Theo cáo báo nhanh của lãnh đạo địa phương, khoảng 9h40 phút ngày 9.9.2024 trên sông Hồng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng sập nhịp cầu Phong Châu.
Theo thông tin trước đó từ báo Người Lao Động đưa tin, Lao Động đã đưa tin, sáng 9.9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Ngay sau khi xảy ra sự cố nghiêm trọng này, lực lượng vũ trang Quân khu 2 khẩn trương triển khai phương tiện, điều động cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Ảnh: Kienthucnet.
Trong đó, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đã điều 3 xuồng cao tốc và hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tới khu vực cầu Phong Châu (hạ lưu). Quân khu 2 đã điều động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ triển khai lực lượng, phương tiện đến cứu hộ, cứu nạn nạn nhân vụ sập cầu.
Theo cáo báo nhanh của lãnh đạo địa phương, khoảng 9h40 phút ngày 9.9.2024 trên sông Hồng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng sập nhịp cầu Phong Châu.
Hiện các lực lượng đang khẩn trương tập trung tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, nguyên nhân ban đầu xác định do nước lên cao, chảy xiết gây sập cầu.
Có mặt chỉ huy ứng cứu tại cầu Phong Châu, Trung tướng Phạm Hồng Chương – Tư lệnh Quân khu 2 cho biết, hiện đã tìm được 3 nạn nhân và đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cấp cứu.
Theo Trung tướng Phạm Hồng Chương, đáng lo ngại là khi cầu sập, có một số phương tiện đã bị rơi xuống sông trong khi nước chảy xiết. Địa phương và lực lượng chức năng đang tiến hành làm rõ.
Hiện trường vụ sập cầu Phong Châu. Ảnh: VTC News.
Liên quan đến vụ việc, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, chuyên gia dạy phòng chống đuối nước chia sẻ trên Kienthunet cho biết, những người không may bị rơi xuống nước, nhất là rơi ở độ cao như cầu thường hoảng loạn, đập chân tay rất mạnh nên mất sức và bị chìm, ngạt thở và chết đuối.
Theo Tiến sĩ Tuấn, ở dưới nước, nếu bình tĩnh con người sẽ có được trung tâm trọng lực cân bằng. Hai lá phổi chứa không khí là trung tâm lực nổi, khi rơi xuống nước tuy trọng lực kéo xuống, nhưng nhờ buồng phổi chứa 6 – 8 lít không khí nên sẽ đẩy chúng ta về tư thế úp – tư thế của trọng lực nổi, giúp đầu người nổi gần sát mặt nước.
Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng sẽ giảm đi nếu ở dưới nước. Nếu chìm ở ngang thắt lưng trọng lượng còn 50%, chìm tới cổ trọng lượng mất 90%. Chìm trong nước càng sâu thì càng nổi, không nặng như trên mặt nước. Nghĩa là khi rơi xuống nước ở độ cao nhất định thì nước sẽ đẩy con người lên trên mặt nước, chứ không dìm xuống.
“Con người được tạo hóa ban cho hai chân, hai tay tương tự các mái chèo, lại có phao, thế mà vẫn bị chết đuối. Đó là vì họ hoảng loạn, vùng vẫy nên bị rơi khỏi trung tâm lực nổi an toàn, mất cân bằng và chìm xuống mà không sử dụng những thứ tạo hóa đã ban tặng”, Tiến sĩ Tuấn chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Tuấn, để phòng tránh đuối nước, cách tốt nhất là cần phải biết bơi. Tuy nhiên, ngay cả khi biết bơi cũng không phải là biện pháp hiệu quả để phòng chống chết đuối, bởi có nhiều người lớn bơi giỏi vẫn chết đuối. Lý giải điều này, các chuyên gia cứu hộ cho rằng một người đang chết đuối khi vớ được vật gì đó họ sẽ bám rất chắc, sức mạnh đó có thể kéo chìm ngay cả những người bơi rất giỏi.
Vụ sập cầu Phong Châu, có 5 xe ô tô, 4 xe máy, 9 người rơi xuống sông. Ảnh: VOV.
Ngoài ra, nếu dòng nước dơ bẩn còn ẩn chứa những nguy hiểm như rác kim loại sắc nhọn hay nước lạnh có thể làm cho cơ co cứng (vọp bẻ) rất nhanh. Vì vậy, kỹ thuật cứu người đuối nước là rất quan trọng. Trong đó, nếu không may bị rơi xuống nước nhất là trọng tâm rơi từ trên cầu bạn có thể sẽ có cơ hội sống nếu thực hiện 4 bước sau:
– Không quẫy đạp mạnh để tránh mất sức và nhanh chìm.
– Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, để mặc nước đẩy người nổi dần lên, trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước.
– Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước nghiêng đẩy đầu nhô khỏi mặt nước (hoặc quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng).
– Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng mồm.
Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.