Giá đền bù đất; bồi thường bằng nhà ở, đất ở; hỗ trợ giao thêm đất… là những quyền lợi mới người dân nếu bị thu hồi đất nhận được khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Giá bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất sẽ tăng
Theo Luật Đất đai 2024, khung giá đất sẽ bị bãi bỏ, thay vào đó định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Khi bỏ khung giá đất, các địa phương sẽ tự quyết định bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất mỗi năm một lần để phù hợp với giá đất thị trường thay. Giá đất sẽ tiệm cận với thị trường, kéo theo đó giá đền bù có thể sẽ tăng.
Đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng:
– Đất nông nghiệp hoặc
– Tiền hoặc
– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi.
– Nhà ở.
Chỉ được thu hồi đất khi đã bàn giao nhà ở tái định cư
Khoản 6 Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định: UBND cấp tỉnh, và cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật Đất đai 2024.
Hộ gia đình nhiều thế hệ bị thu hồi đất được hỗ trợ giao thêm đất
Theo Khoản 4 Điều 111 Luật Đất đai 2024, trong hộ gia đình có nhiều thế hệ hoặc có nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên 1 thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi mà diện tích đất ở được bồi thường không đủ để giao riêng cho từng hộ gia đình thì được xem xét hỗ trợ để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình còn thiếu.
Thêm nhiều khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
Điều 108 Luật Đất đai 2024 đã bổ sung thêm các khoản hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất như:
– Hỗ trợ di dời vật nuôi.
– Hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời đối với tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
Căn cứ khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất 50 năm là đất có thời hạn sử dụng là 50 năm, gồm:
– Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được giao để sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối theo quy hoạch.
Lưu ý: Những loại đất trên có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi đất đó được giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện chuyển đất 50 năm lên đất thổ cư
Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển các loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm sang đất thổ cư (đất ở) thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, chỉ được chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư thì phải có quyết định cho phép chuyển sang đất thổ cư của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Nếu tự ý chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư như hành vi xây nhà trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Phí chuyển đất 50 năm lên đất thổ cư
Cũng giống như các trường hợp khác, khi chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư phải nộp tiền sử dụng đất, trừ trường hợp được miễn tiền sử dụng đất.
Chuyển từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở
* Công thức tính
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất được tính như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
* Trường hợp áp dụng
– Chuyển mục đích từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà không được công nhận là đất ở sang đất ở.
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất có nguồn gốc là đất ao, vườn gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc và tách thành các thửa riêng sang đất ở.
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà không được công nhận là đất ở giờ xin chuyển sang đất ở.
Chuyển từ đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất thổ cư
* Công thức tính
Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định cách tính tiền sử dụng đất phải nộp như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
* Trường hợp áp dụng
– Chuyển mục đích từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng sang đất ở.
– Chuyển từ đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sang đất ở.
Có cần làm biển số xe mới khi sáp nhập tỉnh thành?
Hiện nay, Thông tư 79/2024/TT-BCA quy định về biển số xe của 63 tỉnh thành. Biển số xe được quy định bắt đầu từ số 10 đến số 99.
Việc sáp nhập tỉnh thành trong thời gian sắp tới kéo theo sự thay đổi đơn vị hành chính rất quan trọng. Báo Lao động dẫn lời của luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo Thông tư 24/2023, chủ sở hữu phương tiện phải thực hiện thủ tục cấp đổi lại giấy đăng ký xe, biển số khi sáp nhập tỉnh, thành phố vì việc này dẫn tới thay đổi về thông tin, địa chỉ. Tuy nhiên, thông tư này đã hết hiệu lực. Thông tư 79/2024 ngày 15/11/2024 được đưa vào để thay thế và có hiệu lực từ 1/1/2025. Thông tư mới này không có yêu cầu đổi biển số xe khi thay đổi địa chỉ. Do đó, đối với việc quản lý biển số xe, có thể chủ xe sẽ được tiếp tục sử dụng biển số xe của các tỉnh, thành cũ.
Vào năm 2008, khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, biển số xe của tỉnh Hà Tây là 33 vẫn được tiếp tục sử dụng. Cho đến thời điểm hiện tại, biển số 33 vẫn có giá trị sử dụng tương đương với các biển số khác.
Theo đó, khi phương án sáp nhập được thông qua, đầu số biển số xe của các tỉnh thành có thể sẽ là như trường hợp dưới đây:
Tuyên Quang (sáp nhập Hà Giang và Tuyên Quang): Đầu số biển số xe là 22, 23.
Lào Cai (sáp nhập Lào Cai và Yên Bái): Đầu số biển số xe là 24, 21.
Thái Nguyên (sáp nhập Bắc Kạn và Thái Nguyên): Biển số xe dự kiến là 20, 97.
Phú Thọ (sáp nhập Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Phú Thọ): Biển số xe dự kiến là 19, 28, 88.
Bắc Ninh (sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh): Biển số xe là 99, 98.
Hưng Yên (sáp nhập Thái Bình và Hưng Yên): Biển số xe là 89, 17.
TP. Hải Phòng (sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng): Biển số xe là 15, 16, 34.
Ninh Bình (sáp nhập Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định): Biển số xe là 35, 90, 18.
Quảng Trị (sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị): Biển số xe là 73, 74.
TP. Đà Nẵng (sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng): Biển số xe là 43, 92.
Quảng Ngãi (sáp nhập Quảng Ngãi và Kon Tum): Biển số xe là 76, 82.
Gia Lai (sáp nhập Gia Lai và Bình Định): Biển số xe là 82, 77.
Khánh Hòa (sáp nhập Khánh Hòa và Ninh Thuận): Biển số xe là 79, 85.
Lâm Đồng (sáp nhập Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận): Biển số xe là 48, 49, 86.
Đắk Lắk (sáp nhập Phú Yên và Đắk Lắk): Biển số xe là 47, 78.
TP. Hồ Chí Minh (sáp nhập Bình Dương, TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu): Biển số xe là 41; từ 50 đến 59; 61; 72.
Đồng Nai (sáp nhập Bình Phước và Đồng Nai): Biển số xe là 39, 60, 93.
Tây Ninh (sáp nhập Long An và Tây Ninh): Biển số xe là 70, 62.
TP. Cần Thơ (sáp nhập Sóc Trắng, Hậu Giang và TP. Cần Thơ): Biển số xe là 65, 83, 95.
Vĩnh Long (sáp nhập Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh): Biển số xe là 71, 64, 84.
Đồng Tháp (sáp nhập Tiền Giang và Đồng Tháp): Biển số Xe là 66, 63.
Cà Mau (sáp nhập Bạc Liêu và Cà Mau): Biển số xe là 69, 94.
An Giang (sáp nhập Kiên Giang và An Giang): Biển số xe là 67, 68.
Cách tỉnh thành gồm Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP. Huế không thay đổi.
Khi sáp nhập tỉnh, thành, biển số xe cũ có thể vẫn được sử dụng bình thường, không cần phải làm lại.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
Các trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe Thông tư 79/2024 của Bộ Công an, có hiệu lực từ năm 2025 gồm:
Xe cải tạo hoặc thay đổi màu sơn.
Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ hoặc hỏng.
Chứng nhận đăng ký xe hết thời hạn sử dụng.
Xe đã đăng ký với biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen (dành cho xe kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.
Thay đổi thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh) hoặc chủ xe muốn đổi chứng nhận đăng ký xe theo địa chỉ mới.
Đổi chứng nhận đăng ký xe cũ và biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe và biển số xe mới theo quy định tại thông tư này, hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số từ biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.
Chuyên gia pháp lý đánh giá, phương án tăng mức thu đối với một số trường hợp giao dịch liên quan đến nhà, đất thứ 2 trở lên sẽ có tính khả thi cao hơn.
Thu thuế tăng theo giao dịch
Vừa qua, trong dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội vừa được UBND TPHCM gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TPHCM đã bổ sung và làm rõ cho đề xuất thu thuế bất động sản thứ 2. Cụ thể là UBND TPHCM đưa ra 2 phương án để lựa chọn và áp dụng
Phương án thứ nhất là thành phố sẽ thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ là cơ quan quy định mức thuế, thuế suất, phương pháp tính và thời gian áp dụng.
Ở phương án thứ 2, TPHCM sẽ áp dụng tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên trên địa bàn, gồm lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên. Hàng loạt biệt thự tại khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) không được đưa vào sử dụng, bị bỏ hoang gây lãng phí (Ảnh: Trần Kháng).
Trao đổi với Dân trí, Luật sư Đoàn Minh Đức – Công ty Luật TNHH HDS (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận, theo xu hướng hiện nay, việc tăng thuế đối với bất động sản thứ 2 là phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm chống đầu cơ, lãng phí và hoang hóa đất đai. Tuy nhiên, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai để xác định đúng và trúng đối tượng và phải có cơ sở tính thuế hợp lý.
Phân tích tính khả thi phương án áp dụng trong đề xuất thu thuế bất động sản thứ 2 của TPHCM đã nêu, luật sư Đoàn Minh Đức cho rằng, với phương án thứ nhất là thu thuế đối với đất ở và nhà ở mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà không trực tiếp sử dụng thì hiện nay, pháp luật đất đai chưa có khái niệm thế nào là “không trực tiếp sử dụng” đất ở và nhà ở dẫn đến việc xác định tình trạng “không trực tiếp sử dụng” đối với nhà ở và đất ở trên thực tế là rất khó khăn. Nếu áp dụng mà chưa có quy định rõ ràng, người sử dụng đất vẫn có thể lách luật bằng cách cho người khác mượn nhà, đất để sử dụng.
Do đó, với tính chất phức tạp, khó kiểm soát, luật sư Đoàn Minh Đức cho rằng, để áp dụng việc thu thuế đối với trường hợp này cần xây dựng cơ chế kiểm soát với quy định hướng dẫn chi tiết, đồng bộ, cùng nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng, trình độ, chuyên môn để thực hiện việc kiểm soát.
Với phương án thứ 2 là tăng mức thu đối với một số trường hợp giao dịch liên quan đến nhà, đất thứ 2 trở lên, luật sư Đoàn Minh Đức đánh giá có tính khả thi cao hơn.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, khi áp dụng, cơ quan có thẩm quyền cần phân định rạch ròi trường hợp người sử dụng đất là cá nhân với người sử dụng đất là tổ chức. Bởi lẽ, trong quá trình hoạt động, do nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh, tiếp cận tốt hơn đến các đối tượng khách hàng, doanh nghiệp phải ký kết rất nhiều giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà, đất.
“Với mỗi giao dịch trên, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều nghĩa vụ tài chính, do đó, nếu không có quy định rõ ràng, áp lực về thuế của doanh nghiệp sẽ tăng, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là những doanh nghiệp trẻ”, luật sư Đoàn Minh Đức nhấn mạnh.
Hơn nữa, ông cho rằng cũng cần làm rõ căn cứ đánh thuế đối với bất động sản thứ 2 là dựa trên số lượng, tổng diện tích hay giá trị của bất động sản mà chủ thể đó sử dụng, sở hữu.
“Chính sách này sẽ đạt hiệu quả và phát huy tác dụng nếu nguồn cung đáp ứng đủ, hạn chế tình trạng tăng giá bán, tăng tỷ lệ đầu cơ. Nhiều cá nhân, tổ chức để tránh việc nộp thuế cao đã lựa chọn giao dịch mua, bán, chuyển nhượng bất động sản ở các tỉnh thành lân cận, ngoài TPHCM, gây thất thoát ngân sách Nhà nước”, luật sư Đoàn Minh Đức nêu.
Thu thuế phải theo luật
Theo luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty luật ANVI, việc tính thuế suất cao với giao dịch bất động sản sở hữu ngắn hạn cần đưa vào Luật Thuế tài sản thay vì Luật Thuế thu nhập cá nhân. Lý do là thuế thu nhập cá nhân khuyến khích nộp thuế khi có thu nhập, càng có nhiều thu nhập thì nghĩa vụ nộp thuế càng tăng. Trong khi đó, một trong những mục tiêu của thuế tài sản là hạn chế đầu cơ, như TPHCM đang lý giải.
“Việc xây dựng Luật Thuế tài sản đã đặt ra hơn 10 năm nhưng vẫn chưa thực hiện, nay cần tiếp tục xem xét hoàn thiện sắc thuế này”, luật sư Trương Thanh Đức nêu. Mục tiêu của thuế tài sản là hạn chế đầu cơ, lãng phí nguồn lực khi mà hiện trên thị trường không thiếu dự án bị bỏ hoang (Ảnh: Trần Kháng).
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng, việc có thu thuế hay không đều phải theo luật và sẽ là vi hiến khi áp dụng bởi chưa có luật.
“Nhà đất rất nhiều mà không đưa vào sản xuất kinh doanh hay sử dụng thì phải chấp nhận một mức thuế suất cao hơn, thậm chí gấp đôi gấp ba mức khởi điểm mới tạo ra sự công bằng xã hội và hướng tới sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhà cửa. Nhưng cần phải sửa luật, phải có quy định của Quốc hội, quy định rõ ràng đánh thuế như thế nào, đánh thuế bao nhiêu cho hợp lý, công bằng”, luật sư Trương Thanh Đức nói.
Đồng tình với việc đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên, nhưng TS. Bùi Ngọc Sơn (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) lưu ý, phải có các tiêu chí đánh thuế như quy mô, giá trị địa tô, số lượng. Chỉ khi có các quy định, tiêu chí cụ thể, chúng ta sẽ định hướng được tài sản có bị đánh thuế không và ở mức độ nào?
“Chúng ta không nên nói sở hữu căn nhà thứ 2 sẽ rất khó hình dung, phải là sở hữu về bất động sản và nhà ở trong đó có số lượng, quy mô, chất lượng, giá trị bất động sản”, ông Sơn nói.
Đại biểu Quốc hội lo ngại bỏ biên chế, hiệu trưởng có quyền hạn rất lớn, nếu không đào tạo và tuyển chọn rất có thể “giao trứng cho ác”.
Tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội hôm nay, chủ trương xóa bỏ biên chế trong giáo dục được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó chủ nhiệm bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội, cho rằng chủ trương đưa các cơ sở y tế, giáo dục công thành mô hình hoạt động độc lập như công ty, trao quyền lực lớn cho lãnh đạo đơn vị là rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi mô hình chưa vận hành thì xuất hiện một số vấn đề như: bảo hiểm y tế xuất toán ồ ạt ở địa phương; nhiều bác sĩ, giáo viên vùng sâu đồng loạt bỏ nghề; lạm dụng bảo hiểm y tế, kỹ thuật cao diễn ra tràn lan. Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ thận trọng khi triển khai chủ trương trên.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh: Quochoi
“Nếu các đại biểu về thăm xã vùng cao, nơi ôtô không đến được, gặp các cô giáo và y bác sĩ ngày đêm bám trụ thì thấy không phải chỉ vì yêu nghề, họ gắn với đồng bào vùng cao vì vẫn yên tâm mình nằm trong biên chế nhà nước, là công chức trong hệ thống. Nếu bỏ biên chế trong y tế, giáo dục, cần chính sách cụ thể cho từng vùng miền”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, khi xóa bỏ biên chế, hiệu trưởng, giám đốc bệnh viện có quyền hạn rất lớn, nếu không có sự đào tạo và tuyển chọn thì rất có khả năng “giao trứng cho ác”. Việc trao quyền chỉ được thực hiện khi có cơ chế rõ ràng, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị. Song song với đó là hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị theo cơ chế mới.
“Nếu bỏ biên chế y tế và giáo dục thì nên bỏ toàn bộ hệ thống, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như hầu hết nước. Như vậy mới bỏ được tâm lý chạy một suất biên chế cho người nhà mình. Và việc bỏ biên chế không quan trọng bằng đổi mới ngành giáo dục, vì nhược điểm ngành này ngày càng nhiều”, PGS Hiếu nói.
Ông cũng lưu ý, đổi mới không có nghĩa là xóa bỏ cái cũ. Những nhà lãnh đạo, người xây dựng chương trình giáo dục khi phê phán chương trình cũ đừng quên chính họ được đào tạo trong hệ thống đó và thành công như hiện nay.
“Ý kiến cá nhân tôi là hãy tạo ra chương trình giáo dục mở, đừng cứng nhắc các tiêu chí, bắt học sinh trở thành bác học với mớ kiến thức khổng lồ, tài đức vẹn toàn. Tôi được theo học mô hình thực nghiệm từ lớp 1 đến 10 và thấy đây là mô hình tương đối tốt, nên kế thừa, phát triển, đừng xóa bỏ gây lãng phí và chưa chắc mô hình mới có tốt hơn không”, ông Hiếu nói.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết. Ảnh: Gia Linh
Trước đó trong buổi sáng, thượng tọa Thích Thanh Quyết chia sẻ cử tri rất quan tâm đến cải cách giáo dục và vấn đề tinh giản biên chế, vì đây là lĩnh vực lấy con người làm trung tâm. Giáo dục là quy trình đặc biệt, đầu vào là con người, đầu ra là con người, quá trình vận hành cũng là con người.
“Nếu quy trình này vận hành không tốt thì sản phẩm đầu ra cả xã hội phải chịu. Giáo viên không nặng nề phân biệt là công chức hay viên chức, là trong hay ngoài biên chế. Họ mong tiếp tục phấn đấu thi đua công bằng để cống hiến, khẳng định mình, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn hiện nay. Rất mong Bộ Giáo dục chú trọng”, thượng tọa nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc, giáo viên trường THPT Minh Châu (Yên Mỹ, Hưng Yên) cho rằng quá trình tinh giản biên chế ở các cơ sở giáo dục thời gian qua chủ yếu là dừng tuyển dụng. Việc này gây ra nhiều bất cập, đơn cử như không có người kế nhiệm vị trí công việc.
“Ngành giáo dục nhiều địa phương đã dừng tuyển dụng từ lâu, có nơi dừng từ năm 2008. Nay lại thêm chủ trương tinh giản biên chế khiến lòng yêu nghề của giáo viên giảm sút, ngành giáo dục không thu hút được học sinh giỏi yêu nghề. Đề nghị Chính phủ xem xét vấn đề này”, đại biểu Phúc nói.
Loại khỏi ngành những giáo viên chưa đạt yêu cầu
Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, chủ trương chuyển dần biên chế sang hợp đồng đối với giáo viên là thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Trung ương cũng như Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần có nguồn lực và động lực. Động lực đối với nhà giáo rất quan trọng nhưng đang có nhiều bất cập.
“Do quy định tuyển dụng công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công, đặc biệt là ở trường phổ thông dẫn đến tình trạng thừa thiếu cục bộ. Bên cạnh đó, phần nhiều giáo viên có tâm lý vào biên chế cho ổn định, nên rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, đáp ứng được chương trình mới. Vì vậy, Bộ mới đặt vấn đề chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng”, ông Nhạ giải thích.
Bộ trưởng cho biết, ngành đang nghiên cứu các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo, từ đó thực hiện thành công đổi mới theo Nghị quyết 29. Nghị quyết này đã nêu rõ, năng lực đội ngũ phải căn cứ vào đóng góp về kết quả và phẩm chất, khi cần thiết có thể đưa ra khỏi ngành những giáo viên chưa đạt yêu cầu.
“Đây là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng không thể không làm. Điều quan trọng là nghiên cứu thật kỹ, có lộ trình, bước đi và chúng tôi thực hiện rất căn cơ, trước hết thí điểm ở khối đại học vì có thuận lợi là đơn vị sự nghiệp chuyển sang mô hình tự chủ”, ông Nhạ nói và thông tin thêm, Bộ đã trao đổi với các đơn vị và Sở về vấn đề trên.
“Dư luận rất quan tâm và nhiều ý kiến cho rằng việc này phù hợp với điều kiện cơ sở và tâm lý giáo viên”, ông Nhạ nói.
Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cấp cho người dân.
So với Luật Đất đai 2013, luật mới bổ sung hai trường hợp Nhà nước thu hồi sổ đỏ là khi bị tòa án tuyên hủy hoặc đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp sổ đỏ đã cấp.
Bốn trường hợp khác cơ bản giữ nguyên như luật cũ, nhưng được quy định chi tiết hơn. Đó là nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ nếu toàn bộ diện tích đất ghi trong đó bị thu hồi.
Khi người dân cấp đổi sổ đỏ thì sổ cũ bị thu hồi. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới sổ đỏ, thì sổ cũ bị thu hồi.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ảnh: Hoàng Phong
Sổ đỏ cấp không đúng thẩm quyền, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất cũng thuộc diện phải thu hồi.
Với sổ đỏ cấp sai quy định, trường hợp tranh chấp đã có bản án, quyết định của tòa có hiệu lực thi hành, trong đó có nội dung thu hồi sổ đỏ đã cấp thì thực hiện theo bản án.
Trường hợp cơ quan thanh tra kết luận sổ đỏ đã cấp không đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu kết luận thanh tra đúng thì thu hồi; nếu xác định sổ đỏ cấp đúng thì thông báo lại cho cơ quan thanh tra.
Khi cơ quan nhà nước phát hiện sổ đỏ đã cấp không đúng quy định thì thông báo cho người sử dụng đất biết lý do và thu hồi. Nếu người sử dụng đất phát hiện sổ đỏ cấp không đúng thì kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét thu hồi.
Sổ đỏ cấp sai quy định sẽ không bị thu hồi nếu người được cấp đã chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo pháp luật đất đai. Việc xử lý thiệt hại do cấp sổ đỏ sai quy định sẽ thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án.
Ngoài 6 trường hợp nêu trên, việc thu hồi sổ đỏ chỉ thực hiện khi có bản án, quyết định của tòa án đã được thi hành hoặc văn bản kiến nghị của cơ quan thi hành án, trong đó có yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Nếu nhà nước thu hồi sổ đỏ nhưng chủ đất không giao nộp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định hủy sổ đỏ đã cấp.
Luật mới cũng quy định, cơ quan cấp sổ đỏ có trách nhiệm đính chính nếu có sai sót về thông tin của người được cấp so với thông tin tại thời điểm đính chính. Sổ đỏ sai sót thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai đã được kiểm tra xác nhận hoặc thể hiện trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền, cũng sẽ được đính chính.
Theo quy định việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vị phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định.
Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?
Khái niệm về đất nông nghiệp chính là tất cả các loại dất sử dụng với mục đích như trồng trột, chăn nuôi, trồng rừng, lâm nghiệp, phòng hộ đê điều, nuôi trồng thủy hải sản, trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây lâu năm… Như vậy, tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, không phải đất thổ cư – Đất ở đều là đất nông nghiệp.
Các loại đất này chỉ phục vụ cho sản xuất, và phục vụ cho những lợi ích nhất định của xã hội nên không được phép xây nhà để ở. Chính vì vậy, những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp hoàn toàn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định đã ban hành.
Mực phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp?
Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…
Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Năm 2025 bằng lái xe hạng B1 số tự động nếu có nhu cầu cấp đổi, cấp lại thì được cấp đổi sang bằng lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.
Xe ô tô
Đối với bằng lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg.
Cách đổi bằng lái xe B1, B2 sang B, C1 online mới nhất
Dưới đây là các bước đổi bằng lái xe B1, B2 sang C1 online mới nhất:
Bước 1: Truy cập vào trang web https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn, đăng nhập bằng tài khoản định danh. Tiếp theo vào phần đổi giấy phép lái xe, điền các thông tin cá nhân, giấy phép lái xe ở những ô yêu cầu.
Nay đổi từ B2 sang C1 cũng có thể thực hiện trên online. (Ảnh chụp màn hình)
Nếu các thông tin hợp lệ, và giấy phép lái xe cũ đủ điều kiện để thay đổi, ô “Thông tin chuyển hạng giấy phép lái xe mới” sẽ xuất hiện, có thể lựa chọn đổi qua B hoặc C1 tại tùy chọn này.
Bước 2: Điền số giấy khám sức khỏe điện tử, được cung cấp khi khám sức khỏe giấy phép lái xe.
Bấm vào nút “Tra cứu” ở kế bên ô điền số giấy khám sức khỏe, và ở dưới ô “Kết luận” sẽ hiện thêm thông tin.
Nếu phần thông tin này ghi “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B2” hoặc “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B”, có thể đổi qua hạng B. Nếu phần kết luận là “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng C1”, có thể đổi qua cả B và C1.
Bước 3: Đính kèm ảnh chân dung, bằng lái cũ, căn cước, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, sau đó tiến hành các bước nộp hồ sơ trực tuyến theo chỉ dẫn trên màn hình.
Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ nhận thông báo đóng lệ phí qua email hoặc số điện thoại cung cấp trước đó. Bằng lái mới sẽ được gửi về nhà không quá 5 ngày làm việc.
Bằng lái xe B1, B2 được cấp trước 1–1–2025 có còn được sử dụng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì bằng lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 1-1-2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định mới thì có hiệu lực sử dụng như sau:
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Như vậy, theo quy định nêu trên, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 1-1-2025 vẫn sẽ sử dụng theo thời hạn và loại xe ghi trên bằng lái xe mà không bắt buộc đổi theo phân hạng mới.
Xin hỏi, theo quy định hiện nay, trường hợp xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bị xử phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Khắc Hội (Hải Dương).
Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, Điều 11, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
– Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
– Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Ảnh minh họa/ITN
Căn cứ tại điểm b, khoản 5, khoản 11, Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 34, Điều 2, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
…
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i, khoản 5, Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7, Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g, khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, khoản 5, Điều này;
…
Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Tôi chuẩn bị xây một căn nhà trên mảnh đất vừa mua, hiện tại đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tuy nhiên theo tôi được biết thì phía trước căn nhà của tôi chuẩn bị xây tầm 100m thì cũng có một hộ dân khác cũng chuẩn bị sửa lại nhà nhưng nghe đâu là sẽ xây bít lại lối đi chung của nhà tôi và những hộ ở sâu bên trong. Hiện tại đây là con đường duy nhất dẫn từ lộ lớn vào tận nhà tôi và những hộ dân khác, nếu như họ xây bít lại thì chúng tôi không có đường nào khác để đi ra ngoài, việc này làm tôi rất hoang mang và cũng không biết pháp luật hiện tại quy định về vấn đề này như thế nào, mong anh chị hỗ trợ giúp tôi. – Câu hỏi của anh Tám (Long An).
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo quy định trên thì có thể hiểu rằng đây là một quyền đặc biệt của người sử dụng, sở hữu bất động sản. Nếu như bất động sản của họ bị vây bọc bởi các bất động sản của những chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì họ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Việc mở lối đi này sẽ trên nguyên tắc tại nơi được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến yếu tố lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi, và khi yêu cầu mở lối đi cho mình thì mình phải thực hiện việc đền bù cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi qua đó, trừ trường hợp nếu mình có thỏa thuận khác với nhau.
Về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng và chiều cao của lối đi do các bên tự thỏa thuận trên nguyên tắc bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cầu Tòa hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Cho nên trong trường hợp này nếu mình đang chuẩn bị xây nhà thì có thể liên hệ trao đổi trước với nhà hàng xóm của mình để trao đổi với họ về việc mở lối đi này tạo điều kiện cho mình ra đường công cộng để họ có sự chuẩn bị trước khi xây dựng. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân để được hỗ trợ thêm.
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?
Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
…
Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nộp đơn lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết cho phù hợp. Tùy vào trường hợp và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh để giải quyết.