Home Blog Page 378

Kinh nghiệm người xưa: 4 con vật xuất hiện trong nhà mang tin vui, tài lộc đến, đuổi đi mất hết lộc

0

Theo quan niệm dân gian, nếu trong nhà đột nhiên xuất hiện 1 trong 4 con vật này, bạn chớ vội xua đuổi vì nó mang đến điềm cát lành, tin vui, may mắn cho gia chủ.

Theo kinh nghiệm của người xưa, sự xuất hiện của mỗi một vật thể trong cuộc sống đều có nguyên nhân của nó. Người xưa cũng tổng kết được rất nhiều kinh nghiệm sống thông qua việc quan sát thế giới xung quanh và truyền lại cho thế hệ sau. Theo quan niệm dân gian, nếu trong nhà đột nhiên xuất hiện 1 trong 4 con vật này, bạn chớ vội xua đuổi vì nó mang đến điềm cát lành, tin vui, may mắn cho gia chủ.

Cóc vàng vào nhà báo hiệu tài lộc

4-con-vat-vao-nha-1

“Con cóc là cậu ông trời”, đây là câu nói dân gian mà người xưa đã sử dụng để ví về những con cóc. Bởi vậy, trong tiềm thức của mỗi người, cóc là con vật được cho là “linh thiêng” dù có vẻ ngoài xấu xí. Sau những trận mưa già, có thể sẽ có những con cóc trên đường đi kiếm ăn vô tình lạc vào nhà bạn. Không ít người lo lắng khi thấy cóc vào trong nhà bởi sợ đó là những điềm không may.

Thường thì bạn sẽ chỉ thấy những con cóc đen sì, thân mình xù xì, chỉ khi nào bạn bắt gặp một con cóc có màu vàng sáng, càng to càng tốt và đôi khi còn có cả chấm đỏ trên lưng thì đó mới đích thị là “vị khách quý” mang tin tốt lành về sự thịnh vượng, no đủ đến cho gia đình bạn. Nếu có cóc vàng nhảy vào nhà chứng tỏ rằng gia đình đang hạnh phúc và tiền tài đang tới. Theo phong thủy, cóc vào nhà là mang theo tài lộc, tiền bạc cho gia đình. Bởi vậy mà nhiều người vẫn tin rằng nếu đặt tượng con cóc trong nhà thì sẽ rất hợp phong thủy và điều tốt đẹp cũng như tiền tài sẽ đến. Chính bởi lẽ đó, đừng bận tâm hoặc lo lắng gia đình sẽ gặp điều xấu, xui xẻo khi thấy cóc vô nhà. Ngược lại, đây chính là báo hiệu cho những may mắn, điều lành sẽ đến.

Cũng chính vì tín ngưỡng, tin vào phong thủy, nhiều gia đình chọn đặt tượng con cóc ngậm đồng tiền trong nhà. Tuy nhiên, nếu không đặt đúng chỗ thì sẽ không tốt. Thường thì gia đình nên đặt ở hai góc cửa chính ra vào, đầu hướng về phía trong nhà như ngụ ý cóc đang nhảy vào và đem theo của cải cho gia chủ.

Bướm bay vào nhà

Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, khi bạn thấy có bướm bay vào nhà thì đó chính là một vị thần tài ghé thăm nhà bạn. Thời gian sắp tới sẽ là những ngày vô cùng may mắn của bạn. Bạn sẽ được quý nhân trợ giúp, đón nhận tin vui tài lộc.

Nếu là một chú bướm màu sắc tươi sáng thì đây là dấu hiệu tốt lành liên quan tới vấn đề tình cảm, nhân duyên, gia đình bạn chuẩn bị đón hỷ tín vào nhà.

Nếu là một chú bướm có màu xám hoặc đen thì trong thời gian tới bạn sẽ nhận được quý nhân dẫn dắt giúp bạn thăng tiến trong công việc, tiền tài.

Chim khách ghé thăm

4-con-vat-vao-nha-2

Trong quan niệm Phương Đông, chim khách là một loài chim quý. Nó báo hiệu tin vui hoặc trong nhà sắp có khách quý. Đây chính là một loài vậy may mắn vì nó báo hiệu sự thịnh vượng và tài vận tốt đẹp.

Chim khách cũng là con vật mang nhiều năng lượng dương, nó mang tới cho chủ nhà nhiều tài lộc, giúp bạn thăng quan tiến chức, làm ăn thuận lợi, tài lộc theo đó cũng dồi dào.

Ong vào nhà làm tổ, gia đình êm ấm

Ong là loài động vật được cho là mang yếu tố “dương” rất mạnh. Vì thế, việc trong nhà xuất hiện tổ ong cũng mang ý nghĩa gia đình được gia tăng dương khí. Thức ăn chính của ong là các loại phấn hoa, ong lại sản sinh ra mật, có giá trị cao nên phong thủy đánh giá loài vật này tượng trưng cho sự thanh khiết.

Ong vào nhà làm tổ chính là điềm báo cho sự thăng hoa trong tình yêu. Điều này chủ về gia đạo hạnh phúc và có thể sẽ đón thêm một thành viên mới trong thời gian tới. Nếu ong chọn ngôi nhà bạn để làm tổ, đừng vội xua đuổi, chúng sẽ mang đến tài lộc và niềm vui đến cho gia đình bạn.

Tắt điều hòa xong nhớ làm 1 việc, tiết kiệm cả trăm nghìn tiện điện mỗi tháng, nhiều người chưa biết

0

Việc này đơn giản, giúp tiết kiệm điện, tăng độ bền cho thiết bị nhưng nhiều người không để ý.

Trong những ngày nắng nóng, điều hòa trở thành thiết bị điện được sử dụng nhiều trong các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cũng như giúp tiết kiệm điện, tăng độ bền của thiết bị.

Rất nhiều người sau khi sử dụng điều hòa chỉ tắt thiết bị bằng điều khiển và cho rằng như vậy là máy sẽ không hoạt động, không tiêu tốn điện năng nữa. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm.

tat-dieu-hoa-01

Nếu chỉ nhấn nút tắt trên điều khiển, điều hòa sẽ không ngắt hẳn nguồn điện mà chỉ được đưa về chế độ chờ đồng thời vẫn tiêu thụ một lượng điện đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy điều hòa ở chế độ chờ có thể tiêu thụ lượng điện năng tương đương với bóng đền 15W.

Bên cạnh đó, nếu nguồn điện trong nhà không ổn định, việc tắt điều hòa bằng điều khiển có thể tiềm ẩn nguy cơ chập điện hoặc cháy nguồn.

tat-dieu-hoa-02

Vì vậy, sau khi sử dụng điều hòa, ngoài việc tắt bằng điều khiển, bạn nên làm thêm một bước là ngắt hẳn nguồn điện của thiết bị để đảm bảo tiết kiệm điện và duy trì độ bền của máy, tránh những nguy cơ không đáng có.

Đa số các gia đình đều lắp cầu dao, aptomat riêng cho điều hòa. Do đó, sau khi tắt điều hòa bằng điều khiển, bạn chỉ cần ngắt cầu dao là được.

Ngoài điều hòa, một số thiết bị khác trong nhà cũng nên được rút phích cắm, ngắt nguồn điện sau khi sử dụng.

– Cục sạc điện thoại, máy tính

Nhiều người có thói quen cắm cục sạc điện thoại, máy tính trong ổ điện cả ngày ngay cả khi không sử dụng. Điều này cực kỳ nguy hiểm, có thể tiềm ẩn nguy cơ chập cháy điện. Ngoài ra, nếu nhà có trẻ nhỏ, bế có thể tò mò cho đầu dây sạc vào miệng và gây ra hậu quả đáng tiếc.

Việc cắm dây sạc liên tục trong ổ cắm sẽ tiêu hao một lượng năng lượng nhất định và làm cục sạc nhanh lão hóa.

Do đó, bạn nên rút sạc điện thoại, máy tính ra khỏi ổ điện khi không sử dụng. Nếu ổ điện có công tắc, bạn có thể tắt công tắc này đi thay cho việc rút sạc ra khỏi ổ cắm.

– Tivi

tat-dieu-hoa-03

Cũng giống như điều hòa, phần lớn mọi người sẽ tắt tivi bằng điều khiển. Cách này sẽ chuyển tivi sang chế độ chờ chứ không tắt hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc tivi vẫn sẽ tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Do đó, khi không sử dụng đến tivi, ngoài việc tắt bằng điều khiển, bạn nên rút cả nguồn điện. Lưu ý, không nên rút dây điện đột ngột vì điều này có thể làm giảm tuổi thọ của tivi hoặc gây cháy chập. Việc rút nguồn điện của tivi khi không sử dụng còn tránh được tình trạng chập điện, cháy nổ trong những ngày có mưa giông, sấm chớp.

– Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh là một thiết bị ngốn rất nhiều điện. Do nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh thường chỉ rơi vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày nên khi không dùng, bạn nên ngắt hẳn nguồn điện của bình nóng lạnh bằng cắt rút phích cắm hoặc ngắt cầu dao. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần bật bình nóng lạnh trước khoảng 20-30 phút. Khi nước đã đủ nóng, hãy ngắt điện của bình nóng lạnh. Làm như vậy vừa tiết kiệm điện vừa tránh được nguy cơ rò điện, giật điện trong quá trình sử dụng.

Mách chị em 4 mẹo dọn dẹp đơn giản, cả tuần không lau nhà vẫn sạch không một hạt bụi

0

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp nhà bạn sạch sẽ lâu hơn, không tốn nhiều công dọn dẹp.

Lau nhà bằng nước vo gạo

Thông thường, khi nấu cơm, chúng ta sẽ bỏ phần nước vo gạo đi. Tuy nhiên, nước vo gạo có rất nhiều công dụng. Bạn có thể tận dụng nó để làm rất nhiều việc.

Một trong những lợi ích tuyệt vời của nước vo gạo là làm sạch sàn nhà. Tinh bột trong nước vo gạo có tác dụng làm sạch, giúp loại bỏ các vết bẩn trên sàn nhà một cách hiệu quả.

meo-lau-nha-01

Việc lau nhà bằng nước vo gạo còn giúp hạn chế để lại dấu chân khi đi trên nên nhà. Nước vo gạo còn tạo ra một lớp màng bảo vệ tránh bụi bẩn trên mặt sàn.

Bạn chỉ cần pha một ít nước vo gạo vào nước sạch để lau nhà như bình thường. Cách này có thể áp dụng với tất cả các loại sàn từ sàn gỗ đến sàn sạch. Lưu ý, trước khi lau nhà bạn nên quét dọn một lượt để loại bỏ bụi bẩn, tóc… trên sàn nhà.

Dùng bánh xà phòng

Bạn có thể dùng bánh xà phòng để thay thế các chất tẩy rửa chuyên dụng.

Đầu tiên, bạn cần nhúng xà phòng vào chậu nước ấm và hòa xà phòng vào nước. Sau đó, sử dụng nước này để lau nhà.

meo-lau-nha-02

Xà phòng sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên sàn nhà đồng thời khử trùng rất tốt, khiến sàn nhà sáng bóng.

Lưu ý, bạn không nên cho quá nhiều xà phòng. Khi lau cần vắt khô nước để tránh hư hại sàn nhà, đặc biệt là sàn gỗ.

Dùng nước giặt

Nước giặt không chỉ có tác dụng làm sạch quần áo mà còn có có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong việc làm sạch sàn nhà.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước, thêm một chút nước giặt và dùng nước này để lau nhà. Nước giặt sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn trên sàn nhà và mang lại mùi hương nhẹ nhàng cho căn nhà.

Dùng muối ăn

meo-lau-nha-03

Nếu chẳng may làm đổ dầu mỡ hoặc đánh rơi thức ăn ra sàn nhà, bạn hãy sử dụng muối để làm sạch vết bẩn.

Đầu tiên, hãy rắc vài hạt muối lên trên vị trí có dầu mỡ. Sau đó, đợi một lúc cho muối hút các chất bẩn trên sàn và dùng khăn lau đi lau lại vị trí đó.

Để đảm bảo sạch sẽ hơn, bạn có thể tiếp tục lau nhà bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc như cách lau bằng nước vo gạo, xà phòng, nước giặt đã nói ở trên. Làm như vậy, các vết bẩn dầu mỡ sẽ được xử lý sạch sẽ.

Lưu ý khi lau nhà

Trước khi tiến hành lau nhà, bạn hãy dọn sạch những thứ vương vãi trên mặt nhà. Nên quét nhà hoặc hút bụi trước rồi mới lau nhà.

Khi lau nhà, hãy cố gắng lau thật sạch hết các vết bẩn trong một lần, không nên cố gắng lau đi lau lại. Hãy mở cửa sổ để nhà thông thoáng và sàn nhà mau khô hơn. Khi sàn nhà khô, bạn có thể lấy khăn mềm lau lại một lần nữa để sàn nhà được sáng bóng.

Tự làm khổ mình vì suy nghĩ ‘năm nào cũng phải về quê ăn Tết’

0

Tôi bốn năm mới về quê ăn Tết một lần, dùng tiền đi lại biếu cha mẹ còn hơn cứ phải rồng rắn đường xa để về bằng được.

Nhiều người cứ nói lý thuyết rằng “về quê tình cảm là chính”, nhưng thử hỏi không có tiền thì về bằng cách nào? Có tiền thì về Tết còn cho người này biếu người nọ được ít nhiều; còn không có tiền thì tôi nghĩ nên về vào dịp khác trong năm sẽ giảm chi phí đi tương đối. Hoặc không có nữa thì khỏi về luôn, cứ dùng chính tiền chi phí đi lại kia mà biếu cha mẹ là được rồi. Thời nay công nghệ tốt, thiếu gì cách gặp nhau trên mạng, cứ gì cứ phải rống rắn đường xa để về cho bằng được rồi nhìn mặt nhau vài bữa lại đi.

Về quê là mục đích được gần con cái, cha mẹ, sau đó mới đến anh chị em ruột thịt, rồi tiếp nữa mới tới gặp mặt, thăm chúc họ hàng, làng xóm. Chúng ta hãy chú ý tới những người đầu tiên trước. Nếu cứ lo việc bên ngoài mà không quay vào trong thì sẽ rất mỏi mệt vì sự sĩ diện hão, làm màu…

Tôi bốn năm mới về Việt Nam ăn Tết một lần. Mỗi lần như vậy, tôi dành hết quỹ thời gian ít ỏi của mình cho con cháu, sau đó đến cha mẹ ruột của mình. Còn họ hàng, làng xóm, bạn bè không tới lượt vì thời gian của tôi có hạn. Nhưng tôi và con cái vẫn khá hài lòng vì mọi việc đều sắp xếp êm ấm, hợp lý, chu đáo. Tôi quan niệm trong ấm thì ngoài mới êm, không nên chú trọng hình thức, lễ nghĩa bên ngoài mà bỏ bê chuyện trong nhà nhé.

Với tôi, nếu quê của bố tôi một nơi, quê mẹ một nơi, nhưng khi bố mẹ kết hôn và sinh ra tôi ở một nơi rất xa, sau đó an cư lạc nghiệp tại đó, bản thân chúng tôi cũng sinh sống và lớn lên tại đó, thì tôi gọi nơi đó là quê. Bất cứ ai hỏi “quê ở đâu?” tôi cũng ngay lập tức trả lời như vậy theo bản năng mà khỏi cần suy nghĩ.

Quê đơn giản là nơi cha mẹ tôi, gia đình tôi sống, chết tại đó. Còn quê của bố là quê của bố, của mẹ là của mẹ, không phải quê của tôi. Mối quan hệ họ hàng cũng vậy, tùy sự đối đãi tốt – xấu mà thân cận nhau. Có khi người họ xa còn hơn cả anh chị em ruột do cách đối đãi với nhau. Nhìn chung vẫn phải có một biểu mẫu cơ bản cho mối quan hệ gia đình, để dựa vào đó mà cân bằng, từ trong rồi mới ra ngoài được. Chứ tôi không thể coi họ hàng, thông gia hơn con đẻ, hơn cha mẹ ruột của mình được.

Với tôi, con là nhất, cháu là nhì, bố mẹ ruột là ba, con rể con dâu và anh em ruột là thứ tư, con của em ruột là thứ năm, sau đó mới tới lượt họ hàng nội ngoại hai bên và em dâu rể. Tôi chưa quan tâm được những hàng đầu tiên, thì hàng cuối còn phải chờ đã. Trừ khi ngay cả hàng đầu đến hàng cuối cũng không quan tâm được thì phải xem lại xem có phải mình chỉ biết mỗi mình hay không? Còn nếu tôi vẫn lo toan, chăm sóc đầy đủ cho con, cháu, cha mẹ, anh em ruột, còn họ hàng tôi chưa thể quan tâm được thì cũng chẳng có gì phải nghĩ ngợi.

Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp mới nhất

0

Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp mới nhất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) đất nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hộ gia đình và cá nhân.

Ảnh minh họa: Phan Anh

Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Phó Dũng – Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội – tư vấn:

Lệ phí trước bạ làm sổ đỏ đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC, đối tượng chịu lệ phí trước bạ được quy định cụ thể như sau:

Đất gồm: Các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.

Như vậy, khi làm sổ đỏ đất nông nghiệp bạn phải nộp lệ phí trước bạ. Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Công thức:

Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x 0,5%

Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với quyền sử dụng đất như sau:

– Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

– Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

– Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.

Lệ phí cấp sổ đỏ đất nông nghiệp

Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp sổ đỏ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nên mức thu từng tỉnh, thành có thể khác nhau.

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thường gọi là phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh nên mức thu của mỗi tỉnh, thành là khác nhau.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.

Tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp

– Trường hợp 1: Phải nộp tiền sử dụng đất nông nghiệp

+ Theo Khoản 21, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

– Trường hợp 2: Không phải nộp tiền sử dụng đất nông nghiệp

Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về việc cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như sau:

+ Sử dụng đất trước ngày luật đất đai 2013 có hiệu lực. Tức trước ngày 1.7.2014.

+ Không có các giấy tờ về đất đai.

+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương, nơi có đất cần làm sổ.

+ Đất đang sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Nếu cá nhân, hộ gia đình đạt đủ các điều kiện bên trên thì được cấp sổ đỏ và không phải đóng tiền sử dụng đất. Như vậy, đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ khi phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai 2013.

Các khoản chi phí làm sổ đỏ đất nghiệp khác

Về lệ phí đo đạc, theo quy định của Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 2 tháng 1 năm 2014 trong danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính…

Đây là khoản phí chi trả cho đơn vị đo đạc nhằm xác định vị trí, diện tích và kích thước hình học theo tọa độ phẳng phục vụ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất bạn muốn xin cấp sổ đỏ.

Vì vậy, để chính xác mức phí đo đạc địa chính bạn cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, có diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu nêu trên.

“Nóng” người có đất không giấy tờ, không tranh chấp đến năm 2014 sẽ được cấp sổ đỏ

0

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 15/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

"Nóng" người có đất không giấy tờ, không tranh chấp đến năm 2014 sẽ được cấp sổ đỏ- Ảnh 1.

Quốc hội họp kỳ họp bất thường, thông qua 2 Luật Đất đai sửa đổi, Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi (Ảnh: QH.VN)

Đáng chú ý, về cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (khoản 3 Điều 138) có điểm mới. Trong đó quy định ba giai đoạn đối với hộ, gia đình sử dụng đất từ năm 1980 đến 2014 được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận có đất, không tranh chấp, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong thời gian từ năm 1980 đến năm 2014 được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Theo đó, đối với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở theo quy định thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp diện tích đất đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại điểm này thì diện tích đất ở được công nhận theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống đó. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức công nhận đất ở tại điểm này.

Đối với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất đó và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp hiện trạng sử dụng là đất nông nghiệp thì được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu công nhận vào mục đích đất phi nông nghiệp mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được công nhận vào mục đích đó và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2014, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp thì diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Cụ thể, đối với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống mà diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở.

Trường hợp diện tích đất đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống đó.

Theo dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này đã sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Diện tích đất được xác định khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực.

“Nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định”, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định.

Muốn biết tinh bột nghệ thật hay ‘dởm’, chỉ cần làm theo cách này chuẩn 100%

0

Chỉ với một vài mẹo dưới đây bạn có thể phân biệt được tinh bột nghệ và tinh bột giả, hãy thử nhé!

Tinh bột nghệ thật (nguyên chất)

Tinh bột nghệ nguyên chất được chiết xuất 100% từ củ nghệ tươi và hoạt chất quý giá trong nghệ là curcumin chứa hàm lượng cao. Tinh bột nghệ thật sau khi trải qua quá trình tách lọc sẽ có độ tinh khiết cao, không chứa tạp chất như: Xơ, bã, tinh dầu, nhựa nghệ, chì,… Sử dụng tinh bột nghệ thật hoàn toàn không gây nóng cơ thể, vàng da, mụn nhọt hay bị buồn nôn, đau bụng,… 

Tinh bột nghệ giả

Tinh bột nghệ giả chứa hàm lượng thấp hoạt chất curcumin và giá thành cũng thấp. Hơn nữa, tinh bột giả còn chứa các chất độc hại như vàng metanil hoặc chromate. Nếu sử dụng các chất hoá học này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tinh bột nghệ giả thường được trộn thêm bột gạo, phấn bột hoặc tinh bột. Chúng không độc hại và cũng không có dinh dưỡng gì. Nguy hiểm hơn, một số sản phẩm mang tên tinh bột nghệ nhưng lại được làm giả hoàn toàn từ một loại bột khác, dùng các chất phụ gia để tạo mùi và màu sắc.

Quan sát bằng mắt

Đầu tiên, hãy xem màu sắc của tinh bột nghệ vì đây là cách phân biệt dễ nhất.

Tinh bột nghệ nguyên chất có màu vàng tươi và sáng như màu hoa cúc, càng đều màu càng chứng tỏ không pha trộn tạp chất. Tinh bột nghệ nguyên chất do được lọc rất kĩ nên rất mịn và xốp, hạt nhỏ như hạt phấn, hoàn toàn không bị vón cục.

Tinh bột nghệ giả thường có màu vàng gạch, vàng sẫm, trắng đục hoặc vàng nhạt. Màu vàng sẫm là do bột nghệ xay chưa được lọc lấy tinh bột, màu vàng nhạt hoặc trắng đục do trộn với các loại bột khác như bột năng, bột mì. Tinh bột nghệ giả không có độ mịn xốp tuyệt đối, có thể vón cục hoặc có xơ, riêng đối với bột nghệ hạt to và xơ hơn nhiều.

Quan sát bằng mũi và miệng

Tinh bột nghệ giả do vẫn còn chất xơ và các tạp chất không có ích nên vẫn giữ nguyên vị đắng và mùi hơi nồng, hắc.

Tinh bột nghệ nguyên chất có mùi thơm của nghệ và vị đắng nhẹ, khi trộn với mật ong thì không còn đắng nữa.

Pha với nước bột giặt để kiểm tra độ nguyên chất của tinh bột nghệ

Trong tinh bột nghệ nguyên chất rất giàu curcumin, chất này sẽ chuyển sang màu đỏ bầm trong môi trường kiềm. Vì vậy, tinh bột nghệ càng nguyên chất thì hàm lượng curcumin càng cao, dung dịch càng đỏ bầm.

Còn đối với tinh bột nghệ không nguyên chất khi pha với nước bột giặt sẽ chuyển sang màu đỏ nâu.

Cách nhận biết tinh bột nghệ thật bằng nước sôi để nguội

Thử tinh bột nghệ bằng nước sôi là một trong những cách nhận biết tinh bột nghệ thật dễ làm nhất.

Cho 1 thìa cà phê tinh bột nghệ (2g) vào một ly nước ấm, không khuấy hay trộn lên.

Sau khi để nguyên trong 20 phút, hãy kiểm tra lại hỗn hợp.

Nếu tinh bột nghệ vàng lắng xuống dưới đáy ly và phần nước ở trên vẫn trong suốt, đó là tinh bột nghệ nguyên chất. Nếu nước trở nên đục vàng thì rất có khả năng là tinh bột nghệ giả.

Tinh bột nghệ loại nguyên chất dễ dàng hòa tan trong nước ấm. Tuy nhiên với cách này bạn nên cần có hai loại để so sánh để cho kết quả chính xác hơn.

Cách nhận biết tinh bột nghệ thật bằng lòng đỏ trứng gà và chanh

Đây là cũng một cách nhận biết tinh bột thật khá hay và đảm bảo tính chính xác cao. Cách thử bột nghệ thật giả này bao gồm hai bước:

Đầu tiên, bạn trộn tinh bột nghệ và lòng đỏ trứng gà, tạo ra một hỗn hợp có màu vàng cam.

Sau đó, bạn hãy vắt một ít nước chanh vào hỗn hợp, nếu hỗn hợp chuyển sang màu vàng như ban đầu thì đó là tinh bột nghệ thật.

Đây là cách đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất mà lại giúp bạn nhận biết tinh bột nghệ nguyên chất hay pha tạp rất chính xác.

Muối dưa hành ngày Tết chỉ cần thêm một thứ có sẵn trong nhà bếp, hành thơm lừng giòn tan, ăn ngon lạ miệng

0

Cách muối hành ngon chuẩn vị nhất, hãy cùng tham khảo cách thực hiện dưới đây nhé.

Cách muối dưa hành nước mắm ngon, dễ làm

Nguyên liệu:

– 400gr củ hành (chỉ chọn những củ hơi nhỏ, đều nhau; nếu chọn củ to sẽ lâu ngấm gia vị hơn)

– 1 bát giấm ăn

– 2/3 bát đường trắng

– 1 bát nước mắm loại ngon

– 2 bát nước sôi để nguội, 2 lít nước lã

– Chậu nhỏ nước vo gạo

– 1 thìa canh muối tinh

– 1 củ riềng

– 4 quả ớt

– Hũ thủy tinh có nắp đậy đã rửa sạch và lau khô

unnamed

Cách làm hành ngâm nước mắm:

Bước 1: Ngâm hành với nước vo gạo qua đêm để hành muối được giòn hơn.

Bước 2: Hòa muối vào 2 lít nước. Mỗi củ hành sau khi cắt rễ và bóc vỏ xong đều cho ngay vào chậu nước muối vừa pha. Sau đó rửa qua rồi đổ ra rổ, tiến hành rửa thêm 2 lần nữa cho sạch hẳn rồi để ráo nước.

Bước 3: Muối củ hành ngon quan trọng nhất là nước ngâm cùng. Hãy pha hỗn hợp mắm, đường, giấm, nước với tỉ lệ sau: 1 bát mắm, 2/3 bát đường, 1 bát giấm và 2 bát nước sôi vào 1 tô lớn; khuấy đều lên cho các nguyên liệu hòa vào nhau. Tiếp theo, cho hỗn hợp nguyên liệu trên vào nồi đun sôi lên và để cho nguội hoàn toàn.

Bước 4: Lần lượt xếp xen kẽ củ hành; riềng đã rửa sạch, lau khô và thái lát mỏng; ớt cũng đã rửa sạch và lau khô vào hũ.

Bước 5: Đổ hỗn hợp mắm, đường, giấm, nước vào hũ dưa hành. Mắm phải cao hơn lượng hành khoảng 5cm. Nếu thấy hành bị nổi lên trên thì dùng que tre gài phía trên.

Cùng tham khảo thêm cách muối hành chua ngọt:

Nguyên liệu muối hành chua ngọt

– 1kg hành khô

– 4 muỗng đường

– 6 muỗng nước mắm

– 1 chén giấm

– ½ chén nước lọc

– 2 muỗng muối

– 2 quả ớt

– Nước vo gạo

– Đường trắng

cach-muoi-hanh-ngon

Cách thực hiện muối hành chua ngọt

– Sơ chế hành: Đầu tiên, bạn cũng cần sơ chế, làm giảm độ hăng của hành bằng cách bóc vỏ, rửa sạch, để ráo và ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.

– Muối hành: Pha nước, giấm, đường, muối với tỉ lệ 2 nước + 1 giấm + 1 đường + 2 thìa muối + 20 lát gừng thái mỏng (thêm muối nếu muốn giữ lâu hơn nhưng sẽ mặn).

Lưu ý khi muối dưa hành ngon:

Bạn đậy nắp, lưu ý là phải ngập toàn bộ hành bằng vật nặng nén xuống.

Muối chừng 5-7 ngày là có thể dùng được.

Muốn bảo quản lâu hãy cho vào ngăn mát để ăn dần.

Chọn trứng vịt lộn, chỉ cần nhìn 1 điểm là biết quả già hay non, không sợ mua nhầm

0

Muốn biết đâu là quả trứng vịt lộn ngon, không quá già, bạn hãy lưu ngay những mẹo nhỏ dưới đây.

Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng vịt lộn luộc, trứng vịt lộn nướng mỡ hành hay sốt me, trứng vịt lộn nấu ngải cứu…

Một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người quan tâm khi mua trứng vịt lộn chính là làm thế nào để chọn được quả trứng mới, không quá già. Với những quả trứng vịt lộn già, phần con bên trong đã lớn, lông dài nên ít người dám ăn. Trong khi đó, trứng non thì phần cơm mềm, ít lông, dễ ăn hơn rất nhiều.

Để mua được trứng vịt lộn ngon, dưới đây là mẹo hay mà bạn có thể tham khảo.

Nhìn vỏ biết trứng vịt lộn già hay non

Những quả trứng vịt lộn non thường có phần vỏ hơi sần sùi, thậm chí bên trên còn phủ một lớp phấn mỏng màu trắng.

Nếu quan sát kỹ, đưa quả trứng lên soi dưới nguồn sáng (có thể là dưới ánh đèn), bạn có thể thấy khoảng trống ở đầu quả trứng rất nhỏ, không xuất hiện mảng mờ, chấm đen.

Những quả trứng vịt lộn già thường có vỏ láng mịn, hơi ngả sang màu xám. Nếu đưa quả trứng ra trước nguồn sáng, bạn có thể dễ dàng thấy khoảng trống lớn ở đầu quả trứng và trong quả trứng có các chấm đen.

Chọn trứng vịt lộn bằng cách lắc nhẹ quả trứng

Thông thường, phần lòng trắng và đỏ của trứng mới đều rất đặc nên khi lắc quả trứng bạn sẽ không nghe thấy tiếng chuyển động.

Ngược lại, đối với trứng cũ, do vịt con đã thành hình nên khoảng trống phía trên rộng, bạn lắc sẽ nghe thấy tiếng động phát ra.

Nếu thích ăn trứng vịt lộn già thì bạn nên chọn mua những quả có khoảng trống rộng ở một đầu. Hoặc chọn quả trứng vịt lộn trông đầy hơn và có khoảng trống nhỏ nếu bạn thích ăn những quả non nhé.

Phần lòng trắng và đỏ của trứng mới đều rất đặc nên khi lắc quả trứng bạn sẽ không nghe thấy tiếng chuyển động.

Khi mua trứng vịt lộn, bạn có thể cầm quả trứng lên và lắc nhẹ. Khi lắc, nếu thấy tiếng động phát ra lớn thì đó là trứng ra. Ngược lại, nếu không thấy tiếng động gì thì đó là trứng non.

Kiểm tra trọng lượng của quả trứng vịt lộn

Phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để phân biệt quả trứng vịt lộn non hay già đó chính là cầm trứng trên tay.

Nếu bạn có cảm giác chắc, nặng tay thì đây là những quả trứng non nhiều nước, có đầy đủ lòng trắng và đỏ. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy nhẹ tay thì đây là trứng đã hình thành vịt con, trứng già và phần lòng đỏ rất ít.

Nếu bạn có cảm giác chắc, nặng tay thì đây là những quả trứng non nhiều nước, có đầy đủ lòng trắng và đỏ

Khi mua trứng, hãy cầm hai quả có kích thước tương đương nhau trên hai tay và cảm nhận. Những quả trứng non thường có cảm giác chắc và nặng tay. Trong khi đó, trứng già sẽ có cảm giác nhẹ hơn.

 

Kiểm tra độ tươi của trứng bằng nước muối

Muốn biết trứng già hay trứng non, bạn có thể thả chúng vào cốc nước muối loãng. Những quả trứng chìm xuống đấy cốc là trứng mới, trứng non. Quả trứng nổi lên trên là trứng để lâu, trứng già. Cách này không chỉ áp dụng với trứng vịt lộn mà dùng được với cả trứng vịt, trứng gà thông thường.

Với trứng vịt lộn, thời gian bảo quản sẽ không thể dài như trứng gà, trứng vịt thông thường. Sau khi mua, bạn cần phải chú ý đến thời gian vàng để thưởng thức. Tốt nhất là nên chế biến và ăn ngay. Nếu để thêm 2-3 ngày, phần cùi dừa sẽ to và cứng hơn, trứng già ăn cũng sẽ không ngon bằng.

Để bảo quản trứng vịt lộn sống, bạn cần giữ trứng ở nơi ấm áp để phôi trứng sống và phát triển. Bạn có thể giữ trứng trong vòng 1-5 ngày. Nếu để lâu hơn, trứng sẽ bị già và con sẽ có nhiều lông hơn.

Đối với trứng đã luộc chín nhưng chưa sử dụng đến, bạn nên cho trứng vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng sau khi nấu. Nên để trứng trong hộp và dậy nắp kín. Khi sử dụng thì lấy trứng ra hâm nóng.

Tốt nhất vẫn là nên ăn trứng vịt lộn ngay sau khi nấu, không nên bảo quản trứng lâu.

Soi trứng dưới ánh sáng

Khi chọn mua trứng vịt lộn thì bạn có thể đưa quả trứng lên vùng có ánh sáng mạnh, sau đó quan sát xem có khoảng trống bên trong quả trứng hay không.

Nếu như bạn thấy quả trứng đó có khoảng trống rộng thì đó là quả trứng đã già. Còn nếu là khoảng trống nhỏ thì đó là trứng vịt lộn non.

Trong quá trình soi trứng, bạn cũng có thể quan sát để đánh giá xem đó là trứng mới hay cũ.

Nếu thấy có màu hồng trong suốt cùng mảng ở giữa (đó là phôi) có màu đỏ đậm và xuất hiện các mạch máu lan tỏa đi nhiều nơi, trông tất cả đều chắc chắn thì đó là trứng tươi, bạn nên chọn mua.

Còn trường hợp nếu khi xoay quả trứng mà phần phôi di động nhanh cộng với hệ thống mạch máu yếu và mờ nhạt thì đó là trứng hỏng.

Luộc bánh chưng chỉ bỏ nước thôi là chưa đủ: Thả thêm thứ này vào bánh nhanh nh.ừ, giảm nửa thời gian ninh nấu

0

Với công thức luộc bánh chưng dưới đây bạn sẽ thấy bánh mềm dẻo và giảm thời gian công sức khi đun bánh.

Cách để cho bánh chưng nhanh nhừ

Ngâm nếp qua nước tro: Một trong những cách giúp cho các chị em đun bánh nhan nhừ là hãy thử ngâm gạo nếp qua nước tro cũng là môi trường kềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bánh chưng và nhiều loại bánh khác như bánh ít, bánh gai. Thông thường bạn ngâm nếp trong nước tro khoảng 3 – 4 giờ hoặc qua đêm là được. Như vậy bạn sẽ thấy món bánh chưng của mình nhanh nhừ và giảm được thời gian đun nấu.

Dùng baking soda: Một trong những bí quyết là chị em nội trợ thường dùng khi muốn cho món bánh chưng nhà mình chóng nhừa là trong khi nấu cho vào một ít baking soda vào để giữ cho lá bánh được xanh và bánh cũng mau chín hơn, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh. Bạn hoàn toàn có thể mua Baking soda có thể mua ở cửa hàng bán đồ làm bánh, đây không phải hóa chất độc hại nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.

luoc-banh-chung-banh-tet-may-tieng-thi-ngon-4-0

Chần lá gói bánh qua nước sôi: Nếu bạn muốn món bánh chưng nhà mình xanh hơn và nhanh nhừ hơn giảm thời gian ninh nấu thì bạn hãy chần quá bánh. Với phần lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để giúp là mềm dễ gói, đồng thời giúp diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

cach luoc banh chung nhanh nhu

Cách gói bánh chưng ngon

Nguyên liệu bánh chưng ngon

– Gạo nếp tùy số lượng

– Thịt ba chỉ tùy số lượng

– Đậu xanh tách vỏ tùy số lương

– Lá chuối hoặc lá dong

Gia vị: Muối, đường, tiêu

Cách làm bánh chưng

Bước 1 Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánhLá chuối hay lá dong mua về, rửa sạch.

Ngâm gạo nếp, đậu xanh không vỏ trước khi gói tầm 4 tiếng hoặc để qua đêm, có thể ngâm gạo nếp với lá chuối hay lá dứa để nếp thơm ngon và có màu xanh.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệuSau khi ngâm xong, bạn đổ nếp ra rổ và để ráo, thêm 1 tới 2 muỗng muối vào và trộn đều. Đậu xanh cũng đổ ra rổ, thêm muối và tiêu rồi trộn đều.

Thịt heo rửa và cắt miếng. Cách ướp thịt gói bánh chưng rất đơn giản, bạn chỉ cần ướp với muối, đường, tiêu với lượng vừa ăn là được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm nhân bánh chưng ngon Gói bánhGói bánh bằng khuôn

Để bánh chưng vuông vức đẹp mắt, bạn nên chuẩn bị các khuôn gói bánh chưng hình vuông để cố định hình dạng bánh.Bạn xếp khoảng 4 miếng lá chuối vào khuôn, mỗi lá bạn gập ngang lại tạo 1 đường thẳng, đặt lá chuối đứng theo đường thẳng này và xếp vào 4 góc của khung sau đó cho nếp, đậu xanh, thịt heo vào như hình bên dưới.

Rải nếp đều 4 góc để tránh bánh bị lồi lõm, cho đậu xanh vào rồi thêm thịt sau đó lại thêm một lớp đậu xanh, cuối cùng là rải nếp phủ lên.

Xếp lá vào khuôn và cho nhân vào. Sau đó bạn gấp lá chuối lại, dùng 1 tay giữ miệng gấp rồi nhấc khuôn lên, lấy dây buộc 2 vòng theo hình chữ thập. Không buộc dây quá chặt, để tránh bánh nở không đẹp, ngon.