Từ xưa cho đến nay, ai cũng biết khoai lang là một trong những loại thực phẩm lành mạnh tốt nhất cho cơ thể. Trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều người có thói quen ăn khoai lang mỗi ngày, vì nghĩ rằng vừa để tốt cho sức khỏe, vừa để giữ dáng đẹp, nhất là với chị em phụ nữ
Vậy nhưng dù khoai lang có là thực phẩm lành mạnh đến đâu thì khi ăn không đúng vẫn sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn, thậm chí là gây bệnh cho cơ thể. Câu chuyện của người phụ nữ dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Thông tin này đã được báo chí chính thống đăng tải rồi, mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (T/rung Q/uốc), Li Wanping đã chia sẻ trong chương trình sức khỏe có tên “Focus 2.0” về một bà nội trợ 60 tuổi không béo phì, rất chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Bà nghe nói ăn đồ luộc, hấp sẽ lành mạnh hơn các kiểu chế biến khác nên thường xuyên hấp khoai lang, bí đỏ để ăn vào buổi sáng, trưa và tối.
Bà cho rằng, cách nấu nướng này đơn giản, tiện lợi lại vô cùng tốt cho sức khỏe, nên duy trì ăn đều đặn trong thời gian dài. Không ngờ sau một thời gian, bà đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ mức độ trung bình.
Điều này khiến người phụ nữ vô vùng hoang mang. Bà không hiểu tại sao bản thân ăn uống lành mạnh mà lại có thể mắc bệnh được.
Ăn khoai lang không đúng cách sẽ gây bệnh cho cơ thể, ảnh: dSD
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping phân tích rằng, khoai lang và bí đỏ đều thuộc nhóm thực phẩm chứa tinh bột. Việc hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ chuyển hóa thành chất béo trung tính và tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, từ đó dễ hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.
Hơn nữa, người phụ nữ này còn ăn hai loại thực phẩm này vào cả ba bữa sáng, trưa và tối trong thời gian dài khiến lượng tinh bột trong người quá nhiều trong khi lượng protein nạp vào cơ thể không đủ, dẫn tới cơ thể bị thiếu dinh dưỡng.
Chuyên gia Li Wanping nhắc nhở rằng dù thực phẩm có tốt cho sức khỏe đến đâu thì vẫn cần phải cân bằng lượng nạp vào cơ thể, cân đối ăn thêm các thực phẩm khác nhằm đảm bảo đủ chất cho cơ thể và tránh bệnh tật.
Zhenrong – bác sĩ nổi tiếng của khoa Gan mật và Tiêu hóa người Đài Loan (Trung Quốc) từng chia sẻ rằng, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 5%, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và thậm chí còn liên quan đến ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú.
Gan nhiễm mỡ xảy ra khi một lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, cản trở hoạt động của tế bào gan, từ đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, thủ phạm gây ra gan nhiễm mỡ không nhất thiết phải là thực phẩm giàu chất béo.
Khi bạn ăn các loại thực phẩm mà bạn cho là tốt cho sức khỏe không đúng cách cũng có thể tích tụ mỡ nội tạng. Ngoài ra, nghiên cứu của Mỹ còn cho thấy khi lượng vitamin C trong cơ thể quá thấp thì nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ sẽ cao hơn hơn.
Ảnh minh họa, nguồn: dSD
Ngoài việc chú ý đến lượng carbohydrate và chế độ ăn uống cân bằng, chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping chia sẻ về nghiên cứu của Mỹ phát hiện ra hàm lượng vitamin C trong cơ thể thấp thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ lại khá cao. Hàm lượng vitamin C càng cao sẽ giúp ức chế sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ.
Một số loại trái cây và rau củ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào bạn có thể tham khảo như: ổi, kiwi, cam, chanh, dâu tây, ớt chuông, súp lơ xanh, mướp đắng.
Vì sao không nên ăn quá nhiều khoai lang
Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Nên hạn chế ăn vào buổi tối, tại sao
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Nguồn : https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/an-khoai-lang-hap-moi-ngay-nguoi-phu-nu-hoang-hot-khi-nhan-ket-qua-kham-gan-sao-lai-nhu-vay-duoc