MC Thảo Vân chia sẻ khoảnh khắc xúc động khi con trai Gia Bảo đến hỏi thăm sức khoẻ, chúc Tết ông bà nội và bố.Tối 24/1, trên trang cá nhân, MC Thảo Vân đăng tải hình ảnh ấm áp khi con trai Gia Bảo (tên gọi ở nhà là Tít – PV) đến nhà NSND Công Lý chúc Tết ông bà nội và bố. Nữ MC viết: “Hôm qua và nay, con trai đi chúc Tết ông bà nội và bố. Mẹ yên tâm rồi…”.
Chị Ngọc Hà – vợ NSND Công Lý chia sẻ với VietNamNet rằng NSND Công Lý là người tình cảm. Mỗi lần con gái và con trai đến thăm, anh đều quyến luyến và xúc động. “Tết năm nay, khi hai cháu đến chơi, con trai Gia Bảo thông báo với bố cuối năm nay học xong lớp 12 dự định sẽ đi du học ở Đức. Anh Công Lý khóc và bảo con đi du học bố không có tiền cho con. Hy vọng cuối năm anh Công Lý khoẻ hơn, có thể đi làm và có tiền tặng Tít khi đi học” – Ngọc Hà nói.
MC Thảo Vân, bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ cũng dành những lời thăm hỏi, động viên, mong sức khoẻ của NSND Công Lý mau chóng hồi phục.
Con trai đến chúc Tết NSND Công Lý.
MC Thảo Vân và NSND Công Lý kết hôn năm 2004. Cả hai có chung một cậu con trai là Gia Bảo. Sau 6 năm chung sống, họ đã đường ai nấy đi. Cặp đôi khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách hành xử văn minh dành cho nhau sau khi chia tay.
Thảo Vân một mình nuôi dưỡng Gia Bảo nhiều năm. Hai mẹ con có tình cảm khăng khít, gắn bó. Nữ MC cũng thường xuyên đăng hình ảnh đời thường cùng con trên mạng xã hội. Thảo Vân chia sẻ Tít là người tình cảm, hiếu thảo, luôn dành sự quan tâm cho bố mẹ, gia đình.
MC Thảo Vân và con trai Gia Bảo.
Thảo Vân tâm sự con trai là động lực, niềm vui trong cuộc sống của mình. Cô và NSND Công Lý cố gắng yêu thương, chăm sóc để con không thiếu thốn tình cảm hoặc tủi thân. Tít sống cùng mẹ nhưng thường xuyên qua thăm bố Công Lý và ông bà nội.
Mẹ bận rộn nên từ nhỏ, Tít được giáo dục lối sống tự lập. Cậu có thể tự nấu ăn, chăm sóc bản thân những lúc mẹ bận công việc. Về phía NSND Công Lý, năm 2021 anh bị đột quỵ và phải điều trị kéo dài. Anh chỉ có thể trở lại màn ảnh với những vai ngắn trong phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ và Táo Quân 2023 do chưa bình phục hoàn toàn.
Thời điểm phát hiện thi thể cô gái, lực lượng chức năng thấy chiếc điện thoại bị tháo sim, nhiều đồ đạc, quần áo đã được dọn sạch.
Liên quan đến vụ phát hiện th;i th;ể nữ khô trên ghế sofa ở một căn hộ chung cư nằm trên địa bàn phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), lãnh đạo UBND phường Tây Mỗ cho biết, người nhà nạn nhân đã đến nhận th;i th;ể để lo hậu sự.
Sau khi vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định t;hi th;ể nữ giới tử vong trên ghế sofa vào khoảng tháng 9/2022.
“Thời điểm phát hiện t;hi th;ể cô gái, trong căn hộ có chiếc điện thoại nhưng bị tháo sim, nhiều đồ đạc, quần áo đã được dọn sạch. Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các yếu tố liên quan vụ việc trên”, vị này cho hay.
Lãnh đạo UBND phường Tây Mỗ cho biết thêm, sự việc bắt đầu từ tin báo tìm người của người thân cô gái. Sau đó, lực lượng chức năng địa phương phối hợp với Công an Hà Nội để tìm kiếm.
Qua rà soát, cảnh sát nghi vấn cô gái liên quan tới căn hộ chung cư ở quận Nam Từ Liêm. Ngày 26/4, lực lượng chức năng đã làm việc với ban quản lý tòa chung cư để tìm kiếm trong căn hộ thì phát hiện sự việc.
Căn hộ trên bị tạm dừng cấp điện, nước cùng các dịch vụ liên quan từ cuối năm 2022 do không có người thanh toán các chi phí này.
Lý giải về nguyên nhân lực lượng an ninh khu chung cư không tìm kiếm ngay ở thời điểm đó, lãnh đạo UBND phường Tây Mỗ cho hay, khu chung cư trên có hàng chục nghìn căn hộ. Nhiều căn trong số đó chủ nhà không ở và cũng không cho thuê. Do vậy, việc có căn hộ không có người qua lại hoặc chậm đóng tiền dịch vụ là không quá bất thường.
“Khi chưa có tin báo tố giác tội phạm hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng, lực lượng bảo vệ hoặc ban quản lý chung cư không được tự ý vào nhà riêng của người dân”, vị lãnh đạo phường cho biết.
Trước đó, đại diện Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, đơn vị đang điều tra vụ việc thi thể cô gái được phát hiện tại một chung cư trên địa bàn phường Tây Mỗ.
Th;i th;ể được xác định là nữ giới, sinh năm 1995, tử vong khoảng hơn 1 năm trong căn hộ chung cư. Hiện, thi thể này đã khô lại.
Ban quản lý căn hộ chung cư cũng xác nhận sự việc trên và cho biết thêm, nạn nhân quê ở Đồng Nai nhưng nguyên nhân vì sao dẫn đến vụ việc phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.
Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người phụ nữ bán dứa với giá 500.000 đồng/3 quả cho nhóm du khách nước ngoài đã đến trình diện.
Ngày 29/4, Trung tá Nguyễn Chí Thành, Trưởng Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh người bán hàng rong “chặt chém” du khách nước ngoài 500.000 đồng cho 3 quả dứa, UBND quận và Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Công an phường Hàng Đào cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh.
Theo Trưởng Công an phường Hàng Đào, đơn vị xác định người bán hàng trong video là bà N.T.T. (SN 1968, trú tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội), hiện đang thuê trọ theo ngày trên địa bàn phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm.Cũng theo cơ quan công an, chiều 29/4, bà T. đã đến trình diện tại cơ quan công an. Công an phường Hàng Đào đang lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Bà N.T.T. làm việc tại cơ quan công an. (Ảnh: Công an cung cấp)
Trước đó, mạng xã hội chia sẻ video cuộc tranh cãi gay gắt giữa nữ du khách nước ngoài và người phụ nữ bán hàng rong. Theo nội dung video, nữ du khách bức xúc giật trái dứa và đồ bán hàng của người phụ nữ ném xuống đất.
Nhiều người đến can ngăn và phẫn nộ khi biết người bán hàng rong “chặt chém” tới 500.000 đồng cho 3 quả dứa. Họ yêu cầu người bán hàng rong phải trả lại tiền cho du khách.
Trước phản ứng của người xung quanh, người bán hàng rong mới chịu rút 500.000 đồng để trả nữ du khách rồi dắt xe rời đi.
Sự việc khiến nhiều người chú ý, gây ồn ào khu vực phố Hàng Buồm giao với Hàng Đường.
Khi cô giáo mầm non “đeo mặt nạ”, hô.n hí.t đón trẻ, khép cửa là… đá.nh
Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi đón trẻ, khuất mắt là… đánh.
“Bất ngờ”, “khó tin” là tâm trạng của nhiều phụ huynh gửi con tại nhóm lớp Tí Bo (TP Thủ Đức, TPHCM) trước sự việc chủ nhóm lớp Lâm Thị Bạch Nga đánh, tát, ngồi đè lên người để nhét đồ ăn vào miệng trẻ.
Có phụ huynh khi thấy clip bạo hành trẻ này trên mạng xã hội, còn nghĩ “chắc nơi nào đó”, không tin nổi là nơi con mình đang theo học.
Chị B.D., mẹ của một trong hai bé trai bị chủ nhóm lớp bạo hành trải lòng khi phụ huynh đến cơ sở này tìm hiểu để gửi con, bà Nga đón tiếp với nụ cười, vẻ mặt vô cùng nhiệt tình, thân thiện.
Chính bà chủ trường nói với bố mẹ: “Ở đây, không bao giờ có chuyện giáo viên đánh đập, bạo hành trẻ”.
Phụ huynh yên tâm gửi con không hề nghi ngại. Ngay như chị D., ngay khi con có những biểu hiện bất ổn như ngủ mớ, giật mình, hoảng sợ, khóc thét… vẫn không thể hình dung ra việc con bị bạo hành ở lớp.
Chỉ cho đến khi clip bà chủ nhóm lớp bạo hành con xuất hiện trên mạng, chị mới vỡ òa với cảnh tượng ở góc lớp, con bị chính chủ trường đánh đập cùng những hành vi vô cùng thô bạo.
Không chờ đến vụ bạo hành ở nhóm lớp Tí Bo, đã không ít vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ theo công thức “phía ngoài cười tươi, vào trong là… đánh”.
Nhiều giáo viên tươi cười, vui vẻ khi đứng trước cổng trường, cổng lớp đón trẻ từ phụ huynh. Nhưng chỉ lúc sau, khi quay vào bên trong, kéo cánh cửa trường, cửa lớp xuống là.. “ra đòn” trên những đứa trẻ.
Nhiều năm trước, tại TPHCM cũng từng chấn động với vụ bạo hành trẻ tại cơ sở Mầm Xanh, quận 12. Nơi đây, trở thành địa ngục trần gian của nhiều đứa trẻ trong thời gian dài chúng bị chủ trường, bảo mẫu đánh, tát, lấy can nhựa gõ vào đầu, vào người mọi lúc mọi nơi, dùng dao gõ đe dọa làm trẻ khóc thét…
Khi sự việc được phanh phui, phụ huynh… bật ngửa. Bởi mỗi sáng đưa con đến lớp, điều họ nhìn thấy là nụ cười tươi rói của giáo viên, bảo mẫu dang tay đón trẻ, hôn hít các con. Chiều về, các cô lại vẫy tay bịn rịn, tạm biệt những đứa con thơ.
Đặc biệt, theo phụ huynh, chủ cơ sở Phạm Thị Linh nói ngọt như mía lùi, luôn nói yêu trẻ tha thiết, nghe rồi chỉ có… nghiện. Cô còn tỏ thái độ kiên quyết sẽ đuổi việc bất cứ ai làm việc ở chỗ mình dám đánh trẻ.
Vậy nhưng, trong lớp học, chính cô Linh là người ra tay tàn bạo nhất. Cô ta dùng can nhựa đánh trẻ, lấy chân đạp vào người những đứa bé 2-3 tuổi, cầm dao gõ đầu và hù dọa trẻ…
Mẫu số “cô giáo mầm non bên ngoài tươi cười, khuất mắt là đánh” làm nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng khi tìm trường cho con. Cô nào cũng nói yêu trẻ, thương trẻ nhưng có khi chỉ cần đóng cánh cửa lớp lại, đã là một thế giới khác của cô và trò.
Cô gào thét, đánh đập, chửi bới. Còn trò sợ hãi, hoảng loạn…
Bức tranh đó phần nào vẽ đậm thêm về áp lực của công việc chăm sóc trẻ nhỏ, của nghề giáo viên mầm non. Đã có không ít nghiên cứu, khảo sát đề cập đến tình trạng suy kiệt của giáo viên mầm non do ảnh hưởng của môi trường, căng thẳng, áp lực, quá tải…
Nhiều người trong nghề cũng cảnh báo tình trạng giáo viên mầm non “từ cừu hóa cáo” chỉ sau một thời gian gắn bó với lớp.
Tuy nhiên, áp lực công việc không thể là lý do bao biện cho hành vi bạo hành trẻ. Phía sau đó, là câu chuyện nhiều cô giáo mầm non theo nghề nhưng không yêu nghề, không phù hợp với công việc mình đang theo đuổi.
“Chiếc mặt nạ” nhiều giáo viên mầm non đeo trước mặt phụ huynh và “gỡ xuống” khi chỉ còn những đứa trẻ không chỉ nói về áp lực của các cô. Nó còn phản ánh rõ nét những khuôn mặt khổ sở, đày đọa bản thân trong công việc đang làm.
Họ không yêu nghề, không phù hợp với công việc mình đang theo đuổi, không tìm thấy hạnh phúc trong công việc, hạnh phúc bên những đứa trẻ. Họ đang không sống thật với chính bản thân.
Trong khi, nói như nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM về nghề giáo, nào ai dí súng vào đầu bắt thầy cô phải chọn công việc dạy học.
Hay giữa làn sóng nhiều giáo viên mầm non bỏ nghề, đi cùng phương án giữ chân giáo viên, một chuyên gia giáo dục ở TPHCM cho rằng, có khi giáo viên bỏ nghề không phải là tín hiệu xấu.
Bởi có thể lắm, công việc này không phù hợp với họ, không tốt cho họ, không tốt cho những đứa trẻ. Rời nghề, có thể họ sẽ hạnh phúc hơn, đóng góp được hiệu quả hơn…
Như lời nói của nữ bảo mẫu trong vụ bạo hành trẻ chấn động xảy ra ở trường mầm non tư thục Phương Anh, TPHCM, khi đứng trước tòa: “Tôi không yêu và không phù hợp với công việc chăm sóc trẻ nhỏ”.
Điều này có lẽ còn dành cho nhiều người trong nghề mầm non, hàng ngày vẫn đang phải “đeo mặt nạ” để đón trẻ?!
Thừa nhận “đòi hỏi bán điện là nhu cầu thực tiễn” nhưng Bộ Công Thương lo ngại vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống nên mua điện giá 0 đồng.
Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương giữ đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ không được bán hoặc bán giá 0 đồng. Tức, người dân có thể bán phần dư thừa nhưng Nhà nước chỉ ghi nhận sản lượng, không thanh toán tiền.
Một số chuyên gia bình luận nếu bỏ chi phí lắp đặt nhưng chỉ bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân tham gia vì suất đầu tư không hiệu quả.
Lý giải về đề xuất này, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết loại hình tự sản tự tiêu được đưa ra dựa trên định hướng tại Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt ngày 15/5/2023. Theo đó, năng lượng mặt trời mái nhà của người dân, tại công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán vào lưới điện quốc gia.
Theo cơ quan này, lắp đặt hệ thống tự dùng sẽ giúp người dân giảm mua từ hệ thống quốc gia, ổn định chất lượng điện năng. Vì đó, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ cho phép loại hình này được nối lưới, miễn giấy phép hoạt động điện lực, hay điều chỉnh công năng công trình.
Về mức giá 0 đồng, cơ quan của Bộ Công Thương nói bởi nhà nước muốn khuyến khích nhu cầu tự dùng. “Nếu phát triển để kinh doanh, mua bán, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các quy định Luật Quy hoạch, Điện lực, Đầu tư, Xây dựng và các luật chuyên ngành khác”, cơ quan này cho biết.
Thừa nhận “đòi hỏi bán điện là nhu cầu thực tiễn” nhưng họ cho rằng người dân chưa nhận thức hết lợi ích mà Bộ Công Thương đề xuất. Đó là, giảm áp lực cho hệ thống quốc gia, tăng khả năng vận hành an toàn cho lưới điện.
“Được miễn giảm một số quy định, tiêu chí khắt khe và có nhiều ưu đãi về chính sách, nếu bán sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch, khó kiểm soát hệ thống lưới, trục lợi chính sách của nhà nước”, đơn vị này lo ngại.
Hiện, cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.
Theo dự thảo, các tổ chức, cá nhân được lựa chọn đấu nối hoặc không nối với lưới quốc gia. Trường hợp không nối lưới sẽ không giới hạn về công suất lắp. Nếu nối lưới sẽ bị giới hạn tổng quy mô và phân bổ từng vùng, miền. Cụ thể, tới 2030, miền Nam phát triển tối đa 1.110 MW ở phía Nam; miền Bắc là 927 MW, còn lại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (560 MW).
Việc giới hạn quy mô được Cục điều tiết điện lực lý giải nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Theo họ, để hoàn toàn đáp ứng mọi nguồn năng lượng với đủ mức công suất khác nhau phải có công nghệ lưu trữ, vận hành điều độ hệ thống lưới. Cùng đó, nguồn điện nền phải đảm bảo có thể kịp thời phát khi năng lượng gió, mặt trời sụt giảm.
“Nếu cho nối lưới không giới hạn, công tác vận hành lưới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống quốc gia ở mức rất cao”, cơ quan này cho hay.
Hiện, năng lượng mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết nhưng đây là các yếu tố bất định. Khi không có bức xạ (mây, mưa hoặc ban đêm), lưới quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện. Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống, khiến nguồn điện chạy nền không ổn định.
Trong khi đó, tỷ trọng dự phòng nguồn hiện tại vẫn khá thấp và chưa có giải pháp về tích trữ đồng bộ ở quy mô quốc gia. Như vậy, theo Bộ Công Thương, cần phải có các biện pháp giới hạn tỷ trọng để đảm bảo vận hành ổn định của hệ thống.
Hiện một số quốc gia có chính sách mua bán điện mặt trời mái nhà dư thừa từ người dân như Đức, Mỹ hay điển hình là Australia. Nước này xây dựng biểu giá FIT để thanh toán cho lượng bán lên lưới của các hộ. Mức giá và điều kiện thực hiện có thể khác nhau theo từng công ty bán lẻ điện. Việc áp dụng giá FIT giúp cho giảm thời gian hoàn vốn của nhà đầu tư.
Mức giá mua điện tại các nước cũng áp dụng đa dạng, thậm chí có thể mua với mức giá âm. Như Trung Quốc, một quốc gia có chính sách mua điện dư thừa của người dân, năm ngoái đã bổ sung hơn 51 GW năng lượng mặt trời quy mô nhỏ. Tuy nhiên, tốc độ lắp đặt chóng mặt khiến lưới điện ở một số khu vực quá tải. Sơn Đông, một tỉnh của Trung Quốc, năm ngoái còn công bố chính sách mua điện mặt trời giá âm để hạn chế nguồn cung trong các thời điểm dư thừa sản lượng.
Giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu tài xế vi phạm bị trừ hết số điểm này sẽ phải học lại kiến thức an toàn giao thông, theo đề xuất của Bộ Công an.
Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe vi phạm là điểm mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, so với dự thảo được Bộ Công an trình Quốc hội cuối năm 2023. Vấn đề này được nghiên cứu từ kinh nghiệm nhiều nước như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc…
Theo dự thảo, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, được lưu trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm. Số điểm cụ thể bị trừ tương ứng với từng trường hợp vi phạm và sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.
Dữ liệu trừ điểm được cập nhật trên hệ thống dữ liệu ngay khi hình thức xử phạt có hiệu lực. Người lái xe được thông báo nội dung này.
Nếu giấy phép lái xe chưa bị trừ hết 12 điểm và tài xế không bị trừ điểm thêm lần nào trong 12 tháng gần nhất, sẽ được phục hồi đủ số điểm.
Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, tài xế phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Cục CSGT tổ chức. Khi học xong, đạt kết quả thì bằng lái được phục hồi đủ 12 điểm.
Giấy phép lái xe mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm trước khi đổi. Chính phủ sẽ quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
‘Trừ điểm sẽ giúp lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn’
Tình trạng vi phạm giao thông tại Việt Nam trong thời gian qua diễn ra phổ biến, theo Bộ Công an, là do ý thức tài xế kém, văn hóa giao thông chưa hình thành rõ nét. Trung bình mỗi năm, CSGT xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm, tước giấy phép lái xe hơn nửa triệu trường hợp.
Tai nạn giao thông tuy giảm nhưng ở mức cao, nhiều vụ làm chết, bị thương nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu là lỗi của tài xế không chấp hành quy định.
Trong khi đó, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa sát thực tế, một số công đoạn còn dễ dãi. Không ít học viên sau khi được cấp bằng lái nhưng không đủ tự tin để lái ôtô ra đường, kỹ năng kém, không nắm được pháp luật, nhất là quy tắc tham gia giao thông. Việc quản lý người lái xe sau khi được sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang bị buông lỏng nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, cơ quan soạn thảo nêu.
Theo quy định hiện hành, nếu tài xế vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 24 tháng. Trung bình mỗi năm, có hơn 500.000 trường hợp bị tước bằng lái, khiến tài xế không được điều khiển phương tiện, gây ảnh hưởng đến đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.
Việc tước bằng lái cũng đang thực hiện thủ công nên nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy. “Mỗi lần bị trừ điểm như là tiếng chuông cảnh báo giúp lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn”, Bộ Công an nêu quan điểm.
Cơ quan soạn thảo cam kết, thủ tục trừ và phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ được tiến hành đơn giản, không phiền hà cho người vi phạm. Hệ thống dữ liệu tự động trừ điểm người vi phạm, nên họ không cần gặp trực tiếp cơ quan chức năng, tránh phát sinh tiêu cực.
Tương tự hình thức ‘bấm lỗ’
Ý tưởng trừ điểm bằng lái người vi phạm từng được Bộ Công an áp dụng lần đầu năm 2003, bằng hình thức “bấm lỗ”. Giấy phép lái xe bị đánh dấu hai lần thì tài xế phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi bằng lái; nếu bị đánh dấu ba lần, giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp giấy phép mới.
Sau 4 năm thực hiện, quy định này bị bãi bỏ. Bộ Công an cho rằng việc bấm lỗ trên giấy phép lái xe không thể hiện thời điểm vi phạm, bằng lái lem nhem thiếu thẩm mỹ. Ngoài ra việc bấm lỗ dễ phát sinh tiêu cực khi lái xe bị bấm lỗ nhiều thì tìm mọi cách “chạy” bằng lái mới.
Đầu năm 2020, khi lần đầu dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an nêu ý tưởng mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, tương ứng với 12 tháng và tài xế bị trừ điểm trên hệ thống mỗi khi vi phạm.
Tuy nhiên, tại dự thảo trình Quốc hội cuối năm 2023, Bộ Công an bỏ đề xuất này. Nhưng nhiều đại biểu cho rằng cần bổ sung quy định trừ điểm bằng lái. Thượng tọa Thích Đức Thiện (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) dẫn chứng, lúc ông lấy bằng lái xe ở bang California (Mỹ), họ cũng áp dụng quy định tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ phạm lỗi. Khi giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ bị thu hồi và bị phạt hành chính. “Cần phải có quy định trừ điểm bằng lái xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ”, ông Thiện nêu quan điểm hồi tháng 11/2023.
Thông tin mới vụ phát hiện thithe khô trong căn hộ chung cư ở Hà Nội Công an công bố danh tính
Nạn nhân sinh năm 1995, quê quán tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hiện lực lượng công an cũng đang xác minh về việc nạn nhân có ở cùng với ai hay không.
Ngày 30/4, liên quan đến vụ việc phát hiện thi thể nữ chết khô ở một căn hộ chung cư trên địa bàn phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, đại diện UBND phường Tây Mỗ cho biết hiện thi thể nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình đưa về mai táng theo phong tục.
ãnh đạo UBND phường Tây Mỗ cho biết, nạn nhân sinh năm 1995, quê quán tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đã mua căn hộ ở tòa S4-03 đứng tên mình cách đây 2 năm.
Hiện trường vụ việc
Trước đó, người nhà nạn nhân đã có đơn trình báo cơ quan chức năng. Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai nghi ngờ người mất tích ở Hà Nội nên đã phối hợp với Công an Hà Nội để tìm kiếm.
“Tại thời điểm phát hiện, thi thể đã trong tình trạng phân hủy và khô đang nằm trên ghế sofa, điện thoại của nạn nhân bị tháo sim. Lực lượng chức năng cũng tìm kiếm ô tô của nạn nhân ở khu vực bãi đỗ xe nhưng không thấy. Hiện lực lượng công an cũng đang xác minh về việc nạn nhân có ở cùng với ai hay không”, vị lãnh đạo phường thông tin.
Theo thông tin từ người dân, giữa năm 2022 căn hộ chung cư (nơi xảy ra vụ việc) này có hai người ở, một người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi. Cũng vào thời điểm này từng xuất hiện tiếng cãi nhau giữa hai người, một số đồ đạc bị ném xuống sân chung cư, bảo vệ phải nhắc nhở, sau đó một thời gian không có người ra vào.
“Vì ở chung cư và các gia đình không có mối quan hệ, nhiều căn hộ thì cho thuê không cố định nên người dân không mấy khi quan tâm đến nhau. Năm ngoái có thời điểm ở khu vực phát ra mùi hôi thoang thoảng nhưng mọi người chỉ nghĩ mùi hôi của khu rác”, chị T.L. ở khu chung cư kể lại.
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, này 28/4, ông Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, ông vẫn chưa hết bàng hoàng về việc một bác sĩ của bệnh viện là nghi can vụ án giết người tình phân xác để phi tang vừa xảy ra.
Theo ông Tuấn, bác sĩ Danh Sơn (nghi can giết người – PV) làm việc tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai khoảng 7 – 8 năm nay. Bác sĩ Danh Sơn có vợ cùng công tác tại bệnh viện. Riêng người phụ nữ là nạn nhân trong vụ việc không phải là nhân viên của bệnh viện. “Bác sĩ Danh Sơn là người ít nói, làm công tác chuyên môn tốt, được đồng nghiệp đánh giá là hiền lành, không thấy biểu hiện gì khác lạ trong thời gian qua. Tôi quá bất ngờ trước sự việc xảy ra. Những gì liên quan đến bác sĩ này, chúng tôi đã cung cấp với cơ quan điều tra”– Ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, cơ quan điều tra xác định hiện trường gây án là phòng nghỉ của bác sĩ trực tại bệnh viện.
Nghi phạm giết người tình, phân xác ở Đồng Nai – Ảnh: Báo Tiền Phong
Trước đó vào ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai .
Nghi can gây án là Danh Sơn (36 tuổi, ngụ xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) là bác sĩ ngoại khoa đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Nạn nhân là chị T.T.B.N. (37 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai).
Ngày 16/4, người nhà chị N. đến cơ quan công an trình báo về việc chị này đã mất tích từ trưa 13/4 sau khi đưa con đi học tại phường Trung Dũng (TP Biên Hòa). Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan công an vào cuộc điều tra, rà soát xác minh các thông tin liên quan để tìm kiếm chị N.. Sau thời gian điều tra, cơ quan công an đã xác định nghi can liên quan đến việc mất tích của chị N. là Danh Sơn nên triệu tập bác sĩ này đến làm việc.
Khẩu súng và số đạn thu giữ được của Sơn – Ảnh: VietNamNet
Theo thông tin từ VietNamNet, tại cơ quan công an, bác sĩ Sơn khai nhận đã sát hại nạn nhân do xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm. Sau khi sát hại nạn nhân, nghi can đã phân thi thể thành nhiều phần mang đi bỏ ở nhiều nơi để phi tang nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Theo lời khai của Danh Sơn, khoảng 1 năm nay, ông Sơn có quan hệ tình cảm với chị N.. Thời điểm này, cả hai người đã có gia đình riêng. Gần đây, chị N. thông báo đã có thai là con với ông Sơn. Sợ gia đình biết chuyện sẽ ảnh hưởng đến danh dự và công việc của cả hai người nên Danh Sơn đã tìm cách xử lý.
Trưa 13/4, Danh Sơn đang trực tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thì chị N. đến nói chuyện, cùng bàn cách giải quyết. Ít phút sau, nghe chị N. than mệt, Danh Sơn đã tiến hành truyền nước cho chị N. tại phòng trực của mình.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, nghi can đã dùng thuốc an thần bơm vào bình truyền nước vượt liều lượng cho phép nhiều lần với mục đích làm cho người tình tử vong. Sau đó, Danh Sơn đã dùng dao mổ phân xác nạn nhân đem phi tang trong Khu công nghiệp ở TP Biên Hòa và ở khu rừng thuộc xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu.
Quá trình khám xét nơi ở và nơi làm việc của nghi can này, cơ quan điều tra đã thu giữ một khẩu súng, 5 viên đạn và 2 nhẫn màu vàng nghi của nạn nhân.
Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
Nhật Bản là một nước phát triển, với nhịp độ sống cao nhất thế giới. Chuyện đi tàu điện ngầm buổi sáng có thể coi là một ác mộng với người Nhật, bởi vào giờ cao điểm, không lúc nào tàu điện ngớt người và trong tình trạng chật cứng. Vì vậy trong thời điểm này, việc nhường chỗ cho người khác cũng rất khó khăn, điều này có thể thông cảm được. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao trong lúc tàu điện vãn người, người Nhật vẫn không nhường chỗ dù đó là người già, trẻ em, phụ nữmang thai hay một người tàn tật?
Các chuyến tàu luôn luôn đông đúc chật ních người.
Việc tìm được một chỗ ngồi trên tàu điện vào lúc đông người cũng giống như phát hiện ra một ốc đảo khi đang lang thang trên sa mạc, chẳng ai muốn từ bỏ chỗ dựa duy nhất đảm bảo cho họ 30-60 phút di chuyển trong sự thoải mái để có đủ sức khỏe đương đầu với khối công việc khổng lồ mỗi ngày. Chẳng lẽ đó là lý do mà họ “thờ ơ, vô cảm” khi nhìn thấy người già, phụ nữ có con nhỏ đứng hàng tiếng đồng hồ và không nhường chỗ cho họ?
Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật, gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh, lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết, chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy, gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực-sự-cần-phải-ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.
Dãy ghế ưu tiên luôn được thiết kế khác biệt.
Thứ hai, người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
Thứ ba, dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên, người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho một người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.
Sự bình đẳng luôn tồn tại ở mọi nơi trên xứ sở hoa anh đào.
Cuối cùng, xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.
Thử hình dung, khi bạn hỏi người Nhật: “Bạn có muốn chỗ ngồi này không?” tương tự với việc đang hỏi “Em giận gì vậy” với cô bạn gái nhõng nhẽo, câu trả lời nhất quyết sẽ là “Không có gì” mặc dù mặt đang nhăn như quả táo tàu. Thay vì “hỏi thẳng, nói thật”, hãy học cách nói khéo, tinh tế để đạt được mục đích. Cách “lươn lẹo” mang tính ga-lăng nhất ở đây chính là, hãy giả vờ mình đang có việc, đứng lên đi ra chỗ khác và người ta sẽ tự biết rằng bạn đang “ngầm chuyển khoản” chỗ ngồi cho họ. Đây chính là cách để nhường ghế cho người Nhật mà không mạo phạm đến lòng tự trọng cao như Everest của dân tộc Samurai.