Tôi mất mẹ chỉ sau vài ngày chào đời. Lúc đó cả gia đình không còn hy vọng gì, đặc biệt là bố tôi. Bố từng nói lúc đó nghĩ rằng tôi sẽ không sống được bao lâu vì sức khỏe rất yếu. May mắn thay, tôi được dì nuôi nấng, vượt qua cơn nguy hiểm.
Khi tôi lớn hơn một chút, bố cưới một người phụ nữ khác và có hai cô con gái. Khi mẹ kế đến sống chung, họ hàng tưởng rằng tôi sẽ khó xử nhưng thực tế không phải vậy.
Bố vì bận cho gia đình nên không có thời gian bên cạnh tôi. Bị mọi người trêu chọc vì sống với “dì ghẻ”, tôi ngày càng trở nên tự ti. Dẫu vậy, mẹ kế vẫn đối xử tốt với tôi, nói rằng bà con tôi như con đẻ.
Lên lớp 5, tôi đi học xa nhà. Hai em gái hàng ngày đạp mang đồ ăn lên trường cho tôi. Họ kiên trì suốt hai năm cho đến khi vào cấp hai. Tôi ít về nhà, những lần nói chuyện với mẹ kế cũng vì thế mà ít đi.
Bố tôi từng nói: “Con đỗ cấp 3 thì bố sẽ hỗ trợ con học cấp 3. Nếu con đậu đại học, bố vẫn nuôi con hết đại học. Nhưng nếu không đậu cái gì thì tốt nhất về nhà đi làm.” Tôi không biết câu nói này xuất phát từ tình yêu của bố hay ông cố tình muốn nói với tôi rằng mọi việc tôi phải dựa vào chính mình.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Cuối cùng, tôi không chỉ đỗ cấp 3 mà còn đỗ đại học. Năm 2006, tôi chuyển đến tỉnh lỵ để học đại học. Trước đó, bố tôi có dặn: “Muốn tiến lên phía trước thì phải mạnh dạn và cẩn thận. Chặng đường phía trước còn dài. Thành công đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của con.”
Ngược lại, lời dặn dò của mẹ kế nhẹ nhàng hơn nhiều: “Hãy học tập chăm chỉ, trau dồi kiến thức. Rồi con sẽ có việc làm, cưới được một người vợ, ngồi trong văn phòng bật điều hòa, sống một cuộc sống hạnh phúc.”
Đôi khi tôi cảm thấy mẹ kế chính là mẹ ruột của mình, bà luôn dành cho tôi sự quan tâm. Khi đó, trong làng có người luôn nói rằng tôi là đứa con ghẻ của gia đình.
Trong suốt bốn năm đại học, tính cách của tôi cũng vui vẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên khi tôi bắt đầu đi làm, bố bị bệnh nặng phải nhập viện. Lúc đó, tôi cứ nghĩ mẹ kế sẽ đưa hai người con gái rời đi. Nhưng không, bà dành hết tiền tiết kiệm để chữa bệnh cho bố tôi, thậm chí còn lấy thêm tiền để dành làm của hồi môn cho con gái.
Bố tôi nằm viện hơn hai tháng, cuối cùng chọn về nhà dưỡng bệnh. Không lâu sau thì ông mất. Sau khi không còn bố, tôi rất ít về nhà. Mẹ kế thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi han tình hình.
Đến khi tôi kết hôn, mẹ cũng là người đứng ra tổ chức. Lúc này, người trong làng không ai có thể bàn tán hay nghi ngờ. Tôi ngỏ ý gửi bà 30.000 NDT (khoảng 102 triệu đồng) để chuẩn bị, ai ngờ mẹ từ chối.
Ngày thứ ba sau khi cưới, vợ chồng tôi chuẩn bị quay lại thành phố. Trước khi đi, mẹ kế dặn: “Nhớ về nhà thường xuyên. Bố con không còn nhưng đây sẽ vẫn là nhà của con. Mẹ luôn coi con là con đẻ”. Câu nói này khiến tôi vô cùng cảm động. Tết năm đó là lần đầu tiên sau mấy năm tôi về quê đón năm mới.
Bình thường mẹ kế của tôi sống ở thành phố để chăm cháu cho con gái cả. Nhưng về sau, sức khỏe của bà càng ngày càng đi xuống. Mỗi khi tôi đưa tiền, bà luôn từ chối với lý do vẫn còn của để dành.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Năm ngoái mẹ kế bệnh nặng, tôi có về thăm một vài lần. Đầu năm nay, bà qua đời. Khi tôi về đến nơi, hai người con gái của bà đã lo hậu sự xong xuôi. Đến lúc thanh toán các khoản, tôi đưa cho họ 60.000 NDT (khoảng 215 triệu đồng).
Đến ngày tôi quay lại thành phố, em út kéo tôi vào nhà và nói: “Bố mẹ không còn nữa, sau này anh phải thường xuyên về nhà”. Cô còn trả lại cho tôi số tiền 60.000 NDT ban đầu. Nhưng sao tôi có thể nhận lại.
Tôi gọi cả hai chị em đến rồi trao lại số tiền, mục đích là để báo hiếu với mẹ. Cuối cùng thì hai em cũng nhận. Sau tất cả, tôi hài lòng với tất cả những gì mình có. Dù không may vì mẹ đẻ mất sớm nhưng bù lại, tôi có mẹ kế và hai người em hiểu chuyện.