Home Blog Page 6

Nếu cứ vậy tôi không về nữa. Lấy chồng 3 năm nhưng thú thực tôi chưa bào giờ thích về quê chồng, thậm chí là sợ mỗi lần ở nhà có cỗ bàn giỗ chạp. Mỗi lần về quê vừa say xe vừa mệt, tôi vẫn phải lăn ra dọn dẹp. Là con dâu út nên mặc nhiên những việc đó là của tôi, các chị em họ chưa 1 lần xắn tay phụ giúp. Bởi vì ở xa nên tôi không về nấu nướng được, chính vì thế mọi người coi chuyện ăn xong phải rửa bát, dọn dẹp mà của 1 mình tôi. Ngồi nhìn đống bát đũa chất đầy cả góc sân, thật sự tôi thấy hoảng. Hôm nay như mọi lần, một mình tôi phải đánh vật với hơn chục mâm mỗ, khi vừa đứng lên xếp bát đũa vào rổ thì một việc ki:nh ho:àng ậ:p đến… 👇ĐỌC TIẾP CÂU CHUYỆN DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Mỗi lần về quê bị say xe nhưng tôi vẫn phải lăn ra dọn dẹp mỗi khi có cỗ bàn. Có lần nhà có giỗ mời đến cả chục mâm, tôi không về nấu nướng được nên biết thân biết phận, ăn xong phải rửa bát, dọn dẹp…

Tôi là con gái thành phố mới cưới chồng được 3 năm. Chồng tôi quê ở xa, nên mỗi lần về quê đi lại khá vất vả. Nhà chồng chỉ có mình anh ấy là con trai, trên chồng còn 5 chị gái đều lấy chồng ở quê. Mỗi năm tôi phải về quê chồng đến cả chục lần, khi thì đám cưới, đám hỏi họ hàng, lúc thì giỗ chạp… Chồng tôi là con trai nên không về không được, tôi lại say xe nên đi lại nhiều cũng là cực hình.

Sợ về quê chồng vì được “ưu tiên” rửa cả chục mâm bát - Ảnh 1.

Mỗi lần về quê bị say xe nhưng tôi vẫn phải lăn ra dọn dẹp mỗi khi có cỗ bàn (ảnh minh họa)

Mỗi lần về quê đã mệt, tôi lại phải lăn ra dọn dẹp mỗi khi có cỗ bàn. Là con dâu út nên mặc nhiên những việc đó là của tôi. Mỗi lần có giỗ mời khách đến cả chục mâm cỗ, tôi không về nấu nướng được nên biết thân biết phận, ăn xong phải rửa bát, dọn dẹp. Ngồi nhìn đống bát đũa chất đầy cả góc sân, thật sự tôi thấy hoảng. Quê chồng tôi có lệ con trai không phải làm việc nhà nên chồng tôi có muốn giúp vợ cũng không được. Mỗi lần như vậy, anh ấy chỉ biết động viên tôi thông cảm và cố gắng.

Đã có lần tôi bàn với chồng đặt cỗ cho đỡ mệt cả người nấu lẫn người dọn nhưng anh ấy gạt đi vì biết chắc bố mẹ không bao giờ đồng ý. Ở quê mình tự làm cỗ mới là trân trọng họ hàng, đi đặt nhỡ không may có ai ăn bị sao sẽ mang tiếng khắp làng.

Tôi yêu chồng nhưng cứ nghĩ đến mỗi lần về nhà chồng lại cảm thấy mệt mỏi. Không biết đến bao giờ nhà chồng mới giảm tải cho con dâu được những công việc như thế này?

Mức ph:ạt không “vẫy tay” khi sang đường mới nhất 2025. Nhiều người ngỡ ngàng khi biết mình bị phạt

0
Nhiều người cho rằng, khi các mức phạt giao thông tăng cao thì đi bộ là một trong những lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, rất nhiều quy định mới mà người đi bộ cũng phải chú ý, đặc biệt là quy định nếu không vẫy tay khi sang đường, người đi bộ cũng sẽ bị xử phạt. 

1. Từ 01/01/2025, không vẫy tay khi sang đường bị phạt thế nào?

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ 2008 hay Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không có quy định về vấn đề “đi bộ sang đường buộc phải có tín hiệu bằng tay” mà chỉ quy định và phạt khi “qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn”.

Tuy nhiên, từ 01/01/2025, người đi bộ qua đường không có tín hiệu bằng tay (không vẫy tay khi sang đường) sẽ bị phạt hành chính từ 150.000 – 250.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Cụ thể:
Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng khi người dân đi bộ qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt hay hầm dành cho người đi bộ.

Theo đó, nếu qua đường ở những nơi không có vạch kẻ đường, hầm đi bộ… thì người đi bộ phải quan sát các  xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và phải có tín hiệu bằng tay khi qua đường.

2. Người đi bộ phải tuân thủ theo những quy định nào từ 01/01/2025?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau từ 01/01/2025:

– Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ. Trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm đi bộ thì phải quan sát xe và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

– Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào các phương tiện giao thông đang di chuyển; nếu có mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không được gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông khác.

3. Có cần nhường đường cho người đi bộ ở nơi không có vạch kẻ cho người đi bộ?

không vẫy tay khi sang đường
Nhường đường cho người đi bộ (Ảnh minh họa)

Từ 01/01/2025, khoản 3 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc nhường đường cho người đi bộ như sau:
Điều 12. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;

b) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

c) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

d) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;

đ) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;

e) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;

g) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;

h) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;

i) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;

k) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;

l) Gặp xe ưu tiên;

m) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;

n) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.

Như vậy, người điều khiển phương tiện vẫn phải quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ sang đường ở cả những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

Sau khi kết h-ô-n, tôi phải ở rể vì nhà cô ấy là con một. Ban đầu mọi chuyện dọn dẹp nấu nướng trong nhà là do tôi dảm nhận vì vợ tôi cũng vụng về khoản đó, nhưng lâu dần tôi không thể chịu được việc đi làm về mệt mỏi nhưng vẫn phải làm việc nhà. Do đó, vợ và mẹ vợ đã thuê thêm người giúp việc. Nào ngờ một lần tôi nghe thấy mẹ vợ nói với cô ô-si-n: Giúp việc trả tiền còn có ích chứ ai như thằng con rể nhà này, vô ơn” khiến tôi điếng người. Mâu thuẫn cứ thế lớn dần cho đến một hôm tôi đi làm về muộn khoảng 2h sáng. Vừa vào nhà thì thấy mẹ vợ lọ mọ xách theo một túi bóng đen đi vào nhà vệ sinh, lén la lén lút bỏ thứ gì vào thùng rác rồi đi ra rất nhanh. Sự tò mò của tôi trỗi dậy, mở túi bóng đen ra xem, phải mở rất lâu vì gói trong 3 lớp túi lận, đập ngay vào mắt tôi là…. Trời ơi, tôi ch:ết điếng người trong khoảnh khắc đó 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Dân mạng đều cho rằng quyết định ly hôn của chàng trai là đúng.

Câu chuyện được đăng tải trên nền tảng Toutiao, với tiêu đề: “Tôi đã bước ra khỏi một cuộc hôn nhân như địa ngục” như thế nào đang nhận được nhiều sự quan tâm của netizen. Nhiều hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc cũng đang gây bàn tán xôn xao.

Theo đó, mở đầu câu chuyện anh Lý Nam (30 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết bản thân kết hôn từ năm 27 tuổi, sau chưa đầy 6 tháng quen nữ thực tập sinh 24 tuổi làm chung công ty tên – Khương Hạ.

“Cô ấy cực kỳ xinh đẹp, nhìn rất học thức, nói năng lại nhẹ nhàng. Tôi là người hướng dẫn trực tiếp của cô ấy khi vào thực tập tại công ty. Bề ngoài tôi cũng sáng láng, lại tốt nghiệp từ một trường có tiếng, 27 tuổi đã làm lên đến chức trưởng phòng. Thế nên, chỉ sau 1 tháng tán tỉnh, cô ấy cũng đã gật đầu làm người yêu tôi.

Nhưng chuyện không ngờ là 6 tháng sau khi yêu, chúng tôi quyết định kết hôn. Cô ấy là người chủ động trước nhưng tôi cũng tạo bất ngờ cho cô ấy bằng một buổi cầu hôn lãng mạn. Thế rồi, chúng tôi kết hôn với nhau. Gia đình tôi rất ủng hộ”, Lý Nam chia sẻ.

Nửa đêm, thấy mẹ vợ lén lút cầm túi bóng đen lẻn vào nhà vệ sinh, tôi tò mò mở ra thì phải gào lên: Ly hôn đi! - Ảnh 1.

Cặp đôi nên duyên vợ chồng sau hơn 6 tháng tìm hiểu. Ảnh minh họa.

Sau khi kết hôn, Khương Hạ dọn về căn hộ của Lý Nam sống. Thực tế, đây cũng chỉ là căn hộ đi thuê nhưng khá rộng rãi, lại ở ngay trung tâm. Khương Hạ cũng không phải làm dâu vì bố mẹ Lý Nam đều ở quê.

Thế nhưng, sau khi hưởng tuần trăng mật về và ở căn nhà thuê được 1 tháng thì Khương Hạ nói với chồng rằng muốn nghỉ việc, mở spa làm đẹp, nên để tiết kiệm thời gian và chi phí thì muốn cả hai vợ chồng dọn về nhà mẹ đẻ, Lý Nam đi làm rể. Ban đầu anh cũng phân vân nhưng vợ cứ nằng nặc đòi nên anh đành chấp nhận.

“Thế nhưng, quãng thời gian u tối cũng bắt đầu từ đây. Về nhà mẹ vợ, cô ấy lộ rõ bản chất tiểu thư của mình. Trước đây tôi biết cô ấy không biết nấu ăn nên cũng đã chủ động nấu, chuyện này không sao cả nhưng càng ngày cô ấy càng lộ rõ bản chất lười nhác của mình. Đồ thay ra không chịu mang đi giặt, bát ăn xong từ trưa đến tối mới rửa. Mở Spa thì đòi sang chảnh nhưng không chịu cực được, sáng 10 giờ mới thức dậy nổi.

Trước đây, tôi thấy cô ấy xinh đẹp, chỉn chu biết bao nhiêu thì giờ chán chường biết bấy nhiêu. Cô ấy suốt ngày chỉ mải lo làm đẹp, tụ tập bạn bè chẳng vun vén gia đình gì”, Lý Nam kể.

Đặc biệt, Lý Nam đã sẵn sàng làm cha, bố mẹ anh cũng muốn có cháu ẵm bồng nhưng Khương Hạ thì không.

Khương Hạ cho hay vì bản thân còn trẻ nên còn muốn đi chơi, chưa sẵn sàng làm mẹ. “Cứ nói đến cô ấy là mẹ cô ấy bênh vực liền. Lúc nào cũng có tư tưởng tôi là dân tỉnh lẻ, lấy được cô ấy có hộ khẩu ở Bắc Kinh là sướng lắm, nên rất coi thường. Mỗi khi đi làm về, vào buổi tối tôi vẫn phải tranh thủ dọn nhà, có hôm còn giặt đồ cho cả vợ và mẹ vợ. Tôi cũng ít về nhà ăn cơm hơn sau 1 năm kết hôn. Nói thật, tôi còn chẳng muốn về căn nhà đó nữa. 

Bây giờ, vợ và mẹ vợ tôi cũng đã thuê thêm người giúp việc. Thế là họ lại càng ỷ lại. Có lần, tôi còn nghe thấy mẹ vợ nói với cô giúp việc: ‘giúp việc trả tiền còn có ích chứ ai như thằng con rể nhà này, vô ơn’. Tôi điếng người”, Lý Nam nhớ lại.

Cứ thế, những bất đồng và mâu thuẫn ngày càng nảy sinh thêm nhiều dần. Đỉnh điểm là vào tháng 8 vừa qua, là gần 3 năm sau hôn nhân thì vợ chồng Khương Hạ – Lý Nam không còn ngủ chung nữa. Khương Hạ qua ngủ cùng mẹ còn Lý Nam ngủ phòng vợ chồng anh.

“Chúng tôi cãi nhau to lắm. Tại cô ấy cứ suốt ngày về nhà trong trạng thái say xỉn. Vài lần tôi còn thấy cô ấy ăn mặc rất hở hang, ngồi xe một người đàn ông lạ về nhà. Tôi không biết là cô ấy đi làm hay đi chơi nữa. Nói đến cô ấy là cô ấy giãy nảy lên, còn chê tôi gần 30 rồi mà vẫn làm nhân viên, mãi không làm ông này bà nọ được. Bởi, 1 năm trước công ty tôi cắt giảm nhân sự, tôi nghỉ việc và bắt đầu lại”, Lý Nam chia sẻ.

Cứ mâu thuẫn như thế cho đến một hôm Lý Nam đi làm về muộn khoảng 2h sáng. Vừa vào phòng thay đồ, sau đó đi ra phòng bếp để rót ly nước uống nhưng không bật điện, Lý Nam bất ngờ thấy mẹ vợ lọ mọ xách theo một túi bóng đen đi vào nhà vệ sinh, lén la lén lút, rồi đi ra rất nhanh.

Nửa đêm, thấy mẹ vợ lén lút cầm túi bóng đen lẻn vào nhà vệ sinh, tôi tò mò mở ra thì phải gào lên: Ly hôn đi! - Ảnh 2.

Chàng rể bị cả mẹ vợ và vợ coi khinh. Ảnh minh họa.

“Lúc đó, tôi không bật điện nên chắc bà ấy không nhìn thấy tôi. Tôi cũng không nghĩ nhiều nhưng sau khi vào nhà vệ sinh, sự tò mò của tôi trỗi dậy nên lại thùng rác, mở túi bóng đen ra xem, tôi phải mở rất lâu vì gói trong 3 lớp túi lận. Thì đập ngay vào mắt tôi là một que thử thai 2 vạch và một tờ giấy khám có ghi rõ tên, tuổi vợ tôi rằng cô ấy đã có thai được 2 tháng.

Trời ơi, tôi chết điếng người trong khoảnh khắc đó. Sao cô ấy lại có thai được, chúng tôi đã không ngủ chung giường suốt 3-4 tháng nay. Hơn nữa, nếu có thai với tôi thì là tin mừng sao phải lén la lén lút đi vứt như vậy”, Lý Nam nhớ lại.

Lúc này, anh mang toàn bộ “tang chứng, vật chứng” vào phòng. Sáng hôm sau Lý Nam liền xin nghỉ làm, chờ vợ và mẹ vợ ngủ dậy để hỏi chuyện. Điều không ngờ nhất là phản ứng của vợ Lý Nam, Khương Hạ không hề tỏ ra hối lỗi mà trâng tráo thừa nhận đã có người khác, rất hối hận trong cuộc hôn nhân với anh. Thậm chí, cô vợ còn đổ hết tội lỗi lên chồng, nói rằng vì chồng vô tâm, thờ ơ nên cô mới có tình cảm với người đàn ông khác, quan tâm và yêu thương cô hơn.

Chưa dừng lại ở đó, mẹ vợ được đà chửi luôn con rể, bảo con rể không có tư cách gì mà nói, vì bất tài vô dụng. Bà còn bảo định giấu vì sợ con rể tự ái nhưng nào ngờ chính con rể là người mở câu chuyện ra.

“Tôi nói: ‘Vậy thì ly hôn đi’. Cô ta đồng ý liền, vì bảo người đàn ông kia đã sẵn sàng cưới cô ta. Ngày mai, tôi và cô ta cùng ký vào tờ đơn ly hôn đã được chuẩn bị sẵn. Tôi cũng đã dọn xong đồ đạc và chuyển đi ra ngoài. Tất nhiên tôi đến thế nào thì ra đi như vậy. Chỉ cảm thấy thất vọng, chán chường kinh khủng”, Lý Nam nhớ lại.

Song, anh cũng cho hay bản thân bản thân dường như mất niềm tin vào tình yêu khi bước ra khỏi một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Anh cũng chưa kể chuyện mình đã ly hôn với mẹ mà đang chờ thời điểm thích hợp thì nói. Anh trở lại căn nhà đã thuê trước đó, hằng ngày vẫn đi làm.

Biển báo ôtô ngang và dọc khác nhau thế nào? Lái xe lâu nhưng nhiều tài xế còn chưa biết

0

Biển chỉ vẽ đầu ôtô là làn đường dành cho mọi loại ôtô, trong khi hình ôtô quay ngang là làn đường chỉ cho xe con.

Biển phân làn trên đường Ngô Quyền, Đà Nẵng. Ảnh: Vũ HuyềnBiển phân làn trên đường Ngô Quyền, Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Huyền

Cùng là biển báo làn đường dành cho ôtô, nhưng hình trên biển có những quy định riêng mà nhiều lái xe không nắm rõ luật nên khá lúng túng. Trong trường hợp này, quy tắc chung để các tài xế dễ nắm bắt là nếu biển báo chỉ có hình đầu xe, tức đây là làn đường dành cho “mọi loại ôtô”, trong khi đó nếu hình xe quay ngang thì làn đường “dành riêng cho một loại ôtô” theo hình dáng trong biển.

Ví dụ trong trường hợp trên tại Đà Nẵng, hai làn bên trái dành cho mọi loại ôtô, trong khi làn bên phải chỉ dành cho ôtô con. Như vậy, chiếc xe đầu kéo phía xa đang đi sai làn.

Quy tắc cụ thể về các loại biển phân làn ô tô được quy định trong Quy chuẩn 41/2019 như sau:

Biển phân làn - khi nào ôtô dọc, khi nào ôtô ngang - 1Nhóm biển phân loại làn đường theo phương tiện được ký hiệu là nhóm R.412. Trong đó, tùy từng phương tiện sẽ có loại hình vẽ tương ứng. Trong đó biển R.412f là làn đường dành cho các loại ôtô (tức chung cả xe con, xe tải, xe buýt, đầu kéo…).

Những biển còn lại dành cho các loại phương tiện như sau:

R.412a: Làn đường dành cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412b: Làn đường dành cho ôtô con.

R.412c: Làn đường dành cho ôtô tải. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412d: Làn đường dành cho xe máy: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối).

R.412e: Làn đường dành cho xe buýt, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp

R.412h: Làn đường dành cho xe đạp (kể cả xe thô sơ)

Biển phân làn - khi nào ôtô dọc, khi nào ôtô ngang - 2Nếu một làn đường có thể cho phép nhiều loại phương tiện cùng chạy vào thì áp dụng biển gộp như biển phía trên, tức làn đường dành cho xe con và xe buýt.Về quy cách đặt biển, các biển trong nhóm R.412 được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau hoặc ra, vào, dừng, đỗ bên đường, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định. Căn cứ vào vạch sơn thực tế trên đường để thực hiện việc chuyển làn cho phù hợp giữa các làn được phép lưu thông.

Nếu vi phạm đi sai làn, mức xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019 như sau: phạt tài xế ôtô 3-5 triệu đồng, phạt người đi xe máy 400.000-600.000 đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng với tài xế ôtô.c

Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu?

0

Trong một số trường hợp, người tham gia giao thông được phép vượt đèn vàng mà không bị phạt.

Khi nào được vượt đèn vàng?

Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có ba màu, được quy định như sau:

– Tín hiệu xanh là được đi;

– Tín hiệu đỏ là cấm đi;

– Tín hiệu vàng là người tham gia giao thông phải dừng  xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu? - 1
Theo quy định pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông vượt đèn vàng cũng bị phạt như vượt đèn đỏ (Ảnh minh họa: Hoàng Lam).

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cũng quy định tương tự về đèn vàng, cụ thể hơn một chút như sau:

Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.

Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT cũng có quy định tương tự: Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”.

Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông có thể vượt đèn vàng trong các trường hợp sau:

– Đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng;

– Đèn màu vàng nhấp nháy (chú ý quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác).

Ngoài ra, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Do đó, nếu người tham gia giao thông vượt đèn vàng theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì không bị xem là vi phạm pháp luật và không bị phạt.

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng

Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không quy định cụ thể lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ, mà chỉ quy định lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Theo đó, người điều khiển  xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Người điều khiển  xe mô-tô và xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, cùng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (từ 2 tháng đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông).

Nguồn: https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/khi-nao-duoc-vuot-den-vang-muc-phat-vuot-den-vang-la-bao-nhieu-20241202104423043.htm

Vạch kẻ đường màu vàng là gì?

0

Rất dễ bắt gặp hình ảnh vạch kẻ đường màu trắng, màu vàng trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của các loại vạch này.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì?

Theo Điều 52 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, vạch kẻ đường nói chung (trong đó có vạch kẻ đường màu vàng) là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Vạch này có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Khi sử dụng vạch kẻ đường kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng

Quy chuẩn QCVN 41:2019 đã quy định cụ thể về hình thức và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng tại Phụ lục G như sau:

Vạch màu vàng nét đứt

Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt. (Ảnh minh họa).

Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt. (Ảnh minh họa).

Đây là loại vạch đơn, đứt nét, có màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch màu vàng nét liền

Đây là loại vạch đơn, nét liền, có màu vàng, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch màu vàng nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch màu vàng nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.

Hai vạch màu vàng song song, nét liền

Đây là dạng vạch đôi song song, liền nét, màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe tham gia giao thông không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Hai vạch màu vàng song song nét liền. (Ảnh minh họa).

Hai vạch màu vàng song song nét liền. (Ảnh minh họa).

Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa, sử dụng vạch này các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch màu vàng một đứt, một liền song song

Đây là dạng vạch đôi song song, gồm một vạch liền nét, một vạch đứt nét, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch vàng một đứt một liền song song. (Ảnh minh họa).

Vạch vàng một đứt một liền song song. (Ảnh minh họa).

Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Vạch màu vàng nét đứt song song

Đây là dạng vạch đôi, đứt nét song song, có màu vàng, dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

PHẠM DUY(Tổng hợp)

Phạt rất nặng nếu không gạt chân chống khi lái xe máy

0

Bạn đọc Nguyễn Long (Thái Bình) hỏi: “Mức phạt khi lái xe máy mà không gạt chân chống được quy định như thế nào theo Nghị định 168/2024?”.

Mức phạt nặng khi lái xe máy nhưng không gạt chân chống. Ảnh minh họa: Xuyên Đông

Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

Đi xe dàn hàng ngang;

Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh

Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Như vậy, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Về mức phạt không gạt chân chống xe máy khi đang chạy năm 2025, theo Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với số tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Theo Điểm b Khoản 10 và Điểm d Khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy mà gây tai nạn thì bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Nguồn: https://laodong.vn/lai-xe-an-toan/phat-rat-nang-neu-khong-gat-chan-chong-khi-lai-xe-may-1447152.ldo

Năm 2025, đi xe của người thân, bạn bè sẽ bị CSGT phạt lỗi không chính chủ lên tới 8 triệu đồng nếu không mang theo 3 giấy này

0

Vợ đi xe chồng, anh em người thân mượn xe của nhau có bị phạt hay không?

Lỗi xe không chính chỉ phạt trong trường hợp mua bán chuyển nhượng xe cho nhau nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ và đóng thuế cho nhà nước thì sẽ bị xử phạt lỗi không chính chủ. Còn người thân vợ chồng anh em bạn bè nếu mượn xe của nhau cần có đủ  giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt

Một ly trước khi đi ngủ và bạn sẽ giảm 16 kg trong 2 tuần

Giảm béo cho người lười
Tìm hiểu thêm

 

– Giấy đăng kí xe của phương tiện giao thông

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ  xe cơ giới, xe phải có biển số…

– Giấp phép lái xe – hay còn gọi là bằng lái xe của người điều khiển phương tiện giao thôngKhi tham gia giao thông dù người dân không vi phạm lỗi thì CSGT sẽ vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính. Và lúc này nếu như đó là sẽ đã mua bán chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ thì sẽ bị phạt lỗi không chính chủ. Hiện tại theo các điềuu luật không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được sẽ không bị xử phạt.Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Những trường hợp đi xe không chính chủ bị xử phạt

Những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 – 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 – 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 – 8 triệu với tổ chức.

Tuy mức phạt không cao, nhưng cả người sang nhượng xe và người sở hữu xe nên làm đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh. Bởi Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, thậm chí là các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.

Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Ngày bố tôi ốm nặng gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mẹ đã bỏ chúng tôi, để lại bố đang b:ệnh t:ật cùng 2 đứa con nhỏ. Chính vì thế với tôi bố là người quan trọng nhất. Sau khi lấy chồng, tôi và chị gái không thể thường xuyên chăm sóc cho ông nên chúng tôi quyết định thuê một cô giúp việc, ngày ngày qua giúp bố tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ. Mùa đông này, bệnh tình bố tôi trở nặng. Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua. Đáng nói, con số trong sổ khiến tôi và chị gái mỉm cười, còn cô giúp việc thì bật khóc… 👇 Đọc tiếp dưới bình luận

0

Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua.

Tôi và chị gái được bố nuôi dưỡng. Còn mẹ, tôi không có nhiều ấn tượng, bởi bà chưa bao giờ thực hiện trách nhiệm của một người mẹ.

Khi bố tôi ốm nặng, gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mẹ đã bỏ chúng tôi, để lại bố đang bệnh tật cùng 2 đứa con chỉ mới 3 và 5 tuổi. Nếu một ngày nào đó tôi có cơ hội gặp lại bà, tôi thật sự muốn hỏi rằng, trong suốt những năm qua, bà có từng nghĩ đến chúng tôi hay không, có giây phút nào cắn rứt lương tâm hay không.

Nếu không nhờ ông bà nội cho mượn tiền cứu giúp, có lẽ bố tôi đã không hồi phục sức khỏe và chúng tôi cũng không thể lớn lên khỏe mạnh, có cuộc sống bình yên như bây giờ. Trong lòng tôi, tôi cảm thấy rất căm ghét mẹ mình.

Bố là người nuôi dưỡng, chăm sóc hai chị em tôi khôn lớn thành người. (Ảnh minh họa)

 

Bố là người nuôi dưỡng, chăm sóc hai chị em tôi khôn lớn thành người. (Ảnh minh họa)

Bố đã nuôi tôi và chị gái bằng nghề đầu bếp. Bố cũng dựa vào tay nghề này để xây nhà và tích lũy được một khoản tiền đáng kể.

Khi lớn lên, hai chị em tôi lần lượt rời quê lên thành phố học đại học. Sau khi ra trường, chúng tôi ở lại đó kiếm việc làm luôn.

Sau này, chị gái cưới chồng. Anh rể cùng quê nên sau đó hai anh chị đã về quê làm việc để tiện chăm sóc bố mẹ hai bên. Còn tôi, vẫn bám trụ ở thành phố, nỗ lực xây dựng sự nghiệp riêng. Sau nhiều năm cố gắng làm việc chăm chỉ, tôi đã vươn lên vị trí quản lý tại một công ty nước ngoài.

Khi đã ổn định, tôi lập gia đình. Khi đó, tôi bảo bố chuyển đến ở với vợ chồng mình để phụng dưỡng nhưng bố từ chối, quyết định ở lại quê nhà.

– Hơn nửa đời người bố ở đây nên giờ không muốn rời đi. Đến thành phố ồn ào, không quen ai, các con lại đi làm, bố không muốn tạo gánh nặng cho các con.

Bố không muốn nên vợ chồng tôi đành chịu. Vợ chồng chị gái tuy gần bố hơn, nhưng cũng cách 50km. Bố lại có tuổi rồi, sức khỏe ngày càng yếu nên sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định thuê một cô giúp việc, ngày ngày qua giúp bố tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ và chăm sóc ông.

Cô giúp việc hơn bố tôi 5 tuổi, chồng đã mất từ lâu và hai người con trai của cô đều đã ra ngoài lập nghiệp. Ở nhà buồn chán nên cô ấy kiếm việc làm thêm để tự trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho các con.

Cô là người thật thà, tận tâm, đối xử rất tốt với bố tôi. Hai người trạc tuổi nhau nên đã trở thành những người bạn thân thiết, thoải mái chia sẻ những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống với nhau.

Mặc dù tôi và chị gái đã từng nghĩ đến việc tìm cho bố một người bạn đời, thậm chí tác hợp cho bố và cô giúp việc, nhưng bố tôi luôn nói rằng ông cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bố không muốn bị ràng buộc, rồi làm khổ người khác.

Bố sức khỏe kém nên chúng tôi đành thuê giúp việc chăm sóc bố. (Ảnh minh họa)

Bố sức khỏe kém nên chúng tôi đành thuê giúp việc chăm sóc bố. (Ảnh minh họa)

Đầu mùa đông này, tình trạng sức khỏe của bố tôi xấu đi. Các bác sĩ thông báo không còn hy vọng, bảo gia đình chuẩn bị sẵn tinh thần.

Biết thời gian của mình không còn nhiều, trước khi nhắm mắt xuôi tay, bố tôi đã tặng cho cô giúp việc một cuốn sổ tiết kiệm như một lời cảm ơn vì đã chăm sóc ông trong suốt 5 năm qua. Khi cô ấy mở sổ ra và thấy số tiền lên đến 300 triệu, cô đã bật khóc và từ chối nhận.

– Đó là việc tôi nên làm mà. Mỗi tháng tôi cũng được nhận lương chứ có làm không công đâu.

Hai chị em tôi tươi cười, động viên cô giúp việc nhận lấy để bố tôi có thể yên tâm ra đi. Thật ngạc nhiên, ngay sau khi cô ấy nhận số tiền đó, bố tôi đã trút hơi thở cuối cùng. Chúng tôi khóc nức nở. Chúng tôi không còn mẹ, giờ đây bố cũng đã rời đi rồi, giờ chị còn hai chị em tôi nương tựa vào nhau thôi.

Đây là trường hợp đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt 4-6 triệu đồng như quy định mới, cập nhật ngay

0

– Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đã đưa ra nhiều mức xử phạt “mạnh tay” hơn hẳn so với trước đây.

Đi xe máy lên vỉa hè bị CSGT phạt 4-6 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cùng với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Dư luận xôn xao bởi nhiều mức xử phạt vi phạm đã tăng gấp nhiều lần so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bởi vậy người dân, đặc biệt người đi xe máy ô tô đang rất quan tâm chú ý về những quy định mới trong Nghị định này.

Trước thực trạng nhiều xe máy lần đường đi lên vỉa hè để thoát tắc đường, vượt đám đông… thì Nghị định 168 đã đưa ra mức xử phạt nghiêm khắc với hành vi này. Theo đó khoản 7 Điều 7 của Nghị định 168 quy định mức phạt với xe máy đi lên vỉa hè là 4-6 triệu đồng.

xe-may-via-he-phunutoday

Trường hợp đi xe máy trên vỉa hè không bị phạt

Nội dung Khoản 7 Điều 7 Nghị định 168 như sau:

a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi phạm quy định tại khoản b và các trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp, điều khiển xe đi trên vỉa hè trừ đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

c)Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy chỉ duy nhất trường hợp người đi xe máy đi ngang từ đường sang vỉa hè để vào cơ quan, vào nhà thì sẽ không bị phạt. Như vậy có thể thấy việc đi ngang qua vỉa hè chỉ là đi vắt thẳng từ đường vào cổng nhà cổng cơ quan. Còn nếu đã đi dọc vỉa hè tức là vi phạm quy định chạy xe trên vỉa hè. Lúc này người dân sẽ bị xử phạt.

Nghị định 168 cũng đưa ra nhiều mức xử phạt về vượt đèn đỏ, bảo hiểm xe máy, nồng độ cồn… tăng nặng so với trước đây. Nhiều người cho rằng với mức xử phạt tăng nặng thì sẽ nâng cao được ý thức người dân khi tham gia giao thông. Việc đi xe máy lên vỉa hè còn làm ảnh hưởng tới chất lượng vỉa hè.