cũng sẽ cập nhật thông tin phương tiện giao thông vi phạm bao gồm loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT, ứng dụng VNeTraffic để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, tra cứu, liên hệ giải quyết.Người dân cần chú ý và tải ứng dụng để theo dõi khi mình thường xuyên di chuyển trên đường để nắm thông tin từ cơ quan chức năng

Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT có quyền tịch thu phương tiện? Sự thật gây xôn xao

0

Từ ngày 1/1/2025, khi Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024 có hiệu lực, bảo hiểm xe máy có còn bắt buộc theo luật mới không? Đây là câu hỏi mà còn rất nhiều người dân thắc mắc.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã có quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

“Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 56 của luật này, người lái xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau:

Chứng nhận đăng ký xe.

Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (nếu có).

Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Từ 1/1/2025: Người dân không mua bảo hiểm xe máy, CSGT tịch thu phương tiện không?

Như vậy, việc sở hữu và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc từ ngày 1/1/2025.

Nếu không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phí bảo hiểm xe máy cho thời hạn 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được quy định như sau:

Đối với mô tô 2 bánh dưới 50 cc: 55.000 đồng.
Đối với mô tô 2 bánh từ 50 cc trở lên: 60.000 đồng.

Do đó, từ ngày 1/1/2025, việc mua và mang theo bảo hiểm xe máy vẫn là bắt buộc khi tham gia giao thông.

Từ ngày 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe sẽ thay đổi từ 19h-5h sáng hôm sau, người dân lưu ý để tránh mất tiền tong tháng lương

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) yêu cầu bật đèn sớm hơn từ 18h và có quy định chi tiết hơn về sử dụng đèn khi tham gia giao thông.

Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, Điều 20 quy định người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Theo đó, Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định về sử dụng đèn xe như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:

+ Khi gặp người đi bộ qua đường;

+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;

+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;

+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về bật đèn xe như sau:

– Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Phải bật đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ.

– Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.

Như vậy, so với quy định hiện hành, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau thành 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

Về quy định xử phạt, hiện Nghị định 100/2019 chỉ có quy định mức phạt đối với việc không bật đèn xe từ 19 giờ. Do đó, chúng ta phải chờ hướng dẫn mới của cơ quan chức năng đối với việc áp dụng quy định xử phạt từ 1/1/2025.

‘Bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ nâng cao ý thức người đi đường’

0

Bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông giúp lái xe tuân thủ hơn khi qua giao lộ, mô hình này cũng đang được hầu hết quốc gia áp dụng, theo các chuyên gia.

TP HCM đang thí điểm bỏ đếm thời gian trên đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn như Mai Chí Thọ – Tố Hữu, Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng 8… Đây là những nút giao đã được lắp camera và hệ thống đèn tín hiệu kết nối về Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thành phố, có thể điều khiển từ xa thay vì mỗi lần thay đổi phải cài đặt tại các chốt.

Nêu ý kiến về phương án trên, TS Phan Lê Bình, Phó đại diện Văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản (cung cấp dịch vụ tư vấn về giao thông, đô thị, môi trường), cho biết đèn giao thông không đếm ngược thời gian đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng vì khi có thêm bộ đếm không mang lại nhiều hiệu quả.

Thống kê của Đại học bang Oregan (Mỹ) cho thấy đèn giao thông đếm ngược được sử dụng trong tổ chức giao thông tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam… Đa số các nước đều sử dụng đèn giao thông không đếm ngược đối với xe, và áp dụng đếm ngược cho đèn qua đường dành cho người đi bộ ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

Giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm được vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Giao lộ Mai Chí Thọ – Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Theo ông Bình, trái với tác dụng của đèn giao thông đếm ngược giúp tài xế chủ động thời gian, tốc độ, tính năng này lại bị lạm dụng khi nhiều người cố vượt đèn đỏ hay tăng tốc vượt đèn vàng. Thậm chí, khi đèn đỏ còn 3-5 giây, nhiều người phía sau đã bóp còi thúc giục phía trước di chuyển. “Tại Nhật hệ thống đèn tín hiệu đều không sử dụng bộ đếm. Người tham gia giao thông chỉ cần chờ đèn chuyển màu và chấp hành, tránh tâm lý nhấp nhổm đếm số chờ đợi”, ông Bình nói.

Cũng theo TS Bình, tại Việt Nam, luật hiện hành quy định khi có tín hiệu đèn vàng xe phải dừng lại trước vạch. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã qua vạch mà tín hiệu đèn vàng thì xe được chạy tiếp. Do đó, dù đèn không đếm giây, tài xế vẫn không bị đột ngột, phanh gấp khi tín hiệu chuyển vàng vì nguyên tắc khi đến nút giao lái xe phải giảm tốc độ, quan sát xung quanh để chủ động kiểm soát tình huống.

“TP HCM thử nghiệm trước mô hình bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở một số giao lộ sẽ giúp theo dõi hành vi, tạo thói quen cho người đi đường, từ đó tính toán phương án tổ chức giao thông là phù hợp”, ông Bình nói, cho rằng vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo an toàn vẫn phụ thuộc vào thái độ, sự tuân thủ của lái xe trong việc chấp hành đèn tín hiệu.

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Đồng tình, PGS. TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP HCM, cho rằng nên nghiên cứu bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu nhằm thay đổi hành vi của người đi đường. Giai đoạn chuyển tiếp giữa đèn xanh và đỏ là đèn vàng, chu kỳ đèn ở mỗi nút giao cũng được thiết lập tùy theo tình hình giao thông thực tế, giúp luồng xe này kịp thoát qua giao lộ trước khi luồng xe hướng khác xuất phát, hạn chế xung đột.

Trước lo ngại không có bộ đếm, tài xế khó chủ động, phanh gấp khi đèn chuyển xanh sang vàng dễ bị xe phía sau tông, ông Mai cho rằng luật giao thông đã quy định đến giao lộ xe phải giảm vận tốc dù có đèn tín hiệu hay không. Nhưng thực tế nhiều người lại chạy nhanh qua nút giao, nhất là khi đèn còn vài giây. Do đó, nếu không biết thời gian sẽ hình thành thói quen giảm tốc độ khi qua ngã ba, ngã tư.

Về phía CSGT, đại diện đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT TP HCM), cũng cho rằng tình trạng tăng tốc độ khi đèn xanh còn vài giây, hoặc bước qua đèn vàng rất phổ biến. Trong khi ở hướng đường vuông góc, người lái xe cũng thường bắt đầu chạy vào giao lộ khi đèn đỏ vẫn còn vài giây. “Việc này dễ gây va chạm hoặc xung đột giữa các làn xe, gây ùn tắc giao thông. Do đó, nếu tín hiệu đèn không đếm ngược, tài xế không còn thói quen tăng tốc vượt khi đèn còn vài giây cuối”, ông nói.

Theo đại diện đội này, người dân khi gần đến giao lộ nên chạy chậm ở tốc độ dưới 20 km/h, giữ được khoảng cách an toàn mà không bị xe phía sau tông tới. “Đoạn trước và trong giao lộ chỉ dài vài chục mét, do vậy các tài xế cần ý thức chạy chậm, sau đó tăng tốc bình thường mà không mất nhiều thời gian”, đại diện đội CSGT Cát Lái nói.

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Trong khi đó, TS Dương Như Hùng, Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết nhiều thành phố ở các nước phát triển đã không sử dụng đèn giao thông đếm ngược. Nhưng đặc thù giao thông ở mỗi nơi khác nhau, nên việc TP HCM thí điểm là cần thiết nhằm có dữ liệu khoa học để so sánh và đánh giá. Tuy nhiên, việc thí điểm nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau. Từ đó mới có kết quả toàn diện để áp dụng phù hợp cho từng khu vực vì bộ đếm giây cũng rất cần thiết ở nhiều nơi.

Ngoài ra, theo ông Hùng, việc bố trí đèn có đếm ngược hay không cần tính đến từng loại nút giao, các hướng giao cắt. Chẳng hạn, giao lộ mật độ giao thông ít, đèn không đếm giây có thể hạn chế rủi ro tai nạn như xe chạy nhanh, vượt đèn. Ngược lại, với nút giao phức tạp, nhiều hướng rẽ, đèn có tính năng đếm số sẽ cần thiết để tài xế chủ động điều chỉnh vận tốc và chuyển làn từ xa. Thực tế, ngoài các nút giao đang thí điểm, nhiều nơi khác ở thành phố vẫn có đèn không đếm số và tình hình giao thông ổn định.

Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết việc thí điểm bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở 4 giao lộ là một trong các giải pháp hỗ trợ, linh hoạt tổ chức giao thông theo thực tế. Mô hình này cũng nhằm theo dõi hành vi, dần tạo thói quen để người đi đường chấp hành đèn tín hiệu.

Theo ông Tấn, việc thí điểm giúp ghi nhận hình ảnh, hành vi người đi đường thông qua hệ thống camera ở các giao lộ. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường xử lý và có phương án tổ chức giao thông phù hợp cho từng khu vực. Hệ thống tín hiệu không đếm lùi cũng áp dụng chu kỳ đèn ngắn để người dân chấp nhận dừng chờ, bởi nếu quá lâu dễ gây ra tình trạng cố vượt, hoặc gây kẹt xe ở các hướng. Đơn vị sẽ tính toán theo tình hình giao thông thực tế ở từng khu vực, rồi mới xem xét có nhân rộng mô hình này hay không.

Cho vợ gần 200 triệu rồi cay đắng phát hiện ra vợ có 7 đời chồng và nhiều bí mật khác

0

Một người đàn ông ở Quý Châu đã rơi vào cú sốc lớn khi phát hiện vợ mình có đến 7 đời chồng và 6 đứa con.

Theo Thanh Niên Việt ngày 25/12/2024 có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cho vợ gần 200 triệu rồi cay đắng phát hiện ra vợ có 7 đời chồng và nhiều bí mật khác”. Nội dung cụ thể:

Anh Triệu (tên nhân vật đã được thay đổi) đến từ huyện An Thuận, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Anh có công việc kinh doanh nhỏ, được cha mẹ yêu thương và có cuộc sống ổn định. Vì chưa tìm được người bạn đời phù hợp, anh Triệu (ngoài 30 tuổi) bắt đầu cảm thấy lo lắng. Cuối năm 2021, cuộc sống của anh đã có bước ngoặt.

Anh Triệu kể lại, anh quen biết vợ tương lai là chị Ngô qua sự giới thiệu của người quen. Chị Ngô đến từ Giang Tô (Trung Quốc). Có lẽ là duyên số, chỉ sau 2 tháng quen biết, đầu năm 2022, họ đã đăng ký kết hôn. Nhưng niềm hạnh phúc ngắn ngủi nhanh chóng bị bào mòn bởi những mâu thuẫn trong cuộc sống sau khi con gái của họ chào đời.

Anh Triệu cho biết: “Sau khi sinh con, cô ấy không làm gì cả, không chăm lo sữa, bỉm cho con. Tôi đưa cô ấy 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng) cũng không đủ, cô ấy không quan tâm đến chi tiêu trong nhà, chỉ biết đòi tiền”.

Vì chị Ngô lười biếng, chỉ thích tiêu tiền nên gia đình anh Triệu rất bất mãn. Tuy nhiên, vì con, anh Triệu vẫn nhẫn nhịn. Nào ngờ, tháng 3 năm nay, chị Ngô đã lặng lẽ bỏ về Giang Tô cùng đứa con hơn một tuổi. Anh Triệu nói: “Cô ấy đòi tôi đưa 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng) mới cho con về. Sau hơn một tháng giằng co, cô ấy đồng ý để tôi đón con. Một tháng sau, cô ấy lại nói nhớ con và yêu cầu tôi đưa 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng) để mua vàng, mỗi tháng đưa thêm 3000 tệ (khoảng 10 triệu đồng) để cô ấy về chăm con. Mọi người khuyên tôi vì con còn nhỏ nên tôi đành chấp nhận đón cô ấy về”.

Ảnh minh họa

Anh Triệu cứ ngỡ sau chuyện này, chị Ngô sẽ yên tâm ở nhà chăm con. Nhưng tình hình còn tệ hơn trước. Anh kể: “Cô ấy về nhà cũng không chăm con, suốt ngày chỉ gọi đồ ăn ngoài, tiêu tiền. Số tiền đưa cho cô ấy dường như không bao giờ đủ. Sau đó, có người đàn ông chuyển tiền cho cô ấy, cô ấy ngoại tình, còn đòi tôi đưa thêm tiền. Khi không đủ tiền tiêu, cô ấy đã bỏ trốn, bỏ mặc con ở nhà”.

Anh Triệu kể lại, hôm đó anh đi làm, tranh thủ mở camera ở nhà xem thì phát hiện chị Ngô đã bỏ đứa con hơn một tuổi ở nhà một mình rồi bỏ đi. Lúc này, cơn giận khiến anh Triệu không thể bình tĩnh, anh đã tìm mọi cách để dò la tin tức của chị Ngô. Và anh đã phát hiện ra một bí mật động trời: “Lần đầu tiên năm 15 tuổi, cô ấy bị bố bán sang An Huy, sinh được hai đứa con. Lần thứ hai ở Tứ Xuyên, cô ấy bị lừa sinh thêm một đứa… Lần thứ tư ở Phúc Tuyền, cô ấy sinh thêm một đứa… Lần thứ 7 là tôi… Tổng cộng cô ấy đã kết hôn 7 lần, sinh 6 đứa con”.

7 lần kết hôn, 6 đứa con, chị Ngô mới ngoài 30 tuổi đã có một lịch sử hôn nhân dày đặc. Anh Triệu cho biết, trước khi kết hôn, chị Ngô từng kể với anh rằng cô ấy có cuộc sống khó khăn từ nhỏ và đã trải qua hai đời chồng. Tuy nhiên, sự thật vẫn khiến anh vô cùng bàng hoàng.

Sau một hồi tìm kiếm, anh Triệu cuối cùng cũng gặp được chị Ngô ở Quý Định. Nhưng ngày hôm sau, chị Ngô lại biến mất và đến nay vẫn chưa xuất hiện. Lúc này, anh Triệu mới chắc chắn rằng cuộc hôn nhân của mình chỉ là một trò lừa đảo. Anh phát hiện ra chị Ngô còn khá nổi tiếng trên mạng xã hội, thường xuyên đăng tải cuộc sống thường ngày để lấy lòng thương hại và lừa tiền đàn ông.

Anh Triệu muốn chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh tỉnh mọi người, đồng thời mong chị Ngô quay lại làm thủ tục ly hôn, giải quyết rõ ràng vấn đề nuôi con và trả lại 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng) anh đã đưa cho cô ấy.

Hôn nhân là chuyện cả đời, không nên vội vàng kết hôn chỉ vì đã lớn tuổi hoặc gia đình bắt ép.

Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ Thủ Đô ngày 11/08/2024 có bài viết: “Người trẻ yêu nhanh, cưới vội và ly hôn sớm”. Nội dung như sau:

Vài năm trở lại đây, với sự thay đổi của xã hội cùng các văn hóa mới, nhiều người trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng yêu nhanh, cưới vội. Đó chính là mồi lửa châm ngòi cho ly hôn xanh xảy ra khi các cặp đôi ngày càng dễ mất đi sự đồng cảm, yêu thương hoặc đơn giản là không thể sống chung được với nhau.

Yêu nhanh, cưới vội, dễ dàng ly hôn

Sinh ra trong một gia đình khá giả và từng được rất nhiều chàng trai theo đuổi, Nguyễn Hương Giang (23 tuổi, sống tại quận Long Biên) vẫn quyết định gắn bó với một chàng trai tha thiết yêu mình sau 5 tháng tìm hiểu, hẹn hò. Một thời gian ngắn sau, Hương Giang mang thai và sinh con. Đó cũng chính là lúc mà mâu thuẫn bắt đầu.

Thay đổi từ ngoại hình, tâm lý cho đến việc Hương Giang phải dành nhiều thời gian hơn cho con làm cho chồng tỏ ra chán nản.

Sau sinh con, Giang cũng xin phép ở lại nhà mẹ đẻ để có người chăm sóc vì quê chồng ở cách xa Hà Nội – nơi hai vợ chồng đang sinh sống và làm việc. Điều này đã khiến bố mẹ chồng không hài lòng, gây áp lực lên chồng của Giang. Những mâu thuẫn nhỏ nhặt cứ thế kéo dài âm ỉ khiến cuộc sống hai vợ chồng trẻ xấu đi.

Mọi chuyện được đẩy tới đỉnh điểm vào một lần chồng của Giang vừa đi công tác về, không hỏi han gì và “tặng” ngay cho vợ một cái bạt tai khi nghe bố mẹ nói rằng Giang không đưa cháu về quê thăm ông bà nội vào dịp cuối tuần dù đã gọi điện giục nhiều lần.

Không thể chấp nhận một người chồng vũ phu, Giang quyết định viết đơn xin ly hôn, giành quyền nuôi con khi đứa bé mới tròn 7 tháng tuổi, chấm dứt cuộc hôn nhân chóng vánh gần 2 năm.

Tương tự, từng bị bạn bè, người thân ngăn cản nhưng Đức Việt (26 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai) vẫn quyết tâm cưới bằng được người mình yêu sau 4 tháng tìm hiểu.

Người trẻ ào ạt “ly hôn xanh”
Nhiều người trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng yêu nhanh, cưới vội và ly hôn sớm (Ảnh minh họa).

Đức Việt chia sẻ, lý do mà ngày đó gia đình, người thân, bạn bè không ủng hộ chàng trai vì vợ cũ lớn hơn Việt hai tuổi, từng có một đời chồng và một người con. Nhưng Việt vẫn nhất định làm cái điều mà mình cho là chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu hết, mặc dù từ lúc bắt đầu quen nhau cho đến lúc cưới chỉ hơn 4 tháng.

Về chung một nhà chưa được bao lâu mâu thuẫn ngày một nhiều từ những suy nghĩ, lối sống cho đến khoảng cách tuổi tác. Đó là chưa kể đến việc Việt chưa chuẩn bị tâm lý để làm cha đứa con riêng của vợ.

Đỉnh điểm của sự đổ vỡ khiến Việt dứt khoát phải đưa vợ ra tòa chính là việc chàng trai 26 tuổi bị vợ lừa dối. Cô ấy không chỉ ngang nhiên hẹn hò với một đồng nghiệp ở công ty mà còn thách thức Việt bằng những lời lẽ khó nghe. Cuộc hôn nhân của Việt kết thúc sau gần 1 năm sống chung cùng vợ.

Hương Giang hay Đức Việt không phải là những trường hợp hiếm gặp trong giới trẻ tại Việt Nam lúc này.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt đăng ký kết hôn mỗi năm. Tỷ lệ ly hôn là 600.000 cặp, tức cứ 4 cặp kết hôn sẽ có 1 cặp ly hôn. Có tới 70% các cặp ly hôn thuộc độ tuổi dưới 30, và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên sau mỗi năm. 60% trường hợp người trẻ ly hôn sau 1 – 5 năm chung sống và ngày có càng nhiều trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng đã ly hôn. Những cuộc chia tay chóng vánh đó được gọi là “ly hôn xanh”.

Thống kê này cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khủng hoảng hôn nhân. Trong đó có 27,7% là mâu thuẫn về lối sống, 25,9% đến từ ngoại tình, yếu tố kinh tế chiếm 13%, bạco lực gia đình chiếm 6,7%, sức khỏe chiếm 2,2% và sống xa nhau nhiều ngày chiếm 1,3%… Tất cả những khủng hoảng kể trên đều dẫn đến kết cục ly hôn khi không thể tìm được hướng giải quyết.

Khi yêu, đừng vội vã

Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên (Trung tâm Trị liệu các vấn đề tâm lý Mindcare), khi quyết định chọn một người để kết hôn, bất kỳ ai, đặc biệt là giới trẻ cần thời gian tìm hiểu kỹ đối tượng của mình từ gia cảnh, lối sống, tính cách… Đồng thời có kế hoạch về kinh tế, công việc để nuôi sống gia đình. Nhưng nếu yêu nhanh, cưới vội sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu kỹ càng những điều này.

Việc sống chung cần có sự đồng điệu giữa cả hai, nếu không sẽ nhanh dẫn đến chán nản và nguội lạnh. Từ vấn đề tài chính, những mâu thuẫn nhỏ nhặt nhưng âm ỉ không giải quyết tới nơi, sẽ dẫn tới nguy cơ đổ vỡ hôn nhân.

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ được cha mẹ cưng chiều, ủng hộ việc ly hôn nếu thấy con cái không hạnh phúc, khiến không ít người coi việc ly hôn như xu hướng mới.

Ngoài ra, ngày có càng nhiều người trẻ rơi vào tình trạng quyết định yêu nhanh, cưới vội ngay sau khi đổ vỡ trong tình yêu. Họ vội vàng chấp nhận cưới ngay người khác mong lấp đầy khoảng trống cô độc sau đổ vỡ. Điều này khó có thể là một lựa chọn tối ưu, vì cuộc hôn nhân mới sẽ dễ đi vào vết xe đổ trước kia cũng chỉ vì hấp tấp, vội vàng và thiếu suy xét.

Người trẻ ào ạt “ly hôn xanh”
Khi quyết định yêu và kết hôn, người trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

“Không hẳn mọi đám cưới bắt nguồn từ những cuộc tình vội vã đều kết thúc tại tòa án. Nhưng không hiếm cặp vợ chồng trẻ chỉ thời gian ngắn chung sống đã vội đưa nhau ra tòa để lại sự hối hận. Điều này rơi vào những cặp đôi chóng vánh tìm hiểu, yêu đương, khi về sống với nhau không như ý muốn. Bởi không tìm hiểu kỹ được nửa kia của mình và vội vàng chấp nhận, về sống chung bất đồng dễ xảy ra.

Người trẻ hiện đang đang có nhiều nhiều phẩm chất nổi bật, phù hợp với xã hội hiện đại như: cá tính, độc lập, linh hoạt. Chính bởi vậy, khi yêu họ dễ thu hút nhau, nhưng khi về một nhà thì điều ấy lại khiến ai cũng muốn bảo vệ cái tôi của mình bằng mọi giá. Đó là lúc mà các cuộc cãi vã hình thành, là thứ khiến việc ly hôn xảy ra”, chuyên gia tâm lý Phạm Thảo Nguyên nói.

Cũng theo chuyên gia Phạm Thảo Nguyên, nền tảng quan trọng cần có trong hôn nhân là cả quá trình yêu, thấu hiểu, chấp nhận, trách nhiệm với nhau. Giới trẻ cần cho bản thân mình thời gian để biết cách chọn đúng người, đúng thời điểm, thay vì tiếp tục sai lầm lần nữa.

Không có mẫu số chung cho những rạn nứt, nhưng có một kết quả chung là đều có những đứa trẻ bị bỏ rơi lại giữa cuộc chiến của người lớn, là những cá nhân với tổn thương nhất định từ tình yêu mà mình ảo vọng…