Home Blog Page 2

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở mới nhất 2025, ai không biết là thiệt lớn

0

Chuyểռ đất vườռ saռg đất ở là ռhu cầu của ռhiều ռgười dâռ. Khi thực hiệռ thủ tục chuyểռ đất vườռ saռg đất ở thì hộ gia đìռh, cá ռhâռ cầռ chuẩռ bị hồ sơ đầy đủ, ռộp đúռg số tiềռ và đúռg thời hạռ ghi troռg thôռg báo của cơ quaռ thuế.

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở mới nhất
Làm sao để đất vườռ có thể chuyểռ thàռh đất thổ cư là điều ռhiều ռgười quaռ tâm. Ảռh miռh họa: Phaռ Aռh

Chi phí chuyểռ đất vườռ saռg đất ở

Khoảռ 2 Điều 5 ռghị địռh 45/2014/ռĐ-CP quy địռh rõ, khi chuyểռ từ đất vườռ saռg đất ở có thể xảy ra 2 trườռg hợp và tiềռ sử dụռg đất ở mỗi trườռg hợp là khác ռhau.

Trườռg hợp 1: Chuyểռ từ đất vườռ troռg cùռg thửa đất có ռhà ở

Căռ cứ điểm a khoảռ 2 Điều 5 ռghị địռh 45/2014/ռĐ-CP, thu tiềռ sử dụռg đất bằռg 50% chêռh lệch giữa tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ở với tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ռôռg ռghiệp tại thời điểm có quyết địռh chuyểռ mục đích sử dụռg đất troռg trườռg hợp sau:

– Chuyểռ từ đất vườռ, ao troռg cùռg thửa đất có ռhà ở thuộc khu dâռ cư khôռg được côռg ռhậռ là đất ở theo quy địռh tại khoảռ 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 saռg làm đất ở;

– Chuyểռ từ đất có ռguồռ gốc là đất vườռ, ao gắռ liềռ ռhà ở ռhưռg ռgười sử dụռg đất tách ra để chuyểռ quyềռ hoặc do đơռ vị đo đạc khi đo vẽ bảռ đồ địa chíռh từ trước ռgày 01.7.2004 đã tự đo đạc tách thàռh các thửa riêռg saռg đất ở.

Có thể khái quát thàռh côռg thức tíռh tiềռ sử dụռg đất ռhư sau:

Tiềռ sử dụռg đất phải ռộp = 50% x (Tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ở – Tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ռôռg ռghiệp).

Trườռg hợp 2: Chuyểռ từ đất ռôռg ռghiệp saռg đất ở

ռếu đất vườռ là đất trồռg cây hàռg ռăm hoặc cây lâu ռăm thì tiềռ sử dụռg đất được tíռh theo điểm b khoảռ 2 Điều 5 ռghị địռh 45/2014/ռĐ-CP.

Khi hộ gia đìռh, cá ռhâռ chuyểռ đất ռôռg ռghiệp được ռhà ռước giao khôռg thu tiềռ sử dụռg đất saռg đất ở thì số tiềռ phải ռộp xác địռh ռhư sau:

Tiềռ sử dụռg đất phải ռộp = Tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ở – Tiềռ sử dụռg đất tíռh theo giá đất ռôռg ռghiệp.

Mặc dù có cách tíռh ռhư trêռ ռhưռg để tíռh được số tiềռ sử dụռg đất thì ռgười dâռ phải biết giá đất theo Bảռg giá đất, địa chỉ thửa đất, vị trí thửa đất.

Điều kiệռ đất vườռ chuyểռ lêռ đất thổ cư?

Theo quy địռh tại Điểm d Khoảռ 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy địռh trườռg hợp chuyểռ mục đích sử dụռg đất phải được phép của cơ quaռ ռhà ռước có thẩm quyềռ.

Vì thế, ռgười dâռ muốռ chuyểռ mục đích sử dụռg đất từ đất vườռ saռg đất ở phải xiռ phép và được sự đồռg ý của cơ quaռ ռhà ռước có thẩm quyềռ.

Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính ph/ạt

0

Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau khi xi nhan ở đoạn rẽ.

Phải bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?

Quy định về việc sử dụng đèn báo rẽ (xi nhan) được quy định tại Điều 15, Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ 2024. Theo đó, chuyển hướng phương tiện được hiểu là tình huống khi xe rẽ trái, rẽ phải hoặc quay đầu. Trước khi thực hiện chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải quan sát, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và bật đèn báo rẽ. Đối với xe thô sơ không có đèn báo, người lái cần ra tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ và di chuyển dần vào làn đường gần nhất với hướng định rẽ.

Nghị định 168, quy định bật xi nhan

(Ảnh minh hoạ)

Khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải duy trì tín hiệu báo rẽ hoặc tín hiệu bằng tay liên tục cho đến khi chuyển hướng hoàn tất. Việc chuyển hướng chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo an toàn và không gây cản trở cho các phương tiện hoặc người tham gia giao thông khác.

Người lái xe và người điều khiển xe máy chuyên dùng có trách nhiệm nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ và xe đi ngược chiều trong quá trình chuyển hướng. Chỉ được chuyển hướng khi không gây nguy hiểm hoặc làm ảnh hưởng đến các phương tiện, người tham gia giao thông khác.

Như vậy, luật không quy định cụ thể khoảng cách phải bật đèn báo rẽ trước khi chuyển hướng. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn tín hiệu trước khi rẽ. Việc bật đèn sau khi đã rẽ sẽ bị xử phạt. Trên thực tế, để đảm bảo an toàn, người lái ô tô nên bật đèn báo rẽ trước khoảng 30m, trong khi người điều khiển xe máy nên bật đèn trước 10-15m.

Mức xử phạt lỗi không bật đèn xi nhan báo rẽ

Mức xử phạt đối với lỗi không bật đèn xi nhan báo rẽ được quy định tại khoản 3, khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt như sau:

Mức xử phạt đối với xe máy:

“3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)…

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông…”.

Lỗi không bật đèn xi nhan khi rẽ đối với xe máy sẽ bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng. Nếu vi phạm này dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng từ 10.000.000-14.000.000 đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe (theo điểm d, khoản 13, Điều 7, Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Nghị định 168, quy định bật xi nhan

Quy định về việc sử dụng đèn báo rẽ (xi nhan) được quy định tại Điều 15, Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ 2024 (Ảnh minh hoạ)

Mức xử phạt đối với ô tô:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)…

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông…”.

Nghị định 168, quy định bật xi nhan

(Ảnh minh hoạ)

Như vậy, lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng đối với ô tô sẽ bị phạt từ 800.000-1.000.000 đồng. Nếu vi phạm này gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng từ 20.000.000-22.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe.

Mang 2 bằng đại học đi chạy xe ôm công nghệ, tài xế mua nhà sau 1 năm

0
Tôi từng là quản lý kinh doanh, kiếm hàng chục triệu đồng/tháng. Nhưng tôi vẫn quyết định bỏ việc, đi làm tài xế xe công nghệ. Sau 1 năm, tôi đã mua được nhà và ô tô“, anh Thanh nói.
Mang 2 bằng đại học đi chạy xe ôm công nghệ, tài xế mua nhà sau 1 năm
 Tài xế Thanh cho hay công việc này mang lại cho anh nhiều bài học và trải nghiệm trong cuộc sống. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mang bằng cử nhân, thạc sỹ đi chạy xe ôm

“Hôm nay đi làm, vô tình trò chuyện với một đồng nghiệp thì biết anh ấy có bằng thạc sỹ”, anh Nguyễn Huỳnh Chí Thanh (SN 1993, ngụ tại TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ hỉ hả kể.

Chuyện tài xế xe ôm công nghệ, người cười người khóc, vỡ mộng vì nghề, theo anh Thanh, tùy thuộc vào cá nhân mỗi người.

Anh Thanh bộc bạch, bản thân anh cũng có 2 bằng cử nhân ngành luật. Tốt nghiệp đại học năm 2015, anh từng làm trưởng phòng kinh doanh tại một công ty bất động sản, với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng.

Thế nhưng, sau 8 năm làm văn phòng, anh quyết định nghỉ việc khi thị trường bất động sản bão hòa. Dừng việc, anh đăng ký làm tài xế xe ôm công nghệ.

Từ một người làm quản lý với thu nhập khiến nhiều người ngưỡng mộ, anh Thanh chợt nhận về ánh mắt khinh thường và hoài nghi từ gia đình, bạn bè vì đi chạy xe ôm.

“Làm tài xế xe công nghệ, phải vượt qua nỗi “sợ” và “ngại”. Tôi mất hơn 1 tuần để hết ngại khi gặp gia đình, bạn bè lúc đang làm tài xế và không còn sợ cảnh khách chửi, “bom” hàng”, anh Thanh nói.

Mỗi ngày, anh Thanh làm việc 5-6 tiếng, kiếm thu nhập 200.000-240.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ để anh trang trải chi phí sinh hoạt trong tháng. Vì vậy, anh thường tranh thủ thời gian rảnh để làm thêm.

Anh Thanh cho hay nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi biết anh bỏ việc lương cao để đi chạy xe ôm.

“Khi còn làm quản lý, số tiền tôi kiếm được một năm có thể mua ô tô 500 triệu đồng, nhưng đổi lại là áp lực vô cùng to lớn. Tôi chọn làm tài xế vì công việc này tự do và có nhiều thời gian “chết”. Bản thân tôi tận dụng được thời gian đó để làm được nhiều việc khác hoặc chăm sóc gia đình, mở rộng mối quan hệ”, anh Thanh giải thích.

Ngoài sự tự do, chủ động được thời gian, nam tài xế cho hay anh còn có được nhiều kỷ niệm vui, buồn và bài học cuộc sống sau hơn 1 năm làm công việc này.

“Ám ảnh nhất là những lúc bị “bom” hàng hay khách bắt chờ rất lâu. Nhưng bản tính vốn chịu khó, tôi nghĩ đó chỉ đơn thuần là thử thách của công việc và bất kỳ nghề nào cũng có. Tôi cũng gặp được nhiều khách hàng tốt tính, dạy cho tôi nhiều bài học và kinh nghiệm khởi nghiệp”, Thanh bộc bạch.

Phát triển công việc

Theo anh Thanh, công việc chân chính nào cũng xứng đáng được trân trọng và có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, các tài xế xe ôm công nghệ nếu xem đây là công việc chính, cố bám trụ lâu dài thì 5-10 năm nữa chỉ “dậm chân tại chỗ”, bị tuột lại phía sau.

Nam tài xế chia sẻ, chỉ sau 1 năm làm tài xế xe ôm công nghệ, anh đã mua được chung cư tại TP.HCM và khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ. Nhiều người ngỡ rằng đó là số tiền anh kiếm được từ nghề làm tài xế và tỏ ra hoài nghi. Song, anh tiết lộ nghề tài xế chỉ là “bàn đạp” để anh tìm kiếm, tiếp cận nhiều cơ hội khác.

“Trong những khoảng “thời gian chết” ấy, tôi tận dụng khi đầu óc thoải mái để quay video đăng lên mạng xã hội TikTok, viết tản văn và gặp gỡ bạn bè, mở rộng cơ hội làm ăn. Sáng thì tôi học Anh văn, tối thì viết nội dung cho các video rồi chuẩn bị xuất bản 2 cuốn tản văn của riêng mình”, anh Thanh tiết lộ.

Nam tài xế không khỏi bất ngờ khi nhiều đồng nghiệp dù có bằng cử nhân, thạc sỹ, vẫn gia nhập đội xe ôm công nghệ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nam tài xế cho hay, bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có người lương cao và lương thấp. Thu nhập của người làm nghề sẽ phụ thuộc vào cách người đó phát triển, mở rộng công việc của chính mình.

“Tôi có một người bạn làm marketing (quảng cáo). Anh ấy không chỉ làm công cho các doanh nghiệp thông thường mà tận dụng kiến thức công việc của mình để làm TikTok, mở lớp dạy thiết kế… nên có được thu nhập cao hơn nhiều bạn làm marketing khác.

Cũng giống như tôi, tôi lấy “chất liệu” từ nghề tài xế để làm nội dung mạng xã hội hoặc tận dụng mối quan hệ, câu chuyện và bài học từ khách hàng để lên kế hoạch khởi nghiệp sau này. Từ đó, nhờ nghề tài xế mà tôi có thêm nhiều nguồn thu nhập khác”, anh bộc bạch.

Nam tài xế Hoàng Nguyên (35 tuổi, ngụ tại TP.HCM) cũng cầm tấm bằng cử nhân kỹ thuật phần mềm đi lái xe ôm. Sau 8 năm làm việc, vì xem công việc này là nguồn thu nhập chính, anh Nguyên không khỏi hối hận và phải thốt lên rằng: “Tôi đã đốt thời gian và tương lai của mình!”.

Giờ đây, anh Nguyên chưa đến 40 tuổi nhưng đã có nhiều triệu chứng về bệnh liên quan đến xương khớp. Làm việc ngoài trời liên tục, ăn uống thất thường đã khiến các bệnh về tiêu hóa bộc phát hành hạ anh. Không những vậy, hiện nay thu nhập của tài xế Nguyên bị giảm đến 50%.

Nam tài xế chia sẻ, anh hi vọng những người trẻ chỉ nên xem nghề này là công việc tạm thời, bởi nó không có sự đảm bảo về lâu dài. Qua đó, người trẻ cần học một nghề nào đó, cần có chuyên môn, tay nghề thì mới mong có cơ hội thăng tiến, ổn định công việc và cuộc sống

Từ 1/1/2025: 7 nhóm người này có thể sẽ không được lái xe ô tô, ai cũng nên biết sớm

0

Theo quy định đề xuất gần đây của Bộ Y tế thì những trường hợp này không đủ sức khỏe để lái xe ô tô.

Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và quy trình khám sức khỏe cho người lái xe ôtô, xe máy chuyên dùng, cũng như việc khám sức khỏe định kỳ cho tài xế. Dự kiến, Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Theo bảng tiêu chuẩn sức khỏe trong Phụ lục số 1, người thuộc nhóm 2 (lái xe hạng B) sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Giấy phép lái xe hạng B áp dụng cho người điều khiển xe ôtô chở tối đa 8 người (không kể tài xế), xe tải, xe ôtô chuyên dùng có trọng tải toàn bộ theo thiết kế không quá 3.500kg, và các loại xe ôtô kéo rơ-moóc có trọng lượng không vượt quá 750kg.

Theo quy định mới, những người mắc một số bệnh lý hoặc tật sau đây sẽ không được phép lái xe hạng B:

7 trường hợp không được lái xe ô tô năm 2025

7 trường hợp không được lái xe ô tô năm 2025

7 nhóm đối tượng sẽ không được lái xe ô tô năm 2025

.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center}}

Thứ 1: Toàn bộ những người thuộc nhóm bệnh tâm thần

Rối loạn tâm thần cấp đã điều trị khỏi nhưng chưa đủ 6 tháng. Rối loạn tâm thần mạn tính không thể kiểm soát hành vi.

Thứ 2: Tất cả những người thuộc nhóm bệnh thần kinh

Động kinh có cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (dù có hoặc không dùng thuốc điều trị)

Liệt vận động từ hai chi trở lên. Hội chứng ngoại tháp. Rối loạn cảm giác sâu. Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

Thứ 3: Toàn bộ những người thuộc nhóm bệnh về mắt

Thị lực nhìn xa của hai mắt < 5/10 (kể cả khi đã điều chỉnh bằng)Nếu chỉ còn một mắt, thị lực < 5/10 (kể cả khi đã điều chỉnh bằng).Rối loạn nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.Song thị kể cả đã điều chỉnh bằng lăng kính.

Thứ 4: Toàn bộ những người thuộc nhóm bệnh tim mạch

Block nhĩ thất độ II hoặc nhịp tim chậm kèm theo triệu chứng lâm sàng (kể cả khi đã điều trị nhưng không ổn định). Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York – NYHA).

Những trường hợp nào không được lái xe ô tô năm 2025

Những trường hợp nào không được lái xe ô tô năm 2025

Thứ 5: Toàn bộ những người thuộc nhóm bệnh hô hấp

Các bệnh lý gây khó thở ở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).

Thứ 6: Toàn bộ những người thuộc nhóm bệnh cơ – xương – khớp

Mất hoặc giảm chức năng của một bàn tay hoặc một bàn chân, và chi còn lại cũng không toàn vẹn

Thứ 7: Tất cả những người sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần

Sử dụng chất ma túy. Sử dụng chất có cồn với nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Danh sách 60 câu điểm liệt thi giấy phép lái xe ô tô: Sai 1 câu là trượt luôn

0

60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết

Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành 600 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái  xe mới, thay thế bộ 450 câu hỏi hiện tại. Trong 600 câu này, có 60 câu được xếp vào nhóm điểm liệt. Tức chỉ cần sai một câu trong nhóm điểm liệt, học viên sẽ bị trượt phần lý thuyết. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp toàn bộ 60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết lái xe  ô tô cho tất cả các bạn tiện theo dõi và ôn tập.

60 câu hỏi điểm liệt thi lý thuyết

Dưới đây là 60 câu hỏi liệt này:  (đáp án in đậm và nghiêng)

1. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Đỗ xe trên đường phố
B. Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao
C. Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách
D. Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư

2. Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không nghiêm cấm
B. Bị nghiêm cấm
C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường
D. Bị nghiêm cấm tuỳ theo loại xe

3. Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?
A. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại
B. Được người dân ủng hộ
C. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

4. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm

B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma tuý ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

5. Việc lái xe mô tô, ô tô, máy kéo ngay sau khi uống rượu, bia có được phép hay không?
A. Không được phép

B. Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn
C. Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp

6. Người điều khiển xe môtô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm

B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông

7. Sử dụng rượu bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?
A. Chỉ bị nhắc nhở
B. Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm
C. Không bị xử lý hình sự

8. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?
A. Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy

B. Người ngồi phía sau người điều khiển  xe cơ giới, người đi bộ
C. Cả ý 1 và ý 2

9. Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?
A. Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ
B. Không được phép
C. Được phép tùy từng trường hợp
D. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình

10. Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp
B. Không bị nghiêm cấm
C. Bị nghiêm cấm

11. Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thế nào?
A. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng
B. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm
C. Không vượt quá tốc độ cho phép

12. Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?
A. Đi về phía bên trái
B. Đi về phía bên phải
C. Đi ở giữa

13. Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?
A. Đi ở làn bên phải trong cùng

B. Đi ở làn phía bên trái
C. Đi ở làn giữa
D. Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác

14. Hành vi vượt  xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm khi rất vội
C. Bị nghiêm cấm
D. Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp

15. Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới có được phép hay không?
A. Được phép
B. Không được phép
C. Được phép tùy từng trường hợp

16. Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?
A. Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số
B. Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số
C. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép

17. Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?
A. Trên cầu hẹp có một làn xe. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

B. Trên cầu có từ 02 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt;  xe được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên
C. Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt

18. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
A. Được phép
B. Không được phép
C.Tùy từng trường hợp

19. Người lái xe không được quay đầu xe trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

B. Ở phía trước hoặc phía sau của phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên đường quốc lộ, tại nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt
C. Cả ý 1 và ý 2

20. Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không?
A. Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết
B. Không được dừng xe, đỗ xe
C. Được dừng xe, không được đỗ xe

21. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

A. Được phép

B. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình

C. Tuỳ trường hợp
D. Không được phép

22. Khi điều khiển xe  mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
A. Được phép

B. Tuỳ trường hợp
C. Không được phép

23. Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?
A. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy

B. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hoá; để chân chạm xuống đất khi khởi hành

C. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ
D. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi

24. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A. Được mang, vác, tuỳ trường hợp cụ thể

B. Không được mang, vác

C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn
D. Được mang vác tùy theo sức khỏe của bản thân

25. Người ngồi trên  xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
A. Được phép

B. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng

C. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng
D. Không được phép

26. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?
A. Được sử dụng

B. Chỉ người ngồi sau được sử dụng

C. Không được sử dụng
D. Được sử dụng nếu không có áo mưa

27. Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không?
A. Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm

B. Không được phép

C. Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng
D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt

28. Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
A. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng

B. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông
C. Không được phép

29. Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không?
A. Không được vận chuyển

B. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận
C. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên  xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km

30. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông

C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ
D. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn

31. Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?
A. Không được quay đầu xe

B. Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn
C. Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn

32. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
A. Phương tiện nào bên phải không vướng

B. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước
C. Phương tiện giao thông đường sắt

33. Người lái  xe phải làm gì khi điều khiển xe vào đường cao tốc?
A. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc

B. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhanh chóng vượt xe đang chạy trên đường để nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài; nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy qua làn đường đó để vào làn đường của đường cao tốc

34. Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
A. Khi tham gia giao thông đường bộ

B. Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc
C. Khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ

35. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?
A. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn

B. Không được phép
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

36. Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?
A. Từ từ đi cắt qua đoàn người, đoàn xe

B. Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe
C. Báo hiệu từ từ cho xe đi cắt qua để bảo đảm an toàn

37. Khi lái xe trên đường vắng mà cảm thấy buồn ngủ, người lái xe nên chọn cách xử lý như thế nào cho phù hợp?
A. Tăng tốc độ kết hợp với nghe nhạc và đi tiếp

B. Quan sát, dừng  xe tại nơi quy định; nghỉ cho đến khi hết buồn ngủ và đi tiếp
C. Sử dụng một ít rượu và bia để hết buồn ngủ và đi tiếp

38. Trên đường cao tốc, người lái xe xử lý như thế nào khi đã vượt quá lối ra của đường định rẽ?
A. Quay xe, chạy trên lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc

B. Lùi xe sát lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc
C. Tiếp tục chạy đến lối ra tiếp theo

39. Tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện nào dưới đây?
A. Xe cứu hỏa

B. Xe cứu thương

C. Phương tiện giao thông đường sắt
D. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng

40. Trên đoạn đường bộ giao nhau đồng mức với đường sắt, người không có nhiệm vụ có được tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng hay không?
A. Không được phép

B. Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn
C. Được phép tùy từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể

41. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Thay đổi tốc độ của  xe trên đường bộ

B. Thay đổi tay số của xe trên đường bộ

C. Lạng lách, đánh võng trên đường bộ

42. Khi xe ô tô, mô tô đến gần vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc khi có tiếng chuông báo hiệu, người lái xe xử lý như thế nào?

A. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt

B. Nhanh chóng cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

C. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

D. Cho xe dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất

43. Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

A.Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ

B. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường

C. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ

44.Khi muốn lùi xe nhưng không quan sát được phía sau, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Phải lùi thật chậm

B. Có thể được lùi xe nhưng phải mở cửa xe

C. Không được lùi xe

D. Bấm còi 3 lần liên tiếp trước khi lùi

45. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện cơ giới có được dừng đỗ xe trên phần đường xe chạy hay không?

A. Được dừng, đỗ

B. Không được dừng, đỗ

C. Được dừng, đỗ nhưng phải đảm bảo an toàn

46. Người lái xe cố tình không phân biệt làn đường, vạch phân làn, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều được coi là hành vi nào trong các hành vi dưới đây?

A. Là bình thường

B. Là thiếu văn hóa giao thông

C. Là có văn hóa giao thông

47. Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

A. Không bị nghiêm cấm

B. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể

C. Bị nghiêm cấm

48. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

B. Bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm

C. Cả ý 1 và ý 2

49. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn

B. Sơ cứu người bị nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

C. Sơ cứu người gây tai nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

50. Khi điều khiển  xe  mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A.Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

B. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

C. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe

51. Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

B. Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

C. Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ

52. Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu

B. Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua

C. Cả ý 1 và ý 2

53. Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

A. Nhả bàn đạp ga, đạp ly hợp (côn) hết hành trình, đạp mạnh phanh chân để giảm tốc độ

B. Về số thấp phù hợp, nhả bàn đạp ga, kết hợp đạp phanh chân với mức độ phù hợp, để giảm tốc độ

C. Nhả bàn đạp ga, tăng lên số cao, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ

54.Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?

A. Quan sát tình hình giao thông phía trước và sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô

B. Mở cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô

C. Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi  xe  ô tô

55. Khi điều khiển ô tô có hộp số tự động đi trên đường trơn trượt, lầy lội hoặc xuống dốc cao và dài, người lái xe để cần số ở vị trí nào để đảm bảo an toàn?

A. Về số thấp, kết hợp phanh chân để giảm tốc độ

B. Giữ nguyên tay số D, kết hợp phanh tay để giảm tốc độ

C. Về số N (số 0), kết hợp phanh chân để giảm tốc độ

56. Khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù hoặc mưa to, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào?

A.Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng

B.Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù và đèn chiếu gần

C.Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước

57. Người lái xe được dừng xe, đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc trong trường hợp nào dưới đây?

A. Xe gặp sự cố, tai nạn, hoặc trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường

B. Để nghỉ ngơi, đi vệ sinh, chụp ảnh, làm việc riêng

C. Cả ý 1 và ý 2

58. Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe số tự động cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Nhả bàn đạp ga, về số thấp (sử dụng số L hoặc 1, 2), đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ

B. Nhả bàn đạp ga, về số không (N) đạp phanh chân và kéo phanh tay để giảm tốc độ

59.Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, người lái xe phải xử lý như nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Giảm tốc độ, nhường đường cho xe trên đường chính từ bất kì hướng nào tới

B. Nháy đèn, bấm còi để xe đi trên đường chính biết và tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính

C. Quan sát xe đang đi trên đường chính, nếu là xe có kích thước lớn hơn thì nhường đường, xe có kích thước nhỏ hơn thì tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính

60. Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?

A. Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc

B. Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc

C. Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc

Như vậy, chúng tôi đã liệt kê toàn bộ nội dung của 20 câu hỏi điểm liệt. Các bạn đọc thật kỹ nhé.

Phần nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ nói qua cấu trúc đề thi lái  xe  ô tô mới: 

  • – Ô tô hạng B1 số sàn và B11 số tự động bạn cần đạt 27 điểm/ tổng số 30 câu hỏi với thời gian 20 phút.
    – Ô tô hạng B2 bạn cần đạt 32 điểm/ tổng số 35 câu hỏi với thời gian 22 phút.
    – Ô tô hạng C bạn cần đạt 36 điểm/ tổng số 40 câu hỏi với thời gian 24 phút.
    – Ô tô hạng D – E – F bạn cần đạt 36 điểm/ tổng số 45 câu hỏi với thời gian 26 phút.
  • Trong một đề thi sẽ có các câu hỏi điểm Liệt như chúng tôi đã trình bày bên trên.
  • Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
  • Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch.
  • Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.

Cách thức ôn tập hiệu quả:

Bước 1: Luyện trước bộ 60 câu hỏi điểm liệt

Vì sai câu hỏi điểm liệt là trượt ngay nên các bạn cần ôn tập trước cho thật nhuyễn. Thêm nữa, vì yêu cầu có ít nhất 01 câu hỏi điểm liệt trong mỗi đề, nên hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên từ bộ 60 câu hỏi điểm liệt. Điều này giúp các anh/chị tập trung hơn trong quá trình ôn luyện.

Bước 2: Luyện thi theo bộ đề

Lần lượt làm từng đề một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…đến đề 20 của bộ đề cố định

Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần. Lần thứ nhất không đạt thì làm tiếp lần 2, lần 3,… cho đến khi đủ điểm đạt thì thôi. Còn đợi gì nào! Hãy bắt đầu ôn luyện ngay thôi. Nhấn vào nút bên dưới để bắt đầu.

Thủ tục đăng ký xe cho người dưới 18 tuổi ra sao?

0

Một bạn đọc cho biết đang chuẩn bị mua  xe máy cho con anh 17 tuổi, vậy người con có được đứng tên đăng ký  xe không? Trình tự thủ tục đăng ký hiện nay ra sao? Tại TP.HCM đăng ký xe ở những địa điểm nào?

đăng ký xe - Ảnh 1.

Cảnh sát giao thông tại TP.HCM kiểm tra xe khi người dân đến đăng ký xe máy – Ảnh: MINH HÒA

Theo quy định tại khoản 4 điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, người con 17 tuổi có thể đứng tên chiếc xe máy nhưng việc mua xe phải được người đại diện theo pháp luật (cha mẹ) đồng ý.

Trình tự đăng ký xe

– Đăng nhập trên cổng dịch vụ công và kê khai chính xác, đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe, ký số. Nếu không có chữ ký số thì chủ xe in giấy khai đăng ký xe từ cổng dịch vụ công, ký, ghi rõ họ, tên.

Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.

– Sau khi kê khai thành công, chủ xe nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo qua tin nhắn điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử để làm thủ tục đăng ký xe.

– Chủ xe đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra xe, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe và nộp các giấy tờ quy định cho cơ quan đăng ký xe; đăng ký sử dụng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có nhu cầu) để nhận giấy đăng ký xe, biển số xe.

– Cán bộ đăng ký xe kiểm tra giấy tờ xe, đối chiếu với thông tin dữ liệu của chủ xe trên hệ thống đăng ký và tiến hành kiểm tra thực tế.

– Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số theo quy định sau: cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác; cấp biển số định danh đối với trường hợp chủ xe có biển số định danh đã được thu hồi từ ngày 15-8-2023, cấp biển số xe trúng đấu giá.

– Chủ xe nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số định danh mới hoặc trường hợp chủ xe đề nghị sử dụng lại biển số định danh cũ đã thu hồi, nếu cơ quan đăng ký  xe chưa tiêu hủy biển số đó theo quy định).

– Chủ xe lựa chọn việc nhận kết quả tại cơ quan đăng ký xe hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thời hạn giải quyết trong bao lâu?

Theo một cán bộ cảnh sát giao thông tại TP.HCM, hiện nay việc đăng ký xe đã được thực hiện hoàn toàn trên cổng dịch vụ công. Nếu người dân không hiểu các bước thao tác trên cổng dịch vụ công trực tuyến có thể đến nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe để yêu cầu hướng dẫn thực hiện.

Thời hạn giải quyết: Trường hợp cấp chứng nhận đăng ký xe thời gian giải quyết không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cấp mới biển số xe thì cấp ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Với trường hợp cấp mới biển số xe trúng đấu giá, cấp biển số xe định danh thời gian không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ gồm: giấy khai đăng ký xe (mẫu ĐKX10 ban hành kèm theo thông tư số 79/2024/TT-BCA ngày 15-11-2024 của bộ trưởng Bộ Công an); giấy tờ của chủ xe theo quy định; giấy tờ của xe gồm chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp, chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Tại TP.HCM, đăng ký xe ở đâu?

Từ ngày 1-3, Công an TP.HCM đã bố trí 17 điểm đăng ký  xe máy đều nằm tại trụ sở của công an cấp huyện trước đây.

Công an TP.HCM bố trí 84 điểm tiếp nhận đăng ký, cấp biển số ô tô, xe máy, xe chuyên dùng cho người dân, doanh nghiệp (gồm 80 điểm tại công an cấp xã thuộc năm huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè) và 4 điểm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM.

Trường hợp nào người lái xe được đè vạch xương cá khi lưu thông?

0

Mặc dù phương tiện không được phép đè vạch xương cá, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, các phương tiện giao thông vẫn được làm điều này.

Vạch kênh hóa dòng  xe dạng chữ V hay còn được gọi với tên quen thuộc hơn là “Vạch xương cá”, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và tổ chức giao thông tại các khu vực nút giao phức tạp, trạm thu phí và những đoạn đường hẹp.

Theo quy định tại Phụ lục G của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, vạch xương cá là một loại vạch liền nét, có dạng chữ V. Vạch này được kẻ trên mặt đường với màu trắng, rộng 45cm, các mép vạch cách nhau 100cm và nghiêng 135 độ so với hướng di chuyển của xe. Phần giới hạn phạm vi vạch được xác định bằng vạch đơn liền nét, rộng 20cm.

snapedit_1725510803374.jpeg
Vạch kênh hoá dòng xe hay còn gọi là vạch xương cá. Ảnh: Xuân Trường

Mục đích của vạch xương cá là giới hạn các phần mặt đường không dành cho xe chạy, thay vào đó là để kênh hóa dòng xe, hướng dẫn các phương tiện di chuyển đúng làn đường và hạn chế việc lấn làn. Những phương tiện tham gia giao thông khi gặp vạch xương cá cần tuân thủ theo hướng dẫn, không được cắt ngang hoặc đè lên vạch.

Những trường hợp  ô tô được phép cán vạch

Trong một số tình huống đặc biệt, xe ô tô được phép cán vạch xương cá mà không bị xử phạt theo quy định pháp luật. Một trong những trường hợp đó là khi có chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.

Khi xảy ra ùn tắc hoặc các tình huống giao thông phức tạp, lực lượng chức năng có thể ra hiệu lệnh yêu cầu các phương tiện, bao gồm ô tô, đè lên vạch xương cá để giải tỏa giao thông. Điều này thường xảy ra tại các ngã tư đông đúc hoặc trong giờ cao điểm khi lượng xe tăng đột biến, nhằm đảm bảo lưu lượng xe được phân bổ hợp lý và tránh ùn tắc kéo dài.

snapedit_1725510831118.jpeg
Vẫn có một số trường hợp ô tô, xe máy được phép cán vạch xương cá. Ảnh: H.Anh

Ngoài ra, nếu xe gặp sự cố như hỏng hóc, va chạm hoặc tài xế gặp vấn đề nguy hiểm cần dừng xe đột ngột, việc cán vạch là điều khó tránh khỏi. Pháp luật cho phép tài xế ưu tiên bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của mình và người khác, vì vậy họ có thể tạm thời đè vạch để xử lý tình huống khẩn cấp mà không bị phạt.

Cuối cùng, xe ô tô có thể bị lệch làn và đè vạch xương cá do ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết xấu. Trong những trường hợp như mưa lớn, sương mù, hoặc đường trơn trượt, việc kiểm soát phương tiện trở nên khó khăn hơn. Nếu xe đè lên vạch xương cá do tình huống này, tài xế có thể không bị xử phạt nếu đã cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn và không cố ý vi phạm.

Mức phạt khi ô tô đè vạch xương cá

Trong trường hợp  xe máy hoặc ô tô vi phạm vạch xương cá mà không nằm trong các tình huống được phép, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Đối với xe máy, khi người lái cố tình đè lên vạch để vượt hoặc lấn làn mà không có sự cho phép của cảnh sát giao thông, mức phạt tiền thường dao động từ 300-400 nghìn đồng. Đây là mức xử phạt cơ bản áp dụng cho các hành vi vi phạm liên quan đến vạch kẻ đường.

Nếu người lái ô tô cán vạch xương cá, có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng. Mức xử phạt này nhằm đảm bảo tính răn đe và giữ an toàn giao thông. Trong trường hợp hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế ô tô có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Mức độ xử phạt sẽ phụ thuộc vào tính chất và hậu quả của tai nạn xảy ra.

Tới năm 2025: Các thành phố, thị xã sau không được phân lô bán nền, người dân chớ có mua kẻo bị ph:ạt nặng

0

Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền. Vậy cụ thể, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền từ 01/01/2025?

 

Thành phố thị xã nào không được phân lô bán nền từ 01/01/2025?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 31 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 số 29/2023/QH15, điều kiện để đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở bao gồm:

“…Đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.”

Theo đó, đất tại các khu vực thị xã, phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III sẽ không thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng cho các cá nhân tự xây dựng nhà ở (hay còn gọi là phân lô bán nền) từ 01/01/2025.

Danh sách các thành phố, thị xã không được phân lô bán nền từ 01/01/2025 

105 thành phố, thị xã sẽ không được phân lô, bán nền từ ngày 01/01/2025

Đô thị đặc biệt 
Đô thị loại I
Đô thị loại II
Đô thị loại III

02 thành phố thuộc đô thị đặc biệt

Thành phố trực thuộc Trung ương (03 thành phố)Thành phố thuộc tỉnh (19 thành phố)

Thành phố thuộc tỉnh (36 thành phố)
Thành phố thuộc tỉnh (29 thành phố)
Thị xã (16 thị xã)

Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh

Hải Phòng
Đà Nẵng
Cần Thơ

Huế
Vinh
Đà Lạt
Nha Trang
Quy Nhơn
Buôn Ma Thuột
Thái Nguyên
Nam Định
Việt Trì
Vũng Tàu Hạ Long
Thanh Hóa Biên Hòa
Mỹ Tho
Thủ Dầu Một
Bắc Ninh
Hải Dương
Pleiku
Long Xuyên.

Phan Thiết
Cà Mau
Tuy Hòa
Uông Bí
Thái Bình
Rạch Giá
Bạc Liêu
Ninh Bình
Đồng Hới
Phú Quốc
Vĩnh Yên
Lào Cai
Bà Rịa
Bắc Giang
Phan Rang – Tháp Chàm
Châu Đốc
Cẩm Phả
Quảng Ngãi
Tam Kỳ

Trà Vinh
Sa Đéc
Móng Cái
Phủ Lý
Bến Tre
Hà Tĩnh
Lạng Sơn
Sơn La
Tân An
Vị Thanh
Cao Lãnh
Vĩnh Long
Tuyên Quang
Sóc Trăng
Kon Tum
Dĩ An
Yên Bái

Điện Biên Phủ Hòa Bình
Hội An
Hưng Yên
Đông Hà
Bảo Lộc
Hà Giang
Cam Ranh
Cao Bằng
Lai Châu
Tây Ninh
Bắc Kạn
Tam Điệp
Sông Công
Sầm Sơn
Phúc Yên
Hà Tiên
Đồng Xoài
Chí Linh
Long Khánh
Gia Nghĩa
Ngã Bảy
Thuận An
Hồng Ngự
Từ Sơn
Phổ Yên
Tân Uyên
Bến Cát
Gò Công.

Sơn Tây
Cửa Lò
Phú Thọ
Bỉm Sơn
La Gi
Sông Cầu
Long Mỹ
Tân Châu
Cai Lậy
Quảng Yên
Kỳ Anh
Bình Minh
Đông Triều
Phú Mỹ
An Nhơn
Kiến Tường.

Theo đó, việc cấm phân lô, bán nền đất sẽ giúp giảm tình trạng phân lô tràn lan để đầu cơ nhà đất, tránh lãng phí tài nguyên, giảm thiểu rủi ro cho người mua bất động sản và cải thiện tính minh bạch trong thị trường nhà đất.

Cần lưu ý gì về đất phân lô và mua đất phân lô?

Lưu ý gì khi mua đất phân lô? (Ảnh minh họa)

Hiện nay Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 và các văn bản pháp luật liên quan không có định nghĩa cụ thể thế nào là đất phân lô.

Luật Đất đai hiện hành và các văn bản liên quan chưa đề cập tới khái niệm đất phân lô là gì. Tuy nhiên, đất phân lô có thể được hiểu là đất đã được quy hoạch thành các lô có diện tích nhất định và chưa được tiến hành xây dựng.

Theo đó, người mua đất phân lô có thể khởi công xây dựng nhà ở hoặc các công trình phù hợp trên đất theo quy định pháp luật.Theo quy định khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực:

(1) Không thuộc địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương;

(2) Thuộc khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điể m nhấn kiến trúc trong đô thị;

(3) Mặt tiền các tuyến đường:

Cấp khu vực trở lên
Thuộc cảnh quan chính trong đô thị.

Hiện nay, việc mua bán đất phân lô đang được ưa chuộng bởi giá mua vào – bán ra thấp, dễ dàng hơn cho việc đầu tư hoặc thanh lý. Tuy nhiên, khi thực hiện việc mua đất phân lô, người mua cần lưu ý:

– Bên chuyển nhượng là chủ đầu tư dự án và chủ đầu tư đó phải được UBND cấp tỉnh cấp phép chuyển nhượng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.

– Hợp đồng chuyển nhượng buộc phải được công chứng theo đúng quy định.

– Kiểm tra kĩ về chủ đầu tư, dự án cũng như hợp đồng trước khi thực hiện việc chuyển nhượng.

– Kiểm tra tình trạng pháp lý của mảnh đất, đảm bảo việc chắc chắn lô đất đó sẽ có sổ v à không dính tranh chấp.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 31 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 số 29/2023/QH15, điều kiện để đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở bao gồm:“…Đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.”Theo đó, đất tại các khu vực thị xã, phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III sẽ không thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng cho các cá nhân tự xây dựng nhà ở (hay còn gọi là phân lô bán nền) từ 01/01/2025.

 

TỪ NAY: Rút BHXH 1 lần người dân sẽ m:ấ:t hoàn toàn 4 khoản tiền rất lớn này, hãy cân nhắc kĩ

0

Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là chế độ an sinh do Nhà nước đề ra để hỗ trợ cho lao động và người dân khi tham gia bảo hiểm bắt buộc và BHXH tự nguyện.

4 khoản tiền rất lớn sẽ mất nếu người lao động rút BHXH 1 lần, cần phải chú ý - Ảnh 2.

GĐXH – Người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một số những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, ít ai biết, người thân của họ cũng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi.

4 khoản tiền rất lớn sẽ mất nếu người lao động rút BHXH 1 lần

Không nhận được tiền lương hưu hàng tháng

Căn cứ điều 55 và điều 77 luật BHXH năm 2014, lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ được tính như sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55% còn lao động nam sẽ được hưởng 45%.

Nếu chỉ có 20 năm đóng BHXH thì mức hưởng hàng tháng khi nhận lương hưu sẽ khá thấp. Nếu đóng đủ và trên 20 năm, cứ mỗi năm đóng thêm người lao động sẽ được nhận lương hưu thêm 2%. Mức hưởng tối đa đối với cả lao động nam và lao động nữ là 75%.

Như vậy, càng đóng BHXH nhiều năm thì mức hưởng lương hưu khi về già của người lao động lại càng cao nhưng có giới hạn tối đa là 75%.

Tuy nhiên, nếu người lao động chọn rút BHXH 1 lần, thì thời gian đóng BHXH trước đó của người lao động sẽ bị xóa bỏ. Nếu không tiếp tục tham gia BHXH, người lao động đương nhiên sẽ không được nhận lương hưu khi về già.

Phải mua BHYT theo hộ gia đình và mức thanh toán BHYT đúng tuyến thấp hơn so với người có lương hưu

4 khoản tiền rất lớn sẽ mất nếu người lao động rút BHXH 1 lần, cần phải chú ý - Ảnh 2.

Rút BHXH 1 lần thì người lao động không chỉ phải tự mua BHYT mà còn phải chấp nhận mức thanh toán BHYT đúng tuyến thấp hơn so với người có lương hưu.

Căn cứ khoản 1 điều 2 nghị định 146/2018/NĐ-CP, người đang hưởng lương hưu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do cơ quan BHXH đóng. Theo đó, bên cạnh lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Ngược lại, do đã rút BHXH 1 lần nên không được hưởng lương hưu, người lao động sẽ phải tự bỏ tiền túi để mua thẻ BHYT theo diện hộ gia đình.

Không những phải bỏ tiền mua thẻ BHYT mà mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu với người tham gia BHYT hộ gia đình cũng có sự khác biệt nhất định.

Căn cứ Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, mức thanh toán BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến của người đang hưởng lương hưu là 95%, trong khi đó, người tham gia BHYT hộ gia đình chỉ được thanh toán 80%.

Như vậy, khi không thể hưởng lương hưu do rút BHXH 1 lần thì người lao động không chỉ phải tự mua BHYT mà còn phải chấp nhận mức thanh toán BHYT đúng tuyến thấp hơn so với người có lương hưu.

Không có trợ cấp mai táng khi người lao động qua đời

Theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang hưởng lương hưu mà chết thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Số tiền này sẽ được cơ quan BHXH thanh toán một lần cho thân nhân của người lao động đó.

Tiền trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng. Kéo theo đó, mức trợ cấp mai táng được xác định bằng 18 triệu đồng.

Ngoài thân nhân của người lao động đang hưởng lương hưu chết được nhận trợ cấp mai táng, nếu người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà có thời đóng từ đủ 12 tháng trở lên chết thì thân nhân của họ cũng được nhận loại trợ cấp này.

Do đó, nếu người lao động đã rút BHXH 1 lần với toàn bộ thời gian đóng BHXH thì khi chết, thân nhân của họ sẽ không được nhận trợ cấp mai táng.

Còn nếu từng rút BHXH 1 lần mà sau đó người lao động lại tiếp tục tham gia BHXH thì khi không may qua đời, người thân của họ vẫn có cơ hội nhận trợ cấp mai táng.

Người thân không được hưởng trợ cấp tuất

Căn cứ Điều 67 và Điều 69 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang hưởng lương hưu mà tử vong thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp tuất, có thể là tuất 1 lần hoặc tuất hằng tháng.

Theo Điều 69 và Điều 70 Luật BHXH 2014, nếu người lao động đang nhận lương hưu mà chết thì thân nhân sẽ được hưởng như sau:

– Trợ cấp tuất hằng tháng:

+ Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

+ Thân nhân thuộc trường hợp còn lại:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng

– Trợ cấp tuất một lần:

+ Người lao động chết trong 02 tháng đầu nhận lương hưu:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Mức lương hưu hằng tháng đang hưởng

+ Người lao động chết từ tháng thứ ba nhận lương hưu trở đi:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Mức lương hưu đang hưởng – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Mức lương hưu đang hưởng

Trong đó: Mức thấp nhất = 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Bảo hiểm xã hội 1 lần

Bảo hiểm xã hội 1 lần là một chế độ an sinh do Nhà nước đề ra để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có yêu cầu và đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm 1 lần.

Chế độ BHXH 1 lần là một trong những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là một cách để người lao động có thể sử dụng số tiền bảo hiểm của mình theo ý muốn, thay vì phải chờ đến tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu hàng tháng

Từ năm 2025: 4 trường hợp đất lấn chiếm được làm Sổ Đỏ, đó là ai?

0

Theo luật đất đai năm 2024 những trường hợp đất lấn chiếm này được cấp sổ đỏ.

Đất lấn chiếm là gì?

Đất lấn chiếm chính là loại đất mà trong quá trình sử dụng người dân dần dần lấn ra và chiếm dụng sử dụng với mục đích của mình. Đây là loại đất sử dụng trái quy định và không được sự cấp phép của chính quyền địa phương. Phần lớn các loại đất lấn chiếm đều không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Sổ Đỏ và phải trao trả cho nhà nước khi có công văn yêu cầu của chính quyền chức năng. Tuy nhiên, có những loại đất lấn chiếm này được có thể được cấp sổ đỏ, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi

4 trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Theo Điều 139 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp đất lấn chiếm vẫn được cấp sổ đỏ bao gồm:

Trường hợp 1: Tất cả những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 do lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn đất, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét làm sổ đỏ

4 trường hợp đất lấn chiếm được xem xét làm sổ đỏ

Tuy nhiên, trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Tất cả những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 do lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng qua các thời kỳ thì xử lý như sau:

– Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
Đất lấn chiếm nào được làm sổ đỏ

Đất lấn chiếm nào được làm sổ đỏ

– Trường hợp lấn đất, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 01/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: Tất cả những hộ gia đình, cá nhân sử dụng do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định trên và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Trường hợp 4: Tất cả những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.