Home Blog Page 823

Cận cảnh bên trong ngôi nhà “Mỏng nhất VN” khiến dân mạng choáng váng

0

Để thoả mãn sự tò mò của nhiều người về không gian bên trong của ngôi nhà có thiết kế đặc biệt siêu mỏng, bề ngang 1 mét, xiêu vẹo như tháp nghiêng Pisa, những hình ảnh mới đây nhất đã được chia sẻ lên mạng khiến nhiều người thích thú.

Những ngày qua, hình ảnh 1 ngôi nhà “siêu mỏng” đã khiến nhiều người không khỏi xôn xao và khó hiểu.

Theo quan sát, chiều ngang của ngôi nhà độc đáo này có lẽ chỉ chừng 1 mét, để một chiếc xe máy theo chiều dọc là đã chắn gần hết lối đi. Bên cạnh đó, nhìn tổng thể ngôi nhà còn bị nghiêng hẳn sang 1 bên, nhiều người hài hước nhận xét phải chăng người thiết kế ngôi nhà lấy cảm hứng từ “tháp nghiêng pisa” – công trình kiến trúc độc đáo của nước Ý.

Cận cảnh bên trong ngôi nhà siêu mỏng như lưỡi dao khiến dân mạng choáng váng - Ảnh 1.

Hình ảnh mặt trước của ngôi nhà khiến nhiều người tò mò

Cận cảnh bên trong ngôi nhà siêu mỏng như lưỡi dao khiến dân mạng choáng váng - Ảnh 2.

Khu vực cửa ra vào chỉ để vừa 1 chiếc xe máy cộng thêm một người đứng cạnh thôi đã thấy chật chội.

Nhưng điều khiến mọi người khó hiểu hơn cả chính là việc hai bên của ngôi nhà diện tích đất còn khá rộng rãi, trống trải chứ không hề eo hẹp hay phải chen chúc. Bên cạnh đó, cũng không ít người tò mò về kiến trúc bên trong của ngôi nhà “mỏng như lưỡi dao” sẽ được vị chủ nhân thiết kế và sắp xếp như thế nào.

Chẳng để mọi người tò mò lâu, mới đây một vài hình ảnh chi tiết về ngôi nhà “siêu mỏng” này được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú. Theo như một tài khoản chuyên về bất động sản ở Đồng Nai chia sẻ, ngôi nhà có 1 trệt 1 lầu, diện tích ngang 1.3m x 10m. Bên cạnh đó, người này còn cho biết chủ nhân của ngôi nhà là một cô gái khá xinh xắn.

Cận cảnh bên trong ngôi nhà siêu mỏng như lưỡi dao khiến dân mạng choáng váng - Ảnh 3.

Ngôi nhà chạy dài về phía sau, sâu khoảng 10m

Cận cảnh bên trong ngôi nhà siêu mỏng như lưỡi dao khiến dân mạng choáng váng - Ảnh 4.

Không gian bên trong khá hẹp, có thiết kế bậc thang để lên tầng tum

Đặc biệt, hình ảnh chụp lại khung cảnh bên trong ngôi nhà khiến nhiều người thích thú bởi nó dù hẹp nhưng cũng không bị bí bách như tưởng tượng mà diện tích chạy dài, cầu thang gỗ được thiết kế lên tầng trên. Trong khi đó chủ nhân ngôi nhà vẫn còn không gian để bày thêm một bộ dàn loa và không gian chạy dài phía sau cầu thang để chứa đồ.

Bên cạnh đó, vị môi giới nhà đất này cũng nửa đùa nửa thật rằng ngôi nhà đang được đấu giá rất căng nên tạm thời chưa thể tiết lộ địa chỉ chính xác.

Những hình ảnh mới nhất của ngôi nhà sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bày tỏ băn khoăn về việc sinh hoạt, đi lại của gia chủ khi ngôi nhà có diện tích ngang quá hẹp như vậy.

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện

0

Một thực tập sinh đã vô tình chia sẻ bữa ăn trưa của các em khiến cha mẹ choáng váng.

Nhiều phụ huynh có suy nghĩ con đi mẫu giáo được cung cấp những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng ở trường rồi nên khi về nhà thường không chú trọng nữa. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hại nếu trong trường hợp thực đơn ăn uống tại trường của trẻ lại không được như mong đợi.

Mới đây một bà mẹ có con trai 3 tuổi đang đi học mẫu giáo gây xôn xao mạng xã hội xứ Trung với bài đăng tố cáo bữa ăn ở trường thiếu dinh dưỡng dành cho trẻ. Người mẹ này cho hay, nhiều ngày liền con trai của chị đi học về đều kêu đói và hỏi mẹ xem nhà có gì để ăn không.

Lúc đó chị chỉ hiểu đơn giản là có lẽ con mới đi lớp chưa quen được lịch sinh hoạt ở trường nên ăn ít hoặc thức ăn nhà trường nấu cho học sinh thường ít dầu mỡ nên con đói là chuyện bình thường. Bởi khi được hỏi về các món ăn hàng ngày ở trường, đứa trẻ đều nói rằng “rất ngon”. Cho đến một ngày chị mới biết được hóa ra sự thật không phải thế.

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện - 1

Khi một cô giáo thực tập mới chuyển đến lớp của con trai chị không biết được quy định của nhà trường nên đã vô tư chụp ảnh bữa ăn trưa của học sinh để đăng lên nhóm lớp cho tất cả các bậc phụ huynh cùng xem. Lúc này người mẹ và nhiều phụ huynh khác mới biết được mỗi bữa trưa ở trường các con được ăn gì.

Theo như ngày hôm đó thì các món được bày trên bàn ăn khác xa hoàn toàn thực đơn mà nhà trường đã gửi cho quý phụ huynh. Các con chỉ được cung cấp 1 chiếc bánh bao, 1 ít rau xanh và bát canh súp nhiều nước.

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện - 2

Các bậc phụ huynh trong nhóm bắt đầu xôn xao vì thực tế chi phí mỗi bữa ăn mà họ đã phải trả cho con không hề nhỏ, 600 tệ/tháng (khoảng 2 triệu đồng), trung bình 20 tệ/ngày (khoảng 67 nghìn đồng) chỉ để ăn trưa.

Khi thấy các phụ huynh xôn xao trong nhóm quá nhiều, 1 cô giáo lâu năm đã trả lời “Các em chỉ phải đóng 600 tệ một tháng nhưng hiện tại thực phẩm đều tăng giá rất nhiều nên không thể cung cấp những bữa ăn ngon hơn được”.

Điều này lại càng khiến hội phụ huynh tức giận hơn nữa. Mọi người quyết định cùng nhau tới trường một buổi để gặp trực tiếp hiệu trưởng nhà trường, xin một lời giải thích thỏa đáng.

Thực tế 3 tuổi là giai đoạn trẻ cần được cung cấp một bữa ăn dồi dào với đa dạng các chất dinh dưỡng để nạp năng lượng và đảm bảo phát triển tối đa. Do đó dù là ở nhà hay ở trường cũng cần phải đảm bảo yếu tố dinh dưỡng này. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên nán lại trường, theo dõi các bữa ăn hàng ngày của con để biết được chắc chắn con được cung cấp một bữa ăn chất lượng so với số tiền mình bỏ ra. Nếu có bất kì thắc mắc gì cần lập tức can thiệp để đảm bảo con nhận đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn ở trường.

Cha mẹ lưu ý chế độ ăn cho bé trong ngày sẽ chia theo từng nhóm tuổi khác nhau, nhóm trẻ từ 3-5 tuổi sẽ cần 150-200g thịt cá tôm mỗi ngày. Và nhìn chung tất cả các nhóm tuổi đều cần có lượng thịt cá tôm nhất định trong các bữa ăn, và bao gồm thêm các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng khác.

Chế độ ăn cho một số lứa tuổi như sau:

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện - 3

Trẻ từ 1-2 tuổi:

Vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày.

Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); quả chin (150-200g).

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện - 4

Trẻ từ 2-3 tuổi:

Cơm nát, hoặc cháo, mỳ, súp, phở và uống sữa.

Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, súp), sữa 300-400 ml/ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120-150g); dầu mỡ (30-40g); rau xanh (150-200g); quả chín (200g).

Cô giáo khoe ảnh cơm trưa ở trường mẫu giáo của con, mẹ tức giận kéo phụ huynh cả lớp đi kiện - 5

Trẻ từ 3-5 tuổi:

Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).

Cười chảy nước mắt với thanh niên gần 30 tuổi vẫn thích chen vào giữa bố mẹ ngủ để được xoa đầu, gãi lưng

0

Câu chuyện thanh niên gần 30 tuổi ngủ trưa thích chen vào giữa bố mẹ để được gãi lưng, xoa đầu khiến dân mạng thích thú. Điều đặc biệt là cũng có rất nhiều thanh niên khác chung sở thích này!

Có một sự thật là dù chúng ta đã sinh con đẻ cái thì trong mắt bố mẹ, chúng ta vẫn luôn là một đứa trẻ. Nói nặng lời hay thô thiển hơn 1 chút là “đứa trẻ to đầu”. Điều đáng nói giữa những bộn bề, lo toan chỉ cần trở về nhà trong vòng tay của gia đình, tâm trạng của chúng ta sẽ tốt lên rất nhiều. Bố mẹ luôn chăm sóc cho con cái từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Mới đây, tâm sự của một nam thanh niên gần 30 tuổi vẫn thích chen vào giữa bố mẹ ngủ để được gãi lưng, xoa đầu khiến c ư dân mạng  thích thú. Có lẽ niềm vui đơn giản của anh chàng này khiến bất cứ người con nào cũng muốn trở về tuổi thơ để tha hồ làm nũng bố mẹ.

  Thanh niên sắp làm bố trẻ con vẫn thích ngủ với bố mẹ!

“Có đứa nào như tao không? Gần 3 xịch tuổi đầu rồi vẫn thích chen nằm giữa thầy với u. Một người gãi đầu một người gãi lưng mới ngủ được. Như này mà cứ bắt lấy vợ để chết à. Thằng em tao chụp, tao bị xoang, không ngủ được điều hoà, chỉ có ngủ trưa sang phòng ông bà bô ngủ điều hoà cỡ 2 tiếng thôi”,  tài khoản Đ.Q hạnh phúc chia sẻ.

Khoảnh khắc ở bên bố mẹ của nam thanh niên gần 30 tuổi khiến biết bao người con vui lây, nhất là những đứa con buộc phải “tha hương cầu thực”.

Mải gãi lưng cho con trai mà ngủ quên!

“Mình vẫn ngủ chung với bố mẹ đến cả khi lấy chồng sinh con. Chồng mình mà đi du lịch, công tác hay đi đâu đó mấy ngày thì mình lại về quê, không nội thì ngoại. Mình ngủ cả với mẹ chồng, đơn giản vì quá sợ ma”,  tài khoản L.T.N.A viết.

“Mình cũng thế! Bố mẹ tách hoài bảo lớn rồi chuẩn bị làm bố trẻ con mà vẫn còn chen vào ngủ. Xong em gái mình chuyên rình chụp ảnh đi khoe khắp nơi kiểu bêu rếu anh nó “trẻ trâu”. Lúc ngủ, mình thích sờ tai mẹ, quen rồi không hiểu sao thích luôn!”,  tài khoản H.T.M viết.

Không biết hiện giờ bạn còn ngủ cùng với bố mẹ hay không nhưng chắc chắn bài viết này khiến bạn ngậm ngùi và nhớ gia đình thân yêu nếu đang ở xa!

Ngọc Lan đáp trả khi bị netizen chất vấn về ồn ào bảo hiểm, tiết lộ chưa đòi được tiền thiệt hại

0

Mới đây, trong buổi livestream, một cư dân mạng bất ngờ để lại bình luận nhắc tới ồn ào chuyện mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: “Rồi vụ bảo hiểm im chưa. Bà con có ai được như cô chưa. Bạn đòi lại được tiền bảo hiểm còn mấy người khác có đòi được không. Bên bảo hiểm làm cho bạn hài lòng chưa”.

Ồn ào bảo hiểm diễn viên Ngọc Lan: Doanh nghiệp bảo hiểm nói gì?

Ngay sau đó, Ngọc Lan lên tiếng cho biết: “Mỗi người mỗi cuộc đời bạn ơi. Tôi đâu phải người bán mà bạn hỏi người khác đòi được chưa. Mà tôi cũng không đòi được đâu bạn ơi, tìm văn hay chữ tốt mà đọc thêm nhé chứ nói tầm bậy người ta cười cho”,.

 

 

ngoc_lan1

Trước đó sáng 20/4, diễn viên Ngọc Lan đã có buổi gặp gỡ với giới truyền thông để nói rõ về ồn ào liên quan đến bảo hiểm của cô trong thời gian qua. Cô đã nói về việc bị đả kích sau khi livestream: “Tôi đã hoạt động nghệ thuật 20 năm. Tôi ý thức được truyền thông luôn có 2 luồng ý kiến, đồng thuận và không đồng thuận với mình. Chuyện nhận về những phản hồi không giống với suy nghĩ của mình là điều đương nhiên. Tuy nhiên, một số trang thông tin không chính thống đã cắt livestream và đưa những tiêu đề không chính xác, khiến sự xung đột bị đẩy lên cao trào. Tôi nhận về những lời lẽ chỉ trích, làm nhục, bị tấn công vào các bài đăng của tôi cho nhãn hàng mà tôi làm đại diện và tệ hơn là tấn công vào người thân của tôi. Thậm chí, mẹ tôi cũng nhận về rất nhiều lời đe dọa”.

ngoc-lan-bi-noi-lam-tro-he-om-tham-thiet-ceo-bao-hiem-van-ky-tiep-hop-dong-khoc-loc-chi-la-dien-cd2-6890310

“Tôi chỉ muốn quyền lợi của mình được đảm bảo chứ không muốn câu chuyện bị đẩy đi quá xa. Chính vì thế, tôi quyết định vẫn duy trì hợp đồng bảo hiểm ở gói cao nhất và đã loại trừ những sản phẩm nằm ngoài nhu cầu của bản thân, bởi mục đích lớn nhất của tôi là đem đến tương lai tốt đẹp cho con trai”, nữ diễn viên chia sẻ.

Về lý do tiếp tục duy trì bảo hiểm với đơn vị này sau những lùm xùm, Ngọc Lan giãi bày: “Trong livestream của tôi, mọi người cũng thấy tôi chưa bao giờ nói bảo hiểm xấu. Tôi cũng chưa bao giờ có ý định kết thúc hợp đồng hay rút bảo hiểm của mình lại, bởi mục đích của tôi là lo cho tương lai của con. Tôi đã nhờ công ty soạn lại hợp đồng mới, loại bỏ các sản phẩm không nằm trong nhu cầu của tôi, rồi tiếp tục hợp đồng thôi”.

Từ 2024: Sẽ được cấp Sổ đỏ khi xây nhà trên đất nông nghiệp ?

0

Làm thế nào để được cấp sổ đỏ khi xây nhà trên đất nông nghiệp năm 2024, hãy cùng tìm hiểu.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

dat1

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất đai được phân loại như sau:

  • Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
  • a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • b) Đất trồng cây lâu năm;
  • c) Đất rừng sản xuất;
  • d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

  • e) Đất nuôi trồng thủy sản;
  • g) Đất làm muối;
  • h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Xây nhà trên đất nông nghiệp, làm sao để được cấp sổ đỏ?

Để được cấp sổ đỏ cho đất sử dụng, người dùng đất phải tuân thủ quy trình đăng ký và xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Quá trình này đòi hỏi sự thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng đất cần nộp đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đơn xin và kiểm tra tính hợp pháp của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Quá trình này bao gồm đánh giá về tác động của việc chuyển đổi lên môi trường, quy hoạch đô thị và quyền lợi của các bên liên quan. Nếu đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện, người sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu và mục đích sử dụng đất đã được chuyển đổi.

so-do

Các bước chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất cần thực hiện theo các bước:

Đầu tiên hãy chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau đó, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Tiếp theo cần nộp tiền sử dụng đất theo thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế. Số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định trên đồng thời áp dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở.

Cuối cùng, người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Sai lầm “chết người” khi ăn cua đồng nhiều nhà mắc phải

0

Cua đồng là món ăn rất được ưa chuộng trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại nghiêm trọng.

Mùa hè đến, canh cua đồng có lẽ là món ăn dân dã được yêu thích nhất của hầu hết mọi người bởi vừa ngon miệng, đưa cơm lại vô cùng bổ dưỡng. Song nếu không biết lựa chọn, chế biến và bảo quản đúng cách, món ăn bổ dưỡng này rất có thể trở thành mầm họa đối với của bạn và người thân. Dưới đây là những sai lầm trong việc chọn, chế biến, bảo quản cua đồng mà bất cứ bà nội trợ nào cũng cần tránh để đảm bảo an toàn cho của gia đình mình.
Ăn cua đồng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe
Ăn cua đồng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe
Làm cua không sạch

Môi trường sống chủ yếu của cua đồng là các ao hồ, thùng vũng, đồng ruộng… nên trong mình cua có chứa rất nhiều bùn đất, các vật ký sinh như giun sán, vắt và ấu trùng. Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ngại làm nên khi mua cua thường nhờ người bán làm luôn ngoài trợ, hoặc có mua về làm cũng sẽ rửa qua loa. Khi đó bùn đất, các loại ký sinh trùng vẫn còn bám trên mình cua, lúc chế biến lại chưa nấu kỹ nên khi ăn vô hình trung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể dẫn đến tình trạng ngộ độc hoặc nhiễm sán đường ruột. Thậm chí nếu những con sán này đi lên phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe.

Vì vậy các bà nội trợ cần lưu ý khi làm cua cần rửa qua nhiều lần nước cho sạch bùn đất, sau khi xé cua thì ngâm trong để để vắt, sán nếu có sẽ bò ra rồi mới đem giã để đảm bảo vệ sinh.

Ăn “bọng hoi” (dạ dày cua)

Bạn không nên ăn dạ dày cua đồng bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế mang và đường ruột, dạ dày của nó có chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. Nếu rửa cua chưa sạch, chế biến chưa kỹ, những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây đau bụng, đi ngoài hay ngộ độc.

Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! | Tin tức Online

Ăn cua kèm nước trà, quả hồng

Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…

Ngoài ra, trong và sau khi ăn cua khoảng 1h, không nên uống trà, vì có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua

Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Chú ý: trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với .

Chi tiết hơn 28 cách nấu canh cua đồng mới nhất - POPPY

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở đâu? Ai không biết là thiệt

0

Khi di chuyển trên xe ô tô, việc lựa chọn  vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn  là cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong lúc tham gia giao thông.

Vậy nên ngồi ở vị trí nào để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe oto? Hãy cùng  VIETMAP  tìm hiểu trong bài chia sẻ sau đây.

vi tri ngoi tren xe o to an toan

I. Vị trí ngồi trên các loại xe ô tô an toàn mà bạn nên biết

1. Xe ô tô 5 chỗ

Vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô là ở giữa và sau lưng ghế lái. Bởi trong trường hợp có va chạm, người lái theo phản xạ tự nhiên sẽ đánh lái theo hướng bảo vệ cho bản thân nên những người ngồi phía sau tài xế sẽ an toàn hơn.

Đồng thời, người phía sau sẽ bị tác động vật lý ít hơn so với người ngồi đằng trước. Bên cạnh đấy, bạn nên tránh ngồi ở ghế phụ lái vì đây là vị trí được cho là không an toàn.

Bởi khi có va chạm hay tình huống bất ngờ xảy ra thì người lái xe thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ bản thân như một phản xạ tự nhiên.

Do vậy, người ngồi bên cạnh sẽ không an toàn. Ngoài ra, khi có va chạm trực diện nếu dây an toàn và túi khí không hoạt động hiệu quả, người ngồi hàng ghế đầu tiên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều do lực quán tính lớn nên có thể dễ bị đập đầu, ngực vào bảng taplo.

2. Xe ô tô 7 chỗ

vi tri ngoi tren xe o to an toan

Đối với xe 7 chỗ bạn nên ngồi ở hàng ghế thứ 2 đặc biệt là ở vị trí giữa và sau lưng ghế lái do những vị trí này có đặc điểm tương đương như xe ô tô 5 chỗ. Xe ô tô 7 chỗ cũng có vị trí ngồi nguy hiểm như xe ô tô 5 chỗ là vị trí phụ lái.

Bên cạnh đó, hàng ghế cuối của xe 7 chỗ cũng khá nguy hiểm bởi chúng được thông và nằm khá gần với cửa cốp sau, không có vách ngăn.

Vì thế, nếu xe bị đâm hay va chạm từ phía sau thì những người ngồi hàng ghế cuối sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Trong nhiều trường hợp xe đi nhanh, phanh gấp và va chạm đột ngột, xe sẽ xảy ra hiện tượng văng đuôi khiến người ngồi hàng cuối bị tác động mạnh do áp lực quán tính.

3. Xe ô tô 9 đến 16 chỗ

Chỗ ngồi an toàn của loại xe này là những vị trí ở giữa bởi chúng ít chịu ảnh hưởng của lực tác động khi có va chạm. Cũng giống với những dòng xe nêu trên, ghế phụ (cạnh người lái) là vị trí ngồi nguy hiểm nhất.

4. Xe khách, xe buýt

Đối với các dòng xe này,  vị trí ghế ở giữa là chỗ ngồi an toàn nhất bởi bạn sẽ ít chịu tác dụng bởi quán tính nếu xe phanh gấp, bị đâm hay va chạm.

Đối với xe khách, xe buýt, vị trí nguy hiểm nhất là những hàng ghế chạy dọc cửa sổ bên phía người lái xe. Bởi va chạm từ hướng ngược chiều sẽ xảy ra cao hơn so với hướng cùng chiều.

Khi đó, theo áp lực quán tính thì hàng ghế này sẽ chịu tác động lớn cũng như khi các của kính bị vỡ, người ngồi cạnh cửa sổ sẽ bị thương nhiều hơn.

II. Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn cho trẻ em

1. Trẻ em đi ô tô ngồi chỗ nào an toàn nhất?

Trẻ em ngồi vị trí ở hàng ghế sau đặc biệt ghế giữa được cho là an toàn nhất. Bởi nếu xe xảy ra va chạm hoặc phanh gấp, vị trí này giảm thiểu được tối đa tác dụng từ ngoại lực và các va chạm từ việc va đập, vỡ kính hơn là vị trí ngồi sát cửa, ngồi trên và ngồi cuối.

Để đảm bảo hạn chế tổn thương khi có va chạm cũng như giúp trẻ ngồi đúng tư thế, phụ huynh nên trang bị ghế trẻ em đối với những trẻ dưới 9 tuổi.

Với trẻ dưới 13 tuổi, phụ huynh nên để trẻ ngồi ở vị trí giữa hàng ghế thứ hai. Còn đối với các bạn trên 13 tuổi có thể ngồi sau lực ghế lái và thắt dây an toàn chắc chắn.

2. Để trẻ em ngồi quay mặt khi đi xe ô tô

vi tri ngoi tren xe o to an toan

Bố mẹ nên để con ngồi quay mặt khi đi xe ô tô, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ. Bởi khi ngồi theo hướng cùng chiều với hướng di chuyển của xe thì trẻ vẫn có thể bị tổn thương lên đến 75%, mặc dù ngồi tại vị trí an toàn như ghế giữa ở hàng sau.

Đặc biệt, vị trí này sẽ giúp giảm thiểu được những áp lực quán tính và những tác động ngoại lực xung quanh, tăng độ an toàn gấp 5 lần. Đây là một điều hết sức lưu ý khi có trẻ nhỏ ở trên xe ô tô, xe khách hay xe buýt.

3. Không nên để trẻ em ngồi ở hàng ghế phía trước

Việc cho trẻ ngồi ở vị trí ghế phụ phía trước không chỉ khiến trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có xảy ra va chạm mà còn có thể gây mất tập trung cho người lái xe. Vì vậy, bố mẹ không nên để trẻ ngồi ở vị trí này để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp trẻ em ngồi ở hàng ghế đầy cạnh lái xe, cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: đai, ghế trẻ em chuyên dụng và cách xa taplo ở một khoảng cách an toàn.

Như vậy, bài viết trên đây đã thông tin tới bạn những vị trí ngồi trên các loại xe ô tô an toàn. Nhưng điều quan trọng là lái xe an toàn vẫn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ chính mình và mọi người.

VIETMAP  hy vọng qua bài chia sẻ này bạn đã cập nhật được nhiều thông tin mới bổ ích cho mình trong quá trình lái xe.

VIETMAP là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ tối đa cho các phương tiện giao thông. Các sản phẩm đa dạng bao gồm thiết bị dẫn đường GPS, màn hình HUD, màn hình giải trí ô tô, thiết bị định vị và giám sát hành trình, Maps API,  phụ kiện ôtô ,… đều được thiết kế độc quyền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao tính an toàn và tiện ích cho các phương tiện di chuyển.

Nghịch lý muốn thừa kế đất nông nghiệp phải có giấy xác nhận là … ‘nông dân’

0

Nhiều người được nhận thừa kế, tặng, cho hoặc sang nhượng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi phải hoàn thành yêu cầu ‘giấy xác nhận là nông dân’ trực tiếp sản xuất mới được nhận đất. Quy định này dường như đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật một thời gian dài, gây khó khăn cho người dân.

Thực chất chuyện phải có xác nhận”nông dân” mới được thừa kế đất nông nghiệp đã có từ lâu nhưng không phải ai cũng biết hoặc việc triển khai tại các địa phương chưa rõ ràng. Chỉ đến khi, làn sóng người dân di cư về quê sinh sống, nhiều doanh nghiệp đóng cửa thời kỳ hậu Covid-19 khiến hàng triệu công nhân về quê sống bám vào đất nông nghiệp của cha mẹ, anh chị em thì vấn đề này mới nổi lên tại nhiều địa phương.

Không sản xuất nông nghiệp, không được nhận thừa kế đất

Cụ thể là tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 đã quy định, những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng, cho quyền sử dụng đất nếu: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng quyền sử dụng đất trồng lúa”.

Còn tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định rõ căn cứ xác định cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Theo đó, cá nhân được hưởng lương thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Theo quy định, luật không yêu cầu ai nhận đất nông nghiệp cũng phải có xác nhận “nông dân”. Cụ thể trong Luật Đất đai 2013 chỉ yêu cầu không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trừ đất lúa, các loại đất nông nghiệp khác không bị hạn chế quyền được cấp giấy chứng nhận cho người dân

Nhưng thực tế, dù chỉ quy định là đất trồng lúa nhưng điều này cũng gây bất cập, khó khăn cho nhiều người nên mới có chuyện ông bác sĩ, anh kỹ sư … cũng phải đi xin xác nhận là ‘nông dân’ khi chuyển nhượng, tặng cho đối với đất nông nghiệp nói chung, gồm đất trồng lúa và các loại đất khác.

-7732-1696933454.jpg

Phải có xác nhận “nông dân” mới được thừa kế, tặng, cho đất nông nghiệp là không hợp với thực tiễn.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích, việc trong luật yêu cầu xác nhận “nông dân” xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam vốn là nước nông nghiệp nên để bảo đảm vấn đề an ninh lương thực, luật luôn nghiêng về các chính sách bảo vệ đất trồng lúa. Ngay như việc cho chuyển đổi đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng phải đảm bảo có thể hoàn trả lại mặt đất phục vụ trồng lúa sau khi dừng nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, giai đoạn trước đây, Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, HTX canh tác vì vậy, sau này khi hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa phải giao lại cho đúng người có nhu cầu để bảo đảm vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Chẳng hạn, một ông nông dân cho 2 con học thành bác sĩ, kỹ sư. Khi ông nông dân này mất, nếu 2 người con cùng thừa kế đất nông nghiệp của bố, thì chắc chắn họ sẽ không thể tiếp tục trồng lúa, làm nông nghiệp mà có thể để hoang hoặc cho thuê đất. Điều này vừa gây lãng phí đất nông nghiệp, không bảo đảm được vấn đề an ninh lương thực.

Luật phải hợp thực tiễn

Tuy nhiên, xét trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước và nhiều địa phương đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Từ đó, mô hình bố mẹ ở quê làm nông dân nhưng con cái làm các ngành phi nông nghiệp như công nhân, bác sĩ… rất nhiều, thậm chí là phổ biến.

Và xét trên khía cạnh công việc, điều kiện kinh tế, nhiều gia đình dù bố mẹ làm nông nhưng con cái chắc chắn không muốn tiếp tục làm nông nghiệp. Nhưng dù sao, đây cũng là đất của bố mẹ họ để lại nên những người làm trong ngành phi nông nghiệp vẫn có quyền thừa kế, được sang tên đổi chủ. Nhưng để được nhận phần đất này từ cha ông, họ phải chứng minh mình là “nông dân” thì chắc chắn không được bởi họ đâu có trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp của bố mẹ. Còn nếu trường hợp họ có được giấy xác nhận “nông dân” thì có lẽ chỉ là do gian lận bằng hình thức nào đó.

Như vậy, theo GS Đặng Hùng Võ, quy định phải có giấy xác nhận “nông dân” là không phù hợp với thực tiễn hiện nay vì tạo ra những bất hợp lý, gây khó cho người dân.

Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp là khi nào?

Quy định này vô hình chung đã tách hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm tách bạch tư cách con nhà nông dân “ly hương” thành công nhân với con nông dân “bám trụ” trên đồng ruộng vẫn được công nhận là nông dân. Điều này chẳng khác gì việc người anh phải xa xứ lên thành phố làm công nhân nhưng nay doanh nghiệp mà người anh đang làm phải ngưng hoạt động,  khi người anh phải về quê sống thì phải chấp nhận cảnh “ăn bám” người em, người chị nông dân của mình.

Nhất là trong điều kiện nhiều người là công nhân phải về quê trốn dịch Covid và trong thời kỳ hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, khiến hàng triệu công nhân phải quay về quê sống nhưng không có đất để phát triển kinh tế mà phải sống ‘tầm gửi’ vào đất nông nghiệp của cha mẹ, anh chị em mình lại càng không hợp lý.

Chính vì vậy, việc bỏ quy định này trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là cần thiết. Nhưng nhiều người cũng cho rằng, không biết quy định này được sửa đổi thì khi có luật mới, các nhà quản lý có “đẻ” thêm những quy định khác gây khó khăn, trái thực tiễn cho người dân không?

Đi liền với đó, việc tiếp cận chính sách pháp luật không phải ai cũng rõ, nhất là với người nông dân nên cần có sự phổ biến, hướng dẫn phù hợp, tránh tình trạng quy định xác nhận “nông dân” đã có nhiều năm nhưng đến thời điểm gần đây với rộ lên, cho thấy những quy định ngang trái nhưng vẫn sống dai dẳng trong một thời gian dài.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự

0

Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đề nghị sửa đổi luật Nghĩa vụ quân sự để 100% thanh niên đều được thực hiện nghĩa vụ quân sự, không miễn, giảm nhiều như hiện nay.

Chiều 3.1, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên, trẻ em qua gần 40 năm đổi mới với sự tham gia của các chuyên gia về công tác thanh niên, trẻ em.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự- Ảnh 1.

Ông Vũ Trọng Kim nêu ý kiến tại tọa đàm

NGỌC THẮNG

Nêu ý kiến tại tọa đàm, ông Vũ Trọng Kim cho rằng, nhìn lại cả chặng đường dài của lịch sử mới thấy thanh niên Việt Nam may mắn khi có Đảng lãnh đạo sáng suốt, có hệ thống  chính trị giúp thanh niên có bệ đỡ phát triển.

Tuy nhiên, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng thẳng thắn cho rằng, so với hệ thống quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thì việc thực hiện các thể chế, chính sách về thanh niên chưa được như mong muốn. Nhiều  nghị quyết  rất lớn, nhưng tổ chức thực hiện có nhiều vấn đề: thời gian kéo dài, chưa toàn diện, chưa triệt để.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự

Góp ý cụ thể, ông Vũ Trọng Kim bày tỏ đồng tình khi dự thảo báo cáo về xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách phát triển thanh niên qua gần 40 năm đổi mới đã đề cập tới vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cho rằng bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên, ông Kim đề nghị sửa luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để làm sao giống như một số nước, mỗi thanh niên đều được trải qua huấn luyện quân sự ít nhất là 2 năm.

“Trong luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay có miễn, giảm nên không phải 100% thanh niên chúng ta được tham gia nghĩa vụ quân sự. Tôi mong muốn làm sao mỗi thanh niên đều được tham gia nghĩa vụ quân sự vì nó tạo cho thanh niên nhận thức, tinh thần mới”, ông Kim nói.

Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn phân tích, Việt Nam trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh nên những ai không trải qua quá trình huấn luyện nghĩa vụ quân sự sẽ “cảm thấy thiếu thiếu gì đó”. Ông Kim cũng dẫn ví dụ tại Hàn Quốc với chính sách yêu cầu tất cả các thanh niên đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

“Các đồng chí biết là ở Hàn Quốc, một thanh niên đá bóng ở nước ngoài giỏi cỡ nào đi nữa anh cũng phải về tập trung thực hiện  nghĩa vụ quân sự . Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là rất quan trọng và mỗi thanh niên phải thấm trong tim, gan mình về nghĩa vụ này”, ông Kim nói thêm.

Đề xuất 100% thanh niên được thực hiện nghĩa vụ quân sự- Ảnh 2.

Cuộc tọa đàm do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội tổ chức nhằm tổng kết việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên, trẻ em qua gần 40 năm đổi mới

NGỌC THẮNG

Dự thảo báo cáo của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thanh niên trong gần 40 năm qua nêu, luật Thanh niên 2005, luật Thanh niên 2020 quy định trách nhiệm của thanh niên tham gia xây dựng nền  quốc phòng toàn dân , giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn  xã hội .

Cạnh đó, bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.

Báo cáo cũng nêu, luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 đến hết 27 tuổi trong độ tuổi gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự đã làm tốt công tác tuyển quân với tỷ lệ thanh niên tình nguyện hàng năm lên đường bảo vệ Tổ quốc đều đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Trước đó, tại kỳ họp 5 của Quốc hội giữa năm 2023, nêu ý kiến thảo luận tại tổ, Bộ trưởng  Bộ Quốc phòng  Phan Văn Giang cũng nêu tình trạng số lượng người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đông, nhưng số lượng miễn, hoãn lại nhiều. Vì thế, tới đây sẽ sửa luật theo hướng giảm đối tượng được miễn, hoãn.

03 trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

Theo ông Giang, hiện Việt Nam có khoảng 2 triệu thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ nhưng mỗi năm chỉ có 100.000 người thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Số lượng người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của Việt Nam đông, nhưng số lượng miễn, hoãn lại nhiều hay số lượng thanh niên vẽ (xăm – PV) vào người cũng nhiều”, ông Giang nói.

Ông Giang cho biết, thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ cùng Quân ủy T.Ư nghiên cứu và đề nghị sửa luật Nghĩa vụ quân sự để giảm đối tượng được miễn, hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Có thể tăng số lượng lên nhưng giảm thời gian phục vụ trong quân ngũ và tăng cường độ huấn luyện”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Theo điều 30 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ, thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

Ngoài ra, điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định một số trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

0

Ở tuổi U50, Phi Hùng sở hữu khối tài sản “không phải dạng vừa”, nhưng vẫn độc thân.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

Nhiều khán giả tưởng “giải nghệ” vì sống nhẹ nhàng, lặng lẽ

Sở hữu ngoại hình điển trai cùng giọng ca nồng nàn, xúc cảm, Phi Hùng là chàng ca sĩ được giới trẻ thập niên 2000 cực kỳ yêu thích. Sau 20 năm, nhiều ca khúc của nam ca sĩ giờ đây vẫn được nhớ đến như thanh xuân của nhiều khán giả thế hệ 8X, 9X.

Nổi tiếng nhờ ca hát, nhưng Phi Hùng vốn xuất thân là một nghệ sĩ múa. Sau khi tốt nghiệp trường múa, anh tiếp tục chuyển vào Nam để sinh sống và làm việc với mong muốn có thể tiếp tục gắng bó với nghề.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 1.

Khi đoàn múa giải thể, một công ty nhận thấy anh có chất giọng hay, lại thêm khả năng vũ đạo nên đã đề nghị anh thử sức làm ca sĩ.

Năm 2001, Nguyễn Phi Hùng nổi lên với Tình đơn côi, Mưa tuyệt vọng, Vắng cha, Anh không muốn ra đi, Dáng em… Hầu hết là những ca khúc nhạc Hoa lời Việt có giai điệu nhẹ nhàng, dễ nghe, phù hợp với chất giọng và cách thể hiện chân phương, mộc mạc của anh.

Sau khi đã thành công ở lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Phi Hùng lấn sân sang đóng phim. Anh được khán giả yêu thích khi tham gia nhiều bộ phim như Lọ Lem thời @, Mặt nạ máu, Khi đàn ông có bầu, Hải âu, Chiếc giường chia đôi…

Tuy nhiên, giữa dòng chảy sôi động của làng giải trí, Phi Hùng lại giữ nhịp sống nhẹ nhàng, đơn giản và nói không với scandal. Cũng vì quá lặng lẽ nên dù vẫn hoạt động nghệ thuật, nhưng không ít khán giả lầm tưởng anh đã… giải nghệ.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 2.

Nhưng Phi Hùng cho hay anh chưa bao giờ mất lửa nghề sau chặng đường dài theo đuổi nghệ thuật. Nam ca sĩ thấy bản thân may mắn vì được sống trong tình yêu thương của khán giả.

“Tôi làm nghề không chỉ kiếm tiền mà xem như lẽ sống. Cách làm nghề của tôi có gì đó hơi thiền, hướng nội, tự tại và thích bình an. Tôi cho rằng mỗi ca sĩ có phân khúc khán giả, sự lựa chọn riêng của mình.

Hơn 20 năm làm nghề mà vẫn còn được khán giả yêu thương là hạnh phúc quá lớn với tôi rồi. Tôi trân trọng điều đó và trong khả năng của mình cố gắng hoàn thiện nhiều hơn”, Phi Hùng chia sẻ.

Tuổi U50 vẫn độc thân, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz

Không chỉ đa tài trong nghệ thuật, Phi Hùng còn giỏi kinh doanh. Ngoài ca hát, đóng phim, anh thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, thức ăn dinh dưỡng. Nhờ đó, ở tuổi U50, nam ca sĩ sở hữu khối tài sản “không phải dạng vừa”.

Phi Hùng đang sống trong một căn biệt thự sân vườn rộng khoảng 3.000 m2 ở Củ Chi, chỉ riêng diện tích nhà đã lên tới 1.600m2. Căn biệt thự sân vườn này được anh “sắm” từ hồi năm 2002. Ngôi nhà được Phi Hùng thiết kế cổ điển, kiểu mái Thái, có sân vườn rộng lớn trồng nhiều cây xanh mát. Trước nhà, anh cho thợ xây 1 bể bơi lớn và đặt một bộ bàn cổ ngoài sân để hóng mát.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 3.
Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 4.

Sở hữu căn biệt thự rộng lớn là vậy, lại không màng đến tiền cát-xê khi đi hát, nên Phi Hùng được mệnh danh là “đại gia ngầm của showbiz”.

Tuy nhiên, anh cho hay: “Yêu cầu của tôi không quá nhiều và biết bằng lòng với cuộc sống hiện tại mình đang có. Nên tôi thấy lúc nào cũng đủ đầy.

Đôi khi sự quan tâm, chia sẻ là tài sản, là điều mà mình mong muốn chứ không phải mỗi ngày thức dậy mình mong mình kiếm được bao nhiêu tiền. Lúc nào tôi cũng nhân rộng tình cảm cho mọi người và nhận lại những giá trị tốt đẹp”.

Điều khiến người hâm mộ tiếc nuối là dù điển trai, thành công và giàu có, nhưng đến nay Phi Hùng vẫn “vườn không nhà trống”. Nam ca sĩ từng tâm sự, anh rất lận đận về tình duyên, nhiều lần đau khổ vì tình.

Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 5.
Ca sĩ Phi Hùng: Vẫn độc thân ở tuổi U50, sống trong biệt thự 3.000m2, được mệnh danh là “đại gia ngầm” Vbiz - Ảnh 5.

“Có một người con gái yêu tôi quá nhiều nhưng lại không muốn tôi dấn thân sâu vào showbiz. Lúc đó tôi phải đấu trí rất nhiều. Mặc dù rất buồn nhưng tôi đã quyết định chia tay”, anh tiết lộ.

Sau này, vì quá say mê với công việc, lại chưa thực sự tìm được người phù hợp, nên Phi Hùng nhiều lần bỏ lỡ chuyện tình cảm. Anh từng hứa với cha mẹ rằng 35 tuổi sẽ lập gia đình, nhưng đến giờ 46 tuổi vẫn độc thân.

Mỗi khi bị cha mẹ thúc giục, nam ca sĩ thường dùng đủ kế hoãn binh để đối phó. Với anh, trong tình yêu nếu cứ vì “deadline” mà tìm đối tượng hẹn hò, thì đó không phải là cảm xúc thật.

“Tôi quan niệm chúng ta sống giữa rất nhiều người nhưng để tìm được mảnh ghép đúng thì không nên vội vàng. Sống được ngày nào thì tôi cũng nên trọn vẹn với những điều mình đang lựa chọn”, Phi Hùng bày tỏ quan điểm về chuyện lập gia đình.

Hiện tại, Phi Hùng hài lòng với cuộc sống độc thân vui vẻ. Sau ánh hào quang, anh sống rất giản dị. Mỗi ngày nếu không đi hát, nam ca sĩ thường miệt mài với việc thu âm, tập luyện thể thao, yoga…