Home Blog Page 442

Bố 75 tuổi đưa giấy nợ 900 triệu cho 3 con trai nhờ trả giúp nhưng ai cũng từ chối, thương bố nên con gái nhận gánh vác nhưng 1 năm sau sự thật

0

Tôi tên là Thanh, tôi là con út trong gia đình có 4 người con, ở trên tôi còn có 3 người anh trai nữa. Cha tôi, ông Lý, đã làm việc chăm chỉ cả đời để nuôi dạy chúng tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Sau khi mẹ tôi qua đời, bố vẫn ở vậy cho đến hiện tại, bố tôi năm nay đã 75 tuổi.

Tôi có ba anh trai, họ đều đi làm xa và không thường xuyên về nhà thăm nhà. Chỉ riêng tôi chọn sống ở quê để có thể thường xuyên về chăm sóc bố.

Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến một hôm, bố tôi gọi tất cả các con đến để thông báo chuyện quan trọng. Trong nhóm chat gia đình, các anh tôi đều cho rằng đã đến lúc bố viết di chúc để chia tài sản cho các con. Tuy rằng bố không có nhiều tiền nhưng bù lại có rất nhiều đất đai, ruộng vườn nên các anh đều sắp xếp công việc để về nhà rất sớm!

Hôm đó, bố đưa cho chúng tôi một tờ giấy ghi số nợ với sô tiền lên tới 900 triệu đồng. Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng vì chưa từng nghe bố nhắc đến chuyện này trước đó! Bố nói:

– Số tiền này trước đây bố vay để chữa bệnh cho mẹ các con. Bố cũng cố gắng làm việc cật lực để trả nợ, lại bán hết đất để gom tiền vì không muốn làm phiền đến mấy đứa nhưng giờ bố già rồi nên không gánh được nữa. Mà lãi mẹ đẻ lãi con, bố mong các con hãy giúp bố trả nợ để bố yên tâm không phải sống trong lo sợ nữa.

Chắc hẳn ai trong hoàn cảnh làm con như chúng tôi đều choáng váng với tình huống này. Số tiền đó không hề nhỏ, đối với riêng tôi lại càng lớn vì tôi chỉ là một người làm công ăn lương bình thường. Điều đáng nói là bao lâu nay bố không nói ra để các con cùng gánh vác. Đến bây giờ, bố chỉ thông báo một câu đề nghị các con trả nợ giúp thì quả là cú sốc lớn.

Tôi rất thương bố nhưng cũng giận bố vì bao lâu nay không nói với các con một lời về khoản tiền quá lớn này, ảnh: dSD

Anh cả lập tức tỏ vẻ tức giận nói:

– “Bố, bố đùa à? Chúng con chưa bao giờ nợ bố một đồng nào và cũng không được hưởng một đồng nào trong số 900 triệu này. Đây rõ ràng là do bố tiêu pha phung phí nên mới nợ nần, vậy mà bây giờ lại bắt bọn con gánh”.

Sau đó, anh hai và anh ba cũng liên tục chỉ trích bố thậm tệ. Khi nghe lời các anh nói, tôi cảm thấy rất đau lòng. Tuy giận bố nhưng tôi nghĩ rằng dù sao số tiền này cũng là do chữa bệnh cho mẹ mà nợ nần, chúng tôi là con không thể chối bỏ trách nhiệm.

Tôi liền nói:

– Các anh đừng nói với bố như thế, bố bây giờ đã 75 tuổi rồi, không thể chịu đựng được nữa đâu. Nếu các anh không đồng ý trả, vậy thì em sẽ nhận. Dù không có nhiều tiền thì em cũng sẽ cố gắng làm việc để trả.

Tôi nói xong, ba anh nhìn tôi tỏ vẻ khinh miệt rồi bỏ đi thẳng không nói lời nào. Tôi bất lực nhìn bóng lưng họ, thầm nghĩ cuộc sống sau này của tôi sẽ chẳng dễ dàng chút nào. Dù lúc đó trong lòng rất rối bời nhưng tôi cố gắng an ủi bố:

– Ngày mai con sẽ chuyển trước cho bố 200 triệu, đây là tiền tiết kiệm của vợ chồng con để sau này cho bé Bống (con gái tôi) đi du học. Số còn lại, mỗi tháng con sẽ gửi dần cho bố để trả, con tin chỉ vài năm nữa thôi, mọi thứ sẽ ổn định. Bố chỉ cần sống khỏe để con an tâm làm việc là được rồi

Bố tôi khóc lặng, cứ nói cảm ơn tôi suốt một hồi. Bố nói xin lỗi tôi vì trước đây không chăm sóc tôi chủ đáo, chỉ biết thương yêu con trai mà trọng nam khinh nữ.

Lòng tôi đau thắt lại…

Các anh trai đều thẳng thắn từ chối trả nợ giúp bố, ảnh minh họa, nguồn: dSd

Từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu lao vào làm việc không nghỉ ngơi. Mỗi ngày, tôi làm 3 công việc, lại bán thêm hàng online để tăng thu nhập. Buổi sáng 5h tôi sẽ thức giấc và đến 12h đêm mới được nghỉ ngơi.

Chồng tôi rất thương tôi, thỉnh thoảng anh cũng đưa thêm cho tôi ít tiền để giúp tôi phần nào nhưng tôi không muốn mình trở thành gánh nặng của anh nên luôn từ chối. Tôi chỉ mong anh chăm lo tốt cho các con là tôi hạnh phúc lắm rồi.

Tròn một năm sau, đúng vào ngày giỗ mẹ, bố lại gọi chúng tôi về nhà nhưng 3 anh trai đều từ chối, chỉ có vợ chồng tôi sang ăn cơm cùng bố. Sau khi dùng bữa xong, bố đưa cho tôi một quyển sổ tiết kiệm và 450 triệu tiền mặt, tôi mở ra và bàng hoàng với số tiền ghi trên đó: 4 tỷ đồng.

Bố nhìn tôi và nói: “Số tiền trong sổ là bố gom góp và bán đất, dù gì bố cũng già rồi, đất đai chẳng để làm gì nên bán đi. Còn số tiền mặt là của con đưa cho bố trong năm qua, bố chưa tiêu một đồng nào hết.

Thực ra, bố không nợ ai hết, tờ giấy báo nợ đó là giả, bố chỉ muốn thử lòng hiếu thảo của các con trước khi chia tiền thừa kế cho mấy đứa. Chẳng ai ngờ 3 người con trai mà bố hết lòng yêu thương lại tệ vậy, nên bố nghĩ con xứng đáng được hưởng tất cả”.

Tôi ôm bố rồi khóc nức nở: Tức giận có, cảm động có và thương cho chính mình cũng có. Giận bố vì đã khiến tôi quá vất vả trong năm qua nhưng cũng vui mừng vì nhận được món quà quá lớn.

Tôi và chồng quyết định đón bố về sống chung, dù sao trước đây tôi cũng thường xuyên qua chăm sóc bố nhưng không thể tận tình bằng ở cạnh nhau mỗi ngày. Tôi sẽ không để bố phải lẻ loi một mình nữa, chúng tôi sẽ là một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc bên nhau.

https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/bo-75-tuoi-dua-giay-no-900-trieu-cho-3-con-trai-nho-tra-giup-nhung-ai-cung-tu-choi-thuong-bo-nen-con-gai-nhan-ganh-vac-nhung-1-nam-sau-su-that

Khi cha mẹ qua đời, cách tốt nhất để anh chị em ruột hòa thuận chính là ”quy tắc ba bảy”

0

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa.

Về khoảng cách: bảy điểm là thân nhân, ba điểm là thân nhân

Tổ tiên nhắc nhở: Yêu sâu sắc thì không sống được lâu, khôn ngoan quá sẽ bị tổn thương. Nếu bạn sử dụng tình cảm của mình quá sâu sắc thì nó sẽ khiến cảm xúc biến mất.

Sau khi cha mẹ mất đi, anh chị em nên quan tâm nhiều hơn, chào hỏi nhau thường xuyên hơn nhưng cũng nên trở về với gia đình nhỏ của mình.

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa.

Đối với anh em sống gần nhau, việc có đi có lại là điều không thể thiếu nhưng không quá thường xuyên. Tránh làm những điều vô ơn.

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa. (ảnh minh họa)
Nhưng với anh em xa nhau, mỗi năm gặp một lần cũng chẳng sao, đừng buôn chuyện. Một cuộc tụ tập bắt buộc có vẻ không tốt và gây ra nhiều rắc rối.

Về tiền bạc: 70% tài sản giữ của chính bạn và 30% tài sản chung

Cha mẹ chúng ta đã mất và chúng ta đang già đi và cần phải suy nghĩ về cuộc sống trong những năm tháng cuối đời.

Tiền chính là nền tảng cho việc nghỉ hưu và chẳng thể bị mất đi một cách tùy tiện. Nếu có người mượn tiền, bạn phải do dự xem người kia có khả năng trả hay không.

Hầu hết chúng ta sẽ từ chối người ngoài, nhưng các cụ dặn rồi anh em không chia sẻ của cải sẽ cắt đứt mọi liên lạc. Mọi người đều nghĩ đến tiền bạc và quan tâm đến nó, điều này khiến họ không thể cân bằng được lòng mình và biến họ thành kẻ thù.

Gia đình bạn khá giả, bạn có thể dùng tiền của mình để giúp đỡ anh chị em.

Gia đình bạn khá giả, bạn có thể dùng tiền của mình để giúp đỡ anh chị em. (ảnh minh họa)
Về quá khứ: 70% bỏ qua quá khứ, 30% rõ ràng

Có câu hỏi: Bí quyết cuối cùng để có một gia đình hạnh phúc là gì?

Một câu trả lời được đánh giá cao là: Đừng tranh cãi đúng sai.

Nhiều anh chị em chia tay nhau là vì họ vẫn còn níu kéo một điều gì đó ở trong quá khứ, suốt cuộc đời này chẳng thể buông bỏ được.

Nếu một bên gạt bỏ sự hần thù, chủ động đến nhà đối phương thì xung đột sẽ giảm bớt.

Không ai có thể quay lại hay thay đổi quá khứ. Chỉ bằng cách nhìn về phía trước, bạn mới có thể tìm thấy hạnh phúc.

Về đàn em: bảy điểm nhiệt tình và ba điểm thờ ơ

Nhiều người cho rằng không nên quá tử tế với con cái của anh chị em.

Thực tế là chúng ta không nên đưa ra những quy tắc xã hội cứng nhắc cho thế hệ trẻ mà nên thoải mái hơn. Giữa hai thế hệ không có xung đột lợi ích, có thể giữ lễ phép,. dùng bữa là được. Nếu con cái của bạn thân thiết thiết với con của anh chị em, chúng cũng có thể là người thân, bạn bè và có thể thúc đẩy sự phát triển của nhau.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.vn
https://phunutoday.vn/khi-cha-me-qua-doi-cach-tot-nhat-de-anh-chi-em-ruot-hoa-thuan-chinh-la-quy-tac-ba-bay

Mạnh thường quân từng ủng hộ gần 5 tỷ bức xúc trước kịch bản tinh vi ‘dắt mũi’ của mái ấm Hoa Hồng chuyên đem bán sữa bỉm và ban đêm

0

Sáng ngày 5/9, Công an thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.

Theo thông tin từ  báo Thanh Niên , mái ấm Hoa Hồng và bà Giáp Thị Sông Hương trước nay thường xuyên xuất hiện với hình ảnh mái ấm tình thương tư nhân dành cho trẻ em mồ côi. Trên mạng xã hội, bà Hương còn lập các trang, hội nhóm và kênh YouTube để kêu gọi nhà hảo tâm tài trợ, quyên góp tài chính, vật phẩm.

Trang fanpage chính thức của Mái ấm Hoa Hồng trên mạng xã hội Facebook có tên “Mái ấm Hoa Hồng Quận 12 HCM” với 74.000 người theo dõi và kênh YouTube “Mái ấm Hoa Hồng Official” với 22.000 người đăng ký, thường xuyên đăng hình trẻ mồ côi tại mái ấm để xin hỗ trợ.

Ngày 10/8, fanpage này đăng hình ảnh tại mái ấm, trẻ em đứng cạnh nhiều hộp sữa bột, thùng sữa, tả em bé kèm bài viết với nội dung:  “Những thứ các con cần từ nhà hảo tâm có lòng nhân ái! Mọi đóng góp, hỗ trợ xin gửi về địa chỉ L52, Tô Ký, P.Trung Mỹ Tân, Q.12, TP.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 0989.79.86.xx, số tài khoản ngân hàng sacombank: 0600055820.xx… chủ tài khoản Giáp Thị Sông Hương”.  Đây là số điện thoại và số tài khoản này chính là của bà Hương.

'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 1

Trên các góc tường tại mái ấm đều dán thông báo xin tiền từ thiện – Ảnh: Báo Thanh Niên

Tại góc phòng, góc cột từ tầng trệt đến tầng 2 ở mái ấm đều đặt các thùng nhận tiền từ thiện và dán đầy những tờ thông báo kêu gọi ủng hộ tã, sữa, tiền vào tài khoản nói trên.

Cứ khoảng 19h và 5h sáng hằng ngày, nhân viên thân tín gồm bà Tập (65 tuổi), bà Liêm và bé B. (12 tuổi, con nuôi bà Hương) sẽ đến kho, lấy sẵn khoảng 20 thùng sữa đặt ở gian giữa tầng trệt. Lát sau, nam thanh niên tên Hùng (làm bảo vệ ca ngày và phụ đổ rác tại mái ấm) chạy xe máy (biển số: 36 B8-280.xx) đến chở số sữa này rời đi.

Như thường lệ, 19h45 ngày 20/8, Hùng chạy xe máy tới chở 13 thùng sữa rời khỏi Mái ấm Hoa Hồng. Chúng tôi bám theo quãng đường khoảng 6 km, điểm đến của Hùng là cửa hàng tên H.K-i (trên đường Thái Thị Giữ, H.Hóc Môn) chuyên bán sữa, tã, bánh dành cho trẻ em. Thấy Hùng đến, người đàn ông tên Hiếu chạy ra, tháo dây rồi đưa 13 thùng sữa vào cửa hàng. Sau vài phút ghi chép, Hùng lái xe quay về mái ấm, tiếp tục chở 11 thùng sữa đi tiêu thụ tại siêu thị sữa tên B.H.Q (tỉnh lộ 15, xã Tân Thạnh Đông, H.Củ Chi), nơi cách mái ấm 15 km.

Tương tự, 19h30 ngày 23/8, bà Tập cùng bé B. vào kho lấy ra 13 thùng sữa, xếp lên xe máy để Hùng chở đi. Quá trình này, Hùng đưa nhiều tiền cho bà Tập, sau đó bà ghi chép vào sổ tay. Hùng chở số sữa này đến siêu thị sữa B.H.Q và có người chờ sẵn để tiếp nhận, mang tất cả vào cửa hàng.

Cứ như vậy, từ đêm đến sáng, có 1 – 2 chuyến, mỗi chuyến khoảng 13 thùng sữa được Hùng chở từ mái ấm đến các cửa hàng để tiêu thụ. Hùng còn cho hay siêu thị B.H.Q nói trên là của Hùng. Trên Zalo cá nhân của Hùng cũng thường xuyên đăng bài cung cấp sỉ sữa, tã số lượng lớn và giá rẻ cho các cửa hàng. Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên lâu năm tại mái ấm cho biết Hùng mua lại sữa, tã từ bà Hương rồi bán lại cho các cửa hàng.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 2  Dù mỗi ngày có nhiều nhà hảo tâm đến tặng, quyên góp sữa, tả, đồ ăn, thức uống… nhưng trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng phải ăn uống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn – Ảnh: Báo Thanh Niên

Như thường lệ, 19h50 ngày 27/8, bà Liêm, bà Tập vào kho lấy ra 15 thùng sữa bày ở gian giữa tầng trệt. Trước đó, số sữa này do một đoàn từ thiện đến tặng và được chúng tôi đánh dấu bằng cách sơn son đỏ cùng ký tự chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng. Đêm 27.8, trời mưa to nên Hùng không thể chở số sữa này đi tiêu thụ. Chúng tôi túc trực trước cửa mái ấm, chờ đến rạng sáng 28.8 thì thấy bà Tập đến mở cửa cuốn. Một nam thanh niên khác chạy xe máy (biển số: 49AB-013.xx) chở 15 thùng sữa nói trên rời khỏi mái ấm.

Đến 5h45, do còn quá sớm, các cửa hàng sữa chưa mở cửa nên nam thanh niên chở số sữa này về nhà trọ của mình trong hẻm 106 Trần Thị Năm (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). PV tiếp tục theo dõi trước phòng trọ đến 10 giờ ngày 28.8 thì phát hiện thanh niên này chở 15 thùng sữa (chia làm 3 chuyến, mỗi chuyến 5 thùng) đi bán cho cửa hàng tên Tr.K (đường Trần Thị Năm, P.Tân Chánh Hiệp, cách phòng trọ khoảng 500 m).

Khi bán sữa cho cửa hàng, thanh niên báo giá 290.000 đồng/thùng (rẻ hơn từ 20.000 – 40.000 đồng so với thị trường). Thấy chủ cửa hàng nghi ngờ về nguồn gốc, lập tức, thanh niên gọi cho ai đó, rồi bật loa ngoài cố tình để chủ cửa hàng nghe. Thấy vậy, chủ cửa hàng đồng ý mua lại 15 thùng với giá 4,35 triệu đồng. Tại đây, thông qua đặc điểm nhận dạng là son đỏ và ký hiệu chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng sữa, đây là số hàng từ thiện lấy từ Mái ấm Hoa Hồng.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 3'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 4 Sữa và các thực phẩm từ thiện thì lại bị mang ra ngoài vào ban đêm âm thầm rời khỏi mái ấm để nhà hảo tâm và người dân khu vực không phát giác – Ảnh: Báo Thanh Niên

Để củng cố thêm chứng cứ, một ngày cuối tháng 8/2024, một đoàn từ thiện đến thăm quên mang theo quà, bà Hương chủ động giới thiệu một đại lý chuyên bán sữa giá rẻ để nhà hảo tâm mua “cho đỡ tốn kém”. Sau đó, bà Hương giới thiệu Hùng là đại lý bán sữa và người này cam kết với đoàn từ thiện muốn mua bao nhiêu sữa cũng có, với giá rẻ hơn thị trường từ 10.000 – 20.000 đồng/thùng. Hùng cũng phối hợp “đưa đẩy” nhịp nhàng theo kịch bản của bà Hương như: gọi điện về cửa hàng, báo là chỗ người quen, lấy giá rẻ…

10 phút sau, theo chỉ dẫn của Hùng, nhà hảo tâm dễ dàng đến được cửa hàng mua sữa giá rẻ. Đây chính là cửa hàng tên H.K-i nói trên, nơi mà mỗi đêm Hùng đều chở khoảng 13 thùng sữa từ mái ấm đến tiêu thụ. Nhân viên bán hàng là Hiếu cũng rôm rả cười nói: “Anh Hùng gọi qua rồi, yên tâm em để giá gốc cho, rẻ lắm”. Quả thật, với mỗi thùng sữa hộp và sữa bột dạng lon, Hiếu bán rẻ hơn từ 10.000 – 20.000 đồng.

Theo điều tra, bà Hương còn có một cửa hàng tạp hóa tên T.L (nằm cách Mái ấm Hoa Hồng khoảng 50 m), chuyên bán sữa, tả, bánh kẹo trẻ em. Tối 20/8, quà từ thiện chất kín tại tầng trệt của mái ấm. Bà Tập, bà Liêm và bé B. soạn bánh kẹo, sữa ra khỏi các túi quà rồi cho vào các thùng xốp, đóng lại. Sau đó, họ chất lên xe đẩy đưa đến cửa hàng tạp hóa T.L. Bên trong cửa hàng, có rất nhiều đồ ăn, thức uống, vật dụng trẻ em. Một trong các nhân viên cho hay đây là cửa hàng bà Hương thuê lại để bán đồ. Tuy nhiên, cửa hàng hiện đã tạm đóng cửa được hơn 1 tháng do thiếu người trông coi.
'Lật tẩy' mái ấm Hoa Hồng trục lợi từ việc quyên góp: Sữa và các thực phẩm từ thiện bị đem đi bán vào ban đêm - Ảnh 5 Bà Giáp Thị Sông Hương là chủ mái ấm Hoa Hồng – Ảnh: VietNamNet
Theo thông tin từ  VietNamNet,  đến sáng ngày 5/9, Cơ quan CSĐT Công an quận 12 sáng nay phối hợp cùng Công an TPHCM đã tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (50 tuổi, quê Bắc Giang, ngụ quận Gò Vấp), là đại diện pháp luật của Mái ấm Hoa Hồng ở đường Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây.

Ngoài ra, công an cũng tạm giữ một số bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng, trong đó có bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (46 tuổi) để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em mà báo chí phản ánh trong thời gian gần đây. Đồng thời, công an đang truy xét bảo mẫu tên Tuyền vì có vai trò liên quan.

Bên cạnh đó, công an thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.

Tình hình hiện tại của 84 cháu bé được nuôi dưỡng chăm sóc tại Mái ấm tình thương bị tố bạo hành trẻ em

0

Liên quan đến vụ “Công an điều tra vụ trẻ bị ngược đãi ở Mái ấm Hoa Hồng (TPHCM)”, chiều 4/9, Công an quận 12 cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM, Sở LĐTB-XH TPHCM đang xác minh, điều tra vụ trẻ em bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng.

Theo thông tin từ  báo Dân trí,  chiều 4/9, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM phối hợp với Công an quận 12 và các đơn vị liên quan vẫn đang xác minh, điều tra vụ trẻ em bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng.

Lực lượng chức năng cũng đã lập hồ sơ lấy thông tin của 84 trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc tại Mái ấm Hoa Hồng. Dự kiến, lực lượng chức năng sẽ đưa các cháu về các cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

Các trẻ hiện đang được chăm sóc để chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội công lập – Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các trẻ, Ủy ban MTTQ và Hội Liên hiệp phụ nữ phường Trung Mỹ Tây (quận 12) đã cử 20 người đến chăm sóc cho trẻ trong thời gian công an làm việc. Phía Sở LĐTB-XH TPHCM cũng cử nhiều cán bộ đến làm việc tại cơ sở này để rà soát về điều kiện cơ sở vật chất, nhân viên và tình trạng chăm sóc các trẻ đang được nuôi dưỡng tại đây.

Sau khi làm việc với các bên liên quan và thu thập đủ hồ sơ, Sở LĐTB-XH TPHCM sẽ có báo cáo chính thức về tình hình nuôi dạy trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng ngay trong hôm nay.

Trẻ được các cán bộ chăm sóc, cho uống sữa – Ảnh: Báo Dân trí

Theo thông tin từ  VTC News , vụ việc xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng, nơi đang chăm sóc và nuôi dưỡng một số lượng lớn trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe và tính mạng của các em.

Mái ấm Hoa Hồng nuôi dưỡng gần 100 trẻ em mồ côi được chia thành 3 nhóm: trẻ sơ sinh (lớn nhất khoảng 8 tháng tuổi), trẻ từ 1 – 2 tuổi và trên 2 tuổi.

Trong đó, phòng trẻ sơ sinh của mái ấm có khoảng 20 trẻ, bé lớn nhất khoảng 8 tháng tuổi, bé nhỏ nhất chưa đầy 1 tháng.

Tuy nhiên, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo mẫu tên T. có những hành động ngược đãi, đánh đập dã man đối với các trẻ. Trong đó, có bé trai khoảng 7 tháng tuổi bị T. ngồi lên người, nhéo tai. Thậm chí, một bé còn bị T. ngược đãi đến chảy máu miệng, nhấc lên cao rồi ném xuống nệm.

Ông bà ta bảo: ”Trai tốt không lấy gái dâм bụt, gái tốt không lấy trai мã hầu”, con cháu không nghe chỉ khổ

0

Từ xưa đến nay việc hôn ɴҺân đại sự luôn được chú trọng, vì thế có ɴҺiều câu tục ngữ có liên quan đến chuyện kết hôn và đôi lứa. Trong đó có câu: ‘Trai tốt không lấy gái dâм bụt, gái tốt không gả trai мã hầu’.

Trai tốt không lấy gái dâм bụt

Hoa dâм bụt đỏ là мột loài hoa xiɴҺ đẹp, là мột loại cây thường thấy ở thời cổ đại. Người xưa rất thích cách nói ẩn dụ và thay thế, hoa dâм bụt có hìɴҺ dáng đẹp, giống ɴҺư người phụ nữ diễм lệ. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng hoa dâм bụt để so sáɴҺ với ɴҺững người có diện мạo xiɴҺ đẹp, được ɴҺìn từ xa.

Người xưa tin tưởng vào nguyên tắc: “Chồng tốt lấy vợ hiền đức”, theo quan điểм của ɴҺiều người, sắc đẹp cũng chíɴҺ là ‘ngọn nguồn của tội lỗi’, trong lịch sử có rất ɴҺiều bậc đế vương chỉ vì мê đắм sắc đẹp мà lầм đường lạc lối.

Có ɴҺững kiểu phụ nữ có bề ngoài мỹ lệ, ɴҺưng trong tâм bụng dạ hẹp hòi, thì sớм мuộn cũng gây họa cho gia đìɴҺ.

Thế nên мới nói hoa dâм bụt tuy đẹp ɴҺưng lại không có hương. Cũng giống ɴҺư người phụ nữ xiɴҺ đẹp, tuyệt sắc ɴҺưng không có phẩм hạɴҺ đạo đức vậy.

Trong dân gian cũng có мột cách nói, rằng hoa dâм bụt này chỉ nở hoa ɴҺưng không kết trái, nếu đeм so sáɴҺ với người phụ nữ thì là: Người phụ nữ không thể siɴҺ con.

Gái tốt không lấy trai мã hầu

Hôn ɴҺân thời cổ đại không chỉ chú trọng đến мôn đăng hộ đối, tướng мạo của đôi bên cũng rất được chú ý. Đại мã hầu là ý chỉ người đàn ông có tướng мạo xấu xí, đức hạɴҺ kéм.

Người xưa có cách nói: “Tướng do tâм siɴҺ”, мột người có dung мạo xấu xí, ɴҺăn ɴҺó thì nội tâм của họ ắt hẳn cũng không tốt đẹp gì lắм. Đương ɴҺiên, không gia đìɴҺ nào nguyện ý gả con gái của мìɴҺ cho мột người đàn ông có tíɴҺ tìɴҺ xấu xí.

ɴҺững người đàn ông được ví ɴҺư đại мã hầu thì thường là người có ngoại hìɴҺ thô kệch, họ thường không làм đúng với chức trách của мột người đàn ông.

ɴҺan sắc và vẻ bề ngoài của con người là do cha мẹ ban cho, có người bề ngoài xiɴҺ đẹp, lộng lẫy ɴҺưng nội tâм héo úa. Có người dung мạo bìɴҺ thường ɴҺư nội tâм lại vô cùng đẹp đẽ! Bởi vậy мới nói, bề ngoài không thể nói lên bản chất thực sự của мột người.

Hôn ɴҺân trong văn hóa truyền thống

Chuyện yêu đương và kết hôn của naм nữ chíɴҺ là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan đến vận мệɴҺ của dân tộc, gia đìɴҺ, aɴҺ eм, con cái, nó có ý nghĩa to lớn và ảɴҺ hưởng sâu sắc đối với đạo đức.

Hôn ɴҺân là điều kiện cần thiết để ɴҺân loại siɴҺ sôi, phát triển, đó cũng là lời caм kết của con người đối với Thần liɴҺ, trời đất, cha мẹ và người bạn đời của мìɴҺ. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần tháɴҺ này.

Dù cuộc hôn ɴҺân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải мột lòng chung thủy, sắt son, dù nghèo khó, bệɴҺ tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa ɴҺau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng, bù đắp cho ɴҺau, yêu thương, giúp đỡ lẫn ɴҺau, sát cáɴҺ cùng ɴҺau tới già để thực hiện lời hứa của мìɴҺ.

Nguồn : https://phunutoday.vn/ong-ba-ta-bao-trai-tot-khong-lay-gai-dam-but-gai-tot-khong-lay-trai-ma-hau-con-chau-khong-nghe-chi-kho-d377772.html

X:ót x:a ngày khai giảng ‘kỳ l:ạ’ của học sinh Kon Tum….👇👇

0

gay sau lễ khai giảng năm học mới, nhiều trường ở vùng tâm chấn huyện Kon Plông, Kon Tum đã tập huấn cho giáo viên, học sinh những kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra.

Sáng 5/9, hơn 170.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến trường dự lễ khai giảng năm học 2024-2025.

Khác với học sinh trong cả nước, học sinh vùng tâm chấn huyện Kon Plông (Kon Tum) đã được thầy cô giáo hướng dẫn diễn tập giả định về các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra.
Học sinh vùng tâm chấn động đất tập chui gầm bàn, tháo chạy ngày khai giảng - 1 Các trường trên địa bàn huyện Kon Plông đều tổ chức dạy học sinh các kiến thức ứng phó khi động đất xảy ra (Ảnh: Chí Anh).

Sau buổi lễ khai giảng năm học mới, học sinh Trường Tiểu học Măng Đen (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) vào lớp ngồi ngay ngắn, đúng vị trí. Khi nghe tiếng chuông cảnh báo giả định có động đất, cô giáo và học sinh các lớp nhanh chóng núp dưới gầm bàn. Sau đó, tất cả học sinh xếp hàng chạy ra ngoài sân trường theo hướng dẫn của giáo viên.

Theo cô Triệu Thị Yêu, giáo viên Trường Tiểu học Măng Đen, các học sinh trong lớp đều được hướng dẫn, tập huấn thuần thục những kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra. Học sinh lớp 1 còn bỡ ngỡ nên giáo viên phải hướng dẫn, thực hiện mẫu nhiều lần để các em làm theo.

Học sinh vùng tâm chấn động đất tập chui gầm bàn, tháo chạy ngày khai giảng - 2 Học sinh diễn tập tình huống giả định khi động đất xảy ra (Ảnh: Chí Anh).

Ngày khai giảng năm học mới 5/9, trên địa bàn huyện Kon Plông cũng ghi nhận trận động đất với độ lớn 3.6 độ.

Thầy và trò vùng tâm chấn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) không còn hoang mang, lo lắng như trước đây.

Thầy Phan Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS xã Đăk Tăng, chia sẻ: “Năm học 2024-2025, trường có 517 học sinh thuộc 2 cấp học. Trước thềm năm học mới, nhà trường đã sắm sửa thêm vật dụng sinh hoạt và sửa chữa những hư hỏng trong các phòng học. Đồng thời, nhà trường đã tập huấn kỹ kiến thức về động đất và cách ứng phó, bảo vệ bản thân cho từng học sinh”.

Theo thầy Nam, trước tần suất liên tục của các trận động đất xảy ra hàng ngày, thầy và trò trong trường đều đón nhận như một hiện tượng của thiên nhiên. Nhìn chung, học sinh và người dân ở vùng tâm chấn này không còn tâm lý hoang mang như nhiều năm trước.

Học sinh vùng tâm chấn động đất tập chui gầm bàn, tháo chạy ngày khai giảng - 3 Khi được tập huấn những kiến thức ứng phó với động đất, học sinh vùng tâm chấn không còn hoảng loạn mỗi khi cảm nhận được sự rung chấn (Ảnh: Chí Anh).

Thầy Ngô Quang Khanh, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Đăk Tăng, chia sẻ: “Năm 2021, nghe động đất, mọi người đều hoang mang. Trải qua nhiều năm, mọi người cũng thấy bình thường dần. Dịp nghỉ hè vừa qua, học sinh và người dân trong xã đã được Viện Vật lý địa cầu tập huấn những kỹ năng cần thiết để ứng phó khi có động đất xảy ra”.

Ông Lê Văn Đồng, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, nói: “Trước thềm năm học 2024-2025, ngành giáo dục huyện xây dựng phương án, phối hợp với các đơn vị chức năng, đến các trường để trang bị những bị kỹ năng ứng phó với động đất cho học sinh và đội ngũ giáo viên. Phòng luôn thực hiện kiểm tra học sinh về kiến thức được trang bị trong các buổi diễn tập. Ban đầu, các em đều nắm vững những cách ứng phó khi động đất xảy ra”.

Theo Viện Vật lý địa cầu, từ năm 2021 đến nay, huyện Kon Plông, Kon Tum đã ghi nhận hơn 700 trận động đất.

Mỗi đêm, người dân vùng tâm chấn ở các xã: Đăk Tăng, Đăk Rinh, Đăk Nên… (Kon Plông) đều cảm nhận rung lắc. Nhiều trận động đất mạnh khiến nhà cửa, công trình ở vùng tâm chấn bị hư hại, nứt gãy.

Tháng nào cũng thấy em dâu gửi cho 1 thùng mực tươi 10kg mua từ cửa biển lên, cả nhà đang ăn ngon thì bất ngờ đọc được tờ giấy trên nóc tủ lạnh…

0

Về làm dâu nhiều năm, thế mà bây giờ tôi mới hiểu con người của em chồng, tôi thật quá vô tâm.

Nhà chồng tôi ở gần biển, mỗi lần con cháu thích ăn hải sản, chỉ cần gọi điện là bố mẹ chồng gửi ngay. Do ông bà có lương nên chi tiêu cũng rất thoáng, tháng nào cũng gửi đồ ngon cho chúng tôi.

Khi chúng tôi ở trọ gần bến xe thì mẹ chồng hay gọi điện để ra lấy. Biết em chồng kỹ tính nên mỗi lần nhận được quà của mẹ chồng gửi cho, tôi luôn chia đều hai phần bằng nhau. Sự công tâm của vợ khiến chồng tôi rất hài lòng.

Một năm nay, vợ chồng tôi đã mua được nhà và ở xa bến xe. Thế là mỗi lần gửi đồ, mẹ không gọi cho chúng tôi nữa mà gọi cho em chồng đi nhận đồ. Sau khi lấy đồ về, Lan sẽ lấy một nửa và đưa cho chúng tôi phần còn lại. Lần nào nhận quà, tôi cũng được những con cá, mực, ghẹ khá to ngon. Thậm chí tôi còn thấy nhiều hơn mọi lần tôi nhận hàng nữa.

Tối hôm qua, Lan mời gia đình tôi đến dùng cơm, bởi em ấy được thăng chức. Chúng tôi đến thì vợ chồng em ấy đã dọn sẵn cơm trên bàn, mọi người chỉ việc ngồi vào bàn ăn.

Thứ đầu tiên tôi nhìn thấy trên bàn ăn, đó món cá mực xốt cà chua. Thấy những con mực khá nhỏ nên tôi hỏi mua ở đâu. Lan bảo mực mẹ gửi đầu tháng, vẫn còn một ít nên lấy ra ăn cho hết.

Tôi cau mày trách Lan, tại sao lại để cho anh chị những con mực to, còn vợ chồng em ấy lại lấy những con nhỏ? Lan cười nói là thấy các cháu rất thích ăn mực nên nhường phần to ngon cho bọn trẻ. Với lại vợ chồng em ấy ít khi ăn ở nhà, đồ hải sản để tủ lạnh lâu ăn không ngon.

Trên đường đi về, chồng tôi đã thật thà nói một sự thật mà tôi rất bất ngờ. Thực ra những thùng hải sản mẹ gửi mỗi tháng là do tiền của Lan bỏ ra, mẹ chỉ đóng gói và gửi lên thành phố giúp.

Lan thương vợ chồng tôi khó khăn, các cháu lại thích ăn hải sản nên em ấy đã không tiếc tiền mua đồ ngon cho chúng tôi. Tôi trách chồng sao biết sự thật không nói cho vợ biết sớm. Anh ấy bảo mẹ mới nói cho biết khoảng một tháng nay.

Em chồng quả thật quá tốt, tôi không biết phải cảm ơn việc làm ý nghĩa của em ấy thế nào nữa?
https://phunuvietnam.vn/nhin-dia-muc-tren-mam-com-nha-em-chong-toi-moi-hieu-thau-con-nguoi-em-ay-20221206103726445.htm

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia bị chỉ trích ‘vô ơn’, luật sư nói về tình tiết giảm nhẹ, chỉ cho 16 người xem, em mới chỉ 17 tuổi

0

Nhiều người chỉ trích em Chu Ngọc Quang Vinh là “vô ơn”, vì một bài đăng trên mạng xã hội Facebook vào hôm 1/9.

Nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh. (Ảnh chụp màn hình)
Hôm 1/9, em Chu Ngọc Quang Vinh, học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT Nguyễn Tất Thành (tỉnh Yên Bái) – từng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, đã viết trên trang cá nhân (Facebook Chu Vinh):

“Tôi và Đảng

Cuối cấp 2 là lúc tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây một cách cao trào nhất. Dần dần tôi phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật. Tôi coi Đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài.

Rồi tôi ôn Olympia để “sống ở nước ngoài” và dù muốn hay không thì vẫn phải học lịch sử theo góc nhìn của Đảng. Rồi tôi được Đảng ban tặng nhiều thứ vì thành tích của mình nên dần nhìn Đảng một cách thuần hơn.

Và đã đến lúc giấc mộng O của tôi cũng phải chấm dứt, tôi không biết làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại những gì tôi có ở đây, tôi nghĩ ở Việt Nam cũng không tệ. Tôi sẽ kệ Đảng và tập trung vào tôi.

Và giờ tôi lại muốn rời Việt Nam. Chắc là tôi sẽ không bao giờ nhìn Đảng một cách tích cực được nữa, dù tôi đã từng cố ít nhất là “kệ” Đảng. Người dân ở đất nước tôi sinh ra chọn status quo, nên thôi, mình không ủng hộ thì mình đi.

Anyways mai là Quốc khánh, chúc nước Việt Nam dù dưới chế độ nào cũng ngày càng phát triển về mọi mặt, vì quê hương của tôi cũng mãi là Việt Nam.”

Bài viết của em Quang Vinh dù lúc đầu chỉ chia sẻ cho 16 người nhưng vẫn bị phát tán và lan rộng trên mạng xã hội.

Ngày hôm sau (2/9), Công an tỉnh Yên Bái đã mời em Vinh đến trụ sở Công an phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái để làm việc với sự chứng kiến của mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

Theo Công an Yên Bái, sau buổi làm việc, “nam sinh nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định pháp luật, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế dẫn đến thực hiện hành vi trên.”

Nam sinh cũng đã gỡ bỏ bài viết trên Facebook và đăng xin lỗi “những người bị phát ngôn bừa bãi và nông cạn của mình làm ảnh hưởng”. Học sinh Quang Vinh “xin nhận hoàn toàn trách nhiệm của bản thân về những phát ngôn này”.

Tuy vậy, em Vinh vẫn bị chỉ trích là “vô ơn” và “chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ ‘thiên đường’ là các nước phương Tây xa xôi…”

Luật sư nói gì?
Trên trang Facebook cá nhân, luật sư Lê Ngọc Luân viết:

“Thấy gì từ em Chu Ngọc Quang Vinh?

Điều đầu tiên, tôi quan sát hình thái khi em đứng trên bục vinh quang, tay cầm cúp, đầu đội vòng nguyệt quế với đôi mắt và khuôn mặt cương nghị không cảm xúc dù vừa đạt được thành tích cao ở độ tuổi học sinh chưa tròn 18 là hiếm thấy. Vì sao, ở tâm thế của một người chưa đủ tuổi trưởng thành (xét về góc độ luật pháp) khi có thành tích học tập như vậy thường sẽ vui mừng, hồ hởi, sung sướng nhưng Quang Vinh thì ngược lại. Đây là điểm cần những con người mang danh có hiểu biết hoặc lớn tuổi phải chậm, thật chậm để nhìn lại thật sâu sắc về khía cạnh nhân sinh quan giữa cuộc đời mà con người vốn dĩ đầy hỗn loạn, lao nhao.

Em phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận của mình đúng hay sai tôi không lạm bàn. Vì sao? Vì để đánh giá lời nói đúng hay sai cần đặt bối cảnh, hoàn cảnh dựa trên vốn sống, kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm riêng…v.v… của em ấy, và chúng ta không biết và lý giải chính xác 100% thời điểm em viết dựa vào chứng lý gì. Có thể 50% cho rằng em ấy nói đúng và 50% cho rằng sai, tất cả cần phải có cái nhìn khách quan, tôn trọng vì như vậy mới là dân chủ, văn minh.

Tôi tin những người lãnh đạo cao nhất của Đất nước có tâm, có tấm lòng họ sẽ không trách mắng em mà sẽ đặt câu hỏi “tại sao một học sinh đạt thành tích cao có lời phát biểu như vậy nhỉ? Nguyên nhân do đâu và vì đâu rồi từ đó tìm hiểu cái nào đúng, cái nào sai, chưa phù hợp nhằm chia sẻ giúp em có cái nhìn, đánh giá khách quan và thu phục nhân tài cống hiến cho Đất nước (nếu em có tài năng thực thụ)…”.

Đấy chính là sự thẳng thắn, khẳng khái, cương trực và sòng phẳng của những nhà lãnh đạo có trí thức và tấm lòng bậc cao. Sự lắng nghe, chia sẻ bằng tấm lòng bao dung, rộng lượng có giá trị vô cùng lớn, nếu điều nào chưa phù hợp em sẽ tiếp nhận thay đổi, điều nào nói đúng theo cách nhìn nhận suy nghĩ của em thì phải nghiêm túc xem xét cẩn trọng để thay đổi. Như vậy, không chỉ cá nhân em “khẩu phục mà tâm cũng phục” và người dân sẽ càng “phục” hơn bởi cách hành xử chuẩn chỉnh, và Đất nước thật may mắn khi có những nhà lãnh đạo như vậy.

Ai đó chửi em “vô ơn”, thật lạ kỳ? Như thế nào là vô ơn? Sự vô ơn hay biết ơn là cảm xúc cá nhân của mỗi con người tuỳ thuộc vào trí tâm riêng biệt. Ngay cả các anh công an mời em lên thực hiện công việc nhà nước giao phó cũng chưa một lời phán xét cho rằng em “vô ơn”. Tôi tin các anh gặp thì cũng chia sẻ, tâm sự trên tinh thần xem Vinh là “người em” hoặc như “người cha trao đổi với con mình” mà thôi. Vậy những con người khác nhân danh điều gì để phán xét, phỉ pháng một tâm hồn học sinh như em?

Trong bao nhiêu con người chửi em ấy là vô ơn hãy tự vấn lương tâm rằng “mình đã sống biết ơn chưa?” Biết ơn những người công nhân lam lũ, cơ cực âm thầm dọn vệ sinh đường phố sạch đẹp để từ đó biết nhặt rác, vứt rác đúng chỗ góp phần chia sẻ sự mệt nhọc cho người khác?…v.v. hay chỉ trề môi dè bỉu chê bai và mặc kệ vì cho rằng “tôi đóng thuế” nên họ phải có nghĩa vụ thực hiện công việc đó?

Rồi có bao nhiêu con người đủ dũng khí lên tiếng trước bất công ngang trái hay chỉ biết “im lặng” vì lợi ích cho cho cá nhân và của hệ nhóm riêng? Rồi đến khi gặp bất công lại gào thét “công lý, công bằng ở đâu?”

Tôi viết những dòng chữ này gửi đến Quang Vinh – người học sinh cần được tôn trọng, bao dung và rộng lượng. Đừng làm hoen ố tâm hồn và hình ảnh của em bằng lòng dạ hẹp hòi và trí thức hạn hẹp riêng mình.

Đất nước, Tổ quốc này không riêng gì của Vinh mà của tất cả chúng ta. Và hãy nhớ Vinh là con người có cùng dòng máu đỏ, nước mắt mặn như chúng ta đó.

P/S: Đã là người Việt Nam – hãy đừng hổ thẹn với lương tâm, trí tuệ chính mình là đủ!”.

Minh Long

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.co. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Bảo mẫu vung tay với bé 6 tháng lĩnh án chung thân: Cái kết cho một con người không có tình người

0

Đây là thông tin chính thức về phiên tòa xét xử bảo mẫu khiến bé 6 tháng tuổi ‘ra đi mãi mãi’. Thông tin đã được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Chính thức: Võ Thị Mỹ Linh, 31 tuổi, quê Đồng Tháp, bị phạt t.ù chung thân về hành vi với bé trai 6 tháng tuổi do quấy khóc khi ăn, thay tã, khiến cháu bé không còn nữa.

Cụ thể, chiều 4/9, Võ Thị Mỹ Linh bị TAND TP HCM tuyên phạm tội G/j/ế/t n/g/ư/ờ/i; buộc bồi thường cho gia đình bị hại gần 500 triệu đồng.

hình ảnh

Hình ảnh của Linh tại phiên tòa, ảnh: VNE

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo đặc biệt nguy hiểm, phạm tội thuộc trường hợp bị hại dưới 16 tuổi, lệ thuộc mình. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, nhân thân tốt… nhưng gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.

Cáo trạng xác định, do không có việc làm, để kiếm thêm thu nhập, Linh đăng thông tin trên Facebook nhận giữ trẻ (từ một đến 2 tuổi) tại nhà ở quận Bình Tân. Đầu tháng 1/2023, bé trai 6 tháng tuổi được cha mẹ mang đến gửi Linh trông giữ.

Trưa 10/1/2023, trong lúc Linh thay tã thì bé quấy khóc nên Linh đã tức giận, vung tay 2-3 cái vào đỉnh đầu bé. Một lát sau, khi uống sữa thì bé trai nhè ra nên bảo mẫu tiếp tục lập lại hành vi. Nạn nhân khóc nấc.

Thấy bé trai có dấu hiệu bất thường, Linh gọi điện thoại cho mẹ cháu, nói dối rằng “con bị té võng”. Khi nạn nhân tím tái, Linh hoảng sợ gọi gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng tim ngừng thở.

Ngày hôm sau, người cha nghi ngờ con mình bị vung tay nên trình báo công an. Nhà chức trách vào cuộc, mời lên làm việc, Linh thừa nhận hành vi phạm tội.

Cháu bé được phẫu thuật xuất huyết não, điều trị tích cực, song tình trạng luôn nguy kịch, hôn mê sâu, tổn thương não gần như hoàn toàn. Sau 7 tháng điều trị, đến tháng 8/2023, cháu bé đã ra đi mãi mãi.

hình ảnh

Linh thừa nhận sai lầm và xin được giảm nhẹ, ảnh: DSD

Tại tòa hôm nay, Linh thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Cô ta nói biết trẻ em dưới một tuổi phần đỉnh đầu còn non, chưa phát triển hoàn thiện nhưng do quá tức giận, không làm chủ được bản thân mà có hành vi sai trái.

“Trong thời gian bị tạm giam bị cáo rất hối hận về hành vi của mình”, Linh nói và cho biết bản thân không có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép về việc giữ trẻ.

Được mời đến tòa, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (nơi bé trai điều trị) cho biết, cháu bé nhập viện trong tình trạng đã mất lâm sàng và điều trị một thời gian thì bệnh nhân không qua khỏi.

Cũng tham gia phần xét hỏi, giám định viên cho rằng việc bị cáo dùng tay tác động vật lý vào đỉnh đầu cháu bé có thể gây ra chấn thương não và lấy đi sự sống của bé.

Đại diện gia đình cháu bé yêu cầu Linh bồi thường chi phí điều trị, mai táng và 100 tháng lương cơ sở (tương đương 234 triệu đồng). Ban đầu, bị cáo Linh phân trần hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng sau khi nghe HĐXX phân tích, giải thích thì cô ta đồng ý mức bồi thường này.

Tự bào chữa, Linh khóc nức nở và xin HĐXX cho mình được hưởng án nhẹ, sớm trở về làm lại cuộc đời và chăm sóc con nhỏ.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Nếu không phải là người yêu mến trẻ em, xin đừng chọn làm nghề giáo viên mầm non

Nghề giáo viên cao quý là một trong những nghề rất cao quý, được xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua. Vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có nhiệt huyết và đặc biệt là yêu quý học sinh thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các học sinh gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải luôn hỗ trợ và giúp các em mỗi khi các em cần. Tôn trọng và tương tác để hiểu nhiều hơn về học sinh của mình.

Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ bởi chính bạn là tấm gương hàng ngày của trẻ em. Động lực để gắn bó và thực hiện các công việc chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày của các giáo viên mầm non đó chính là sự yêu mến trẻ.

Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên đó là sự yêu mến trẻ nhỏ và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Bởi sư phạm mầm non là ngành mang tính chất đặc thù, có rất nhiều khó khăn, nếu như không thực sự yêu nghề, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua được thử thách.

Phẩm chất và năng lực giáo viên mầm non không thể thiếu là gì? Đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Sự nhẫn nại sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng gần gũi với các bé hơn; việc này giúp trẻ không còn thấy sợ mà sẽ có cảm giác vui hơn khi mỗi ngày được đi đến trường.

Đặc biệt ở giai đoạn mầm non, thì hầu hết trẻ đều cư xử theo bản năng,. Thích làm những gì mà mình muốn, thích khám phá nhưng lại chưa có được suy nghĩ logic. Do đó, nếu là một giáo viên mầm non bạn cần phải kiên nhẫn và hướng trẻ dần dần có suy nghĩ đúng đắn hơn.

Ông Lê Đức Thành, chủ hãng xe Thành Bưởi, chủ nhân câu nói: “Chưa ai dám nhốt xe tôi!” đã qua đời

0

Người thân của ông Lê Đức Thành, chủ hãng xe Thành Bưởi, cho hay ông vừa qua đời.

Ông Lê Đức Thành, chủ hãng xe Thành Bưởi qua đời - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Thành, chủ hãng xe Thành Bưởi – Ảnh: tư liệu

Ngày 5-9, người thân ông Lê Đức Thành, chủ hãng xe  Thành Bưởi , cho hay ông qua đời vào sáng cùng ngày tại TP.HCM.

Ông Thành qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng và được điều trị tại TP.HCM, hưởng thọ 68 tuổi.

Ông Lê Đức Thành là người sáng lập Công ty xe khách Thành Bưởi với 5 mảng hoạt động chính là vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa, cho thuê các loại xe,  tour du lịch  và chuyển tiền nhanh.

Đối với vận chuyển hành khách, nhà xe này có 3 tuyến chính TP.HCM – Đà Lạt, TP.HCM – Cần Thơ, Đà Lạt – Cần Thơ.

Còn mảng vận tải, công ty có 4 loại xe gồm xe tải đông lạnh, xe container, xe tải 2 tấn và xe tải 10 tấn.

Hãng xe của ông lớn mạnh sau khi ông thay đổi loại hình kinh doanh xe 16 chỗ tốc hành sang xe khách  chất lượng cao  và lớn mạnh trong nhiều năm liền.
Tại Đà Lạt, nhiều người dân bày tỏ lòng thương tiếc với ông Thành và ghi nhận ông là người nỗ lực thay đổi chất lượng  vận tải hành khách  và có nhiều đóng góp cho hoạt động dân sinh tại địa phương.

Kỳ 3:”Chưa ai dám nhốt xe tôi!”

01/08/2014, 07:10

Ông Lê Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thành Bưởi (TB) khẳng định như vậy khi phóng viên đặt vấn đề về tính hợp pháp của những chiếc xe gắn mác “Xe hợp đồng” nhưng chở khách …

Ông Lê Đức Thành trả lời phỏng vấn PV Báo Giao thông

Ông Lê Đức Thành trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Giao thông

Gom khách vì thương họ phải ra bến xe xa xôi?

Hiện giờ ông có bao nhiêu xe đang hoạt động vận tải?

Nhiều lắm, không thể nói hết được, chỉ biết là xe tôi chạy hai đầu khắp từ Sài Gòn – Đà Lạt, Sài Gòn – Cần Thơ, cứ 30 phút xuất bến một lần, sau 12h đêm thì ít hơn…

Xe của Thành Bưởi đang hoạt động dưới hình thức nào? Hợp đồng hay cố định, thưa ông?

Xe của chúng tôi đang hoạt động dưới hình thức cố định và hợp đồng.

Theo ông hợp đồng du lịch được hiểu thế nào?

Sở GTVT TP HCM né tránh

Để tìm hiểu những sai phạm trong hoạt động của xe TB, ngày 24/7, PV Báo Giao thông đã liên hệ với Sở GTVT TPHCM. Giám đốc Sở đã yêu cầu và giao cho phòng Quản lý Vận tải  đường bộ  và TTGT phối hợp trả lời Báo Giao thông. Tuy nhiên, PV nhiều lần liên hệ với lãnh đạo hai đơn vị này là ông Lê Vĩnh Phát – Chánh Thanh tra  và ông Phạm Đình Đức – Trưởng phòng nhưng đều nhận được từ chối với lý do chưa nhận được văn bản chỉ đạo từ cấp trên hoặc bận công việc.

P.V

Xe hợp đồng là thế này: Ví dụ như anh đứng ra tổ chức rồi làm hợp đồng ký thuê xe với tôi, còn du lịch phải có hướng dẫn theo tour, theo lịch trình…

Xe hợp đồng Thành Bưởi có phải có đặt chỗ, bán vé không?

Có chứ, trước đây Thành Bưởi có phát phiếu đặt chỗ cho khách hàng, nhưng sau đó có quy định gì đó tôi không nhớ là không được làm vậy nên tôi đổi sang ghi “phiếu thông tin” khách hàng, luật có cấm đâu, hoàn toàn hợp lý đấy chứ…

Trên website của Thành Bưởi  vẫn ghi “đặt chỗ”, điều này bị cấm với xe hợp đồng mà?

À, anh em nó chưa kịp sửa lại đó, vì sửa lại phức tạp mà tốn kém lắm!

Công ty ông thu tiền khách như thế nào?

Thì lên xe khách đưa phiếu thông tin ra, đi mấy người nhân viên của tôi, hoặc tài xế thu tiền rồi nộp lại cho tôi, tôi đã từng làm lơ xe mà, 30 năm làm nghề vận tải. Đố mà thiếu với tôi một đồng. Phương pháp thu tiền trên xe này là một sáng kiến tuyệt vời đấy. Tôi làm vậy là thương hành khách, gom khách vào nội đô, để họ khỏi phải đi xa ra bến xe (!?)

THÁCH AI LÀM ĐƯỢC NHƯ TÔI!

Ai trong số những khách lẻ được Thành Bưởi gom lại đứng ra ký hợp đồng với nhà xe?

Là tôi ký, nhân viên hoặc cán bộ của tôi ký, thậm chí lái xe hoặc nhờ một hành khách ký vào… pháp luật không cấm, cơ quan thuế cũng không cấm, phải gom khách lẻ rồi làm hợp đồng, chứ dễ gì có hợp đồng nào có đủ gần 50 khách cho một chuyến xe…

Có phải Thành Bưởi thu thập thông tin tên tuổi, năm sinh khách hàng để đưa vào hợp đồng trình với cơ quan chức năng khi kiểm tra?

Đúng! Thông tin khách hàng được các nhân viên tổng đài thu thập qua điện thoại đặt chỗ. Các nhân viên phải yêu cầu khách cung cấp họ tên, năm sinh khi xác nhận đặt chỗ. Thông tin này được đưa vào danh sách hợp đồng để cơ quan chức năng kiểm tra thì trình ra.

Thành Bưởi đưa khách đến số 05 Lữ Gia luôn sao, thưa ông?

Xe tôi đưa khách đến mọi ngõ ngách nội đô TP Đà Lạt chứ không chỉ số 5 Lữ Gia – TP Đà Lạt.

Dư luận nói Thành Bưởi chơi không đẹp, đội “lốt” xe hợp đồng chạy cố định khiến các nhà xe khác lao đao?

Xã hội nói tôi “đội lốt” hợp đồng à? Tôi thách ai làm được như tôi đấy! Tôi không làm sai. Cố định cũng như hợp đồng có sai đâu, cố định chỉ gây khó khăn, phiền hà cho hành khách thôi.

Xe Thành Bưởi đã bị CSGT, TTGT kiểm tra, xử phạt lần nào chưa, thưa ông?

Kiểm tra à? Có nhưng tôi làm đúng, chưa ai dám nhốt xe tôi cả. Xe tôi có sai gì đâu?

Thế điểm đón trả khách ở Lê Hồng Phong gọi là bãi xe hay bến xe?

Không! Không ai cấp phép cho tôi cả, chỉ là điểm trông giữ xe thôi, nhưng có hẳn chỗ ngồi cho khách, cả nhân viên và máy tính để xuất phiếu thông tin. Mà đón trả khách thì đã sao nào, họ đi ra BX Miền Đông có phải xa hơn không? Ở đây làm gì có biển cấm dừng, đỗ nào? Tôi đâu đậu xe lấn chiếm lòng lề đường, xe cố định thì tôi vào bến, xe khác thì tôi chạy sao là quyền của tôi chứ?

Công ty nộp thuế như thế nào? Xuất vé hay tính trên hợp đồng thưa ông?

Xe cố định tôi bán vé, còn hợp đồng thì tính trên hóa đơn, tôi đóng thuế cả hai đầu Đà Lạt và TPHCM.

Ông muốn đưa xe ra ngoài hay để trong nội thành?

Để trong nội thành, nơi đông dân cư, xã hội hóa mà, ai có sức, có tiền thì cứ cho họ đầu tư bến xe. Có xe taxi, xe trung chuyển chạy ra bến xe gây tốn kém, ô nhiễm môi trường thêm.

Nhưng vậy thì an ninh, cướp giật ông xử lý thế nào?

Cướp giật hả? Tôi tự xử lý không cần công an. Tôi bắt luôn, đánh và dội nước vào người, đánh xong đưa lên xe chở đến Công an.

Nghe nói Cục Thuế Đà Lạt truy thu thuế của TB gần 4 tỷ đồng?

Thì bên thuế Lâm Đồng cũng đến trạm thu phí QL20 để kiểm tra đối chiếu thông tin, nhưng không có truy thu đâu, mấy cái xe đám ma, đám cưới tôi miễn phí, bên thuế cũng đồng ý giảm cho tôi những xe này rồi, không có truy thu.

Nhóm PV

(Thực hiện)