Home Blog Page 412

Các cụ dặn: 3 thứ không nên mở miệng khoe với hàng xóm, tự mãn càng cao thì tai họa cũng càng lớn

0

3 thứ này càng khoe ra bao nhiêu thì càng dễ mất đi bấy nhiêu, càng im lặng vận may càng đến nhiều.

Điều thứ nhất: Không khoe tiền bạc, tài sản

Ai nhiều tiền hơn, ai ít tiền hơn kỳ thực chẳng hề quan trọng, quan trọng là ai sống vui vẻ hơn, ai sống hạnh phúc hơn.

Có người giàu sang phú quý, có xe ô tô đắt tiền nhưng lúc nào cũng muộn phiền, đau khổ. Có người đạp xe đạp nhưng lúc nào sở hữu tâm hồn vui vẻ, lạc quan. Mỗi người đều cần chịu trách nhiệm với chính cuộc đời của mình, sướng khổ chỉ do mình biết mà thôi.

Cuộc sống của mình, cớ sao phải so sánh với người khác, quan trọng nhất là tự bản thân mình cảm nhận cuộc sống của mình.
co-nhan8

Điều thứ 2: Không khoe con cái

So sánh con cái với con nhà người ta sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con mình, mỗi người đều có phúc có phận riêng, không cần phải so sánh với bất kỳ ai khác.

Hãy thường xuyên động viên, tin tưởng đứa con của mình nhiều hơn. Nếu con bạn xuất sắc, có tiền đồ, thì đừng nên khoe ra với bất kỳ ai. Cha mẹ hãy giữ đức khiêm tốn cho con, đó mới là phúc báo lớn nhất của con cái.
hang-xom

Điều thứ 3: Không khoe nhà cửa

Sống không mang theo thì chết cũng không mang theo, ngoảnh đầu nhìn lại, đơn giản là tốt nhất.

Nhà cửa dù rộng đến mấy cũng chỉ cần cái giường để ngủ, xe dùng tốt đến mấy cũng để dùng di chuyển mà thôi.

Sống ở đời, người giàu nhất chính là người biết mãn nguyện với những gì mình có, không nhất thiết cứ phải khoe khoang ra với thiên hạ mình giàu có như thế nào.
khoe-me

Nhà dù giàu mấy, tiền có nhiều đến mấy, nhưng lòng tham nặng, không biết thỏa mãn rồi sớm muộn cũng nghèo mà thôi. Những của cải vật chất khi sinh ra không mang theo thì chết đi cũng chẳng mang theo được.

Bên cạnh đó, tổ tiên cũng khuyên hậu thế có 3 kiểu người thân không nên thân

Người thứ nhất: Họ hàng trọng lợi, khinh nghĩa tốt nhất nên tránh xa

Người thứ hai: Họ hàng vô tình vô nghĩa, tốt nhất nên tránh xa

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cac-cu-dan-3-thu-khong-nen-mo-mieng-khoe-voi-hang-xom-tu-man-cang-cao-thi-tai-hoa-cung-cang-lon-778928.html

Con trai tôi học Tiến Sĩ, nhà mặt đường lại đi quen một đứa con gái ở quê học chưa hết cấp 3. Tôi không thích nhưng vì con trai nên về thăm quê con dâu tôi liền giục cưới gấp

0

Tương lai của con được bồi đắp bằng sự cố gắng của bậc sinh thành

Ông Trương là giáo viên cấp 2 ở một thành phố nhỏ ở Trung Quốc, từng có một gia đình êm ấm với vợ và con trai trước khi ly dị. Ông Trương chọn cuộc sống làm bố đơn thân để chăm lo cho con mình tốt nhất. Ban ngày ông dạy học ở trường, đến tối lại dạy thêm, làm gia sư vậy nên tài chính gia đình cũng dư dả hơn trước.

Con trai ông nhờ vậy được học những trường lớp tốt nhất, thành tích cũng đủ khiến ông Trương tự hào dù ông không có nhiều thời gian gần gũi con. Vậy nên thầy giáo này rất chiều con, yêu cầu gì của con ông cũng đáp ứng để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm. Sau khi con trai tốt nghiệp trường đại học danh giá, ông Trương định hướng con thi công chức hoặc làm doanh nghiệp Nhà nước nhưng con trai ông lại muốn học cao hơn nên ông cũng chiều con, hỗ trợ con thi đỗ cao học.

Học hết cao học, người con trai lại muốn đi du học lấy bằng Tiến sĩ, ông Trương cũng không phản đối dù biết chi phí sẽ rất tốn kém. Khi đó người thầy giáo này chỉ nghĩ khi con có bằng Tiến sĩ, đi du học về sẽ dễ dàng kiếm được việc lương cao và được trọng dụng. Vậy nên dù đồng nghiệp thuyết phục rằng với bằng Thạc sĩ con trai đã có thể kiếm được việc lương cao ở quê thì ông Trương vẫn không nghe, cảm thấy đầu tư cho con chắc chắn không bao giờ lỗ.

Ảnh minh họa

Điều ông không ngờ đến là trường học nơi ông dạy không cho phép giáo viên dạy thêm nữa, tiền lương ít ỏi không đủ để nuôi con trai du học. Vậy nên ông Trương phải bán bớt tài sản đi, kinh doanh thêm cửa hàng nhỏ do cha ông để lại và vay 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) vì tương lai của con. Thế nhưng thực tế lại không màu hồng, khi người con trai tốt nghiệp về nước rất ít công ty tại tỉnh nơi ông Trương sinh sống cần một Tiến sĩ vào làm, nếu có thì mức lương cũng không như mong đợi.

Kết quả con trai ông Trương kiếm được việc 200.000 NDT/năm (hơn 600 triệu đồng), không tệ nhưng điều thầy giáo này buồn nhất là con trai biết mình nợ nần lại không có ý muốn trả nợ giúp cha. Ông Trường oằn mình trả nợ trong vài năm, không có nhiều tiền tiết kiệm trong khi con trai sống ở căn hộ cao cấp đi thuê, vay tiền mua ô tô, ngày đi làm tối lại tiệc tùng. Dù lo lắng nhưng khi thấy cuộc sống của con trai dư dả, ông Trương cũng tự an bản thân đã cố gắng hết mình vì con, sau này có thể dựa vào con sống đến cuối đời.

Không mua nhà liền bị con từ mặt

Ba năm trước, người con trai đã lâu không về nhà đột nhiên dẫn bạn gái đến gặp tôi nói về dự định kết hôn. Lúc đó ông Trương cảm thấy rất vui vẻ khi nghĩ đến ngày mình được ôm cháu trai và tận hưởng không khí gia đình đầm ấm. Ai ngờ chưa kịp vui mừng thì con trai ông nói muốn mua nhà gần trung tâm thủ phủ của tỉnh, phải cọc hơn 1 triệu NDT (~3,3 tỷ đồng). Trong tay người con trai mới chỉ có 300.000 NDT (~1 tỷ đồng), số còn lại muốn xin ông Trương.

“Nghe con số này làm lòng tôi lạnh toát, làm sao giáo viên về hưu có nhiều tiền như vậy. Tôi bàn bạc với con chuyển về thành phố nhỏ tôi đang sống, nhà to cũng chỉ cần trả trước 300.000 NDT, trình độ học vấn của con hoàn toàn có thể kiếm được việc tốt. Nhưng con tôi lại trả lời rằng bạn gái nếu không mua được nhà ở thành phố lớn sẽ không lấy con”, ông Trương nói.


Ảnh minh họa

Người thầy giáo già bất lực vì biết rằng dù vay mượn khắp nơi cũng không thể có 700.000 NDT. Con trai liền đề nghị ông Trương bán căn nhà hiện tại của ông, giá cũng được 600.000 NDT và chuyển về vùng nông thôn sống. Nói đến đây, ông Trương vô cùng thất vọng, nuôi con trai thành đạt chưa được hưởng phúc lộc gì, nay còn muốn đuổi ông về quê.

Lúc đầu ông Trương định chấp nhận nhưng nghĩ lại, ông cảm thấy mình không thể cứ đưa tiền và chiều theo mọi lời đề nghị của con một cách mù quáng nữa. Ông đã từng phải làm việc vất vả để trả nợ cho con học hành, bây giờ về hưu chỉ có căn nhà để an hưởng tuổi già. Chưa kể anh con trai sau khi bán nhà cũng chưa chắc để để tâm đến cuộc sống của cha mình.

Vậy nên thầy giáo Trương từ chối con mình. Hai cha con vì chuyện này mà cãi nhau, bao nhiêu thất vọng dồn nén khiến ông Trương không nhịn được tát con một cái. Con trai ông Trương bỏ đi, nói mình không có người bố như ông và sẽ không về nhà nữa.

Người cha còn tưởng con trai nói những lời này trong lúc giận dữ, khi nguôi giận sẽ hiểu được sự vất vả của ông nhiều năm nay. Chẳng ngờ 3 năm trôi qua, người con trai mới về nhà một lần để lấy sổ hộ khẩu đi đăng ký kết hôn. Kể từ đó, anh này không nói chuyện gì với cha mình, cha ốm cũng chỉ chuyển khoản 20.000 NDT (~67 triệu đồng) mà không một lời hỏi thăm.

Ảnh minh họa

Nhìn đứa con Tiến sĩ một tay mình nuôi nấng trên nên lạnh lùng với chính cha mình, ông Trương buồn lòng không sao nguôi ngoai. Dù vậy, khi ai hỏi đến con trai mình, ông vẫn khẳng định con rất hiếu thuận, bận rộn làm ăn bên ngoài nên ít về quê, chỉ là không thể tự lừa dối bản thân. “Tôi không biết mình đã làm gì sai, có phải vì tôi không mua nhà cho con nên con hận tôi không? Dù sao thì tôi cũng đã mất con mình, thực sự không dám để mất mặt nữa”, ông Trương đau đớn nói.

Trên thực tế, ông Trương là mẫu phụ huynh điển hình của việc nuông chiều con vô điều kiện, chấp nhận mọi yêu cầu của con mà không tính toán quá nhiều vì nghĩ lo về mặt tài chính là đủ yêu thương con. Ông Trương đi làm cả ngày nên cũng gần như không có thời gian gần gũi với con, mối quan hệ cha con vì vậy nên đã đôi phần xa cách.

Thêm vào đó, người con đã quen được thỏa mãn những đòi hỏi sẽ cảm thấy quá dễ dàng để có được mọi thứ, luôn mặc định cha sẽ luôn đáp ứng bất kể đòi hỏi đó có quá đáng đến đâu. Vậy nên ngay khi ông Trương không thỏa hiệp với mong ước mua nhà, anh con trai thể hiện thái độ không đúng mực với hy vọng cha sẽ “xuống nước” và tiếp tục chiều theo ý anh nhưng cuối cùng vẫn không thể đạt được mục đích, gây ra bi kịch gia đình kể trên.

Phú quý không đến 3 nơi, hết tiền không gần 2 người

0

Đây là nơi nào và những ai, hãy cùng tìm hiểu vì sao người xưa lại răn dạy chúng ta như thế nhé!

“Phú quý không đến 3 nơi”

Chốn ăn chơi trụy lạc

Những nơi rượu chè, ăn chơi trụy lạc là nơi đốt tiền và phá hủy nhân cách con người nhanh nhất.

Nếu một người có tiền có của mà ham mê lui tới những nơi này thì chẳng mấy chốc mà tán gia bạn sản, thậm chí tan vỡ hết cả gia đình.

Sòng bạc

Các cụ ta có câu: “Cờ bạc là bác thằng bần” chưa bao giờ là sai, nhiều người giàu có ham mê cờ bạc, cá độ mà trở nên tay trắng chỉ sau 1 đêm.

Bởi vậy, dù bạn có giàu đến cỡ nào cũng phải tránh xa cám dỗ của cờ bạc, đừng chặc lưỡi thử một lần xem sao, bởi cờ bạc dễ gây nghiện, thua ham gỡ thắng ham ăn, bạn sẽ nhấn chìm cuộc đời mình trong đó.

Quê hương

Khi chúng ta thành công và giàu có, ai cũng muốn “trở về nhà”. Quê hương là luôn là giấc mơ muôn thuở của mỗi kẻ lang thang. Đi bôn ba nửa đời, ai cũng muốn tìm lại nơi chôn nhau cắt rốn.

Tuy nhiên, khi về quê cũ bạn đừng phô giàu, khoe của. Bởi có nhiều người “thấy sang bắt quàng làm họ”, họ sẽ nhờ vả, vay mượn đôi khi làm phiền tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Tệ hơn, có kẻ nảy tâm đố kỵ còn dễ làm hại bạn.

Hết tiền không thể gần 2 người

Người có tâm địa xấu

Người xưa có câu nói rất sâu sắc thế này: “Khi bức tường đổ, tất cả mọi người sẽ đẩy nó xuống”. Có nhiều kẻ như thế trong xã hội, khi bạn giàu có thì xúm lại bợ đỡ nịnh nọt, nhưng khi bạn xảy ra chuyện thì sẵn sàng vùi dập bạn. Thậm chí, họ còn hả hê trước sự mất mát của bạn, nhân cơ hội khiến cuộc sống của bạn tồi tệ thêm. Bởi vậy, nếu gặp người như vậy hãy tránh càng xa càng tốt.

Người giả thân thiết

Thực tế, người gần gũi nhất với chúng ta nhất, người ta tin cậy nhất mới là người làm tổn thương chúng ta nhiều nhất. Khi chúng ta nghèo, sa cơ lỡ vận, có thể họ chính là người sẽ tỏ thái độ khinh thường đầu tiên.

Đây là kiểu người chỉ muốn cùng bạn hưởng phúc chứ chẳng muốn cùng chung hoạn nạn với bạn. Thôi thì biết mặt biết lòng, cũng là cách để bạn biết mà đối đãi về sau.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn

Ông cụ 60 tuổi đi xe 5 tiếng, cầm 1,8 tỷ đồng tới giúp con trai mua nhà, nhưng vừa đến cửa lập tức quay về vì 1 câu nói của con dâu

0

Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình

Ông Châu, 60 tuổi, hiện đang sinh sống ở Trung Quốc. Con trai ông đã tốt nghiệp đại học được vài năm. Vì công việc, anh ở lại thành phố làm việc và kết hôn với bạn gái là đồng nghiệp. Vợ chồng ông Châu chỉ có 1 người con trai nên luôn đau đáu hướng về con, mong con sớm quay về quê hương lập nghiệp, ở cạnh bố mẹ khi về già. Nhưng thực tế khó thay đổi, vợ chồng ông Châu cũng dần chấp nhân với thực tại.

Năm con trai tôi kết hôn, mặc dù không nói ra nhưng vợ chồng ông biết các con muốn mua nhà ở thành phố. Nhưng, việc này thực sự gây khó cho vợ chồng ông Châu. Bao năm nay mặc dù vợ chồng ông sống vô cùng tiết kiệm nhưng kinh tế gia đình không tốt. Bbao nhiêu tiền của trong nhà đều dồn vào lo hết vào việc học hành của con trai. Hai vợ chồng đều làm nông nên cũng không dư dả gì.

Vì thế, ông bà Châu chẳng có đủ tiền để giúp con mua nhà. Con dâu cũng vì chuyện này mà nhắc đi nhắc lại. Tình cảm với bố mẹ chồng cũng lạnh nhạt dần.

AU: Sau 60 tuổi, người kiên trì 4 thói quen đơn giản này càng sống càng thọ, không lo ngã bệnh | Tin AU

Vợ chồng ông Châu luôn suy nghĩ điều này, trách bản thân làm cha mẹ sao mà kém cỏi đến vậy, không kiếm được nhiều tiền để con dâu coi thường. Đến khi có cháu nội thì mới quan hệ gia đình mới tốt lên một chút.

Một hôm, con trai gọi điện cho ông Châu nói rằng vợ đang mang thai lần thứ 2. Hơn nữa, con trai cũng nói muốn mua một chiếc xe ô tô để tiện đi lại cùng cả gia đình, đi về quê cũng tiện lợi hơn. Câu nói của con trai khiến ông Châu có chút động lòng. Ông nghĩ rằng làm cha làm mẹ cho dù như thế nào cũng phải hỗ trợ con một chút. Vừa hay, gia đình ông có mảnh đất mới được đền bù do nằm trong quy hoạch. Ông bà Châu quyết định lấy 6 vạn NDT (tương đương 200 triệu VND) ra đưa cho con. Con trai ông bà mua được chiếc xe trị giá 10 vạn NDT (tương đương 341 triệu VND).

Từ khi mua được xe, thái độ của con dâu đối với ông bà cũng khác. Mỗi lần ông bà tới nhà chơi đến thì thái độ của con dâu khác trước khá nhiều, ân cần chu đáo hơn. Cũng chính vì thái độ của con dâu, ông bà Châucàng quyết tâm phải giúp đỡ con trai.

Nghĩ con trai mình giờ đã có 2 con rồi, mà chưa có chỗ ở ổn định, ông bà Châu bàn với nhau trích thêm tiền từ số tiền đến bù đất để hỗ trợ con. Tổng số tiền ông bà được đến bù khoảng 2 tỷ đồng, nay đã trích ra 200 triệu cho con mua ô tô. Với tình hình giá nhà hiện tại, ông bà quyết định đưa hết phần tiền còn lại cho con để gom góp mua nhà. Số tiền này là mồ hôi nước mắt, vốn là tiền ông bà dành dưỡng già. Nhưng nay vì con mà quyết định chi ra hết. Cuộc sống về già sau này, ông bà định sẽ đi làm thêm những việc đơn giản và nương tựa thêm vào các con.

Ông cụ 60 tuổi đi xe 5 tiếng, cầm 1,8 tỷ đồng tới giúp con trai mua nhà, nhưng vừa đến cửa lập tức quay về vì 1 câu nói của con dâu

Thật ra, con trai ông Châu cũng không nhắc gì chuyện mua nhà mà cvợ chồng ông chủ động nói. Con trai ông muốn mua một căn nhà 102m2, tương đương với 3,7 tỷ VND. Ông nghĩ bây giờ tôi có số tiền tương đương 1,8 tỷ đồng cùng với số tiền tiết kiệm của vợ chồng con trai có lẽ sẽ đủ để con trai ông đặt cọc mua nhà và trả 1 phần tiền nhà. Vợ chồng ông cũng tính rằng  sẽ cố gắng đi làm thêm mấy năm nữa giúp con đỡ bớt áp lực.

Hôm đó, ông Châu mất 5 tiếng đi từ quê ra thành phố để mang tiền lên cho con, nhưng chưa vào đến cửa thì vô tình nghe được tiếng con dâu nói chuyện: “Anh chuyện rõ ràng với bố mẹ, dù bố mẹ cho tiền mua nhà nhưng em không đồng ý sống chung với họ đâu. Anh là con trai, lẽ dĩ nhiên bố mẹ anh phải bỏ tiền mua nhà cho anh. Căn nhà này chẳng qua là bố mẹ nợ chúng ta, mấy năm qua chẳng vì chúng ta không có nhà ở mà sống khổ cực lại còn bị mọi người kinh. Nói về công lao lớn nhất thì phải nhắc đến mẹ của em, mẹ đã ở đây chăm cháu giúp chúng ta đấy”

Nói thật, khi chuẩn bị số tiền cho con, vợ chồng ông Châu cũng không có suy nghĩ là đến ở luôn nhà con. Họ chỉ mong các con nhận ra được sự cố gắng vun vén cho gia đình mà sống hiếu thảo. hưng có vẻ như ông Châu  đã nghĩ nhiều rồi, con dâu chỉ nghĩ là ông bà đang nợ các con một căn nhà chứ không muốn chăm sóc bố mẹ chồng. Sự thật đau lòng này khiến ông Châu vừa tới cửa nhà đã đứng “chết sững”. Quá đau lòng, ông lập tức cầm số tiền đã chuẩn bị quay về quê. Tuổi già của vợ chồng ông, tốt hơn hết là vẫn tự dựa vào chính bản thân mình.

Cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, mẹo nhỏ xử lý mọi rắc rối nhà ai cũng thích

0

Bạn có biết lợi ích của việc cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió là gì không, hãy cùng tìm hiểu.

Dầu gió là sản phẩm thông dụng mà nhà ai cũng có. Dầu gió thường được dùng để bôi vào vết đau nhức, côn trùng đốt hay khi sổ mũi nhức đầu…

Tuy nhiên ngoài những công dụng thường thấy, dầu gió còn mang lại rất nhiều lợi ích khác nữa.

Bạn dùng một chiếc tăm bông nhúng vào chai dầu gió, sau đó cắm que tăm bông vào những vị trí ẩm thấp, tối tăm như góc tường, gậm giường,…
Cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió
Cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió

Xua đuổi muỗi và côn trùng

Khi bị muỗi đốt, chúng ta thường chỉ dùng dầu gió thoa vào vết muỗi, côn trùng cắn để làm giảm cảm giác ngứa, tuy nhiên bạn có biết sản phẩm này còn có công dụng xua đuổi muỗi và côn trùng.

Bạn cắm các que tăm bông đã nhúng dầu gió vào các vị trí hay có muỗi trú ngụ. Tăm bông tẩm dầu gió sẽ khuếch tán tinh dầu, muỗi và các loại côn trùng rất sợ mùi này và chúng sẽ tránh xa.

Hoặc bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào băng urgo rồi dán lên quạt. Khi quạt quay, gió sẽ tỏa ra mùi dầu gió giúp xua đuổi muỗi rất tốt.

Bạn cũng có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào nước lau nhà để lau nhà, nó cũng cho hiệu quả tương tự.

Khử mùi hôi

Nhiều người thích để sáp thơm để khử mùi và làm thơm phòng. Tuy nhiên, những sản phẩm này có thể chứa các thành phần hóa không tốt cho sức khỏe con người. Thay vào đó, bạn có thể dùng dầu gió để khử mùi hôi trong nhà.

Lúc này, bạn chỉ cần cho tăm bông đã thấm dầu gió rồi đặt trong nhà kho, nhà vệ sinh, tủ giày,… rất nhanh mùi hôi khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất, mang lại không gian trong lành cho bạn.
Khử mùi hôi
Khử mùi hôi

Giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ

Mùi hương tỏa ra từ dầu gió thoang thoảng dễ chịu sẽ tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Nếu bạn khó ngủ, nhức đầu bạn có thể đặt một lọ dầu gió có cắm tăm bông và đặt ở đầu giường.

Mùi hương này sẽ giúp bạn dễ ngủ, thư thái và dễ chịu. Đồng thời bạn sẽ không bị muỗi vo ve làm phiền nữa.

Tôi 63 tuổi, kết hôn với người đàn ông giàu 70 tuổi, mỗi tháng ông ấy đưa 28 triệu đồng: Sau 3 tháng, tôi quyết định ly hôn trong nước mắt!

0

Bà Cát chia sẻ, sau khi kết hôn, chung sống với ông Hà, bà thấy vất vả hơn, không thoải nhưng bạn bè vẫn cho rằng bà lấy chồng đại gia, sống cuộc sống rất hạnh phúc. Sau gần 3 tháng sống chung với ông Hà, bà Cát quyết định chia tay.

Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Cát:

***

Tôi nghĩ, khi về già, người thân thiết nhất xung quanh bạn không phải là con cái mà là chồng hoặc vợ. Sau khi con cái có gia đình riêng, chúng ít có thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Khi cô đơn, bạn sẽ có bạn đời bên cạnh, khi bạn ốm đau, bạn sẽ có bạn đời chăm sóc. Đây có là là điều mà nhiều người già như chúng ta hằng mong ước.

Tôi họ Cát, 63 tuổi, chồng tôi đã mất nhiều năm trước. Gần đây, tôi quyết định kết hôn với người bạn đời mới. Tôi được bạn bè ngưỡng mộ vì đã tìm được người bạn đời giàu có. Điều mọi người thấy chỉ là vẻ bề ngoài. Ông ấy rất giàu, mỗi tháng cho tôi 8.000 NDT (khoảng 28 triệu đồng) nhưng cuộc sống như vậy không phải điều tôi muốn. Tôi đã quyết định chia tay.

Nửa đầu cuộc đời, tôi sống khá hạnh phúc. Chồng tôi với tôi là bạn cấp 3. Sau kỳ tốt nghiệp đại học, cả hai chúng tôi đều được phân về đơn vị công tác ở quê. Sau khi kết hôn, tôi đã có cuộc sống hôn nhân như mong muốn. Chồng tôi là người tính tình tốt, rất bao dung. Việc vợ chồng xảy ra cãi vã là điều không thể tránh khỏi, nhưng chồng tôi luôn nhường nhịn, nếu tôi không vui, ông ấy sẽ an ủi tôi trước.

Ảnh minh họa.

Mẹ chồng ban đầu không thích tôi nhiều nhưng chồng tôi luôn bảo vệ tôi và luôn nói những điều tốt đẹp về tôi trước mặt bà. Theo thời gian, mối quan hệ của tôi với mẹ chồng trở nên rất hòa hợp. Quyền tài chính của gia đình nằm trong tay tôi, chồng tôi chủ động đưa lương hàng tháng, mỗi tháng chỉ nhận một ít tiền tiêu vặt. Chồng tôi rất hiếu thảo với bố mẹ tôi. Bạn bè xung quanh khen ngợi tôi may mắn, và tôi đã sống hạnh phúc như vậy.

Vụ tai nạn xảy ra với chồng tôi cách đây nhiều năm, chồng tôi lúc đó 59 tuổi và vẫn chưa nghỉ hưu. Chồng tôi không được đưa đến bệnh viện kịp thời nên đã không qua khỏi. Tôi sụt 10kg chỉ trong nửa tháng. Con trai tôi nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ không thể tiếp tục như thế này được. Bố con đã mất rồi và mẹ vẫn phải sống cuộc sống của mình. Bố con cũng mong mẹ có thể hạnh phúc mỗi ngày. Mẹ đến sống cùng chúng con đi”.

Tôi không từ chối đến nhà con trai, ở nhà một mình cũng rất buồn. Tuy nhiên, tôi không vui khi sống ở nhà con trai tôi. Con trai muốn tôi đến đây để nghỉ ngơi nhưng tôi rất mệt, vì phải chăm sóc cả gia đình, tôi đều làm hết việc nhà vì con trai, con dâu đi làm về muộn.

Trước kia cháu trai của tôi do bảo mẫu chăm, sau khi tôi đến thì nhiệm vụ này lại được giao cho tôi. Tôi rất mệt mỏi khi hàng ngày phải gánh vác công việc gia đình như vậy. Khi chồng tôi còn sống, ông ấy đã làm hầu hết việc nhà. Tôi chưa bao giờ phải làm việc vất vả như vậy.

Điều khiến tôi buồn nhất là thái độ của con dâu đối với tôi. Con dâu tôi không bao giờ coi trọng nỗ lực của tôi. Con dâu cho rằng việc tôi làm là việc mà một người mẹ chồng nên làm. Họ là những người trẻ phải kiếm tiền nuôi gia đình, tôi không có việc gì làm sau khi nghỉ hưu nên tôi phải chăm lo cho gia đình.

Con dâu tôi thỉnh thoảng cũng chỉ trích những khuyết điểm của tôi và yêu cầu tôi thay đổi theo sở thích của con. Ở nhà con trai, tôi muốn làm gì cũng không được mà phải làm theo ý muốn của con dâu. Con trai tôi lại không dám cãi lại vợ. Tôi không thích cuộc sống như vậy nhưng cháu nội cần người chăm sóc, tôi không chọn rời đi ngay mà tiếp tục sống ở đó suốt 2 năm. Cháu lớn hơn, đi học, tôi mới về quê.

Về việc chăm sóc tuổi già, tôi không dám trông cậy vào con trai mình. Thái độ của con dâu đối với tôi khiến tôi không muốn sống cùng vợ chồng con. Tôi có tiền tiết kiệm trong tay và tiền lương hưu hàng tháng nên tôi có thể sống tốt.

Ảnh minh họa.

Về quê được vài năm, tôi nảy ra ý định tìm người bạn đời mới. Nguyên nhân là tôi cảm thấy hơi cô đơn khi ở một mình. Qua giới thiệu, tôi gặp được một người đàn ông khiến tôi động lòng. Ông ấy họ Hà, hơn tôi 7 tuổi, năm nay đã 70 tuổi.

Ông Hà là giáo sư đại học đã về hưu, am hiểu và biết nhiều thứ, điều này rất thu hút tôi. Ông ấy cũng rất tử tế trong cách cư xử, rất tôn trọng tôi và quan tâm đến cảm xúc của tôi. Tôi cảm thấy thoải mái khi ở bên ông ấy.

Ban đầu, tôi có hơi băn khoăn. Ông Hà lớn tuổi hơn tôi, sau này có thể cần tôi chăm sóc. Tôi không muốn làm bảo mẫu cho người khác. Sau khi ông ấy biết được nỗi lo của tôi, ông ấy nói với tôi rằng sẽ không để tôi làm việc như một bảo mẫu nếu chúng tôi ở bên nhau. Ông Hà sẽ cho tôi 8.000 NDT (khoảng 28 triệu đồng) một tháng và cùng tôi làm việc nhà. Sau này dù mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, ông ấy cũng sẽ thuê bảo mẫu về chăm sóc, không để tôi phải vất vả.

Nghe ông Hà nói, tôi khá hài lòng nên đồng ý kết hôn. Sau khi chung sống, tôi bắt đầu cảm thấy không thoải mái. Ông nói sẽ chia sẻ việc nhà với tôi, nhưng ông làm việc gì cũng không tốt, thậm chí còn ảnh hưởng đến tôi. Chuyện này xảy ra nhiều lần, tôi không muốn để ông ấy làm việc nhà nữa.

Lúc đầu tôi nghĩ ông Hà cho tôi 8.000 NDT (khoảng 28 triệu đồng) một tháng là hào phóng. Chúng tôi sống cùng nhau, chi phí sinh hoạt chắc không quá nhiều, nếu biết cách lên kế hoạch tốt có thể tiết kiệm được một nửa. Đến khi thực sự chung sống, tôi mới biết việc phải chi 8.000NDT (khoảng 28 triệu đồng) là điều đương nhiên, thậm chí còn không đủ. Các con của ông Hà ngày nào cũng về ăn tối, ông nói rằng các con ông bận đi làm, ban ngày đã mệt mỏi về nấu ăn rồi, dù sao tôi cũng rảnh rỗi thì nấu thêm cho các con.

Ảnh minh họa.

Khi có nhiều người, việc mua thêm đồ ăn là điều đương nhiên. Gia đình chúng tôi mỗi ngày phải chi hơn 100 NDT (khoảng 350.000 đồng) để mua đồ ăn. Nếu chỉ thế thôi thì chi phí sinh hoạt mà ông Hà đưa cho tôi là đủ rồi. Vấn đề là ông Hà thích đãi khách ăn tối, thỉnh thoảng lại mời một nhóm bạn về ăn tiệc. Ông ấy không đưa tôi thêm tiền nữa, tôi thường phải tự bỏ tiền ra mua bất cứ thứ gì.

2 tháng sau, tôi hối hận về quyết định chung sống với ông Hà, tôi tưởng ông là người đàn ông hiểu tôi và yêu tôi, tôi có thể chung sống hạnh phúc. Đến bây giờ, tôi ngày ngày làm việc vất vả, cuộc sống của tôi còn tệ hơn cả việc làm bảo mẫu nhưng bạn bè vẫn cho rằng tôi lấy chồng đại gia, sống cuộc sống rất hạnh phúc.

Chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến tôi khóc! Chúng tôi chung sống chưa đầy 3 tháng và tôi đã quyết định chia tay. Hai ngày trước, tôi đã khóc và chia tay với ông Hà nhưng ông vẫn không đồng tình. Thay vào đó, ông nói rằng tôi không nghiêm túc trong mối quan hệ và lừa dối tình cảm. Tôi thật sự mệt mỏi.

Tôi chọn tìm bạn đời để không cô đơn trong những năm cuối đời. Tuy nhiên, sau khi tìm được, tôi nhận ra rằng thực ra không cần thiết, thay vào đó, tôi nên sống tự do theo cách mình muốn.

Theo Toutiao

Minh Nguyệt

Theo Đời sống Pháp luật

Tại sao không phải xe nào cũng bị CSGT kiểm tra? Hãy ghi nhớ 4 điểm này, cảnh sát giao thông sẽ không thèm để ý đến bạn

0

Khi lái xe qua những con đường đông đúc của thành phố, chúng ta luôn có thể nhìn thấy sự hiện diện của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Họ đứng tại các chốt giao thông tại ngã tư, cầm dùi cui hoặc tuần tra trên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Tuy nhiên, có thể bạn đã từng thắc mắc: Tại sao không phải xe nào cũng bị CSGT kiểm tra? Trên thực tế, căn cứ để cảnh sát giao thông lựa chọn khám xe thường liên quan đến một số yếu tố chính.

Chỉ cần bạn hiểu rõ 4 lý do cần kiểm tra ô tô sau đây và tránh kịp thời thì cảnh sát giao thông sẽ không thèm để ý đến bạn.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

1. Không có biển số

Biển số giống như CMND của ô tô, ghi lại thông tin đăng ký xe, thông tin chủ xe, giúp bộ phận quản lý giao thông theo dõi các hành vi vi phạm phương tiện, tai nạn giao thông, vi phạm đỗ xe…

Sau khi mua xe mới, một số người cho rằng chỉ cần đi trên đường mà không có biển số là được. Nhưng trên thực tế, việc lái xe ô tô không có biển số trên đường là vi phạm pháp luật và nếu bị cảnh sát giao thông bắt, bạn có thể bị phạt.

Các hình thức xử phạt cụ thể có thể bao gồm phạt tiền, tạm giữ xe, phạt tiền, phạt điểm, v.v. Mức độ xử phạt tùy thuộc vào quy định quản lý giao thông của địa phương.

Đồng thời, việc cố tình chặn biển số xe, biển số xe đặc biệt hoặc biển số xe không khớp với xe cũng có thể gây sự chú ý của cảnh sát, dẫn đến việc ngăn chặn, kiểm tra.

Tóm lại, dù là xe mới hay xe cũ thì chúng ta cũng nên luôn chú ý đến tầm quan trọng của biển số. Việc chú ý lắp đặt biển số xe và giữ chúng nguyên vẹn, chính xác có thể giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

2. Không thắt dây an toàn

Quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt cụ thể như sau:

Người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Người được chở trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, với hành vi vi phạm không thắt dây an toàn trên xe ôtô, người điều khiển sẽ buộc bị lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

Vì vậy, phải tuân thủ luật lệ giao thông, người lái xe và hành khách phải thắt dây an toàn khi lái xe.

Nếu cảnh sát giao thông nhận thấy người lái xe hoặc hành khách trên xe không thắt dây an toàn thì xe có thể bị dừng lại để kiểm tra.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

Vì vậy, đừng mạo hiểm, hãy nhớ thắt dây an toàn và tuân thủ luật giao thông. Cảnh báo, nhắc nhở và giáo dục cũng có thể được cung cấp cho người lái xe và hành khách, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Hơn nữa, nếu xảy ra tai nạn giao thông và việc không thắt dây an toàn được xác định là một phần của vụ tai nạn thì công ty bảo hiểm có thể điều chỉnh số tiền bồi thường hoặc tỷ lệ trách nhiệm theo quy định có liên quan.

3. Quên việc đăng kiểm xe hàng năm

Khi cảnh sát giao thông tuần tra trên đường, họ sử dụng nhiều phương tiện và công nghệ khác nhau để phát hiện sự tuân thủ của phương tiện, bao gồm cả việc đăng kiểm phương tiện.

Cơ quan quản lý giao thông ở một số khu vực sẽ sử dụng hệ thống tự động như camera nhận dạng biển số xe và truy vấn cơ sở dữ liệu để phát hiện tình trạng đăng kiểm của phương tiện.

Để tuân thủ luật pháp và quy định, đảm bảo lái xe an toàn và tránh bị phạt vi phạm giao thông, hãy đảm bảo xe của bạn được đăng kiểm tra thường xuyên và luôn tuân thủ.

Khi bị cảnh sát giao thông dừng xe, nên hợp tác và làm theo hướng dẫn của họ. Hoàn thành kịp thời các thủ tục kiểm tra xe đảm bảo việc lái xe hợp pháp và tránh những rắc rối không đáng có.

4. Xe độ

Sau khi mua một chiếc xe, một số chủ xe sẽ thực hiện các sửa đổi để theo đuổi việc cá nhân hóa. Tuy nhiên, nếu quá trình chỉnh sửa quá cường điệu, đặc biệt là về màu sắc thân xe và âm thanh ống xả thì sẽ bị chỉnh sửa đáng kể.

Những chiếc xe cải tiến này thường là mục tiêu ngăn chặn của cảnh sát. Khi những chiếc xe cải tiến này phát ra tiếng gầm chói tai trên đường phố, cảnh sát sẽ nhanh chóng xác định vị trí và chặn bắt chiếc xe đó.

Xe độ có thể vi phạm luật lệ giao thông và có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Ví dụ: một số phương tiện được sửa đổi có thể tăng tốc, chở quá tải hành khách, sửa đổi đèn, v.v.

Những hành vi này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Do đó, cảnh sát thường đặc biệt chú ý đến những phương tiện cải tiến này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho những người lái xe khác và người đi bộ trên đường.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

Vì vậy, những người bạn có ý định độ xe không nên đi quá xa để không gây sự chú ý của cảnh sát giao thông.

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/tai-sao-khong-phai-xe-nao-cung-bi-csgt-kiem-tra-hay-ghi-nho-4-diem-nay-canh-sat-giao-thong-se-khong-them-de-y-den-ban-431191.htm

Luộc lòng thả ngay vào nồi nước đang sôi là d-ại: Làm thêm bước này lòng trắng tinh, giòn sần sật, không bị đắng

0

Với công thức luộc lòng dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon, trắng tinh giòn sần sật ai cũng phải mê tít khi thưởng thức.

Cách chọn lòng ngon 

Trước tiên để có một món lòng luộc ngon giòn sần sật như ý thì khâu chọn lòng non dày, bóp nhẹ bên trong ra dịch màu trắng là không bị đắng. Nếu dịch màu vàng sẽ bị đắng. Khi chọn lòng thì nên chọn những miếng lòng dày và không quá rỗng ở bên trong. Nhưng đoạn đầu lòng bao giờ cũng ngon hơn những đoạn lòng ở cuối càng đắng và ăn bị dai hơn.

Nếu chọn được lòng kép sẽ ngon hơn nhưng phải đi chợ sớm hoặc đặt người bán trước. Không nên ken hay tuốt quá kỹ sẽ làm lòng bị dai, khô xác. Chỉ cần làm qua sạch sẽ và rửa bằng nước giấm, cốt chanh và muối hạt là đủ khiến cho lòng sạch sẽ thơm tho.

Cách luộc lòng ngon

Cách luộc lòng ngon

Nguyên liệu cho món lòng luộc ngon

– 500 gr lòng non

– 1 nhánh gừng

– 2 cây sả

– 2 quả chanh

– Giấm

– Muối hạt

Nước sôi để nguội, đá viên

Cách luộc lòng ngon trắng tinh giòn sần sật

Bước 1: Bạn hãy cho toàn bộ số lòng non cắt thành các đoạn nhỏ khoảng 30-35 cm, giúp sơ chế được sạch và khi luộc lòng chín đều.

Bước 2: Bạn hãy cho lòng vào chậu thêm hai thìa canh giấm, một thìa canh muối hạt, dùng tay bóp nhẹ đều cho ra bớt phần dịch bên trong. Không ken kỹ hay tuốt vì sẽ làm cho lòng bị dai.

Cách luộc lòng ngon không đắng

Cách luộc lòng ngon không đắng

Bước 3: Sau đó, rửa sạch đừng bóp quá mạnh sẽ khiến lòng dai. Nếu không thích ăn phần mỡ bám vào lòng thì cắt bỏ. Tiếp tục cho lòng vào chậu, vắt một quả chanh, đập vài lát gừng ngâm 15 – 20 phút cho lòng sạch, thơm. Có thể, nấu một ít nước sôi, cho ruột non vào chần sơ 15 giây rồi vuốt nhẹ cho ra bớt dịch trắng.

Bước 4: Sả đập dập cắt khúc, gừng đập dập cho vào nồi nước ngập đun sôi. Cho lòng vào luộc, chú ý dùng đũa nhấn chìm lòng xuống. Luộc khoảng 1,5 phút.

Bước 5: Bạn hãy chuẩn bị sẵn âu nước nguội, thêm đá viên, vắt thêm nước cốt chanh. Lòng sôi được 2 phút thì vớt ra, ngâm ngập ngay vào âu nước đá khoảng 1 phút cho nguội. Việc hãm nhiệt giúp lòng giòn hơn. Nước cốt chanh giúp lòng trắng thơm.

Bước 6: Tiếp tục đun sôi nồi nước, cho lòng vào luộc lần hai trên lửa lớn khoảng một phút. Rồi tiếp tục vớt ra ngâm ngập vào âu nước đá.

Bước 7: Sau khi lòng chín, bạn hãy bớt lòng ra, thái miếng vừa ăn khoảng 5 cm và bày ra đĩa thưởng thức.

Chúc bạn thành công với món lòng luộc này nhé! Bạn có thể ăn kèm với rau sống, rau thơm như mùi tàu, húng chó, bạc hà, kinh giới… đều vô cùng hợp.

Đi làm tăng ca về muộn mà cả nhà chồng nhất quyết ăn hoa quả chống đói để chờ con dâu về nấu cơm, tôi ức lắm về nấu ngay 1 mâm cơm này rồi bê lên, mở ra ai cũng tái mét mặt

0

Đi làm tăng ca về muộn mà cả nhà chồng nhất quyết ăn hoa quả chống đói để chờ con dâu về nấu cơm, tôi ức lắm về nấu ngay 1 mâm cơm này rồi bê lên, mở ra ai cũng tái mét mặt.
Nhà chồng tôi đúng là một gia đình kì lạ, cưới nhau 7-8 năm, có con rồi mà tôi vẫn không hết bất ngờ trước gia đình này.
7 giờ tối, tôi vừa kết thúc tan ca, đang trên đường trở về nhà thì điện thoại đột nhiên reo lên. Tôi chẳng buồn nhấc máy, bởi tôi biết người gọi điện là mẹ chồng tôi, suốt từ 4 giờ chiều đến giờ bà ấy gọi điện liên tục không ngừng, mục đích là để giục tôi mau về sớm nấu cơm mà thôi.

Thấy thái độ của mẹ chồng như vậy, tôi cạn lời không biết đáp sao, chẳng lẽ trước khi con trai nhà họ lấy vợ, cả nhà hít không khí để sống hay gì, ai cũng ở nhà nằm ườn rảnh rỗi, vẫn còn muốn tôi đi làm về lại tất bật hầu hạ cả gia đình nữa?

Đi làm về muộn nhà chồng phần mâm cơm như đồ thừa, mẹ trẻ hành động thế này  chị em vỗ tay rào rào

Tôi mặc kệ điện thoại, bắt xe buýt về nhà. Đến nơi, tôi thực sự ngỡ ngàng, bởi tôi vừa bước chân vào cửa nhà đã nghe tiếng mẹ chồng nói không dứt. Bà đang ngồi trên sô pha ăn quýt, bố chồng thì ngồi đọc báo, nhìn ai cũng có vẻ nhàn nhã lắm. Lúc thấy tôi đi vào, cả nhà đứng bật dậy.

Mẹ chồng nói: “Mẹ gọi cho con mười mấy cuộc điện thoại, sao con chẳng nghe cuộc nào thế? Bây giờ là 8 giờ tối rồi, cả nhà đói lắm rồi, chỉ biết ăn tạm mấy quả quýt thôi, còn con lại một mình ở ngoài thảnh thơi giờ mới thèm về?”.

Em dâu cũng bắt chước mẹ chồng đứng dậy nói: “Chị dâu ạ, em cũng chẳng muốn nói gì chị đâu, nhưng người ta   toàn  là 5 giờ tan ca, chị thì 8 giờ mới về nhà, chẳng lẽ chị nói dối là tăng ca, hay là đi tụ tập với bạn bè, ăn uống no say một bữa rồi?”.

Bố chồng không trách mắng tôi, cậu em chồng cũng chẳng nói gì nhiều, chỉ bảo tôi mau chóng xuống bếp rửa rau nấu cơm, cả nhà đói đến mức ngực dán vào lưng rồi, muộn thêm chút nữa là lăn ra ngất mất. Nghe cả nhà chồng nói vậy, tôi cực kì tức giận nói: “Chẳng lẽ   trong  nhà trừ con biết nấu cơm ra thì không có ai biết làm gì nữa à?”.

Em dâu nghe vậy thì máu nóng bốc lên: “Đồ ăn với rau cỏ mẹ mua hết rồi, rửa sạch sẽ rồi, chỉ đợi chị về nấu lên thôi. Mẹ gọi chị bao nhiêu cuộc điện thoại rồi mà không thèm nghe một cuộc nào, chị đây là đang nhất quyết để cả nhà chết đói, thể hiện địa vị gia đình của chị đúng không, để cả nhà bao nhiêu người phải chờ chị cho ăn cơm!”.

Cả nhà nghe em dâu nói vậy xong ai cũng ủng hộ, cứ như là tôi cố ý không nấu cơm cho họ ăn vậy. Chồng tôi đứng cạnh cũng vội vàng xuống bếp vo gạo, còn giục tôi mau mau xuống bếp xào thức ăn.

Tôi quay lại nhìn kĩ một lượt tất cả mọi người   trong  nhà, ai cũng có chân có tay, sức khoẻ vô cùng tốt, rõ ràng có thể tự mình nấu nướng, thế nhưng cứ nhất quyết chờ tôi tan làm về hầu hạ cả nhà mới chịu. Nhìn thái độ của họ như vậy tôi càng bực mình, dựa vào đâu mà tôi thì cực khổ đi làm, về đến nhà lại còn phải phục vụ bao nhiêu người như thế? Thế là tôi quyết định không đáp ứng yêu cầu của họ như trước nữa, tôi không xuống bếp nấu cơm mà rút điện thoại ra, mở ứng dụng giao đồ ăn, đặt mấy món trên đó. Đặt món xong, tôi lặng lẽ ngồi xuống ghế nghịch điện thoại, xem video giải trí.
Cả nhà chồng ăn hoa quả chống đói để chờ con dâu về nấu cơm, ngày hôm sau liền bị thông gia dạy cho một bài học nhớ đời - Ảnh 1.Ảnh minh họa
Tôi chẳng buồn quan tâm đến ai, cứ ngồi đó lướt điện thoại chờ nhân viên giao đồ ăn đến, rồi cùng con ngồi xuống bàn ăn. Mẹ chồng thấy vậy lại lên cơn tức giận: “Có thực phẩm mà cô còn gọi đồ ăn ngoài làm gì? Cô có biết đồ ăn ngoài đắt thế nào không?”.

Tôi chẳng buồn to tiếng mà chỉ nhẫn nại đáp: “Con là con dâu của bố mẹ, chứ không phải là bảo mẫu miễn phí, hôm nay con mệt, con gọi đồ ăn ngoài một bữa cũng đâu có sao”.

Nói thêm một chuyện, chồng tôi ban đầu chỉ đón bố mẹ chồng đến nhà chúng tôi để tiện chăm sóc, ai ngờ ông bà lại đón cả nhà em chồng đến ở cùng mà chẳng buồn hỏi ý kiến tôi. Lý do rất đơn giản, ông bà muốn cháu nội có môi trường học tập tốt hơn, muốn được ở gần con út. Bây giờ, cả bố mẹ chồng, cả hai vợ chồng cậu út đều ở nhà, thế nhưng chẳng có ai chịu xuống bếp nấu cơm, ai cũng nằm chờ tôi đi làm về nai lưng ra hầu hạ, cứ như há miệng chờ sung vậy.

Đồ ăn tôi đặt được giao đến, tôi ngồi ăn cùng với bọn trẻ con, tôi chỉ mua vừa đủ 3 người ăn. Nhà chồng đói đến mức không chịu được, chỉ biết quay ra nhìn chồng tôi, chồng tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành gọi thêm đồ ăn ngoài về. Bố mẹ chồng vừa ăn vừa nói mát mẻ, chê đứa con dâu này chẳng hiểu chuyện gì cả, bắt bố mẹ già ăn đồ ăn ngoài, chẳng hiếu thảo gì hết. Tôi mặc kệ không thèm tranh cãi, dắt con về phòng đi ngủ.

Sáng ngày hôm sau, bố mẹ tôi đến nhà chơi. Ông bà hỏi sao vợ chồng chú út lại ở đây ăn bám vợ chồng anh trai? Bố tôi còn hỏi lớn chúng tôi rước ông bà thông gia đến báo hiếu, giờ còn phải báo hiếu cả em chồng nữa à? Cả nhà chồng nghe thế thì xấu hổ cúi mặt.

Mẹ tôi liền cười nói có nhà đầu phố đang cho thuê, hỏi vợ chồng chú út có thuê không thì bà dắt tới đó xem. Sau đó mẹ tôi nhanh gọn giục em chồng tôi đi xem nhà, rồi làm hợp đồng. Ngày hôm sau đã ép được hai vợ chồng họ chuyển ra ngoài ở. Tôi cũng tạm yên lòng, giờ chỉ còn phải lo cho bố mẹ chồng thôi.

Mở quán phở được 1 tháng, anh chị chồng tuần nào cũng đến ăn 2-3 lần kh.ông trả t.iền: Hô.m đó anh chị gọi 2 bát đặc biệt nhiều bò hết 100k, tôi chạy lại đòi t.iền bằng được

0

Tôi kh.ông biết mình sai ở đâu? Chỉ vì 2 bát phở 100 nghìn đồng mà giờ tôi bị cả nhà chồng kết tội.

Công ty tôi đóng cửa 3 tháng trước. Thất n.ghiệp, tôi đành phải vay t.iền để l.àm ăn. Vợ chồng tôi suy đi tính lại rất nhiều, cuối cùng chọn thuê m.ặt bằng ở gần trường học rồi mở tiệm cơm phở, nước uống. M.ặt bằng chúng tôi thuê chỉ cách nhà anh Tuấn, anh chồng tôi 1km nhưng ban đầu, tôi muốn thuê tạm sân của anh ấy thì anh ấy lại kiên quyết từ chối. Anh chồng sợ tôi mở quán rồi đông đúc, khó quản lí; anh ấy lại kh.ông thích ồn ào.

Cuối tuần, tôi thường đem thịt bò, tô.m về nấu đồ ăn ngon cho bố mẹ chồng. Anh chồng cũng về, ăn rất khí thế mà chưa bao giờ hỏi chúng tôi l.àm ăn có được kh.ông, có dư dả kh.ông mà lại mua nhiều đồ ăn ngon như vậy? Tôi bực mình, nói với chồng thì anh an ủi, bảo tính anh Tuấn vô tâm, tôi đừng để bụng l.àm gì cho mệt mỏi.

Tôi kể chuyện cho bố mẹ và chị g.ái mình nghe. Họ khuyên tôi nên nói chuyện thẳng thắn, anh chồng đến ăn phở thì cứ lấy t.iền như khách bình thường. Nếu lâu lâu anh ấy mới ghé ăn thì khác, còn đã ghé ăn nhiều lần trong tuần thì vợ chồng tôi kh.ông việc gì phải chịu thiệt thòi, ấm ức. Trong khi vợ chồng anh ấy l.àm kinh doanh nội thất, cũng giàu có chứ kh.ông phải khó khăn.

Sáng qua, vợ chồng anh Tuấn lại đến quán tôi ăn sáng. Anh ấy bảo tôi l.àm 2 tô đặc biệt, bỏ nhiều thịt bò và xương hầm. Khi vợ chồng anh định đứng dậy đi, tôi chạy theo, nói t.iền của anh chị là 100 nghìn; vì là tô đặc biệt nên mỗi tô 50 nghìn đồng.

Anh chồng ngớ người giây lát, kiểu như kh.ông thể tin tôi lại tính t.iền sòng phẳng như vậy. Tôi cũng chẳng kiêng dè nữa, nói luôn từ nay về sau, vợ chồng anh đến quán ăn thì là khách, mà đã là khách thì phải trả t.iền cho tôi. Anh chồng giận dữ rút ra 100 nghìn vứt xuống đất rồi hầm hầm bỏ đi.

Chiều, bố mẹ chồng gọi vợ chồng tôi về nói chuyện. Họ bảo đều là anh em trong nhà, kh.ông nên tính toán sòng phẳng với nhau k.ẻo ảnh hưởng đến t.ình cảm. Sẵn đây, tôi cũng nói luôn những ấm ức mà mình chịu đựng trong thời gian qua. Từ việc anh Tuấn kh.ông cho thuê m.ặt bằng đến việc vợ chồng anh trịch thượng, coi mình như khách, bắt tôi hầu hạ dù kh.ông phải trả t.iền. Anh chồng cũng nhảy dựng lên chửi tôi, đòi từ m.ặt “đứa em dâu m.ất dạy”.

Giờ tôi giống như thành tội đồ của nhà chồng dù kh.ông sai. Cũng may chồng tôi biết phân biệt đúng sai, thương vợ, bênh vực vợ. Nhưng nghĩ đến anh chồng, tôi vẫn ấm ức quá.