Home Blog Page 381

Chuyện buồn của Sách giáo khoa

0
Mỗi trường có thể lựa chọn các bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau để dạy học, do đó sau khi học sinh đã sử dụng khó tìm được người dùng lại. Mỗi bộ sách được nhà trường bán kèm rất nhiều sách bài tập với giá không hề rẻ và chỉ sử dụng một lần rồi vứt. Vậy nên gây lãng phí rất lớn.

Kết thúc năm học 2023-2024, nhiều phụ huynh băn khoăn khi không biết phải xử lí thế nào với SGK, trong đó nhiều cuốn còn mới. Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK, các trường có quyền lựa chọn sách để dạy học. Điều này có thể dẫn tới tình trạng, em không học được sách của anh; nếu chuyển trường học sinh phải mua SGK mới và khi học xong không biết cho ai.

Chị Lê Thị Huyền (38 tuổi, Đà Nẵng) cho biết, chị rất “đau đầu” với SGK của con. Một số loại sách chị phải trầy trật mới mua được theo đúng yêu cầu của nhà trường. Trong khi đó bộ sách con chị học xong vẫn còn sạch đẹp lại không biết cho ai, vì mỗi năm sách một khác. “Nếu đồng bộ, trường nào sách cũng giống nhau, năm nay học sinh dùng xong thì tặng lại khóa sau, tiết kiệm được bao nhiêu là tiền của, vì mỗi bộ giá tới vài trăm nghìn”, chị Huyền nói.

Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học: Lãng phí sách giáo khoa ảnh 1
Bộ SGK lớp 6 của một trường “bán” cho học sinh kèm rất nhiều sách bài tập

Theo cô giáo N.T. (huyện Hòa Vang), việc mỗi trường chọn một bộ sách còn gây tâm lý không tốt cho học sinh trong những kỳ kiểm tra, thi chung toàn thành phố vì các em nghĩ sách trường mình khác sách trường bạn, mình học khác bạn.

“Dù các trường học sử dụng SGK khác nhau nhưng nếu chỉ sử dụng SGK một lần sẽ gây lãng phí rất lớn. Đối với học sinh ở thành phố, đa số phụ huynh đủ điều kiện mua sách mới cho con nhưng ở vùng khó khăn, có được bộ sách vẫn rất quý giá”.

Cô Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội)

Chị Nguyễn Thu Hà, có 2 con vừa học xong lớp 1 và lớp 4 tại một trường tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “Sợ con mang sách đi về nặng, đầu năm học, tôi mua mỗi cháu 2 bộ, trong đó một bộ để ở trường và một bộ để ở nhà cho con học. Các bộ sách thuộc 2 nhà xuất bản khác nhau, do đó sau khi con kết thúc năm học không biết năm tới trường nào học sách đó để cho nên đành bán giấy vụn, vô cùng lãng phí”.

Cô N.T.H, phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội cho biết, năm học tới nhà trường đã chọn xong SGK lớp 5, trong đó các đầu sách được nhặt chủ yếu từ 2 trong 3 bộ sách trên thị trường. Những năm trước, cũng có khối nhặt đủ sách của cả 3 bộ. Ban đầu, giáo viên có thể chọn sách thuộc bộ này nhưng sau một năm dạy học, thấy chưa phù hợp thì năm học tới có thể đổi sang đầu sách khác. Cô H. cũng chỉ ra, việc các nhà trường sử dụng SGK khác nhau dễ gây lãng phí vì khi dùng xong không biết ai cần để cho. “Năm ngoái, kết thúc năm học, trường có kêu gọi học sinh đóng góp SGK cũ để tặng các bạn học sinh vùng cao. Nếu trước đây chỉ cần đóng sách vào thùng gửi đi bất kỳ tỉnh nào thì năm nay cô trò phải ngồi phân ra từng loại sách theo thùng như: Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, Toán lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống… để ủng hộ. Phía tiếp nhận sách cũng phải kết nối với các tỉnh, nhờ rà soát xem trường nào cần sách gì mới gửi đến tặng. Nếu không làm được các bước như vậy, gửi sách đến họ cũng không dùng được”, cô H. nói.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, một giáo viên THCS cho hay, việc giao quyền lựa chọn SGK về cho các trường đã trả lại sự chủ động cho giáo viên. Họ được lựa chọn loại sách phù hợp, bổ ích, thuận tiện nhất cho việc dạy và học. Tuy nhiên, quy định này cũng mang đến nhiều mặt trái, mà rõ rệt nhất là sự lãng phí. “Mỗi trường chọn một kiểu nên dù hằng năm không thay đổi thì cũng chỉ có học sinh trong trường dùng lại sách cũ”, giáo viên này nhìn nhận.

Sách bài tập bán kèm, giá cao hơn SGK

Chuẩn bị bước vào năm học mới, các trường thông báo cho phụ huynh đăng ký mua SGK. Theo bảng giá, bộ SGK lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố gồm có 13 cuốn với giá 192.000 đồng, trong đó chưa bao gồm 2 cuốn sách Tiếng Anh 66.000 đồng. Thế nhưng khi thông báo tới phụ huynh, có nhà trường đưa ra danh mục SGK riêng, danh mục sách bài tập riêng, buộc phụ huynh phải đăng ký mua trọn bộ 13 SGK kèm 9 sách bài tập có giá lên 460.000 đồng. Đặc biệt, 9 cuốn sách bài tập các môn có giá 198.000 đồng, cao hơn giá bộ SGK 13 cuốn.

Bán SGK kèm sách bài tập và các tài liệu tham khảo cũng gây lãng phí rất lớn khiến không ít phụ huynh bức xúc. Năm ngoái, khi kết thúc năm học, kiểm tra lại sách của con, có phụ huynh ngỡ ngàng vì có những cuốn như: Giáo dục thể chất, Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội… vẫn còn thơm mùi giấy mới. Hỏi con thì được biết, sách chưa từng được cô giáo yêu cầu mở ra học trên lớp.

Thầy Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Dơn, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, theo Nghị định 81, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập, trong đó có khoản mua sắm đồ dùng học tập, SGK. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp học sinh nghèo nhưng không thuộc đối tượng được hưởng chính sách này vẫn cần SGK. Khi nhận sách cũng phải đúng bộ sách trường đang dạy học, các em mới có thể học được.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Khánh Vân, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng cho biết, với quy định, mỗi trường tự chọn một bộ khi học sinh, giáo viên chuyển từ trường này sang trường kia sẽ khó khăn hơn trong việc học tập, giảng dạy. Đồng thời tính kế thừa không phát huy cao cùng nhiều mặt trái nảy sinh khác. HĐND TP Đà Nẵng đã đề nghị UBND rà soát, đánh giá, nếu có vướng mắc thì tổng hợp và kiến nghị với Bộ GD&ĐT.

Nếu không có D;rama này thì có lẽ chẳng biết được bà Hằng đã làm được bao nhiêu đều tuyệt vời như thế.

0

Quỹ từ thiện Hằng Hữu đã tài trợ hơn 467,6 tỷ đồng mổ tim cho trẻ kém may mắn?

Quỹ từ thiện Hằng Hữu do vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng – ông Huỳnh Uy Dũng thành lập năm 2014, và công bố trong ngày sinh nhật 1 tuổi con trai của vợ chồng bà Hằng.

Quỹ này tài trợ cho 8 bệnh viện (Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP.HCM, Nhi Đồng TP.HCM, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Đà Nẵng, Bình Định, Quân Y 175) thực hiện mổ tim, cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh.

Vụ CEO Nguyễn Phương Hằng: Quỹ từ thiện Hằng Hữu được thành lập khi nào, hoạt động ra sao, đến hiện tại như thế nào? - Ảnh 1.

Hình ảnh một số trang trong hồ sơ sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu, đã được gửi tới các cơ quan luật pháp. Ảnh do PV chụp lại.

Quỹ cũng tài trợ xây dựng rất nhiều trường học tại các tỉnh thành.

Như Dân Việt đã thông tin trước đó, CEO Nguyễn Phương Hằng livestream “đấu khẩu” với nhiều cá nhân trên mạng xã hội (từ tháng 3/2021 – tháng 3/2022), bà Hằng đã liên tục yêu cầu một số nghệ sĩ, người nổi tiếng (từng kêu gọi cộng đồng quyên góp tiền để làm từ thiện) phải thực hiện sao kê, minh bạch tài chính…

Ở chiều ngược lại, một số người yêu cầu CEO Nguyễn Phương Hằng phải sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Cụ thể là nhà báo Đặng Thị Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ. Hai người này đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố bắt tạm giam hôm 24/2, với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tuy nhiên, sau khi bà Hằng bị khởi tố và bị tạm giam (24/3/2022), việc sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu chưa thể thực hiện, và Quỹ hiện đã tạm ngưng. Nguồn tin của phóng viên Dân Việt cho hay, các tài liệu sao kê xung quanh hoạt động thiện nguyện của quỹ từ thiện Hằng Hữu hiện nay đã được gửi đến cơ quan chức năng.

Vụ CEO Nguyễn Phương Hằng: Quỹ từ thiện Hằng Hữu được thành lập khi nào, hoạt động ra sao, đến hiện tại như thế nào? - Ảnh 2.

Hôm 21/9 tại TAND TP.HCM, CEO Nguyễn Phương Hằng bị tuyên phạt 3 năm tù. Ảnh: M.Q

Cụ thể: Bảng sao kê tổng hợp của Quỹ từ thiện Hằng Hữu thể hiện, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/3/2023, có 49 đơn vị, tổ chức đã được Quỹ từ thiện Hằng Hữu tài trợ hơn 467,6 tỷ đồng, để làm công tác từ thiện giúp đỡ cộng đồng.

Trong số các đơn vị được quỹ từ thiện Hằng Hữu tài trợ, có 8 bệnh viện (Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP.HCM, Nhi Đồng TP.HCM, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Đà Nẵng, Bình Định, Quân Y 175) phối hợp với Quỹ từ thiện Hằng Hữu thực hiện mổ tim, cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh.

Mặt khác, quỹ từ thiện Hằng Hữu cũng tài trợ nhiều tỷ đồng xây dựng rất nhiều trường học tại các tỉnh Bình Định, Bình Dương, Bình Phước…; Tài trợ xây cầu, làm đường giao thông nông thôn; xây dựng 2 ngôi chùa ở Bình Phước và Bình Thuận.

Quỹ từ thiện Hằng Hữu của vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng vận hành ra sao, vì sao phải dừng hoạt động? - Ảnh 3.

Vợ chồng bà Hằng – ông Dũng trao tặng thiết bị y tế cho BV Nhi đồng 1 trong ngày ra mắt Quỹ từ thiện Hằng Hữu. Ảnh: Báo Bình Dương

Cùng với đó là hỗ trợ nước ngọt cho người dân miền Tây Nam bộ mùa hạn mặn…

Trong cao điểm chống dịch Covid-19, quỹ từ thiện Hằng Hữu đã hỗ trợ hơn 215,2 tỷ đồng cho công tác chống dịch ở nhiều tỉnh – thành phía Nam.

Quỹ từ thiện Hằng Hữu dừng hoạt động khi nào?

Trong báo cáo thực trạng và chi phí điều trị tim bẩm sinh do quỹ từ thiện Hằng Hữu giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2015-2021, được công bố tại hội nghị khoa học thường niên của bệnh viện năm 2022, cho biết 6 năm hoạt động, Quỹ từ thiện Hằng Hữu của gia đình bà Nguyễn Phương Hằng đã giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 24 tỷ đồng, để mổ tim cho 519 bệnh nhân nghèo.

Quỹ từ thiện Hằng Hữu là tổ chức đã giúp đỡ bệnh viện điều trị cho bệnh nhi từ ngày thành lập khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim trẻ em (1/9/2015) đến ngày 31/12/2021.

Tại hội thảo tài trợ mổ úng thủy não cho trẻ em vào tháng 3/2019, do quỹ từ thiện Hằng Hữu phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện, ông Dũng “lò vôi” bày tỏ: “Tôi nhận thấy bản thân nên có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng. Từ tâm nguyện ấy, cùng với ý tưởng đề xuất của vợ tôi, bà Nguyễn Phương Hằng, chúng tôi đã quyết định thành lập quỹ từ thiện Hằng Hữu, và quyết định dành toàn bộ lợi nhuận của Công ty CP Đại Nam từ năm 2014 đến 2030, để đưa vào Quỹ từ thiện Hằng Hữu, thực hiện các hoạt động nhân đạo”.

Cũng theo ông Dũng, trọng tâm các hoạt động nhân đạo là chương trình “Trái tim Hằng Hữu”, hỗ trợ kinh phí, phối hợp cùng các BV Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1 và BV Đa khoa Đà Nẵng để mổ tim, cứu giúp bệnh nhi nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhưng từ đề nghị của vợ ông – bà Hằng nên tiếp tục quyết định mở rộng hoạt động của quỹ thực hiện thêm chương trình tài trợ “Mổ úng thủy não” cho trẻ em trên cả nước, được mổ miễn phí tại 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi đồng 1 và BV Đa khoa Đà Nẵng.

Đến tháng 6/2021, quỹ từ thiện Hằng Hữu đồng loạt gửi công văn đến Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Chợ Rẫy, thông tin tạm ngừng tài trợ các chương trình “Trái tim Hằng Hữu” và “Giờ vàng cấp cứu” cho đối tượng trẻ em bệnh tim bẩm sinh, não úng thủy từ cuối năm 2021. Lý do vì dịch bệnh Covid-19 khiến doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty Đại Nam bị ảnh hưởng.

Yêu cầu bà Hàn Ni, ông Sỹ bồi thường 500 tỷ đồng vì xúc phạm Quỹ từ thiện Hằng Hữu

Vụ CEO Nguyễn Phương Hằng: Quỹ từ thiện Hằng Hữu được thành lập khi nào, hoạt động ra sao, đến hiện tại như thế nào? - Ảnh 4.

Nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, luật sư Trần Văn Sỹ… bị vợ chồng CEO Nguyễn Phương Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng yêu cầu bồi thường 500 tỷ đồng.

Vụ CEO Nguyễn Phương Hằng: Quỹ từ thiện Hằng Hữu được thành lập khi nào, hoạt động ra sao, đến hiện tại như thế nào? - Ảnh 5.

Luật sư Trần Văn Sỹ. Ảnh: CACC

Theo kết luận điều tra bổ sung mới nhất từ Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, về lý do đề cập đến vợ chồng CEO Nguyễn Phương Hằng, Công ty Đại Nam cũng như Quỹ Hằng Hữu, nhà báo Hàn Ni nói rằng bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều buổi livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà. Như: Nhà báo tống tiền, “bồ” của ông T.T.C… và thậm chí đưa hình ảnh đời tư của bà lên mạng xã hội, nên bà có động thái đáp trả với hình thức tương tự.

Về những thông tin phát ngôn trong các clip, nhà báo Hàn Ni khai lấy thông tin từ các báo đã đăng tải, không có xác minh tính đúng sai, cũng như không cần có sự chấp thuận của cơ quan báo chí.

Đối với luật sư Trần Văn Sỹ, ông ta cho rằng, không có thù hằn, mâu thuẫn gì với vợ chồng bà Hằng. Về nguyên nhân tại sao lại đăng tải video phản ứng, bị can Sỹ cho rằng, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức livestream trong thời gian dài, lượng người theo dõi khủng, đã có nhiều phát ngôn gây chia rẽ, trái thuần phong mỹ tục, nhục mạ nặng nề giới nghệ sĩ, nhà báo.

Ông không vừa lòng, có thái độ bực tức và có những clip trên kênh youtube cá nhân, để đưa ra những phát ngôn nhằm góp tiếng nói hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bà Nguyễn Phương Hằng.

  • Nhà báo Hàn Ni, luật sư Trần Văn Sỹ xúc phạm CEO Nguyễn Phương Hằng ra sao?

Cũng theo bị can Trần Văn Sỹ, bản thân ông có phát ngôn về ông Dũng, bởi ông Dũng thường hay ghi hình và có những phát ngôn liên quan cùng bà Phương Hằng.

Còn lý do phát ngôn về Công ty CP Đại Nam và quỹ từ thiện Hằng Hữu, bị can Trần Văn sỹ khai là do bị can Nguyễn Phương Hằng yêu cầu các nghệ sĩ sao kê tài khoản ngân hàng, liên quan đến việc từ thiện nên bị can Sỹ đã có những phát ngôn liên quan trở lại.

Ở một diễn biến có liên quan, vẫn theo kết luận điều tra bổ sung, ông Huỳnh Uy Dũng yêu cầu cơ quan điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi của bà Đặng Thị Hàn Ni. Vì bà này đã đưa ra những nội dung bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của bản thân ông Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng.

Ngoài ra, hành vi của Trần Văn Sỹ đã đưa ra những nội dung gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân ông Dũng, bà Hằng, Công ty cổ phần Đại Nam và quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Còn bà Phương Hằng yêu cầu cơ quan điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi của các đối tượng, đã gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, vu khống, làm nhục vợ chồng bà và Công ty cổ phần Đại Nam, và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Do các đối tượng đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại kinh tế Công ty cổ phần Đại Nam và gây mất uy tín quỹ từ thiện Hằng Hữu rất nặng nề, nên bà Hằng yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền 300 – 500 tỷ đồng để sung vào công quỹ của Nhà nước.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, nhà báo), để điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo điều 331 Bộ luật hình sự hôm 24/2.

Một ngày sau luật sư Trần Văn Sỹ cũng bị bắt với hành vi giống như nhà báo Hàn Ni.

Hiện bị can Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Chí Hòa – Công an TP.HCM (tạm giam từ ngày 24/2/2023).

Hay tin vợ cũ bệnh nặng, tôi tìm đến thăm thì sốc nặng khi nghe cô ấy tiết lộ một bí mật về thân thế đứa con mà tôi yêu thương, nuôi dưỡng suốt 5 năm qua

0

“Thật ra anh không cần phải tới thăm em đâu. Nhưng có một bí mật em nhất định phải nói với anh, em đã giấu nó nhiều năm lắm rồi”.

Tôi từng có một đời vợ, đã l.y h.ôn nhiều năm. Hiện nay tôi đã có gia đình, hầu như cắt đứt liên lạc với Hạnh. Nhưng vài hôm trước, tôi nghe tin vợ cũ bị bệnh nặng, có lẽ chẳng sống được bao lâu. Tôi quyết định đi thăm Hạnh, dù sao cũng từng có những năm tình nghĩa vợ chồng. Nếu cô ấy có cần gì giúp đỡ, tôi sẵn sàng không từ chối.

Đến thăm vợ cũ, tôi ngỡ ngàng thấy cô ấy gầy gò, mặt mày tím tái. Tôi hỏi han thì nghe cô ấy nói mình bị ung thư giai đoạn đầu. Tôi hỏi cô ấy có cần giúp đỡ gì thì có thể nói với tôi. Hạnh nói không cần rồi nhẹ giọng:

“Thật ra anh không cần phải tới thăm em đâu. Nhưng có một bí mật em nhất định phải nói với anh, em đã giấu nó nhiều năm lắm rồi”.

Tôi thấy người cũ dù bị bệnh nặng nhưng vẫn có thể chữa, bản thân cô ấy cũng có tinh thần tích cực, thì liền nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng khi nghe vợ cũ nói có một chuyện bí mật muốn tôi biết, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Tôi nghe cô ấy nói:

Ảnh minh họa: Internet

“Đứa con anh nuôi 5 năm nay không phải là m.áu mủ của anh đâu”.

Giọng của Hạnh nhẹ nhàng như rót vào tai tôi nhưng làm cả người tôi cứng đờ kinh ngạc. Bí mật này như lưỡi dao đ.âm thẳng vào tim tôi. Ngày trước lý do tôi l.y h.ôn vợ là vì Hạnh không sinh được con. Quả thật tôi không muốn bỏ cô ấy, nhưng nhân tình của tôi lúc đó đã có bầu. Tôi là đàn ông thì vẫn quan trọng chuyện có con, muốn cho con mình danh phận đàng hoàng.

Hạnh còn hỏi tôi có nhớ cái lần cả hai chúng tôi đi khám ở bệnh viện không. Sau đó, tôi chẳng màng kết quả thế nào, chỉ lo quan tâm đến nhân tình có thai. Hạnh đến bệnh viện nhận kết quả, người vô sinh là tôi chứ không phải cô ấy. Nhưng lúc đó cô ấy đã biết tôi phản bội nên không nhắc gì đến kết quả đó nữa, lẳng lặng ký đơn l.y h.ôn rồi rời đi.

Sau đó tôi thấy nụ cười nửa miệng của Hạnh, giọng nói lần này đậm mùi oán hận chưa nguôi:

“Cảm giác bị phản bội thế nào? Cô ta lừa dối anh suốt nhiều năm, anh có đau lòng không? Giờ anh đã hiểu cảm giác của tôi ngày trước khi bị anh phản bội rồi đó”.

Tôi về nhà như kẻ mất hồn, tức giận tra hỏi vợ. Vợ tôi biết không thể giấu được nữa nên quỳ gối khóc lóc xin tha thứ. Cô ấy nói chỉ là một đêm mềm lòng với người cũ, chẳng ngờ lại mang thai. Tôi tuyệt vọng viết đơn l.y h.ôn. Đời tôi đến nay có hai người vợ, một người lừa dối tôi hoàn hảo, còn một người trả thù tôi nặng nề…

https://vietgiaitri.com/hay-tin-vo-cu-benh-nang-toi-tim-den-tham-thi-soc-nang-khi-nghe-co-ay-tiet-lo-mot-bi-mat-ve-than-the-dua-con-ma-toi-yeu-thuong-nuoi-duong-suot-5-nam-qua-20240817i7243218/

Thân thế người thầy giáo nhận nuôi tất cả trẻ em sống sót ở Làng Nủ, là thầy của GS Ngô Bảo Châu

0

Khi nói về sự nghiệp “trồng người” của mình, thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ: “Tôi không có gì ngoài học vị cử nhân cách đây hàng chục năm, học hàm không, danh hiệu không, giải thưởng không. Tôi là nhà giáo của nhân dân”.

Cơn bão số 3 đi qua, để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc nước ta. Làng Nủ trở thành nơi cả nước hướng về, dành nhiều sự sẻ chia, động viên vì sự mất mát quá lớn. Theo dõi và nắm được tình hình đó, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã quyết định nhận nuôi tất cả các trẻ em may mắn sống sót ở Làng Nủ đến năm 18 tuổi. Thông tin này được báo Thanh Niên chia sẻ và ngay lập tức khiến dư luận xúc động.
thay-nguyen-xuan-khang-1

Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie nhận nuôi các bé sống sót sau trận lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi. Ảnh: Internet

Được biết, thầy Nguyễn Xuân Khang và trường Marie Curie sẽ nhận cấp dưỡng cho các em nhỏ Làng Nủ ăn học bằng cách cấp 3 triệu đồng/cháu/tháng, cho đến khi các em được 18 tuổi. Số tiền đó sẽ được chuyển trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu các em.

Cũng từ sự việc này, cư dân mạng bắt đầu xôn xao truy tìm thân thế của thầy Nguyễn Xuân Khang. Cụm từ khóa “thầy Nguyễn Xuân Khang là ai?” xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội.
thay-nguyen-xuan-khang-2

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie. Ảnh: Thanh Hùng

Thầy Nguyễn Xuân Khang sinh năm 1949, là Hiệu trưởng Trường Marie Curie. Ở trường Marie Curie, ông có biệt danh rất đặc biệt: “Ông nội”. Cách gọi này xuất phát từ tuổi tác khá cao của thầy, đồng thời còn bởi sự gần gũi, quan tâm mà thầy dành cho các học sinh, xem họ như con cháu trong nhà.

Trong quá trình lãnh đạo, điều hành trường Marie Curie, thầy Khang đã đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Thầy vận động, đi đầu trong những hoạt động nhân ái, thiện nguyện. Thầy không ngại đổi mới, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại vào dạy và học.
thay-nguyen-xuan-khang-3

Năm 2022, thầy Nguyễn Xuân Khang là một trong 10 cá nhân tiêu biểu vinh dự nhận được danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Ảnh: Internet

Thầy Nguyễn Xuân Khang quê ở Nghệ An, là lứa học sinh chuyên Toán đầu tiên ở Việt Nam vào những năm 1965. Năm 1968, thầy học Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội và là lớp phó của lớp học 275 người. Nhưng sự tàn khốc của chiến tranh khiến sĩ số lớp khi tốt nghiệp chỉ còn lại 70 người. Thầy Khang vì bị bệnh ở mắt, sức khỏe không đủ điều kiện nên ngày ấy không được ra chiến trường mà ở lại trường dạy học.
thay-nguyen-xuan-khang-4

Thầy Khang chính là thầy dạy Vật lý của GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Internet

Có thể nhiều người không biết, thầy Nguyễn Xuân Khang chính là thầy của lứa học sinh đạt Olympic Toán học Quốc tế đời đầu như Hoàng Lê Minh, Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu… Lớp thầy làm chủ nhiệm có 25 em thì đến 24 em đủ tiêu chuẩn nhận học bổng du học nước ngoài.
thay-nguyen-xuan-khang-5

Thầy Nguyễn Xuân Khang xúc động trong buổi lễ chia tay học sinh cuối năm học 2023-2024 hôm 29/5 vừa qua. Ảnh minh họa: NTCC

Nói đến thầy Khang không thể không kể về những dự án mà ông phát động, chung tay góp sức. Đầu năm 2024, thầy và Trường Marie Curie đã chi 100 tỷ đồng xây trường phổ thông dân tộc cho học sinh ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Trước đó, vào năm 2022, Trường Marie Curie đã tổ chức dạy tiếng Anh trực tuyến cho 2.600 học sinh lớp 3 ở Mèo Vạc, duy trì đến khi các em học hết tiểu học. Năm 2023, thầy Khang chi 6 – 12 tỷ đồng hỗ trợ 30 sinh viên ở Mèo Vạc đi học đại học ngành tiếng Anh.

Năm 2020, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học tránh dịch nhưng giáo viên trường Marie Curie vẫn được hưởng nguyên lương và nhận sớm hơn mọi tháng. Thầy Khang còn không thu bất cứ khoản phí nào trong thời gian học sinh không đến trường, kể cả việc học online.

Còn trong thời gian gần đây, hướng đến đồng bào bị bão lũ, thầy Khang cùng tập thể giáo viên, học sinh Trường Marie Curie đã gom tiền tiết kiệm, cùng gia đình làm lạc rang muối vừng, ruốc bông, quyên góp nhu yếu phẩm, viết lời nhắn nhủ động viên gửi đến bà con.

Khi nói về bản thân, thầy Khang từng tự hào chia sẻ: “Thầy không có gì ngoài học vị cử nhân cách đây hàng chục năm, học hàm không, danh hiệu không, giải thưởng không. Thầy là nhà giáo của nhân dân. Nói đến nhà giáo người ta thường nhắc đến chữ nghèo với câu nói “giáo án” là “dán áo”. Nhưng thầy không nghèo, cơ sở vật chất trường như vậy thầy không thể nghèo được. Và thầy tuy không phải là đại gia, không phải là tỷ phú top 5 Việt Nam nhưng thầy chắc chắn là top 5 người giàu nhất về tinh thần”.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/than-the-nguoi-thay-giao-nhan-nuoi-tat-ca-tre-em-song-sot-o-lang-nu-la-thay-cua-gs-ngo-bao-chau-d238729.html

Cơm sạch Bà Liên lần này “sạch” khách luôn rồi! Thật lòng là cũng thấy tội …

0

Mạng xã hội những ngày qua rần rần đòi tẩy chay thương hiệu cơm sạch Bà Liên ở Hạ Long bởi lùm xùm tỏ thái độ và từ chối phục vụ khách ăn trong tình cảnh nhạy cảm ngay sau bão số 3. Sau khi được chính quyền mời lên làm việc, chủ quán đã lên tiếng xin lỗi khách hàng và cam kết sẽ chấn chỉnh…

bài học cho ngành dịch vụ - khách sạn nhìn từ vụ cơm sạch bà liên

Hơn thua với khách và nhiều bất cập trong phục vụ

Theo đó, trên mạng xã hội Facebook nhiều ngày liền rầm rộ chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh quản lý quán cơm sạch bà Liên đang hơn thua tay đôi với khách hàng. Phía dưới bài đăng, nhiều bình luận tỏ vẻ bức xúc, thậm chí đòi tẩy chay quán cơm này không chỉ bởi thái độ phục vụ cực kỳ kém, thiếu chuyên nghiệp, thêm nữa là quy định chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt, không đồng ý cho khách chuyển khoản; giá bán cũng được cho là có phần hơi cao, nhất là khi Hạ Long – Quảng Ninh hay các tỉnh phía Bắc đang chịu thiệt hại do bão số 3.

Cụ thể, vào ngày 9.9, một nhóm khách có 7 người ghé quán Cơm sạch bà Liên để ăn trưa và được cho biết giá mỗi suất cơm là từ 70.000 – 80.000đ. Đại diện nhóm khách này đề nghị được thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng nhưng bị quán từ chối, cho hay quán chỉ nhận tiền mặt. Cả đoàn sau đó gom lại được 280.000 đồng và đề nghị được ăn 7 suất giá 40.000đ nhưng bị quản lý quán từ chối phục vụ. Giữa quản lý và đoàn khách sau đó xảy ra cự cãi, lời qua tiếng lại. Do bức xúc trước thái độ phục vụ của nhân viên quán nên nhóm khách đó đã rời đi.

Một thành viên trong nhóm sau đó đã đăng tải đoạn clip vụ việc lên facebook và nhận được lượt tương tác khủng, đa phần cộng đồng mạng đều phản ứng gay gắt đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống này, nhiều tài khoản còn kêu gọi mọi người mạnh tay tẩy chay thương hiệu.

bài học cho ngành dịch vụ - khách sạn nhìn từ vụ cơm sạch bà liên
Bài đăng của khách hàng bị từ chối phục vụ

Từ quán đông khách nhất thế mà vắng tanh chỉ sau 1 ngày

Cơm sạch bà Liên tuy là quán ăn bình dân nhưng lâu nay luôn có tiếng là kinh doanh đông khách nhất nhì đất Hạ Long, Quảng Ninh. Thế nhưng, ngay sau clip vụ việc được đăng tải cùng với thái độ quyết liệt của cộng đồng mạng khi đòi tẩy chay thương hiệu này khiến tình hình hoạt động bị ảnh hưởng đáng kể.

Cũng trên facebook, nhiều tài khoản liên tục cập nhật thông tin về sự vắng vẻ, đìu hiu không một lượt khách tại quán. Có bình luận còn dí dỏm bảo “chắc tại khách đi chơi trung thu nên được bữa không ăn tối” hay “khách bận đi tìm cây ATM để rút tiền mặt bỏ ví rồi mới ghé quán ăn”…

Nắm được tình hình, chiều 16/9, Phòng VH-TT TP.Hạ Long đã mời chủ quán cùng người quản lý Cơm sạch bà Liên và vị khách hàng có liên quan đến đoạn video đang gây bức xúc cho cộng đồng mạng xã hội lên làm việc. Tại đây, nam quản lý (người của quán trong clip) gửi lời xin lỗi đến vị khách hôm đó, đồng thời cho hay đã nhận thức sâu sắc về những ứng xử có phần chưa chuẩn mực của mình trong hoạt động kinh doanh. Người này cũng cam kết sẽ chấn chỉnh thái độ phục vụ, nâng cao văn hóa ứng xử của nhân viên đối với khách hàng để xây dựng và đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch chuyên nghiệp tại quán và địa phương. Đại diện quán cơm sau đó cũng đăng bài xin lỗi lên trang facebook cùng trên.

Cho đến hiện tại, đã có những đoàn khách tìm đến dùng bữa nhưng rõ ràng như thế chưa gọi là đông đúc bằng lúc chưa có “drama” xảy ra.

bài học cho ngành dịch vụ - khách sạn nhìn từ vụ cơm sạch bà liên
Bài đăng xin lỗi của quán Cơm sạch bà Liên

Bài học cho ngành dịch vụ – khách sạn sau vụ việc

Rõ ràng, chất lượng dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, thái độ phục vụ thiếu tôn trọng khách hay hét giá, thiếu linh hoạt trong việc hỗ trợ khách… chính là những yếu tố khiến cơ sở kinh doanh tự làm suy giảm uy tín thương hiệu, mất khách và thậm chí gây ra nhiều hệ lụy khó lường.

Nhìn từ vụ Cơm sạch Bà Liên, cái thiếu sót của cơ sở này ở đây là:

– Thiếu nhạy bén trong tiếp nhận và phản ứng với tình huống. Là khách quen, quán hoàn toàn có thể cứ để họ ăn uống bình thường, sau đó chuyện khoảng lại sau khi mạng khôi phục cũng được.

– Để lãng phí cơ hội tốt quảng bá thương hiệu tình người trong bão lũ

– Thái độ hơn thua với khách, thì đơn vị làm dịch vụ luôn là phía bị thiệt

– Còn về tin đồn chặt chém thì dường như cũng không hẳn. Vì bão lũ cái gì cũng tăng giá, nguyên liệu nấu ăn cũng vậy nên có thể giá bán món ăn sẽ bị đẩy lên ít nhiều

Từ đây, Hotelier có thể rút ra được nhiều bài học sâu sắc khi làm việc và kinh doanh trong ngành dịch vụ – khách sạn. Chẳng hạn:

– Điều mấu chốt khi phục vụ trong ngành dịch vụ đó là tuyệt đối đừng hơn thua với khách hàng. Cơ sở kinh doanh dịch vụ dù đúng hay sai nhưng việc nhân viên gân cổ lên cãi tay đôi với khách của mình là hành vi kém chuyên nghiệp và thiếu chuẩn mực.

– Luôn tâm niệm phục vụ khách từ tâm, hết lòng với thái độ trân trọng và lịch sự nhất có thể. Hãy nhiệt tình và vui vẻ hỗ trợ khách bất cứ yêu cầu gì miễn trong phạm vi đáp ứng được. Nếu bắt buộc phải từ chối, hãy nhẹ nhàng và từ tốn đưa ra lời giải thích hợp lý kèm theo giải pháp thay thế nếu có thì càng dễ xoa dịu và thuyết phục khách chấp nhận rằng mình không được phục vụ theo đúng nguyện vọng.

– Cam kết bán đúng giá, có bảng niêm yết giá rõ ràng, nhất là tại những thời điểm nhạy cảm (như vụ việc là ngay sau bão số 3 và Hạ Long, Quảng Ninh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều cá nhân, tổ chức đang đổ về làm từ thiện, nhiều gia đình, cơ sở chịu thiệt hại không kể hết thế nên chặt chém hay hét giá lúc này rất dễ nhận bão tẩy chay).

– Đa dạng phương thức thanh toán cho khách lựa chọn, nếu được, hãy linh hoạt thay đổi để hỗ trợ khách nếu cần. Giải thích cho khách nguyên do không nhận chuyển khoản hay bất kỳ hình thức thanh toán nào đó một cách trung thực, hợp lý và dễ hiểu, để khách chấp nhận và hoan hỉ đổi cách thức khác. Như tình huống trên, thiệt hại sau bão khiến mạng 4G toàn thành phố bị cắt, lẽ dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý các giao dịch online.

– Có một team xử lý khủng hoảng truyền thông và được kích hoạt làm việc ngay khi có sự cố. Bằng cách nỗ lực xoa dịu đám đông, thu nhỏ phạm vi lan rộng cho đến dập tắt được ngọn lửa tiêu cực đang ảnh hưởng đáng kể đến uy tín thương hiệu chính là việc cần làm.

Bạn đã biết vụ việc liên quan đến Cơm sạch bà Liên hay chưa? Bạn nhận định thế nào về vụ việc này? Cùng Hoteljob.vn bàn luận và rút ra bài học cho ngành dịch vụ – khách sạn nhé!

Phụ nữ làm được những điều này thì chồng ngoại tình sẽ tự xấu hổ, cả đời ân hận

0

Sau đổ vỡ hôn nhân thì chẳng có người phụ nữ nào có thể vui vẻ, xem như chưa có chuyện gì xảy ra cả. Thế nhưng mọi đau đớn, tủi khổ rồi cũng phải vơi đi, phụ nữ sẽ phải yêu thương mình nhiều hơn.

Chấm dứt cuộc hôn nhân lừa dối

Khi đàn ông ngoại tình, họ luôn nghĩ rằng vợ sẽ không dám bỏ rơi mình. Chỉ cần mình lên tiếng xin lỗi là vợ sẽ tha thứ ngay, chính vì thế mà họ chẳng sợ chuyện ngoại tình. Vậy nhưng phụ nữ nhớ nhé, khi phát hiện chồng ngoại tình thì hãy giữ vững lập trường của mình. Đừng tin vào những lời lừa dối của đàn ông, bởi vì bạn càng bảo vệ càng khiến chính mình tổn thương hơn mà thôi.

Chăm sóc bản thân mình thật tốt

(ảnh minh họa)
Sau đổ vỡ hôn nhân thì chẳng có người phụ nữ nào có thể vui vẻ, xem như chưa có chuyện gì xảy ra cả. Thế nhưng mọi đau đớn, tủi khổ rồi cũng phải vơi đi, phụ nữ sẽ phải yêu thương mình nhiều hơn.

Dù có ly hôn thì cũng đừng tự hành hạ chính mình. Hãy để cho anh ta hối hận khi biết rằng dù không có anh ta thì bạn vẫn xinh đẹp, hấp dẫn, được nhiều người đàn ông săn đón.

(ảnh minh họa)
Không tìm đến người thứ 3 để đánh ghen

Phụ nữ có chồng ngoại tình thì lúc nào cũng tò mò về người phụ nữ mà chồng mình lang chạ, thế nhưng là một người phụ nữ thông minh thì tuyệt đối không nên đào sâu vào những thông tin ấy. Bởi càng biết lại càng đau lòng hơn, hãy cứ làm ngơ trước những mối tình ngoài luồng kia. Rồi thì hai con người đó cũng sẽ phải trả giá cho mình mà thôi, thế nên bạn cứ an nhiên mà sống.

(ảnh minh họa)
Chăm kiếm tiền

Cuộc sống sau ly hôn sẽ vất vả, phụ nữ sẽ phải cật lực kiếm tiền nhưng ít ra như vậy cũng thoải mái. Lúc này thay vì khóc lóc thì hãy tự trấn an chính mình phụ nữ nhé. Hãy chăm chỉ làm việc, kiếm tiền để có cuộc sống thoải mái hơn phụ nữ ạ. Đàn ông tệ bạc thì mặc kệ anh ta, miễn sao bạn không bỏ rơi chính mình là được.

Theo:
xevathethao.vn
https://xevathethao.vn/uncategorized/phu-nu-lam-duoc-nhung-dieu-nay-thi-chong-ngoai-tinh-se-tu-xau-ho-ca-doi-an-han.html
Truy Nguyệt

Dương Lâm cất công từ Sài Gòn lên Yên Bái từ thiện, lên tới nơi thì b:ức x:úc: ‘Kệ họ đi’

0

Lê Dương Bảo Lâm thốt lên: “Ai nói ở đây không cần nước vậy? Trời đất ơi, họ cần nước quá trời”.

Thanh Niên Việt ngày 19/9/2024 đưa thông tin với tiêu đề: “Một nam diễn viên đáp trả khi đi từ thiện bị nói “đừng đem nước tới, ở đây không cần nước”” cùng nội dung như sau:

Mới đây, diễn viên Lê Dương Bảo Lâm đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh đi từ thiện, cứu trợ người dân chịu ảnh hưởng bão lụt tại Yên Bái.

Anh nói: “Xin chào mọi người, hiện tại đồ cứu trợ tôi đã tập trung tại đây. Ngày mai tôi và đoàn cứu trợ sẽ đi vào vùng sâu vùng xa để phân phát cho người dân.

Lê Dương Bảo Lâm bê nước tới nhà người dân

Hôm nọ có người nói với tôi rằng đừng đem nước tới đây, ở đây không cần nước. Vậy thì bây giờ tôi sẽ đi xem bà con nơi đây có cần nước hay không. Còn người nói câu đó thì thôi, kệ họ đi”.

Nói rồi, Lê Dương Bảo Lâm tự tay bê một chậu nước đầy tới nhà một cụ bà và hỏi han thì cụ bà cho biết: “Ở đây rất cần nước vì nước bị phù sa vào hết rồi, không dùng được”.

Lê Dương Bảo Lâm thốt lên: “Ai nói ở đây không cần nước vậy? Trời đất ơi, họ cần nước quá trời. Tôi đã chở tới đây hai xe tải nước đem cho bà con nơi đây. Nếu mọi người cần nước uống cũng có. Tôi không hiểu ai đồn ở đây không cần nước”.

Lê Dương Bảo Lâm tìm đến gặp phó chủ tịch huyện thì được cho biết người dân nơi đây hiện đang rất cần nước uống. Nam diễn viên còn phát hoảng khi ban đầu tưởng nhầm nữ phó chủ tịch huyện là người dân nên chạy tới hỏi có cần nước uống không. Sau đó, anh phải xin lỗi: “Em xin lỗi chị nha, em cứ tưởng chị là người dân, không biết chị là phó chủ tịch huyện”.

Tuy nhiên, nữ phó chủ tịch huyện rất vui vẻ khi gặp Lê Dương Bảo Lâm, còn nắm tay cảm ơn và xin chụp hình chung.

Không chỉ mang nước, Lê Dương Bảo Lâm còn chở theo 400 thùng sữa để hỗ trợ người dân. Anh nói: “Tôi cũng phải làm việc, vào phụ giúp mọi người và cập nhật tình hình luôn. Nhưng mọi người làm xông xáo quá nên tôi cảm thấy mình hơi vô dụng”.

Ngoài nước và 400 thùng sữa, đoàn từ thiện của Lê Dương Bảo Lâm còn mang theo quần áo, đồ ăn, bánh kẹo, mì… để phân phát cho bà con. Các đồ từ thiện này được Lê Dương Bảo Lâm quyên góp từ miền Nam đem ra Bắc. Anh còn kêu gọi các nhãn hàng, nhà tài trợ chung tay cùng mình.

Trước đó, báo Saostar ngày 14/9/2024 cũng có bài đăng với thông tin: “Lê Dương Bảo Lâm bức xúc khi bị chê bai chuyện làm từ thiện: ‘Bớt góp ý giùm em’”. Nội dung được báo đưa như sau:

Sau khi chuyển 100 triệu đồng vào quỹ Mặt trận Tổ quốc, Lê Dương Bảo Lâm vẫn đang tích cực chuẩn bị nhu yếu phẩm để gửi cho bà con bị ảnh hưởng do bão, lũ ở Yên Bái.

Trong ngày hôm nay vì bận đi dự lễ giỗ Tổ nghề, nam diễn viên đã để cho vợ lo lắng việc này ở nhà. Anh chia sẻ: “Hôm nay Lâm đi cúng Tổ nghiệp, Quỳnh ở nhà phụ hàng hoá lên xe. Cảm ơn mọi người theo dõi Lâm, nhãn hàng hàng Lâm hợp tác, anh em đồng nghiệp góp thêm. Yên tâm nha, Lâm sẽ đưa tận tay bà con, có gì phụ tôi nha”.

Một khán giả có nhận xét thiếu tế nhị về việc làm từ thiện của Lê Dương Bảo Lâm: “Nước đem ra bỏ đấy nhiều nhà tài trợ đem ra bỏ nhiều lắm bà con họ có nước”. Ngay lập tức nam diễn viên đáp lại: “Chỗ nào bỏ chị, coi mấy tin nhảm rồi cứ bình luận. Lo góp tiền bớt góp ý giùm em, ở yên một chỗ để em làm. Em chở nước ra tới ngoài Bắc không ai uống, tôi livestream tôi ngồi tôi uống cho chị coi, uống xong bắt xe về”.

Lê Dương Bảo Lâm khá thoải mái trong việc đưa ra quan điểm, suy nghĩ cá nhân khi sử dụng mạng xã hội. Ảnh: FBNV

Lê Dương Bảo Lâm chia sẻ anh đem thêm nhiều lốc nước để phục vụ cho cả đoàn khi đi đến Yên Bái. Ảnh: Chụp màn hình

Lê Dương Bảo Lâm thể hiện hình ảnh mộc mạc, giản dị khi ở trong cuộc sống đời thường. Ảnh: FBNV

Khi được người hâm mộ hỏi về việc ủng hộ sức người khi vận chuyển, bốc dỡ đồ đạc trong chuyến đi từ thiện lần này, nam diễn viên khéo léo từ chối và mong muốn mọi người có thể ủng hộ từ xa: “Cần, nhưng vé máy bay tôi lo không nổi nữa rồi, nên ở nhà ủng hộ tinh thần nha”. Lê Dương Bảo Lâm buồn bã chia sẻ thêm: “Tất cả im lặng tôi tập trung tôi làm, nhìn đống hàng cỡ đó là biết tôi mệt và tôi cọc như thế nào rồi, góp ý hợp lí tôi nghe, góp ý phong trào tôi sút á”.

Vào thời điểm hoàn thành việc chuyển tiền đến quỹ Mặt trận Tổ quốc, Lê Dương Bảo Lâm đã chụp lại giao dịch và khiêm tốn kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ bà con gặp khó khăn ở vùng bão, lũ: “Dạ em phụ bà con vùng bão một ít, mong mọi người bình an. Bạn bè anh chị theo dõi Lâm cùng hỗ trợ nha mọi người”. Ngay sau đó, nhiều khán giả đã bỏ tiền túi và gửi thẳng quỹ Mặt trận Tổ quốc.

Nguồn : https://sohuutritue.net.vn/mot-nam-dien-vien-dap-tra-khi-di-tu-thien-bi-noi-dung-dem-nuoc-toi-o-day-khong-can-nuoc-d238943.html

KHÔNG PHẢI PHỐT TỪ THIỆN NÀO CŨNG BÊNH ĐƯỢC Đoàn từ thiện ghé nhà hàng ở Yên Bái ăn hết 4,7 triệu đồng rồi về đăng bài tố nhà hàng ch.ặ.t ch-ém.

0

Sau khi phải nhận hóa đơn lên tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người, đoàn thiện nguyện cho rằng nhà hàng đã “chặt c.hém”.

Tối ngày 18/9, trên mạng xã hội đã xôn xao bài viết phản ánh về việc một đoàn từ thiện dùng bữa trưa tại nhà hàng ở Yên Bái bị tính giá cao bất thường.

Đoàn có 12 người đi chiếc xe 16 chỗ có căng băng rôn tình nguyện vào nhà hàng Hiền Anh (ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái) để dùng bữa. Theo lời kể của chủ nhà hàng, ông Nguyễn Quốc An, sau khi giới thiệu và đưa thực đơn, đoàn khách trên đã chọn ăn đặc sản cá lăng sông.

Các món ăn theo hóa đơn thì 12 người đã gọi 4,5 kg cá lăng sông (900.000 đồng/kg), 2 đĩa thịt rang (180.000 đồng/đĩa), 9 lon bia (25.000 đồng/lon), 6 lon coca (15.000 đồng/lon) và 2 tô cơm ( 20.000 đồng/tô). Tổng hóa đơn thanh toán cho bữa ăn này là 4.765.000 đồng.

Chủ nhân của bài viết trên MXH, Giang Trần cho rằng việc nhà hàng Hiền Anh tính mức giá trên là “không chấp nhận được”, nhất là bối cảnh đoàn thiện nguyện đang lên Yên Bái để hỗ trợ bà con.

Bị tố chặt c.hém đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã giảm giá 30% - Hình 1

Hóa đơn bữa ăn 12 người

Sau khi bài viết trên được đăng tải, rất nhiều người cũng cho rằng mức giá trên là quá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, theo chủ nhà hàng ông Nguyễn Quốc An thì ở bảng giá thì 1 kg cá lăng sông là 1.200.000 đồng. Do là đoàn xe thiện nguyện nên nhà hàng đã chủ động giảm 30% xuống còn 900.000 đồng/kg. Con cá đoàn này ăn nặng 4,5 kg, tính ra t.iền là 4.050.000 đồng.

Ông An khẳng định cá lăng đoàn này ăn là cá sông tự nhiên, không phải nuôi công nghiệp. Trung bình khoảng 400.000 đồng/người cho bữa ăn trên không thể gọi là chặt c.hém.

Theo chia sẻ của một chủ nhà hàng tại Yên Bái, với cá lăng hồ, giá bán lên mâm cho khách khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg. Còn cá lăng sông thì giá nhập đã 800.000 – 900.000 đồng/kg, lên mâm phải từ 1.100.000 đồng – 1.200.000 đồng, nhà hàng mới có lãi.

Bị tố chặt c.hém đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã giảm giá 30% - Hình 2

Lực lượng chức năng làm việc với nhà hàng xác minh thông tin

Cục quản lý thị trường Yên Bái cho biết đang trong quá trình xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan như nguồn thực phẩm cung cấp, nhân viên… Sau đó sẽ đưa ra kết luận chính thức.

Yên tâm sang Mỹ ‘không ai thèm động’, Trang Trần thấy bà Phương Hằng được ra t/ù sớm là tranh thủ ‘c/à kh/ị/a’ ngay tắp lự: Nói 1 câu không ai chấp nhận nổi!

0

Trong khi nhiều người nổi tiếng chọn giữ im lặng, cô nàng này lại không ngại mà ra mặt nhắc đến bà Nguyễn Phương Hằng. CĐM lần này tỏ thái độ như thế nào?

Ngày 19/8, thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được thả tự do trước thời hạn gây bão khắp các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Dư luận tò mò không biết sắp tới đây có “cuộc chiến” nào lại được mở ra giữa nữ CEO Đại Nam và giới nghệ sĩ hay không?

nguyen-phuong-hang

Trong lúc các nghệ sĩ nổi tiếng khá im hơi lặng tiếng thì cựu người mẫu Trang Trần lại công khai nhắc đến bà Hằng trên trang cá nhân. Cụ thể, trên Facebook đã được xác minh, Trang Trần viết: “Chị ruột ra đàn con không hay tin đi đón. Chắc  mẹ buồn mẹ thực hiện lời hứa 200 tỷ vẫn kịp. Trung thu qua rồi nhưng khắc phục sau lũ 200 tỷ như đã hứa nào. Nhớ chị sợ đến tàn cành gió lạnh”.

trang-tran-1

 

Thái độ hả hê, có cả mỉa mai của Trang Trần nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Dưới phần bình luận đa số đều là những lời công kích nhắm vào Trang Trần. Nhiều người tỏ ra không đồng tình với thái độ của cô nàng, cũng mong Trang Trần nên giữ im lặng thay vì khơi mào cuộc chiến mới. Thế nhưng cựu người mẫu lại không mấy để tâm mà lựa chọn xóa hết những bình luận chửi bới mình.trang-tran-2

 

Trước đó, Trang Trần và bà Nguyễn Phương Hằng từng có cuộc khẩu chiến kéo dài trên mạng xã hội. Hai bên không ngại buông lời xúc phạm, chửi bới lẫn nhau trên mạng. Thời điểm CEO Đại Nam bị bắt, Trang Trần đã hả hê lên mạng kể chuyện mình lái xe đi qua nhà nữ doanh nhân để xem tình hình, sau đó tung chương trình sale để “ăn mừng”.

trang-tran-3

trang-tran-4

Trang Trần hiện đã sang Mỹ sống cùng chồng con. Tuy không còn hoạt động trong showbiz nhưng cô nàng này vẫn có độ nhận diện nhất định với khán giả. Trên mạng xã hội, Trang Trần thường livestream bán hàng và gây bão vì những phát ngôn thách thức cư dân mạng. Tại Mỹ, Trang Trần cho biết vì không có bằng cấp nên cô đành kiếm công việc tay chân để làm cho bớt nhàm chán. Cựu người mẫu khẳng địn mình đi làm không phải vì nghèo bởi số tiền cho thuê nhà ở Việt Nam đã đủ sống, chồng cô mỗi tháng còn kiếm được khoảng 3.000 USD (khoảng 70 triệu đồng).

Phòng gym ngay nhất lúc này: Vợ Đặng Văn Lâm mặc bi:ki:ni b;;é t;;í đi tập, tập đến đâu anh em xung quanh cho:áng đến đấy

0

Bị chỉ trích vì trang phục không phù hợp khi tập thể thao, Yến Xuân đã lên tiếng giải thích.

Báo Vietnamnet ngày 27/2/2023 đưa thông tin với tiêu đề: “Bạn gái thủ môn Văn Lâm lên tiếng về việc mặc bikini tập gym” cùng nội dung như sau: 

Trong các nàng WAGs Việt, bạn gái Đặng Văn Lâm (Lâm Tây) nổi bật bởi body cực chuẩn với ba vòng nóng bỏng. Với công việc là một PT, Yến Xuân liên tục chia sẻ những đoạn clip hướng dẫn tập luyện hoặc khoe vóc dáng không chút mỡ thừa trên trang cá nhân. Tuy nhiên, hình ảnh mới nhất trong phòng gym của nữ huấn luyện viên sinh năm 1991 gây nhiều tranh cãi.

Mới đây, Yến Xuân chia sẻ lên trang cá nhân buổi tập cùng tạ trong phòng gym. Tuy nhiên, cô nàng nhận nhiều chỉ trích vì mặc bikini thay vì các loại đồ tập thông thường.
Yến Xuân cũng rất bình tĩnh đáp trả các ý kiến chê trách. Cô cho biết bể bơi và phòng gym liền kề nhau và khách được tự do mặc trang phục tùy thích để tập.
Sau đó, Yến Xuân cũng quay clip phòng tập với hồ bơi bên ngoài để làm bằng chứng.
Từ trước đến nay, trang phục mặc khi tập luyện thể thao không có quy định cụ thể mà thường phụ thuộc vào bối cảnh. Trước đây, Lê Bống cùng từng gây tranh cãi vì mặc bikini tập squat nhưng do ở ngoài biển nên ngoài chỉ trích hot Tiktoker chọn góc quay nhạy cảm, netizen cũng không bắt bẻ thêm nhiều.
Cô nàng thị phi Kim Kardashian cũng trở thành chủ đề bàn tán vì mặc đồ bơi 2 mảnh vào phòng tập.

Trên thực tế, việc chọn trang phục phù hợp cho bản thân không chỉ mang lại sự thoải mái khi tập luyện mà còn giúp hạn chế cả việc gặp chấn thương nữa. Để việc tập luyện diễn ra hiệu quả hơn, hãy chú ý:

– Chọn các kiểu trang phục thể thao chuyên dụng cho việc tập gym. Những loại trang phục này thường có độ co giãn đàn hồi tốt giúp cho việc hoạt động trở nên thoải mái hơn.

– Ngoài chất liệu co giãn tốt thì việc thấm hút mồ hôi hiệu quả của trang phục đó cũng cần được quan tâm.

– Không nên lựa chọn các kiểu trang phục quá ngắn hay hớ hênh, cũng không cần quá rườm già mà nên chọn các loại trang phục đủ dài để che chắn cho cơ thể.

Tiếp đến, báo Saostar ngày 19/9/2024 cũng có bài đăng với thông tin: “Tình trạng hiện tại của vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm”. Nội dung được báo đưa như sau:

Yến Xuân – vợ thủ môn Đặng Văn Lâm đã chuyển ra miền Bắc. Nơi ở hiện tại của hai vợ chồng khá khang trang, đặc biệt là không gian bếp được bày trí gọn gàng, ấm cúng.

Chuyện chuyển ra miền Bắc của vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm liên quan đến công việc. Thủ môn Đặng Văn Lâm đã chia tay CLB Bình Định để khoác áo CLB Thanh Niên TPHCM với bản hợp đồng có thời hạn 4 năm. Nhưng đội bóng này bất ngờ đưa hết trụ cột cho CLB Phù Đổng Ninh Bình, trong đó có thủ môn Đặng Văn Lâm. Có nghĩa Văn Lâm phải rời TPHCM đến Ninh Bình thi đấu.

Trên trang cá nhân, Yến Xuân thoải mái chia sẻ khoảnh khắc xuống bếp, chuẩn bị bữa ăn cho hai vợ chồng. Mâm cơm nhà được cô bày biện tươm tất với một món soup củ dền và một món thịt viên. Được biết, hai món ăn này đều có nguồn gốc từ quê nhà Đặng Văn Lâm. Khi nhận câu hỏi về việc định cư lâu dài tại mảnh đất thủ đô, vợ Đăng Văn Lâm tiết lộ chỉ ở tạm vài năm.

Vợ Đặng Văn Lâm chia sẻ không gian sống tại Hà Nội của hai vợ chồng.

Tính đến nay, hôn nhân giữa chàng gác đền Đặng Văn Lâm và nàng PT Yến Xuân đã trải qua được hơn 2 tháng. Từ ngày theo chàng về dinh, cuộc sống của Yến Xuân đã có sự thay đổi nhất định.

Vợ Đặng Văn Lâm từng bộc bạch rằng: “Theo Xuân thay đổi nhiều nhất là trước khi cưới mình chỉ có một gia đình, sau khi cưới mình có ba gia đình.

Gia đình mình, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Gia đình riêng, tổ ấm riêng, tương lai riêng của mình và chồng. Gia đình chồng, nơi sinh ra và nuôi dưỡng người mình yêu thương. Vai trò và trách nhiệm của bản thân ở ba gia đình đều rất quan trọng, nhưng hoàn toàn khác nhau”.

Thủ môn Đặng Văn Lâm và Yến Xuân được đánh giá là một trong những chuyện tình đẹp nhất của bóng đá Việt Nam. Yến Xuân theo chân chồng trên mọi nẻo đường, kể cả có giai đoạn sang Thái Lan. Yến Xuân âm thầm và cổ vũ cho thủ môn Đặng Văn Lâm phát triển sự nghiệp.