Home Blog Page 364

Đêm giao thừa bất ngờ có chú chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc lo đến mất ăn mất ngủ: ‘Là tốt hay xấu?’

0

Theo người này chia sẻ, vào đêm giao thừa, một vị khách đặc biệt đã ghé thăm ngôi nhà và khiến cả gia đình rất bối rối.

Giao thừa cũng được xem là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên vào khoảnh khắc này, nhiều gia đình đã gặp phải những tình huống vô cùng “khó đỡ”. Câu chuyện sau đây được một cô gái có tài khoản là Đào Nguyễn chia sẻ trên mạng xã hội, vào năm 2019 là một ví dụ.

Dòng trạng thái của Đào Nguyễn viết: “Đúng giao thừa có một em chó chạy vào nhà. Chui vào gầm xe nằm. Mọi người thông thái cho em hỏi là điểm tốt hay xấu ạ?”. Bên dưới bài viết đính kèm hình ảnh chụp chú chó đang nằm cuộn mình trong sân để xe của ngôi nhà.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Hình ảnh chú chó lạ ghé thăm nhà vào đêm giao thừa khiến gia chủ bối rối (Ảnh Đào Nguyễn)

Bài viết của cô gái nhanh chóng thu về lượt quan tâm lớn của nhiều người dùng khác với gần 700 lượt bình luật. Đa phần mọi người đều cho rằng, vào đêm giao thừa nói riêng hay vào những ngày đầu năm mới nói chung, việc có những vị khách lạ, đặc biệt như chú chó, chú mèo ghé thăm nhà là điềm tốt.

Những nhận xét này dựa trên quan niệm dân gian của người xưa. Cụ thể, người xưa từng có câu: “Chó đến thì sang” hay “Chó đến làm giàu, mèo đến xây nhà lớn”. Những câu nói này không biết đã xuất hiện từ bao giờ, song nó vẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác và trở thành quan niệm thân quen trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tuy nhiên dựa trên đời sống thực tế ngày nay, việc không chỉ chó, mèo mà bất kỳ con vật nào ghé thăm gia đình một cách bất ngờ, thì gia chủ cũng nên bình tĩnh mà không nên đánh đập hay xua đuổi chúng. Bởi rất có thể chúng là thú nuôi của một gia đình khác, đang đi lạc. Gia chủ có thể mở rộng cửa để con vật tự rời đi. Chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long giải thích: “Bên cạnh chó, các loài khác như mèo, chim hay cá, rắn. Không nên bắt nhốt các loài này, gia chủ có thể cho chúng ăn và đợi cho đến khi chúng tự rời đi. Với cá hãy đem thả về ao, hồ nước gần nhà, còn rắn thì bình tĩnh, xử lý an toàn để chúng cũng rời đi”.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Khi có động vật lạ vào nhà trong đêm giao thừa hay dịp năm mới, không đánh đập hay nhốt mà hãy để chúng tự rời đi (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho biết, đặc biệt vào đêm giao thừa, khi các gia đình cùng nhau tổ chức các hoạt động để chào năm mới bật nhạc lớn, bắn pháo hoa, việc này sẽ vô tình khiến những chú thú cưng như chó sợ hãi. Lúc này, chúng sẽ chạy đi tìm nơi để trốn, ẩn nấp. “Chắc quê bạn đốt nhiều pháo quá. Khi chưa cấm pháo, cứ giao thừa là chó quê mình chạy hết ra đồng để trốn đấy”, người dùng với tài khoản Hà Thảo bình luận.

Những điều nên tránh vào dịp năm mới

Những quan niệm, tâm niệm được dân gian truyền miệng từ xa xưa cho đến nay vốn dĩ mang tính chất tương đối. Song lại cũng có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là vào những dịp quan trọng như dịp Tết, đầu xuân năm mới. Dưới đây là một số lời khuyên khác từ chuyên gia phong thủy Thiện Vũ Long, về những điều các gia đình tốt nhất nên tránh, hạn chế vào đêm giao thừa nói riêng cũng như dịp đầu năm mới nói chung.

Tránh tranh cãi bất hòa

 

Dù với người bên ngoài hay giữa các thành viên trong gia đình với nhau, mọi người cũng nên tránh việc tranh cãi, bất hòa to tiếng. Điều này sẽ vô tình khiến không khí trong nhà dịp đầu xuân năm mới không được vui vẻ. Thay vào đó hãy luôn hài hòa, vui cười và nói với nhau những lời chúc bình an, may mắn.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Dịp đầu năm, mọi người nên giữ không khí vui vẻ, không nên bất hòa, tranh cãi (Ảnh minh họa)

 

 

Tránh quét nhà đêm 30 và ngày mồng 1

 

Theo quan niệm phong thủy, việc quét nhà được coi như quét đi tài lộc trong nhà. Vì vậy tốt nhất các gia đình nên tránh. Ngoài ra, dịp Tết là thời gian mọi người được thảnh thơi, nghỉ ngơi sau 1 năm, hãy dành thời gian để đi chúc Tết, vui chơi, du xuân thay vì dọn dẹp nhà cửa.

Tránh cắt tóc

 

Điều thứ 3 được chuyên gia phong thủy khuyên nên tránh vào những ngày Tết đó là tránh cắt tóc. Nó không chỉ được áp dụng vào dịp đầu năm mới mà mỗi ngày đầu tháng Âm lịch, mọi người cũng rất kiêng đi cắt tóc.

Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:
Đêm giao thừa có chó lạ chạy vào nhà, gia chủ không biết xử trí ra sao, thắc mắc:

Quét nhà, cắt tóc cũng là điều nên tránh trong những ngày đầu năm mới (Ảnh minh họa)

Tránh đòi nợ

 

Điều cuối cùng là một điều rất kiêng kỵ, đó là đòi nợ vào năm mới. Đòi nợ ngày đầu năm mới không chỉ khiến đối phương trở nên bối rối, phiền phức mà còn khiến chính chủ trở thành ngườ có phần bất lịch sự trong văn hóa ứng xử thường ngày. Vì vậy vào dịp đầu năm khi gặp nhau, hãy chỉ nên nói những chuyện an lành tốt đẹp, chúc nhau những câu chúc thật đẹp cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Các cụ dặn chẳng sai: Đầu năm mới nhớ ăn cá chép cầu may nhưng phải chừa lại đuôi, vì sao?

0

Trong quan niệm của người xưa việc ăn cá chép đầu năm mang lại may mắn thế nhưng phải tránh ăn đuôi.

Tết nguyên đán là dịp quan trọng trong năm. Theo quan niệm văn hóa tâm linh thì năm tài vận được tính theo năm Âm lịch. Do đó người xưa thường thực hiện các nghi thức tâm linh tính theo thời điểm năm âm lịch.

Để cầu may mắn đầu năm người xưa có những kiêng kỵ và những nghi thức đặc biệt, cả chuyện ăn uống. Đầu năm người Việt dặn con cháu kiêng không ăn những món mang lại xui rủi nặng mùi như thịt chó, thịt vịt, cá mè, mắm tôm, mực, tôm… Bên cạnh đó thì ông bà cũng khuyên nên ăn những món mang lại may mắn gồm các món truyền thống trong dịp Tết như mứt, bánh chưng, giò, chả, cây mía, kẹo ngọt…

Trong các món ăn mang lại may mắn thì các cụ đặc biệt chú trọng cách ăn cá chép.

ca-chep-may-man-dau-nam

Cá chép mang lại may mắn cả năm?

Trong văn hóa Việt, cá chép là hình tượng đặc biệt có ý nghĩa. Cá chép biểu trưng cho sự thành công, bởi câu chuyện cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Thế nên ăn cá chép được cho là biểu trưng sẽ giúp vượt qua khó khăn đạt tới thành công, mang lại may mắn tài lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự hanh thông như ý.

Hình ảnh cá chép vượt qua vũ môn hóa thành rồng đã biểu trưng cho sự phát triển vượt bậc thành công may mắn, giàu có phú quý, phát tài.

Cũng chính vì thế ông bà dặn con cháu nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến. Thế nên nhiều gia đình mua cá chép để ăn Tết mong một năm mua thuận gió hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc, thành công, gặt hái nhiều tài lộc, may mắn…

ca-chep

Tại sao không được ăn đuôi cá chép?

Mặc dù người xưa dăn con cháu nên ăn cá chép để thu hút vận may nhưng lại chừa đuôi không được ăn đuôi. Đây là nghi thức tâm linh thể hiện niềm tin rằng khi để lại đuôi cá tức là mong muốn có sự dư thừa, không hết tận cùng. Ăn đuôi tức là ăn đến tận cùng, do đó cần để lại đuôi để mong có sự dư thừa trong năm để năm mới có tích lũy giàu có.

9 điều kiêng kị vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo cả năm

0

Trong quan niệm dân gian ở một số nền văn hóa, mùng 1 Tết được coi là ngày đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

Người ta tin rằng những gì làm trong ngày này sẽ ảnh hưởng lớn đến cả năm tới. Do đó, có một số điều kiêng kỵ thường được tuân thủ vào ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo và mang lại may mắn như sau.

1. Đóng cửa nhà ngày mùng 1 Tết 

Trong quan niệm phong thủy, mở cửa ra ngoài vào ngày mùng 1 Tết được coi là mở đường cho sự thịnh vượng, tài lộc và thành công trong năm mới. Việc này được xem là một cách chào đón các vận khí tích cực và cơ hội mới đến với gia đình.

Ngược lại, đóng cửa nhà vào ngày này được coi là hạn chế sự tuần tự của vận khí và sinh khí, có thể khiến cho gia đình gặp khó khăn trong việc thu hút may mắn và thành công trong năm mới.

Không nên đóng cửa nhà vào mùng 1 Tết

Tuy nhiên, mặc dù là một quan niệm truyền thống, việc mở hoặc đóng cửa nhà vào ngày mùng 1 Tết thực sự phụ thuộc vào quan điểm và niềm tin cá nhân của mỗi gia đình.

2. Tránh sử dụng dao, kéo 

Trong quan niệm phong thủy, việc sử dụng dao kéo trong ngày đầu tiên của năm nên được hạn chế để tránh mang lại sự sát thương và xui xẻo cho gia đình. Dao và kéo được coi là những công cụ có tính chất sắc bén và có thể mang lại nguy cơ cho sự an toàn của con người.

Nếu có việc cần thực hiện như băm hoặc chặt đồ ăn, thì tốt nhất là nên thực hiện vào đêm 30, trước khi chuyển sang ngày mùng 1 của năm mới. Vào sáng mùng 1, thay vì sử dụng dao kéo, bạn có thể tập trung vào việc dọn đồ ăn và tận hưởng khoảnh khắc bên người thân, tạo nên không khí ấm áp và hạnh phúc cho ngày đầu tiên của năm mới.

Tránh sử dụng dao kéo hết mức có thể

3. Hết gạo, muối

Việc đảm bảo có đủ gạo và muối trong nhà ngày mùng 1 được coi là rất quan trọng. Mục đích của việc này không chỉ là để đảm bảo rằng gia đình có đủ thực phẩm cho cả năm mà còn mang ý nghĩa tượng trưng về sự ấm no và đầy đủ.

Cụm từ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” thường được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có đủ muối và gạo trong ngày đầu tiên của năm mới. Muối và gạo không chỉ là những nguyên liệu cần thiết trong chế biến thức ăn hàng ngày mà còn đại diện cho sự sung túc và ấm no trong cuộc sống gia đình.

Không nên để nhà thiếu gạo muối vào mùng 1 Tết

4. Quét nhà 

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong 3 ngày đầu năm có thể ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia đình. Người ta tin rằng việc quét rác trong những ngày này sẽ khiến tiền bạc của gia đình bị mất đi hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải quét nhà để giữ cho không gian sạch sẽ và thoáng đãng, có thể thực hiện nhưng cần chú ý một số điểm sau:

– Quét rác nhưng không nên đổ ra ngoài đường vào 3 ngày đầu năm.

– Tốt nhất là bạn có thể tạm thời chứa rác trong nhà, tại một góc nào đó, để sau 3 ngày đầu năm mới đổ rác đi.

Có thể quét nhà nhưng không nên đổ ra ngoài trong 3 ngày đầu năm

5. Vay tiền 

Vay mượn tiền bạc được coi là một trong những điều kiêng kị trong tâm lý dân gian. Theo quan niệm này, người cho vay có thể gánh chịu mất mát về tài lộc suốt cả năm, trong khi người đi vay sẽ phải sống trong tình trạng túng thiếu, vay mượn suốt năm dài.

Tránh vay tiền đầu năm

6. Nói những điều xui rủi

Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới. Người ta tin rằng việc nói những điều tốt lành, tích cực sẽ tạo điều kiện cho một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Trái lại, nếu nói những điều xui xẻo, tiêu cực, có thể gây ra tâm trạng không tốt và mang lại những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống trong suốt năm tới. Do đó, nên tránh nói những điều không may, tập trung vào những suy nghĩ tích cực để mang lại may mắn và thành công trong năm mới.

Tránh nói lời xui rủi

7. Cho lửa 

Trong quan niệm dân gian, ngọn lửa được xem là biểu tượng của sự ấm áp, may mắn và sự phồn thịnh. Màu đỏ của lửa thường được liên kết với sự may mắn và tài lộc trong văn hóa nhiều quốc gia. Vào mùng 1, nếu cho người khác lửa đồng nghĩa với việc cho đi sự may mắn của bản thân thì cả năm sẽ xui xẻo, làm việc gì cũng không thuận lợi.

Không nên cho lửa đầu năm

8. Đồ dùng gia đình rơi vỡ 

Quan niệm này phản ánh niềm tin và truyền thống trong văn hóa dân gian, trong đó mỗi hiện tượng tự nhiên hay sự cố như vỡ đồ đạc được coi là điềm báo cho sự chia lìa hoặc đổ vỡ trong gia đình.

Thực tế, việc đồ dùng trong nhà bị rơi vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sơ suất trong quá trình sử dụng, tuổi già, chất lượng sản phẩm, hoặc điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ. Tuy nhiên, việc chăm sóc và sắp xếp đồ dùng trong nhà một cách cẩn thận vẫn là một thói quen tốt để đảm bảo an toàn.

Tránh làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày Tết

9. Người có tang đi xông đất 

Tục lệ dân gian về việc người đầu tiên bước vào nhà vào ngày mùng 1 của năm mới là một trong những truyền thống vẫn được duy trì đến ngày nay. Quan điểm này phản ánh niềm tin vào sức ảnh hưởng của người đầu tiên bước chân vào nhà đối với sự may mắn của cả năm.

Do đó, theo quan niệm dân gian, để tránh thu hút điều không may và xui xẻo cho gia đình, người có tang không nên là người đầu tiên bước vào nhà người khác vào ngày mùng 1 Tết.

Người có tang không nên đi xông đất hoặc chúc Tết

Lưu ý những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để giữ gìn may mắn và thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.

Có nên rửa hoa quả trước khi th:ắp h:ương không, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

0

Việc có nên rửa hoa quả trước khi thắp hương hay không, tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
Theo phong tục, người Việt thường dâng lễ trái cây, hoa quả chưng bàn thờ vào các dịp lễ Tết, mùng 1 ngày Rằm để tưởng nhớ Gia tiên, Thần linh, mong bề trên phù hộ cho con cháu an ninh, khang thái.
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc hoa quả trước khi dâng lên bàn thờ có cần rửa hay không?

Câu trả lời là có.

hoa quả, thắp hương, hoa quả thắp hương có cần rửa, kiến thức

Trước khi dâng hoa quả lên bàn thờ nên rửa sạch.

Một số người làm việc gì cũng rất cẩu thả, trái cây mua về không rửa sạch, đem dâng lên Phật còn dính đầy bụi đất, không rửa sạch, đem lá cây tạp… Những hành vi này là không đúng.

Làm sạch bất kỳ vật dụng nào cũng giống như làm sạch bụi bẩn trong tâm hồn chúng ta, gột rửa bụi bặm và thanh lọc tâm hồn chúng ta.

Trái cây được tẩy sạch sẽ thơm tho sạch sẽ khiến người nhìn thấy vui vẻ, tăng thêm phúc khí.

Hoa quả cúng Phật không đặc biệt chú trọng, muốn bao nhiêu tùy ý, sau khi rửa sạch hoa quả, xếp vào đĩa thành hình uy nghiêm rồi đặt trước mặt Phật.

Ngoài ra, khi dâng trái cây lên Phật cần tránh hai điều sau:

Không dâng quả đã bị hư, chín nẫu

Dâng hoa quả trước Phật là để nhắc nhở đại chúng hiểu nhân quả và tôn trọng nhân quả.

Dâng hoa trước Phật tượng trưng cho nhân lành, dâng quả tượng trưng cho quả lành, hoa nở hoa kết trái tức là thiện hữu thiện báo, chỉ có khuyên người làm việc thiện mới có thể chân chính cải biến vận mệnh.

Hai, chúng ta nên hiểu đạo Phật không phải là mê tín dị đoan, Phật không phải là thần linh mà là đấng giác ngộ, Phật là người quá khứ, người là Phật vị lai.

Nếu chúng sanh tinh tấn tu hành, thì cũng có thể thành Phật đạo.

Trong Phật giáo, người tu hành có ba loại chứng quả là A La Hán, Bồ Tát và Phật, trong đó A La Hán thuộc Phật giáo Tiểu Thừa, Bồ Tát và Phật thuộc Phật giáo Đại Thừa, chứng đắc “Phật” là viên mãn và hoàn mỹ nhất.

Để tránh những biểu hiện xấu, bất kính và tạo nghiệp chướng, khi dâng hoa quả trước Phật, chúng ta phải chú ý đảm bảo hoa quả tươi, nguyên vẹn, không bị thối rữa, hư hỏng.

Ngay cả khi trong quá trình cúng phát hiện quả bị hư hỏng thì cũng nên kịp thời thay thế bằng quả tốt.

hoa quả, thắp hương, hoa quả thắp hương có cần rửa, kiến thức

Không cúng trái cây có mùi hôi

Các loại trái cây cúng Phật không có yêu cầu gì lớn, thông thường là các loại trái cây mình ăn thường xuyên như táo, chuối, lê, cam, nho, dưa hấu, thanh long,…, đều có thể chấp nhận được. Những loại trái cây này có mùi thơm hơn, giá cả phù hợp với hầu hết mọi người và họ đều có thể mua được.

Nhưng nói đến một loại trái cây – ví dụ sầu riêng, mùi của nó hầu hết mọi người đều không thể chấp nhận được, tốt hơn hết là không nên mang đi cúng dường, bởi có chút bất kính với Tam Bảo.

hoa quả, thắp hương, hoa quả thắp hương có cần rửa, kiến thức

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Đừng ngâm măng khô với nước lã: Dùng thứ nước này giúp măng mềm nhanh, sáng màu, giòn sần sật

0

Canh măng khô nấu xương, măng khô xào… là món ăn ngon của người Việt. Dưới đây là mẹo sơ chế măng khô nhanh và chuẩn nhất.

Măng khô nấu xương heo, măng khô xào miến, xào thịt… là món ăn ngon lành, rất thích hợp vào ngày Tết. Ngay cả khi thờ cúng, nhiều gia đình cũng luôn có một vài món ăn từ măng khô.

Tuy nhiên măng khô nếu không biết cách xử lý sẽ có màu đen, cứng, khô, không ngon. Để khắc phục nhược điểm này, thay vì ngâm bằng nước lã thông thường, bạn hãy ngâm măng khô bằng nước vo gạo.

Nước vo gạo sẽ giúp măng rất nhanh mềm, sáng màu, làm sạch các chất độc còn sót lại trong măng.

Đừng ngâm măng khô với nước lã: Dùng thứ nước này giúp măng mềm nhanh, sáng màu, giòn sần sật-1

Cách ngâm măng khô với nước gạo

Măng khô mang rửa sạch bụi bẩn. Sau đó cho măng khô vào ngâm khoảng 6-8 tiếng để nở mềm. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta hay ngâm măng khô bằng nước vo gạo. Bạn có thể thay nước ngâm măng 2-3 lần để lọc sạch vị đắng còn sót lại.

Vớt măng đã ngâm mang ra rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó gạn nước và cho nước khác vào tiếp tục ninh mềm trong 1 tiếng đồng hồ.

Vớt măng đã mềm cho ra rổ, để ráo nước. Xé nhỏ cái măng thành sợi để sẵn sàng chế biến các món ăn khác nhau như: canh măng khô ninh xương, măng khô xào…

Lưu ý: Nếu lỡ may lượng măng chuẩn bị quá nhiều và không sử dụng hết, chị em có thể cho măng vào túi có khóa kéo và bảo quản trong tủ lạnh. Với cách làm này bạn có thể bảo quản măng chừng 1 tuần nếu ở ngăn mát và 1 tháng nếu ở ngăn đá.

Đừng ngâm măng khô với nước lã: Dùng thứ nước này giúp măng mềm nhanh, sáng màu, giòn sần sật-2

Hướng dẫn cách làm canh măng khô nấu xương heo ngon

Nguyên liệu:

– Măng khô

– 1 cái móng giò heo

– Hành lá, hành khô

– Nước mắm, muối, hạt tiêu vừa đủ

Cách chế biến:

– Bước 1: Măng hoàn thành các bước ngâm, xé như hướng dẫn ở trên.

– Bước 2: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó đem luộc sơ trong nồi nước sôi có cho xíu muối, sau đó xả lại dưới vòi nước sạch.

– Bước 3: Cho móng vào nồi hầm, cho ít mắm vào cùng rồi đảo một lúc cho móng được ngấm vị.

– Bước 4: Tiếp đến, chế lượng nước đủ ăn vào nồi để nấu. Để nước sôi, bạn hớt sạch phần bọt váng ở xương tiết ra để nước canh được trong, ngon.

– Bước 5: Sau khi luộc măng xong để ráo nước rồi cho măng vào xào. Khi xào, nêm ít mắm và hạt nêm cho ngấm vị.

– Bước 6: Hớt xong bọt,  bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp suất để ninh nấu. Sau khi ninh khoảng 20, 30 phút thì canh măng sẽ mềm, nhừ.

Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc canh măng khô móng giò ra bát thưởng thức.

Đừng ngâm măng khô với nước lã: Dùng thứ nước này giúp măng mềm nhanh, sáng màu, giòn sần sật-3

Canh măng khô hầm xương là món ăn rất phổ biến trong những mâm cơm ngày Tết. Vị đậm đà, nóng hổi của canh măng khô hầm xương rất thích hợp cho bữa cơm những ngày Tết trời se lạnh.

Tổ Tiên nói rằng: ‘Nhà có 5 niềm vui, quý nhân không mời mà đến’, 5 niềm vui đó là gì?

0

Nếu một nhà bỗng dưng có những niềm vui này, quý nhân sẽ tìm đến tận cửa.

Gia đình hòa thuận

Gia đình hòa thuận là nền tảng để xây dựng một môi trường phát triển tốt đẹp.

Trong một gia đình đầm ấm và hòa thuận, các thành viên trong gia đình có thể quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên bầu ⱪhông ⱪhí tích cực.

Môi trường gia đình hòa thuận này giúp rèn luyện tính cách của trẻ để chúng có thể phát triển trong bầu ⱪhông ⱪhí dễ chịu.

Trong một gia đình như vậy, trẻ em sẽ dễ dàng hình thành quan điểm đúng đắn về cuộc sống và các giá trị cũng như có thái độ tích cực hơn.

Sự thịnh vượng

Sự thịnh vượng của cải mang lại nền tảng vật chất cho gia đình và mang lại điều ⱪiện giáo dục và sinh hoạt tốt hơn cho các thành viên trong gia đình.

Trong môi trường sung túc về vật chất, trẻ em dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn tài liệu học tập đa dạng và có ⱪhông gian phát triển rộng hơn.

Ngoài ra, sự giàu có còn mang đến cho các gia đình nhiều cơ hội trải nghiệm cuộc sống, mở rộng tầm nhìn và nuôi dưỡng sự hiểu biết độc lập của trẻ về thế giới.

Sức ⱪhỏe tốt

Cơ thể là vốn của cách mạng, một gia đình chỉ có thể phát triển tốt hơn trên cơ sở sức ⱪhỏe và sự an toàn.

Với một cơ thể ⱪhỏe mạnh, các thành viên trong gia đình có thể làm việc, học tập và phát triển tài năng tốt hơn.

Một môi trường gia đình lành mạnh và an toàn cũng có thể giảm bớt gánh nặng cho các thành viên trong gia đình, cho phép mọi người tập trung vào sự nghiệp của mình.

Con cái học hành giỏi giang

Trong một gia đình, chắc chắn việc con cái đạt được thành tích học tập tốt chắc chắn là một điều may mắn lớn đối với gia đình.

Thành công trong học tập ⱪhông chỉ thể hiện sự nỗ lực, trí tuệ của cá nhân mà còn mang lại cảm giác vinh dự, tự hào cho gia đình.

Cảm giác đạt được thành tích này giúp phát triển sự tự tin của trẻ và giúp chúng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống một cách tích cực hơn.

Quan hệ xã hội tốt

Trong tương tác xã hội, có mối quan hệ tốt giữa các cá nhân là một ⱪhả năng rất quan trọng.

Sự nổi tiếng của một người thường cho thấy anh ta có ⱪỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm tốt.

Sự rộng rãi của loại mối quan hệ giữa các cá nhân này có tác động tích cực đến sự nghiệp và cuộc sống của các thành viên trong gia đình, giúp gia đình dễ dàng hòa thuận và cạnh tranh trong xã hội

Thắp hương hoa ly là đại kỵ và 5 loại hoa nên bày lên bàn thờ

0

Thắp hương bằng hoa ly là đại kỵ, đây mới là 5 loại hoa nên bày lên bàn thờ để gia chủ may mắn

Không nên dùng hoa ly để bày lên bàn thờ

Nhiều gia đình chọn hoa ly để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày rằm, mùng 1 hoặc dịp lễ tết quan trọng. Tuy nhiên, họ không biết rằng, hoa ly không thích hợp để bày ở những nơi như vậy.

Theo dân gian quan niệm, hoa ly đẹp, rực rỡ nhưng tên gọi của nó lại gợi nhắc đến sự ly tán, chia ly… Do đó, không nên bày chúng lên ban thờ để tránh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, dòng họ. Ngay cả các Phật tử cùng thường tránh sử dụng hoa ly để lễ Phật.

thắp hương, ngày rằm, kiêng kị khi thờ cúng
Hoa ly

Hoa lay ơn

Hoa lay ơn tượng trưng cho sự thuần khiết, trang nhã. Loại hoa này thường được nhiều cành. Khi chọn hoa lay ơn, bạn nên lựa những cành có số lượng bông nở ít, nụ nhiều, cành hoa có thân to, cứng cáp, lá tươi xanh, không bị dấp nát.

Hoa đồng tiền

Giống như tên gọi, loại hoa này được nhiều gia đình lựa để đặt lên bàn thờ vào những ngày mùng 1, rằm hoặc lễ Tết đều cầu tài lộc, thịnh vượng.

Ngoài ra, hoa đồng tiền còn mang ý nghĩa cầu mong cả gia đình có sức khỏe.

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là biểu tượng của sự sống, phúc lộc. Người ta cho rằng, bày hoa cúc vàng trong nhà giúp ổn định phúc khí. Vì vậy, đây là loại hoa thích hợp để dâng lên cúng trên bàn thờ tổ tiên.

Hoa hồng đỏ

Hoa hồng đỏ nở quanh năm mang ý nghĩa hạnh phúc ngập tràn, vĩnh cửu. Vì thế, gia chủ có thể chọn bày loại hoa này trên bàn thờ trong những dịp quan trọng.

Lưu ý, khi chọn hoa hồng nên lựa loại có màu đỏ tươi tránh các màu nhạt, hồng phớt, trắng… và không xen lẫn nhiều màu hoa với nhau.

Hoa sen

Vào mua hoa sen, gia chủ có thể dâng loại hoa này lên bàn thở gia tiên. Hoa sen có mùi hương thanh khiết, vể ngoài sang trọng, gắn liền với nhiều điển tích điển cố của nhà Phật. Do đó, đây là loại hoa thích hợp để bày ở những nơi trang trọng nhờ bàn thờ. Cúng hoa sen giúp gia chủ tăng vận may tài chính, sớm thành đạt trong tương lai.

Rán bánh chưng đừng vội thả ngay vào chảo dầu đang sôi: Làm theo cách này giúp bánh giòn tan, ăn không ngấy

0

Với cách rán bánh chưng ngày Tết dưới đây bạn sẽ có một bánh chưng thơm ngon giòn tan, ăn hoài không ngán.

Nguyên liệu làm bánh chưng rán giòn

– Bánh chưng vuông hoặc hình trụ tròn

– Dây lạt

– Dầu ăn

– Xì dầu, dưa hành muối

Cách rán bánh chưng ngon

Bước 1: Đầu tiên muốn rán bánh chưng ngon bạn hãy để bánh chưng rán giòn ngon và không bị ngấy, cần chuẩn bị chảo thật tốt như chảo chống dính. Như vậy, món răn của bạn sẽ giòn tan thơm ngon.

ran banh chung

Bước 2: Bạn hãy bóc bánh chưng cho vào lò vi sóng quay mềm ra. Nếu không có lò vi sóng, bạn cắt lát bánh chưng cho vào chảo, thêm chút dầu ăn đậy vung lại một lúc là bánh mềm. Như vậy rán sẽ giòn tan thơm ngon.

Bước 3: Tiếp theo bạn hãy cho tí dầu vào chảo, không cần nhiều dầu vì cách rán này sẽ giúp cho mỡ từ bánh chưng chảy ra. Song vẫn phải thêm chút dầu để bánh được giòn và ngậy thơm hơn. Sau khi bạn cho bánh chưng mềm, cho vào chảo dùng muôi dằm nát ra, để lửa nhỏ vừa, vừa rán vừa vun vun lại theo một hình tròn. Bạn tạo hình tròn cho bánh chưng giống như rán trứng và rang cơm. Như vậy, món bánh chưng sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

cach ran banh chung ngon khong ngan

Bước 4: Tiếp đó, bạn hãy đợi cho một mặt của bánh chưng vàng thì lật mặt. Rán mặt kia bình thường sau đó lại ấn và vu

6 cây cảnh lá to bày phòng khách: Gia đình thịnh vượng, thu lộc tứ phương nên có 1 cây

0

6 cây cảnh lá to bày phòng khách: Gia đình thịnh vượng, thu lộc tứ phương nên có 1 cây

Cổ nhân nói, “Phòng khách có lá lớn là làm ăn phát đạt, gia đình sung túc”, 6 cây cảnh lá to nhà nào cũng nên có 1 cây.

Theo lời cổ nhân: “Phòng khách có lá lớn là làm ăn phát đạt, gia đình sung túc”. Nếu bạn chưa biết Tết Nguyên đán 2024 nên chọn bày loại cây cảnh nào, hãy tham khảo 6 cây cảnh lá to ở phòng khách sẽ giúp gia đình thịnh vượng, thu lộc tứ phương.

1. Cây thiên điểu

Lá của thiên điểu to và xanh, giống như những tàu lá chuối mướt mát. Cây cảnh này toát lên vẻ thanh lịch và đầy phong cách nhiệt đới. Thiên điểu là những cây lá to được nhiều người yêu thích đặt cạnh tivi hoặc ghế sofa.

Hoa thiên điểu có màu đỏ hoặc cam, mọc phía trên của tán lá, trên đỉnh của cuống dài nhất. Hoa thường mọc vuông gốc với thân cây, nhìn chúng ta có thể tưởng tượng như 1 con chim. Chính vì vậy nên cây còn có tên gọi là cây hoa chim thiên đường. Vì những bông hoa giống như những chú chim bay trên thiên đường vậy. Cây thiên điểu là giống cây hoa cảnh đẹp và có chất lạ đặc biệt. Cây cho ra hoa với màu sắc nổi bật, với điều kiện ánh sáng khác nhau sẽ cho ra màu hoa khác nhau từ gam màu vàng, cam đến màu đỏ.

Loài hoa thiên điểu là biểu tượng của tự do, hạnh phúc, cát tường, trung thành, gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Vì vậy, chúng càng được yêu thích trưng bày vào dịp Tết Nguyên đán.

cay-canh-la-to-1

2. Cây đa búp đỏ

Lá cây đa búp đỏ dày và sáng bóng, gân lá rõ ràng, thân cao, có thể mọc rất cao. Cây cảnh này có thể đặt trong phòng khách để ấm áp, trang nhã và trang nghiêm, có thể có tác dụng trang trí tốt.

Sức sống mạnh mẽ, ngoài tươi tắn, tràn đầy sức sống của cây cảnh đa búp đỏ hàm ý một sự nghiệp hưng thịnh, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Vì vậy, nó thường được coi là một loại “cây thúc đẩy sự giàu có”. Ngoài ra, cây đa búp đỏ cũng có thể hấp thụ bụi, khói thuốc phụ và khí độc hại. Nếu có khách đến hút thuốc hoặc người nhà hút thuốc thì đặt ở phòng khách cũng rất thích hợp.

3. Cây bàng Singarpore

Cây bàng Singarpore còn được gọi là “cây vĩ cầm”, dựa vào hình dáng những chiếc lá xinh đẹp trông giống đàn vĩ cầm của nó. Cây cảnh này có thể phát triển rất cao và diện tích phòng khách ở nhà đủ rộng nên trông sẽ không lúng túng hay buồn chán khi đặt ở đó.

Lá của cây bàng Sing dày và to, có gân rõ ràng. Chúng được xếp chồng lên nhau và tiếp tục phát triển cao lên mãi. Cây cảnh này có thể vươn thẳng, xanh tốt và rậm rạp, tươi tắn quanh năm. Nó tượng trưng cho tinh thần kiên trì, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sức sống mãnh liệt, đồng thời cũng là loài cây tượng trưng cho sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Cây cảnh này còn mang ý nghĩa mang lại sự bình an, may mắn, hạnh phúc và may mắn cho con người. Đặt nó trong nhà có tác dụng “thu thập tài lộc, mang lại sự thịnh vượng và phú quý cho ngôi nhà”.

4. Cây hồng môn

Lá của cây hồng môn xanh và rộng, hoa rất đẹp và lộng lẫy. Đây là cây cảnh đẹp có thể ngắm cả lá lẫn hoa. Hơn nữa, thời gian ra hoa của cây cảnh này kéo dài. Đặt cây cảnh này trong nhà mang lại “sự thịnh vượng, tài lộc và sự nghiệp lớn”. Chính bởi ý nghĩa đặc biệt như vậy nên đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trong Tết Nguyên đán.

5. Cây lan quân tử

cay-canh-la-to-4

Lan quân tử có lá dày, rộng, màu xanh lục và hình dạng cây rất đẹp, giống như một chiếc quạt gấp. Khi cây cảnh nở hoa, hoa có màu sắc rực rỡ và trang nhã. Cây cảnh này thích hợp bày trong phòng khách, phòng học hoặc phòng ngủ bởi vẻ đẹp thanh lịch và trang nghiêm của nó.

Lan quân tử tượng trưng cho “sự giàu có và thịnh vượng, hạnh phúc gia đình và sự nghiệp rực rỡ” nên rất được yêu thích bày trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán. Trồng cây cảnh này càng lâu thì lá sẽ càng to và sum suê, khi nở hoa trông càng uy nghiêm, xinh đẹp, duyên dáng và sang trọng.

6. Cây hòn ngọc Viễn đông

Hòn ngọc Viễn đông là cây cảnh nổi tiếng trên mạng xã hội vài năm gần đây. Cây cảnh này là một loại cây bụi nhỏ thường xanh. Khi nở hoa, những bông hoa to và duyên dáng, giống như “hoa sen lộn ngược” hoặc như những chiếc đèn lồng màu hồng rất rực rỡ.

Cây cảnh này cao quý và lộng lẫy, tinh tế và thanh lịch, duyên dáng và sang trọng, còn được gọi là “những bông hoa quý phái”. Khi đặt cây cảnh này trong phòng khách sẽ toát lên vẻ sang trọng, đẳng cấp. Cây cảnh này tượng trưng cho sự sáng chói của trí tuệ, niềm hy vọng và ánh sáng. Cây cảnh này cũng có ý nghĩa như một lời chúc tốt lành đầu năm mới, cây nở hoa càng rực rỡ càng dự báo điềm lành đến với gia đình. Vì vậy, nhiều người rất thích trồng cây cảnh Hòn ngọc Viễn Đông vào dịp đầu năm mới.

Kể từ 2024: Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất?

0

Dưới đây là các trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024.

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là các trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024.

Trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024

Luật đất đai năm 2024 quy định trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai năm 2013. Từ 1.1.2025 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng những yêu cầu sau:

– Đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài;

– Đã chuyển sang mục đích khác;

– Nay có nhu cầu chuyển thành đất ở;

– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

truong-hop-1

Hiện nay, ngoài trường hợp trên thì mọi trường hợp khác chuyển sang đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định.

Ngoài ra, theo khoản 5 điều 116 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/ trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Liệu dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới?

Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt (khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024).

Trong đó, đất nông nghiệp bao gồm các loại sau:

– Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác (thường được gọi là đất ruộng)

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất chăn nuôi tập trung;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác.

Đối chiếu với quy định hiện hành tại Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất là:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, từ năm 2025, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất ruộng) lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thay vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm. Mà quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được hiểu là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai cho các mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện trong vòng 10 năm (tầm nhìn 20 năm). Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được ban hành hằng năm.

truong-hop-7

Qua đây, có thể thấy, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai 2024 đã mở rộng hơn so với quy định hiện nay nên khả năng được chuyển mục đích sử dụng đất cũng dễ hơn phần nào.

Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 cũng quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất cũng chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thay vì phải ở trong cùng một thửa đất đã có nhà ở và đáp ứng thêm điều kiện về thời điểm sử dụng đất như quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tức là, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sẽ nghiêm ngặt hơn để hạn chế chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.