Home Blog Page 211

Video cầu Phong Châu tại Phú Thọ đổ sập, xe tải, xe máy vừa đi đến thì …

0

Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã bị sập. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều khả năng cao có người và phương tiện gặp nạn.

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 1

Toàn cảnh hiện trường vụ sập cầu

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 2

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 3

Trả lời báo VietNamNet, anh Triệu Ngọc Thư (nhân chứng) cho biết: “Khoảng 10h sáng nay, tôi có việc đi qua  cầu Phong Châu . Lúc đến gần cầu, trước xe tôi có khoảng 3 ô tô nữa. Lúc này, cầu rung lắc và gãy đổ xuống sông. Sự việc diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 1 phút cầu đã sập xuống và nước sông cuốn trôi đi”.

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 4

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 5

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ). Cầu được  xây dựng  với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành vào ngày 28/7/1995.

CLIP: Cận cảnh hiện trường sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ ảnh 6

Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa. Đến tháng 9/2019, Phú Thọ ra lệnh cấm các phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên qua cầu này.

Đàn ông yêu vợ hay yêu bồ hơn khi ng;oại tì;nh? Câu trả lời rất bất ngờ

0

Đàn ông yêu vợ hay yêu bồ hơn khi ng;oại tì;nh? Câu trả lời rất bất ngờ

Thực tế đàn ông ngoại tình thường cũng có tình cảm với tình nhân. Tình cảm đó có thể là thứ tình cảm chân chính xuất phát từ tấm lòng, tâm hồn của họ, nhưng có khi cũng chỉ là thứ tình cảm phát sinh sau khi họ có quan hệ xác thịt với người phụ nữ đó mà thôi.Ngoại tình đàn ông chính là để tìm kiếm sự mới lạ, bản tính tham lam, nhưng họ không bao giờ có suy nghĩ bỏ vợ con, gia đình

Ðàn ông yêu vợ nhưng không biết làm cách nào để hàn gắn những mâu thuẫn, bất đồng trong mối quan hệ vợ chồng, vì thế họ tìm đến các mối quan hệ ngoài hôn nhân để sửa chữa những khiếm khuyết.

Ngoại tình đàn ông chính là để tìm kiếm sự mới lạ, bản tính tham lam, nhưng họ không bao giờ có suy nghĩ bỏ vợ con, gia đình. Phụ nữ thì khác, phụ nữ khi ngoại tình thường có xu hướng bỏ chồng theo người tình nhiều hơn.

Đàn ông không mấy khi ngoại tình khi hoàn cảnh gia đình khó khăn hay trong giai đoạn vợ chồng cùng phấn đấu, họ thường chỉ có mối quan hệ ngoài luồng khi cuộc sống bắt đầu ổn định, có con và đời sống chung trở nên cứng nhắc và nhàm chán. Nói thế có nghĩa là, đàn ông kiếm tìm người phụ nữ khác đơn giản chỉ để tăng gia vị cho cuộc sống mà thôi.

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Thực tế đàn ông ngoại tình thường cũng có tình cảm với tình nhân. Tình cảm đó có thể là thứ tình cảm chân chính xuất phát từ tấm lòng, tâm hồn của họ, nhưng có khi cũng chỉ là thứ tình cảm phát sinh sau khi họ có quan hệ x;ác t;hịt với người phụ nữ đó mà thôi. Có thể tạm gọi là yêu, nhưng có điều, tình yêu này thường vô cùng mong manh và không đi kèm với tình thương hay trách nhiệm.

Không khó để hiểu, vì sao đàn ông gọi vợ là cơm, nhưng gọi bồ là phở. Phở dễ ăn hơn, ngon hơn, hấp dẫn hơn, nhưng làm gì có ai ăn phở được cả đời.Đàn ông yêu vợ hay yêu bồ? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên hiểu rằng. Không nói quá chứ 90% đàn ông thích có bồ là vì chuyện chăn gối.

Khi các bà vợ đã quá quen và luôn suy nghĩ “hàng chính chủ” rồi thì không phải để ý đến vấn đề đó nữa, thì bên bồ ta luôn được trải qua những đam mê nồng nàn mà ở vợ từ lâu đã nguội lạnh hoặc giờ đã trở thành phản xạ “trả bài” cho xong. Giờ đây tay ấp môi kề bên bồ yêu rực lửa làm ta th;ỏa m;ãn thì tại sao ta cư;ỡng lại được bồ?

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Khi rơi vào hoàn cảnh có chồng hay bạn trai ng;oại tì;nh, chị em phụ nữ vẫn thường tự huyễn hoặc, an ủi bản thân rằng người tình chỉ là một sự “cảm nắng nhất thời”. Vậy nhưng, chính chúng ta và người đàn ông của mình cũng đã bắt đầu bằng hai chữ “cảm nắng”

Vậy nên, đàn ông yêu vợ hay yêu bồ sẽ có câu trả lời khác nhau ở mỗi câu chuyện của từng người, nhưng có một điều chắc chắn rằng, người đàn ông chỉ phản bội khi tình yêu cũ đã phai nhạt và có một tình yêu mới đã bắt đầu nảy sinh.

Do đó một người vợ tâm lý nên biết những vấn đề chồng mình đang gặp phải để giúp anh ấy vượt qua. Vợ chồng đồng lòng, không có có kẻ thứ ba nào xuất hiện. Và cũng nên nhớ đừng quá thờ ơ, tin vào câu nói “đàn ông chỉ say nắng nhất thời”. Bởi khi tìm được đúng người, họ yêu mãnh liệt và cuồng nhiệt, bạn không thể nào có thể cắt đứt được cuộc tình đó đâu.

Ra mắt nhà chồng sau lễ cưới, tôi vội vàng bỏ về nhà bố mẹ đẻ khi gặp một người ở đó

0

Ra mắt nhà chồng sau lễ cưới, tôi vội vàng bỏ về nhà bố mẹ đẻ khi gặp một người ở đó.

Buổi tiệc gặp gỡ họ hàng nhà chồng đang vui vẻ diễn ra, tôi bất ngờ nhận ra một người trong số đó.

Tôi với bạn trai yêu nhau 6 tháng thì đi đến kết hôn, quyết định chung sống với nhau được chúng tôi bàn bạc, thảo luận rất kỹ. Tôi 24 tuổi, còn bạn trai 30 tuổi nên đây là thời điểm thích hợp cho một đám cưới. Khi yêu nhau, hai chúng tôi luôn sống thật với nhau, không điều gì đáng phải giữ.

Lúc yêu, bạn trai có nói rằng trước đây từng yêu một người, hai người yêu nhau lắm, nhưng vì duyên số mà không đến được với nhau. Mọi chuyện đã thành quá khứ, không có gì là tiếc nuối. Còn tôi cũng có mối tình thủa học sinh, ngây thơ, trong sáng. Đến khi học đại học, mỗi người mỗi nơi nên chia tay trong vui vẻ vì lúc đó tôi cũng muốn tập trung cho việc học.

Chồng tôi cũng vậy, anh ấy quả quyết là từ lúc chia tay đã không gặp lại bạn gái cũ. Hai người không đến được với nhau dù nhiều người tiếc nuối, nhưng không thể làm cách nào khác. Người yêu của chồng tôi khi đó cũng đã kết hôn với người khác, sống hưởng thụ trong giàu có, nhưng cô đơn vì không hạnh phúc.

Sau khi nghe chồng nói thế, tôi rất yên tâm vì dẫu sao hai người họ chưa đậm sâu, hai người đều đã kết hôn. Tôi tự tin bước vào đám cưới, hạnh phúc nghẹn ngào vì sắp lấy được người chồng mà tôi đã lựa chọn. Nhà chồng ai đón chào người mới về gia đình. Vài ngày sau đám cưới, nhà chồng có tổ chức liên hoan để vợ chồng tôi có cơ hội gặp mặt, cảm ơn bà con họ hàng đã giúp đỡ cho chúng tôi.

Ra mắt nhà chồng sau lễ cưới, tôi đã vội vàng bỏ về nhà bố mẹ đẻ khi gặp một người ở đó - Ảnh 2.

Vừa về nhà chồng đã muốn rời khỏi vì không chấp được việc làm của bố mẹ chồng. Ảnh minh họa

Đây đúng là màn ra mắt vì nhiều người tôi mới gặp lần đầu, có cơ hội chào hỏi, trò chuyện. Giữa bữa tiệc liên hoan đang vui vẻ, tôi bỗng nhiên gặp một người khiến tôi rất hụt hẫng. Cô ta chính là bạn gái cũ của chồng tôi, không hiểu cô ta tự đến hay ai mời, nhưng sự có mặt của người này làm tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu.

Cô ta vui vẻ, niềm nở với từng người, ai cũng đón nhận một cách hào hứng. Còn tôi thì bị lép vế, mọi người cười nói rất gượng gạo. Bố chông tôi rượu vào lời ra, khoe con dâu “hụt”: “Tôi cũng thấy tiếc lắm, nếu hai đứa đến với nhau thì còn gì bằng. Bên đó nhà có điều kiện, nếu kết làm thông gia thì bên nhà mình tha hồ nhờ vả“.

Chồng tôi lảng tránh khi gặp bạn gái cũ, nhưng anh ấy trước đó nói với tôi là hai người họ từ lúc chia tay đến nay chưa gặp lại nhau. Tôi không tin điều này, nếu cô ta không thường xuyên qua lại thì sao mà mọi người lại đón nhận một cách vui vẻ như thế. Tôi còn được biết mỗi lần tới chơi, người yêu cũ của chồng tôi mua rất nhiều quà, cho cả tiền bố mẹ chồng cũng như các cháu của chồng tôi.

Tôi lấy cớ bị mệt để về phòng nghỉ, khi tôi lên phòng bữa tiệc vẫn diễn ra vui vẻ, không ai quan tâm tới sự vắng mặt của tôi. Chỉ sau khi kết thúc, bố mẹ chồng mới gọi ầm lên xem con dâu ở đâu tới dọn dẹp, rửa bát. Các chị chồng cũng không ai giúp tôi rửa bát, để mình tôi rửa hết 10 mâm bát đũa, họ còn bận đi nịnh nọt, tán dương em dâu “hụt”.

Đêm hôm đó, tôi bày tỏ quan điểm của mình với sự xuất hiện bạn gái cũ của chồng. Anh ấy trách vợ: “Ghen vớ ghen vẩn. Anh mà còn yêu cô ta thì cưới em làm gì. Còn mọi người quý mến cô ta, anh sao mà cấm cản được. Khách của bố mẹ, chứ có phải của vợ chồng mình đâu mà can thiệp“.

Cả đêm hôm đó tôi không tài nào ngủ được, mới về nhà chồng mà đã thấy mệt mỏi, sóng gió rồi. Tôi chỉ muốn rời khỏi nhà chồng để về nhà bố mẹ đẻ vì bố mẹ chồng đã làm những việc thiếu tôn trọng con dâu. Sáng sớm hôm sau, tôi lấy lý do bên nhà bố mẹ đẻ có việc nên phải về. Tôi ấm ức, khó chịu không muốn quay về nhà chồng. Mỗi lần nghĩ đến bạn gái cũ của chồng, tôi lại ứa nước mắt, chẳng nhẽ vừa cưới đã xem xét đến ly hôn…

Sợ chồng lén lút gặp người cũ và nảy sinh tình cảm, tôi phải làm gì để cô ta không xuất hiện ở nhà chồng tôi? Tôi có nên nói ra những suy nghĩ của mình với nhà chồng?

N/Ó/NG: S/Ậ/P CẦU PHÚ THỌ CÁCH ĐÂY ÍT PHÚT, NHIỀU NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN R/Ơ/I XUỐNG DÒNG SÔNG LŨ SIẾT

0

NÓNG SẬP CẦU PHÚ THỌ CÁCH ĐÂY ÍT PHÚT

Sáng 9-9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông, nhiều khả năng cao người và phương tiện gặp nạn.

Lãnh đạo UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ) cho biết, các lực lượng chức năng đang thực hiện các biện pháp tìm kiếm cứu nạn sau khi cầu Phong Châu bị sập.

Theo lãnh đạo huyện, hiện chưa xác định được thiệt hại về người và tài sản. Do  nước chảy xiết, lực lượng chức năng đang có các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm cứu nạn.

Theo nhân chứng tại hiện trường đã có rất nhiều người và phương tiện bị rơi xuống sông. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật:

Nhân chứng kể lại: Sau khi đi qua cầu được mấy chục mét cây cầu sụp đổ khiến nhiều người di chuyển bị rơi xuống sông, cuốn vào dòng nước.

0

Phú Thọ  –  Cầu  Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập.

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nghi có 2 ôtô và nhiều xe máy rơi xuống sông Cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập. Ảnh: Người dân cung cấp
Sáng 9.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu.
Hàng trăm mét cầu Phong Châu đã bị sập. Ảnh: CTV. Hàng trăm mét cầu Phong Châu đã bị sập. Ảnh: Người dân cung cấp

Hú vía khoảnh khắc mưa lũ cuốn sập cầu ở Phú Thọ
Nguồn tin của Lao Động cho hay, vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30, mực nước sông Hồng đã lên rất cao, chảy xiết khiến 2 mố cầu Phong Châu bị sập. Thời điểm cầu sập, có phương tiện lưu thông trên cầu. Tuy nhiên, chưa thống kê được thiệt hại.
Một thanh niên đi xe máy may mắn thoát nạn vụ sập cầu. Ảnh: Người dân cung cấp Một thanh niên đi xe máy may mắn thoát nạn vụ sập cầu. Ảnh: Người dân cung cấp
Đến 11h trưa, khu vực xung quanh đường dẫn lên cầu có rất đông người dân và phương tiện bị ùn ứ lại. Lực lượng chức năng cũng đã sớm có mặt để làm các phân làn và các công tác chuyên môn khác. Tại hiện trường, thông tin có 2 xe ô tô và một số xe máy đang lưu thông khi cầu sập khiến rất nhiều người lo lắng. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin nào xác nhận lại sự việc này.
Ảnh: Phùng Thọ Ảnh: Phùng Thọ
Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự cố này.
Vị trí cầu Phong Châu. Vị trí cầu Phong Châu.

Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.

Cầu Phong Châu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28 tháng 7 năm 1995.

Bà Thiều Thị Hòa (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết, sau khi đi qua cầu được mấy chục mét cây cầu sụp đổ khiến nhiều người di chuyển bị rơi xuống sông, cuốn vào dòng nước.

“Sáng nay tôi sang Lâm Thao đi chợ. Vừa đi qua tôi nghe tiếng ầm ầm, quay lại thì thấy cầu sập. Có xe máy, xe tải, xe ôtô con, tất cả rơi xuống và nhanh chóng bị cuốn trôi. Nước sông chảy quá to, cuồn cuộn. Lúc ấy quá sợ hãi nên tôi dừng xe ngồi bệt xuống lề đường vì thoát chết trong gang tất. Tôi không nhớ chính xác nhưng lúc ấy là khoảng 9h30. Giờ tôi cũng không chợ búa gì nữa, tìm đường mà về nhà, tổ tiên phù hộ tôi qua kiếp nạn”, bà Hòa nói.

Nhiều người dân cũng đi trên cầu Phong Châu sáng nay và may mắn thoát chết trong gang tấc, giờ chân tay vẫn còn bủn rủn vì quá sợ hãi.

Anh Lưu Trung Sơn (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) cũng cho biết, anh ngồi uống nước ở đầu cầu thì thấy tiếng ầm ầm. Sau khi mọi người hô hoán, thì thấy cầu sập.

“Tôi không nhớ cầu này xây dựng từ năm bao nhiêu. Tôi làm nghề lái taxi nên ngày nào cũng di chuyển qua đây. Nhìn cảnh này tôi quá sợ hãi vì tôi định sang thành phố Việt Trì đón khách, nhưng chần chừ nán lại bên đầu cầu vài phút để tranh thủ uống cốc nước. Không biết đi sớm thì mình có nằm trong số những người xấu số rơi xuống sông không” – anh Sơn bàng hoàng nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu.

Hiện thiệt hại vẫn đang được thống kê và chưa xác định được toàn bộ danh tính người bị rơi trong vụ sập cầu. Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường:

Nhiều người dân bàng hoàng khi cây cầu bất ngờ sập xuống sông Hồng. Ảnh: NVCC Nhiều người dân bàng hoàng khi cây cầu bất ngờ sập xuống sông Hồng. Ảnh: NVCC
Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Ảnh: NVCC
Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cây cầu này được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28.7.1995. Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cây cầu này được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28.7.1995. Ảnh: NVCC

Công nghệ trồng cây mới 🌳 Bão rồi mới thấy

0

Nhìn hình ảnh hàng loạt cây xanh tại Hà Nội gãy đổ sau bão số 3, nhiều người không khỏi thắc mắc về việc trong số này nhiều cây vẫn còn nguyên bọc bầu.

Thiếu tá công an hy sinh khi làm nhiệm vụ trong cơn bão Yagi

0

Trong khi làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho phạm nhân và phân trại bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), thiếu tá Trần Quốc Hoàng hy sinh do bị dòng nước siết cuốn trôi.

Chiều 8-9, Bộ Công an cho biết thiếu tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987, quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên), đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 3.

Thiếu tá Trần Quốc Hoàng là cán bộ công tác tại trại giam Quảng Ninh (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an).

Theo Bộ Công an, khoảng gần 0h ngày 8-9, nước lũ dâng cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng phạm nhân tại phân trại số 2.

Thiếu tá Trần Quốc Hoàng đang thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho phạm nhân và phân trại trong tình huống khẩn cấp, thì bị nước lũ chảy siết cuốn trôi.

Sau khi sự việc xảy ra, trại giam Quảng Ninh cùng lực lượng cứu nạn cứu hộ đã nỗ lực tìm kiếm. Tuy nhiên lúc này, thời tiết diễn biến khắc nghiệt, ảnh hưởng đến công tác cứu nạn.

Đến 10h15 ngày 8-9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của thiếu tá Trần Quốc Hoàng tại khu vực bờ suối thôn Đồng Vải (xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh). Nơi này cách đơn vị anh công tác khoảng 1km.

Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) đang phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng để tổ chức lễ tang, động viên gia đình thiếu tá Trần Quốc Hoàng đồng thời thực hiện chính sách đối với cán bộ hy sinh theo quy định.

Nguồn : https://tuoitre.vn/thieu-ta-cong-an-hy-sinh-khi-lam-nhiem-vu-trong-con-bao-yagi-20240908185452983.htm

Sập cầu Phú Thọ theo nhân chứng tại hiện trường đã có rất nhiều người và phương tiện bị r.ơ..i. xuống sông 😭😭

0

Sáng nay 9.9,  Cầu Phong Châu  bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập. Một số người dân di chuyển qua cầu thất thần kể lại giây phút thoát chết trong gang tấc.

Bà Thiều Thị Hòa (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết, sau khi đi qua cầu được mấy chục mét cây cầu sụp đổ khiến nhiều người di chuyển bị rơi xuống sông, cuốn vào dòng nước.

“Sáng nay tôi sang Lâm Thao đi chợ. Vừa đi qua tôi nghe tiếng ầm ầm, quay lại thì thấy cầu sập. Có xe máy, xe tải, xe ôtô con, tất cả rơi xuống và nhanh chóng bị cuốn trôi. Nước sông chảy quá to, cuồn cuộn. Lúc ấy quá sợ hãi nên tôi dừng xe ngồi bệt xuống lề đường vì thoát chết trong gang tất. Tôi không nhớ chính xác nhưng lúc ấy là khoảng 9h30. Giờ tôi cũng không chợ búa gì nữa, tìm đường mà về nhà, tổ tiên phù hộ tôi qua kiếp nạn”, bà Hòa nói.

Nhiều người dân cũng đi trên cầu Phong Châu sáng nay và may mắn thoát chết trong gang tấc, giờ chân tay vẫn còn bủn rủn vì quá sợ hãi.

Anh Lưu Trung Sơn (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) cũng cho biết, anh ngồi uống nước ở đầu cầu thì thấy tiếng ầm ầm. Sau khi mọi người hô hoán, thì thấy cầu sập.

“Tôi không nhớ cầu này xây dựng từ năm bao nhiêu. Tôi làm nghề lái taxi nên ngày nào cũng di chuyển qua đây. Nhìn cảnh này tôi quá sợ hãi vì tôi định sang thành phố Việt Trì đón khách, nhưng chần chừ nán lại bên đầu cầu vài phút để tranh thủ uống cốc nước. Không biết đi sớm thì mình có nằm trong số những người xấu số rơi xuống sông không” – anh Sơn bàng hoàng nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao xác nhận, vừa xảy ra sự cố sập 2 mố cầu Phong Châu.

Hiện thiệt hại vẫn đang được thống kê và chưa xác định được toàn bộ danh tính người bị rơi trong vụ sập cầu. Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường:

Nhiều người dân bàng hoàng khi cây cầu bất ngờ sập xuống sông Hồng. Ảnh: NVCC Nhiều người dân bàng hoàng khi cây cầu bất ngờ sập xuống sông Hồng. Ảnh: NVCC
Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Ảnh: NVCC
Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cây cầu này được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28.7.1995. Cầu Phong Châu là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cây cầu này được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36m. Công trình được khánh thành vào ngày 28.7.1995. Ảnh: NVCC

‘Vạch trần’ cuộc sống của 85 đứa trẻ trong mái ấm Hoa Hồng: Cho trẻ uống thuốc vô tội vạ, bình sữa đặt trên bồn cầu, bữa ăn chỉ có cơm trắng trộn nước tương

0

Tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM), không chỉ bạo hành trẻ em, các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn và sử dụng thực phẩm chức năng cho trẻ cũng vô cùng bất thường.

Theo thông tin từ báo Thanh Niên, nhiều ngày ở phòng trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi), bà Giáp Thị Sông Hương và bảo mẫu Tuyền (47 tuổi) thường xuyên cho các bé uống thực phẩm chức năng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất…

Cụ thể, lúc 23h ngày 28/7, khi các bé sơ sinh không chịu ngủ, bà Sông Hương liền lấy các gói thực phẩm chức năng cho từng bé uống, rồi còn nói: “Uống cái này, chúng nó ngủ ngon”.

Sau khi uống, các bé ngủ li bì, đêm ít quấy khóc. Tiếp đó, lúc 0h30, ngày 30/7, thấy bé sơ sinh quấy khóc, bà Tuyền nhanh tay mở gói thực phẩm chức năng đút cho bé uống hết.

Bảo mẫu cho trẻ uống thuốc vô tội vạ – Ảnh: Báo Thanh Niên

Gói thực phẩm chức năng này tên Siro Ho O.V, công dụng giảm ho, giảm đau họng, rát cổ… Tuy nhiên, theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì, không có mục nào đề cập dùng cho trẻ sơ sinh, mà chỉ dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, với liều lượng 1 gói x 2, 3 lần/ngày. Đại diện các nhà thuốc lớn ở TP.HCM đều khẳng định loại siro này là thực phẩm chức năng dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, bắt buộc phải dùng đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu dùng sai có thể ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ sơ sinh.

Theo quy định dược điển thì Eucalyptol không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nên nhà sản xuất phải chỉ định dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Nếu dùng không đúng độ tuổi, cùng với liều lượng không phù hợp sẽ gây ức chế đường hô hấp, làm em bé không thể thở, hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Các bé thường xuyên bị bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ hàng loạt – Ảnh: Báo Công an nhân dân

Bên cạnh đó, các bé thường xuyên bị bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ hàng loạt. Hầu hết trẻ tại mái ấm phải uống chung các bình sữa và sữa thường để quá giờ sử dụng. Ngoài ra, nhóm trẻ sơ sinh không uống loại sữa cố định mà phải uống ngẫu nhiên, như: hôm thì uống loại dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, hôm thì loại sữa dành cho trẻ trên 6 tuổi, thậm chí cả sữa dành cho người cao tuổi…

Sữa bột pha xong, sữa mẹ (xin của những người mẹ thiện nguyện), cháo được đặt ngay cạnh nhà vệ sinh, không nắp đậy. Sữa uống không hết, bảo mẫu sẽ trút vào chung 1 bình, rồi chuyền cho hàng chục đứa bé uống chung. Uống xong, tất cả bình sữa được đựng trong thau nhựa để trên bồn cầu của nhà vệ sinh trông rất nhếch nhác.

Một góc để thức ăn, bình sữa cho trẻ, ngay cạnh bồn cầu – Ảnh: Báo Thanh Niên

Không chỉ vậy, khẩu phần ăn của trẻ tại mái ấm khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Mỗi ngày, hàng chục trẻ em phải tranh nhau ăn chung bát cơm trắng; hôm nào may mắn lắm sẽ được chan thêm nước tương, mì gói trộn cơm hoặc miến băm nhỏ, một ít thịt. Bé nào lanh lẹ, tranh giỏi thì được ăn nhiều và ngược lại.
'Vạch trần' cuộc sống của 85 đứa trẻ trong mái ấm Hoa Hồng: Cho trẻ uống thuốc vô tội vạ, bình sữa đặt trên bồn cầu, bữa ăn chỉ có cơm trắng trộn nước tương - Ảnh 5'Vạch trần' cuộc sống của 85 đứa trẻ trong mái ấm Hoa Hồng: Cho trẻ uống thuốc vô tội vạ, bình sữa đặt trên bồn cầu, bữa ăn chỉ có cơm trắng trộn nước tương - Ảnh 6Bữa ăn của các em là cơm trắng trộn nước tương – Ảnh: Báo Thanh Niên

Sáng 5/9, theo thông tin từ VTC News, Công an đã ra quyết định tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, trú 94/1053D đường số 20, Phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM) – chủ mái ấm và một số bảo mẫu, nhân viên mái ấm để củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Công an cũng truy tìm bảo mẫu xuất hiện trong clip hành hạ các trẻ em mà báo chí phản ánh.

Cùng ngày, UBND Quận 12 đã quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở này. UBND Quận 12 cũng giao Phòng Nội vụ tham mưu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước để xảy ra sai phạm tại mái ấm Hoa Hồng.
'Vạch trần' cuộc sống của 85 đứa trẻ trong mái ấm Hoa Hồng: Cho trẻ uống thuốc vô tội vạ, bình sữa đặt trên bồn cầu, bữa ăn chỉ có cơm trắng trộn nước tương - Ảnh 7

Bà Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, trú 94/1053D đường số 20, Phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM), chủ mái ấm Hoa Hồng – Ảnh: VTC News

Để đảm bảo an toàn cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, UBND Quận 12 đã chỉ đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND phường Trung Mỹ Tây phối hợp Tổ Công tác của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đưa 86 trẻ về các cơ sở bảo trợ thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tiếp tục, chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định.

Cụ thể: 32 trẻ vào Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, 36 trẻ vào Làng Thiếu niên Thủ Đức, 15 trẻ vào Làng trẻ em Gò Vấp; 2 trẻ được gia đình tiếp nhận; 1 trẻ đang nằm bệnh viện Nhi đồng điều trị bệnh viêm phổi.

Bảo mẫu vung tay với bé 6 tháng lĩnh án chung thân: Cái kết cho một con người không có tình người

0

Đây là thông tin chính thức về phiên tòa xét xử bảo mẫu khiến bé 6 tháng tuổi ‘ra đi mãi mãi’. Thông tin đã được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Chính thức: Võ Thị Mỹ Linh, 31 tuổi, quê Đồng Tháp, bị phạt t.ù chung thân về hành vi với bé trai 6 tháng tuổi do quấy khóc khi ăn, thay tã, khiến cháu bé không còn nữa.

Cụ thể, chiều 4/9, Võ Thị Mỹ Linh bị TAND TP HCM tuyên phạm tội G/j/ế/t n/g/ư/ờ/i; buộc bồi thường cho gia đình bị hại gần 500 triệu đồng.

Hình ảnh của Linh tại phiên tòa, ảnh: VNE

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo đặc biệt nguy hiểm, phạm tội thuộc trường hợp bị hại dưới 16 tuổi, lệ thuộc mình. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, nhân thân tốt… nhưng gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.

Cáo trạng xác định, do không có việc làm, để kiếm thêm thu nhập, Linh đăng thông tin trên Facebook nhận giữ trẻ (từ một đến 2 tuổi) tại nhà ở quận Bình Tân. Đầu tháng 1/2023, bé trai 6 tháng tuổi được cha mẹ mang đến gửi Linh trông giữ.

Trưa 10/1/2023, trong lúc Linh thay tã thì bé quấy khóc nên Linh đã tức giận, vung tay 2-3 cái vào đỉnh đầu bé. Một lát sau, khi uống sữa thì bé trai nhè ra nên bảo mẫu tiếp tục lập lại hành vi. Nạn nhân khóc nấc.

Thấy bé trai có dấu hiệu bất thường, Linh gọi điện thoại cho mẹ cháu, nói dối rằng “con bị té võng”. Khi nạn nhân tím tái, Linh hoảng sợ gọi gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng tim ngừng thở.

Ngày hôm sau, người cha nghi ngờ con mình bị vung tay nên trình báo công an. Nhà chức trách vào cuộc, mời lên làm việc, Linh thừa nhận hành vi phạm tội.

Cháu bé được phẫu thuật xuất huyết não, điều trị tích cực, song tình trạng luôn nguy kịch, hôn mê sâu, tổn thương não gần như hoàn toàn. Sau 7 tháng điều trị, đến tháng 8/2023, cháu bé đã ra đi mãi mãi.

Linh thừa nhận sai lầm và xin được giảm nhẹ, ảnh: DSD

Tại tòa hôm nay, Linh thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Cô ta nói biết trẻ em dưới một tuổi phần đỉnh đầu còn non, chưa phát triển hoàn thiện nhưng do quá tức giận, không làm chủ được bản thân mà có hành vi sai trái.

“Trong thời gian bị tạm giam bị cáo rất hối hận về hành vi của mình”, Linh nói và cho biết bản thân không có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép về việc giữ trẻ.

Được mời đến tòa, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (nơi bé trai điều trị) cho biết, cháu bé nhập viện trong tình trạng đã mất lâm sàng và điều trị một thời gian thì bệnh nhân không qua khỏi.

Cũng tham gia phần xét hỏi, giám định viên cho rằng việc bị cáo dùng tay tác động vật lý vào đỉnh đầu cháu bé có thể gây ra chấn thương não và lấy đi sự sống của bé.

Đại diện gia đình cháu bé yêu cầu Linh bồi thường chi phí điều trị, mai táng và 100 tháng lương cơ sở (tương đương 234 triệu đồng). Ban đầu, bị cáo Linh phân trần hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng sau khi nghe HĐXX phân tích, giải thích thì cô ta đồng ý mức bồi thường này.

Tự bào chữa, Linh khóc nức nở và xin HĐXX cho mình được hưởng án nhẹ, sớm trở về làm lại cuộc đời và chăm sóc con nhỏ.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Nếu không phải là người yêu mến trẻ em, xin đừng chọn làm nghề giáo viên mầm non

Nghề giáo viên cao quý là một trong những nghề rất cao quý, được xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua. Vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có nhiệt huyết và đặc biệt là yêu quý học sinh thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các học sinh gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải luôn hỗ trợ và giúp các em mỗi khi các em cần. Tôn trọng và tương tác để hiểu nhiều hơn về học sinh của mình.

Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ bởi chính bạn là tấm gương hàng ngày của trẻ em. Động lực để gắn bó và thực hiện các công việc chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày của các giáo viên mầm non đó chính là sự yêu mến trẻ.

Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên đó là sự yêu mến trẻ nhỏ và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Bởi sư phạm mầm non là ngành mang tính chất đặc thù, có rất nhiều khó khăn, nếu như không thực sự yêu nghề, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua được thử thách.

Phẩm chất và năng lực giáo viên mầm non không thể thiếu là gì? Đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Sự nhẫn nại sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng gần gũi với các bé hơn; việc này giúp trẻ không còn thấy sợ mà sẽ có cảm giác vui hơn khi mỗi ngày được đi đến trường.

Đặc biệt ở giai đoạn mầm non, thì hầu hết trẻ đều cư xử theo bản năng,. Thích làm những gì mà mình muốn, thích khám phá nhưng lại chưa có được suy nghĩ logic. Do đó, nếu là một giáo viên mầm non bạn cần phải kiên nhẫn và hướng trẻ dần dần có suy nghĩ đúng đắn hơn.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/bao-mau-vung-tay-voi-be-6-thang-linh-an-chung-than-cai-ket-cho-mot-con-nguoi-khong-co-tinh-nguoi