Home Blog Page 370

Mr Đàm tuyên bố dù phải “vét sạch túi”, thất nghiệp cũng sẽ giúp đỡ bà con vùng l:ũ đến cùng, số tiền nghe mà ch:oáng luôn

0

Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng cùng với Báo Người Lao Động “Hướng về miền Bắc yêu thương” đang đối mặt với những thiệt hại sau cơn bão lịch sử Yagi (bão số 3)

Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng đóng góp 100 triệu đồng vào chương trình "Hướng về miền Bắc yêu thương"- Ảnh 1.

Diễn viên – ca sĩ Minh Hằng đồng hành với Báo Người Lao Động ủng hộ bà con gặp thiên tai

Với tinh thần tương thân tương ái, nhằm tiếp sức đồng bào các tỉnh phía Bắc gượng dậy sau thiên tai, Báo Người Lao Động kêu gọi bạn đọc ở mọi miền đất nước cũng như đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài chung tay đóng góp vào chương trình “Hướng về miền Bắc yêu thương” do Báo Người Lao Động phát động.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, ca sĩ – diễn viên Minh Hằng đã đóng góp 100 triệu đồng. Cô cho biết: “Không từ nào để nói hết về đau thương cũng như mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc. Của ít lòng nhiều, Minh Hằng chỉ mong mọi thứ sớm qua, cuộc sống của người dân sớm trở lại bình yên”.

Trong khi đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng ủng hộ tổng 500 triệu để bà con khắc phục bão lũ:

“Thương quý và trân trọng gửi đến bà con nơi tâm bão:
Trước mắt là 10.000 ( mười ngàn ) hộp cá mở ra ăn ngay của Vua Biển trị giá 250 triệu sẽ được chuyển đến bà con vùng lũ nhanh nhất có thể( vì chúng tôi có nhà kho và đại lý ở khu vực phía Bắc).
Vét hết quỹ cá nhân POLO’S LOVE FOUNDATION của con trai Polo Huỳnh cùng “ người thân iu “ sẽ đóng góp cho MTTQVN 250 tr là tổng cộng 500 triệu. Kệ ! Thất nghiệp chơi theo sức của thất nghiệp vậy thôi cả nhà ạ!
Chứ nhìn cảnh mn như vậy không chịu nổi …Mong bà con bình an và bão lũ tan nhanh, rút lẹ”.
Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và văn bản
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Tấm lòng của Mr Đàm được nhiều khán giả ghi nhận, ủng hộ!

Mẹ chèo thuyền bị lật, con gái tử vong, con trai mất tích

0

UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa có báo cáo cho biết, do mưa lũ dài ngày đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn xã Sơn Đông bị ngập úng nặng, cô lập cục bộ với bên ngoài. Đáng chú ý tại xã Sơn Đông xảy ra vụ lật thuyền.

Theo báo cáo, khoảng 19h ngày 10/9, chị Lê T. H cùng con gái là Lê T.C, SN 2006, ở thôn Đông Thịnh, xã Sơn Đông, bơi thuyền nhỏ từ thôn Đông Thịnh sang thôn Lũng Hòa, xã Sơn Đông để đón con trai là Lê V. H, SN 1999 đi làm về.

Trong quá trình bơi thuyền từ thôn Lũng Hòa về thôn Đông Mật, do trời tối, nước chảy xiết làm lật thuyền.

Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lập Thạch đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra sự việc để tiến hành tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Đến thời điểm hiện tại, chị Lê T.H may mắn được cứu sống. Con gái là L.T.C đã tử vong và vớt được thi thể. Riêng con trai Lê V.H vẫn mất tích.

Lực lượng chức năng trong một vụ cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa)

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại thống kê đến 05h00 ngày 11/9/2024 như sau: – Về người: 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích),

Cụ thể:+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).

Bắc Hà 15, Văn Bàn 02, Bảo Yên 20; hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên.

+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20

+, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.

+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).

+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.

+ Hải Dương: 01 người chết do bão.+ Hà Nội: 01 người chết do bão.

+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.

+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.

+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.

+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).

+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.+ Phú Thọ: 09 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người chết do sạt lở đất).

+ Vĩnh phúc: 02 người (01 chết, 01 người mất tích do lật thuyền).

Theo Minh Ngọc (Thanh Niên Việt)

https://thanhnienviet.vn/vinh-phuc-me-cheo-thuyen-bi-lat-con-gai-tu-vong-con-trai-mat-tich-209240911084451056.htm

🆘CẢNH BẢO – TRUNG QUỐC🆘 Tiến hành xả lũ thủy điện vào 11 giờ trưa nay. Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cần chủ động ứng phó 😓😓😓

0

Phía Trung Quốc thực hiện xả lũ các thủy điện vào hồi 11 giờ, ngày 11/9 Việt Nam tới sông Lô. Do đó sẽ có lưu lượng tăng, đồng thời mực nước tăng.

Theo thông tin mới nhất từ Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Hà Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang), văn bản số 191/BC-SNgV ngày 10/9/2024 của sở Ngoại vụ và nguồn thông tin từ Văn phòng Ngoại sự châu Văn Sơn, Trung Quốc cho biết: Phía Trung Quốc thực hiện xả lũ các thủy điện vào hồi 11 giờ, ngày 11/9 Việt Nam tới sông Lô. Do đó sẽ có lưu lượng tăng, đồng thời mực nước tăng.

1a
Nước đang dâng cao tại sông Lô đoạn qua TP. Hà Giang. Ảnh: Báo Hà Giang

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lưu lượng mực nước tăng có thể gây ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Giang chỉ đạo:

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tập trung triển khai tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp chỉ đạo tại Văn bản số 2168/UBND-KT ngày 07/9/2024 của UBND thành phố.

Giao Chủ tịch UBND các xã, phường (Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện, Quang Trung, Mình Khai, Nguyễn Trãi, Trần Phú):Theo dõi chặt chẽ các bản tin về tình hình xả lũ để chủ động triển khai phương án ứng phó thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Giao thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố:

Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách, chủ động đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt kịp thời tình hình tại địa bàn. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo tình hình thiên tai tại xã, phường với đồng chí Chủ tịch UBND thành phố – Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố; đồng thời thông tin qua nhóm zalo BCH phòng chống TT&TKCN thành phố. Nắm bắt thông tin, tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại và bảo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố (phòng Kinh tế thành phố) số điện thoại trực 24/7: 0835 66 23 23.

Cơ quan Thường trực (phòng Kinh tế thành phố) chủ động cập nhật thông tin và tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố khi có tình huống thiên tai xảy ra; các cơ quan là Phó ban trực tại đơn vị mình để kịp thời triển khai các biện pháp huy động lực lượng ứng phó (Ban CHQS thành phố là cơ quan làm đầu mối tổ chức hiệp đồng các lực lượng khi tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai của thành phố).

Căn cứ nội dung trên, yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, phường triển khai thực hiện.

Khẩn: Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phong mạnh hơn cả Yagi

0

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho hay, vào hồi 23h ngày 10.9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca.

Vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc, 145,0 độ kinh đông, cách Đông Visayas 2.105 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65km/h, giật 80km/h và áp suất trung tâm là 998 hPa. Phạm vi gió 200km từ tâm bão.

Dự báo bão của PAGASA cho biết, bão Bebinca dự kiến ​​sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc đến tối 13.9, sau đó có thể chuyển hướng về phía tây tây bắc.

Dự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASADự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASA

Trong khi đó, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ, vào hồi 23h ngày 10.9, bão Bebinca cách lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương 96km về phía đông nam, di chuyển về phía tây bắc với tốc độ 20km/h.

Ngày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office StormsNgày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office Storms

Bebinca dự kiến ​​sẽ tăng cấp lên bão nhiệt dữ dội vào sáng 13.9. Không loại trừ khả năng Bebinca mạnh lên thành bão cuồng phong, vì bão vẫn đang trên Thái Bình Dương.

Kịch bản đường đi hiện tại cho thấy, bão Bebinca sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines, tuy nhiên ​​sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam, gây mưa ở Visayas và Palawan, giông bão ở Bicol và Mindanao từ ngày 12.9 trở đi.

Tuy nhiên, kịch bản mưa vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.

Nước lũ dâng cao tại 1 trang trại l.ợn ở Phú Xuyên – Hà Nội, bà con đã khổ rồi vậy mà tài xế ô tô không nhường đường mà còn cố tình đi qua đàn l.ợn

0
Mưa nước dâng cao tại 1 trang trại l.ợn ở Phú Xuyên – Hà Nội, bà con đã khổ rồi vậy mà tài xế ô tô không nhường đường mà còn cố tình đi qua đàn l.ợn 😢

Sáng 11.9, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông. Mực nước lũ trên  sông Hồng  tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 2.

Theo kết quả đo mực nước vào lúc 9 giờ ngày 11.9, mực nước lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 1.094 cm, tiếp tục lên, trên mức báo động 2 là 44 cm. Ghi nhận mực nước sông Hồng ở khu vực cầu Nhật Tân (Quận Tây Hồ) sáng 11.9. Ảnh: Tùng Giang
Theo kết quả đo mực nước vào lúc 9 giờ ngày 11.9, mực nước lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 1.094 cm, tiếp tục lên, trên mức báo động 2 là 44 cm. Theo kết quả đo mực nước vào lúc 9 giờ ngày 11.9, mực nước lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 1.094 cm, tiếp tục lên, trên mức báo động 2 là 44 cm.
Nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng bị ngập nặng. Ảnh: Bùi Thơm Nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng bị ngập nặng. Ảnh: Bùi Thơm
Một người dân bất chấp nguy hiểm đứng ở lan can cầu Nhật Tân để theo dõi mực nước sông Hồng. Ảnh: Tùng Giang Một người dân bất chấp nguy hiểm đứng ở lan can cầu Nhật Tân để theo dõi mực nước sông Hồng. Ảnh: Tùng Giang
Thời điểm này, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông. Ảnh: Bùi Thơm Thời điểm này, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông. Ảnh: Đinh Hiệp

Nước dâng cao tại khu vực dân cư quanh chân cầu Thăng Long. Ảnh: Thùy Linh Nước dâng cao tại khu vực dân cư quanh chân cầu Thăng Long. Ảnh: Thùy Linh
Khu vực Đình Chèm (Đông Ngạc), nước đã lên tới mấp mé sân đình. Nước chảy rất xiết. Lực lượng chức năng đã có mặt để di dời người dân ra khỏi khu vực này. Ảnh: Thùy Linh Khu vực Đình Chèm (Quận Bắc Từ Liêm), nước đã lên tới mấp mé sân đình. Nước chảy xiết. Lực lượng chức năng đã có mặt để di dời người dân ra khỏi khu vực này. Ảnh: Thùy Linh

Tại phố Chương Dương Độ (Quận Hoàn Kiếm) nước đã ngập sâu vào khu dân cư. Ảnh: Thiều Trang Tại phố Chương Dương Độ (Quận Hoàn Kiếm) nước đã ngập sâu vào khu dân cư.
Nước sông Hồng gây ngập tại phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng. Hiện nước đã tràn vào quá nửa nhà dân. Ảnh: Viết Tuấn Nước sông Hồng gây ngập tại phố Bạch Đằng (Quận Hai Bà Trưng). Hiện nước đã tràn vào quá nửa nhà dân. Ảnh: Viết Tuấn

Trấn Thành vừa khóc vừa nói: “Nếu nghệ sĩ không còn làm từ thiện, thì ai cứu dân?”, Mr Đàm thấy thế bồi luôn 1 câu làm cả Việt Nam p/h//ẫn n//ộ

0

Trấn Thành vừa khóc vừa nói: “Nếu nghệ sĩ không còn làm từ thiện, thì ai cứu dân?”
Nghệ sĩ nửa mùa và phát ngôn thiếu tấm lòng

Giữa sự ồn ào các vụ việc nghệ sĩ thiếu minh bạch khi làm từ thiện, đã có một số ý kiến đi ngược dòng, rằng “lên án nghệ sĩ rồi ai cứu dân”, “nghệ sĩ không làm từ thiện nữa thì ai làm”, “nếu có bão lũ thì nghệ sĩ không cứu nữa, đó không phải là trách nhiệm của người nghệ sĩ”…

Cạnh đó, một vài nghệ sĩ có chút tên tuổi hoặc ít có tên tuổi trong showbiz đã đăng tin tức về một cơn bão sắp đổ bộ miền Trung kèm theo lời bình luận: “Mong bão lũ như năm ngoái thì để nhiều người nhận ra”…

Những ý kiến ấy, câu nói ấy làm rất nhiều người bất bình. Thứ nhất, bởi cái ý “mong bão lũ đến để minh chứng sự thật”, dù chỉ là một so sánh trong cơn bức xúc, nhưng thể hiện sự thiếu từ tâm từ một, những người được mệnh danh là nghệ sĩ. Chẳng ai đi mong cầu điều không hay xảy đến cho đồng bào mình, chỉ để chứng minh cho câu chuyện “đúng sai”, gỡ gạc danh dự nghệ s

Một số fan hâm mộ và nghệ sĩ dường như đang “ảo tưởng” sức mạnh của nghệ sĩ. Từ nhiều năm nay, nhiều nghệ sĩ được tung hô quá mức so với tài năng và phẩm giá của mình. Có những nghệ sĩ đăng đàn nói xấu, tranh cãi tay đôi với người hâm mộ.

Có những nghệ sĩ thẳng thừng tuyên bố “khán giả không hề nuôi nghệ sĩ”, vì mối quan hệ giữa hai bên là mối quan hệ sòng phẳng, nghệ sĩ cũng không cần phải tri ân khán giả.

Lại cũng có nghệ sĩ, tự khẳng định rằng bản thân là “vùng cấm”, có nghệ sĩ khác tuyên bố đanh thép “không ai được đụng đến nghệ sĩ”. Để rồi, khi một cư dân mạng nói lời xúc phạm đến nghệ sĩ quá cố, một đoàn nghệ sĩ lẫn người hâm mộ đã kéo đến để “dạy dỗ” cư dân mạng kia.

Với những tâm thế ấy, chẳng trách gì một bộ phận nghệ sĩ sinh ra ảo tưởng và tự tôn vinh mình quá đáng trong mọi chuyện, kể cả câu chuyện làm từ thiện. Họ cho rằng mình đã làm tốt, quá tốt, giúp người dân, công chúng phải mang ơn họ. Họ cũng nghĩ rằng, nếu họ không làm từ thiện thì còn có ai làm nữa?

Những nghệ sĩ ấy, dù các hành động xuất phát từ cái tâm tốt, muốn giúp đỡ người nghèo, nhưng với phát ngôn bạt mạng, với sự mập mờ thiếu minh bạch về tiền bạc huy động làm từ thiện, với tâm thế coi thường công chúng thì bao nỗ lực, công sức cũng đổ sông, đổ bể.

Công chúng có một đặc tính, lúc đã thương, đã tin yêu thì tin yêu hết mình. Nhưng một khi niềm tin đã bị đổ vỡ, uy tín đã đánh mất thì đám đông quay lưng, trở mặt rất nhanh. Nhiều nghệ sĩ thời gian qua đã mất đi “hào quang” trong mắt công chúng, không còn được hâm mộ, thậm chí khó lòng quay lại làng giải trí, cũng từ những lý do như thế.

Những người lặng lẽ từ tâm

Thực ra, nếu lấy câu nói ấy để chỉ trích nghệ sĩ nói chung cũng hoàn toàn không chính xác. Những người phát ngôn ra câu nói phản cảm ấy, chỉ là những fan hâm mộ mù quáng hoặc một số “nghệ sĩ” ít tên tuổi nhưng thừa tự tôn, coi thường khán giá. Nghệ sĩ chân chính, chẳng ai thốt lên điều đó.

Trong khi “nghệ sĩ” nửa vời đi tranh cãi từng lời với khán giả, đôi co về chuyện vì sao không minh bạch thì nghệ sĩ chân chính vẫn lặng lẽ làm điều mà họ cho là đúng, là đáng. Công chúng vẫn luôn yêu thương và ủng hộ họ.

Nghệ sĩ Quyền Linh giản dị đi xe máy đến các ngõ hẻm trao quà cho người dân khó khăn.

Nghệ sĩ Quyền Linh giản dị đi xe máy đến các ngõ hẻm trao quà cho người dân khó khăn.

Quyền Linh là một nghệ sĩ được mệnh danh là “nghệ sĩ quốc dân”, bởi hình ảnh bình dị và những điều anh đã làm được cho người dân. Người Sài Gòn quen thuộc với hình ảnh Quyền Linh quần short, dép tổ ong, đẫm mồ hôi trong đồ bảo hộ, nhiều khi đi xe máy len lỏi khắp nơi để gửi quà, vác gạo cho bà con nghèo, trao đồ cho bệnh viện.

Anh từng nói: “Càng đi càng thấy thương cho những hoàn cảnh đã khó nay lại càng khó hơn. Sài Gòn đã thấm mệt, không ai có thể nghĩ rằng Sài Gòn bệnh nặng như thế. Thương Sài Gòn đứt ruột, đứt gan. Không ít người như Linh đang cùng một tâm sự: Lúc này đây, TP đang “bão” và không ai ngồi yên đâu. Biết bao tình yêu thương đang lan tỏa khắp từng góc phố. Với sự góp sức của Nhà nước và hàng triệu trái tim, người dân sẽ sớm khỏe, sẽ không ai bị bỏ lại sau lưng. Một ngày không xa, quê hương thứ hai của hàng triệu người sẽ tiếp tục bao dung, cưu mang các ước mơ, hoài bão. Chúng ta sẽ thắng, sẽ hết bệnh và sẽ lại bình an”.

Rồi H’Her Niê, cô Hoa hậu chạy xe máy vào những hẻm nhỏ đi chợ giúp dân, vác từng bao gạo, bê từng túi quà, làm luôn tình nguyện viên đội test COVID – 19, phụ bếp ăn từ thiện và không nề hà việc lớn nhỏ nào. Khi thì rong ruổi trên đường với chiếc Wave cũ, lúc lại ngồi bệt bên sàn bếp cắt gọt rau củ.

Và nữa, giữa tâm dịch, người ta từng xúc động với đội nghệ sĩ gồm 130 người làm tình nguyện viên tham gia chống đại dịch COVID-19, không chỉ làm những công việc thường nhật của tình nguyện viên mà còn đem tiếng hát xoa dịu những nỗi đau đớn của bệnh nhân, nhọc nhằn của y, bác sĩ. Tiếng kèn của nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn giữa khoảng sân lộng gió của bệnh viện dã chiến trong những ngày Sài Gòn đau thương nhất đã lay động sâu sắc đến trái tim mỗi người.

Ở thời điểm này, mặc dù những ồn ào từ thiện chưa hề lắng xuống, nhưng NSND Kim Cương đã cùng nhiều nghệ sĩ có tâm khác tổ chức chăm lo về mặt tinh thần cho 200 trẻ mồ côi cha mẹ do dịch COVID-19.

Người ta lên án những nghệ sĩ lừa dối khán giả, phát ngôn gây sốc, gây ra đủ thứ scandal nhưng không hối cải. Không ai lên án những nghệ sĩ tâm huyết và rõ ràng.

Từ trước đến nay, quả thật rằng nghệ sĩ là những người có sức ảnh hưởng, nhiều fan hâm mộ có tiếng nói, thế nên, khi lên tiếng, có rất nhiều công chúng ủng hộ.

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là, ngoài nghệ sĩ sẽ không có ai làm từ thiện. Mỗi một hoạt động từ thiện của nghệ sĩ đều được phản ảnh từ báo chí đến mạng xã hội, khiến dư luận quan tâm, người ta biết đến nhiều. Nhưng, còn biết bao con người hảo tâm, bao tổ chức từ thiện chân chính từ Nhà nước đến tư nhân âm thầm mà tích cực những hoạt động thiện nguyện tốt đẹp, hiệu quả.

Nhiều nghệ sĩ tặng hộp bánh, túi quà cũng xuất hiện trên mặt báo rầm rộ. Còn có những con người, những đội ngũ tái xây dựng nhiều khu làng tái định cư, bố trí nơi ăn, chốn ở cho nhiều làng mạc bị mất trắng sau lũ, gồng mình chở hàng hóa xây dựng lại làng bản cho người dân tộc thiểu số, đan áo ấm cho cả làng dân tộc miền núi… và không lên báo, không xuất hiện trên truyền thông, chỉ mình biết với nhau.

Thậm chí, có những doanh nghiệp làm từ thiện lên đến hàng chục, hàng trăm tỉ, như một hoạt động thường niên, nhưng âm thầm, lặng lẽ, không báo chí, truyền thông nào biết đến.

Trước câu hỏi “nghệ sĩ không làm thì lấy ai làm từ thiện”, cộng đồng đã tự khắc có câu trả lời. Nhiều người không trả lời bằng lý lẽ, bằng những cuộc tranh cãi. Họ lặng lẽ chia sẻ những tấm ảnh đầy cảm động của những chiến sĩ đang vượt lũ dữ, chèo thuyền giữa sóng to vớt người dân, đang vác cây, dựng nhà, tải gạo đến cho dân.

Trước và trong mỗi một cơn bão, trận lũ, Chính phủ huy động tới hàng trăm ngàn chiến sĩ, dân quân tự vệ, công an, bác sĩ, thanh niên, tình nguyện viên… làm nhiệm vụ chống bão, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn… cho người dân. Sau những cơn bão, cũng các chiến sĩ, dân quân tự vệ, lực lượng từ các cơ quan nhà nước, tình nguyện viên ấy đi giúp dân dựng lại nhà, trở lại với cuộc sống bình thường. Hàng trăm con người đội mưa, đội nắng, vất vả muôn vàn, không ai biết mặt, biết tên.

Rồi những chiến sĩ đã hy sinh trong những dòng lũ dữ, trong những cuộc núi lở, đá đè… trên đường cứu đồng đội, giúp người dân nữa. Những người ấy, không cần đến danh vọng, đến sự ồn ào tung hô của đám đông, mỗi một hành động của họ đều xuất phát từ tình thương yêu dành cho đồng loại của mình, trách nhiệm của con người đối với con người.

Cộng đồng mạng đang khen không ngớt cho một TikToker đưa ra ý kiến về quan điểm “không có nghệ sĩ, ai đi cứu trợ?”.

Trả lời câu hỏi “nghệ sĩ không làm từ thiện thì ai cứu dân?”, TikToker nhận liền 100 điểm chất lượng từ netizen

Tài khoản TikTok  Sư Tử Ăn Chay  đã chia sẻ đoạn clip bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đang gây tranh cãi “nghệ sĩ không làm từ thiện thì ai cứu dân?”. Sau một ngày đăng tải, đoạn clip thu hút được hơn 800 nghìn lượt xem và bình luận đồng tình của cư dân mạng.

Cụ thể, anh cho rằng ai đang có quan điểm này đều là những người chưa từng đi cứu trợ. Anh cho biết trong đợt cứu trợ đồng bào miền Trung chính anh đã chứng kiến cảnh tượng hàng đoàn xe tải mọi miền đổ về.

Không chỉ vậy tất cả mọi người, mọi tầng lớp đều trở thành bà tiên, ông bụt lăn xả vào tâm lũ. TikToker này còn khẳng định nhà nước và những anh bộ đội mới là những người đầu tiên dấn thân, bất chấp hiểm nguy cứu trợ người dân.

Đa số những bình luận netizen đều đồng tình với quan điểm của TikToker này là dù gần đây có nhiều lùm xùm về từ thiện của nghệ sĩ nhưng tinh thần lá lành đùm lá rách của người Việt Nam sẽ không mất đi. Thay vào đó sẽ luôn có những tổ chức minh bạch hay những nghệ sĩ làm từ thiện từ tâm đứng ra cứu trợ người dân gặp thiên tai bão lũ.

tra loi cau hoi nghe si khong lam tu thien thi ai cuu dan tik toker nhan lien 100 diem chat luong tu netizen - anh 1Quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất

Một số bình luận khen ngợi:

– Rất chính xác, em đồng tình

– Đây chính là điều mình muốn nói.

– Chính xác anh ạ, clip nói lên tiếng lòng.

– Đồng tình với bạn, người Việt Nam mình luôn có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Rất nhiều mạnh thường quân cứu trợ âm thầm nhưng báo chí không đưa tin chứ không phải chỉ nghệ sĩ mới biết cứu trợ.

– Dạ chuẩn luôn ạ, không có nghệ sĩ thì vẫn rất nhiều người cứu dân.

tra loi cau hoi nghe si khong lam tu thien thi ai cuu dan tik toker nhan lien 100 diem chat luong tu netizen - anh 2Nhiều bình luận đồng tình từ netizen

Được biết, trước đó tài khoản TikTok này đã từng đăng tải clip kể kỉ niệm về chuyến từ thiện cứu trợ miền Trung. Đoạn clip này cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm của netizen.

Xem qua clip netizen lại càng đồng tình hơn với quan điểm tất cả những người bình thường đều có thể hóa bà tiên, ông bụt để cứu trợ dân chứ không chỉ nghệ sĩ.

Khẩn: Mực nước sông Hồng trên báo động 2, trưa nay sẽ đạt đỉnh

0

 Mực nước trên sông Hồng đang ở mức cao trên báo động 2. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông, nguy cơ mất an toàn cho nhiều tuyến đê.

Ngày 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở TP Hà Nội.

Mực nước lúc 7h ngày 11/9 trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,86m, trên báo động 2 là 0,36m.

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9, trên mức BĐ2 và dưới BĐ3.

Cảnh báo trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng – Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông của các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

[LIVE] Lũ trên sông Hồng trên mức báo động 2, dự báo đạt đỉnh vào trưa nay- Ảnh 1.

Sáng 11/9/2024, theo ghi nhận của Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, lưu lượng nước đổ về hồ Thác Bà đã giảm xuống mức 3.180 m3/s (giảm hơn 1.000 m3/s so với chiều hôm qua). Mức nước hồ hiện tại là 59,84m, tổng lưu lượng xả qua công trình là 3.201 m3/s, dự kiến sẽ không tăng nữa. Công trình, nhà máy và hồ chứa vẫn an toàn.

 

09:28 ngày 11/09/2024

Hải Dương: Phát lệnh báo động III trên hệ thống sông Thái Bình

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động số 3 trên hệ thống sông Thái Bình.

Theo tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương vào lúc 6 giờ sáng 11/9, mực nước trên sông Thái Bình tại Phả Lại, Cát Khê đạt mức báo động 3 và tiếp tục lên; trong 12 – 24 giờ tới mực nước các sông tiếp tục lên nhanh.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, các cấp, ngành triển khai lực lượng tuần tra đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống ngay từ giờ đầu…

[LIVE] Lũ trên sông Hồng trên mức báo động 2, dự báo đạt đỉnh vào trưa nay- Ảnh 3.

Hải Dương cũng yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết, các cấp ủy Đảng và chính quyền phải coi công tác phòng, chống lụt là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất để chỉ đạo, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Tỉnh hiện có 267 điếm canh đê thì trên hệ thống sông Thái Bình có 243 điếm, khoảng cách giữa các điếm canh đê từ 1 – 2km.

Ở cấp báo động 1, lực lượng chức năng duy trì ngày 2 người và đêm 4 người canh gác, tuần tra đê; báo động 2 thì ngày 4 người, đêm 6 người; báo động 3 thì ngày 6 người, đêm 12 người.

09:00 ngày 11/09/2024

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn Km191-Km192m ngập sâu, phương tiện hạn chế đi qua

Cục Cảnh sát giao thông cho biết, vào lúc 6 giờ sáng 11/9, tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn Km191 đến Km192m ngập sâu cả hai chiều. Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo các phương tiện hạn chế qua khu vực này, đặc biệt là xe gầm thấp.

Các phương tiện chọn lộ trình như sau:

Các phương tiện đi từ Hà Nội đi vào Quốc lộ 1A ra lại cao tốc ở nút giao Thường Tín.
Các phương tiện đi từ Hà Nam vào Hà Nội đi ra ở nút giao Vạn Điểm (Km204), nút giao Thường Tín (Km193).

08:54 ngày 11/09/2024

Nước đã lên cao ở phố Chương Dương Độ sáng 11/9

Đường Chương Dương Độ là vùng trũng thấp thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Từ sáng qua (10/9), nước sông Hồng đã mấp mé đường Chương Dương Độ, lực lượng chức năng lên phương án di dời người dân.

Để hạn chế người dân đi lại và đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã lập hàng rào ở đầu đường Chương Dương Độ.

 

07:56 ngày 11/09/2024

Hải Dương: Phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Luộc

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động số 2 trên sông Luộc, yêu cầu các địa phương, các cấp, ngành triển khai lực lượng tuần tra đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè ngay từ giờ đầu.

Trong đêm 10/9, huyện Thanh Miện đã tổ chức di chuyển 103 hộ dân với 344 nhân khẩu ngoài đê bối sông Luộc. Các hộ dân này được bố trí vào ở nhờ nhà người thân, hàng xóm. Chính quyền địa phương đang tiến hành đóng bao cát để chống tràn và rò rỉ cống qua đê. Nếu nước lũ tiếp tục dâng cao, Thanh Miện sẽ di chuyển toàn bộ 700 hộ dân với trên 3.000 nhân khẩu ngoài đê chính vào các trường học, nhà văn hóa để đảm bảo an toàn.

Hiện, 267 điếm canh đê của Hải Dương đã bố trí nghiêm túc tuần tra, canh gác, đảm bảo từng vị trí đê đều có người kiểm tra, chịu trách nhiệm theo đúng quy định.

06:44 ngày 11/09/2024

Tuần tra xuyên đêm trên sông Hồng sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn

Mực nước sông Hồng dâng cao đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. Lực lượng CSGT đường thủy Hà Nội tuần tra 24/24h để kịp thời ứng cứu, giúp đỡ người dân khi cần.

Trong tối 10/9, Đội CSGT Đường thủy số 2 đã huy động 2 xuồng máy, 6 chiến sĩ tổ chức tuần tra kiểm soát dọc tuyến sông Hồng nhằm nắm tình hình, hỗ trợ người dân chằng chống tàu thuyền, đồng thời cung cấp lương thực và áo phao (thay thế những áo cũ, không đảm bảo an toàn).

Theo Phòng CSGT Hà Nội, công tác hỗ trợ lương thực đối với người dân tại các làng chài ven sông Hồng sẽ được các đơn vị thực hiện liên tục đến khi nước rút. Ngoài ra, vào nhiều thời điểm trong ngày, lực lượng chức năng sẽ đến từng tàu, từng bè, nhà nổi để kiểm tra tình hình, nhắc nhở người dân.

0:00

Cảnh sát giao thông Đường thủy Hà Nội tuần tra sông Hồng, đảm bảo an toàn cho người dân.

Hỗ trợ cho người dân vùng ven sông hàng trăm thùng mỳ tôm, hàng chục bộ áo phao mới.

Được biết, chỉ riêng trong ngày 10/9, Đội CSGT đường thuỷ số 2 đã hỗ trợ cho người dân vùng ven sông hàng trăm thùng mỳ tôm, hàng chục bộ áo phao mới. Trước sự quan tâm của lực lượng chức năng, người dân sinh sống ở làng chài cho biết sẽ chủ động các phương án đảm bảo an toàn khi nước dâng, đồng thời liên hệ ngay tới CSGT, Công an và chính quyền khi xảy ra sự cố hoặc cần hỗ trợ.

05:54 ngày 11/09/2024

Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2, cảnh báo độ rủi ro thiên tai cấp 2

Ngày 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở thành phố Hà Nội.

Mực nước sông Hồng đang lên nhanh. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m.

Dự báo, mực nước sông Hồng tiếp tục lên. Đến 1 giờ ngày 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 10,60m, trên báo động 2 là 0,10m. Lúc 7 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,70m, trên báo động 2 là 0,20m.

Lúc 13 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m. Đến 19 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m.

Các chuyên gia cảnh báo, lũ trên sông đang lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc các quận/huyện: Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2. Mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại một số khu vực thuộc các quận/huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

23:26 ngày 10/09/2024

Hoàn thành di dời hơn 1.000 người dân phường Phúc Xá

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, quận đã hoàn thành di dời 276 hộ với 1.059 nhân khẩu dọc bờ sông Hồng thuộc phường Phúc Xá lúc 22h.

Để bảo đảm các trường hợp người dân (chủ yếu là người cao tuổi) phải di dời tránh lũ yên tâm khi đến nơi ở tạm thời, các cơ sở lưu trú trên địa bàn phường Trúc Bạch đã ủng hộ chăn gối, các hội đoàn thể, tổ dân phố tham gia hỗ trợ nhu yếu phẩm, đặc biệt lực lượng cán bộ UBND, công an, y tế, dân quân thường trực sẽ ứng trực 24/24h để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt; khách sạn 5 sao Pan Pacific sẽ bảo đảm các suất ăn trong ngày đầy đủ dinh dưỡng…

20:54 ngày 10/09/2024

Hà Nội cấm phương tiện đi lại trên cầu Đuống từ 22h

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống (quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội).

Theo đó, cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống (Km9+667), tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội). Thời gian thực hiện bắt đầu từ 22h ngày 10/9 đến khi có thông báo thay thế.

Sở GTVT Hà Nội vừa ra quyết định cấm người đi bộ và phương tiện đi lại trên cầu Đuống từ 22h đêm nay (10/9). Ảnh: Vietnamnet

Các phương tiện có nhu cầu lưu thông qua cầu Đuống đi theo các hướng sau:

Phân luồng tại chỗ:

– Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Tỉnh lộ 179 – cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – cầu Phù Đổng – cầu Thanh Trì và ngược lại.

– Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Tỉnh lộ 295 – Quốc lộ 18 – Võ Nguyên Giáp – cầu Nhật Tân hoặc cầu Thăng Long và ngược lại.

– Ngô Gia Tự – QL5 – Lý Sơn – cầu Đông Trù – Trường Sa – Quốc lộ 3 hoặc Trường Sa – Hoàng Sa để đi cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long và ngược lại.

– Ngô Gia Tự – QL5 – Vành đai 3 – đi cầu Thanh Trì hoặc cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.

Phân luồng từ xa:

– Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hoặc QL 18 – Võ Nguyên Giáp – cầu Nhật Tân hoặc cầu Thăng Long và ngược lại.

– Quốc lộ 5 – Lý Sơn – cầu Đông Trù – Trường Sa – Quốc lộ 3 hoặc Trường Sa – Hoàng Sa để đi cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long và ngược lại.

20:04 ngày 10/09/2024

Lũ sông Hồng sát báo động 2, khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Tính đến 17 giờ chiều nay, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Hồng tại trạm Hà Nội đang ở mức 10,1 m, dưới báo động 2 là 0,4 m và đang có xu thế lên nhanh.

Dự báo trong 12 – 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục xuống. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên chậm và ở dưới mức báo động 2.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.

Công điện nêu rõ, hiện nay, mực nước thượng lưu hồ thủy điện Thác Bà đang ở mức rất cao, lưu lượng đến hồ vượt quá khả năng xả lũ thiết kế của hồ. Để đảm bảo an toàn cho hồ thủy điện Thác Bà, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.

19:31 ngày 10/09/2024

Vỡ một đoạn bờ bao tại Sóc Sơn

Chiều 10/9, UBND huyện Sóc Sơn phát thông tin tình hình sự cố tràn, sạt lở, vỡ bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn.

Theo đó, sự cố xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 10/9. Bề rộng điểm vỡ khoảng 5-6m. Thời điểm xảy ra sự cố, nước trong suối Cầu Lai tràn vào gây úng ngập khoảng 12ha lúa và hoa màu.

Bờ bao Đầm Khoai, xã Bắc Sơn bị vỡ trưa 10/9.

Nguyên nhân sơ bộ, do mực nước sông Công dâng rất cao, chênh mực nước lớn dẫn đến chảy tràn qua suối Cầu Lai gây tràn bờ bao, sạt lở và vỡ bờ bao. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo huy động lực lượng tại chỗ xử lý giờ đầu, khoanh vùng ngập xử lý, ngăn chặn sự cố. Đồng thời, thực hiện biện pháp cấp bách gia cố, đắp ngăn chặn bờ bao để dùng máy bơm tiêu úng.

Bộ đội thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 cũng đã được huy động hỗ trợ giúp người dân tập trung thu hoạch, ứng phó sự cố kịp thời, đảm bảo an toàn. Được biết, đến chiều tối cùng ngày công tác khắc phục vụ vỡ đê bao Đầm Khoai sắp hoàn thành. Theo đó, chính quyền sở tại đã tiến hành đổ đá hộc, đắp bao tải đất để gia cố đê.

18:27 ngày 10/09/2024

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp III trên sông Nhuệ

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội vừa ra lệnh báo động lũ cấp III trên sông Nhuệ.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa có lệnh báo động cấp độ III trên sông Nhuệ tại địa phận các xã ven đê thuộc các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa.

18:07 ngày 10/09/2024

Hồ Văn Quán thành ‘biển’ nước tràn ngập các ngả đường

Mực nước sông Nhuệ dâng cao ở mức báo động. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều hồ khu vực Hà Đông dâng cao, tràn lên đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của người dân.

Nước dâng cao khiến hồ Văn Quán, hồ Than Thở các đường xung quanh hồ “hòa làm một”.

Nước hồ tràn ngập vỉa hè đường Văn Quán.

Giúp đỡ đẩy xe máy qua vùng ngập sâu.

17:54 ngày 10/09/2024

Cấm qua cầu Long Biên; hạn chế lưu thông trên cầu Chương Dương

Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Long Biên, Thành phố Hà Nội như sau:

Cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.

Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Thời gian thực hiện từ 15h00 ngày 10/9/2024 (thứ Ba) đến khi có thông báo thay thế.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải thông báo phương án phân luồng: Các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn có nhu cầu đi qua cầu Chương Dương lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Trong chiều 10/9, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo hạn chế phương tiện qua cầu Đuống.

16:27 ngày 10/09/2024

Cấm đi vào đường gom Đại lộ Thăng Long do ngập sâu

Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo về việc tổ chức phân luồng cho các phương tiện trên Đại lộ Thăng Long do tuyến đường này hiện đang bị ngập sâu nhiều đoạn, tiềm ẩn nguy hiểm nếu người dân tiếp tục lưu thông.

Theo đó, Sở GTVT Hà Nội cấm các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, cụ thể:

Bên phải tuyến từ Km7+00 (Lối vào nút giao hầm chui đường sắt) đến Km10+350 (lối ra nút giao Khu đô thị An Khánh); Từ Km20+00 (lối vào nút giao tỉnh lộ 80) đến Km28+300 (lối ra nút giao Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc).

Bên trái tuyến từ Km16+500 (lối vào nút giao cầu vượt Sài Sơn) đến Km7+00 (lối ra nút giao hầm chui đường sắt); Từ Km28+300 (lối vào nút giao Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc) đến Km20+00 (lối ra nút giao Tỉnh lộ 80).

Đồng thời, hạn chế tốc độ tối đa cho phép 60km/h đối với tất cả các phương tiện ô tô lưu thông trên đường cao tốc của Đại lộ Thăng Long tại các lý trình (phải tuyến: Km7+00 – Km10+350, Km20+00 – Km28+300; trái tuyến: Km16+500 – Km7+00, Km28+300 – Km20+00).

Cấm đi vào đường gom Đại lộ Thăng long do có nhiều đoạn ngập sâu tiềm ẩn nguy hiểm, xe máy sẽ được phép đi vào đường cao tốc phía trong.

15:48 ngày 10/09/2024

Các trường Hà Nội được linh hoạt hình thức dạy học do mưa lũ

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh.

Tính đến 11h sáng nay 10/9, Hà Nội có 118 trường không thể tổ chức dạy học. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương chỉ đạo các nhà trường chú trọng triển khai phương án với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp. Đồng thời, cần chủ động, sẵn sàng triển khai dạy học trực tuyến, không để ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.

15:23 ngày 10/09/2024

Nhiều tuyến xe khách Hà Nội đi các tỉnh tạm dừng hoạt động

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương phía Bắc đang bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề do lũ lụt. Do đó, nhiều tuyến xe từ Hà Nội đi các tỉnh và ngược lại đã tạm dừng hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện do lưu thông trên các tuyến đường bị ảnh hưởng do bão, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn giao thông.

Một số tuyến khác hoạt động vận tải tuy không bị đứt đoạn nhưng cũng chỉ cầm chừng.

15:08 ngày 10/09/2024

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.

Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra vật tư y tế, thuốc men phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh rà soát, kịp thời lập kế hoạch, chủ động liên hệ với các cơ sở cung ứng, triển khai đặt hàng, mua sắm, dự trữ, đảm bảo có đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, điều trị và đáp ứng các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ, dịch bệnh…; không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị các bệnh có thể phát sinh sau mưa bão, lũ lụt, các đơn vị báo cáo kịp thời về Sở Y tế để có phương án xử lý kịp thời.

Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc cần chủ động kế hoạch dự trữ, chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo đơn hàng, theo hợp đồng cung ứng đã ký kết với cơ sở khám chữa bệnh và cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt đảm bảo thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch, bệnh có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc…

15:07 ngày 10/09/2024

Lực lượng dân quân giúp người dân ngõ 76 An Dương chạy lũ

Đêm ngày 9/9, nước dâng cao ở cuối ngõ 76 An Dương (quận Tây Hồ). Càng tiến sâu vào ngõ, nước càng dâng cao đến quá nửa người. Nước ngập nhanh vào buổi tối khiến người dân không kịp trở tay.

Trong ngõ 76 An Dương, nhiều hộ gia đình hối hả “chạy ngập” trong đêm. Một gia đình thuê xe tải, 6 thành viên thay phiên vận chuyển đồ đạc, thú cưng chất lên xe để đưa đến nơi cao hơn.

Hiện tại, toàn bộ người dân khu vực cuối ngõ 76 An Dương đã được đưa ra ngoài an toàn. Cơ quan chức năng tiếp tục bố trí xuồng máy để di dời tài sản có giá trị.

Người dân di chuyển đồ đạc, tài sản bằng thuyền đến khu vực cao hơn.

Lực lượng chức năng có mặt từ sáng sớm để giúp người dân di chuyển đồ đạc chạy lũ.

14:52 ngày 10/09/2024

Hà Nội có hàng chục nghìn ha lúa bị đổ và ngập sâu trong nước

Mưa bão ở Hà Nội làm 4.046ha rau màu bị ngập, 3.924ha cây ăn quả bị ngập, 453ha thủy sản bị ảnh hưởng; nhà lưới bị ảnh hưởng 69.550m2; gia súc bị chết 29 con; gia cầm chết 37.508 con; 110.133 cây xanh gãy đổ.

Hiện nay, mực nước sông Bùi đang trên báo động 3, mực nước lũ đã tràn đê Bùi 2 và đê hữu Bùi tại vị trí có cao trình thấp khoảng từ 10-40cm các khu dân cư trong vùng đê bao bảo vệ bị ngập úng khi nước tràn qua đê và dâng cao như xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ.

Trước tình hình mưa bão còn diễn biến phức tạp, các địa phương đã sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo đời sống, cứu trợ nhân dân, phương án hỗ trợ di dời nhân dân.

14:43 ngày 10/09/2024

Di dời 6 hộ dân ở ngõ 661 Bạch Đằng

Do nước sông Hồng lên nhanh, sáng ngày 10/9, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cũng vận động các hộ dân trong diện phải di dời trong ngõ 661 đường Bạch Đằng (phường Chương Dương).

Hiện tại, nhà 6 hộ dân ở ngõ 661 Bạch Đằng có nguy cơ đổ, người dân đang chủ động chuyển đồ đến ở tạm số 2 Bạch Đằng.

Chia sẻ với báo chí, anh Dương Văn Thái cho biết, nhà nằm mép sông Hồng, trong ngõ 661 Bạch Đằng, sáng nay, gia đình anh đã tập trung di chuyển đồ đạc lên tầng 2. “Sáng nay, nước sông Hồng lên rất nhanh, cùng với sự vận động của chính quyền địa phương, gia đình tôi cũng như các hộ dân trong ngõ đã chủ động di dời người và đồ đạc đến nơi an toàn“, anh Thái nói.

0:00

6 hộ dân ở ngõ 661 Bạch Đằng chủ động di dời đến nơi an toàn.

14:32 ngày 10/09/2024

Hà Nội tiếp tục có mưa, nước lũ trên sông Hồng vượt mức báo động 1 tới 12 cm

Dự báo, trong chiều 10/9, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông gây mưa lớn, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mực nước lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, đã vượt mức báo động 1 là 12 cm.

Dự báo, mực nước lũ sông Hồng còn tiếp tục dâng cao với biên độ 10-20cm/giờ, hoàn toàn có thể đạt mức báo động II (10,5m) và không loại trừ khả năng lên báo động III (12m) trong những ngày tới.

Các chuyên gia cảnh báo, người dân khu vực ven sông Hồng tại Long Biên, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm,… cần có phương án phòng, khẩn trương di dời, để tránh việc nước lên cao tràn vào sâu trong nhà dân.

Thời điểm 10h sáng 10/9, nước sông vẫn chưa tràn lên đường dân sinh nhưng đến trưa, nước đã lên đến mặt đường.

Một người dân cho biết: “Nước dâng nhanh khiến chúng tôi không kịp trở tay. Bây giờ muốn vào nhà phải bơi, gia đình tôi đang phải ở nhờ nhà người thân”.

Người dân dùng thuyền để chuyển đồ đạc ra khỏi vùng ngập lũ.

Tang thương hình ảnh một thôn làng hơn 100 nhân khẩu ở Lào Cai bị lũ quét vùi lấp toàn bộ, hàng chục thi thể được tìm thấy

0

Trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra sáng ngày 10/9 đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) với 35 hộ dân, 128 khẩu.

Ngày 10/9/024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tang thương hình ảnh một thôn làng hơn 100 nhân khẩu ở Lào Cai bị lũ quét vùi lấp toàn bộ, hàng chục thi thể được tìm thấy”. Nội dung cụ thể như sau:

Liên quan đến vụ việc, báo Tiền Phong thông tin, vào hồi 10 giờ 15 phút, UBND huyện Bảo Yên nhận được tin báo của xã Phúc Khánh về vụ việc sạt lở đất nghiêm trọng tại địa bàn thôn Làng Nủ.

Đến 14h cùng ngày, các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại hơn 100 nạn nhân vẫn đang mất tích.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân được tìm thấy do lũ quét ra khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ lũ quét phóng viên ghi nhận:

Trận lũ quét xảy ra lúc sáng sớm khiến mọi người bất ngờ.

Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Lực lượng cứu hộ – cứu nạn đang khẩn trương tìm kiếm người bị chết, mất tích.

Nhiều đồ vật bị vùi lấp trong bùn đất (Ảnh: báo Hà Giang)

Theo người dân địa phương, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra tất cả đều hoàn toàn bất ngờ.

Báo Vietnamnet cho hay, theo UBND tỉnh Lào Cai, khu vực xảy ra lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, thôn Làng Nủ bị san phẳng sau vụ lũ quét kinh hoàng. Những gì còn sót lại là các đồ vật đã biến dạng hoặc ngập trong bùn đất. Nơi sinh sống của 35 hộ dân với trên 120 nhân khẩu đang yên bình phút chốc bị san phẳng, tang thương.

Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đang khẩn trương cấp cứu những nạn nhân còn sống sót.

Trực tiếp có mặt tại hiện trường thăm hỏi người dân và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên cho biết đây là trận lũ quét gây ra nhiều mất mát, thương vong rất lớn trên địa bàn huyện, hiện nay huyện Bảo Yên đang tập trung huy động tối đa nhân lực, phương tiện cho công tác tìm kiếm cứu nạn nơi đây.

Cùng ngày, báo Lao Động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Lũ quét vùi lấp 1 thôn ở Lào Cai, 15 người chết, nhiều người mất tích”. Nội dung cụ thể như sau:

Hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai. Ảnh: Người dân cung cấp

Tối 10.9, trao đổi nhanh với PV Báo Lao Động, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên Trần Trọng Thông xác nhận thông tin vụ sạt lở vùi lấp 35 hộ dân khiến nhiều người thương vong tại xã Phúc Khánh.

Sự việc xảy ra sáng nay (10.9), khi một trận lũ lớn đã quét qua thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên). Theo thông tin ban đầu, trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.

Nguyên một thôn làng bị vùi lấp sau trận lũ quét kinh hoàng. Ảnh: NDCC

Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân.

Theo người dân địa phương, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra một cách hoàn toàn bất ngờ.

Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: NDCC

Khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc, việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Huyện Bảo Yên đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Bệnh viện ở Lào Cai báo động đỏ  khi hàng chục người đang được cấp cứu sau trận lũ quét vùi lấp 1 thôn ở xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai).

Tối 10.10, thông tin từ UBND huyện Bảo Yên, khoảng 10h sáng cùng ngày, đơn vị nhận được tin báo của xã Phúc Khánh về vụ việc sạt lở đất nghiêm trọng tại thôn Làng Nủ. Số lượng người bị nạn là 128 người trên tổng số 35 hộ dân. Ngay khi nhận được thông tin, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đã thực hiện báo động đỏ. Đồng thời huy động toàn thể viên chức tập trung tại đơn vị ứng cứu.

Ngoài ra, bệnh viện còn cử các kíp xuống điểm cần hỗ trợ y tế trên toàn huyện, đặc biệt khu vực thôn Làng Lủ, xã Phúc Khánh để cấp cứu tại chỗ.

Theo lãnh đạo huyện Bảo Yên, nguyên nhân ban đầu xác định do mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho đất đá bị ngậm nước, liên kết yếu dẫn đến sạt lở.

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cho biết: Tính đến 18h cùng ngày, địa phương xác định số người bị thương và sống sót khoảng trên 30 người, còn lại là tử vong và mất tích.

”Chúng tôi đã chủ động theo phương án 4 tại chỗ và đã huy động gần 100 cán bộ chiến sĩ và người dân để hỗ trợ tìm kiếm, kịp thời đưa đi cấp cứu những người bị thương”, ông Trịnh Xuân Trường cho hay.

Vĩnh Phúc: Mẹ chèo thuyền bị lật, con gái t//ử v/ong, con trai mất tích

0

UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa có báo cáo cho biết, do mưa lũ dài ngày đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn xã Sơn Đông bị ngập úng nặng, cô lập cục bộ với bên ngoài. Đáng chú ý tại xã Sơn Đông xảy ra vụ lật thuyền.

Theo báo cáo, khoảng 19h ngày 10/9, chị Lê T. H cùng con gái là Lê T.C, SN 2006, ở thôn Đông Thịnh, xã Sơn Đông, bơi thuyền nhỏ từ thôn Đông Thịnh sang thôn Lũng Hòa, xã Sơn Đông để đón con trai là Lê V. H, SN 1999 đi làm về.

Trong quá trình bơi thuyền từ thôn Lũng Hòa về thôn Đông Mật, do trời tối, nước chảy xiết làm lật thuyền.

Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lập Thạch đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra sự việc để tiến hành tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Đến thời điểm hiện tại, chị Lê T.H may mắn được cứu sống. Con gái là L.T.C đã tử vong và vớt được thi thể. Riêng con trai Lê V.H vẫn mất tích.

Lực lượng chức năng trong một vụ cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa)

Lực lượng chức năng trong một vụ cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa)

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại thống kê đến 05h00 ngày 11/9/2024 như sau: – Về người: 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích),

Cụ thể:+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).

+ Lào Cai: 66 người (45 người chết, 21 người mất tích), gồm: Sa Pa 09, Bát Xát 13, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 15, Văn Bàn 02, Bảo Yên 20; hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên.

+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20

+, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.

+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).

+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.

+ Hải Dương: 01 người chết do bão.+ Hà Nội: 01 người chết do bão.

+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.

+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.

+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.

+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).

+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.

+ Phú Thọ: 09 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người chết do sạt lở đất).

+ Vĩnh phúc: 02 người (01 chết, 01 người mất tích do lật thuyền).

Đau lòng nhất ngày lũ: gia đình 4 người của nữ giáo viên mầm non bị vùi lấp

0

Thương xót gia đình 4 người của nữ giáo viên mầm non bị vùi lấp

Bão Yagi vừa đi qua, mưa lớn vẫn không ngừng tuôn và thiên tai sạt lở vẫn ở khắp nơi. Sáng nay, khi đọc tin tức về một gia đình nữa giáo viên mầm non bị đất đá vùi lấp, tôi đã không thể cầm được nước mắt.

Cụ thể, theo thông tin đăng tải trên báo chí, cơn mưa lớn từ tối 9/9 đã khiến thôn Bảo Tân (xã Minh Bảo, TP Yên Bái) bị cô lập, nhiều căn nhà đổ sập vì sạt lở đất. Khoảng 4h sáng ngày 10/9, đất đá bất ngờ đổ ập xuống ngôi nhà dưới chân đồi khiến cả gia đình nữ giáo viên mầm non (ở xã Minh Bảo) ra đi mãi mãi.

Ông Hoàng Kim Khanh – Bí thư chi bộ thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, TP Yên Bái – cho biết, vào rạng sáng lúc 4h, trên địa bàn xảy ra vụ sạt lở, vùi lấp cả gia đình nữ giáo viên mầm non.

“Cả gia đình anh Sa Văn A. bị đất từ trên đồi trôi trượt vùi lấp nhà. Vụ việc xảy ra lúc rạng sáng, trời mưa rất to, lượng đất đá vùi lấp lớn khiến việc tiếp cận và cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn”, ông Khanh nói.

Đến khoảng 11h, lực lượng chức năng cùng người dân đã tìm thấy thithe của 4 người. Nạn nhân được xác định là anh Sa Văn A., chị Hoàng Thị H. (vợ anh A.) và 2 người con là cháu Sa Văn T. (5 tuổi), Sa Văn K. (2 tháng tuổi).

hình ảnh

Bên trong căn nhà bị đổ sập vào rạng sáng 10/9, ảnh: DT

hình ảnh

Một mảng tường lớn bị vỡ sau vụ sạt lở, ảnh: DT

hình ảnhhình ảnh

Nhiều đồ dùng, vật dụng sinh hoạt của gia đình nạn nhân được tìm thấy tại hiện trường, ảnh: DT

hình ảnh

Bức ảnh của nữ nạn nhân Hoàng Thị H., nạn nhân là giáo viên tại một trường mầm non trên địa bàn thành phố.

hình ảnh

Đồ chơi của hai con nhỏ của anh A. và chị H. bị vùi lấp bởi bùn đất.

Theo lãnh đạo thôn Bảo Tân, gia đình anh Sa Văn A. quê ở Sơn La, khi tìm thấy các nạn nhân, địa phương đã làm thủ tục để người thân đến nhận và đưa thi thể về quê lo mai táng theo đúng phong tục ở quê nhà.

hình ảnh

Toàn cảnh vụ sạt lở khiến cả gia đình nữ giáo viên mầm non tại Yên Bái không qua khỏi

Theo cơ quan chức năng địa phương, hiện trên địa bàn TP Yên Bái có rất nhiều điểm sạt lở, chính quyền đang rà soát, khơi các điểm sạt để kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình bị cô lập trên địa bàn, đồng thời tiến hành cứu hộ, cứu nạn, di dời người dân đến nơi an toàn.hình ảnh

Trong ảnh, lực lượng chức năng đang tiến hành tìm kiếm nạn nhân nghi bị đất đá vùi lấp sau vụ sạt lở vào chiều 9/9 tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái. Người dân phối hợp với lực lượng chức năng đưa đồ đạc ra khỏi hiện trường vụ sạt lở. Đến 17h ngày 10/9, lực lượng chức năng đã tăng cường người và phương tiện cứu hộ tổ chức tìm kiếm.

Sạt lở đất ở Yên Bái khiến nhiều người qua đời và mất tích

Thông tin sơ bộ, khoảng 2h ngày 10/9, một vụ sạt lở đất xảy ra ở thôn Át Thượng, xã Minh Xuân (Lục Yên – Yên Bái) làm sập đổ hoàn toàn 5 ngôi nhà. Thời điểm này trong 5 ngôi nhà có tất cả 12 người, trong đó 3 người đã được người dân cứu thoát.

hình ảnh

Vụ sạt lở đất ở Lục Yên khiến 3 người chết và 6 người mất tích. Ảnh: CTV.

Do sự việc xảy ra trong đêm, không có điện nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, gần nửa ngọn núi ập xuống với khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 2.000 – 3.000 m3, toàn bộ 5 ngôi nhà bị vùi lấp hoặc đẩy trôi, phần đất đá lở xuống đã vùi lấp diện tích khoảng trên 1 ha.

Xã Minh Xuân và huyện Lục Yên đã nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu, tổ chức đào bới tìm kiếm những người còn mắc kẹt, tính đến trưa 10/9 đã tìm kiếm được 5 thi thể và giao cho gia đình lo hậu sự, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm 4 người mất tích.

hình ảnh

Yên Bái chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất gây ra, ảnh: TNO

Sáng cùng ngày, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tới thăm hỏi các gia đình bị nạn, kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.

Cũng trong đêm 9 và rạng sáng 10/9, các vụ sạt lở đất xảy ra tại các phường Yên Ninh và Minh Tân, thành phố Yên Bái, khiến 6 người chết.

Trong đó, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4h ngày 10/9 khiến 1 gia đình 4 người gồm vợ, chồng và 2 con trai ở thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái tử vong.

Nhận tin báo, chính quyền địa phương và bà con hàng xóm đã tích cực tìm kiếm nạn nhân, đến trưa cùng ngày các thi thể đã được tìm thấy.

Trước đó, do ảnh hưởng của các trận mưa kéo dài sau hoàn lưu bão số 3 khiến nước trên sông Thao tại Yên Bái dâng cao, nước sông tràn vào các tuyến đường và các khu vực dân cư, khiến hàng nghìn nhà ở của người dân chìm sâu trong nước.

Đêm qua, trên địa bàn thành phố Yên Bái xảy ra sạt lở ở nhiều vị trí tại các mái ta luy, kể cả các bãi đồi tự nhiên cũng sạt. Sáng nay, Yên Bái vẫn có mưa to; mất điện, nước, giao thông gần như tê liệt, khiến công tác hỗ trợ, khắc phục gặp rất nhiều khó khăn.