Home Blog Page 386

Hiện trường trục vớt nhịp cầu Phong Châu Quá đ/au lòng

0

Sáng 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang có mặt tại cầu Phong Châu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án cứu hộ, trục vớt phương tiện bị chìm đắm trong sự cố sập cầu Phong Châu.

Báo Dân Trí ngày 20/9 đưa thông tin với tiêu đề: Cần cẩu 400 tấn trục vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng. Với nội dung như sau:

Theo Công an tỉnh Phú Thọ, Đại tá Hoàng Nguyễn Phi Khanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ (Thủ trưởng cơ quan CSĐT), cũng có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu sáng 20/9 để chỉ đạo lực lượng ghi nhận hiện trường, tiến hành công tác điều tra ban đầu.

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đang tiến hành trục vớt phương tiện và phần cầu Phong Châu bị chìm đắm (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ đã huy động lực lượng cùng với các phương tiện, xe máy chuyên dụng… tiến hành san gạt mặt bằng, di chuyển đặt cẩu chuyên dụng vào vị trí thuận lợi để tiến hành trục vớt.

Nhịp cầu Phong Châu bị sập cùng chiếc ô tô tải mắc kẹt bên trong (cách cầu Phong Châu khoảng 100m) đã được lực lượng chức năng sử dụng máy phá bê tông; máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép.

Dự kiến sáng nay 20/9, các lực lượng sẽ trục vớt nhịp cầu, phương tiện và tiếp tục tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cho biết, vụ sập cầu khiến hai nhịp 6, 7 và trụ T7 phía bờ hữu sông Thao bị cuốn trôi; 1 ô tô tải, 2 ô tô đầu kéo, 6 mô tô, 1 xe máy điện và 8 người mất tích.

Phần cầu Phong Châu bị chìm đang được lai dắt, đưa lên bờ (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Cần cẩu chuyên dùng 400 tấn được đặt trên bờ; 2 tàu có lắp trục vớt được dùng để nâng nhấc bê tông mặt cầu, trụ cầu, cọc, bệ mố đang chìm dưới nước lên mặt nước. Sau đó, lực lượng chức năng dùng máy xúc đặt trên tàu tiến hành phá dỡ.

Riêng đối với trụ cầu T7 bị đổ không thể phá dỡ, lai dắt, Sở GTVT Phú Thọ nói sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền thả phao, báo hiệu cảnh báo bảo đảm an toàn giao thông đường thủy để chờ khi nước sông rút sâu sẽ tiến hành phá dỡ, thanh thải (nếu cần thiết).

Các phương tiện chuyên dụng được huy động để phục vụ việc trục vớt phương tiện, phần cầu bị chìm đắm (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Cơ quan này đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ xem xét, chấp thuận gần 9 tỷ đồng thực hiện trục vớt phương tiện, phần cầu Phong Châu bị chìm dưới lòng sông.

Sở GTVT Phú Thọ dự kiến thời gian trục vớt diễn ra trong khoảng 60 ngày.

Mới tìm được 2 nạn nhân

Sau khi tìm được thi thể hai vợ chồng ông Lương Xuân Thành, bà Nguyễn Thị Hường (Khu 1, xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ), lực lượng chức năng Phú Thọ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người khác gặp nạn sau vụ sập cầu Phong Châu.

Các nạn nhân còn mất tích gồm: Nguyễn Thị Lan (19 tuổi, trú ở huyện Tam Nông, Phú Thọ); Nguyễn Thị Bích Hằng (36 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ); Dương Công Chiến (43 tuổi, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ); Nguyễn Thị Yến (45 tuổi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ); Hà Quốc Chí (38 tuổi, TP Việt Trì).

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ.

Tiếp đến, báo Vietnamnet cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

Nội dung được báo đưa như sau:

Ngày 20/9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện công tác cứu hộ, trục vớt phần cầu Phong Châu bị sập, mắc kẹt hơn 10 ngày ở phía bờ huyện Tam Nông.

Theo ghi nhận tại hiện trường tiến hành trục vớt phần cầu bị sập, 2 cần cẩu cỡ lớn đã được điều động và lắp đặt trên bờ. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã sử dụng máy phá bê tông, máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép của nhịp cầu bị sập để tiến hành trục vớt.

Tại vị trí chuẩn bị lắp đặt cầu phao, cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh tiếp tục thực hiện đổ đá, gia cố đường dẫn lên cầu phao tại 2 vị trí bờ huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường sáng nay, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu tất cả các lực lượng cần nỗ lực, tiếp tục huy động phương tiện, nhân lực, triển khai phương án trục vớt nhịp cầu và tìm kiếm người còn mất tích.

Theo ông Quang, sau khi cắt và đưa các giàn thép cầu lên điểm tập kết, lực lượng cứu hộ cần tiến hành trục vớt ngay ô tô tải và nhanh chóng tìm kiếm những người đang mất tích. Các thành viên tổ giám sát có trách nhiệm ghi hình, chụp ảnh toàn bộ quá trình trục vớt để làm tư liệu phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân vụ sập cầu.

Cần cẩu cỡ lớn đã được điều động, lắp đặt gần khu vực trục vớt phần cầu bị sập. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ 
Từng thanh sắt đã được cắt, vận chuyển lên bờ. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ
2 phía đường dẫn cầu phao vẫn đang được lực lượng công binh đổ đá, gia cố. Ảnh: Đức Hoàng
Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (thứ 2 bên phải) chỉ đạo, kiểm tra tại hiện trường. Ảnh: Đức Hoàng

Chân dung thầy Hiệu trưởng ở Hà Nội nhận nuôi tất cả những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ cho đến năm 18t: Cuộc điện thoại đẫm nước mắt thay đổi tất cả

0

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) quyết định nhận nuôi tất cả những đứa trẻ may mắn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai, nhiều trẻ đã thiệt mạng và nhiều em may mắn sống sót. Trong số đó, có những em bất hạnh như Hoàng Ngọc Lan, 6 tuổi, bố mẹ và 2 anh trai bị lũ cuốn. Gia đình có 5 người giờ chỉ còn bé trên cõi đời. Bé hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên và được bà ngoại chăm sóc.

Hay em Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên cũng bơ vơ trên cõi đời sau một cơn lũ quét.

Những hình ảnh được báo chí truyền tải khiến thầy Khang xúc động, “nhiều lần bật khóc” và đi đến quyết định sẽ làm gì đó để bù đắp nỗi đau cho các em nhỏ. Với mong muốn, các em sẽ được ấm no và học hành tử tế một cách lâu dài.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt, thầy giáo Hà Nội nhận nuôi những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ ảnh 1

 

Trước đó, thầy Khang cũng chi nhiều tỉ đồng cho dự án đào tạo giáo viên ngoại ngữ cho huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Nghĩ là làm, thầy giáo già nhờ kết nối với nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ để nhận nuôi.

“Thầy nhận nuôi ăn học tất cả những đứa trẻ mồ côi lẫn trẻ còn bố mẹ bằng cách cấp tiền 3 triệu đồng/bé/tháng cho đến năm các cháu đủ 18 tuổi. Hàng tháng số tiền sẽ được chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các bé. Dự án sẽ được thực hiện sau khi lập xong danh sách các bé chịu thiệt hại bởi lũ quét ở Làng Nủ”, thầy Khang cho biết.

Cũng theo thầy Khang, khi nhờ cơ quan chức năng và Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên cập nhật danh sách những đứa trẻ sống sót sau lũ quét thầy mới chỉ có bản “Danh sách học sinh bị lũ cuốn”. Trong đó, nhiều em đã tử vong và còn 7 em đang bị thương điều trị tại các bệnh viện.

Hiện nay chưa có con số cuối cùng về những đứa trẻ được nhận nuôi vì còn 14 người mất tích. Thầy sẽ tiếp tục chờ để cấp học bổng nhằm phần nào bù đắp những đau thương, mất mát mà các em đã trải qua.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt

Khi biết câu chuyện của học sinh Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên bị mất bố, lũ quét cướp đi cả người mẹ, thầy Khang đã nhờ người nhanh chóng liên lạc với thầy cô giáo của học sinh đáng thương này.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt, thầy giáo Hà Nội nhận nuôi những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ ảnh 2

Em Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên cùng cô giáo chủ nhiệm. Được thầy Khang nhận “nuôi”, từ nay Hành sẽ không phải bỏ học, đi làm kiếm tiền nữa.

Khi kết nối được cô Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bảo Yên, cuộc điện thoại đầu tiên thầy Khang nhờ được nói chuyện với Hành.

Hành kể cho thầy nghe, con bị gãy xương quai xanh, đầu gối va đập, toàn thân xây xát…vì lũ cuốn. Trong câu chuyện, biết Hành lớn hơn cháu nội út 1 tuổi, thầy Khang đề nghị được làm ông nội của cháu. Hành xúc động, bật khóc.

Cũng theo thầy Khang, trước đó khi biết đã mất mẹ, bơ vơ trên cõi đời cháu đã nghĩ sẽ đi làm để kiếm sống và lo lắng về tương lai mờ mịt.

“Thầy tin, có suất học bổng đầu tiên sẽ phần nào an ủi cậu bé mồ côi vì tương lai sẽ không còn mờ mịt nữa”, thầy Nguyễn Xuân Khang.

Khi nhận Hành là “cháu nội”, thầy đã hứa sẽ cho cháu tiền để học hết lớp 12 và tiếp tục học lên nữa. Chỉ cần Hành cố gắng.

“Cô Hồng nói rằng, một tháng 3 triệu là con có đủ chi phí ăn học nên thầy sẽ chuyển mỗi tháng 3 triệu. Đối với Hành khi có việc đột xuất cần thêm sẽ được thầy hỗ trợ”, thầy Khang chia sẻ.

Chỉ qua một cuộc điện thoại như thế, thầy giáo ở Hà Nội đã nhờ cô Hồng lập tài khoản ngân hàng cho Hành. Trong chiều nay (17/9), thầy đã lập tức chuyển 6 triệu đồng để Hành trang trải sinh hoạt phí tháng 9 cũng như nhờ cô giáo mua giúp một chiếc điện thoại khi cần thầy gọi trao đổi, động viên.

Cô Hồng cho biết, sau trận lũ quét, Hành không còn nhà cửa nên sẽ ở trong ký túc xá của trường. Thầy cô giáo ở trường sẽ đồng hành, hỗ trợ em ổn định tâm lý, tiếp tục học tập như mong mỏi của em cũng như không phụ tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của thầy Khang.

Nhìn cảnh nào sau lũ ai cũng x;;ót x;;a

0

Đoạn clip ghi lại cảnh hai bên đường ở Yên Bái gần như được phủ kín bởi sách vở, nhiều quyển vẫn còn lấm lem bùn đất… khiến nhiều người không khỏi xót xa. 

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh hàng nghìn cuốn sách vở của học sinh được các thầy cô thuộc trường Tiểu học & THCS Đào Thịnh (Yên Bái) mang ra phơi dọc hai bên đường.

“Đây các bạn ạ, sách vở của các cháu học sinh bị ngập nước và phơi la liệt trên đường ở bên ngoài cổng trường xã Đào Thịnh. Năm học mới đã bắt đầu, nhưng sách vở của các cháu đều bị ngập nước ướt hết nên phải phơi nắng cho khô xem có tận dụng, khắc phục được phần nào hay không”, người trong clip cho hay.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu
Thầy cô phơi loạt sạch vở cho học sinh sau lũ. Ảnh: Dân Trí

Ngay dưới bài đăng, đa số cư dân mạng đều bày tỏ sự xót xa và mong muốn liên hệ với điểm trường để gửi các bộ sách giáo khoa, tập bút và dụng cụ học tập lên cho các cháu để kịp năm học mới.

“Thương quá, con gái mình cũng đang vào năm học mới, nhìn cảnh này sao mà xót xa”

“Đến bao giờ mới ổn định lại đây. Mong các con sẽ được mọi người giúp đỡ để có đầy đủ đồ cơ bản để học tập”

“Hic, nhìn mà nghẹn luôn. Mong có thông tin nhà trường để được hỗ trợ chút quà cho các cháu ạ”,…

Chia sẻ về tình cảnh trên với báo Dân Trí, bà Vũ Ngọc Mai, công chức thống kê văn phòng UBND xã Đào Thịnh cho biết, địa phương có 2 điểm trường gồm trường mầm non và trường Tiểu học & THCS Đào Thịnh.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu-3
Ảnh: Dân Trí

Được biết, trước khi lũ về, giáo viên trong trường vừa mang về một lượng lớn sách giáo khoa. Tuy nhiên, trải qua nhiều ngày mưa lũ, nước ngập tới bàn ghế học sinh, gây ngập úng toàn bộ số sách vở.

Đến khi nước rút, các thầy cô trong trường nhanh chóng vệ sinh rửa sạch bùn đất bám trên sách rồi mang đi phơi khô với hy vọng “cứu được phần nào hay phần đó”. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng lại sách là không khả thi.

Theo thông tin từ bà Mai, thời gian gần đây, có nhiều mạnh thường quân từ các tỉnh thành đến xã Đào Thịnh để ủng hộ vở học sinh và sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi lãnh đạo UBND xã sang trao đổi với hiệu trưởng nhà trường và được biết hiện học sinh sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau nên tạm thời phía trường đang chờ hỗ trợ từ phía Sở giáo dục.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu-2
Các mạnh thường quân gửi đồ dùng học tập hỗ trợ các em học sinh. Ảnh: Internet

“Các cháu học sinh trong xã hiện rất cần bút, vở học sinh, khẩu trang, kính mắt để chống bụi do các tuyến đường sau bão rất bụi bặm, dép tổ ong để thuận tiện đi lại, dễ vệ sinh”, bà Mai cho biết.

Các cụ bảo rồi: ‘3 kiểu đàn bà ô uế, có gặp phải dứt khoát từ bỏ’, là kiểu nào?

0

 Những kiểu đàn bà này dù có ngoại hình đẹp đến đâu cũng chớ nên cưới làm vợ kẻo rước về đại họa.

Trong cuộc sống, người ta thường nói rằng mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện và những phẩm chất riêng. Tuy nhiên, không ít người lại bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu, và trong nhiều trường hợp, phụ nữ được cho là dễ rơi vào những kiểu hành xử mà ông bà ta gọi là “ô uế”.

Dưới đây là ba kiểu phụ nữ mà theo quan niệm truyền thống, nếu gặp phải, bạn nên dứt khoát từ bỏ ngay.

Dưới đây là ba kiểu phụ nữ mà theo quan niệm truyền thống, nếu gặp phải, bạn nên dứt khoát từ bỏ ngay.

1. Kiểu thích “cầm chịch” trong mọi mối quan hệ

Người phụ nữ này thường có xu hướng kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc, bạn bè đến cả gia đình. Họ luôn muốn mọi thứ phải theo ý mình, không cho phép người khác có tiếng nói. Điều này không chỉ gây áp lực cho đối phương mà còn làm tổn thương mối quan hệ.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Luôn chỉ trích và kiểm soát những quyết định nhỏ nhất của bạn.
  • Không chấp nhận ý kiến hay quan điểm khác biệt.
  • Thường xuyên thể hiện sự ghen tuông, không an tâm khi bạn giao lưu với người khác.

Tại sao nên từ bỏ?

Mối quan hệ không thể bền vững khi một bên chỉ biết chiếm quyền điều hành. Cuộc sống cần có sự cân bằng và tôn trọng lẫn nhau.

2. Kiểu “ăn bám” hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác

Kiểu phụ nữ này thường không tự lập về tài chính hoặc cảm xúc, mà luôn phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là bạn trai hoặc chồng. Họ không có kế hoạch cho cuộc sống của mình và chỉ chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Không có công việc hay nguồn thu nhập riêng.
  • Luôn yêu cầu người khác phải lo liệu mọi thứ cho mình.
  • Thể hiện thái độ tiêu cực khi phải tự mình đối mặt với khó khăn.

Tại sao nên từ bỏ?

Mối quan hệ nên được xây dựng trên nền tảng độc lập và tôn trọng lẫn nhau. Nếu một người không có khả năng tự lập, mối quan hệ sẽ dễ dàng trở nên ngột ngạt và không công bằng.

3. Kiểu thích “tám” và gây rối

Đây là kiểu phụ nữ thích bàn tán, đồn thổi về người khác. Họ thường xuyên mang chuyện của người khác ra làm chủ đề bàn luận, gây ra những hiểu lầm và thậm chí là rạn nứt trong các mối quan hệ.

 Kiểu thích “tám” và gây rối

Kiểu thích “tám” và gây rối

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thích đưa ra những nhận xét tiêu cực về người khác.
  • Luôn kêu ca và chia sẻ những câu chuyện riêng tư của người khác mà không có sự đồng ý.
  • Gây rối trong các mối quan hệ xã hội, làm mất lòng người xung quanh.

Tại sao nên từ bỏ?

Người thích “tám” thường không có ý thức tôn trọng sự riêng tư và lòng tự trọng của người khác. Họ dễ dàng tạo ra sự bất hòa và mất lòng tin, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và những người xung quanh.

Trong cuộc sống, việc chọn lựa những mối quan hệ là rất quan trọng. Dù cho mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nhưng nếu gặp phải những kiểu phụ nữ ô uế như đã nêu, hãy dũng cảm từ bỏ để bảo vệ bản thân và giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ rằng, một mối quan hệ lành mạnh phải được xây dựng trên nền tảng tôn trọng, yêu thương và sự tự lập.

Bà lão bán đồng nát nuôi cháu gái ăn học, nhặt được cả gia tài nhưng không tham một đồng nào…

0

Ở chợ Thành Nam, có một bà lão, mỗi ngày đều cầm một cái túi vải trong tay, đi nhặt mấy cọng rau mà người khác vứt đi ở trước quầy bán rau trong chợ. Bà lão này tên là Triệu Quế Chi, mọi người xung quanh đều biết bà là một người đáng thương. Chồng mất sớm, một mình bà vất vả cực khổ nuôi con trai trưởng thành…

Con trai kết hôn được hai năm thì có cháu gái, nhưng khi cháu gái bà được 3 tuổi, con trai bà bị suy thận giai đoạn cuối. Con dâu vì vậy mà ly hôn với con trai bà, đứa con gái để lại cho chồng nuôi, vì vậy chỉ có một mình bà lão vất vả chăm sóc cho cả nhà. Vì không có tiền, bệnh tình của con trai cũng điều trị không hiệu quả, sau ba năm ly hôn, con trai bà qua đời.

Bà Triệu Quế Chi đã 70 tuổi, đi làm công cũng không ai thuê, chỉ có thể đi nhặt phế liệu đem bán lấy tiền nuôi sống mình và cháu gái. Mỗi sáng tinh mơ, bà đi ra chợ nhặt vài lá rau, dùng làm thức ăn cho cả ngày.

Ban ngày thì bà bới móc những thùng rác ở ngoài đường để tìm phế liệu, buổi tối mới vác đống phế liệu tìm được của một ngày đến chỗ thu mua bán lấy tiền.

Bận rộn suốt một ngày trời, lúc nhặt được nhiều có thể bán được 100 tệ, lúc ít thì cũng chỉ được 10 tệ mà thôi, bà lão và cháu gái sống nương tựa nhau. Tuổi đã cao nên bà thực sự rất lo sợ một ngày nào đó mình không còn trên đời nữa, cháu gái vẫn chưa lớn đã trở thành cô nhi, vì vậy nguyện vọng lớn nhất của bà chính là có thể sống được thêm vài năm nữa lo cho cháu gái trưởng thành.

Buổi sáng hôm đó, trên đường bà tay bồng tay bế cháu đến lớp mẫu giáo, cháu nói với bà là nhà trường kêu nộp học phí 500 tệ. Bà lão loay hoay moi từ trong túi ra những tờ tiền 10 tệ và 20 tệ, đếm đi đếm lại mấy lần, đến khi chắc chắn là 500 tệ rồi, mới đưa cho cháu gái, sau đó dặn cháu cất kỹ không được làm rơi, đến trường là phải nộp ngay cho cô giáo. Cháu gái bà vâng dạ phấn khởi vui mừng cầm tiền vào lớp học.

500 tệ đối với người khác có thể không là gì cả, nhưng đối với bà lão, đó là số tiền mà phải vất vả hơn nửa tháng mới kiếm được. Bà không biết mình có thể chu cấp cho cháu gái đi học đến lớp mấy, nhưng với hoàn cảnh trước mắt, đành phải đi một bước tính một bước thôi, chuyện của tương lai không ai biết trước được.

Vào một ngày bông tuyết bay khắp bầu trời, bà lão không ngừng bới móc trong đống rác vừa bẩn vừa thối, hy vọng có thể tìm được một cái vỏ chai, hoặc là một cái lon. Đến trưa, bà bới được hai cái bánh bao ngọt vừa lạnh vừa cứng, bà ăn cùng với một chai nước suối mang từ nhà đi, như vậy xem như là bữa trưa của bà rồi.

Chiều tối, bà lão vác một bao to đựng đầy ve chai lê bước, bà muốn vác đống ve chai mấy chục ký này đến chỗ thu mua phế liệu để bán, theo dự tính của bà thì có thể bán được 80 tệ. Tuyết càng lúc càng rơi nhiều, trên đầu và trên vai bà lão trắng xóa một màu tuyết, trông bà giống như một bức tượng màu trắng đang di chuyển.

Bán xong bà đi về nhà, trong túi có 75 tệ (240 ngàn) do bà kiếm vất vả cả ngày, bà lão rất hài lòng, lúc này trời dần dần tối hẳn lại.

Ngoài đường thưa thớt người qua lại, có lẽ mọi người đều đã tan ca đi về nhà rồi, đèn đường bắt đầu bật sáng lên, phát ra ánh đèn vàng le lói. Bà lão đang trên đường đi về nhà, đột nhiên nhìn thấy bên đường có một cái ví da màu đen, cái ví bị tuyết che phủ lên trên, nếu không phải vì bà đi chậm, thì chắc cũng không phát hiện ra.

Bà lão bước tới nhặt cái ví da lên, lấy tay phủi lớp tuyết bên trên, cái ví rất dày, và còn hơi nặng tay nữa, nhìn kiểu dáng của cái ví bà đoán chắc nó rất đáng giá. Bà mở ví ra xem, không ngờ bên trong lại là nhiều xấp tiền mặt, bà lão đếm qua, số tiền vừa tròn 100 ngàn tệ (330 triệu)! Phản ứng đầu tiên của bà là “bị mất nhiều tiền như vậy, người đánh rơi tiền sẽ chắc chắn rất sốt ruột”.

Bà lão cầm cái ví trong tay không biết nên xử lý thế nào, nghĩ bụng chắc cái ví này vừa mới bị đánh rơi thôi, nếu không đã bị chôn trong đống tuyết lâu rồi. Nếu là mới đánh rơi, nói không chừng người đánh rơi tiền sẽ lập tức quay lại tìm, thế là bà lão đứng ở bên lề đường chờ đợi người đánh rơi tiền.

Mười mấy phút sau, có một chiếc xe rất sang trọng đang chạy trên đường một cách chậm rãi, tài xế của chiếc xe đó còn không ngừng ngó nghiêng hai bên đường, giống như đang tìm thứ gì đó. Lúc này, bà lão cũng để ý thấy chiếc xe này, mà tài xế cũng nhìn thấy có một bà lão đứng ở ngoài đường trông rất kỳ lạ. Tài xế lái xe chạy qua đó, mở cửa kính ra và hỏi: “Bà ơi, bà đứng ở đây có nhìn thấy một cái ví da không?”.

“Ví da trông như thế nào, cậu có thể miêu tả được không?”, bà hỏi lại.

Tài xế vừa nghe liền biết ngay là bà lão đã nhìn thấy cái ví, mặt nở nụ cười nói: “Chính là một cái ví da màu đen, kích cỡ khoảng chừng này, và còn…”

Tài xế vừa miêu tả vừa hình dung hình dáng của cái ví, hình dung một cách chi tiết, bà lão nghe xong khẳng định tài xế này chính là người đánh rơi tiền, sau đó lấy cái ví từ trong túi vải của bà ra, đưa cho người đàn ông đánh rơi tiền.

Người đàn ông vui mừng nhận lại ví, nhìn một cái liền nhận ra là ví của mình, sau đó ông mở ví ra, rồi đột nhiên biến đổi sắc mặt, nói một cách lạnh lùng: “Không đúng, trong này của tôi có 200 ngàn mà (660 triệu đồng), sao chỉ còn lại 100 ngàn thôi vậy?”.

“Không thể nào, tôi không lấy một đồng nào trong ví cả, tôi chỉ mở ra xem bên trong có gì mà thôi, tôi thực sự không lấy. Nếu tôi muốn lấy, tôi vốn dĩ không cần phải đứng ở đây đợi ông quay lại”, bà lão vội vàng giải thích.

“Ai biết bà có ý đồ gì chứ, chỗ tôi bị thiếu mất 100 ngàn, không phải bà lấy thì còn có thể là ai hả?”, người đàn ông này giống như khẳng định rằng bà lão chính là người lấy mất 100 ngàn.

Bà lão có nói gì với ông ấy cũng không được, người đàn ông này buộc bà lão phải giao trả 100 ngàn đã lấy trộm. Bà lão hốt hoảng đến suýt khóc, bà moi 75 đồng ở trong túi ra và nói: “Tôi chỉ có chừng này tiền, một bà lão đi nhặt đồng nát như tôi thì làm gì có 100 ngàn chứ, cho dù có giết tôi thì tôi cũng không có đâu”.

Bà lão nói bằng giọng van xin người đàn ông, chỉ thiếu không quỳ gối vái lạy ông ấy thôi. Lúc này, một cô gái hơn 20 tuổi tay cầm chiếc ô bước tới, nhìn thấy một bà lão rách rưới đáng thương, liền nói với người đánh rơi tiền: “Ba, có chuyện gì vậy? Bà lão này làm sao vậy hả?”.

Người đàn ông nghe con gái hỏi vậy liền ngượng đỏ cả mặt, im lặng không nói câu nào, cô gái lại quay sang nhìn bà Triệu Quế Chi.

“Cô gái, chuyện là thế này, lúc nãy tôi nhìn thấy ví da của ba cô ở trên đường, tôi không lấy một đồng nào ở trong ví cả, nhưng ba cô nói là thiếu mất 100 ngàn, cô gái, tôi thực sự không lấy, nếu bà già này mà nói lời giả dối, thì tôi sẽ bị sấm sét đánh chết, chết không được yên!”.

“Bà ơi, bà đừng nói như vậy, cháu sợ tổn thọ lắm, cháu vẫn còn chưa sống đủ đâu! Cháu tin lời bà nói, là ba cháu đã đổ oan cho bà rồi”, cô gái an ủi bà lão.

“Ba ơi, ba sao vậy hả, vẫn chưa già mà đã hay quên vậy rồi, chẳng phải buổi chiều hôm nay ba đến chỗ ông chủ Lý mua hàng hết 110 ngàn hay sao? Vậy 200 ngàn thì còn lại 90 ngàn là đúng rồi”, cô gái trách móc ba mình.

“Ờ… ờ… ờ… xin lỗi nha, tôi quên mất, đúng thật là… Buổi chiều đúng là tôi có giao dịch một vụ làm ăn, trong ví chỉ còn 90 ngàn tiền mặt thôi, ôi sao lại có thêm 10 ngàn vậy hả?” – Người đàn ông này nghe xong lời con gái mình nói đột nhiên nghĩ ra điều gì đó, biết được ý của con gái, cho nên đã xin lỗi bà lão.

Lúc này, cô gái nháy mắt với ba mình, ba cô hiểu ý, mở ví ra lấy 10 ngàn tệ (33 triệu) nhét vào tay bà lão, nói rằng: “Bà ơi, trong ví của tôi chỉ có 90 ngàn mà thôi, 10 ngàn còn thừa không phải là của tôi, tôi có bao nhiêu thì nhận lại bấy nhiêu thôi, số còn lại tôi không lấy, bà nhận lấy đi”.

“Vậy chào bà nha, bọn cháu về đây, tuyết rơi nhiều như vậy, bà mau về nhà đi!”, cô gái bước lên xe, mở cửa sổ xe ra nói với bà lão một câu, rồi xe chạy đi luôn, bỏ lại sau lưng là một bà lão chưa kịp phản ứng gì cả.

Bà lão giơ 10 ngàn đồng lên, trong khóe mắt là những giọt nước mắt long lanh, giống như một đứa trẻ con vậy, lúc này chắc bà đã hiểu rõ chuyện gì rồi.

Bà lão bước đi trong đêm đông tuyết bay mù mịt, nhưng trong lòng vô cùng ấm ấp. Khi về đến nhà, đứa cháu gái hỏi bà: “Sao hôm nay bà nội về trễ vậy?”. Bà lão trả lời: “Bà vừa mới gặp được một người tốt bụng, ông ấy gặp phải một chút rắc rối, bà ra tay giúp đỡ, cho nên mới về trễ đó”. Đứa cháu gái giơ ngón cái ra với bà: “Bà nội thật tuyệt!”.

https://www.dkn.tv/doi-song/ba-lao-nhat-duoc-100-ngan-tien-mat-luc-tra-lai-thi-nguoi-mat-tien-noi-thieu-mat-100-ngan-con-gai-ong-thi-lai-noi-la-thua-tien-roi.html?amp=1

Chuyện gì xảy ra với Thái Công

0
CHÍNH THỨC THÁI CÔNG LÊN XE BÔNG:
Giờ anh đã là chồng người ta .
Chúc mừng cặp đôi đã chính thức bên nhau.

Có thể là hình ảnh về 2 người

Có thể là hình ảnh về 2 người, bộ vét, hoa cát tường, đám cưới và văn bản

Có thể là hình ảnh về 3 người, bộ vét và văn bản

NTK Thái Công vốn là cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế nội thất. NTK này cũng được biết đến với những vlog riêng giới thiệu về phong cách sống sang trọng, xa xỉ. Dù vẫn có những ý kiến trái chiều về những video này nhưng sự thành công và danh tiếng của Thái Công trong lĩnh vực thiết kế vẫn là điều không thể phủ nhận.

Ngoài sự nghiệp rực rỡ, Thái Công còn được biết đến với chuyện tình ngọt ngào bên người tình đồng giới Huy Yves – hay còn được biết đến với cái tên Huy Phan. Nam CEO kém NTK Thái Công 17 tuổi nhưng cả hai đã có mối tình bền chặt nhiều năm và là một trong những cặp đôi nổi bật trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Cả hai hiện đã chung sống cùng một nhà và thường xuyên khoe nhiều hình ảnh ngọt ngào, lãng mạn. Để giúp cặp đôi coi sóc việc trong nhà chu toàn hơn, NTK Thái Công mới đây đã đăng tải bài viết thông báo tuyển dụng quản gia. Nam NTK chia sẻ quản gia sẽ ở chung nhà với anh và bạn trai Huy Phan trong một căn phòng riêng đầy đủ nội thất và tiện nghi thoải mái.

“Thái Công và Huy Yves tìm quản gia nhưng cũng có thể gọi là một người em trong gia đình để chăm sóc cho hai anh trong nhà. Em sẽ ở chung cùng hai anh với một phòng riêng, đẹp, đủ tiện nghi và thoải mái trong một biệt thự hiện đại và sang trọng.” – NTK Thái Công viết trên trang cá nhân.

Đáng nói, bên dưới phần bình luận, rất nhiều người lại để lại những bình luận kém duyên và toxic liên quan đến xu hướng tính dục, thậm chí xúc phạm cặp đôi khiến nhiều netizen khác cũng không giấu được sự bức xúc. Hiện tại, bài viết tuyển quản gia cũng đã biến mất khỏi trang cá nhân của NTK Thái Công.

Bà Phương Hằng được ra t/ù sớm hơn thời hạn những 3 tháng trời, Hoài Linh, Trấn Thành và Thủy Tiên đồng loạt có phản ứng khó tin

0

Bà Phương Hằng được ra t/ù sớm hơn thời hạn những 3 tháng trời, Hoài Linh, Trấn Thành và Thủy Tiên đồng loạt có phản ứng khó tin

Từng “đối đầu” với bà Nguyễn Phương Hằng trong cuộc chiến trên mạng xã hội, Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh… tỏ thái độ thế nào khi nữ CEO được thả?

Hoài Linh, Trấn Thành cùng loạt nghệ sĩ nói gì khi bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước thời hạn?

Ngày 19/9, thông tin từ báo Tiền Phong cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã được giảm án, tha tù trước thời hạn và trở về nhà. Theo đó, trong thời gian thụ án tại trại giam An Phước (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), bà Hằng đã chấp hành nội quy tốt nên được giảm án, ra tù sớm hơn.

Trước đó, vào nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9, trại giam An Phước đã đề nghị giảm án cho bà Hằng. Tuy nhiên, do thủ tục hành chính, việc giảm án chưa được thực hiện ngay. Đến nay, thủ tục đã hoàn tất và bà Hằng đã được thả tự do.

nguyen-phuong-hang

Thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước thời hạn đang chiếm sóng trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Dư luận càng tò mò hơn về phản ứng của các nghệ sĩ từng vướng ồn ào với bà Hằng. Theo dõi trang cá nhân của những người nổi tiếng này, dường như tất cả đều ngại đề cập đến cái tên Nguyễn Phương Hằng.

Đầu tiên là nghệ sĩ Hoài Linh, sau ồn ào bị bà Hằng “đấu tố” chuyện từ thiện và đời tư, nam nghệ sĩ cũng đã bỏ chơi mạng xã hội, không còn cập nhật gì mới trong những năm qua. Hoài Linh hiện tại tập trung cho nghệ thuật, thỉnh thoảng nhận trả lời báo chí và tuyệt nhiên không bao giờ đề cập đến chuyện từ thiện hay cái tên Nguyễn Phương Hằng.

hoai-linh-8365

Trong khi đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng không có chia sẻ mới trên trang cá nhân. Giọng ca “Xin lỗi tình yêu” hiện vẫn đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng. Hoạt động gần đây nhất của nam ca sĩ là quyên góp từ thiện cho đồng bào miền Bắc.

MC Trấn Thành, người cũng bị CEO Đại Nam réo tên liên tục thì sao? Tối 18/9 vừa qua, Trấn Thành còn đăng hình chụp cùng Lê Giang và Negav kèm theo dòng chú thích: “Gặp lại chị guộc và trưởng phòng Đặng!”. Cũng sau khi bị nghi ngờ chuyện từ thiện, Trấn Thành không còn đứng ra kêu gọi quyên góp mà chuyển thẳng số tiền ủng hộ đến cơ quan chức năng nhà nước. Trong đợt ủng hộ người dân bị bão lũ vừa qua, vợ chồng nam MC đã gửi 200 triệu đồng cho MTTQ Việt Nam.

nghe-si-nguyen-phuong-hang-3

Ca sĩ Thủy Tiên, nhân vật bị bà Nguyễn Phương Hằng “dí” đến cùng cũng giữ im lặng trên mạng xã hội trước thông tin nữ CEO được thả. Gần đây, Thủy Tiên cũng bị réo gọi liên tục giữa mùa bão lũ. Nữ ca sĩ thẳng thắn lên tiếng đáp trả, khẳng định mình trong sạch bằng cách tung kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Sau ồn ào từ thiện, bà xã Công Vinh không còn tổ chức những màn từ thiện rầm rộ. Đợt bão lũ ở miền Bắc vừa qua, cư dân mạng xôn xao khi không thấy Thủy Tiên ủng hộ hay có động thái gì.

nghe-si-nguyen-phuong-hang-2

Ca sĩ Vy Oanh, người cãi tay đôi nhiều lần với bà Nguyễn Phương Hằng thì sao? Vy Oanh đã “biến mất” khỏi mạng xã hội suốt hơn 1 năm qua. Hồi tháng 3/2023, nữ ca sĩ này bị cơ quan chức năng triệu tập sau khi bị con trai bà Hằng nộp đơn kiện. Tháng 8/2024 vừa qua, khán giả nhìn thấy Vy Oanh đã đi diễn trở lại. Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn chưa mở lại Facebook và cũng hạn chế chia sẻ với báo chí, truyền thông về cuộc sống hiện tại.

nghe-si-nguyen-phuong-hang-4

nghe-si-nguyen-phuong-hang-1

Nhìn chung, tất cả các nghệ sĩ đã từng bị bà Nguyễn Phương Hằng réo tên trên livestream đều lựa chọn giữ im lặng trong thời điểm này. Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là quyết định khôn ngoan.

Vua Hùng họ thật là gì? Tại sao 18 vị vua nhưng chỉ có một ngày được tổ chức lễ giỗ?

0

Vua Hùng có họ thật là gì, thậm chí đến cả các nhà sử học cũng gặp khó khăn khi tìm câu trả lời. Vì sao có 18 đời vua mà chỉ lấy 1 ngày giỗ?

Với mọi người Việt Nam, Vua Hùng đã từ lâu trở thành biểu tượng quan trọng, được coi là người đã đóng góp quan trọng trong việc thành lập nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của nước ta. Việc thờ cúng Vua Hùng của người Việt được UNESCO công nhận là một phần của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Mặc dù có nhiều truyền thuyết xoay quanh thời kỳ của Vua Hùng, song việc có 18 đời vua trong thời kỳ này được xem là có căn cứ. Sự thật này đã được chứng minh bằng nhiều di tích và tài liệu cổ. Có vô vàn vấn đề gây tò mò về Vua Hùng với hậu thế, trong đó nhiều người đến nay vẫn thắc mắc về họ thật của Vua Hùng.

Vua Hùng họ thật là gì, đến cả sử gia cũng khó trả lời

Mặc dù bắt đầu tên hiệu bằng từ “Hùng”, nhưng đó không phải là họ của Vua Hùng. Xưa kia tên họ và hiệu khác nhau. Theo đó, trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết, vua Đế Minh – cháu 3 đời của vua Thần Nông trong một lần đi tuần thú phương Nam đã bắt gặp nàng tiên cá ở núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Sau khi hai người ở với nhau thì sinh được một người con, đặt tên là Lộc Tục. Sau này, Lộc Tục trở thành vua xứ Nam (khu vực từ núi Ngũ Lĩnh đến phía Nam), xưng gọi Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.

Kinh Dương Vương kết hôn với con gái Động Đình Hồ quân là Long nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này, Sùng Lãm nối ngôi tự xưng Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, được xem là tổ tiên của người Việt ta sau này. Trong số trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, có 50 người con theo mẹ lên núi, tự phong làm Hùng Vương (hay còn gọi là Vua Hùng), thay nhau nối ngôi cai trị đất nước, lập nên thời đại Hồng Bàng kéo dài đến năm 258 TCN.

Vua Hùng đầu tiên – Kinh Dương Vương là Lộc Tục.

Đến nay, những dữ kiện xoay quanh việc 18 đời Vua Hùng có thật sự tồn tại hay không vẫn còn để lại nhiều tranh cãi. Nếu suy xét theo gia phả thì Vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương, tên là Lộc Tục thì sẽ có họ Lộc. Tuy nhiên, Lạc Long Quân lại tên là Sùng Lãm, điều này được giải thích do ngày xưa, hầu hết các dân tộc đều theo chế độ mẫu hệ nên có lẽ theo họ của mẹ. Tuy nhiên, các nhà sử học lại không đồng ý với quan điểm này. Theo họ, thời Vua Hùng nước ta chưa có họ. Phải đến thời kỳ Bắc thuộc, sau công nguyên thì họ người ở Việt Nam mới xuất hiện.
Vua Hùng họ thật là gì? Tại sao 18 vị vua nhưng chỉ có một ngày được tổ chức lễ giỗ? - ảnh 4

Ông Bùi Quang Thanh (PGS.TS Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) nói thêm, lịch sử các nước đều bắt đầu từ những huyền thoại và truyền thuyết. Kinh Dương Vương cũng như Lạc Long Quân, Âu Cơ đều là nhân vật huyền thoại. Nhân dân ghi nhớ họ là để tưởng niệm nguồn gốc, cội nguồn. Những khu lăng mộ được tìm thấy là chứng tích của huyền thoại được các thế hệ sau này lịch sử hóa.

Vị PSG.TS này nói: “Đây là những nhân vật thần thoại chứ không phải nhân vật lịch sử, kể ra mang tính biểu tượng, để giải thích ra cuội nguồn dân tộc. Chính vì thế, chúng ta không nên hiểu như phả hệ của một dòng họ”.

Triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời

Tại sao 18 đời vua mà chỉ có 1 ngày giỗ?

Theo dòng thời gian của các truyền thuyết và huyền thoại, 18 đời vua Hùng đã trị vì hơn 2.600 năm. Nếu chia trung bình, tuổi thọ của mỗi vị vua kéo dài khoảng 150 năm. Lý giải điều này, một số học giả cho rằng thực chất 18 vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều vua lần lượt trị vì và có chung vương hiệu. Ngay cả con số 18 cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, quy ước cho thấy nhà Hùng đã trải qua nhiều đời, vì 18 là bội số của 9 – một con số thiêng liêng đối với người Việt. Vậy nhiều vua Hùng như thế mà chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì đây là ngày giỗ của vị vua nào?

Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ đây ta có thể thấy Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Như vậy, giỗ tổ Hùng Vương ở đây phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vua nào? Có một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh có đề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

Đền Hùng là nơi thờ phụng và là nơi gắn liền với lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước – các vua Hùng nói chung.

Nói về ngày Giỗ Tổ, sự kiện có từ thời Thục Phán – An Dương Vương, nhằm khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước – các vua Hùng nói chung.

Tuy nhiên, ngày giỗ này không phải lúc nào cũng là 10/3. Xưa kia, người dân thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người, và đền thờ các vua Hùng đã luôn nhộn nhịp nô nức suốt cả năm chứ không định rõ ngày nào.

Điều này khiến cho thời gian lễ bái kéo dài liên miên, gây tốn kém tiền của, lại không bày tỏ được lòng thành kính của toàn dân. Chính vì vậy mà Tuần phủ Phú Thọ là ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc lễ.

Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ)

Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/vua-hung-ho-that-la-gi-tai-sao-18-vi-vua-nhung-lay-1-ngay-le-gio-810610.html

Nhà sư nhắc nhở: Khi bạn không may mắn, hãy ngồi ở bốn nơi này thường xuyên hơn, vận may của bạn sẽ được thay đổi

0

Người đời thường nói rằng khi gặp vận rủi thì “nhà dột mưa suốt đêm”, “ngoài hiên nghe quạ kêu”, “uống nước sẽ nghiến răng”…

Trên thực tế, đây chỉ là những hiện tượng ngẫu nhiên, không liên quan nhiều đến việc một người có xui xẻo hay không, nhưng nếu một người thực sự xui xẻo, thì thường có quan hệ mật thiết với suy nghĩ, phương hướng sống và thậm chí là nỗ lực của bản thân người đó.

Hãy nghe chia sẻ từ một nhà sư lỗi lạc:

Khi một người cảm thấy không may mắn, thường xuyên ngồi ở bốn nơi này sẽ rất hiệu quả, và vận may cũng sẽ được chuyển ngay lập tức.

Thấy tôi tò mò, ông cụ cười và chỉ cho tôi bốn nơi này.

nơi giải khuây, khi buồn, không may mắn, đón vận may

Nơi đầu tiên: Đền, chùa

Khi một người gặp xui xẻo, thường rất khó bình tĩnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, luôn ôm một tâm trạng oán trách và trách móc này nọ. Thực ra, vận đen cũng là hiện tượng hết sức bình thường, bởi cuộc đời không ai mãi thuận buồm xuôi gió cho đến tuổi già.

Khi một người gặp xui xẻo, hãy đến chùa đi dạo, ngồi một lúc, không nhất thiết phải thắp hương lễ Phật, không nhất thiết phải xin số nếu muốn biết vận thế thăng trầm của bạn. Chỉ cần chúng ta lắng nghe âm thanh tiếng tụng kinh khiến lòng người tĩnh tâm,

Có lẽ, chúng ta có thể nhận ra rằng mình không phải là vận đen, mà là vừa bước vào vòng xoáy do chính mình tạo ra, nếu kịp thời bước ra và tích cực đầu tư cho cuộc sống của mình, chúng ta sẽ có thể đổi vận ngay.

nơi giải khuây, khi buồn, không may mắn, đón vận may

Nơi thứ hai: bệnh viện

Khi một người cảm thấy không may mắn, đó luôn là bởi vì anh ta nghĩ mình là người kém may mắn nhất trên thế giới.

Trên thực tế, chỉ cần con người sống khỏe mạnh bình thường, đó là một loại hạnh phúc và phúc lành tốt nhất.

Khi cảm thấy không may mắn, chúng ta cũng có thể đến bệnh viện đi dạo và ngồi một lúc. Khi chúng ta bước vào bệnh viện và nhìn thấy những người bệnh nặng với lòng khao khát được sống và vô cùng sợ hãi đau đớn, ngoài việc đồng cảm với họ, chúng ta cũng cần nhận ra rằng chúng ta thực sự hạnh phúc và may mắn. Sau khi trở về nhà, có lẽ, chúng ta sẽ nhẹ lòng và tạm gác lại những “điều không may mắn” mà chúng ta hiểu.

nơi giải khuây, khi buồn, không may mắn, đón vận may

Địa điểm thứ ba: công trường

Trên thực tế, con người gặp phải một chút thất bại và đả kích là điều hoàn toàn bình thường, bất kể là người nổi tiếng hay người bình thường, gặp phải một chút thất bại và đả kích trong cuộc sống đều là một “tấm đá thử” trên đường đời. Chỉ có biết đúc kết kinh nghiệm và vận dụng tốt “hòn đá thử” này, chúng ta mới có được quyết tâm và sự kiên trì để vượt qua khó khăn. Lúc này ta mới thấy những người xung quanh ta còn khổ, đau và mệt mỏi hơn ta đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của chính họ như thế nào. Khi bước vào công trường dưới cái nắng như thiêu như đốt, ngồi dưới chiếc ô che mưa cực nóng, nhìn những người công nhân nhễ nhại mồ hôi, rồi nghĩ lại tại sao chúng ta ở trong phòng máy lạnh mà phàn nàn này nọ khi gặp một chút thất bại. Và điều may mắn chắc chắn sẽ đến như đã hứa.

nơi giải khuây, khi buồn, không may mắn, đón vận may

Địa điểm thứ tư: gầm cầu

Khi một người cảm thấy mình không may mắn, khi anh ta ở trong đáy của cuộc đời, anh ta luôn không hài lòng với cuộc sống đơn giản mà anh ta đang sống.

Thực ra trên đời này vẫn còn rất nhiều người sống cuộc sống cơ cực, nếu cảm thấy mình kém may mắn, cuộc sống đơn giản nhàm chán thì chúng ta chẳng buồn chui gầm cầu ngồi nhìn một chút.

Hãy trò chuyện với những người vô gia cư đó nơi gầm cầu, thấu hiểu nỗi khổ của họ, đồng thời giúp đỡ họ một chút.

Về đến nhà, ta mới chợt nhận ra: Vậy là mình vẫn hạnh phúc, dù sao vẫn được ăn no mặc ấm. Thế là chúng ta lấy lại niềm tin vào cuộc sống và tiếp tục cổ vũ cho chính mình, với niềm đam mê và tinh thần chiến đấu của mình, làm sao vận may lại không đến với chúng ta?

Sau khi nghe những lời của vị sư già này, bạn có thái độ khinh thường những khó khăn và thất bại mà bạn gặp phải trong cuộc đời không?

Đúng vậy, cuộc sống thực tế là như vậy, trong nhiều trường hợp, nếu chúng ta không nhìn nhận khó khăn một cách nghiêm túc thì ảnh hưởng của khó khăn đối với chúng ta sẽ giảm đi.

Nguồn : https://thuonghieuvaphapluat.vn/nha-su-nhac-nho-khi-ban-khong-may-man-hay-ngoi-o-bon-noi-nay-thuong-xuyen-hon-van-may-cua-ban-se-duoc-thay-doi-vz70506.html

Chuyện buồn của Sách giáo khoa

0
Mỗi trường có thể lựa chọn các bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau để dạy học, do đó sau khi học sinh đã sử dụng khó tìm được người dùng lại. Mỗi bộ sách được nhà trường bán kèm rất nhiều sách bài tập với giá không hề rẻ và chỉ sử dụng một lần rồi vứt. Vậy nên gây lãng phí rất lớn.

Kết thúc năm học 2023-2024, nhiều phụ huynh băn khoăn khi không biết phải xử lí thế nào với SGK, trong đó nhiều cuốn còn mới. Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK, các trường có quyền lựa chọn sách để dạy học. Điều này có thể dẫn tới tình trạng, em không học được sách của anh; nếu chuyển trường học sinh phải mua SGK mới và khi học xong không biết cho ai.

Chị Lê Thị Huyền (38 tuổi, Đà Nẵng) cho biết, chị rất “đau đầu” với SGK của con. Một số loại sách chị phải trầy trật mới mua được theo đúng yêu cầu của nhà trường. Trong khi đó bộ sách con chị học xong vẫn còn sạch đẹp lại không biết cho ai, vì mỗi năm sách một khác. “Nếu đồng bộ, trường nào sách cũng giống nhau, năm nay học sinh dùng xong thì tặng lại khóa sau, tiết kiệm được bao nhiêu là tiền của, vì mỗi bộ giá tới vài trăm nghìn”, chị Huyền nói.

Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học: Lãng phí sách giáo khoa ảnh 1
Bộ SGK lớp 6 của một trường “bán” cho học sinh kèm rất nhiều sách bài tập

Theo cô giáo N.T. (huyện Hòa Vang), việc mỗi trường chọn một bộ sách còn gây tâm lý không tốt cho học sinh trong những kỳ kiểm tra, thi chung toàn thành phố vì các em nghĩ sách trường mình khác sách trường bạn, mình học khác bạn.

“Dù các trường học sử dụng SGK khác nhau nhưng nếu chỉ sử dụng SGK một lần sẽ gây lãng phí rất lớn. Đối với học sinh ở thành phố, đa số phụ huynh đủ điều kiện mua sách mới cho con nhưng ở vùng khó khăn, có được bộ sách vẫn rất quý giá”.

Cô Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội)

Chị Nguyễn Thu Hà, có 2 con vừa học xong lớp 1 và lớp 4 tại một trường tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “Sợ con mang sách đi về nặng, đầu năm học, tôi mua mỗi cháu 2 bộ, trong đó một bộ để ở trường và một bộ để ở nhà cho con học. Các bộ sách thuộc 2 nhà xuất bản khác nhau, do đó sau khi con kết thúc năm học không biết năm tới trường nào học sách đó để cho nên đành bán giấy vụn, vô cùng lãng phí”.

Cô N.T.H, phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội cho biết, năm học tới nhà trường đã chọn xong SGK lớp 5, trong đó các đầu sách được nhặt chủ yếu từ 2 trong 3 bộ sách trên thị trường. Những năm trước, cũng có khối nhặt đủ sách của cả 3 bộ. Ban đầu, giáo viên có thể chọn sách thuộc bộ này nhưng sau một năm dạy học, thấy chưa phù hợp thì năm học tới có thể đổi sang đầu sách khác. Cô H. cũng chỉ ra, việc các nhà trường sử dụng SGK khác nhau dễ gây lãng phí vì khi dùng xong không biết ai cần để cho. “Năm ngoái, kết thúc năm học, trường có kêu gọi học sinh đóng góp SGK cũ để tặng các bạn học sinh vùng cao. Nếu trước đây chỉ cần đóng sách vào thùng gửi đi bất kỳ tỉnh nào thì năm nay cô trò phải ngồi phân ra từng loại sách theo thùng như: Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, Toán lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống… để ủng hộ. Phía tiếp nhận sách cũng phải kết nối với các tỉnh, nhờ rà soát xem trường nào cần sách gì mới gửi đến tặng. Nếu không làm được các bước như vậy, gửi sách đến họ cũng không dùng được”, cô H. nói.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, một giáo viên THCS cho hay, việc giao quyền lựa chọn SGK về cho các trường đã trả lại sự chủ động cho giáo viên. Họ được lựa chọn loại sách phù hợp, bổ ích, thuận tiện nhất cho việc dạy và học. Tuy nhiên, quy định này cũng mang đến nhiều mặt trái, mà rõ rệt nhất là sự lãng phí. “Mỗi trường chọn một kiểu nên dù hằng năm không thay đổi thì cũng chỉ có học sinh trong trường dùng lại sách cũ”, giáo viên này nhìn nhận.

Sách bài tập bán kèm, giá cao hơn SGK

Chuẩn bị bước vào năm học mới, các trường thông báo cho phụ huynh đăng ký mua SGK. Theo bảng giá, bộ SGK lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố gồm có 13 cuốn với giá 192.000 đồng, trong đó chưa bao gồm 2 cuốn sách Tiếng Anh 66.000 đồng. Thế nhưng khi thông báo tới phụ huynh, có nhà trường đưa ra danh mục SGK riêng, danh mục sách bài tập riêng, buộc phụ huynh phải đăng ký mua trọn bộ 13 SGK kèm 9 sách bài tập có giá lên 460.000 đồng. Đặc biệt, 9 cuốn sách bài tập các môn có giá 198.000 đồng, cao hơn giá bộ SGK 13 cuốn.

Bán SGK kèm sách bài tập và các tài liệu tham khảo cũng gây lãng phí rất lớn khiến không ít phụ huynh bức xúc. Năm ngoái, khi kết thúc năm học, kiểm tra lại sách của con, có phụ huynh ngỡ ngàng vì có những cuốn như: Giáo dục thể chất, Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội… vẫn còn thơm mùi giấy mới. Hỏi con thì được biết, sách chưa từng được cô giáo yêu cầu mở ra học trên lớp.

Thầy Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Dơn, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, theo Nghị định 81, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập, trong đó có khoản mua sắm đồ dùng học tập, SGK. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp học sinh nghèo nhưng không thuộc đối tượng được hưởng chính sách này vẫn cần SGK. Khi nhận sách cũng phải đúng bộ sách trường đang dạy học, các em mới có thể học được.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Khánh Vân, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng cho biết, với quy định, mỗi trường tự chọn một bộ khi học sinh, giáo viên chuyển từ trường này sang trường kia sẽ khó khăn hơn trong việc học tập, giảng dạy. Đồng thời tính kế thừa không phát huy cao cùng nhiều mặt trái nảy sinh khác. HĐND TP Đà Nẵng đã đề nghị UBND rà soát, đánh giá, nếu có vướng mắc thì tổng hợp và kiến nghị với Bộ GD&ĐT.