Home Blog Page 344

Tổ tiên nhắc nhở: Bát cơm của mình, ẩn chứa phúc khí gia đình

0

Một gia đình nhỏ dù có vất vả đến đâu cũng chẳng thể thiếu được hai cái bát của cha mẹ. Hai người nữa sẽ ăn nhiều hơn số bạn có thể ăn. Nhưng việc hiếu thảo thì sẽ là phúc cho gia đình.

Nâng niu từng hạt gạo là giữ lại phúc lành

Khi chúng ta có thể ăn và uống đủ, chúng ta nên nghĩ đến những người không thể ăn đủ và họ phải sống lang thang. Họ tìm kiếm đồ ăn bên thùng rác, có trẻ em, có những người già mong muốn có được thức ăn và chỗ để ngủ. Hạt gạo nào cũng được sinh ra từ bùn và phải qua tay người lao động mới trở thành bát cơm ngon được. Thế nên khi bạn nâng niu nó, giá trị của nó cũng sẽ càng lớn, bạn cũng sẽ được hưởng phúc nhờ siêng năng và tiết kiệm.
Thế nên khi bạn nâng niu nó, giá trị của nó cũng sẽ càng lớn, bạn cũng sẽ được hưởng phúc nhờ siêng năng và tiết kiệm. (ảnh minh họa)

Thế nên khi bạn nâng niu nó, giá trị của nó cũng sẽ càng lớn, bạn cũng sẽ được hưởng phúc nhờ siêng năng và tiết kiệm. (ảnh minh họa)

Cải thiện ba bữa ăn mỗi ngày là tạo phước

Cách đây mấy chục năm thì những người sinh ra ở vùng nông thôn đều hiểu rằng mỗi khi mất mùa thì gia đình lại lo miếng ăn. Khoai, ngô đều được lấy ra nhưng vẫn chưa thể đu.

Sau đó, họ quyết định ra ngoài làm việc, thay đổi vận mệnh của mình nhờ vào khả năng lao động. Không chỉ mua được nhà thành phố mà cơm ăn 3 ngày cũng chẳng phải lo. Khi bát cơm của chúng ta càng đầy thì phước báo của chúng ta từ từ tăng lên. Trong mọi trường hợp, phước lành đang từ từ được nâng lên từ bát cơm. Nếu nghèo quá chắc ai cũng thở dài, làm sao mà tổng kết được niềm vui cuộc đời?
 Khi bát cơm của chúng ta càng đầy thì phước báo của chúng ta từ từ tăng lên. (ảnh minh họa)

Khi bát cơm của chúng ta càng đầy thì phước báo của chúng ta từ từ tăng lên. (ảnh minh họa)

Làm bữa ăn cho cha mẹ bạn là để truyền lại phúc lành

Một gia đình nhỏ dù có vất vả đến đâu cũng chẳng thể thiếu được hai cái bát của cha mẹ. Hai người nữa sẽ ăn nhiều hơn số bạn có thể ăn. Nhưng việc hiếu thảo thì sẽ là phúc cho gia đình.

Ở đời người đùa với lửa chính là đang tự thiêu mình. Phận làm con đừng bao giờ sống bất hiếu với cha mẹ.
 Bát là để đựng thức ăn, cái gì trong bát cho biết bạn đã tạo ra gì, cái bát được giao cho ai, nó cho biết bạn chăm sóc ai (ảnh minh họa)Bát là để đựng thức ăn, cái gì trong bát cho biết bạn đã tạo ra gì, cái bát được giao cho ai, nó cho biết bạn chăm sóc ai (ảnh minh họa)

Dân dĩ thực vi tiên

Người dân thì lấy ăn làm đầu. Ăn ở đây không chỉ đơn thuần là chuyện ăn uống mà là cuộc sống nói chung của họ. Họ lúc nào cầu mong cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo, thế là hạnh phúc. Bát là để đựng thức ăn, cái gì trong bát cho biết bạn đã tạo ra gì, cái bát được giao cho ai, nó cho biết bạn chăm sóc ai, những thay đổi trong bát cho thấy những thay đổi nào đã xảy ra trong cuộc đời bạn.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/to-tien-nhac-nho-bat-com-cua-minh-an-chua-phuc-khi-gia-dinh-839688.html

Các cụ dặn: ‘Con rể lên giường, nhà tan cửa nát’, vì sao?

0

Thực ra câu nói này rất đơn giản, nghĩa là khi con rể và con gái trở về nhà của bố mẹ vợ, họ không được ngủ trên cùng một giường mà phải ngủ riêng.

Người xưa răn dạy con cháu đời sau: “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát”. Tuy nhiên, đến thời nay, nhiều người không hiểu được hàm ý sâu xa điều chỉ dạy này. Vậy cổ nhân muốn truyền đạt kinh nghiệm gì cho con cháu?
Con rể lên giường, nhà tan cửa nátCon rể lên giường, nhà tan cửa nát

Ý nghĩa của câu: “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát”

Hôn nhân được coi là một sự kiện quan trọng trong cuộc sống mà mỗi người phải đối mặt. Ở Trung Quốc, theo phong tục truyền thống, sau khi kết hôn 3 ngày, vợ chồng phải về thăm bố mẹ của một trong hai bên, được gọi là “tam thiên hồi môn” (tương tự như việc lễ lại mặt ở Việt Nam). Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng khi con gái trở về nhà sau khi lấy chồng. Đôi khi, bên gia đình cô dâu sẽ cử người đến đón cô dâu về, và con trai sẽ được bố mẹ vợ dặn dò đặc biệt trước khi đến nhà của bố mẹ vợ, nhắc nhở người con rể phải tuân thủ quy tắc này.

Thực ra câu nói này rất đơn giản, nghĩa là khi con rể và con gái trở về nhà của bố mẹ vợ, họ không được ngủ trên cùng một giường mà phải ngủ riêng. Con rể có thể ngủ trên sofa trong phòng khách hoặc ngủ chung với bố vợ, tức là không ngủ chung với vợ.

Nếu vi phạm có thể gặp nguy cơ gia đình sẽ tan vỡ và hủy hoại. Tuy nhiên, rõ ràng rằng vế sau “nhà tan của nát” không thể được đánh giá là chắc chắn 100%. Đây chủ yếu là một cách diễn đạt để đe dọa mọi người. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người lớn tuổi tuân theo câu tục ngữ này.

Quan điểm truyền thống này nhằm tránh sự bất tiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc ngủ cùng một giường không gây ra vấn đề gì đáng lo. Ngược lại, những người phá vỡ truyền thống và ngủ chung một giường có thể sống trong sự hòa thuận và thoải mái. Sự hạnh phúc không phụ thuộc vào việc ngủ chung một giường, mà phụ thuộc vào sự hòa thuận và sự ấm cúng trong gia đình.

“Con rể không cày ruộng bố vợ”

Có lẽ xưa nay nhiều người vẫn có những quan điểm, định kiến nặng nề về chuyện vai trò của người đàn ông trong gia đình. Họ luôn cho rằng nam giới cần chủ động trong cuộc sống và là trụ cột gia đình, vì vậy phải sống độc lập và không nên dựa dẫm vào gia đình nhà vợ. Quan điểm này đã tạo ra áp lực cho rất nhiều những người đang sống cùng nhà vợ.
Thường thấy tập quán đàn ông lấy vợ, phụ nữ đi làm dâu. Đàn ông được coi là chủ gia đình. Thường thấy tập quán đàn ông lấy vợ, phụ nữ đi làm dâu. Đàn ông được coi là chủ gia đình.

Vì thế, khi phải dựa dẫm nhà vợ, tâm lý người đàn ông bị xáo trộn, họ có thể sống không đúng với tính cách, mong muốn của mình. Họ luôn căng thẳng, cảm thấy khó hòa nhập, sợ dư luận, phán xét của người đời.

Hơn nữa, thời xưa, hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng nghề nông, đất đai ruộng vườn là nguồn sống chính của họ. Con rể được coi là khách trong nhà, vì vậy xã hội thời đó cũng không thừa nhận việc con rể làm đồng trên ruộng của cha mẹ vợ. Dù nghèo đến mấy con rể cũng sẽ giữ tôn nghiêm, không cày cấy ruộng của bố mẹ vợ.

Đối với một người đàn ông, một khi đã lấy vợ thì phải có trách nhiệm che chở cho vợ, chăm lo cho gia đình. Việc dựa vào nguồn lực của bố mẹ vợ để mưu cầu cuộc sống, đi đường tắt và phát triển bản thân là điều đáng hổ thẹn. Vì thế, người xưa mới quan niệm rằng: “Con rể không cày ruộng bố vợ” là lẽ như thế. Tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cac-cu-dan-con-re-len-giuong-nha-tan-cua-nat-vi-sao-849755.html

TIN KHẨN: BÃO YAGI HỒI SINH, ĐANG MẠNH TRỞ LẠI

0

Sau khi quét qua nhiều quốc gia châu Á, tàn dư của cơn bão Yagi đang có dấu hiệu mạnh trở lại thành áp thấp nhiệt đới.

Kể từ đầu tháng 9 cho đến thời điểm hiện tại, cơn bão Yagi, cơn bão bắt nguồn từ Thái Bình Dương đã liên tục quét qua nhiều quốc gia tại châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Myanmar, Thái Lan,…Tàn dư bão Yagi hồi sinh: Mạnh trở lại sau khi tàn phá nhiều nơi, quốc gia tỷ dân đang "nín thở" đón bão- Ảnh 1.

Cơn bão Yagi càn quét nhiều quốc gia, gây thiệt hại nặng nề về người và của

Với cường độ được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử, cơn bão này đã để lại không ít tổn thất kinh hoàng về người và của cho các quốc gia kể trên. Tuy nhiên, dù đã di chuyển hơn 2.000km, bão Yagi hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng khi nó vẫn chưa biến mất hoàn toàn.

Theo India Today, tính đến thời điểm ngày 14/09, cơn bão Yagi vẫn còn tàn dư và dự kiến sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong vòng 48 giờ tới. Các chuyên gia khí tượng dự kiến bão áp thấp nhiệt đới của cơn bão này sẽ đi vào miền Đông Ấn Độ và gây ảnh hưởng nặng nề đến các khu vực như Bengal, Jharkhand và Odisha. Trong khi đó, khu vực thủ hô New Delhi tại Ấn Độ được dự bão sẽ có thời tiết khô nóng hơn và có thể sẽ gặp mưa lớn trong những ngày tới.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh: Mạnh trở lại sau khi tàn phá nhiều nơi, quốc gia tỷ dân đang "nín thở" đón bão- Ảnh 2.

Tàn dư của bão Yagi mạnh dần thành áp thấp nhiệt đới và dự kiến sẽ đổ bộ vào miền Đông Ấn Độ

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng bão “hồi sinh” này là do tàn dư của cơn bão Yagi đi vào Vịnh Bengal. Vùng nước ấm của Vịnh Bengal là nơi hoàn hảo cho “ra đời” các cơn bão xoáy khi nó cung cấp năng lượng cần thiết để các cơn bão hoặc tàn dư tăng sức mạnh.

Trước tình hình này, cảnh báo 72 giờ đã được ban hành cho khu vực Tây Bengal, Jharkhand, Bắc Odisha và một số nơi tại Bihar, Ấn Độ để các khu vực này chuẩn bị phòng chống bão và các rủi ro tiềm ẩn khi cơn bão quét qua.

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông thành bão số 4

0

Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA), vùng áp thấp phía bắc đảo Luzon của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng về Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4.

Hiện tại, tâm áp thấp nhiệt đới ở phía bắc đảo Luzon di chuyển theo hướng tây tây bắc và ngày 17.9 sẽ vượt qua Philippines để vào Biển Đông và mạnh lên thành  bão số 4 , có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ. Hướng đi của bão còn nhiều diễn biến phức tạp.

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông thành bão số 4- Ảnh 1.

Biển Đông sắp đón bão số 4 trong một vài ngày tới

ẢNH: CMH

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Hiện nay, ở vịnh Bắc bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến  Cà Mau , Cà Mau đến  Kiên Giang , vịnh Thái Lan, vùng biển phía Đông của khu vực bắc Biển Đông, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và giông. Trong  mưa giông  có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 – 8.

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể hình thành trong vài ngày tới

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Hiện nay, mực nước triều tại khu vực ven biển phía tây của Nam bộ đang ở mức cao, cần đề phòng mực nước dâng bất thường  gây sạt lở đê biển .

Ngày 17.9, vùng biển từ  Ninh Thuận  đến Cà Mau, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 – 9 biển động mạnh; sóng biển cao 3 – 5 m.

Vì sao nhà giàu luôn đặt 3 hũ gạo – muối – nước trên bàn thờ? Đặt thế nào để hút lộc?

0

Theo quan niệm phong thủy, đặt 3 hũ gạo – muối – nước trên bàn thờ mang ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc đến với gia chủ.

Các vật phẩm đặt trên bàn thờ đều có vị trí sắp xếp riêng, có ý nghĩa riêng. Trên bàn thờ, ngoài bát hương, lọ hoa, mâm bồng, ảnh thờ hoặc tượng thờ, bài vị, các gia đình có thể đặt thêm một số đồ vật khác nhưng phải đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, đúng vị trí, tạo sự cân đối, hài hòa. Việc sắp xếp này thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với thần linh, tổ tiên, mong may mắn, tiền tài đến với gia đình.

Vì sao nên đặt 3 hũ gạo – muối – nước trên bàn thờ?

Gạo, muối và nước là những vật phẩm thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc đặt những vật phẩm này lên bàn thờ không chỉ thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên mà còn gửi gắm ước mong về một cuộc sống ấm no, đầy đủ.

Mỗi hũ gạo, muối, nước lại mang một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho một ước mong riêng.
Theo quan niệm phong thủy, mỗi hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng. Theo quan niệm phong thủy, mỗi hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng.

– Ý nghĩa của hũ muối

Trong quan niệm của người xưa, muối có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Muối là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, là gia vị quan trọng trong mỗi bữa ăn. Trong đời sống tâm linh, muối được cho là thứ các tác dụng xua tan sát khí, loại bỏ nguồn năng lượng xấu. Ngoài ra, người xưa còn cho rằng “đầu năm mua muối” đề cầu may mắn, có một năm ấm no, hạnh phúc, hưng thịnh.

– Ý nghĩa của hũ gạo

Gạo là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của người dân Á Đông. Hạt gạo còn được coi là hạt ngọc trời, là biểu tượng cho một cuộc sống ấm no, sung túc. Việc đặt hũ gạo trên bàn thờ thể hiện mong muốn gia đình có cuộc sống no đủ, thịnh vượng, có của ăn của để, không lo thiếu thốn.

– Ý nghĩa của hũ nước

Nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người, là cội nguồn của sự sống đối với vạn vật trên thế gian.

Theo quan niệm phong thủy, hũ nước trên bàn thờ thể hiện sự trong sạch, thanh cao. Nó cũng là biểu tượng cảu sức mạnh vô cùng mãnh liệt. Do đó, đặt hũ nước lên bàn thờ là thể hiện sự trong sạch, tâm sáng lòng trong đồng thời mong muốn có sự mạnh mẽ, tài lộc dồi dào như nước.

Việc đặt 3 hũ gạo – muối – nước trên bàn thờ vừa thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên vừa gửi gắm các mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, viên mãn.

Cách đặt 3 hũ gạo – muối – nước trên bàn thờ

Theo quan niệm phong thủy, gia chủ có thể đặt hũ gạo – muối – nước theo hàng ngang hoặc theo hình tam giác. Hũ nước đặt ở giữa, hũ gạo để ở hai bên.

Tùy vào kích thước cũng như loại bàn thờ, gia chủ có thể chọn cách sắp xếp cho phù hợp hoặc giảm bớt số lượng hũ để hợp với không gian thờ cúng.

Đối với bàn thờ Phật, gia chủ chỉ cần đặt một hũ nước sạch thể hiện cho sự thanh tịnh.

Đối với bàn thờ gia tiền, gia chủ nên đặt đủ 3 hũ gạo, muối và nước. Các hũ này được đặt ở trước bát hương, sau mâm ngũ quả. Các hũ xếp theo hàng ngang, khoảng cách giữa mỗi hũ là khoảng 5-8cm. Nếu bàn thờ nhỏ, không đủ chỗ đặt cả 3 hũ thì gia chủ có thể chọn đặt hũ muối và gạo, không cần đặt hũ nước.
Hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ gia tiên sẽ được đặt theo hàng ngang trước bát hương. Hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ gia tiên sẽ được đặt theo hàng ngang trước bát hương.

Đối với bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên đặt hũ gạo, muối, nước sau bát hương, nằm giữa tượng Thần Tài và Ông Địa, xếp theo hình tam giác.

Hũ gạo, muối, nước nên có kích thước phù hợp với diện tích bàn thờ. Nước, gạo, muối đựng trong hũ phải là đồ sạch, không dính chất bẩn.

Thời điểm thích hợp để thay hũ gạo, muối, nước là khoảng 2-3 tuần đến 1 tháng.

Phần muối và gạo trong hũ sau khi thay ra có thể sử dụng để ăn. Tuy nhiên, không cần đổ hết muối, gạo nước bên trong ra mà chỉ cần đổ ra một nửa rồi thêm gạo, muối, nước mới.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Dân gian có câu: Một con chó chớ nuôi quá 10 năm, vì sao lại thế?

0

Một gia đình nuôi con chó 10 năm thì tình cảm là vô cùng gắn bó. Khi nhìn con chó bước vào tuổi già, sống đau đớn vì bệnh tật thì người chủ cực kỳ đau lòng.

Trong dân gian có câu như này: Một con chó không thể nuôi 10 năm? Vì sao lại như thế?

Chúng ta cũng hiểu tuổi thọ của loài chó chỉ kéo dài từ 12- 15 năm, nếu không mắc bệnh gì thì chúng có thể sống được 15 năm, cũng có những loài chó sống được 20 năm.

Nhưng dù sống thọ thì tuổi thọ của chó cũng không thể bằng tuổi thọ của con người được. Vì vậy chúng ta nên đặc biệt trân trọng khoảng thời gian chú chó ở bên chúng ta mỗi ngày.

Tuổi thọ của một con chó được chia thành 4 giai đoạn, giai đoạn đầu là chó con, khoảng 0 – 6 tháng, tương đương là chúng 9 tuổi. Ở giai đoạn này chúng cực kỳ đáng yêu, hoạt bát.
Nhưng dù sống thọ thì tuổi thọ của chó cũng không thể bằng tuổi thọ của con người được. (ảnh minh hoạ)

Nhưng dù sống thọ thì tuổi thọ của chó cũng không thể bằng tuổi thọ của con người được. (ảnh minh hoạ)

Giai đoạn thứ hai từ 7 tháng – 2 năm, thuộc về tuổi vị thành niên, tương đương với con người tuổi đôi mươi, tuổi trẻ sung sức, cơ thể phát triển nhanh chóng. Lúc này chúng cũng có sự nổi loạn khó kiểm soát.

Giai đoạn thứ 3 là từ 2 – 7 tuổi, thể chất con chó lúc này tương đương với người từ 30 – 5- tuổi./ Lúc này sức khỏe của chúng, kéo theo đó là kỹ năng yếu đi, chúng không còn ăn nhiều như trước.

Lúc này cơ thể khó vận động nên chúng cũng tăng cân, chúng sẽ bị bệnh, suy giảm thị giác.

Lúc này khi chủ nhân gọi đến chỉ có thể phân biệt bằng phương hướng, thính giác cũng giảm sút, di chuyển chậm chạp, rất lâu mới phản ứng được. Ngoài ra, não của chó cũng sẽ bị lão hóa, dễ trở nên lo lắng, hay quên, thậm chí không thể nhận ra chủ trong trường hợp nặng.
Lúc này cơ thể khó vận động nên chúng cũng tăng cân, chúng sẽ bị bệnh, suy giảm thị giác. (ảnh minh họa)

Lúc này cơ thể khó vận động nên chúng cũng tăng cân, chúng sẽ bị bệnh, suy giảm thị giác. (ảnh minh họa)

Khi nói không thể nuôi một con chó quá 10 năm là muốn nói những người chủ đừng bỏ rơi chú chó của mình. Bởi nó đã ở bên cạnh mình rất lâu dài.

Mỗi gia đình, khi có sự hiện diện của một chú chó là cực kỳ quan trọng, ngoài việc trông nhà thì chúng cũng chính là người bạn.

Một gia đình nuôi con chó 10 năm thì tình cảm là vô cùng gắn bó. Khi nhìn con chó bước vào tuổi già, sống đau đớn vì bệnh tật thì người chủ cực kỳ đau lòng.

Nhiều năm chăm sóc, nuôi nấng, thì chẳng cam tâm để nó rời đi. Dù bị bệnh cũng tìm cách chữa cho nó. Thế nên hầu mọi lời khuyên đưa ra là khi chú chó của gia đình nuôi được 10 năm thì hãy đưa chúng đến các trại nuôi tập trung để cả hai không chứng kiến sự đau lòng.

Khi một con chó sắp chết thì nó sẽ rời bỏ chủ nhân, tìm một chỗ yên tĩnh để rời đi. Chúng không muốn chủ nhân nhìn thấy quá trình chết của mình.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/dan-gian-co-cau-mot-con-cho-cho-nuoi-qua-10-nam-vi-sao-lai-the-849991.html

L;;ộ số t:iền Hồ Ngọc Hà quyên góp, con số đang khiến cả mạng xã hội ch:.ấn đ:.ộng bàn tán

0

Hồ Ngọc Hà lần đầu được công bố về số tiền quyên góp từ thiện gửi tới người dân miền Bắc khắc phục sau thiên tai.

Sau khi UBMTTQ Việt Nam tung 12.000 trang sao kê từ thiện, mạng xã hội bàn tán xôn xao trước khoản tiền được các nghệ sĩ quyên góp. Một trong số đó có Hồ Ngọc Hà.

Số tiền Hồ Ngọc Hà quyên góp ủng hộ vùng lũ Ảnh 1Hồ Ngọc Hà trong chương trình vận động góp sức hướng về miền Bắc cùng chung tay hướng về đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 – bão Yagi.
Trước đó, nữ hoàng giải trí không công khai số tiền từ thiện, vì thế việc Hồ Ngọc Hà ủng hộ bao nhiêu tiền là thắc mắc lớn từ netizen. Cho đến tối 13/9, số tiền Hồ Ngọc Hà quyên góp từ thiện lần đầu được công bố.

Trong chương trình vận động góp sức hướng về miền Bắc cùng chung tay hướng về đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 – bão Yagi đã được diễn ra với sự góp mặt của Hồ Ngọc Hà và nhiều nghệ sĩ Việt.

Trước đó, Hồ Ngọc Hà ủng hộ đồng bào miền Bắc 100 triệu đồng. Đến với chương trình này, nữ ca sĩ quyết định tặng thêm 100 triệu đồng nữa để ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục thiên tai. Tổng giá trị mà Hồ Ngọc Hà cùng fanclub gửi tới người dân miền Bắc qua 2 đợt là 200 triệu đồng.
Số tiền Hồ Ngọc Hà quyên góp ủng hộ vùng lũ Ảnh 2

Hồ Ngọc Hà chăm chỉ đi làm từ thiện.
Trong sự kiện, giọng ca gốc Huế chia sẻ:  “Hà dự định ngày hôm qua tung ca khúc mới ra thị trường nhưng bây giờ ê kíp đã hoãn lại mọi kế hoạch và chờ đợi đúng thời điểm sẽ ra mắt. Mình đã gửi số tiền nhỏ đến với phía Bắc để giúp đỡ tận tay.

Hôm nay, mình trích từ quỹ Cây đèn thần, đây là số tiền mà các bạn fan ủng hộ. Đây không phải số tiền của Hà mà của những người yêu mến Hà trong fanclub. Mình là người con miền Trung, nơi đây không một năm nào không có bão.

Mình từng đi cứu trợ bão và hiểu rõ tổn hại mà bão gây ra kinh khủng thế nào. Chúng ta phải biết ơn từ những thứ nhỏ nhất. Đôi khi mất đi mới thấy nó quan trọng đến nhường nào. Tương lai sẽ nằm ở các bạn, chính suy nghĩ và trách nhiệm của mọi người”.
Số tiền Hồ Ngọc Hà quyên góp ủng hộ vùng lũ Ảnh 3Số tiền Hồ Ngọc Hà quyên góp từ thiện lần này là 200 triệu đồng.
Hành động ấm áp đầy nhân văn của Hồ Ngọc Hà được đông đảo khán giả dành lời khen. Đây không phải lần đầu tiên nữ ca sĩ làm từ thiện. Trước đó, cô tham gia nhiều buổi thiện nguyện với những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn. Tấm lòng của Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả ghi nhận và biết ơn.

Vì sao nói: Nam đeo mặt dây Quan Âm, Nữ đeo Phật Di Lặc?

0

Có câu nói thường được những người chơi Ngọc Quý lưu truyền “Nam Đới Quán Âm Nữ Đới Phật”.

Tức nói người Nam thì nên đeo các mặt Ngọc có hình đức Quan Thế Âm, còn người Nữ thì nên đeo mặt hình đức Phật Di Lặc!

Bồ-tát Quán Thế Âm còn được biết đến với tên gọi Bồ-tát Quán Âm, Bồ tát Từ Hàng hay Từ Hàng Đại sĩ.

Tại Trung Hoa và Việt Nam còn gọi là Quan Âm.

Vì sao lại có câu nói như vậy ! Trong một gia đình về thông thường thì người Nam chủ Ngoại mà Nữ chủ Nội.

Ra ngoài bôn ba nhiều là Nam nhân, ở bên ngoài đối đầu với nhiều khó khăn, ngậm đắng nuốt cay, tai họa dễ phát sinh, mà Quan Thế Âm Bồ Tát tức là vị Bồ Tát “Cứu Khổ Cứu Nạn” nên khi người Nam đeo Ngọc Bội hoặc trang sức hình Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ có được sự hỗ trợ giúp đỡ cấp kỳ.

Mặt Phật Di Lặc được nhiều phụ nữ yêu thích

Gặp Hung Hóa Cát, Gặp Nạn Hóa Lành. Đeo Ngọc Bội hoặc trang sức cũng có tác dụng cảnh tỉnh nhắc nhở, để mỗi khi người Nam có việc nóng nảy thì thấy đó mà nhẫn nhịn, cầu hòa làm quý. Bởi Quan Thế Âm Bồ Tát chính là Từ Bi Nhu Hòa.

Người Nữ đeo Ngọc Phật đa số là Di Lặc Phật ! Đeo mặt hình Phật Di Lặc tức để nhắc nhở người Phụ Nữ học theo Đức Phật Tương Lai Di Lặc, có bụng dạ khoáng đạt rộng lượng, biết tha thứ, miệng luôn tươi cười, ít nói chuyện ganh ghét, ít nói chuyện thị phi, vui vẻ với cuộc sống hiện tại…

Ngọc Bội hoặc trang sức là vật quý, người xưa đeo Ngọc Bội hoặc trang sức ngoài ý nghĩa dưỡng sinh, còn có hàm ý nhắc nhở con người điều chỉnh hành vi để sống Thiện Lương hơn! Từ đó cải biến vận mệnh ! Ấy là cách sử dụng. Phong Thủy trên người vậy !

Nguồn : https://phunutoday.vn/vi-sao-noi-nam-deo-mat-day-quan-am-nu-deo-phat-di-lac-d127054.html

Giáo viên đề xuất bỏ ‘2 thứ’ trong năm học 2024-2025, có gì hay mà khiến phụ huynh vỗ tay ầm ầm

0

Đây là ý kiến của một giáo viên nhưng lại khiến dân tình hào hứng, ủng hộ  nhiệt tình vì cho  rằng quá chí lý. Cụ thể, giáo viên này đã viết như sau:

‘Bắt đầu năm học 2024-2025 có địa phương suôn sẻ, thầy cô và học sinh nô nức đến trường. Có nhiều trường, đến nay thầy trò phải nghỉ học do hậu quả khủng khiếp của bão Yagi.

Cầu mong trong vòng tay yêu thương của người dân cả nước, khó khăn, mất mát vùng bão lũ qua đi, bình yên hồi sinh, trống trường nơi ấy ấm vang sớm đón thầy cô, học sinh đến trường.

Mấy ngày qua, dư luận lại nóng chuyện cấm hay cơ bản cấm học sinh sử dụng điện thoại di động ở lớp? Làm sao các khoản thu tiền trường công khai, minh bạch, tạo đồng thuận trong phụ huynh, học sinh trong và ngoài ngành giáo dục?

Nhân đây, xin đề xuất với Bộ GD-ĐT “2 không” cho năm học 2024-2025.

Thứ nhất: Bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp

Theo đó, chỉ giữ lại ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường. Theo đơn vị lớp, giáo viên chủ nhiệm tạo group Zalo, Facebook liên lạc giữa giáo viên với phụ huynh, phụ huynh với phụ huynh nhanh chóng. Từ quy định của trường, lớp, những khoản thu, đến kết quả học tập, rèn luyện của con em ở lớp, giáo viên thông báo đến phụ huynh đầy đủ.

hình ảnh

Đề xuất bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh, ảnh: DSD

Các vấn đề liên quan dạy học, giáo dục hầu hết được nhà trường thông tin kịp thời qua sự kết nối này. Ngược lại, cần phản ánh với thầy cô, với nhà trường, phụ huynh hoàn toàn có thể “bấm” qua các nhóm kết nối này và tích tắc thầy cô biết sẽ biết.

Kỳ họp đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh họp toàn thể hoặc gặp gỡ riêng. Còn việc huy động sự đóng góp là chủ trương của nhà trường, khéo dân vận thì phụ huynh đồng tình cao, ngược lại, phụ huynh phản đối. Trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

Thực tế này cho thấy ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp không còn cần thiết. Bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp sẽ tiết kiệm thời gian họp hành, phát huy tương tác của phụ huynh với trường thông qua công nghệ, khuyến khích họ chia sẻ ý kiến thẳng thắn, thêm biện pháp xóa vấn nạn lạm thu tiền trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, phối hợp với nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục, phản ánh những vấn đề nổi cộm, chia sẻ với thầy cô, học sinh khi cần thiết phù hợp quy định.

Không ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, thầy cô còn vơi áp lực tiêu cực khi phụ huynh, vì lý do nào đó nào, đó mâu thuẫn với giáo viên rồi nhân danh “hội lớp”…

Thứ hai: Cấm học sinh dùng điện thoại thoại di động ở lớp

Tiết học có 45 phút, thầy cô giảng bài xoay theo giáo án, có phương tiện dạy học bổ trợ mới hoàn thành kế hoạch. Học sinh, thông qua hoạt động để biết, hiểu, vận dụng kiến thức được truyền thụ. Quá trình đó, muốn đúng mục đích, yêu cầu thì học sinh phải chuẩn bị tốt ở nhà, tích cực ở lớp, chăm chú lời thầy cô, hợp tác bạn bè, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo… Các khâu đó, cả về lý thuyết và thực tế, các em không cần điện thoại di động tại lớp.

Quy định học sinh được sử dụng điện thoại di động lúc học tập khi giáo viên cho phép vừa làm khó giáo viên vừa “tích cực hình thức”. Giờ nào, việc đó, đến lớp là học từ giáo viên, từ sách giáo khoa, tư liệu; để kết nối thực với bè bạn, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh có thể dùng điện thoại di động ngoài lớp học, ngoài nhà trường nhằm tìm thêm bài tập, trao đổi thông tin bài học, chia sẻ phương pháp, học thêm, giải trí, tâm sự với ba mẹ, thầy cô, anh chị em, những người thân thiết với một thời gian nhất định.

hình ảnh

Giáo viên đề xuất cấm học sinh dùng điện thoại di động ở lớp, ảnh: DS

Nhiều học sinh giỏi quốc gia, đạt giải quốc tế, khi nói về cách học, không nói đến sử dụng điện thoại di động trong lớp như là một phương tiện học tập.

Quy định không sử dụng điện thoại di động ở lớp khi chưa có sự cho phép của giáo viên. Điều này làm sao thầy cô kiểm tra hết được! Không khéo lại gây xung đột thầy trò. Có người cho rằng, giáo viên bao quát lớp để quản lý học sinh. Đó chỉ là cách nói lý thuyết.

Cấm học sinh sử dụng điện thoại di động ở lớp là việc cần làm ngay. Để lớp học, nơi ấy những cho – nhận đều qua người thực, việc thực, tương tác trực tiếp.

Muốn trò nghiêm túc thực hiện không điện thoại di động trong lớp, thầy cô cần nêu gương, tuyệt đối không dùng điện thoại di động trong lúc lên lớp, sinh hoạt tập thể toàn trường.

Dạy học mà học sinh không có điện thoại di động ở lớp đó là một trong những cách tốt nhất xây dựng trường học hạnh phúc.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2024-2025 giáp một vòng. Mặt tích cực đan xen hạn chế, thuận lợi đi cùng khó khăn do cách nhìn chưa thấu thực tế vì còn chủ quan. Chẳng hạn môn học tích hợp ở THCS dường như hiện nay cái mới chỉ còn tên gọi, còn… lý, hóa, sinh (sử, địa) thì của giáo viên nào người đó “tự xử”!

Ở cấp THPT, do có môn học bắt buộc và tự chọn dẫn đến thiếu giáo viên một số môn như sử và không ít trường thừa giáo viên lý, hóa, sinh.

Môn công nghệ, tin học lần đầu đưa vào là môn thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện thế nào? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT với tỷ lệ điểm học bạ 3 năm phổ thông dự kiến 50% sẽ ra sao?…

Nguồn : https://www.webtretho.com/p/giao-vien-de-xuat-bo-2-thu-trong-nam-hoc-20242025-co-gi-hay-ma-khien-phu-huynh-vo-tay-am-am

Chân dung nữ giáo viên quần áo lấm lem, ăn vội gói mì rồi lại tiếp tục dọn dẹp trường lớp sau lũ khiến nhiều người không khỏi xúc động, dành tặng danh xưng ”hoa hậu”

0

Hình ảnh nữ giáo viên quần áo lấm lem, ăn vội gói mì rồi lại tiếp tục dọn dẹp trường lớp khiến nhiều người không khỏi xúc động, dành tặng danh xưng ”hoa hậu”.

Bất ngờ, xúc động và hạnh phúc là những cảm xúc đầu tiên mà cô giáo Hoàng Minh Diệp – chủ nhân bức hình chia sẻ khi biết hình ảnh rất đỗi đời thường của mình đang được lan truyền khắp mạng xã hội.
Bức ảnh chụp cô giáo Hoàng Minh Diệp khi đang tham gia dọn dẹp trường lớp sau lũ, khiến nhiều người không khỏi xúc động. (Ảnh: GVCC).
Bức ảnh chụp cô giáo Hoàng Minh Diệp khi đang tham gia dọn dẹp trường lớp sau lũ, khiến nhiều người không khỏi xúc động. (Ảnh: GVCC).

Cô Diệp hiện là giáo viên mầm non trường TH&THCS Minh Chuẩn (Lục Yên, Yên Bái). Ngôi trường gồm 3 cấp học từ bậc mầm non tới THCS. Nhà ở đối diện cổng trường, vì thế trong những ngày mưa lũ trắng trời, cô Diệp là một trong những người đầu tiên cập nhật tình hình trường lớp.

Trường TH&THCS Minh Chuẩn nằm bên bờ sông Chảy, lại thấp hơn mặt đường gần 2m nên bị ngập sâu trong nước lũ. Ngay sau khi nước rút, cô Hoàng Minh Diệp vội chạy sang trường để kiểm tra tình hình. Chứng kiến cảnh tượng trường lớp tan hoang, ngập ngụa bùn đất do cơn lũ để lại, cô Diệp không khỏi xót xa.

“Nhìn bàn ghế, sách vở và đồ dùng học tập của các con bị nước lũ cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn đất, tôi bất lực không biết phải làm sao” , nữ giáo viên nghẹn ngào chia sẻ.
Cô Diệp chụp cùng học trò. (Ảnh: GVCC).
Cô Diệp chụp cùng học trò. (Ảnh: GVCC).

Tranh thủ dọn dẹp qua nhà cửa, cô Diệp cùng một số đồng nghiệp, người dân xung quanh tức tốc di chuyển sang trường. Ai nấy cũng đều ra sức dọn dẹp, đẩy bớt lượng bùn đất ra khỏi các phòng học, nhanh chóng khắc phục hậu quả để học sinh được sớm trở lại trường.

Trong phút tạm nghỉ tay ăn gói mì tôm sống lót dạ, cô Diệp được đồng nghiệp dùng điện thoại chụp hình, sau đó đăng lên fanpage của trường nhằm ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ. Mấy ngày sau bão, sự cố điện nước chưa được khắc phục, sóng điện thoại chập chờn, nữ giáo viên không hề hay tin mình trở nên “nổi tiếng” mạng xã hội.

Một bức hình không son phấn, không làm dáng, cả người lấm lem bùn đất, xung quanh là khung cảnh tan hoang, nhưng dáng vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn và phong thái lạc quan của nữ giáo viên, khiến ai xem cũng không khỏi xúc động. Mọi người gọi đó là vẻ đẹp kiên cường của người giáo viên Nhân dân. Nhiều người còn dành tặng cho cô những lời khen và so sánh với vẻ đẹp của hoa hậu.

“Giữa những tàn phá của cơn bão Yagi, hình ảnh người giáo viên vùng cao lấm lem bùn đất, ăn vội gói mì tôm sống sau khi dọn dẹp lớp học, khiến chúng ta không khỏi nghẹn ngào. Cô không lộng lẫy, nhưng đẹp hơn cả một bông hoa sen giữa bùn lầy”.

“Bao cảm xúc khi ngắm nhìn hình ảnh tuyệt đẹp với của cô giáo miền sơn cước với thân mình đầy bùn đất lấm lem đứng tranh thủ cầm gói mì tôm sống ăn sau giờ nghỉ giải lao”, ‘’Cô xứng đáng là “hoa hậu” trong lòng phụ huynh và học sinh khắp cả nước’’ … là những chia sẻ chân tình mà người xem gửi đến cô Diệp.
Chân dung đời thường nữ giáo viên miền sơn cước đang gây sốt mạng xã hội. (Ảnh: NVCC)
Chân dung đời thường nữ giáo viên miền sơn cước đang gây sốt mạng xã hội. (Ảnh: NVCC)

Đọc những lời khen ngợi dành cho mình, nữ giáo viên rất vui nhưng cũng có phần ‘’xấu hổ’’ trước danh xưng hoa hậu.

“ Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông, từ nhỏ đã quen với đồng ruộng, bùn đất, nên việc dọn dẹp trường lớp sau lũ, tôi không nề hà. Không chỉ có tôi đâu, các giáo viên khác cũng vậy, ai cũng hết mình vì việc chung” , cô Diệp nói và cho biết rất xúc động trước tình cảm của mọi người, nhưng không dám nhận những mỹ danh đó về mình.

Theo cô Diệp, do chịu hậu quả nặng nề, khối lượng dọn dẹp tại trường rất lớn, bản thân cô cũng như các đồng nghiệp chắn chắn sẽ có chút mệt mỏi.

Thế nhưng nữ giáo viên vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, bởi sau thiên tai, toàn bộ người thân, đồng nghiệp và học sinh đều bình an. Với cô đó là niềm hạnh phúc lớn nhất, mọi khó khăn khác đều có thể khắc phục.
Cô giáo trẻ Hoàng Minh Diệp luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh. (Ảnh: NVCC)
Cô giáo trẻ Hoàng Minh Diệp luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh. (Ảnh: NVCC)

Bước chân vào ngành giáo dục năm 2019, tới nay đã được gần 5 năm, cô giáo trẻ Hoàng Minh Diệp luôn vượt qua mọi khó khăn, làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện cô Diệp đang là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Thế nhưng tình yêu nghề, mến trẻ cứ luôn thôi thúc cô phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa, vì một tương lai tươi sáng cho các em nhỏ vùng cao.