Home Blog Page 378

Kiểu bổ sung nước vào mùa hè nguy hiểm có thể gây sốc nhiệt, đột quỵ rất nhanh

0

Theo BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam: Nước chiếm khoảng 65% trọng lượng cơ thể. Để bổ sung đủ lượng nước cần thiết phù hợp với từng người, ta phải tính đến độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Chỉ cần cơ thể thiếu hụt 2% lượng nước, lập tức chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải do cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Không khí oi bức vào mùa hè dễ khiến bạn cảm thấy “bốc hỏa”, để tỉnh táo và sảng khoái hơn nhiều người sẽ lựa chọn thưởng thức một ly nước lạnh, một quả dừa tươi mát bổ. Tuy nhiên việc uống nước lạnh quá nhiều trong mùa hè thực sự có thể đem lại những tác dụng phụ nguy hiểm.

4-1632392194658422998869-1632448778986-16324487791751532587856.jpeg

Kiểu uống nước vào mùa hè như “thuốc độc” có thể gây sốc nhiệt, đột quỵ

Uống nhiều nước lạnh vào ngày nóng

Vào những ngày nóng, thói quen phổ biến nhất của các gia đình đó là vừa ăn vừa uống một ly nước lạnh. Thói quen này có thể giúp cơ thể hấp thu, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: Việc uống đồ lạnh quá mức có thể khiến các vi mạch trong dạ dày và ruột co thắt lại từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa tức thì.

nuoc-loc-top-212.jpeg

Ngoài ra, còn một thói quen khác cũng rất nguy hiểm vào mùa hè đó là uống nước đá khi vừa đi nắng về. Đồ uống lạnh có thể khiến nhiệt độ trong cơ thể bị thay đổi đột ngột, có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, với triệu chứng là chóng mặt, buồn nôn.

Trong mùa hè tốt nhất vẫn nên uống nước ở nhiệt độ thường, hoặc thi thoảng có thể sử dụng nước mát khi cơ thể ở trong trạng thái khỏe mạnh.

Lạm dụng nước dừa để giải nhiệt

Trong Đông y, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, làm mát cơ thể nhanh… Uống nước dừa vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt, bù nước rất tốt nhưng nếu mọi người uống liên tục, uống quá nhiều một lúc sẽ ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), dừa và những loại quả nhiều nước đều có tính mát. Người nào mới đi nắng về thì không nên ăn, uống nhiều nước dừa vì có thể gây sốc nhiệt.

20200513_094457_911488_loi-ich-cua-nuoc-du.max-1800x1800.jpg

Nước dừa tốt nhưng mỗi tuần cũng chỉ nên uống khoảng 3-4 quả. Nếu uống nước dừa với liều lượng vượt quá mức cho phép, sẽ gây giảm huyết áp nhanh chóng và làm mềm yếu gân cơ. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người tập luyện thể thao và không nên lạm dụng chất điện giải này. Nếu không, sẽ làm giảm hiệu quả tập luyện, làm cho cơ thể mệt mỏi hơn và khi kết hợp với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống quá nhiều nước trong một lúc

Nước từ lâu đã được coi là liều thuốc tốt nhất trên đời. Rõ ràng việc uống ít nước là không tốt, nhưng nếu uống nước quá nhiều sẽ khiến cơ thể chúng ta bị tổn thương nhiều hơn.

Uống nhiều nước có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước, hay còn gọi là hạ natri máu. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tăng huyết áp, buồn ngủ, yếu cơ, chuột rút, mất cảm giác, dạ dày khó chịu, chướng bụng. Trường hợp nặng có thể gây phù não, rối loạn thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.

Đặc biệt, uống quá nhiều nước cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Uống quá nhiều nước đồng nghĩa với việc thận phải lọc nhiều hơn, điều này sẽ làm thận bị quá tải.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Bệnh viện Quân Y 110), liều lượng uống nước đúng nhất được tính theo công thức, tối thiểu là 0,4 lít nước cho mỗi 10kg cân nặng của cơ thể. Ví dụ, nếu ai có cân nặng là 50kg thì cần uống 2 lít nước mỗi ngày, còn nếu ai có cân nặng là 60kg thì cần uống 2,4 lít nước mỗi ngày.

Dùng bia, rượu lạnh để giải nhiệt

Phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và Chế độ ăn của Mỹ, bà Heather Mangieri, rượu bia được cho là thuốc lợi tiểu vì chúng làm tăng lượng nước tiểu, tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, bia, rượu vốn được coi là thức uống không tốt cho gan, có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan vì thế thói quen giải nhiệt bằng bia, rượu lạnh thực sự vô cùng nguy hiểm.

Loại lá gợi tên “tử thần” nhưng nhiều người nhầm lại mang về làm rau ăn, đây là cách nhận biết chính xác nhất

0

Trong lá ngón có hoạt chất cực độc alkaloid – một loại độc tố nguy hiểm. Vì vậy, từ lâu ngành y tế đã có các khuyến cáo người dân không được ăn lá ngón. Tuy nhiên, vì không thể nhận biết, nhiều người vẫn mắc sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Loại lá có độc dược chết người

Lá ngón còn được gọi là cây rút ruột, cây xóa nợ, đoạn trường thảo và nhiều tên gọi khác, tùy theo cách gọi của từng địa phương vùng miền.

Theo Y học hiện đại, cây lá ngón được coi là một trong bốn loại cây có độc tính cao nhất (thuốc độc bảng A). Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), lá ngón là loại cây có độc tính cao, thường mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Dù đã được ngành y tế cảnh báo nhiều, nhưng nhiều người vẫn nhầm cây này là rau nên hái về ăn, dẫn đến nguy kịch tính mạng.

 

Nhiều người nhầm tưởng cây lá ngón là rau ăn được. Ảnh minh họa.

 

Nhiều người nhầm tưởng cây lá ngón là rau ăn được. Ảnh minh họa.

Mới đây, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, đã tiếp nhận 2 chị em bị hôn mê, suy hô hấp sau khi ăn cơm trưa với rau rừng do người quen hái.

Sau bữa ăn khoảng 15 phút, hai chị em gái bị liệt cơ hàm dưới, không nói được, sau đó co giật. Sau khi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện, hai bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện tỉnh. Tại đây, hai bệnh nhân nhanh chóng được rửa dạ dày, duy trì thở máy qua ống nội khí quản, kiểm soát hô hấp, tim mạch, dùng thuốc chống co giật, dùng than hoạt giải độc qua sonde dạ dày.

Trong quá trình rửa dạ dày cho 2 bệnh nhân, các bác sĩ đã phát hiện lá ngón trong hệ tiêu hóa người bệnh và chẩn đoán, cả hai ngộ độc do chất độc trong loại rau này.

Ngộ độc lá ngón xuất hiện nhanh, nặng và dễ tử vong

Theo bác sĩ Trung, trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể ngay lập tức gây ra cái chết, đó chính là hoạt chất cực độc alkaloid – một loại độc tố nguy hiểm. Các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật, đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật. Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid đủ chất độc gây chết người.

Nghiên cứu về lá ngón được tiến hành tại Khoa Sinh, Đại học Đà Lạt cho thấy, giã lá ngón thành nước (10g lá, 10ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật. Ăn ba lá hoặc một lá với một chút rượu sẽ chết. Chuyên gia lưu ý lá ngón không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn gây hậu quả chết người.

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

2 nữ bệnh nhân ngộ độc lá ngón đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

2 nữ bệnh nhân ngộ độc lá ngón đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Cách nhận biết lá ngón 

Cây lá ngón có thân và phần cành không có lông. Trên phần thân hơi có khía dọc.

Lá ngón có hình thuôn dài, mọc đối xứng, đầu nhọn, bóng nhẵn. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm. Chúng thường mọc thành chùm ở đầu cành.

Hoa lá ngón thường nở vào tháng 6, 8, 10 và có màu vàng với 5 cánh. Quả của lá ngón có màu nâu, thon dài, rộng khoảng 0,5 cm, không có lông bao quanh. Hạt lá ngón khá nhỏ, có màu nâu nhạt. Ở các cành non, lá sẽ có màu xanh lục nhưng khá nhạt.

Đến giai đoạn già, lá sẽ chuyển dần sang màu xám nâu nhạt.

Sơ cứu ngộ độc lá ngón

Khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp xử trí ban đầu hết sức quan trọng, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như: gây nôn, uống đầy nước, móc họng để kích thích gây nôn.

Sau đó nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch. Khẩn trương vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc. Tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong. Hiệu quả cấp cứu chỉ khi được thực hiện sớm dưới 1 giờ.

Hoa và lá của lá ngón. Ảnh minh họa.

Hoa và lá của lá ngón. Ảnh minh họa.

Bác sĩ cũng lưu ý việc gây nôn chỉ tiến hành khi bệnh nhân mới ăn xong, bệnh nhân tỉnh, hợp tác. Chỉ dùng biện pháp cơ học (kích thích họng), không dùng thuốc gây nôn vì đến khi thuốc có tác dụng, bệnh nhân nôn thì có thể bệnh nhân bị liệt hầu họng, co giật rất dễ sặc phổi.

Để phòng ngừa ngộ độc lá ngón, biện pháp hữu hiệu nhất là nên chặt bỏ tất cả những cây lá ngón được tìm thấy. Phần lớn bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón là do tự tử hoặc bị đầu độc. Cần phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, stress… là nguyên nhân gây tự sát. Không nên để những người này tiếp cận với lá ngón.

Rau này xưa làm thức ăn cho gia súc, nay nhiều người trồng làm rau đặc sản xuất ngoại, ăn đúng còn ngừa ung thư

0

Theo bác sĩ Vũ, trong lục bình chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa có thể ngừa ung thư cũng như các loại các vi khuẩn gây hại.

Cây lục bình (bèo tây) là loại thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi ở nước hoặc những nơi ẩm ướt. Cây rau có nhiều ở các tỉnh miền Tây nước ta.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Trường đại học Y dược TP.HCM, cho biết các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong lục bình có một số hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Trong lục bình khô còn chứa lượng chất xơ cao, giàu khoáng chất. Ngoài ra, chiết xuất thô của lục bình cho thấy các hoạt động chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, chống lại các gốc tự do gây hại.

Cây lục bình có nhiều công dụng cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Cây lục bình có nhiều công dụng cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Vũ, tại Đài Loan, Indonesia người dân sử dụng lục bình để làm rau ăn giàu caroten. Nhưng ở nước ta, trước đây, cây rau này chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

Vài năm trở lại đây, lục bình được xem là cây quý giá ở nước ta. Nhiều nơi ở các tỉnh miền Tây nước ta trồng lục bình để bán ra thị trường làm rau ăn. Phần thân lục bình phơi khô sử dụng trong ngành trang trí nội thất và làm các đồ dùng trong gia đình.

Bác sĩ Vũ cho biết, ngó lục bình xào giống như ngó sen. Đọt non và cuống lá lục bình có thể dùng để nấu canh với tép, cá lóc, tôm khô. Hoa có thể luộc chấm cá kho hoặc xào với thịt heo hay lòng heo, thịt bò… Hai bộ phận này có thể dùng để lẩu theo sở thích của từng người.

“Nhiều người còn tước ngó non và bông lục bình, rửa sạch để ráo, xào với tóp mỡ, chấm nước mắm ăn với cơm nóng. Canh chua cá lóc nấu với ngó lục bình cũng được xem là món ngon, nhiều người thích ăn”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Trong Đông Y, lục bình có tính mát, vị ngọt, hơi cay nhưng không chứa độc, có tác dụng lợi tiểu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần. Trong đó, thân và lá của cây có công dụng tiêu viêm, giải độc da, giúp chữa ung nhọt, làm giảm sưng. Nó cũng có thế phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc.

Lục bình xào là món ăn được nhiều người thích ăn. Ảnh minh họa.

Lục bình xào là món ăn được nhiều người thích ăn. Ảnh minh họa.

Lục bình có khả năng chứa thủy ngân cao, cần ăn cẩn thận

Bác sĩ Vũ lưu ý, khi sử dụng lục bình làm rau ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, người dân cần nhớ rằng, cây rau này mọc ở dạng tự nhiên nên có khả năng hấp thu kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc strontium. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng lục bình mọc ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm để tránh ngộ độc.

Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng, ăn món này thường xuyên vì đặc tính hút kim loại nặng mạnh mẽ, do đó cần đề phòng lượng chất độc này tích tụ trong lục bình nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hoặc dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh bởi các thành phần có trong dược liệu này có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa.

Quả này ở Việt Nam mọc dại không ai hái, ở nước ngoài được bán giá cao trong siêu thị, giúp hạ đường huyết, dưỡng gan

0

Quả này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu quá lạm dụng thì có thể gây hại, nhất là với phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường.

Cây xương rồng lê gai (còn gọi là xương rồng tai thỏ) có nguồn gốc từ Mexico, hiện được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung, Ninh Thuận, Bình Thuận… Quả của nó có màu cam đỏ, màu trắng hoặc màu tím, bên trong có màu tím đậm, vị ngọt thanh ăn tốt cho sức khỏe và ngừa nhiều bệnh.

Ở nước ta, ít người biết đến công dụng của loại quả này, nhưng nó lại rất được ưa chuộng tại các nước Châu Mỹ và Trung Quốc do giàu dinh dưỡng và có khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng bệnh.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, quả xương rồng lê gai rất giàu dinh dưỡng. Trong đó, 149g quả xương rồng lê gai chứa 61 calo, 1g chất béo, 1g protein, 14g carb, 5g chất xơ, 30% magiê, 23% vitamin C, 7% kali và 6% canxi. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi bao gồm phenol axit và các sắc tố hoạt động như những chất chống oxy hóa.

Tại Việt Nam, người dân thường ít ăn xương rồng lê gai. Nhưng ở nước ngoài, đây là loại quả quý, được trồng để thu hoạch và bày bán trong siêu thị. Trên Amazon, giá trung bình cho 1 hộp gồm 6 quả xương rồng lê gai là khoảng 13 USD (hơn 300.000 VNĐ).

Theo AFP, lá xương rồng lê gai có thể luộc hoặc nướng, chế biến thành món ăn ngon lạ. Hoa xương rồng lê gai được dùng làm trà thảo dược. Hạt loại cây này được chế biến thành dầu dưỡng da. Cần có 1 tấn hạt xương rồng lê gai để sản xuất ra 1 lít dầu xương rồng lê gai. Và 1 lít dầu này có giá cao bất ngờ, lên tới 2000 euro (~55 triệu vnđ) khi xuất khẩu sang châu Âu.

Cây xương rồng lê gai. Ảnh minh họa.

Cây xương rồng lê gai. Ảnh minh họa.

Những lợi ích cho sức khỏ của quả xương rồng lê gai

Tốt cho gan

Từ lâu, người dân Mexico đã sử dụng quả xương rồng lê gai để điều trị các bệnh lý về gan. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh lợi ích này. Trong đó, nhiều nghiên cứu cho rằng, các hợp chất chống oxy hóa có trong loại quả này giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và căng thẳng oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể), chống lại bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Giúp giảm cân, tiêu hóa tốt và giảm mức cholesterol

Các nhà khoa học tại Ý cũng đã chỉ ra, quả xương rồng lê gai có hàm lượng chất xơ cao giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) trong cơ thể, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, từ đó giúp loại bỏ táo bón, chướng bụng và các vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày. Lượng chất xơ có trong loại quả này cũng giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn nên nó có ích đối với những người có ý định giảm cân.

Quả xương rồng lê gai có màu tím, màu trắng hoặc màu vàng. Ảnh minh họa.

Quả xương rồng lê gai có màu tím, màu trắng hoặc màu vàng. Ảnh minh họa.

Giúp đẹp da, mượt tóc

Một số hợp chất và chất dinh dưỡng của quả xương rồng lê gai như vitamin C và sắc tố betalain có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Loại quả này cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là trong hạt và vỏ, rất tốt đối với sức khỏe của da và tóc.

Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu của Viện Hóa học Thực phẩm, Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức chỉ ra, hàm lượng kali đáng kể có trong quả xương rồng lê gai giúp giảm huyết áp bằng cách thư giãn các mạch máu và giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Cuối cùng, các chất betalain có trong loại quả xương rồng này có thể củng cố thành nội mô của mạch máu, từ đó làm giảm nguy cơ suy yếu hệ tuần hoàn.

Chính vì vậy, quả xương rồng lê gai có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Kiểm soát tiểu đường

Một số nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học ở Australia trên người cho thấy tiêu thụ quả xương rồng lê gai có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và mức insulin sau bữa ăn ở cả người lớn khỏe mạnh và những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Quả này ở Việt Nam mọc dại không ai hái, ở nước ngoài được bán giá cao trong siêu thị, giúp hạ đường huyết, dưỡng gan - 3

Phụ nữ mang thai, người mắc tiểu đường không nên ăn

Theo bác sĩ Nguyễn Trường Hanh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, dù có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt sức khỏe nhưng quả xương rồng lê gai cũng có tác dụng phụ như gây ra tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, đầy hơi, đau đầu… nếu ăn quá nhiều.

Bác sĩ Hanh khuyến cáo, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn quả xương rồng lê gai, vì thành phần trong thảo dược này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Theo bác sĩ Hanh, loại quả này có thể làm hạ đường huyết, vì vậy người mắc tiểu đường và có lượng đường trong máu thấp thì không nên dùng, hoặc phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ giải thích, xương rồng lê gai có thể ảnh hưởng đến đường huyết, làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, người mới phẫu thuật không nên ăn loại quả này.

Đi bộ tốt cho sức khỏe nhưng kiểu người này càng chăm đi bộ thì càng nhanh làm bạn với xe lă

0

Đi bộ được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người nếu đi bộ tùy tiện lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hiện nay, nhiều người, nhất là trung niên và người cao tuổi, chọn đi bộ mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe vì cho rằng hoạt động này tốt cho xương khớp, lại giúp tinh thần thư thái. Khoa học cũng chứng minh, đi bộ mang lại nhiều lợi ích, như tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm trầm cảm lo âu, giúp giảm cân và tăng cường sức mạnh cơ bắp…

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia, đi bộ không phải lựa chọn tối ưu cho mọi người. An toàn nhất, trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào, chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ Đỗ Nam Khánh – Uỷ viên Thường vụ Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam cho biết, không thể phủ nhận những lợi ích của việc đi bộ với sức khỏe, tuy nhiên một số người, nhất là người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý khi đi bộ.

Những người có vấn đề về xương khớp, nhất là thoái hóa khớp không nên đi bộ. Ảnh minh họa.

Những người có vấn đề về xương khớp, nhất là thoái hóa khớp không nên đi bộ. Ảnh minh họa.

Thực tế, hiện nay đi bộ đang là phong trào được nhiều người hưởng ứng, thậm chí có cả các hội, nhóm cùng nhau đi bộ vào mỗi sáng hoặc chiều tốt. Về góc độ vận động, đây là điều rất tốt, thế nhưng cũng cần chú ý đến những vấn đề sức khỏe tiềm tàng, nhất là vấn đề xương khớp, để vận động làm sao cho phù hợp, không để lại hậu quả đáng tiếc”, bác sĩ Khánh chia sẻ.

Theo bác sĩ Khánh, đi bộ chống chỉ định với những người bị thoái hóa khớp, nhất là đang ở giai đoạn có viêm khớp. “Thực tế, không ít người đang bị đau khớp nhưng lại nghĩ đi bộ sẽ giúp cải thiện nên càng đi khỏe. Đây là một sai lầm khiến bệnh càng trầm trọng”, bác sĩ Khánh cảnh báo.

Bác sĩ Khánh lý giải, khi đi bộ, trọng tải của cơ thể sẽ dồn toàn bộ lên đôi chân, tạo sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa, từ đó tạo nên những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp, gây đau nhiều hơn. Những người này càng đi nhiều sẽ càng làm khớp mòn thêm, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời còn có thể mất khả năng vận động.

Đặc biệt, những người thừa cân, béo phì càng đi bộ nhiều sẽ càng gây thoái hóa khớp sớm. Vì thế, những người thừa cân, có vấn đề về xương khớp thường sẽ không được tư vấn đi bộ, thay vào đó là đạp xe hoặc bơi lội.

Bác sĩ Khánh cho biết, khi bị thoái hóa khớp nếu đi bộ sẽ càng làm tình trạng nặng nề hơn. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Khánh cho biết, khi bị thoái hóa khớp nếu đi bộ sẽ càng làm tình trạng nặng nề hơn. Ảnh: Lê Phương.

Ngoài ra, theo bác sĩ, không nhất thiết ngày nào cũng đi bộ hoặc phải đạt 10.000 bước/ngày. “Việc đi bộ sẽ tùy thuộc vào bệnh lý, sức khỏe, tuổi tác của mỗi người, không có quy tắc chung cho tất cả”, bác sĩ Khánh chia sẻ.

Ngoài ra, nếu có thói quen đi bộ vào buổi sáng, bạn chỉ nên ra ngoài khi trời đã sáng, tốt nhất là khi có ánh nắng. Chú ý khởi động kỹ trước khi đi bộ để tránh xảy ra chấn thương bởi khi mới thức dậy, cơ thể và các khớp vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, cần các hoạt động nhẹ nhàng trước để thích nghi.

Những lỗi thường gặp khi đi bộ:

– Uống không đủ nước: Khi đi bộ, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng. Nếu cơ thể bị mất nước nhiều qua mồ hôi mà không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra mệt mỏi và chuột rút cơ. Trước khi đi bộ 2 tiếng, bạn nên uống một cốc nước. Trong khi đi bộ, nếu khát nước, hãy đáp ứng đủ, tùy vào khối lượng vận động, cũng như quãng đường đi bộ.

Tránh đồ uống chứa caffein, nước ngọt trước khi đi bộ vì chúng chứa nhiều đường, chất kích thích có thể khiến cơ thể mất nước, khát nước hơn. Khi đi bộ hơn 2 giờ, hãy sử dụng đồ uống thể thao thay thế chất điện giải.

– Sải bước quá dài: Khi đi bộ, đa số mọi người sẽ có xu hướng tự nhiên là bước dài sải chân về phía trước. Điều này dẫn đến sai tư thế cột sống, bước chân mạnh khiến ống chân bị đau và không thể đi nhanh hơn được. Vì thế, khi đi bộ nếu muốn đi nhanh để tiêu hao nhiều calo hơn, thì nên thực hiện các bước ngắn hơn, nhanh hơn thay vì sải bước quá dài.

– Giày dép không phù hợp: Đi giày dép chật hay rộng quá, trọng lượng nặng, cứng đều có thể gây khó chịu và thậm chí gây hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cân gan chân, phồng rộp bàn chân, co giật cơ và các vấn đề về đầu gối. Trước khi đi bộ nên lựa chọn giày đi bộ có trọng lượng nhẹ, êm, dễ uốn cong và nên chọn cỡ giày lớn hơn một cỡ so với giày công sở. Bên cạnh đó, nên thay giày mới sau khoảng 800km đi bộ. Mặc quần áo thoải mái cũng rất quan trọng để tránh bị trầy xước và quá nóng khi đi bộ.

– Tư thế đi bộ sai: Việc luôn nhìn xuống bước chân, hoặc kiểm tra số bước chân trong điện thoại khi đi bộ là một sai lầm, khiến cổ và lưng bị căng và khiến bạn ít nhận thức được xung quanh, có thể gây nguy hiểm. Các chuyên gia khuyến cáo, tư thế đi bộ tốt giúp bạn giữ nhịp thở tốt và ngăn ngừa các vấn đề về lưng, cổ và vai. Tư thế đi bộ đúng là giữ cằm cao khi đi, cằm phải song song với mặt đất. Mắt tập trung vào đường đi, theo dõi phía trước với khoảng cách từ 3-6m để tránh chướng ngại vật.

Đồng thời, cần giữ tư thế đứng thẳng nhưng thả lỏng vai, lưng có đường cong tự nhiên, cằm hướng lên và song song với mặt đất khi đi bộ. Để giữ tư thế đứng thẳng, linh hoạt giúp đi bộ tăng cường sức khỏe, tốt nhất nên tập cơ bụng thông qua các động tác gập bụng và các bài tập khác.

Miếng “thịt” bổ nhất từ con lợn nhưng chỉ có một, có tiền chưa chắc mua được

0

Để ăn được phần “thịt” bổ nhất của lợn, nhiều người phải đi chợ từ sáng sớm mới có thể mua được.

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến nhất của chúng ta, nhiều người sẽ đi chợ vào sáng sớm để mua được thịt lợn tươi ngon nhất. Có thể thấy thịt lợn vẫn là một loại thực phẩm rất phổ biến, tuy nhiên có nhiều loại thịt lợn và mỗi người sẽ có sở thích ăn khác nhau, có người thích phần thịt chân giò, có người thích sườn, người lại thích nội tạng,…

Các bộ phận khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau, và cũng có thể nấu các món ăn khác nhau. Nhưng ít ai biết có một phần “thịt” lợn này bổ nhất nhưng mỗi con lợn chỉ có duy nhất một phần và không phải ai có tiền cũng có thể mua được.

Miếng “thịt” này chính là tim lợn. Giá trị dinh dưỡng của tim lợn quả thực rất cao, rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin, ăn tim lợn thường xuyên có thể tăng cường dinh dưỡng cho cơ tim và tăng cường sức co bóp của cơ tim.

Trên con lợn chỉ có một quả tim nên rất được ưa chuộng, nhiều người đi chợ từ sáng sớm để mua tim lợn nên không phải ai cũng có thể mua được nếu đến muộn.

 

Miếng amp;#34;thịtamp;#34; bổ nhất từ con lợn nhưng chỉ có một, có tiền chưa chắc mua được - 1

 

Trên mỗi con lợn chỉ có 1 quả tim nên nếu không đi chợ sớm chưa chắc đã mua được tim lợn dù có tiền. (Ảnh minh họa)

Giá trị dinh dưỡng của tim lợn

Tim lợn giàu chất dinh dưỡng hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trong 150g tim lợn chứa:

– Calo: 146 cal

– Carbs: 0g

– Đường: 0g

– Protein: 26g

– Chất béo: 5g

– Muối: 0g

– Chất xơ: 0g

Ngoài ra, trong tim lợn còn chứa những chất dinh dưỡng sau:

Vitamin B12 -12µg: Góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn, chức năng hệ thống miễn dịch, phân chia tế bào khỏe mạnh và giảm mệt mỏi.

Riboflavin (B2) – 1,35mg: Góp phần tạo ra năng lượng, sức khỏe của máu, cải thiện thị lực, bảo vệ tế bào và giảm mệt mỏi.

Axit pantothenic (B5) – 3,75mg: Góp phần thúc đẩy tinh thần của bạn, tạo ra năng lượng và giảm mệt mỏi.

Niacin (B3) – 10,35mg: Góp phần tạo ra năng lượng, tốt cho sức khỏe tâm thần, hỗ trực chức năng hệ thần kinh và giảm mệt mỏi và có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư

Thiamin (B1) – 0,72mg: Hỗ trợ chức năng tim, tạo năng lượng và duy trì trạng thái tinh thần và cảm xúc tốt.

Choline – 300mg: Đóng góp vào chức năng bình thường của gan, cho phép cơ thể xử lý chất béo hiệu quả và có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch.

Miếng amp;#34;thịtamp;#34; bổ nhất từ con lợn nhưng chỉ có một, có tiền chưa chắc mua được - 2

Tim lợn giàu chất dinh dưỡng như vitamin B, protein,… (Ảnh minh họa)

Công dụng của tim lợn

Để nói về lợi ích của việc ăn tim lợn, bạn phải nhìn vào chất dinh dưỡng có trong tim lợn. Tim lợn có chứa protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác, cũng như vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C. Đồng thời, tim lợn chứa niacin mà hiếm khi có trong thực vật. Niacin còn được gọi là vitamin P. Đây là một trong những loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, giúp thúc đẩy quá trình dị hóa chất béo trong cơ thể, giãn nở mạch máu, tăng cường chức năng hô hấp. Nếu cơ thể con người thiếu niacin sẽ xảy ra các triệu chứng như viêm da, viêm lưỡi, mất ngủ.

Vì vậy, tim lợn không chỉ có thể tăng cường dinh dưỡng cho cơ tim, giúp phục hồi chức năng hoặc thần kinh của bệnh tim mà còn ngăn ngừa các triệu chứng như viêm da, mất ngủ.

1. Bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tim, an thần, chữa các bệnh như suy nhược cơ thể, thiếu máu: Linh chi 15 gam, tim lợn 500 gam. Rửa sạch nấm linh chi cho hết tạp chất, sắc lấy nước cốt; tim lợn rửa sạch cho vào nồi cùng với nấm linh chi, hành lá, gừng, tiêu, nấu đến khi chín thì vớt ra.

2. Dưỡng tâm an thần, dưỡng huyết, chữa buồn bực, mất ngủ, bứt rứt, khát nước: Tim lợn 1 quả, quả chà là đỏ 15 gam, lá trắc bá diệp 15 gam. Tim lợn cắt đôi và rửa sạch, cho các dược liệu vào túi gạc buộc chặt dây, cho vào nồi hầm, thêm một lượng nước vừa đủ, ninh đến khi tim lợn chín và ngấm gia vị.

3. Dưỡng tâm an thần, trị mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp: Tim lợn 100g, hạt sen (bỏ tâm) 20g, bách hợp 25g. Tim lợn thái lát, cho nước vào nấu 30 phút, sau đó bỏ hạt sen và bách hợp, nấu nhừ. Ăn hạt sen và tim lợn, uống canh.

Miếng amp;#34;thịtamp;#34; bổ nhất từ con lợn nhưng chỉ có một, có tiền chưa chắc mua được - 3

Tim lợn có thể làm thành nhiều món ngon bổ dưỡng cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi ăn tim lợn

Mặc dù tim lợn tốt cho tim và da, nhưng nội tạng động vật không thích hợp để ăn thường xuyên. Nhiều loại hormone được bổ sung vào quá trình nuôi dưỡng gia cầm và gia súc hiện đại, các chất độc hại trong các hormone này sẽ lắng đọng trong nội tạng của động vật, vì vậy, để tốt cho sức khỏe, tốt nhất nên ăn một hoặc hai lần một tuần thay vì tiêu thụ quá nhiều.

Tuy giá trị dinh dưỡng của tim lợn rất cao nhưng không phải ai cũng thích hợp. Suy cho cùng, tim lợn thuộc loại nội tạng của động vật và chứa nhiều cholesterol nên không thích hợp với những người cao huyết áp, mỡ máu cao. Ngoài ra, những người có máu đặc không thích hợp ăn tim lợn, chất béo trong tim lợn là chất béo bão hòa, sẽ tăng cường hình thành cholesterol và chất béo có hại trong cơ thể, khiến máu đặc hơn, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch.

5 thứ nên đặt trong phòng ngủ, gia chủ dù xui đến đâu cũng có thể cải vận giàu sang

0

Theo quan niệm phong thủy, trong phòng ngủ đặt những món đồ này rất tốt, giúp kích hoạt tài lộc và may mắn.

Cầu đá thạch anh hồng

Đá thạch anh mang năng lượng dương giúp loại trừ mệt mỏi, giảm căng thẳng khỏi cơ thể, có tác dụng tốt cho hệ thần kinh và tim mạch. Đặc biệt, cầu đá thạch anh hồng có lợi cho tình yêu, gia tăng hòa hợp của hai vợ chồng.

Kệ đầu giường

Kê tủ đầu giường sẽ giúp chúng ta đặt, để được nhiều thứ như cốc nước, điện thoại, kính mắt,… Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng trang trí phòng ốc.

Theo các chuyên gia phong thủy, bạn nên đặt 2 chiếc tủ đầu giường ở hai bên giường để tạo sự hài hòa, mang lại cảm giác cân bằng, từ đó mang đến may mắn và tài lộc, giúp gia chủ đắc tài gấp bội. Hơn nữa, khi tủ đầu giường được phối thành một đôi còn có thể điều tiết tình cảm vợ chồng, nhà có đủ nếp đủ tẻ.

Kệ giường ngủ rất tốt để ở đầu giường

Kệ giường ngủ rất tốt để ở đầu giường

Hồ lô hòa hợp

Hồ lô hòa hợp là loại vật phẩm phong thủy phòng ngủ rất tốt, đem lại bình an, may mắn và tăng cường nhân duyên.

Một bộ sẽ gồm có 3 hồ lô kết nối với sợi dây.

Đầu sợi dây kết thành hình bánh xe pháp luân – tượng trưng cho tình cảm hòa hợp, gắn kết.

Thân hồ lô có khắc hình Tiên Đồng – Ngọc Nữ và chữ Hỷ với sự cầu mong nhân duyên được tốt, tình cảm lứa đôi bền chặt.

Phía cuối sợi dây là chùm quả ngũ hành giúp cân bằng âm dương, hòa hợp khí.

Tranh phong thủy

Tại phòng ngủ, ngoài ảnh của mình thì có thể treo một số bức tranh phong thủy như đôi cá chép, tranh uyên ương… – là vật phẩm phong thủy phòng ngủ giúp hỗ trợ tốt cho đời sống tình cảm vợ chồng.

Lưu ý là tránh treo tranh quá to, nặng trên đầu giường – dù để tô điểm, trang trí cho phòng ngủ, nhưng theo thời gian tranh rất dễ bị rơi xuống nơi đầu giường ngủ – tạo cảm giác sợ hãi, nguy hiểm cho người nằm ở dưới.

Tranh phong thủy treo giường ngủ

Tranh phong thủy treo giường ngủ

Đèn ngủ

Đèn ngủ là đồ vật không thể thiếu trong phòng ngủ. Đây được coi là nguồn năng lượng chính nuôi dưỡng tình cảm lứa đôi. Đèn ngủ tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ, đèn ngủ trong phòng ngủ tượng trưng cho cuộc sống tương lai tươi sáng, vừa có thể mang lại ánh sáng cho chúng ta trong đêm tối, vừa mang lại may mắn cho gia đình. Chất lượng cuộc sống ở nhà sẽ tăng lên đều đặn, tài lộc trong nhà cũng cải thiện rất nhiều, trong công việc cũng gặp được quý nhân giúp đỡ.

Theo các chuyên gia phong thủy, vị trí đặt đèn ngủ tốt nhất là ở hai bên đầu giường. Đặt đèn ngủ ở vị trí này tạo nên cảm giác  hài hòa cân xứng, ngụ ý về sự bình đẳng, thuận hòa giữa hai vợ chồng.

Tổ Tiên dạy cấm sai: ‘Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông’, nghĩa là gì?

0

Nói về những điều kiêng kỵ khi ngủ, Tổ Tiên ta có lời dạy như sau: ‘Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông’, nghĩa là gì, hãy cùng tìm hiểu.

Giấc ngủ có tầm quan trọng to lớn đối với sức khỏe. Hơn nữa, điều quan trọng cần đảm bảo là bạn đã chọn hướng tốt nhất để ngủ, nếu muốn có một giấc ngủ ngon và sâu.

Nhiều người nghĩ rằng họ không nên quá quan tâm đến việc tìm ra hướng tốt nhất để ngủ, nhưng điều đó là không đúng và đã có bằng chứng cho thấy vấn đề về hướng ngủ hoàn toàn có liên quan đến một giấc ngủ tốt.

Theo phong thủy của Trung Quốc, cần phải chú ý đến hướng nội thất phòng ngủ, cũng như vị trí của phòng ngủ trong nhà tạo thuận lợi cho dòng chảy năng lượng thiên nhiên tự do tràn vào nhà. Điều này cũng giúp bạn ngủ ngon. Phong thủy của Trung Quốc cũng chỉ ra cách thay đổi hướng giường để cải thiện sự thịnh vượng, sức khỏe hoặc các mối quan hệ xung quanh bạn.

Ngày xưa, Tổ Tiên chúng ta không được học hành nhiều, không có cơ sở về khoa học, thế nhưng với những đúc kết lâu đời, người xưa đã rút ra một kinh nghiệm đó là: “Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”.

Người xưa có câu: “Muốn dễ ngủ thì chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”. Người ta tin rằng nếu nằm theo hướng Bắc – Nam sẽ giúp ngủ ngon hơn và tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia sau này đã phát hiện ra, điều này là có cơ sở khoa học.

Hiểu theo nghĩa đen thì một người khi ngủ chân không được quay về hướng Tây, đầu không được quay về hướng Đông. Tuy nhiên nhiều người không quan tâm hướng nằm ngủ mà chọn theo cảm tính.

Nhưng trên thực tế, lời dạy trên có điểm hợp lý nhất định. Trong xây dựng, người ta thường chọn hướng nhà Bắc hoặc Nam. Đặc biệt nhà hướng Nam có đặc điểm là dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời, giúp sinh dương khí, có lợi cho gia chủ. Do đó, hướng Bắc – Nam được cho là có lợi cho cơ thể con người, giúp con người có nhiều sinh lực.

Ngoài ra, trong cơ thể con người còn có từ trường. Phần lớn mọi người đều biết trên Trái đất luôn tồn tại từ trường của hai cực Bắc và Nam.

Vì vậy khi nằm ngủ mà đầu quay về hướng Đông, chân quay về hướng Tây là trái với quy luật từ trường của tự nhiên, dễ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.

Trong thời gian ngắn có thể cơ thể không thấy thay đổi nhưng về lâu dài, hướng ngủ sai sẽ làm tiêu hao năng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Một khi các chức năng bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau như da sạm đi, hoa mắt, chóng mặt, ngủ không ngon giấc.

Ngược lại, nếu nằm quay đầu hướng Bắc và chân quay về hướng Nam, chúng ta có thể duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Ngoài lời dạy về hướng ngủ, người xưa cũng cho rằng chất lượng giấc ngủ và vị trí của giường cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ. Cụ thể, chúng ta không nên kê giường dựa vào tường, lúc này nếu bạn ngủ dựa đầu vào tường cũng sẽ khiến giấc ngủ bị cản trở.

Lý do là bởi phần sơn và bụi bẩn lâu này có thể rơi xuống. Trong đó có một số thành phần độc hại, khi con người hít vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó chịu, thậm chí gây bệnh.

Một điểm nữa là tường lâu ngày sẽ tương đối ẩm và lạnh. Những luồng khí lạnh này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người khi ngủ. Đối với phụ nữ, nếu lâu ngày dễ bị nhiễm lạnh, đau bụng kinh, đối với người cao tuổi có thể gây viêm khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

Cắt nhỏ quả này rồi kho cùng với cá: Hết sạch mùi tanh, cá chắc thịt thơm ngon

0

Đây là loại cả mang kho cá cực ngon, chỉ cần cắt nhỏ rồi mang kho cùng cá hết sạch tanh lại cực đưa cơm.

Loại quả này nổi tiếng “xanh vỏ đỏ lòng”, trước kia mọc hoang rụng đầy gốc nhưng nay được sử dụng trong nấu ăn rất ngon lại tốt cho sức khỏe.

8

Loại quả đó chính là quả chay!

Quả chay khi xanh có vị chua gắt, khi chín cũng có quả chua, quả ngọt được nhiều người thích ăn.

Những món ăn từ quả chay có vị chua chua, vừa giúp cơ thể giải nhiệt vào mùa hè, vừa gợi lại những hương vị giản dị của quê hương.

Theo một nghiên cứu khoa học, quả chay là thành phần của rất nhiều bài thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam. Nó có vị chua, tính bình, dùng trị ho do phế nhiệt, ho ra máu, đau họng, nôn ra máu, chảy máu cam, hoặc trường hợp dạ dày thiếu axit.

Trong loại quả chay còn chứa nhiều hợp chất quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, kích thích ăn uống và nhuận tràng.

Dưới đây, sẽ hướng dẫn bạn kho cá cùng quả chay rất ngon

Nguyên liệu kho cá với quả chay:

– 1.5kg cá chim đã làm sạch ruột, bỏ gân máu.

– 6-7 củ sả.

– Riềng già.

– 5 củ hành khô.

– Nước màu tự chưng

– 10 thìa ăn phở nước mắm cốt.

– Nước đun sôi.

– Giấm (chanh), muối biển.

– 3-5 quả ớt.

– 5 quả chay to.

– 500g thịt ba chỉ heo.

Cách kho cá với quả chay:

– Cá mua về rửa sạch. Pha nước có thêm giấm hoặc chanh và muối biển rửa thật kỹ để cá bớt mùi tanh.

– Dùng giấy bếp thấm khô hoặc để ráo.

– Ướp cá với 1 thìa muối biển khoảng 1-2 tiếng để cá chắc lại.

– Thịt ba chỉ thái miếng dày vì quá trình kho lâu thịt sẽ teo lại nhỏ hơn.

10

– Chay rửa sạch, thái lát.

– Sả đập dập, riềng cắt lát và 1 phần đem xay nhỏ. Hành khô thái lát.

– Cho dầu vào chảo phi thơm hành, giềng lát, sả.

– Cho phần này vào đáy nồi.

– Tiếp tục xếp các phần theo từng lớp: Chay thái lát, thịt ba chỉ heo, cá, thịt ba chỉ heo, chay thái lát, riềng xay, ớt.

– Cho nước mắm, nước hàng vào, rưới đều khắp mặt nồi cá.

5

– Cuối cùng đổ nước sôi 100 độ sâm sấp mặt trên cùng của nồi cá.

– Kho cá trong 2 tiếng. Lúc đầu để lửa lớn để cá sôi nhanh và gia vị tiếp xúc đều. Khi sôi được khoảng 30 phút cho lửa nhỏ để cá ngấm gia vị, chín nhừ đậm đà hơn. Khi nồi cá gần cạn nước, nước kho sệt lại là đạt.

– Để cá nguội rồi gắp cá ra đĩa sẽ hạn chế vỡ cá. Món cá kho quả chay rất vừa vị và đưa cơm.

9

Một số món ngon khác từ quả chay

Canh chua sườn với quả Chay

Món ăn này chế biến gần giống với món canh chua cá quả Chay. Bạn chỉ cần thay cá bằng xương sườn heo là được. Nguyên liệu chuẩn bị là 1kg xương sườn heo, quả Chay tươi cần 1 – 2 quả hoặc 10 – 12 lát quả khô, cà chua 2 quả, hành lá, thì là, cà chua, dầu ăn, một số loại gia vị (mắm, muối, mì chính)

Xương sau khi mua về bạn cần trần qua nước sôi cho sạch, sau đó đem ninh từ 15 – 20 phút. Cho luôn quả Chay vào ninh với xương để sau khi chín sẽ đem ra dầm tọa độ chua. Sau đó đem phi hành và xào cà chua lên cho thơm. Đổ hỗn hợp này vào với xương đã hầm và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau khi bắc bếp ra thì cho hành và thì là vào là xong.

Canh cá chua quả Chay

12

Canh chua là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Quả Chay xanh dùng để nấu canh chua có thể là quả tươi hoặc đã được cắt lát phơi khô đều được.

Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản: cá chép 1kg (bạn có thể chọn các loại cá khác), quả Chay tươi cần 1 – 2 quả hoặc 10 – 12 lát quả khô, cà chua 2 quả, hành lá, thì là, ớt, cà chua, dầu ăn, một số loại gia vị (mắm, muối, mì chính)

Chế biến: Cá chép sơ chế sạch và cắt ra thành từng khúc vừa ăn, rán sơ qua với dầu ăn. Cho hành khô vào phi thơm, bỏ cà chua vào xào cùng để tạo màu sau đó cho 2 bát ô tô nước vào đun sôi lên. Nước sôi thì cho cá đã rán qua vào và cho thêm ớt, quả Chay đã chuẩn bị cùng luôn. Sau khi cho cá vào khoảng 10 – 15 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp cho hành và thì là vào, vậy là đã có một bữa canh chua cực ngon.

7 di chứng sản phụ sinh mổ phải chịu cả đời, chớ buông lời trách mẹ không thương con

0

Cho dù kiêng cữ cẩn thận, mẹ sinh mổ cũng không thể tránh khỏi những di chứng sau sinh.

Rất nhiều mẹ được chỉ định sinh mổ trong các trường hợp cấp bách. Sau sinh thời gian phục hồi kéo dài, không được ôm con ngay. Vậy mà ra ngoài vẫn bị kỳ thị như thường vì nhiều người cho rằng sản phụ sinh mổ là do không chịu nổi cơn đau sinh thường, do muốn nhàn nhã tấm thân. Điều này thật oan ức bởi có những di chứng sau sinh mổ mẹ phải trải qua, những di chứng này càng rõ rệt hơn khi sinh đứa con thứ hai:

1. Đau lưng

Nhiều mẹ nói từ khi sinh mổ lúc nào cũng thấy đau lưng. Mẹ sinh mổ bị đau lưng là hiện tượng bình thường vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trong quá trình sinh mổ, và thuốc này cần được đặt vào giữa cột sống thắt lưng của sản phụ, đồng thời cắm một cây kim dài vào trực tiếp, điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho cột sống của người mẹ.

hình ảnh

2. Vết sẹo sau sinh

Ngay cả khi tay nghề bác sĩ nâng cao và y học không ngừng phát triển thì các mẹ sinh mổ sẽ được “khuyến mãi” vết sẹo vắt ngang bụng dưới. Dù mẹ rất chú trọng giữ gìn sau sinh nhưng vết sẹo vẫn sẽ tồn tại, đặc biệt là sẽ “nét” hơn sau khi sinh đứa con thứ hai.

3. Tổn thương tử cung

Cô nàng MC nổi tiếng Đài Loan Từ Hi Đệ đã tuyên bố sẽ không sinh con sau 3 lần sinh mổ liên tiếp, vì nó sẽ khiến tử cung bị tổn thương nhiều hơn. Tử cung thường chỉ rộng từ 4 đến 5 cm và dài khoảng 7 đến 8 cm. Sau khi mang thai sẽ tăng kích thước lên hàng chục lần cùng với sự lớn lên của thai nhi. Tưởng tượng một quả bóng được bơm căng lên rồi xẹp xuống, chưa kể vết mổ mới chồng vết mổ cũ nếu sinh con thứ hai thì tử cung người mẹ sinh mổ sẽ tơi tả cỡ nào.

4. Di chứng gây tê

Nhiều mẹ cho biết, sau khi sinh mổ, họ luôn cảm thấy đầu óc nhớ nhớ quên quên. Đó là do di chứng của việc gây tê hoặc gây mê. Mặt khác, một số sản phụ rất nhạy cảm với thuốc nên sẽ cảm thấy khó chịu. Tác dụng phụ của thuốc gây tê không chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh mà còn có thể kéo dài 1 năm, thậm chí vài năm sau sinh. Hiện tượng phổ biến nhất của tác dụng phụ sau khi gây tê đó là đau đầu.

hình ảnh

5. Phục hồi chậm

So với sinh thường thì hồi phục sau sinh mổ chậm hơn. Vùng chấn thương sau sinh mổ lớn nên thời gian hồi phục tự nhiên cũng lâu hơn. Cơn đau hậu sản kéo dài và người mẹ cũng yếu ớt hơn. Không thể bước đi một cách bình thường hay tự tay chăm sóc con mình. Đó là một điều vô cùng thiệt thòi với các bà mẹ sinh mổ.

6. Dính ruột

Thực tế, một ca sinh mổ là một ca phẫu thuật rất lớn, vì trong quá trình mổ, bác sĩ phải cắt qua bảy lớp trên bụng của người mẹ để đưa em bé ra ngoài. Nói cách khác, khi vết thương phải khâu bảy lớp, rất có hại cho cơ thể mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không nhanh chóng vận động, đi lại thì nguy cơ dính ruột rất cao.

hình ảnh

7. Dễ suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành quét não đối với những phụ nữ sinh con và phát hiện ra rằng những bà mẹ sinh con tự nhiên nhạy cảm hơn với tiếng khóc của con họ, trong khi sinh mổ có thể làm giảm sự nhạy cảm của người mẹ với con. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sinh con tự nhiên sẽ kích thích cổ tử cung của phụ nữ sinh nở và sản sinh ra hormone, giúp tăng cường cảm xúc của họ với em bé. Các nghiên cứu về não bộ đã chỉ ra rằng hoạt động của não bộ trong quá trình sinh nở tự nhiên có thể điều chỉnh cảm xúc và hành vi hàng ngày của người mẹ và giúp họ tránh được những cảm xúc tiêu cực sau sinh. Chưa kể các bà mẹ sinh mổ lại thường bị lên án, bởi những người cũng đã làm mẹ khác. Thật kỳ khôi!

Trên đây là 7 di chứng của mẹ sau sinh mổ. Chẳng phải người mẹ nào sinh mổ cũng là không yêu con, và việc sinh mổ cũng là do bác sĩ chỉ định. Chớ trách mẹ sinh mổ nhàn nhã hơn sinh thường. Mọi bà mẹ đều vĩ đại.