Home Blog Page 2

Điều kiện bắt buộc để Sang tên sổ đỏ năm 2025

0

Sang tên Sổ đỏ là gì?

Sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất).

Điều kiện sang tên sổ đỏ năm 2025

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024.

– Đất không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng đã được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền và có đầy đủ bản án, quyết định của tòa án hoặc trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Thông thường chỉ cần 5 điều kiện trên nhưng trong một số trường hợp khác phải có thêm điều kiện của các bên chuyển nhượng, tặng cho.

Điều kiện bắt buộc để Sang tên sổ đỏ năm 2025
Điều kiện bắt buộc để Sang tên sổ đỏ năm 2025

Thời gian thực hiện sang tên sổ đỏ

Khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định thời hạn đăng ký biến động đất đai như sau:

Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp thi hành án thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày bàn giao tài sản thi hành án, tài sản bán đấu giá.

Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, người dân phải thực hiện sang tên sổ đỏ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động (nghĩa là trong 30 ngày kể từ khi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất) thì người dân bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Năm 2025, sang tên sổ đỏ hồ sơ cần những gì?

Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

– Giấy chứng nhận đã cấp.

– Một trong các loại giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

– Văn bản về việc đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua người đại diện.

Từ hôm nay: Muốn xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp chỉ cần đáp ứng một thủ tục sau ai không biết quá phí

0

Được biết đến là cái nôi của nền văn minh lúa nước – Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và chiếm nhiều nhất so với các loại đất khác. Tài nguyên đất ruộng ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội.

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Theo luật pháp quy định thuật ngữ đất nông nghiệp được hiểu là: Tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu để sản xuất, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt hay nghiên cứu các giống mới, bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ không bị ngắt quãng.

Đất nông nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là chưa đủ điều kiện. Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai 2013 đã chia đất nông nghiệp thành các nhóm khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng của chúng gồm: Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp dùng để chăn nuôi, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng phòng hộ và các loại đất nông nghiệp khác.

Nhưng hiện nay có nhiều người sử dụng quỹ đất nông nghiệp không đúng theo quy định của pháp luật. Mà muốn chuyển đổi sang các thức kinh doanh hay mục đích khác, nhất là dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Vậy sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà có đúng quy định không, cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết.

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Chắc chắn câu trả lời là không, vì theo Luật Đất đai quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 năm 2013 có nêu rõ: Người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch, đúng quy định về độ sâu trong lòng đất, chuẩn độ cao trên không, đúng kế hoạch sử dụng đất, đúng ranh giới đất và phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nên việc dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là trái pháp luật, vi phạm quy định của nhà nước và phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi này. Áp dụng theo Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, sẽ phải nộp phạt hành chính tùy theo diện tích và khu vực để xác định số tiền.

Nếu ở các khu đô thị và thành phố sẽ có mức phạt cao gấp 2 lần so với nông thôn và miền núi. Ví dụ như: Cùng là diện tích 100m2 ở nông thôn sẽ có bị phạt từ 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Còn đối với các thành thị sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Người vi phạm có thể nhận mức phạt cao nhất đến 1.000.000.000 đồng với diện tích 3000m2. Vậy làm thế nào để vừa có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 như mong muốn mà không vi phạm pháp luật?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Để có thể dùng đất ruộng, đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, thì chỉ có 1 giải pháp duy nhất chính là chuyển đổi quyền sử dụng đất. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất gồm những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Một tờ đơn với mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như mẫu 01. Điền đầy đủ thông tin như mẫu. Kèm theo đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đóng dấu và xác nhận

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thành hồ sơ như mẫu trên bạn hãy đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ở đây các nhân viên sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ, thẩm định về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh thực địa và hướng dẫn bạn chi tiết các giấy tờ khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định và cấp phép cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo đúng Luật Đất đai năm 2013, do pháp luật quy định, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Người thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, cần tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quyền, đúng quy định và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nguyên tắc này nhằm áp dụng cho các loại đất ở khác nhau sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Việc nộp thuế này sẽ được thực hiện tại bưu cục thuế trên địa phương. Trong vòng 30 ngày đầu người sử dụng đất phải nộp 50% mức phí theo đúng thông báo. Và 50% còn lại sẽ phải hoàn thiện trong 60 ngày tiếp theo.

Bước 4: Nhận kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi thông báo phê duyệt dự án cấp phép chuyển đổi khi mảnh đất của bạn đã đủ thủ tục cần thiết và hợp pháp. Thời gian nhận quyết định đối với khu vực thành thị là không quá 15 ngày, còn với khu vực nông thôn là tối đa 25 ngày. Sau khi nhận kết quả bạn sẽ biết được đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 được không?

Bước 4: Nhận kết quả

Bước 4: Nhận kết quả

Áp dụng Luật Đất đai tại Khoản D Điều 57, về luật chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định. Ngay khi nhận được thông báo cấp phép, cho chuyển đổi thì người sử dụng đất có thể tiến hành sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng tôi khám phá những tiềm năng kinh tế sau khi chuyển đổi là gì?

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhiều người đã nhìn thấy được tương lai tiềm lực đằng sau những thửa đất ruộng. Nên đã mua đất ruộng rồi chuyển đổi sang đất thổ cư rồi bán với giá cao hơn để kiếm lời. Có thể nói đây là hình thức kinh doanh dự án nhà đất an toàn và nhiều lợi nhuận.

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhờ đó thị trường bất động sản đất ruộng hay đất nông nghiệp trở nên sôi động và nóng hơn bao giờ hết. Nhu cầu dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 hay các loại nhà khác được ưa chuộng. Nhiều nhà đầu tư đã ưu tiên đầu tư vào dự án chung cư được xây dựng trên các khu đất nông nghiệp bởi tiềm năng sinh lời rất cao, mức phí đầu tư nhỏ.

Ta có thể nhận thấy rõ sự phát triển và sức hấp dẫn của loại hình này khi mà so sánh giá đất ở nhiều địa phương. Giá đất ruộng cho 1m2 đất dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng khi chuyển đổi sang đất thổ cư mức giá đã được nâng lên gấp 2 đến 3 lần thành 300.000 đồng đến 400.000 đồng cho 1m2 đất. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào vào giá đất của từng địa phương và vị trí đất nông nghiệp để tính chính xác số tiền.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ thủ tục và quy trình chuyển đổi đất để có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 mà không lo vi phạm quy định của pháp luật

Mức giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ tăng từ tháng 8.2024? Bà con chuẩn bị nhận số tiền lớn chưa từng có

0

Mức giá đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi có thể sẽ tăng sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024.

Mức giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp có thể sẽ tăng từ tháng 8.2024

Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ cao hơn từ tháng 8.2024. Ảnh minh họa: Hữu Chánh

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1.8.2024, có nhiều điểm mới giúp bảo vệ quyền lợi của người dân liên quan đến việc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.

Về việc bồi thường bằng nhà ở hoặc đất ở, căn cứ theo Khoản 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình hay cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng đất nông nghiệp, tiền, đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc nhà ở.

Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 cũng đã nêu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở mà đủ điều kiện bồi thường theo quy định mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Do đó, căn cứ theo quy định nêu trên, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện bồi thường theo quy định thì có thể được bồi thường bằng nhà ở.

Ngoài ra, đối với trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì sẽ vẫn được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với trường hợp người có đất thu hồi, nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở cũng được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc nhà ở.

Đáng chú ý, căn cứ điều 159 Luật Đất đai 2024, bảng giá đất được xây dựng theo khu vực và vị trí. Theo đó, đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì việc xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Sau khi bỏ khung giá đất, các địa phương sẽ tự quyết định bảng giá đất cũng như điều chỉnh bảng giá đất mỗi năm một lần để phù hợp với giá đất của thị trường. Giá đất sẽ tiệm cận với thị trường và kéo theo giá đền bù sẽ tăng.

5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025

0

Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có  giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.

Ba trường hợp đầu tiên được cấp sổ đỏ là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014. Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.

Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.

Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp, sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.

Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.

Trường hợp bốn, hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có  giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Trường hợp năm, hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.

Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có  giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.

Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.

Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.

Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.

Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Đồng tình mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đánh giá việc này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước.

HoREA dẫn chứng, tại TP HCM, việc cấp sổ đỏ đã đạt 99% nhưng vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ dù đã sử dụng đất ổn định lâu đời hàng chục, trăm năm. Nguyên nhân bởi người dân không có giấy tờ đất và cũng không có nhu cầu xin cấp sổ đỏ.

Vì vậy, HoREA cho rằng, việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.

Nguồn: https://vnexpress.net/5-loai-dat-khong-giay-to-se-duoc-cap-so-do-tu-2025-4748229.html

Ai đang sử dụng đất không có giấy tờ trước 01/7/2014 cần lưu ý những thay đổi này theo Luật mới

0

Có hai thay đổi quan trọng trong Luật Đất đai năm 2024 mở rộng khả năng cấp sổ đỏ cho đất không có  giấy tờ.

Điều kiện công nhận đất không có giấy tờ được thay đổi

Tại Điều 138 Luật Đất đai 2024, việc công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ trước 01/7/2014 được chia thành 02 trường hợp cụ thể, gồm:

Trường hợp 1:

Trước ngày 01/7/2014, trong đó chia thành 03 mốc thời gian: Trước ngày 18/12/1980; Từ ngày 18/12/1980 – trước ngày 15/10/1993; Từ ngày 15/10/1993 – trước ngày 01/7/2014.

Đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: Đang sử dụng đất ổn định tại từng thời điểm nêu trên; Không vi phạm pháp luật về đất đai; Không thuộc trường hợp được giao đất trái thẩm quyền; Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp.

So với quy định hiện hành tại Luật Đất đai 2013, quy định này không có sự thay đổi mà chỉ kéo dài thời điểm công nhận quyền sử dụng đất cho đất không có giấy tờ thêm 10 năm so với quy định cũ tức là từ 01/7/2004 lên 01/7/2014.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ (Ảnh minh họa).

Trường hợp 2:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ trước 01/7/2014 thì được công nhận quyền sử dụng đất nếu có các điều kiện tại khoản 5 Điều 138 Luật Đất đai 2024 như sau:

5. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này đã sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Diện tích đất được xác định khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, sự thay đổi lớn nằm ở trường hợp thứ 2, quy định này được rõ ràng hơn so với trước đây. Do đó, cơ hội cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ cũng sẽ tăng hơn.

(Ảnh minh họa)

Đất lấn, chiếm từ sau 01/7/2014 không được cấp sổ đỏ

Theo khoản 5 Điều 139 Luật Đất đai 2024, khi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vi phạm kể từ 01/7/2014 trở về sau thì không được cấp sổ đỏ và bị xử lý theo quy định trong 2 trường hợp sau đây:

Một là, sử dụng đất do lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn đất, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác.

Hai là, sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng kể từ 01/7/2014 trở về sau.

Đồng thời, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm nhà ở có vi phạm pháp luật về đất đai do lấn đất, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không bồi thường về đất.

Từ năm nay: Đất 50 năm có được cấp Sổ đỏ để xây nhà không, thủ tục thế nào?

0

Đất 50 năm là đất gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong các nhóm đất trên không có loại đất nào là đất 50 năm.

Căn cứ Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc tối đa không quá 50 năm gồm:

2

Như vậy, đất 50 năm không phải loại đất theo quy định của pháp luật mà đó là cách gọi của người dân dùng để chỉ loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất 50 năm

Đất 50 năm được cấp sổ đỏ nếu đủ điều kiện. Điều kiện được cấp sổ đỏ sẽ không phụ thuộc vào thời hạn sử dụng đất. Và theo Điều 99, Điều 100 và Điều 101, Luật Đất đai 2013, điều kiện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 50 năm gồm 2 trường hợp:

dat

Trường hợp 1: Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất:

Đây là trường hợp phổ biến nhất để hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ. Điều kiện để được cấp sổ đỏ thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và được chia thành 2 nhóm: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2: Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất:

Kể từ ngày 1/7/2014, khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được cấp sổ đỏ.

Đất 50 năm có được xây nhà ở không?

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Theo đó, chỉ có đất ở mới được xây dựng nhà ở; nếu xây dựng nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật (bị phạt tiền, cưỡng chế tháo dỡ, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu).

Bên cạnh đó, khi đối chiếu với các loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm hoặc không quá 50 năm thì chủ yếu là đất nông nghiệp còn đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

Tóm lại, đất 50 năm không được xây dựng nhà ở vì không phải là đất ở; nếu muốn xây dựng nhà ở phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Năm 2025, người có đủ 2 điều kiện này xây nhà trên đất nông nghiệp không lo bị phạt

0

Những trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp mà không lo bị phạt?

Theo quy định, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó có việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Như vậy, nếu người sử dụng đất muốn được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo đúng quy định của pháp luật.

cdn1z.reatimes.vn-652356615132086272-2025-1-13-_xay-nha-tren-dat-nong-nghiep-173675923466966646297

Theo đó, những người sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp chuyển sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để có thể được giải quyết theo thẩm quyền. Khi đã chuyển đổi xong mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở, những người chủ sở hữu quyền sử dụng đất mới được phép xây nhà mà không lo bị phạt.

Sử dụng sai mục đích trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt ra sao?

+ Với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ các trường hợp quy định tại khoản 7 thuộc Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 thuộc Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ phụ thuộc theo diện tích vi phạm.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép mức dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến mức dưới 1 héc ta.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta cho đến dưới 03 héc ta

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ mức 03 héc ta trở lên.

+ Với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt sẽ như sau:

dat-nong-nghiep-999

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép mức dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta cho đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta cho đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta cho đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép mức từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt sẽ như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép mức dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta cho đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta cho đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta cho đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta cho đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta cho đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng cho đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta cho đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng cho đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép mức từ 03 héc ta trở lên.

Uống rượu bia xong bao lâu thì không còn nồng độ cồn? Quy định mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2025

0

Uống rượu bia khiến cho hơi thở có cồn và thần kinh sẽ chịu ảnh hưởng nên việc tham gia giao thông sẽ có thể nguy hiểm, tăng nguy cơ tai nạn. Theo quy định mới, xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng không có mức tối thiểu để không bị phạt. Do đó người dân cần chú ý tránh lái xe ra đường kể cả xe đạp khi đã uống rượu bia.

Làm thế nào để biết hơi thở còn hay hết cồn? Bao lâu sau khi uống thì hơi thở hết nồng độ cồn?

Cơ thể sẽ đào thải cồn tùy theo thể trạng từng người, tùy theo cách uống và lượng uống. Tuy nhiên người uống có thể tham khảo một số thông tin sau để tính thời gian có thể để nồng độ cồn về không.

  • Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất nghĩa là thường tương đương là bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Dựa theo thông số này bạn có thể quy đổi số lượng rượu bia mà mình đã uống ra số đơn vị cồn.
  • Thời gian để cơ thể đào thải cồn, nếu người khỏe mạnh bình thường như sau: cứ 1 giờ đồng hồ thì gan sẽ trung bình đào thải được 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên có những người sẽ đào thải chậm hơn vì thể trạng yếu hơn, tốc độ đào thải lọc của gan kém hơn. Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 – 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 – 90% sẽ được xử lý qua gan.

Bạn có thể ước tính nếu uống 2  cốc bia thì tương đương nạp vào 3 đơn vị cồn nên với người khỏe mạnh bình thường thì sẽ 3 tiếng mới thải trừ cồn.

Đã uống rượu bia không được lái xe ra đường
Đã uống rượu bia không được lái xe ra đường

Tuy nhiên cần lưu ý sau khi cơ thể đào thải xong thì cần thêm 2-3 tiếng để nồng độ cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 cốc bia thì phải cần khoảng 6 tiếng khi ra đường máy đo nồng độ cồn mới có thể báo về 0. Thậm chí có người đào thải chậm thì cần khoảng thời gian lâu hơn 6 tiếng. Bởi thế để an toàn, tốt nhất không nên lái xe ra đường trong khoảng 6-10 tiếng sau khi uống 2  cốc bia.

Trên đây chỉ là yếu tố tham khảo sơ bộ bởi việc đào thải cồn còn phụ thuộc vào cách uống, cách ăn cùng với uống. Để cơ thể nhanh đào thải lượng cồn thì nên uống nhiều nước lọc, nói chuyện nhiều hơn, có thể uống cà phê, trà đá để lợi tiểu giúp đào thải cồn nhanh hơn.

Quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn năm 2025

Với người đi xe đạp

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối nếu người đi xe đẹp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Năm 2025 mức phạt vi phạm nồng độ cồn tăng so với quy định trước đây
Năm 2025 mức phạt vi phạm nồng độ cồn tăng so với quy định trước đây

Với người đi xe máy

-Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với người đi xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

và trừ 4 điểm giấy phép lái xe

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

và trừ 10 điểm giấy phép lái xe

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Với người lái xe ô tô

– Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

và trừ 4 điểm giấy phép lái xe

– Phạt tiền từ 18-20 triệu đồng với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

và trừ 10 điểm giấy phép lái xe

– Phạt tiền 22-24 triệu đồng với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở ở mức vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng

Ngoài ra khi vi phạm nồng độ cồn thì người lái xe có thể bị tạm giữ xe để xử lý.

Trong hơi thở có cồn không chỉ khiến chính người lái xe gặp nguy hiểm mà còn khiến những người cùng tham gia giao thông gặp nguy hiểm. Bởi thế người dân cần chú ý nên tránh lái xe ra đường khi hơi thở có cồn.

Người đã m-ất không để lại di chúc, sang tên sổ đỏ thế nào?

0

Bạn đọc đặt câu hỏi về việc chủ đất qua đời không để lại di chúc, việc sang tên sổ đỏ thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người chết không để lại di chúc thì di sản (di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác) để lại sẽ chia theo pháp luật.

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Sang tên sổ đỏ: Người dân phải nhớ 3 mốc thời gian quan trọng, để lỡ mất thêm tiền

Hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại…

Như vậy, trong trường hợp này, nếu hàng thừa kế thứ nhất của người đã mất chỉ có duy nhất một người, người này chỉ cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để nhận di sản mà người đã mất để lại.

Nếu hàng thừa kết thứ nhất có nhiều người thì việc phân chia di sản sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế. Trong trường hợp có 1 người muốn được sang tên sổ đỏ mảnh đất này thì tất cả những người còn lại làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Việc khai nhận hay từ chối nhận di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực.

Sau khi bạn làm xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, cần làm hồ sơ để nộp tới Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện để yêu cầu thực hiện việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều kiện sang tên sổ đỏ, sổ hồng sẽ thay đổi ra sao?

Hồ sơ sang tên trong trường hợp này gồm những giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân;

– Hộ khẩu thường trú;

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế;

– Biên lai lệ phí trước bạ phải nộp. (Trường hợp bố mẹ để lại đất cho con nên thuộc trường hợp được miễn thuế, phí trước bạ theo quy định tại Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Cách để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp

0

Nhà tạm được hiểu đơn giản là những công trình xây dựng với mục đích ngắn hạn, không mang tính chất lâu dài. Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.

Thiết kế nội thất biệt thự

Cách để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp

Làm sao để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp

Quy định về xây dựng đối với công trình tạm. Cụ thể, căn cứ tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

– Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

+ Thi công xây dựng công trình chính.

+ Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

– Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

– Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

– Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, công trình được xây dựng có thời hạn nhằm phục vụ các hoạt động thì sẽ do UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận và quy định cụ thể về thủ tục thực hiện.

Tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ ban hành văn bản điều chỉnh về thủ tục cấp phép xây dựng công trình tạm trên đất nông nghiệp phù hợp với tính chất riêng của địa phương.

Thủ tục, hồ sơ xây nhà tạm trên đất nông nghiệp

Căn cứ tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc sử dụng đất trong đó đất sử dụng phải được đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Vì vậy, để được phép xây dựng trên một mảnh đất thì cần phải đảm bảo việc xây dựng đúng với mục đích sử dụng của đất, trong trường hợp chưa đúng với mục đích sử dụng thì các chủ thể phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định trong Luật đất đai 2013 thì đất thổ cư là loại đất được sử dụng để xây dựng nhà ở. Đất thổ cư được quy định thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng xây dựng các công trình khác có liên quan đến nhu cầu ở của người dân. Theo đó, người sử dụng nếu muốn được xây nhà kể cả nhà tạm thì sẽ phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hay còn gọi là đất vườn sang đất thổ cư.

Thủ tục để được xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp là trình tự, cách thức thực hiện, xin cấp phép, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, người có thẩm quyền quy định để giải quyết công việc cụ thể liên quan đến việc cấp phép cho những đối tượng mà đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.

– Đối với hồ sơ và thủ tục để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu được Nhà nước quy định.

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất.

+ Nếu bạn chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một phần diện tích trên thửa đất đó thì cần phải có bản trích đo bản đồ địa chính.

+ Hai bản vẽ thiết kế công trình xây dựng muốn được cấp phép.

+ Thời gian giải quyết hồ sơ cũng như cấp giấy phép xây dựng sẽ trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.