Home Blog Page 425

Được mọi người nhắc tên nhiều quá Thủy Tiên sẽ kiện nhưng ai vu kh:ống mình “ăn chặ:n” tiền từ thiện: Dù là CEO hay ai sẽ làm đến cùng

0

Thủy Tiên – Công Vinh sau khi hoàn tất việc sao kê hơn 177 tỉ đồng quyên góp lũ lụt miền Trung cuối năm 2020, đã tuyên bố sẽ khởi kiện những người vu khống, bôi nhọ danh dự mình ăn chặn tiền từ thiện.

Xót xa nữ sinh viên xinh đẹp năm 2 m/ấ/t t/í/ch trong vụ sập cầu Phong Châu: Học ở xa, tranh thủ về nghỉ 2/9 thì gặp nạn khiến mẹ em s/u/y s/ụp

0

Đến sáng 10-9, người thân của các nạn nhân đang có mặt tại khu vực cầu Phong Châu để chờ thông tin tìm kiếm, cứu nạn.
Thức xuyên đêm tại hiện trường chờ thông tin của con gái gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), bà Đinh Thị Thịnh (sinh sống tại Đắk Nông) khóc nghẹn khi nhìn lại hình ảnh con qua màn hình điện thoại.

Con bà Thịnh là nạn nhân Nguyễn Hà C. (sinh năm 2005). C. hiện là sinh viên năm thứ 2, Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng). Bà Thịnh cho biết, quê gốc ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), do cuộc sống vất vả nên gia đình vào Đắk Nông lập nghiệp từ năm 2007, khi đó C. chưa tròn 2 tuổi.

Theo bà Thịnh, sau khi tốt nghiệp cấp 3, C. có ý định đi học ở một số nơi, song do điều kiện gia đình, cháu đã vào học tại trường Đại học Duy Tân và đang là cô sinh viên năm thứ 2 với nhiều ước mơ, hoài bão.
Xót xa nữ sinh viên năm 2 mất tích trong vụ sập cầu Phong ChâuNguyễn Hà C. – nữ sinh viên năm 2 đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
“Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, cháu được nghỉ học nên xin phép gia đình ra Phú Thọ thăm họ hàng. Cháu đã định quay lại Đắk Nông nhưng do bão số 3, ảnh hưởng đến việc đi lại nên phải tạm hoãn. Hôm qua cháu gọi điện báo với mẹ con đang chuẩn bị để đi vào Đắk Nông, ai ngờ trên đường đi thì gặp nạn”- giọng bà Thịnh nghẹn lại. Nguyễn Hà C. gặp nạn khi đang lưu thông qua cầu Phong Châu bằng xe máy.

Nhớ lại giấy phút nhận tin dữ về con gái, bà Thịnh cho biết sáng 9-9, người thân ở Phú Thọ gọi điện vào thông báo “mất liên lạc” với cháu Nguyễn Hà C. từ hơn 10 giờ. Lúc này, bà Thịnh cố gắng liên lạc cho con gái, nhưng vô vọng. Đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng.

Xót xa nữ sinh viên năm 2 mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu - 1

Bà Thịnh khóc nghẹn khi đến nay vẫn chưa có thông tin về con gái

Lo lắng có chuyện không lành khi biết tin sập cầu Phong Châu, bà Thịnh cùng con trai (em nạn nhân C.) vội vàng trở ra Bắc, với hi vọng con gái sẽ được lực lượng chức năng tìm thấy, cứu sống. Song khi đặt chân đến chân cầu Phong Châu, nhìn dòng sông đục ngầu đang cuồn cuộn chảy, bà Thịnh lặng người.

“Tôi thương cháu quá, cháu xin mẹ về quê thăm họ hàng, đâu ngờ đó lại là lần mẹ con chúng tôi xa nhau mãi mãi”- người mẹ bật khóc chia sẻ với chúng tôi. Từ sáng sớm 10-9, bà Đinh Thị Thịnh cùng gia đình vẫn hướng mắt về phía cầu Phong Châu, chờ mong một phép màu.

Trong trường hợp xấu nhất, bà Thịnh mong muốn lực lượng chức năng sẽ sớm tìm thấy cháu Nguyễn Hà C. và hỗ trợ gia đình đưa cháu trở về Đắk Nông.
Xót xa nữ sinh viên năm 2 mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu - 2

Bà Đinh Thị Thịnh lặng người khi xem lại ảnh con gái

Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông sông Hồng lên rất cao, kết hợp lưu tốc dòng chảy xiết, vào khoảng 10 giờ 2 phút ngày 9-9, cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7).

Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 xe ôtô tải, 2 xe ôtô đầu kéo, 6 xe môtô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.

Tung tích 2 con cá sấu nặng gần trăm kg sổng chuồng trong đêm mưa lũ ở Yên Bái: Chủ nhân nói 1 câu khiến ai cũng…

0

Ông Bùi Đức Thiện – chủ nhân 2 con cá sấu – cho biết, bản thân ông không chắc chắn việc cá sấu có bị sổng hay không. Tuy nhiên, ông đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác.

Tối 9.9, mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh về 2 cá thể cá sấu (được miêu tả nặng trên 100kg) bị sổng chuồng và bơi giữa dòng nước lũ đục ngầu ở thành phố Yên Bái.

Kèm với đó là ảnh chụp dòng thông báo qua Zalo với nội dung: “Hiện tại, Đầm Sấu trên địa bàn phường Nam Cường đã bị ra 2 cá sấu. Các phụ huynh chú ý không cho con không ra gần khu vực hồ”.

Mặc dù hình ảnh trông có vẻ như có dấu hiệu cắt ghép, song thông tin vẫn khiến nhiều người rất lo lắng trong bối cảnh cơn bão số 3 đã đẩy hơn 3.700 hộ dân ở thành phố Yên Bái vào thế bị ngập sâu. Một số chỗ mất điện, mất mạng…

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, 2 con cá sấu nói trên thuộc sở hữu của ông Bùi Đức Thiện, trú tại thôn Nam Thọ, phường Nam Cường, TP Yên Bái.

Khi mua lại trang trại, ông tiếp quản 2 con cá sấu từ chủ cũ và nuôi chúng làm cảnh từ thời điểm đó. Hiện mỗi cá thể nặng khoảng 120kg.

“Bình thường chúng ở trong chuồng. Xung quanh là tường gạch xây rất chắc chắn và phía trên cùng là rào thép, khoá rất kỹ”, ông Thiện miêu tả.
Hình ảnh cá sấu tại đầm nuôi.Hình ảnh cá sấu tại đầm nuôi.Hình ảnh cá sấu do người dân TP Yên Bái chụp tối 9.9.Hình ảnh không rõ nguồn gốc lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Facebook.
Tuy nhiên theo ông Thiện, khi nước lũ ngập vào trang trại và cũng ngập toàn bộ chuồng nuôi, bản thân ông rất lo lắng khi không biết 2 con cá sấu liệu có thể thoát ra ngoài hay không.

 

“Tôi không chắc chúng có thoát ra ngoài hay không, hoặc cũng có thể ngạt nước chết rồi. Chiều hôm qua (9.9), tôi đã chủ động ra cơ quan chức năng để trình báo với mong muốn mọi người nắm được thông tin một cách tường minh và từ đó nâng cao cảnh giác”, ông Thiện nói.

Liên quan đến sự việc trên, lãnh đạo UBND phường Nam Cường, TP Yên Bái cho biết – chính quyền đã nắm được thông tin “cá sấu bị sổng ra ngoài” do mưa lũ.

“Trên địa bàn phường có gia đình ông Thiện (ở khu Đầm Sấu) nuôi 2 con cá sấu, mỗi con nặng hơn 100kg. Thường ngày, khu vực nuôi cá sấu của gia đình ông Thiện đều có quây lưới kín. Sau khi nơi đây xảy ra ngập lụt, ông Thiện đã chủ động trình báo với chính quyền về việc không thấy 2 con cá sấu chưa rõ vẫn ở trong chuồng (hiện nước đang dâng cao) hay đã sổng ra ngoài”, vị này nói.

Sau khi nhận được thông tin, phường Nam Cường đã báo cáo UBND TP Yên Bái và cảnh báo cho người dân nắm được để đề phòng.

Xót xa quá rơi cùng xe ôtô xuống suối, đại úy quân đội tuvong

0

Người gặp nạn là anh Trần X. T. (sinh năm 1987), là đại ý quân đội, thường trú tại tỉnh Thanh Hóa.

Người Lao Động dẫn tin từ lực lượng chức năng, khoảng hơn 1h ngày 10/9, tại khu vực cầu ngầm thôn Tiên Hội (xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), xe ôtô BKS 30G-09.xxx khi đi qua cầu thì xe rơi xuống suối.

Nhận thông tin, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường triển khai cứu nạn. Đại uý quân đội tử vong sau khi rơi cùng xe xuống suối, camera hiện trường ghi cảnh đau lòng Ảnh 1 Hiện trường vụ việc thương tâm. Ảnh: báo Hoà Bình
Đến khoảng 5h cùng ngày, lực lượng chức năng đã trục vớt được xe ôtô, bên trong có một người đã tử vong.

(Camera hiện trường ghi cảnh xe ô tô lao xuống suối khiến 1 người tử vong. Nguồn: báo Hoà Bình)

Qua xác minh, người bị nạn là anh Trần X. T. (sinh năm 1987), là  đại úy quân đội,  thường trú tại tỉnh Thanh Hóa.

Khi bị nạn, xe ô tô di chuyển theo hướng từ thôn Phượng Sồ sang thôn Tiên Hội, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, theo báo Hoà Bình. Đại uý quân đội tử vong sau khi rơi cùng xe xuống suối, camera hiện trường ghi cảnh đau lòng Ảnh 2

Khoảnh khắc xe ô tô bị trôi xuống suối được camera ở hiện trường ghi lại
Lực lượng chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho đơn vị bộ đội.

Số phận 2 chiếc ‘tàu m/a’ Trung Quốc trôi dạt mất kiểm soát trên sông Hồng khiến người dân lo lắng: Nghe mà sợ

0

Hai tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng đã được kéo về neo giữ tại bờ sông Hồng tại Lào Cai.
Hai tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng đã được neo giữ - Ảnh 1.

Hai tàu từ Trung Quốc trôi giạt sang sông Hồng đã được neo giữ tại khu vực huyện Bảo Thắng, Lào Cai – Ảnh: Sở GTVT Lào Cai
Theo thông tin từ Cục Đường thủy nội địa, lúc 22h đêm 9-9, hai tàu từ Trung Quốc trôi dạt sang Việt Nam đã bị nước lũ đẩy vào một vũng lở bên sông Hồng tại khu vực Ngòi Nhù, cách cầu Bảo Hà (Lào Cai) 25km.

Hai tàu mắc kẹt vào đây, không trôi ngược ra sông được nữa nên nguy cơ va chạm với các cầu ở hạ lưu sông Hồng không cao.

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Lào Cai) cho biết thêm đến 22h cùng ngày Công an huyện Bảo Thắng phối hợp với nhân dân đã lai dắt cứu hộ thành công 2 con tàu trên vào bờ tại đại phận thôn An Thắng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Trước đó, chiều 9-9 hai tàu hút cột song song với nhau đã trôi từ phía Trung Quốc vào sông Hồng, trên tàu không có người.

Sau khi trôi qua cầu Cốc Lếu ( TP Lào Cai), hai tàu trên tiếp tục trôi theo hạ lưu sông Hồng với tốc độ 15-20km/h.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, hai tàu bị trôi dạt trong tình trạng cột song song với nhau, trên tàu không có người có thể là tàu hút cát, không có người trông coi nên bị trôi dạt khi đứt neo.

Sáng 10-9, hai tàu vận tải và 1 sà lan trôi trên sông đã va và mắc kẹt dưới gầm cầu Vĩnh Phú vượt sông Lô nối Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Hai tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng đã được neo giữ - Ảnh 2.
Tàu bị trôi trên sông Lô mắc kẹt vào cầu Vĩnh Phú sáng 10-9 – Ảnh: Facebook Thành Phố Việt Trì News

Để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng đã phong tỏa, phương tiện qua cầu. Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – cũng đã đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo xử lý.

Cầu Vĩnh Phú được đưa vào khai thác ngày 30-8-2023 với tổng mức đầu tư hơn 540 tỉ đồng. Cây cầu này vượt sông Lô nối TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) với huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc).

Sáng 10-9, Chi cục đường thủy nội địa khu vực 1 đã thông báo cấm tất cả phương tiện thủy lưu thông trên sông Lô tại khu vực cầu Vĩnh Phú, trừ phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Trước đó, ngày 9-9 có hai tàu hút cát của Việt Nam đã bị trôi dạt và va vào cầu Tô Mậu bắc qua sông Chảy tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Một tàu bị chìm và trôi qua gầm cầu nhưng một tàu mắc kẹt tại cầu Tô Mậu ( cầu mới đưa vào khai thác cuối tháng 12-2023.

Ngày 9-9, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Yên Bái đã kiểm tra tình trạng của cầu Tô Mậu và bàn phương án xử lý tàu còn mắc kẹt dưới gầm cầu.

Mẹ và con gái 50 tuổi cùng về hưu, sống cùng nhà để an hưởng tuổi già với nguyên tắc ‘tôn trọng riêng tư’, nhiều ngày không nói chuyện cũng chẳng sao

0

Một trường hợp mẹ con cùng về hưu, cùng sống chung đã mở ra nhiều góc nhìn mới về tuổi già, về con cái, về mối quan hệ gia đình, cuộc sống riêng tư, sự tự do, sự báo hiếu,….Mời mọi người đọc và cảm nhận nhé (thông tin này đã được báo chí đăng tải, mình thấy hay nên chia sẻ lại ở bên dưới nhé)

Người con gái trong 2 mẹ con này tên là Ngô Anh, năm nay 50 tuổi, chưa lập gia đình. Mẹ cô, là bà Lâm Tú Lệ 80 tuổi và đã ly hôn. Hai mẹ con đã đưa ra một quyết định: Cùng nhau về hưu tại căn nhà nhỏ ở Phổ Nhĩ, Vân Nam, T/rung Q/uốc.

Hơn 20 năm về trước, Ngô Anh đã giúp mẹ thoát khỏi người cha b/ạ/o l/ự/c của mình. Cô đã mô tả bản thân, mẹ và anh trai mình giống như một đội quân đã trải qua “chiến tranh” và cùng nhau tái thiết cuộc sống sau “thảm họa” hôn nhân của cha mẹ.

hình ảnh

Hai mẹ con đọc sách trong ngôi nhà bình  yên của họ, ảnh: PNM

Kể từ khi quyết định về hưu cùng nhau, Ngô Anh cho rằng mình đương nhiên phải “thay máu tư tưởng” cho mẹ.

Trong năm đầu tiên chung sống, bà Lâm Tú Lệ đã đọc 56 cuốn sách do con gái bà giới thiệu. Mẹ Lâm thích nghe podcast trong khi may quần áo. Trong bữa sáng bà cũng không ngại nghe và học hát. Bà tìm hiểu cách chụp ảnh trên điện thoại di động, chỉnh sửa ảnh. Bà cũng học cách sử dụng điện thoại di động để điều khiển tất cả những thiết bị gia dụng thông minh trong nhà.

Sau khi mẹ Lâm trải qua hôn nhân không hạnh phúc, bà không bao giờ ép con gái mình phải kết hôn và đồng ý với bất kể điều gì Ngô Anh lựa chọn trong cuộc sống của mình.

hình ảnh

Cùng nhau ngâm rượu và trang trí cho không gian sống, ảnh: PNM

Với sự thông cảm và hỗ trợ của bà, Ngô Anh đã có không gian làm việc yên bình. Ngoài việc viết lách không ngừng, cô còn phát triển sự nghiệp hội họa của bản thân. Khi sống cùng nhau ở tuổi dưỡng già, hai mẹ con không cần phải ăn cùng nhau hoặc chia sẻ cùng 1 thói quen. Thậm chí chẳng nói lời nào trong ngày, trong một không gian như vậy, hai người sống tương đối độc lập.

Cuộc sống không ràng buộc, không kiểm soát

Quy tắc của hai mẹ con khi sống cùng nhau là dành càng nhiều không gian độc lập cho nhau càng tốt. Họ gần như dành toàn bộ thời gian để làm việc riêng của mình và đôi khi họ thậm chí chẳng nói với nhau một lời trong thời gian dài.

Cách họ gọi nhau cũng trở nên rất thoải mái, Ngô Anh giống như bạn bè đều gọi mẹ là chị Lâm, còn mẹ Lâm lại gọi con gái mình là thầy Ngô.

hình ảnh

2 mẹ con có không gian làm việc riêng trong nhà, ảnh: PNM

Hai mẹ con có sự phân chia lao động tự nhiên trong công việc nhà. Mẹ làm nhiều việc như giặt giũ hoặc học cách mua sắm trực tuyến từ năm 2011. Mẹ luôn mua nguyên liệu, đồ ăn nhẹ và vải trên mạng, đồng thời còn chịu trách nhiệm thanh toán tiền điện, nước trực tuyến. Còn Ngô Anh sẽ nhận trách nhiệm nhiều hơn trong việc chạy việc vặt như xuống nhà nhận hàng chuyển phát nhanh, vứt rác, ra ngoài mua sắm lặt vặt.

Lúc đầu, mẹ Lâm làm nhiều công việc nhà hơn, nhưng Ngô Anh sớm nhận ra điều này không công bằng nên cô bắt đầu cắt giảm việc nhà một cách có kế hoạch. Trong số đó, việc nấu nướng rõ ràng chiếm nhiều thời gian và sức lực nhất nên họ ít ăn cùng nhau. Ngô Anh thích làm mì gạo, còn mẹ lại thích ngũ cốc hấp và mì ống nhỏ. Thói quen ăn uống và thời gian ăn uống khác nhau nên không nhất thiết phải ăn cùng nhau.

Chizuru Ueno – nhà xã hội học đã nói trong “Bắt đầu từ giới hạn”: “Con gái là người chỉ trích mẹ gay gắt nhất và là người ủng hộ mẹ nhiệt thành nhất”. Nhưng ở Ngô Anh và mẹ Lâm, những mâu thuẫn và căng thẳng thường thấy trong mối quan hệ mẹ con là điều hiếm thấy. Ngược lại, họ đang nắm tay nhau đi trên con đường yên tĩnh và thanh bình, cùng nhau tiến tới “phiên bản hạnh phúc nhất của chính mình”.

hình ảnh

Họ không nhất thiết phải ăn cùng nhau, ảnh: PNM

Trước đó….

Mẹ Lâm Tú Lệ là một sinh viên đại học hiếm hoi trong thời đại đó. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng trong huyện. Bà kết hôn với cha của Ngô Anh khi bà 28 tuổi. Khi đó, mẹ Lâm vừa phải chăm sóc gia đình vừa phải làm tại viện, đồng thời bà cũng phải chịu đựng sự b/ạ/o h/à/nh gia đình liên tục từ chồng trong suốt 20 năm. Bà không được tự do ca hát hay đi chơi, không được mặc quần áo đẹp nhưng chẳng ai tin lời bà nói. Phải đến lúc 55 tuổi, bà mới thoát khỏi cuộc hôn nhân đó nhờ sự giúp đỡ của các con. Sau đó, Ngô Anh hứa sẽ về sống với mẹ.

Mẹ Lâm đã tâm sự thế này.

Trước đây, anh ta (chồng cũ) sẽ can thiệp vào cuộc sống của tôi, tôi không thể mặc quần áo hay đi giày đẹp chứ đừng nói đến việc trang điểm. Tôi rất thích ca hát và khiêu vũ nhưng anh ấy lại ép tôi rời khỏi đội tuyên truyền. Khi tôi được thăng chức, anh ấy trông rất tệ và không đi cùng tôi. Tôi không biết tại sao anh ấy lại ghét tôi đến vậy.

Sau khi ly hôn, tôi muốn được tự do. Tôi muốn mặc bộ quần áo mình thích, trang điểm, ca hát và khiêu vũ thoải mái như bao người khác.

hình ảnh

Tôn trọng quyền riêng tư của nhau, mỗi người đều có công việc riêng của mình, ảnh: PNM

Còn đây là lời tâm sự của Ngô Anh.

Kể từ khi tôi có thể nhớ được, việc b/ạ/o h/à/nh gia đình của bố tôi chưa bao giờ chấm dứt. Ông ấy luôn tức giận. Điều đó khiến mẹ tôi rất khó khăn và bà phải chịu rất nhiều tổn thương.

Với tư cách là con gái của bà, thực ra tôi chỉ là một nhân chứng. Nỗi đau thực sự là cuộc hôn nhân này phải chịu đựng trong suốt hai mươi năm vàng son của cuộc đời mẹ.

Mẹ tôi đã hoàn toàn rời khỏi nhà. Sau này, chúng tôi nói đùa rằng nhà mình là “khu vực bị chiếm đóng”, chúng tôi không có thời gian để lưu giữ những kỷ niệm quý giá thời thơ ấu của mình.

Cuộc sống yên bình hiện tại là kết quả của sự đấu tranh, phản kháng gian khổ từ cuộc hôn nhân của mẹ.

Ngô Anh nói: “Chỉ khi trải qua tất cả những điều này, bạn mới biết cuộc sống hiện tại quý giá như thế nào”.

Tôi từng nghĩ mẹ tôi có thể không sống được đến 60 tuổi trong hôn nhân, nhưng bây giờ bà đã 80. Chúng tôi đã đảm bảo được cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho bà sau khi ly hôn.

Sau khi xử lý hơn 1000 vụ ly hôn, tôi phát hiện ra 5 điều đàn ông thật sự mong muốn trong hôn nhân và tình yêu

0

Đây là tâm sự của một luật sự đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Mình chia sẻ lại thông tin chi tiết cho moi người cùng tham khảo xem có đúng không nhé!

Nguyên văn tâm sự của luật sư này như sau:

Cách đây không lâu, có một bạn nam để lại tin nhắn cho tôi rằng: ‘Luật sư, anh quá thiên vị cộng đồng nữ. Tại sao tất cả các bài báo về hôn nhân đều viết từ góc độ phụ nữ?’

Đúng là đàn ông và phụ nữ có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau vì xã hội có những yêu cầu khác nhau đối với đàn ông và phụ nữ. Nhiều người sẽ cho rằng đàn ông yêu tự do, kiếm tiền nuôi gia đình là điều đương nhiên. Ngược lại, phụ nữ yêu cái đẹp, ăn mặc sang trọng, nhạy cảm và hay nghi ngờ, việc chăm sóc người già và trẻ nhỏ là điều đương nhiên.

Bạn và những người xung quanh bạn có nghĩ như vậy không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta từ bỏ định kiến ​​như trên? Trong số những người đàn ông đã ly hôn mà tôi đã tiếp xúc, họ thật sự mong muốn và tìm kiếm điều gì trong cuộc hôn nhân của mình?

Bạn biết đấy, cách suy nghĩ của đàn ông lý trí hơn, trong khi cách suy nghĩ của phụ nữ lại thiên về cảm xúc hơn. Đàn ông chú ý nhiều hơn đến bản thân vấn đề, trong khi phụ nữ chú ý nhiều hơn đến những cảm xúc bị ảnh hưởng bởi nó.

Mối quan hệ lý tưởng nhất giữa vợ chồng phải là: gần gũi nhưng có khoảng cách vừa phải, thẳng thắn nhưng có chút bí mật. Đây có thể là điểm yêu nhau của hai người, hoặc cũng có thể là thế giới riêng tư.

Thứ nhất, đàn ông cần t/ì/n/h d/ụ/c. Điều đó thật sự quan trọng với nam giới. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải có đời sống ‘trong phòng ngủ’ hài hòa

Trong hôn nhân, t/ì/nh d/ụ/c cũng quan trọng như tình yêu. Đồng thời, tình yêu có thể bù đắp cho việc thiếu t//ìn/h dụ/c, và ngược lại. Mặc dù con người hiện đại đã cởi mở hơn với các quan niệm giới tính nhưng trên thực tế số lượng các cuộc hôn nhân có vấn đề về t/ì//nh d/ụ/c vẫn chưa bao giờ giảm.

Đời sống trong phòng ngủ là một yếu tố rất quan trọng. Nếu vợ chồng gặp khó khăn trong vấn đề này thì phải tìm cách giải quyết.

hình ảnh

Hôn nhân là hành trình đặc biệt của mỗi người, ảnh: dSD

Thứ hai, sự tin tưởng và tôn trọng rất quan trọng đối với đàn ông, nhưng đừng tin tưởng hay phớt lờ một cách mù quáng

Các khách hàng nam thường nói với tôi lý do tại sao phụ nữ lại mắc chứng “hoang tưởng cưỡng ép” nặng nề trong hôn nhân, họ luôn cảm thấy mình thiệt thòi và đàn ông vô tâm. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần có nhau, tin tưởng lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau. Trong hôn nhân, nếu đàn ông không bao giờ cảm nhận được sự tin tưởng hoặc tôn trọng đúng mức, theo thời gian, họ sẽ tìm kiếm sự tin tưởng và tôn trọng ở nơi khác/từ người khác, và những ý tưởng khác chắc chắn sẽ nảy sinh.

Nhưng bạn không thể tin tưởng một cách mù quáng. Một số phụ nữ cảm thấy mình đã có gia đình và chồng không thể bỏ chạy. Ngay cả khi chồng tỏ ra không hài lòng với một số điều và muốn thay đổi, họ vẫn nhất quyết phớt lờ. Điều này là sai.

Sự chân thành và tin tưởng là điều quý giá nhất trong cuộc sống. Trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mọi người nên tôn trọng sở thích, sở thích của nhau. Đó là ý tưởng vô lý nhất khi cho rằng hai người phải có cùng suy nghĩ, cùng phán đoán và cùng mong muốn.

Một người chồng không được nuôi dưỡng, kiệt sức, sợ phải hứng chịu những cơn giận dữ và những suy nghĩ vụn vặt của vợ, có thể dễ dàng bắt đầu một cuộc hôn nhân mà anh ta có những ước mơ khác.

Thứ ba, sự cân bằng tạo nên mối quan hệ hôn nhân bền vững, đừng cố gắng thay đổi một người đàn ông

Chúng ta thường thấy nhiều người đàn ông, phụ nữ cảm thấy rất tiếc nuối sau khi đi từ tình yêu ngọt ngào đến cuộc hôn nhân. Trước khi kết hôn, đàn ông tin rằng phụ nữ sẽ không bao giờ thay đổi và phụ nữ cũng vậy nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại nên đôi bên đều cảm thấy rất buồn.

Hôn nhân là một mối quan hệ cân bằng năng động, là mối quan hệ cho đi lẫn nhau, là mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và thỏa hiệp kịp thời…

Cái gì cân bằng thì ổn định, cái gì ổn định thì bền vững hơn. Đừng là một bông hoa đeo bám, cũng không phải là một con chim mê đắm, chỉ những người độc lập mới có sự tự tin, can đảm và khả năng không tức giận. Mọi quyết định đều có sự đánh đổi, được và mất, hãy bình tĩnh đối mặt, không phàn nàn, không đấu tranh, không vướng mắc và hãy mạnh mẽ trước giông bão cuộc đời.

hình ảnh

Tư duy trong não bộ của đàn ông và phụ nữ rất khác nhau, ảnh: dSD

Thứ tư, ‘phản bội’ ​​không hẳn là cọng rơm làm gãy lưng lạc đà, mà là thiếu sự đồng thuận

Còn một vấn đề nhạy cảm nhưng phổ biến khác trong hôn nhân, đó là đàn ông và phụ nữ có quan điểm khác nhau về cái gọi là chung thủy và “lừa dối”.

Hãy cùng nói về định nghĩa “lừa dối” với người ấy của bạn nhé! Về cách duy trì hôn nhân và các mối quan hệ, chúng đều không thể tách rời khỏi bản chất con người, bao gồm cả việc chọn bạn đời, kết hôn…

Suy cho cùng, mỗi người đều có những ranh giới và giá trị cá nhân khác nhau. Có thể điểm mấu chốt của bạn là lừa dối về thể xác, và điều anh ấy không thể chấp nhận nhất là lừa dối về mặt tinh thần. Bạn có thể hiểu nhau hoặc đạt được sự đồng thuận nào đó.

Hôn nhân đòi hỏi một mức độ đồng thuận nhất định. Không ai ngu cả, mỗi người đều có ưu và nhược điểm riêng. Chính loại quy tắc này mà tôi biết mình có gì, muốn gì, bạn có gì thì chúng ta có thể trao đổi, loại quy tắc đổi hàng hòa bình này khiến hai người sẵn sàng chịu trách nhiệm hơn, dù là vật chất hay tinh thần, để trao đổi bình đẳng.

Thứ năm: Phụ nữ thường hay ép người đàn ông bên cạnh phải hiểu bạn, điều này là không thể

Từ quan hệ tình cảm đến hôn nhân, có lẽ do những đặc điểm pháp lý khác nhau nên nhau sẽ cảm thấy có trách nhiệm và gần gũi hơn. Vì vậy, nhiều phụ nữ mong muốn người yêu của mình phải “hiểu mình”. Nhưng trong đời sống hôn nhân thực tế, không nhiều người có thểthực sựnói “Anh hiểu em”. Hầu hết các cặp vợ chồng đều cho rằng họ“hiểu”, điều này trong tâm lý học gọi là “phép chiếu”. Ngược lại, khi bước vào mối quan hệthân mật với nhau, bạn càng cần phải duy trì mức độ độc lập nhất định.

Bởi vì đàn ông và phụ nữ suy nghĩ khác nhau nên đàn ông không thể nghĩ phụ nữ nghĩ gì. Khi đối phương không hiểu bạn, đừng để anh ta lúc nào cũng đoán mò. Bạn cũng có thể giao tiếp với đối phương bằng cách nói với chồng/vợ để đối phương biết và hiểu được suy nghĩ của bạn sẽ dễ dàng đạt được sự đồng thuận hơn phải không?

Xót xa cảnh người lao động Việt ngất xỉu khi làm nông nghiệp ở Hàn Quốc: Đừng nghĩ đi nước ngoài là ăn sung mặc sướng

0

Mới đây, một đoạn video ngắn quay lại hình ảnh người phụ nữ Việt lao động ở Hàn Quốc bị ngất xỉu dưới trời nắng gắt đã khiến nhiều người không khỏi xót xa. Chúng ta có lẽ sẽ nhận ra, đằng sau mỗi người đi xa quê hương để lao động ở nước ngoài, đều là một câu chuyện, một số phận. Họ không ‘sung sướng’ như nhũng gì mọi người vẫn nghĩ.

Thông tin này rất hay đáng suy ngẫm được đăng tải trên báo chính thống. Mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, khi làm việc ngoài trời nắng gắt, một nữ lao động Việt ngất xỉu vì choáng váng khiến nhiều người xót xa. Đoạn clip ghi lại và được chia sẻ rộng rãi. trên mạng xã hội.

Anh Sinh, chủ nhân đoạn clip này cho hay, người phụ nữ trong đoạn clip là đồng nghiệp của mình. Họ là những người lao động sang Hàn Quốc làm thời vụ theo visa E8 (lao động ngắn hạn). Đoạn clip người phụ nữ ngất xỉu được ghi lại khi cả nhóm đang làm việc tại nông trại giữa trời nắng nóng.

hình ảnh

Người phụ nữ ngất xỉu dưới trời nắng nóng gay gắt, sau khi người hồi tỉnh, chị lại tiếp tục thực hiện công việc làm nông nghiệp của mình, ảnh: CL

Theo anh Sinh, mỗi ngày, anh và đồng nghiệp thường bắt đầu đến nông trại làm việc từ 6h. Công việc của họ là thu hoạch nông sản và được tính lương dựa trên sản lượng. Do vậy, mọi người đều tranh thủ làm từng phút để tăng thu nhập, bất kể mưa nắng. 

Trung bình, mỗi ngày một lao động tại nông trại có thể kiếm được khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, họ phải đánh đổi thời gian và công sức làm không ngừng nghỉ.

Dưới phần bình luận, nhiều người bày tỏ sự thương cảm dành cho người Việt phải tha hương để kiếm tiền.

“Tôi cũng từng làm ở nông trại Hàn Quốc và hiểu được cảnh vất vả. Mặc dù thu nhập tốt nhưng đổi lại sức khỏe cũng bị bào mòn nhiều. Thấy cảnh này mới thương đồng hương mình hơn”, tài khoản L.N. bình luận.

“Nhìn cảnh này rơi nước mắt vì người thân mình cũng đang làm việc ở nước ngoài. Để đổi lấy đồng tiền lo cho gia đình, người Việt luôn cắn răng chịu đựng mọi cực nhọc”, tài khoản T.D. chia sẻ.

Vác bắp cải, gọt củ dền ở Hàn kiếm 5,5 triệu đồng/ngày

Anh Quân, một lao động người Việt tại Hàn Quốc, cho biết công việc ở nông trại có thể giúp anh kiếm nhiều tiền nhưng đổi lại, anh phải tranh thủ hết mức, thậm chí chỉ ăn cơm, nghỉ ngơi trong 10 phút.

Trong đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội, anh Quân (quê tại tỉnh Cà Mau) hứng khởi ghi lại cảnh đồng nghiệp đang gọt củ dền, thu hoạch bắp cải tại trang trại ở Hàn Quốc.

“Anh này làm được 100.000 won/ngày, chị này làm 300.000 won/ngày”, anh Quân cười, nói.

hình ảnh

Anh Quân chia sẻ công việc vác bắp cải, gọt củ dền cho thu nhập cao đối với người lao động Việt ở Hàn Quốc, ảnh: CL

Nhanh chóng, đoạn clip của anh đã thu hút hàng trăm nghìn người xem và hàng nghìn lượt tương tác.

Chàng trai cho biết anh đến Hàn Quốc theo diện visa E8. Đối với loại visa này, anh Quân có thể ở lại Hàn làm việc trong 5 tháng và có quyền xin gia hạn thêm 3 tháng nữa.

Theo đó, công việc thường bắt đầu vào buổi chiều, tối. Để kiếm thêm thu nhập, anh Quân đăng ký làm cho nhiều nông trại cùng lúc rồi phân chia thời gian đến làm. Mỗi ngày, anh Quân làm việc 18 tiếng để đổi lấy thu nhập 300.000 won/ngày (khoảng 5,5 triệu đồng).

“Công việc tay chân nên vất vả, đổi lấy đồng lương rất xứng đáng. Chủ nông trại cũng không ép người lao động làm nhiều mà để cho chúng tôi chủ động quyết định sản lượng làm. Sản lượng càng nhiều thì thu nhập càng cao, đôi lúc chúng tôi chỉ ăn cơm, nghỉ ngơi tầm 10 phút rồi làm tiếp, vì không muốn lãng phí thời gian”, anh Quân nói.

Vào mùa hè nắng nóng, những người lao động như anh Quân còn được làm việc trong nhà kính nên không lo nắng cháy da. Ngoài ra, chàng trai bộc bạch người Hàn rất tôn trọng người lao động nước ngoài như họ, vì thế, anh Quân cảm thấy được an ủi khi đi làm xa gia đình.

Theo tờ Korea Times, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch mời 61.631 lao động nhập cư trong năm nay. Con số này tăng hơn 10.000 so với năm ngoái và gấp 4,9 lần so với năm 2021, là quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Năm 2024, lao động thời vụ ở Hàn Quốc là 45.631 người, tăng khoảng 10.000 người so với năm ngoái.

Với số lượng người lao động nước ngoài tăng cao, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết chính phủ sẽ đưa ra các biện pháp cải thiện điều kiện sống cho lao động nhập cư.

Theo đó, Hàn Quốc đã và đang xây dựng thêm nhiều ký túc xá mới cho người lao động; tăng số lượng cơ quan kết nối người sử dụng lao động và người lao động (từ 170 lên 189 đơn vị),…

Xót xa hàng nghìn người Thái Nguyên ngay lúc này…

0

Trưa 9/9, chị Trần Thị Dự nhận được tin của mẹ báo nước đã ngập tới mái nhà bà, hai đứa cháu chưa có gì ăn, nhờ chị lên mạng cầu cứu.

Người phụ nữ 32 tuổi liên tục gọi cho các nhóm cứu hộ tự phát trên mạng xã hội, đồng thời kêu cứu trên một nhóm có hơn 300.000 thành viên ở Thái Nguyên. Tuy nhiên, đa số đều báo quá tải, một số khác cho biết chỉ có thể tiếp cận khu vực bên ngoài, không thể vào sâu khu vực mẹ chị đang mắc kẹt.

Nhà mẹ chị Dự ở tổ 10, phường Quang Vinh, cách bờ sông gần một km nên nước lên rất nhanh. “Mẹ tôi bảo nước đã lên gần hai mét rồi. Mọi người đang ở trên tầng tum”, chị cho biết. Hai cháu nhỏ, vợ chồng anh trai và người mẹ 70 tuổi từ hôm qua đến trưa nay không có gì ăn, vừa đói vừa rét.

”Em cầu xin các đội cứu hộ đến cứu gia đình em”, Dự viết trên mạng xã hội.

Đến 14h, điện thoại của mẹ Dự hết pin, không thể liên lạc. Sống cách nhà mẹ 15 km, cô gái như ngồi trên đống lửa khi nước dâng mỗi lúc một nhanh.

Nước lũ dâng ở thành phố Thái Nguyên, hôm 9/9. Ảnh Vũ Hồng Giang cung cấp

Nước lũ dâng ở thành phố Thái Nguyên, hôm 9/9. Ảnh:  Hồng Giang

Gia đình chị Nguyễn Ngần, 34 tuổi, và hàng xóm gồm 30 người ở tổ 10, phường Quang Vinh cũng đang kêu cứu trên mạng xã hội. Chị cho biết cả nhóm đang dồn lên tầng ba nhà chị trong khi nước đã dâng mấp mé tầng hai mà chưa có dấu hiệu dừng lại. ”Nước lên rất nhanh. Tưởng nhà ba tầng là an toàn nhưng không phải”, chị Ngần nói.

Mất điện, cả nhóm chỉ còn một chiếc điện thoại có thể liên lạc được. Một số gia đình khác đã liên lạc với các đội cứu trợ nhưng vì nước chảy xiết, thuyền nhỏ không thể vào đón người.

Hương Quỳnh 30 tuổi ở phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, bế con quấy khóc chưa đầy một tháng tuổi, đợi từ sáng đến đêm 9/9 nhưng chưa có đội cứu trợ nào tiếp cận. Chị cùng con nhỏ và bố mẹ U70 lên tầng hai lánh nạn. Họ không có lương thực, không sóng wifi, chỉ biết dùng số pin điện thoại ít ỏi còn lại để cầu cứu trên mạng.

Chị Văn Thùy Dung, sống tại khu đô thị Picenza, phường Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên cho biết, nước dâng 30-40 cm từ 11h30 đêm 8/9 nhưng đến 8h sáng 9/9 đã ngập sâu hơn một mét.

Phía ngoài xuất hiện nhiều ca nô của công an, quân đội đi cứu trợ, chị Dung nhiều lần vẫy tay xin trợ giúp. Khi được giải thích các khu vực bên trong nước ngập sâu hơn, có nhiều người già và trẻ em, gia đình cố thủ trên tầng hai với hy vọng nước sẽ rút. Nhưng càng chờ, nước dâng lên càng cao.

Đến 17h ngày 9/9, nước ở tầng một đã dâng đến ngực người lớn, chị Dung biết không thể chờ thêm. Nhìn thấy đội cứu hộ từ xa, người phụ nữ này vẫy khăn kêu cứu. Hai chiến sĩ công an cùng hai người dân mang áo phao lội tới. Con gái 5 tuổi của chị Dung cùng ít đồ đạc được đặt lên một chiếc bè, hai vợ chồng bám vào dây của đội cứu hộ từng bước lần ra ngoài. “Nước lúc đó cao hơn ngực lại chảy xiết nên hai vợ chồng hụt chân liên tục”, chị Dung kể.

Không thể tiếp tục di chuyển vì quá nguy hiểm, người phụ nữ này được lên bè cùng con gái và đến nơi an toàn sau 20 phút.

Nhóm tình nguyện của anh Nguyễn Tuyến tham gia cứu trợ người dân vùng ngập lụt, tối 9/9. Ảnh: Tiến Nguyễn

Nhóm tình nguyện của anh Nguyễn Tuyến tham gia cứu trợ người dân vùng ngập lụt, tối 9/9. Ảnh:  Tiến Nguyễn

Cùng với gia đình chị Dự, chị Ngần, chị Quỳnh, hàng nghìn người dân khác ở TP Thái Nguyên đang kêu cứu.

Tại Thái Nguyên, mực nước sông Cầu lúc 4h ngày 9/9 gần 2,8 m – cao hơn báo động ba 91 cm. Tại phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên, đê sông Cầu xảy ra 5 điểm xung yếu cần phải gia cố song do mực nước dâng cao, nhiều đoạn đã tràn vào khu dân cư gây ngập úng. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thái Nguyên cho biết 55 phường, xã ở TP Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa bị ngập.

Anh Nguyễn Tuyến, 29 tuổi, ở xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên, thành viên nhóm cứu trợ có 8 người, tập hợp được 6 thuyền nhỏ, tổ chức cứu hộ trong đợt lũ này. Trong ngày 9/9, Tuyến nhận hàng nghìn cuộc gọi, cùng với đội của mình đưa hàng trăm người dân ở khu vực Túc Duyên, Bến Oánh, đa phần là người già, trẻ nhỏ khỏi khu vực ngập lụt, đồng thời tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Tuy nhiên, Tuyến cho biết thuyền của nhóm nhỏ, không thể vượt qua dòng nước xiết để tiếp cận sâu vùng ngập nặng. Chèo thuyền bằng tay suốt một ngày họ đã rất mệt.

Chị Quỳnh cùng con nhỏ và bố mẹ già cố thủ hơn 12 tiếng đợi giải cứu, 8/9/2024. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Quỳnh cùng con nhỏ và bố mẹ già cố thủ hơn 12 tiếng đợi giải cứu, ngày 8/9. Ảnh:  Nhân vật cung cấp

”Chúng tôi nhận hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn cầu cứu ở phường Quang Vinh nhưng bất lực vì khu vực này cô lập, ngập nặng, nước lại chảy xiết”, anh Tuyến nói.

Một cán bộ công an tỉnh Thái Nguyên trực tiếp tham gia cứu trợ cũng cho biết chính quyền đã huy động toàn bộ nhân lực địa phương để giúp dân. Tuy nhiên khu vực ngập lụt trên diện rộng, nhân lực mỏng, nước lũ lên nhanh và chảy xiết nên rất khó tiếp cận.

”Chúng tôi phải phân loại các cuộc gọi cầu cứu. Nơi nào nguy cấp hơn, nhiều người già và trẻ nhỏ hơn thì được ưu tiên”, vị này nói.

Anh Tuyến cho biết, lương thực, thực phẩm tiếp tế có rất nhiều nhà hảo tâm sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, cái khó nhất lại là đưa được đến với bà con và đón được họ ra ngoài.

”Chúng tôi cần nhất bây giờ là cano, xuồng máy, đèn pin và sạc dự phòng để tiếp tế cho bà con”, anh nói.

Song Nga – Hải Hiền

13 đứa cháu về mừng thọ ông nhưng đều chỉ lo xem điện thoại: Hình ảnh khiến dân tình tranh cãi

0

Thông tin này được báo chí đăng tải và hiện tại những hình ảnh này cũng đang được lan truyền rất nhiều trên mạng xã hội và tạo ra một làn sóng dư luận chưa có hồi kết!

Cụ thể theo như báo chí đăng tải, trong lễ mừng thọ 80 tuổi của cha mình tại một nhà hàng, chị Nh. (ở Hà Nội) đã chụp lại bức ảnh cả đàn cháu cùng cắm mặt vào điện thoại, không hề quan tâm mọi thứ xung quanh

Theo như chia sẻ của chị Nh, hình ảnh chị nhớ mãi trong lễ mừng thọ hôm đó là cảnh 13 đứa trẻ, con chị và con của anh chị em trong nhà cùng dán mặt vào điện thoại. 13 đứa trẻ là anh em họ trong nhà, đứa lớn nhất đang là sinh viên đại học, đứa bé nhất mới hơn một tuổi.

Chị Nh. mô tả, khi bàn tiệc bày ra, những đứa trẻ ăn uống qua loa rồi lần lượt từng đứa dạt sang khu vực trống ngay cạnh, ngồi bấm điện thoại, chơi game. Đứa này nối đứa kia, chỉ một lúc sau đã mỗi đứa một chiếc điện thoại.

Ngay cả thành viên nhỏ nhất, mới hơn một tuổi ngồi ở ghế ăn trẻ em cũng được… mẹ đặt điện thoại trước mặt cho xem.

hình ảnh hình ảnh

Hình ảnh các cháu trong nhà đều tập trung vào điện thoại trong ngày mừng thọ ông, ảnh: FBNV

Người phụ nữ này cho hay, ngay cả khi chúc mừng ông hay lúc chụp ảnh kỷ niệm, bố mẹ cũng rất khó khăn để gọi những đứa trẻ tham gia hoạt động chung của gia đình.

“Bố mẹ phải kêu gào, nhắc nhở bọn trẻ mới chịu đứng dậy với thái độ miễn cưỡng, hậm hực, thực hiện cho xong việc rồi trở lại với điện thoại ngay. Có đứa còn phản ứng gay gắt khi bị bố mẹ thu điện thoại”, chị Nh. nói.

Người mẹ nói thêm, hai con của chị cũng thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi. Đặc biệt là những ngày hè không đến trường, các cháu dùng các thiết bị điện tử với tần suất dày đặc hơn. Đã không ít lần nhìn con chơi điện thoại, chị bực mình, nổi khùng nổi điên quát tháo con nhưng rồi đâu lại vào đó.

Hai con của chị Nh. đang ở độ tuổi tiểu học, chưa có điện thoại riêng nhưng đã có máy tính bảng riêng, được mua ở thời điểm học online do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Chị thừa nhận, vợ chồng đi làm từ sáng đến tối, không có nhiều thời gian và cũng không đủ kiên nhẫn để chơi, trò chuyện hay đưa con đi đây đi đó. Nên hầu như thời gian ở nhà, các con… chơi với điện thoại, tivi.

Nhiều lúc lo lắng trước việc con sử dụng điện thoại nhiều nhưng rồi chị Nh. lại tự an ủi… con mình dùng điện thoại “chưa thấm vào đâu” so với nhiều đứa trẻ khác. Nhưng những ngày qua, hình ảnh “cả đàn cháu cắm mặt vào điện thoại” trong ngày mừng thọ ông làm chị cảm thấy bất an, hoảng sợ. 

Những hình ảnh chị Nh chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người tỏ ra đồng tình với tình trạng này vì trẻ con bây giờ không có nhiều không gian vui chơi và cũng mê thiết bị công nghệ theo xu hướng chung của xã hội. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng đây là hệ quả của cách giáo dục chưa đúng từ gia đình khiến những đứa trẻ trở nên thờ ơ, thiếu tình cảm, không thích giao tiếp với mọi người mà chỉ thích vùi mình trong thế giới riêng!

Một số bình luận bênh vực như sau:

– Ủa rồi nhà mọi người có trẻ con chưa? Nhà mình đất rộng mà 15 đứa cháu đã loạn hết nhà. Nhà ai chật tí rồi lâu lâu mới về, bày trò gì cho chúng nó chơi? Chả không cho nghịch điện thoại thì làm gì?

– Nhiều người cũng buồn cười, giờ chúng nó mà nghịch rồi chạy nhảy cũng quát, nghịch điện thoại cũng chửi, chắc bắt ép phải ngồi im như tượng mới chịu. Mà đứa nào “ngoan” như thế thì thường có vấn đề.

– Thực ra là cũng bình thường thôi! Tại chúng nó cũng không có gì chơi. Không như ngày xưa ra đồng, ra sông, ra hồ chơi, vì lo đuối nước. Quanh đấy cũng không biết có trẻ con để chơi không, mà có thì có lẽ trẻ con hàng xóm cũng đang xem điện thoại rồi! Bọn chúng ngồi không nhìn nhau cũng không ổn, mà chơi với nhau thì biết chơi cái gì. Vì thời 4.0 chúng nó có biết các trò chơi dân gian đâu!

Một số bình luận khác phê bình cách giáo dục từ gia đình:

– Thời thế thế thời thôi, giờ ông bà không có lắp wifi xem có đứa cháu nào về không? Càng ngày tình cảm gia đình càng nhạt nhòa!

– Cháu mình về quê thăm ông bà là để cai điện thoại. 1 tháng đó nó không có điên thoại để xài, chỉ có đi bơi, thả diều, đá bóng, học hè thôi! Nhà này có phúc thật!

– Các ông các bà không chịu chơi, không chịu giáo dục các con các cháu lại thích đổ lỗi cho thời đại!

– Với những đứa nhỏ 1-2 tuổi đi ra ngoài, mình chấp nhận đưa điện thoại cho bọn nó xem hoạt hình để nó đỡ nghịch phá, còn trong đây toàn trên 8-9-10 tuổi rồi còn cắm mặt vào điện thoại thế kia, sao không tìm việc gì phụ giúp ông bà, do người lớn thôi!

– Bố mẹ chiều con quá nên mới hư, nó mà mè nheo một chút là lại đưa điện thoại ngay!

Nhiều bậc phụ huynh khi nhìn thấy hình ảnh này đều bày tỏ sự đồng cảm, bởi không riêng gì gia đình được nhắc đến ở trên mà tình trạng con trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại, ipad, máy tính rất phổ biến. Nhiều bố mẹ thừa nhận, vấn đề này đang trở thành xu hướng trong thời đại mới.

Chính vì thế mà không thể trách trẻ hoàn toàn, người cần suy xét trách nhiệm đầu tiên nên thuộc về người lớn, những người thân trong gia đình. Cách bố mẹ làm gương, cũng như phương pháp nuôi dạy quyết định rất lớn đến thói quen con trẻ sử dụng thiết bị điện tử.