Giò chả là món ăn truyền thống dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, sau Tết nhiều gia đình thường bị thừa rất nhiều, hãy làm ngay món này để không bỏ phí.
Giò chả là món ăn quen thuộc trong dịp Tết. Bạn có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau thay vì ăn trực tiếp như truyền thống. Nếu đã chán giò chả, bạn có thể chế biến thành 2 món ăn sau để thưởng thức.
Bạn có thể chế biến giò chả thừa thành món nộm giò chua cay. Bạn cần giò, dưa chuột, cà rốt, tỏi, rau mùi. Nước làm nộm cần các gia vị cơ bản như đường, nước mắm, tương ớt, ớt sừng, quất.
Để làm món nộm giò chua cay, bạn cần thái sợi giò, dưa chuột, cà rốt. Sau đó, bạn pha nước trộn nộm theo công thức: 3 thìa đường, 2 thìa tương ớt, 2 thìa nước mắm, 1 thìa ớt băm, 2 thìa nước lọc, 1 thìa tỏi băm, 4 quả quất.
Tiếp đến, bạn cho dưa chuột, cà rốt, rau mùi vào trộn đều trong thời gian khoảng 15 – 30 phút cho ngấm là có thể thưởng thức. Món ăn này có vị cay chua, chống ngán cho bữa cơm ngày Tết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món giò lụa kho trứng cút. Nguyên liệu cũng hết sức đơn giản, bao gồm: Trứng cút, giò lụa, nước dừa tươi, hành lá, ớt sừng cùng các gia vị cơ bản như nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu.
Đầu tiên, bạn cắt giò lụa thành những miếng tam giác vừa ăn rồi ướp chúng với tiêu, đường, hành băm, hạt nêm. Sau đó, bạn luộc chín trứng cút, ngâm vào nước lạnh 5 phút rồi bóc sạch vỏ.
Tiếp đến, bạn cho nước dừa cùng nước mắm rồi cho giò lụa và trứng vào kho. Khi nứa dừa gần cạn, giò chuyển sang màu vàng nhạt là có thể ăn cùng hạt tiêu hoặc ớt sừng xắt sợi và hành lá lên cho đẹp mắt.
Với tiếp viên hàng không và phi công họ đều thích bay đêm. Lý do thực sự rất đơn giản.
Vạn vật trên thế giới đều tuân theo quy luật ngày và đêm, con người cũng vậy. Con người sẽ làm việc vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu chống lại quy luật này, chúng ta sẽ tổn hại đến sức khoẻ và lão hoá nhanh chóng. Tuy nhiên, với tiếp viên hàng không và phi công họ đều thích bay đêm. Lý do tại sao?
Tại sao phi công, tiếp viên thích bay đêm?
Từ lâu, phi công hay tiếp viên hàng không luôn thuộc top những ngành nghề đáng mơ ước ở Việt Nam. Thế nhưng đời không như là mơ, ngành nghề nào cũng có những khó khăn mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu rõ. Đối với họ, ánh sáng của các thành phố dưới mặt đất thật tuyệt vời, kỳ diệu. Đây cũng là thời điểm đẹp để ngắm các vì sao trên bầu trời.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm nhiều phi công, khi bay đêm, họ không phải chịu cái nắng chói chang ban ngày hắt vào cửa sổ buồng lái, nhất là thời điểm hoàng hôn.
Phi công có yêu cầu mắt 10/10?
Nhiều người nói rằng họ thích làm phi công nhưng đang gặp một số vấn đề về mắt và phải đeo kính. Thật sự phi công cần có một tầm nhìn tốt. Tất nhiên bạn vẫn có thể đeo kính nếu thị lực không đủ tốt nhưng phải là lens chuẩn mới được phép bay.
Phi công có được để râu không?
Hầu hết các phi công của những hãng hàng không thương mại chỉ có thể để ria mép là nhiều nhất. Họ không được phép để râu vì nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra trên máy bay, một bộ râu có thể cản trở mặt nạ oxi đeo vừa khít vào mặt họ. Tuy vậy ở một số hãng bay, người ta vẫn cho phép phi công để râu, miễn là chúng được cắt tỉa gọn gàng.
Thách thức lớn nhất của một phi công là gì?
Đó là việc liên tục được đào tạo và phải trải qua nhiều kỳ thi liên tiếp. Cứ mỗi sáu tháng một lần, họ phải dành ít nhất 2 ngày để tham gia các kỳ sát hạch, thi viết hay những đợt huấn luyện với thành viên phi hành đoàn.
Cường độ luyện tập và luôn bị kiểm tra là những thứ khiến công việc của phi công thêm áp lực. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận vì nó phục vụ cho việc an toàn bay.
Trò tiêu khiển trong buồng lái là gì?
Phi công bị cấm mang những thứ gây xao nhãng vào buồng lái, bao gồm tạp chí, báo, máy nghe nhạc… Thứ duy nhất được cho phép họ tiêu khiển trong buồng lái là họ trò chuyện với nhau. Tuy nhiên, họ không được trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m. Hầu hết các tai nạn máy bay đều xảy ra dưới độ cao này, đó là lý do tại sao “quy tắc buồng lái vô trùng” (Sterile Cockpit Rule) xuất hiện. Quy tắc này cấm các phi công làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc điều khiển máy bay cho đến khi chúng đạt độ cao lớn hơn, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện.
Có được phép chợp mắt một chút trong buồng lái không?
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không cho phép phi công ngủ trong buồng lái. Nhưng bù lại, đã có các quy định khác nhằm đảm bảo sự tỉnh táo cho phi công. Ví dụ khi hết ca, mỗi giấc ngủ của phi công sẽ kéo dài ít nhất 8 tiếng, và thời gian làm việc không quá 30 tiếng/tuần.
Bệnh nghề nghiệp khó nói của nghề phi công là gì?
Đó là họ thường bị tiểu buốt, thậm chí sỏi thận, vì chuyện đi vệ sinh cũng khá khó khăn. Phi công cũng tránh đi vệ sinh khi hành khách đang được phục vụ thức ăn. Còn thời gian cất cánh hay hạ cánh, dĩ nhiên họ phải ở suốt trong buồng lái vào những lúc đó rồi.
Rã đông chỉ cần loại gia vị này, đảm bảo thịt mềm mại, tươi ngon trong 5 phút
Chỉ cần 2 nguyên liệu đơn giản nhà nào cũng có là bạn đã có thể rã đông thịt một cách dễ dàng trong 5 phút.Hầu như hiện tại các gia đình đều trữ đông thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Khi cần thịt để chế biến, mang ra rã đông là được. Nhiều người cho thịt vào nước nóng để rã đông tuy nhiên cách này chỉ làm thịt bị chín mềm bên ngoài, còn bên trong vẫn lạnh và sống nguyên.
Còn nếu rã đông tự nhiên thì mất thời gian. Vì thế đầu bếp mách bạn một cách rã đông rất nhanh và hoàn hảo, chỉ cần có sự tham gia của 2 nguyên liệu nhà nào cũng có, đó chính là muối và giấm.
Chuẩn bị một chậu nước nhỏ, sau đó cho thìa muối với chút giấm vào. Khuấy thật đều để giấm và muối hòa tan hoàn toàn. Lúc này, hãy thả miếng thịt cần rã đông vào. Không nên cho thịt vào ngay từ đầu sẽ làm thịt bị nhạt. Đợi muối cùng giấm hòa toàn thì thịt cho vào mới tươi ngon, giữ được vị ngọt sau khi nấu.
Có điều chúng ta nên hoàn toàn yên tâm rằng cho muối và giấm không làm thịt mặn hay có mùi chua. Thậm chí thịt còn tươi hơn, bớt đi mùi tanh.
Sở dĩ cho giấm trắng vào để tăng tốc độ rã đông cho thịt đông lạnh là vì trong giấm trắng có chứa nhiều axit axetic, axit axetic có thể hạ thấp điểm đóng băng của nước và có vai trò rã đông nhanh. Rã đông thịt với giấm trắng chỉ mất khoảng 5 phút, rất nhanh, không tốn thời gian nấu nướng.
Còn muối sẽ giúp khử bớt vi khuẩn và muối còn làm chất xúc tác khiến thịt rã đông được nhanh hơn. Nước muối đóng vai trò rã đông tốt cho thịt đông lạnh. Điều này chủ yếu là do muối. Khi tiếp xúc với đá viên, nó sẽ gây ra phản ứng hóa học. Ví dụ, nếu mặt đường bị đóng băng vào mùa đông, rắc một lượng muối thích hợp lên bề mặt của nó sẽ khiến mặt đường tan băng.
Tham khảo thêm các cách ra đông khác:
Chỉ rã đông bằng muối
Trước hết chúng ta cần chuẩn bị một nồi lớn, sau đó cho nước ấm vào nồi. Nước ấm chỉ nên khoảng 40 độ C, không được vượt quá 50 độ C sẽ làm thịt bị chín tái bên ngoài. Nhiệt độ của nước cũng không được thấp hơn 30 độ C, sẽ dễ làm sản sinh ra vi khuẩn.
Ngoài việc chuẩn bị nước ấm, chúng ta cũng cần cho thêm hai muỗng muối vào nước ấm, dùng đũa khuấy muối để nó hòa tan hoàn toàn. Sau đó cho miếng thịt đông lạnh vào nồi nước để rã đông. Rã đông thịt theo cách này không chỉ làm tăng tốc độ tan băng của thịt mà muối ăn còn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn một cách hiệu quả. Rã đông “tự nhiên”
Bảo quản thịt cần trữ đông trong những chiếc túi hút chân không sạch sẽ. Bỏ túi này ra và giữ ở nhiệt độ phòng trước khi đi làm. Về nhà sau khi tan sở, bạn đã có miếng thịt rã đông hoàn hảo, tươi ngon và hầu như… không mất thời gian!
Rã đông bằng “dòng nước mát”
Để miếng thịt đông lạnh trong túi bảo quản vào nồi. Đổ nước có nhiệt độ từ khoảng 8 -10 độ vào nồi. Lưu ý, đổ nước từ từ và không đổ trực tiếp lên thịt. Đổ nước và ngâm như vậy trong 30 phút, thịt trong túi sẽ rã đông nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được độ thơm ngon, chất lượng như khi mới mua về.
Rã đông bằng lò vi sóng
Bọc thịt đông lạnh trong màng bọc thực phẩm và đặt vào lò vi sóng quay ở cấp độ thấp trong 2 phút. Chỉ trong 5 phút, một miếng thịt đông lạnh có thể được làm tan băng, và nó rất nhanh chóng và dễ dàng. Cách này khá phổ biến với nhiều người và ở các nhà hàng.
Chắc chắn với mẹo đơn giản này chị em sẽ đỡ mất thời gian hơn trong việc vào bếp.
Không riêng phòng khách mà trong phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh chiếm vị trí quan trọng. Bởi đây là nơi có nhiều ám khí, ảnh hưởng tới cả nhà. Nhà vệ sinh lại là ‘chìa khóa’ bảo vệ phong thủy cho phòng khách, bếp, phòng ngủ.
Nhà vế ihn dưới cầu thang là vị trí tương đối đại kỵ. Bởi vì cầu thang là nơi luân chuyển khí trong nhà, từ dưới lên trên nên nhà vệ sinh ở đây sẽ phân tán xú uế khí xấu khắp nhà lan lên các tầng các phòng. Điều đó gây ra tổn hại cả về mặt sức khỏe và tài vận. Nếu các vị trí phòng khác trong nhà cũng xấu thì cộng hưởng năng lượng xấu lại gây tai họa cho gia đình.
Phong thủy đánh giá cao vị trí đặc cầu thang vì đây là nơi luân chuyển khí nên cần đặt cầu thang nơi khí dương, cung tốt để lan tỏa tốt lành cho cả nhà. Cầu thang trong nhà liên quan trực tiếp tới sức khỏe, nhưng nếu sức khỏe không tốt thì tài lộc tiêu tán, gia sản sa sút.
Nhà vệ sinh dưới cầu thang được xem là đại kỵ theo phong thủy.
Mặc dù đặt nhà vệ sinh ở gầm cầu thang giúp tiết kiệm diện tích nhưng chúng gây tác hại không nhỏ theo phong thủy. Nhà vệ sinh chứa rất nhiều khí âm (hung khí), nếu đặt bên dưới cầu thang – nơi giao thông đứng của ngôi nhà sẽ khiến cho gia chủ làm ăn dễ gặp thất bại, trì trệ. Kiểu thiết kế này khiến cho âm thịnh dương suy nên càng ảnh hưởng tới sức khỏe của những người đàn ông trong gia đình. Từ đó mà sự nghiệp của người đàn ông trụ cột suy giảm, làm ăn khó khăn, gia đình lục đục, đàn ông ốm yếu, con trai thì học kém. Từ đó mà người vợ trong gia đình vất vả, khổ sở không có chỗ dựa vững chắc, tài sản gia đình thì dần tiêu tán. Nếu phạm phong thủy nghiêm trọng hơn thì người đàn ông trong gia đình dễ gặp nạn, suy sụp và bất tài bạc nhược.
Nhà vệ sinh đối diện bếp hoặc phòng ngủ
Nhà vệ sinh đối diện bếp khiến cho không khí xấu, vi khuẩn ảnh hưởng tới bếp. Bếp là nơi chứa thực phẩm và là nơi ăn uống nấu nướng. Do đó nhà vệ sinh đối diện gần bếp khiến cho bếp ô nhiễm nên gia đình dễ gặp vấn đề sức khỏe. Nhà vệ sinh ẩm ướt khiến cho bếp cũng bị ẩm ướt theo. Do đó thiết kế này cũng tổn hại sức khỏe không kém.
Nhà vệ sinh đối diện phòng thờ
Phòng thờ là nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Nhà vệ sinh nhà tắm mà đối diện phòng thờ sẽ gây ra đại kỵ làm ô uế khu vực thờ cúng. Điều đó ảnh hưởng lớn tới trường khí trong nhà gây ra lục đục, sát khí và gia tiên quở trách.
Hóa giải lỗi này được không?
Trong trường hợp mắc các lỗi đặt vị trí nhà vệ sinh như trên thì cách tốt nhất là nên di chuyển nhà vệ sinh. Trong trường hợp không thể di chuyển vị trí thì nên hóa giải bằng một số cách sau như: chỉnh sửa nhà vệ sinh, khu vực bể phốt mới rải thạch anh trắng, trên nhà vệ sinh đặt thêm bát Bảo Bình Thủy để ngăn chặn uế khí phát tán. Trong nhà vệ sinh nên đặt 1 cây xanh phong thủy tốt phù hợp với tài mệnh gia chủ, sống được trong nhà vệ sinh như cây lưỡi hổ, cây trầu bà… để mang năng lượng tốt.
Cần bố trí nhà vệ sinh đủ ánh sáng tạo dương khí bù lại cho âm khí. Khi đi vệ sinh xong nên đóng cửa để tránh phân tán khí xấu ra ngoài. Nhà vệ sinh cần được dọn dẹp cẩn thận và thường xuyên để giúp không khí trong lành sạch sẽ.
Luôn đặt bát muối biển trong nhà vệ sinh cũng giúp làm sạch không khí và hóa giải một phần khí xấu của nhà vệ sinh.
Khi làm các món từ sườn heo (hầm, om, kho…), nhiều người làm sai vì chần sườn trước hoặc chỉ rửa và nấu luôn. Vậy để có món sườn thơm ngon thì đâu mới là cách sơ chế đúng?
Trong những bữa ăn hàng ngày, sườn heo là một loại nguyên liệu phổ biến được nhiều bà nội trợ yêu thích. Sườn heo làm được rất nhiều món ăn không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất thơm ngon. Sườn heo tuy là phần không có nhiều thịt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi photphat, collagen,… Và chúng có vai trò rất tốt trong việc phát triển và bảo vệ xương khỏe mạnh cho người già cũng như trẻ nhỏ.
Khi làm các món từ sườn heo (hầm, om, kho…), nhiều người phân vân không biết có nên chần sườn hay không? Chỉ cần rửa sườn xong là nấu có được không? Liệu rằng có bước nào cần chú ý để món ăn hoàn hảo cả về tính thẩm mỹ cũng như mùi vị? Hãy cùng xem xét bài viết này để chế biến sao cho đúng nhất nhé!
Như chúng ta đã biết, trong nấu ăn, việc chọn được thực phẩm tươi sạch ảnh hưởng nhiều đến thành phẩm món ăn ngon. Nhưng công đoạn sơ chế cũng góp một phần quan trọng không kém, quyết định đến hương vị, kết cấu món ăn. Với một số loại nguyên liệu trước khi chế biến, bạn chỉ cần rửa sạch với nước thôi là được. Nhưng với nguyên liệu như sườn heo thì việc rửa bằng nước thông thường thôi chưa đủ để loại bỏ huyết thừa và chất bẩn. Do đó nếu bạn đang có thói quen chỉ rửa sườn heo xong là chế biến món ăn luôn thì đó là một sai lầm lớn. Điều này sẽ khiến món ăn bạn nấu kém ngon, thậm chí thấy rõ mùi hôi khi ăn.
Một khía cạnh nữa là đa số chúng ta khi mua được sườn heo về để nấu ăn thường có thói quen chần sườn qua nước sôi rồi đem chế biến thành món ăn. Thói quen này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bởi vì nếu chỉ chần sườn rồi đem nấu ăn thì chỉ mới làm sạch được bên ngoài miếng sườn còn chưa loại bỏ tối đa các tạp chất/ chất bẩn bên trong. Do đó nếu bạn chỉ chần thì chưa đủ để miếng sườn heo nhả hết tạp chất, khử sạch mùi hôi.
Và chắc hẳn bằng thực tế “kinh qua” nhiều món ăn từ sườn heo, bạn đã cảm nhận được sự không hoàn hảo khi chỉ áp dụng 1 trong 2 phương pháp đó (chỉ rửa rồi nấu sườn hoặc rửa rồi chần và nấu). Vậy đâu mới là thao tác đúng nhất?!
Trên thực tế, nếu bạn chú ý tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong bếp để sơ chế sườn thì thành quả của bạn sẽ nhận về là một món sườn ngon hoàn hảo! Và việc bạn cần làm trước khi nấu món sườn heo là:
1. Dùng bột mì để làm sạch sườn
Khi mua sườn heo về, bạn cắt khúc vừa ăn. Sau đó bạn cho 2-3 thìa bột mì vào bóp cùng sườn trong khoảng 2-3 phút. Khi bạn cho bột mì vào “rửa” sườn, bột mì sẽ hút hết phần huyết đông và mỡ thừa bám trên bề mặt sườn cũng như trong các thớ thịt. Trộn sườn với bột mì xong thì bạn rửa lại bằng nước sạch vài lần cho đến khi thấy nước trong là được.
Bột mì sẽ hút phần huyết đông và mỡ thừa bám trên bề mặt sườn.
2. Ngâm sườn với nước ấm để loại bỏ tạp chất
Bước tiếp theo bạn cần làm là thả sườn vào chậu nước ấm ngâm trong khoảng 1 giờ. Cách này sẽ giúp hòa tan phần huyết thừa trong xương và các chất bẩn trên bề mặt. Miếng sườn cũng vì thế mà sạch và “thổi bay” mùi tanh.
Và sau khi ngâm xong thì bạn có thể chần qua sườn hoặc mang sườn ướp với rượu nấu, hành lá, gừng, muối trong 30 phút trước khi nấu. Làm như vậy món ăn dù là hấp, áp chảo, chiên, hay om cũng không có mùi tanh.
Công thức gợi ý: Sườn heo om khoai tây
Nguyên liệu làm món sườn heo om khoai tây
250g khoai tây, 500g sườn heo, 2 thìa xì dầu, 3 cánh hoa hồi, một ít hạt tiêu nguyên hạt, lượng đường phèn vừa đủ, 1 miếng quế, rượu nấu ăn, chút gừng, 1 thìa hắc xì dầu, 1 thìa canh dầu ăn, hành lá xắt nhỏ.
Cách làm món sườn heo om khoai tây
Bước 1: Gọt vỏ và rửa sạch khoai tây rồi cắt thành khối vừa ăn. Sườn heo chặt khúc sơ chế sạch (theo các bước đã hướng dẫn ở phần trên).
Bước 2: Đun dầu trong chảo đến khi nóng khoảng 50 độ C. Sau đó cho đường phèn vào xào thành màu đường. Tiếp theo cho gừng cắt lát, hạt tiêu, hoa hồi, quế vào xào thơm rồi thêm sườn, đảo đều.
Bước 3: Tiếp theo thêm rượu nấu ăn, xì dầu và hắc xì dầu cùng bột nêm dùng để hầm, đảo đều cho sườn ngấm gia vị. Sau đó thêm nước, thêm khoai tây vào đun nhỏ lửa. Khi phần nước sốt của món ăn rút bớt thì bạn chuyển lửa lớn đun cho đến khi sánh đặc lại. Tắt bếp, lấy sườn heo om khoai tây ra tô, rắc hành lá xắt nhỏ lên và thưởng thức.
Thành phẩm món sườn heo om khoai tây
Món sườn heo om khoai tây được sơ chế kỹ càng nên thành phẩm hoàn hảo cả về màu sắc lẫn mùi vị. Khoai tây mềm, thấm đẫm mùi thơm đậm đà của sườn. Vị ngon của món ăn chắc chắn sẽ đọng lại cảm giác khó quên cho người thưởng thức. Với món ăn này, dịp Tết Nguyên đán năm nay bạn cũng có thể làm để đãi khách nhé!
Để bảo quản hành khô được lâu, bạn hãy làm theo cách dưới đây.
Hành khô là loại gia vị quen thuộc, thường có sẵn trong căn bếp của các gia đình. Nó giúp món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn. Thông thường, mọi người sẽ mua nhiều hành khô và để dự trữ trong nhà, khi cần là có để dùng luôn. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản hành khô, nhiều người sẽ gặp vấn đề hành dễ bị thối mềm hoặc rất nhanh mọc mầm. Để bảo quản hành khô được lâu, bạn hãy làm theo mẹo nhỏ dưới đây.
Chọn hành khô ngon
Nên chọn những củ hành khô to, chắc, các tép hành to đồng đều, không bị đổi màu. Lớp vỏ hành phải già, khô.
Không chọn những củ hành bị đốm, mềm hoặc lõm ở phần cuống, vỏ bị đỏi màu. Không chọn những củ hành bị mọc mầm.
Cách bảo quản hành khô
– Bảo quản hành khô bằng túi lưới
Cách đơn giản nhất để bảo quản hành khô là sử dụng các loại túi lưới, túi giấy hoặc rổ để đảm bảo khả năng thoát hơi, giúp hành luôn được khô ráo. Không nên dùng túi nilon hay hộp kín để đựng hành khô vì như vậy hơi nước sẽ không thể thoát ra ngoài, làm hành nhanh bị thối, mốc.
Nên để túi hành ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra túi hành và loại bỏ những củ có dấu hiệu bị mềm, thối hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang các củ khác.
– Bảo quản hành khô đã bóc vỏ
Bạn có thể bóc vỏ hành khô, thái thành lát mỏng rồi bỏ vào hộp, đậy nắp kín hoặc để trong túi zip. Bỏ hộp hành vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Cách này sẽ giúp bạn giữ được hành tươi ngon và không bị mất mùi trong khoảng 2-3 ngày.
– Bảo quản hành khô đã phi thơm
Bạn có thể chế biến hành khô thành hành phi để tiện sử dụng khi nấu nướng.
Hành mua về bóc vỏ, thái lát (theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy sở thích). Đem hành đi phơi nắng hoặc sấy cho hành héo bớt. Sau đó, cho dầu vào chảo đun nóng, bỏ hành vào và đảo đều. Đến khi thấy hành hơi ngả vàng thì vớt ra rổ để ráo dầu. Không nên để hành phi trong chảo quá lâu vì nhiệt độ cao của dầu có thể khiến hành bị cháy đen. Chờ cho hành nguội thì bỏ vào lọ kín, để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Phần dầu phi hành cũng đem cất trong lọ đậy nắp kín. Dùng dầu hành để xào nấu sẽ giúp món ăn có mùi thơm.
Phần hành khô đã phi thơm phải luôn được để trong hộp đậy nắp kín. Mỗi lần ăn, bạn lấy hành ra chén/bát và lại đậy nắp hộp lại để hành không bị ỉu và mất mùi thơm.
Cà chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người, nhiều món ăn mà thiếu cà chua sẽ mất ngon. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng cà chua kết hợp với các thực phẩm khác là có lợi.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Tuy dễ ăn, dễ chế biến lại tốt cho sức khỏe nhưng có những thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên nấu cùng cà chua bởi có thể làm mất đi dưỡng chất hay thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực phẩm kiêng kị với cà chua mà chúng tôi muốn nói tới hôm này chính là: cá chép, cá trích và cá khô. Có thể nhiều người sẽ rất bất ngờ vì điều này nhưng đúng vậy, các loại cá này và cà chua là hai “đối thủ truyền kiếp”, không nên chế biến món ăn cùng nhau mà các bà nội chợ không biết.
Món cá sốt cà chua hay canh cá là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số loại cá hoàn toàn không phù hợp để ăn cùng cà chua như cá chép, cá trích và cá khô. Khi cà chua và những loại cá này được nấu cùng nhau thì vitamin C trong cà chua sẽ giải phóng đồng từ cá.
Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein trong cá mà còn tạo ra các chất acid tannic có thể kích thích sự hình thành niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Một số loại thực phẩm khác kiêng kị với cà chua mà mọi người đều nên biết:
Dưa chuột
Dưa chuột mát, dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên, trong dưa chuột có chứa enzyme catabolic, chất này phá hủy hàm lượng vitamin C. Cà chua lại là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Do vậy, việc kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc thì hàm lượng vitamin C trong cà chua sẽ bị phá hủy do enzyme có trong dưa chuột.
Bia, rượu
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.
Gan heo
Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. cứ 100g gan heo chứa 2.5 g đồng, 25 mg sắt. có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua. Nó có thể giúp oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.
Miếng thịt kho dậy mùi thơm nức, nâu đỏ, bóng đẹp vô cùng hấp dẫn, ai thấy cũng tưởng tượng được sức “công phá” nồi cơm của nó mạnh đến thế nào!
Thịt kho là món ăn quen thuộc, được rất nhiều người yêu thích bởi mềm ngon, đậm đà, đưa cơm lại không hề ngán ngấy. Thịt kho còn hấp dẫn người thưởng thức ở màu sắc bóng bẩy, óng ánh và độ núng nính của miếng thịt. Vào bất kể thời tiết nào, có bát thịt kho thơm nức trên mâm cơm cũng vô cùng kích thích các giác quan của các thành viên trong gia đình.
Thực tế, kho thịt có rất nhiều cách. Bạn có thể kho thịt theo cách truyền thống với nước mắm, muối, hành khô, hành lá, nước hàng (nước màu chưng từ đường); cũng có thể kho thịt với nước dừa và các gia vị cơ bản như hành khô, mắm, muối… Mỗi cách kho có hương vị thịt riêng nhưng đều ngon. Tuy nhiên vẫn còn một cách kho thịt nữa không cần dùng đến nước, cũng chẳng cần tới muối mà thịt vẫm mềm tan trong miệng, lên màu đỏ đẹp. Bạn sẽ bất ngờ về hương vị có chút mới lạ của món thịt kho này. Vậy đó là cách gì, các bạn hãy cùng tham khảo bí quyết kho thịt mới dưới đây nhé!
Chuẩn bị:
– 500 gam thịt ba chỉ lợn, 1 thìa đường phèn, gừng và hành lá vừa đủ, 1 bông hoa hồi, 1 lá nguyệt quế, 1/3 chai rượu thiệu hưng (rượu gia vị nấu ăn, có thể đặt mua online), 3-3,5 thìa nước tương, 1 thìa hắc xì dầu (hắc xì dầu hay là nước tương đậm sẽ giúp thịt lên màu đẹp).
Cách làm:
Bước 1: Chọn thịt
Để có món thịt kho ngon, béo mềm tốt nhất bạn nên chọn thịt ba chỉ có các lớp nạc và mỡ đan xen nhau. Phần thịt này mềm dẻo nên khi kho sẽ ngon hơn các phần thịt khác của con lợn.
Bước 2: Sơ chế
Thịt ba chỉ mua về đem rửa sạch. Chuẩn bị một nồi nước, thả miếng thịt vào, thêm vài lát gừng, bắc lên bếp, đun sôi. Khi sôi, thịt sẽ hơi co lại, phần bề mặt truyển sang màu trắng thì vớt ra, đem rửa lại với nước ấm sau đó thái miếng vuông vừa ăn. Việc luộc sơ thịt sẽ giúp thịt ra bớt máu thừa, giảm được mùi tanh khi nấu.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Nếu không muốn dùng hành lá bạn có thể sử dụng hành khô thay thế.
Bước 3: Kho thịt
Xếp các lát gừng cũng như hành lá cắt khúc xuống dưới đáy một nồi. Múc đích là vừa tăng hương vị, vừa để thịt bị dính xuống đáy nồi.
Sau đó lần lượt xếp các miếng thịt lên trên, phần bì lợn hướng xuống dưới. Lúc này thay vì thêm nước hàng và tra thêm nước ấm vào xâm xấp mặt thịt, bạn hay cho rượu gia vị nấu ăn vò thay thế. Đổ rượu nấu ăn vào nồi.
Thêm 1 bông hoa hồi, 1 lá nguyệt quế vào để tăng hương vị. Rắc chỗ đường phèn giã nhỏ lên trên. Lưu ý, lượng đường tùy vào khẩu vị của bạn và gia đình. Sau đó rưới nước tương và hắc xì dầu đều lên trên các miếng thịt. Bằng cách này bạn không cần thêm nước hàng màu thịt vẫn sẽ đỏ đẹp. Còn nước tương và hắc xì dầu cũng có độ mặn riêng bạn không phải thêm muối.
Bắc nồi thịt lên bếp đun sôi ở lửa lớn sau đó hạ lửa, đun liu riu, đun khoảng 20 phút, đợi phần bì bên dưới đổi màu đỏ cánh gián thì lật ngược miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Tiếp tục đậy vung và kho khoảng thêm 20 – 25 phút là thịt kho đã mềm ngon lắm rồi!
Hết thời gian, nếu còn nhiều nước trong nồi, bạn có thể vặn lửa to hơn để nó cạn bớt rồi tắt bếp.
Miếng thịt kho dậy mùi thơm nức, nâu đỏ, bóng đẹp vô cùng hấp dẫn, ai thấy cũng tưởng tượng được sức “công phá” nồi cơm của nó sẽ mạnh đến thế nào!
Có bao giờ bạn thắc mắc chuyện thò chân ra khỏi chăn lại thoải mái và dễ ngủ hơn không? Chuyên gia giấc ngủ sẽ giúp bạn giải thích điều này.
Có một sự thật là hầu hết chúng ta có thói quen đắp chăn khi ngủ vào ban đêm. Thế nhưng ít ai để ý một điều rằng dù đắp chăn ngủ cả đêm nhưng rất nhiều người trong số chúng ta vẫn thò chân ra ngoài. Chúng ta vẫn cho rằng đắp chăn kín từ đầu đến chân có thể quá nóng, trong khi bỏ chăn ra lại quá lạnh, vì vậy mà đắp chăn nhưng thò chân ra là điều rất lý tưởng, chí ít cũng phải thò bàn chân ra mới chịu được. Và đây được cho là tư thế ngủ thoải mái nhất.
Chuyên gia giấc ngủ Terry Caralle, tác giả cuốn sách “Snoozby & the Great Big Bedtime Battle & Sleeping Your Way to the Top”, cho rằng có một mối liên hệ lớn giữa giấc ngủ và nhiệt độ cơ thể.
Trên thực tế, cơ thể chúng ta giảm nhiệt độ một cách tự nhiên ngay trước khi chúng ta ngủ và đạt đến nhiệt độ thấp nhất khi chúng ta ở trong giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu về giấc ngủ khuyên bạn nên tắm nước ấm trước khi ngủ để sự giảm nhiệt độ diễn ra tự nhiên và thúc đẩy cơn buồn ngủ.
Điều đó có liên quan gì đến đôi chân của chúng ta? Câu trả lời là thực sự liên quan rất nhiều. Bàn chân đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bởi vì không giống như các bộ phận khác của cơ thể, bàn chân có chứa arteriovenous anastomoses (liên kết giữa các động mạch và tĩnh mạch).
Liên kết này giãn ra ở nhiệt độ ấm áp, cho phép nhiều máu đến bề mặt da để làm mát nó. Thêm nữa, lòng bàn chân không có lông, giúp giữ cho chúng mát mẻ. Điều đó có nghĩa là đưa chân ra khỏi sự ấm áp của chiếc chăn sẽ giúp cơ thể tự làm mát trước khi ngủ, giúp chúng ta nhanh chóng rơi vào trạng thái ngủ yên
Xin hỏi chi phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ao sang đất thổ cư được tính như thế nào?
Thạc sỹ – Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An trả lời:
Quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở tại Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị Định 45/2014/NĐ- CP quy định:
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật đất đai sang làm đất ở;
-Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, bạn sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định. Giá đất ở và giá đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.