Home Blog Page 836

Ai sinh 1 trong 3 năm 1999, 1984 và 1964 cần làm ngay việc này năm 2024 kẻo bị phạt nặng

0

Theo quy định, những người sinh vào một trong 3 năm sinh 1999, 1984 và 1964 bắt buộc phải làm việc này vào năm 2024 để không dính phạt.

Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Vì thế, người sinh vào một trong các năm 1999, 1984 và 1964 bắt buộc phải đổi thẻ sang thẻ căn cước công dân gắn chip khi đến độ tuổi nêu trên.

cccd2

Ngoài ra, vừa qua Quốc Hội đã thông qua Luật Căn cước mới có hiệu lực từ 1/7/2024, do đó về độ tuổi đổi thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Căn cước mới được thông qua.

Ngoài trường hợp trên, những người hiện nay đang sử dụng Chứng minh nhân dân làm từ năm 2008 trở về trước cũng cần chú ý đi làm Căn cước công dân ngay. Bởi lẽ, giấy Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 21, 23 Luật Căn cước công và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, các trường hợp bắt buộc làm Căn cước công dân gắn chip khác bao gồm:

– Thẻ Căn cước công dân/giấy Chứng minh nhân dân đang sử dụng bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại quê quán, giới tính;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Người dùng Chứng minh nhân dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân, mất giấy Chứng minh nhân dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

cccd

Thủ tục cấp đổi từ chứng minh nhân dân được thực hiện như thế nào?

Đối với trường hợp người dân cấp đổi từ chứng minh nhân dân qua căn cước công dân gắn chip thì thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân gắn chip cụ thể như sau:

Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip.

Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu thuộc trường hợp trên mà không thực hiện đổi CCCD gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng khi người vi phạm không xuất trình được CMND, CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND khi được người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra. Ngoài ra, những công dân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thể CCCD cũng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Việc làm Căn cước công dân gắn chip đúng quy định không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi bởi sắp tới, thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng thay Sổ hộ khẩu trong rất nhiều thủ tục hành chính.

Ngoài ra, người sử dụng Căn cước gắn chip còn được đăng ký tài khoản định danh điện tử với nhiều tiện ích như: thay thế giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế; tố giác tội phạm online…

Bán hàng kiểu Đặng Lê Nguyên Vũ: Ra mắt sản phẩm G7 Gold nhưng chưa bán lẻ, giới hạn đặt sỉ trong 30 phút, 300 nhà phân phối đặt 7,4 tỷ đồng tiền hàng

0

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ gọi các đối tác, nhà phân phối là “người anh/chị em”, “người bạn quý”. Nhân kỷ niệm 20 năm G7 ra đời, Trung Nguyên Legend mới đây ra mắt G7 Gold trong không gian trải nghiệm mô phỏng “chợ phiên” và giới thiệu sản phẩm mới thông qua các vở nhạc kịch…

Cách bán hàng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ra mắt sản phẩm G7 Gold nhưng chưa bán lẻ, giới hạn đặt sỉ trong 30ph, 300 nhà phân phối đặt 7,4 tỷ tiền hàng - Ảnh 1.
” Chúng tôi mong muốn tôn vinh tính đặc biệt của hạt cà phê Robusta không chỉ ở ý nghĩa vật lý, còn ở ý nghĩa tinh thần “, ông Nguyễn Nguyên – Phó Tổng Giám đốc  Trung Nguyên  Legend chia sẻ tại chương trình ra mắt hệ sản phẩm mới tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội).

Buổi giới thiệu sản phẩm G7 Gold được lồng ghép với các vở nhạc kịch, trong khuôn viên được bài trí mô phỏng những “phiên chợ” nổi tiếng thế giới, như chợ Grand Bazaar Istanbul nổi tiếng của Ottoman, phiên chợ Giáng sinh tại Strasbourg, trung tâm Châu Âu và phiên chợ truyền thống Việt Nam.

G7 Gold được giới thiệu là thế hệ sản phẩm cà phê hòa tan đầu tiên mang hương vị 3 nền văn minh cà phê thế giới Ottoman – Roman – Thiền. Ông  Đặng Lê Nguyên Vũ  và tập đoàn Trung Nguyên Legend muốn nâng tầm trải nghiệm cà phê thành cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật đến cà phê triết đạo.
Cách bán hàng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Cách bán hàng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ra mắt sản phẩm G7 Gold nhưng chưa bán lẻ, giới hạn đặt sỉ trong 30ph, 300 nhà phân phối đặt 7,4 tỷ tiền hàng - Ảnh 2.
Chương trình ra mắt sản phẩm mới có sự tham gia của hơn 300 nhà phân phối, đối tác Việt Nam, trong đó có 2 đại diện phân phối MGL Distribution Co. Ltd đến từ Campuchia và Lamthong Trading đến từ Lào.

G7 Gold có 3 sản phẩm gồm G7 Gold Rumi – G7 Gold Picasso Latte – G7 Gold Motherland, được kỳ vọng sẽ đánh dấu “một kỷ nguyên phát triển mới của Trung Nguyên Legend và G7 trong việc đưa cà phê Robusta của Việt Nam lên đúng vị thế trên toàn cầu”.

Sản phẩm này hiện chưa bán trên thị trường và chỉ giới hạn 30 phút đặt hàng trong chương trình ra mắt. Khi đồng hồ đếm ngược báo kết thúc 30 phút, Trung Nguyên Legend “chốt sổ” 92 đơn hàng, tổng giá trị gần 7,4 tỷ đồng.

Cách bán hàng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ra mắt sản phẩm G7 Gold nhưng chưa bán lẻ, giới hạn đặt sỉ trong 30ph, 300 nhà phân phối đặt 7,4 tỷ tiền hàng - Ảnh 3.

Người đẹp Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023 Luciana Fuster (Peru) và Sthephanie Miranda (Mỹ) được mời trải nghiệm cà phê G7 Gold tại Buôn Ma Thuột.

Bên cạnh việc ra mắt sản phẩm mới, Trung Nguyên Legend cũng giới thiệu phong cách thưởng lãm cà phê gắn liền với kỹ thuật Thiền cà phê, gợi mở cho người tiêu dùng có thể trải nghiệm và thưởng lãm G7 Gold một cách trọn vẹn nhất.

Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn G7 Gold để trải nghiệm trong bộ sản phẩm Thiền cà phê Khát vọng, một giải pháp thông qua nghệ thuật thưởng lãm và phương pháp Thiền cà phê để nạp nguồn năng lượng tỉnh thức, sáng tạo toàn diện cho Thân – Tâm – Trí phù hợp với nhịp sống ngày nay.

Bộ sản phẩm Thiền cà phê Khát vọng được giới thiệu là phù hợp với lối sống bận rộn, giúp khơi dậy khát vọng vĩ đại bên trong mỗi con người và thôi thúc hành động để chinh phục giấc mơ cuộc đời. Bộ sản phẩm này gồm vali đựng, 1 lon cà phê – Khát vọng, 1 bình giữ nhiệt, 1 ca inox, 1 muỗng tên gọi vĩ nhân, đi kèm túi vải, được bán lẻ với giá 2,455 triệu đồng.

Cách bán hàng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Ra mắt sản phẩm G7 Gold nhưng chưa bán lẻ, giới hạn đặt sỉ trong 30ph, 300 nhà phân phối đặt 7,4 tỷ tiền hàng - Ảnh 4.

Ảnh chụp màn hình website bán hàng của Trung Nguyên Legend.

Trứng gà vỏ nâu hay vỏ trắng bổ dưỡng hơn: Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

0

Rất nhiều người quan tâm rằng trứng gà vỏ nâu với trứng gà vỏ trắng thì cái nào sẽ bổ dưỡng hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cụ thể khi trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Crystal Scott, chuyên gia dinh dưỡng ở Arizona đã đưa ra những phân tích về sự khác biệt của hai loại trứng vỏ nâu và vỏ trắng như sau.

Trước hết bà khẳng định màu sắc của vỏ trứng không liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng bên trong của quả trứng. Một quả trứng có giàu dinh dưỡng hay không là do chế độ ăn và điều kiện sống của gà quyết định chứ không phải màu sắc của vỏ. Vậy vì sao lại có sự khác nhau về màu sắc này, vị chuyên gia này cho biết, gà lông đỏ hoặc nâu thường cho trứng nâu, trong khi gà lông trắng sẽ đẻ trứng vỏ trắng.

 

7

Một số người đặt câu hỏi vì sao trứng nâu thường được bán đắt hơn so với trứng trắng. Các chuyên gia lý giải rằng giá của hai loại trứng không liên quan đến giá trị dinh dưỡng. Lý do trứng nâu đắt hơn là giống gà cho loại trứng này có kích thước lớn, cần nhiều thức ăn, không gian và quá trình chăm sóc phức tạp hơn nên sẽ đẩy giá ‘sản phẩm’ khi bán ra thị trường hơn chứ không phải nó có nhiều dinh dưỡng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngoài ra, gà mái đẻ trứng màu nâu mất nhiều thời gian. Điều này là do chúng cần thêm một giai đoạn để vỏ trứng được phủ một lớp màu nâu. Loại gà này cũng sinh sản ít hơn.

Tất cả yếu tố này có thể khiến việc chăn nuôi và duy trì giống gà đẻ trứng nâu trở nên đắt đỏ, từ đó đẩy giá thành lên cao.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bất kể màu vỏ ra sao, trứng đều là nguồn cung cấp đạm, selen, vitamin A, vitamin B, và choline hỗ trợ não bộ. Về mặt dinh dưỡng đối với sức khỏe, các chuyên gia đồng nhận định rằng, trứng nâu và trứng trắng không có sự khác biệt nào cả. Cả hai loại trứng này đều chứa lượng protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác như nhau.

Vậy điều gì quyết định dinh dưỡng trong mỗi quả trứng hay tất cả các quả trứng đều có lượng dinh dưỡng như nhau

Các chuyên gia trả lời rằng, hàm lượng dinh dưỡng của quả trứng phần lớn do chế độ ăn uống và điều kiện sống của gà quyết định. Vì vậy, điều quan trọng mà người tiêu dùng cần nhớ là lựa chọn những quả trứng được sinh ra bởi gà khỏe mạnh, được chăm sóc tốt chứ không cần phân biệt điều gì về màu sắc cả.

Các nghiên cứu cho biết: Trứng tốt cho sức khỏe nhất thường đến từ các con gà nuôi thả đồi, thả vườn. Trứng của con gà được nuôi trên đồng cỏ chứa nhiều chất béo, omega-3, nhiều vitamin D và beta-carotene (vitamin A) hơn so với gà được nuôi bằng thức ăn truyền thống.

Tiến sĩ Megan Hilbert, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết.”Nguyên nhân là bởi chúng có chế độ ăn uống gần với tự nhiên nhất. Những con gà này cũng vui vẻ và khỏe mạnh hơn”.

Tóm lại, trứng là một nguồn thức ăn vô cùng bổ dưỡng, vệ sinh và có giá thành phù hợp cho tất cả mọi người nên được các chuyên gia khuyến khích đưa vào chế độ ăn hàng ngày.

9

Một số món ngon từ trứng gà

Canh cà chua trứng gà

Chỉ với 2 nguyên liệu chính là trứng gà và cà chua và cần thêm 10 phút thì bạn đã có thể chế biến thành phẩm món canh cà chua trứng vừa ngon vừa lạ miệng. Món ăn này sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như các loại vitamin A, D,..

Trứng gà ốp la

Đây là món ăn quen thuộc thường dùng làm điểm tâm sáng, chỉ với một cái trứng chiên vừa chín tới ăn kèm với một ổ bánh mì và kết hợp với một ít nước tương hoặc tương ớt sẽ tại thành bữa sáng chất lượng đây nha.

Trứng cuộn rau củ

11

Thay đổi khẩu vị với món trứng cuộn rau củ sẽ giúp bạn ăn cơm nhiều hơn bình thường đó nhé. Sự kết hợp giữa bên ngoài món ăn là lớp trứng beo béo, bùi bùi, lớp bên trong là các loại rau củ giòn giòn, chấm cùng nước mắm hoặc nước tương thì ngon tuyệt cú mèo rồi đấy.

Trứng khuấy (trứng chiên truyền thống)

Đây được xem là món ăn quốc dân đối với sinh viên. Chỉ cần đập một cái trứng gà, cho thêm một ít hành lá băm nhuyễn rồi nêm gia vị gồm nước mắm, đường, bột ngọt sau đó khuấy thật đều lên rồi đem chiên chín là có thể thưởng thức với cơm trắng được rồi. Món ăn vừa ngon, cách làm lại đơn giản không mất nhiều thời gian chế biến phải không nào?

Trứng gà luộc

Đây là một món quốc dân nữa rồi nhé, trứng sau khi luộc chín bạn bóc vỏ và chẻ đôi trứng rồi cho vào một chén nước tương, khuấy nhẹ. Món ăn này nên ăn kèm với một dĩa rau luộc sẽ giúp các hương vị được hòa quyện với nhau mà ăn mãi không thấy ngán.

Cơm chiên trứng gà

12

Nếu kết hợp với trứng gà khi chiên cơm thì sẽ giúp cho dĩa cơm của bạn có thêm màu sắc vàng tươi thật bắt mắt và dễ kích thích vị giác hơn. Trứng gà beo béo hoà quyện với các gia vị thì sẽ làm cho bạn tránh được cảm giác bị ngán nếu chỉ chiên cơm với dầu ăn đấy nhé.

Phần thịt cực quý của con lợn, vừa ngon vừa bổ, mỗi con chỉ có một miếng bé tí

0

 Khi đi chợ, nếu gặp phần thịt này, bạn nên mua ngay vì vừa ngon vừa bổ và cũng không phải lúc nào bạn cũng có thể mua nó.

Thịt lợn (thịt heo) là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Nó là nguyên liệu chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và xuất hiện gần như ở hầu hết các bữa ăn trong ngày, trong tuần. Các phần thịt lợn có thể được chế biến theo nhiều kiểu, chẳng hạn như thịt chân giò sẽ dùng để luộc, kho; thịt vai dùng để rang, xào; xương dùng để nấu canh…

Con lợn có một phần thị cực ngon, “đẳng cấp 5 sao” nhưng chỉ có một miếng rất nhỏ, cỡ khoảng 200 gram. Đây được đánh giá là phần thịt ngon nhất, mềm và không bị quá nạc hay quá mỡ. Đó chính là phần má đào (hay còn gọi là má trong của con lợn).

thit-ma-dao-02

Má lợn là phần thịt nằm ở phần đầu của con lợn, được lọc từ thịt thủ. Phần má của con lợn khá ít thịt, chủ yếu là lớp da dày ở bên ngoài và phần xương hàm cứng ở bên trong. Phần thịt má vừa giòn vừa có phần da dày kèm mỡ cứng nhưng ăn lại không ngấy như các phần khác.

Phần thịt má của con lợn sẽ được chia làm 2 phần. Một phần ở phía bên ngoài (thịt má ngoài) và phần bên trong (thịt má đào). Má ngoài ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Má đào có các vân mỡ đan xen với thịt nạc, vừa mềm ngon lại không bị ngấy. Phần thịt này ngon nhưng số lượng ít, nếu không đi chợ sớm hoặc dặn trước người bán để phần thì sẽ rất khó mua.

Thịt má đào bổ dưỡng

thit-ma-dao-02 (2)

Phần thịt này không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Thịt chứa nhiều vitamin B, D tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất khác, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng trí óc và cải thiện trí nhớ.

Không những thế, nó còn chứa dinh dưỡng tốt cho mắt và xương, giúp phòng ngừa loãng xương, cải thiện thị lực.

Thịt má đào còn giàu collagen, tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa.

Lưu ý khi mua thịt má đào

Phần thịt má đào có số lượng ít, khó mua nên bạn cần đi chợ sớm hoặc dặn người bán đề phần. Khi mua, bạn cần phải lựa chọn những miếng thịt khô ráo, ẩm nhưng không bị nhớt. Miếng thịt bị chảy nước hoặc nhớt là thịt để lâu, kém chất lượng.

Thịt phải có màu sắc tươi sáng, màu đỏ hồng, không bị thâm đen. Thịt có mùi tanh tự nhiên, không có mùi hôi nồng hay bất cứ mùi gì khác thường. Ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy thịt săn chắc, có độ đàn hồi tốt, thịt không bị nhão, nhũn.

Ngoài phần thịt má đào, bạn có thể tham khảo một số phần thịt khác của con lợn cũng ngon không kém.

– Xương lưỡi liềm

Xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của con lợn. Đây là phần kết nối giữa xương ống và xương quạt. Nó có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm. Vì vậy, phần này được gọi là phần xương lưỡi liềm.

Phần xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn sẽ rất có độ giòn ngọt. Ngoài ra, đây là phần cung cấp nhiều collagen, canxi, protein, vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp, tăng năng lượng, tăng cường thể lực, làm đẹp da.

thit-lon-01

– Đuôi lợn

Đuôi lợn cũng là bộ phận ngon bổ của con lợn. Mỗi con lợn chỉ có một phần đuôi nhỏ. Đuôi lợn giàu collagen, giúp làm đẹp da. Nó cũng chứa lượng protein dồi dào, giúp ích cho việc xây dựng cơ bắp.

Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn mưa gió: Thợ lâu năm giải đáp

0

Trong thời tiết mưa giớ liên tục, cục nóng ở ngoài trời có cần phải che chắn hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn mưa gió: Thợ lâu năm giải đáp

Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn mưa gió?

Điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục lạnh được lắp trong nhà còn cục lạnh thường được lắp đặt ở ngoài trời.

Cục nóng của điều hòa có nhiệm vụ chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài môi trường. Nói đơn giản, nó có tác dụng tản nhiệt.

Khi lắp cục nóng ở ngoài trời, nhiều người không biết có cần phải che nắng che mưa cho thiết bị hay không?

cuc-nong-dieu-hoa-01

Nhiều người cho rằng cục nóng điều hòa lắp ở ngoài trời nếu không được che chắn nắng mưa thì sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Trên thực tế, cục nóng điều hòa đã được các nhà sản xuất thiết kế để chịu được một số điều kiện thời tiết nhất định. Theo chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa của một trung tâm điện máy lớn, cục nóng điều hòa được chế tạo để chịu được mưa, thậm chí là một lượng mưa lớn. Do đó, nó không dễ bị hỏng khi gặp mưa. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý đến vị trí lắp đặt. Không nên lắp cục nóng điều hòa ở vị trí quá thấp, gần mặt đất để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không hoạt động được.

Việc che chắn cục nóng điều hòa quá kín sẽ khiến khả năng làm lạnh bên trong giảm đi rõ rệt, thiết bị cũng sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

cuc-nong-dieu-hoa-04

Nên tạo không gia thông thoáng xung quanh cục nóng để thiết bị có thể tỏa nhiệt tốt, không khí lưu thông nhanh, ngăn hơi ẩm bị giữ lại, tránh làm hư hỏng các bộ phận quan trọng bên trong.

Nên lắp cục nóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm mái che riêng để hạn chế tác động của môi trường bên ngoài tới thiết bị.

Không dùng bất cứ vật gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che hạn chế nắng mưa tạt vào và vẫn phải đảm bảo không gian xung quanh thông thoáng để thiết bị có thể tỏa nhiệt.

Một số sai lầm cần tránh khi lắp cục nóng điều hòa

Không lắp sát mặt đất

cuc-nong-dieu-hoa-03

Như đã nói ở trên, cục nóng điều hòa không nên lắp sát mặt đất để tránh tình trạng ngập nước khiến thiết bị không thể hoạt động.

Không lắp cục nóng ở trong nhà

Nhiều người cẩn thận lắp cục nóng ở trong nhà. Tuy nhiên đây là sai lầm. Cục nóng vận chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài. Nếu lắp trong nhà thì không khí trong nhà sẽ nóng lên và việc làm mát trong phòng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn.

Đặt cục nóng cao hơn cục lạnh

Khi lắp đặt điều hòa, nếu để cục nóng cao hơn cục lạnh, khí ga bên trong sẽ bay hơi hết, dầu đọng lại và có nguy cơ chảy ngược vào dàn lạnh. Khi đó, hoạt động của điều hòa sẽ bị ảnh hưởng.

Trường hợp lắp cục nóng cao hơn cục lạnh thì phải lắp thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn đường ống dẫn dầu hình chữ U để ngăn dầu chảy từ đường ống sang dàn lạnh.

Để cục nóng ở nơi có gió mạnh

Empty

Nên để cục nóng ở nơi có thoáng mát. Tuy nhiên, cũng nên tránh những nơi có gió thổi trực tiếp vì nó có thể tạo ra lực ép lớn với quạt của thiết bị, khiến máy hoạt động không hiệu quả, làm tiêu hao nhiều điện năng.

Cần chọn nên có gió thổi ngang qua (gió thổi vuông góc với mặt bên của thiết bị). Khi đó, gió sẽ thổi hơi nóng đi, giúp tản nhiệt tốt hơn.

Mua trứng về bỏ ngay vào tủ lạnh là dại: Làm theo cách người Nhật để cả năm không hỏng, không lo tốn điện

0

Với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể bảo quản trứng rất lâu mà không cần sử dụng tới tủ lạnh, ai cũng nên học hỏi

Những người nông dân Nhật Bản dạy cách bảo quản trứng trong tủ lạnh đúng cách, kéo dài thời hạn sử dụng và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Salmonella để tránh hư hỏng. Họ giải thích rằng giá đựng trứng trong tủ lạnh thường được đặt ở cánh cửa và nhiệt độ của tủ lạnh không ổn định mỗi khi đóng mở cửa tủ lạnh.

Những người nông dân Nhật Bản dạy cách bảo quản trứng không cần tủ lạnh dù bạn có để cả năm cũng không lo trứng bị hỏng thối. Đồng thời với cách làm này bạn có thể bảo quản được số trứng nhiều hơn rất nhiều, và chẳng lo tốn tiền điện

Cách bảo quản trứng không cần tủ lạnh để cả năm không lo hỏng

Dùng trấu hoặc mùn cưa

Trấu khô và mùn cưa sẽ giúp bảo quản trứng gà hoặc trứng vịt lên đến vài tháng với cách làm vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lớp trấu hoặc mùn cưa vào thùng xốp, đặt trứng gà vào rồi tiếp tục rắc thêm trấu/mùn cưa cho đến khi phủ kín mặt trứng.

Bạn cứ làm xen kẽ như vậy cho đến khi hết trứng, sau đó, đậy kín và đặt thùng ở nơi thoáng mát là có thể dễ dàng bảo quản và sử dụng trứng rồi đó!

khong-can-tu-lanh-trung-bao-quan-theo-cach-nay-6-thang-van-tuoi-ngon-2-1656833966-748-width576height341

Quét/phết dầu ăn lên vỏ trứng

Không cần nhiều nguyên vật liệu, bạn chỉ cần phết một lớp dầu thực vật như dầu mè, dầu dừa, dầu đậu nành,… thật mỏng lên vỏ trứng là có thể dễ dàng bảo quản chúng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn để trứng ở nhiệt độ từ 25 – 32 độ C và sử dụng trứng trong vòng một tháng để đảm bảo chất lượng nhé!

bao quan trung

Đặt trứng trong bã trà

Nếu không có sẵn mùn cưa hay trấu khô ở nhà, bạn có thể sử dụng một nguyên liệu dễ tìm hơn chính là bã trà. Với cách thực hiện tương tự như khi làm với mùn cưa hay trấu phía trên, bạn có thể dễ dàng bảo quản trứng lên đến 2 – 3 tháng bằng bã trà đó!

Bọc trứng trong giấy báo

Khi bảo quản trứng trong giấy báo, bạn nên làm sạch bề mặt trứng bằng khăn giấy ướt và vo mềm giấy báo. Sau đó, bọc trứng nhẹ nhàng trong giấy báo và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Ngoài ra, bạn có thể đặt trứng đã bọc giấy báo trong tủ lạnh cũng được nhé.

bao quan trung 2

Vùi trứng trong cám gạo

Cũng giống như cách làm với muối, bạn có thể vùi trứng trong cám gạo để bảo quản chúng. Bằng cách làm này, bạn có thể bảo quản trứng từ 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, để bảo đảm trứng vẫn giữ được chất lượng, bạn nên kiểm tra mỗi 10 ngày để loại bỏ trứng hỏng trong trường hợp trứng bị biến chất hay đổi màu nhé!

Với cách bảo quản trứng không cần tủ lạnh dưới đây giúp bạn có thể bảo quản trứng vô cùng tốt nếu có nhiều trứng không cần dùng tủ lạnh chẳng lo tốn tiền điện hàng tháng.

Kỳ lạ ngôi nhà 4 mặt tiền nằm giữa đường cao tốc vì lý do không đền bù thỏa đáng

0

Ở Trung Quốc, người ta dùng thuật ngữ “nhà đinh” để chỉ các ngôi nhà mà chủ sở hữu của chúng từ chối các khoản bồi thường từ các nhà thầu để di dời căn nhà của họ. Sở dĩ gọi là nhà đinh vì chúng như những cái đinh đóng chắc lên tường nhà mà không suy suyển, cũng giống như cách các chủ nhà cố thủ để phản đối việc di dời hoặc đòi thêm tiền đền bù từ chủ dự án.

{keywords}
Chủ căn nhà 3 tầng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc quyết không di dời vì tranh chấp về bồi thường, bất chấp việc con đường cao tốc băng qua 4 phía căn nhà của họ.

 

{keywords}

Ngôi nhà cũ kỹ nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà khang trang ở tỉnh Nam Ninh, Quảng Tây. Chủ nhà không chịu di dời vì tranh cãi với các khoản đền bù với chính quyền.

 

{keywords}

Ông Luo Baogen và vợ nhất quyết không để chính quyền thảo dỡ ngôi nhà trong dự án xây đường cao tốc mới ở thị trấn Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang dẫn tới cảnh ngôi nhà đứng trơ trọi giữa cao tốc.

 

{keywords}

Trận chiến đòi bồi thường của ông Luo kéo dài suốt 4 năm và hạ màn với cái kết là khoản bồi thường trị giá 40.000 USD.

 

{keywords}

Một trong những ngôi nhà đinh nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là tòa nhà ở Trùng Khánh. Chủ tòa nhà đã treo biểu ngữ để phản đối bán đất cho chủ đầu tư.

 

{keywords}

Hình ảnh chụp từ trên xuống cho thấy ngôi nhà như một ốc đảo bao quanh với hàng loạt công trình xây dựng. Cuối cùng, sau nhiều tháng cố thủ, chủ nhà đã phải chấp nhận rời đi sau khi chủ đầu tư điều hàng chục máy ủi tới.

 

{keywords}

Một công trình xây dựng được dựng lên xung quanh một ngôi mộ nằm trên một mô đất cao tới 10 m ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

 

{keywords}

Ông Yang Youde cầm trên tay cuốn Luật sở hữu của Trung Quốc đứng trước ngôi nhà của mình ở ngoại ô thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Yang đã dùng pháo tự chế để chống trả việc các nhà đầu tư di dời ngôi nhà nhằm phục vụ dự án của họ.

Trước khi rán nem nhớ cho thứ này vào chảo, nem vàng ruộm, vỏ giòn tan, để lâu không ỉu

0

Để có những cuộn nem rán vàng ruộm, vỏ giòn, để không sợ bị ỉu, bạn hãy lưu lại những bí quyết dưới đây.

Nhân nem

Với món nem, bạn có thể thay đổi phần nhân tùy theo sở thích. Thông thường, nhân nem sẽ có một số loại rau củ như củ đậu, giá, cà rốt… cùng với thịt, tôm, miến, trứng…

Phần rau củ nên được vắt bỏ nước để khi trộn nhân không bị ra nước, làm nem bị mềm ỉu, dễ bục.

Lượng trứng cho vào nem cũng chỉ nên vừa phải để nhân kết dính, không bị khô. Cho quá nhiều trứng sẽ khiến nhân nem bị ướt.

Miến ngâm với nước ấm cho mềm. Không nên ngâm miến với nước nóng già khiến miến nở to, làm nem dễ bị bung ra trong quá trình rán.

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại rau và gia vị khác để nem thơm ngon hơn, chẳng hạn như hành lá, rau mùi ta, hạt tiêu…

Chọn loại bánh đa gói nem

Mỗi loại bánh đa sẽ mang lại một độ giòn khác nhau. Vỏ ram, vỏ nem rế, bánh tráng đậu xanh sẽ giúp nem rán lên có lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan.

Bạn cũng có thể xếp 2 miếng bánh đa chồng lên nhau để tạo lớp vỏ dày hơn giúp nem rán được giòn, không dễ bị bục. Hãy đặt một miếng bánh đa nem xuống mặt phẳng, lấy 1/3 hoặc 1/2 miếng bánh đa nem khác đặt lên trên rồi mới cho nhân vào giữa để gói.

Gói nem
meo-ran-nem-01

Khi gói nem, bạn chỉ cho một lượng nhân vừa phải và gói không quá chặt tay. Gói quá chặt sẽ khiến niếm và trứng nở ra trong lúc rán, làm rách phần vỏ. Gói hơi lỏng tay một chút sẽ giúp nhân có không gian để “nở ra”.

Cho nem vào tủ lạnh

Để nem được chắc, rán không bị vỡ, bạn có thể cho nem đã gói vào ngăm mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Trong thời gian này, nem sẽ chặt và khô hơn, rán lên sẽ giòn hơn.

Thoa nước đường lên nem

Bạn có thể pha một bát nước nước đường loãng và thoa một lớp mỏng lên các cuốn nem chưa rán. Nước đường sẽ giúp vỏ nem giòn và vàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước sạch rồi thoa đều lên bánh đa nem trước khi gói. Giấm giúp làm mềm bánh đa nem để việc cuộn nem được dễ dàng hơn, nem giòn và đẹp hơn khi rán.

Rán nem 2 lần

Để nem được giòn ngon, lên màu đẹp, không bị cháy, bạn nên rán 2 lần.

Khi rán, hãy thái vài lát gừng và bỏ vào chảo dầu. Gừng sẽ giúp nem giòn, thơm và không dễ bị vỡ. Rán cho lớp vỏ nem se lại, nem chín khoảng 70% thì vớt ra để ráo dầu.

Nếu không cho gừng, bạn cũng có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào chảo. Nước cốt chanh sẽ ngăn tình trạng bắn dầu khi rán và giúp nem có lớp vỏ giòn.
meo-ran-nem-02

Nếu làm nhiều thì ở bước này, bạn có thể chờ nem nguội và xếp vào hộp rồi cất tủ lạnh để dùng dần

Nếu ăn ngay, bạn hãy làm nóng dầu vào cho nem vào rán lần hai ở lửa vừa. Khi thấy nem chuyển màu vàng nâu thì tăng nhiệt để nem không bị ngấm dầu và giúp lớp vỏ giòn hơn.

Khi nem đã vàng đều các mặt thì gắp ra, xếp vào giấy thấm dầu cho hết phần dầu thừa rồi mới xếp nem ra đĩa.
meo-ran-nem-03

Cách bảo quản nem

Bạn có thể gói nhiều nem một lần rồi bảo quản để dùng dần. Có nhiều cách để bảo quản nem khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

– Bảo quản nem sống

Sau khi gói xong, bạn hãy xếp nem vào khay rộng. Nên để các cuốn nem cách nhau một chút để chúng không dính vào nhau. Cho khay nem vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 40 phút cho các cuốn nem cứng lại.

Khi nem đã cứng, hãy lấy chúng ra và xếp vào hộp, đậy kín nắp. Cho hộp nem vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng thì lấy nem ra, rã đông tự nhiên khoảng 20 phút là có thể rán được.

– Bảo quản nem đã rán

Bạn cũng có thể rán sơ nem rồi gắp ra, để cho nem nguội và ráo dầu rồi mới xếp vào hộp vào cất vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi cần ăn thì lấy nem ra rã đông và rán lại cho vỏ vàng giòn.

Hà Nội: Gia chủ đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ và cái kết

0

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một chủ nhà tại ngõ 23 phố Đỗ Quang (Trung Hòa, Hà Nội) trồng đinh trên vỉa hè không cho xe lạ đỗ trước nhà. Vụ việc đã được Công an phường Trung Hòa xử lý.

Hà Nội: Đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện hình ảnh một hàng đinh sắt dài khoảng 7-10cm mọc trên vỉa hè ngõ 23 Đỗ Quang (P. Trung Hòa, Hà Nội) gây nguy hiểm cho người dân đi bộ trên vỉa hè.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, lực lượng chức năng phường Trung Hòa đã tháo dỡ hàng đinh sắt. Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa Chu Đình Cường cho biết, sau khi nhận tin, ông Cường đã báo cáo UBND phường Trung Hòa. Lực lượng dân phòng được điều động để nhổ đinh sắt và tịch thu. Chủ nhà cũng đã viết cam kết không tái phạm.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 1

Chủ nhà cắm đinh sắt trên vỉa hè để hạn chế ô tô lạ đỗ (Ảnh: Thế Hưng).

“Chủ nhà vừa cắm đinh tối hôm trước thì hôm sau đã bị phường xử lý”, Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa khẳng định.

Cũng theo ông Cường, ngôi nhà đó hiện đang sửa, chủ nhà không sống tại đó nên thường xuyên bị xe đỗ trước nhà. Không riêng chủ nhà tại ngõ 23 Đỗ Quang, đây là nỗi bức xúc của không ít người dân. Vì tình trạng chung các ngõ ở Hà Nội không có biển cấm đỗ.

“Ngoài đường có biển cấm đỗ công an có thể xử lý được nhưng trong ngõ thì chưa có cơ chế. Do đó, xe đỗ chui hết vào trong các ngõ dẫn đến tình trạng cứ chỗ vắng không có người là bị xe đỗ”, Ông Cường nêu thực trạng.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 2

Lỗ đinh còn sót lại trên vỉa hè (Ảnh: Thế Hưng).

Đại diện Công an phường Trung Hòa cho biết, lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhắc nhở. Tuy nhiên, đường nhỏ không cấm đỗ cũng không thể xử phạt.

Ngoài ra, quy chuẩn 41 cũng chưa rõ ràng dẫn tới khó xử phạt, trong khi phần lớn các khu đô thị của Quận đều dính tình trạng trên.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 3

Lực lượng chức năng tháo dỡ dải đinh sắt.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 4

Phần vỉa hè chủ nhà cắm đinh nhưng đã bị UBND phường Trung Hòa tháo dỡ (Ảnh: Thế Hưng).

Sự việc trên không thường xuyên xảy ra trên địa bàn phường Trung Hòa. Tuy nhiên, ngày 5/8 vừa qua, sự việc tương tự đã xảy ra tại ngõ 102 Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội). Phần lòng đường trước cửa nhà số 16A bị rào bằng dây thừng và hệ thống khóa bẫy và cọc cấm đỗ xe. Phía trước có treo thông báo: “Vui lòng không đỗ xe trước cửa phòng khám. Xin cảm ơn!”. Mục đích của việc làm này theo như chia sẻ là để không cho xe ô tô lạ đỗ trước cửa nhà.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 5

Hệ thống khóa và rào chắn cấm ô tô (Ảnh: FB Anh Thinh).

Nhiều người đã tỏ ra bức xúc với cách làm của chủ nhà và cho rằng đây là hành vi chiếm dụng lòng đường. Tuy nhiên, theo một số hộ sinh sống tại khu vực này cho biết, nhiều xe ô tô lạ thường đến đây đỗ cả ngày, từ sáng tới chiều tối. Ngõ ngắn mà xe đậu kín hai bên đường, còn duy nhất lối nhỏ cho xe máy đi được ở giữa.

Chiếm dụng lòng đường có thể đối mặt khung hình sự?

Trao đổi với Dân trí về sự việc trên, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị cho biết, theo các quy định pháp luật Dân sự, Luật giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi nhận tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng.

Đối với phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người dân là tài sản công cộng, do nhà nước quản lý. Đã là tài sản công cộng thì mọi người đều bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng. Bởi vậy người dân có bất động sản cạnh đường giao thông cũng chỉ có quyền sử dụng phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình như các cá nhân khác trong xã hội.

Hiện nay không có một quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn chủ thể khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng, ngăn cản các chủ thể khác trong xã hội khai thác sử dụng.

Hà Nội: Đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ

Hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông còn có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 10, điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 6- 8.000.000 đồng đối với cá nhân. Nặng hơn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo điều 261 Bộ luật hình sự nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đáng chú ý, theo luật sư Lực thì dù pháp luật không có quy định chủ nhà ở ven đường có quyền sử dụng, khai thác riêng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình để làm nơi đậu, đỗ xe nhưng về thực tiễn sử dụng, thói quen thì hành động này đều được cả xã hội thừa nhận. Điều này đã trở thành tập quán trong xã hội, phù hợp với quy định tại điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 6

Chủ nhà có thể bị xử phạt hành chính với hành vi trên (Ảnh: Thế Hưng).

Theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Như đã nêu ở trên do pháp luật không có quy định nên để phân định việc ai có quyền khai thác, quản lý sử dụng phần vỉa hè cần phải áp dụng tập quán. Vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người có bất động sản cần ưu tiên cho chủ nhà khai thác sử dụng tuân theo quy định tại khoản 2, điều 5, Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

“Trong một xã hội văn minh, mọi ứng xử của người dân trong các quan hệ dân sự dựa trên các quy định pháp luật, trường hợp pháp luật chưa điều chỉnh thì áp dụng tập quán, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là lẽ công bằng. Mong rằng chủ nhà, người dân nắm bắt được các nội dung nêu trên để từ đó có hiểu biết và đưa ra các ứng xử hài hòa, phù hợp đảm bảo quyền lợi cá nhân, an ninh trật tự xã hội”, luật sư Lực chia sẻ.

Sau 15 năm đề xuất bỏ TẾT Ta G.S Võ Tòng Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm : “Còn ăn TẾT ta đất nước còn Nghèo nữa”

0

Quanh câu chuyện bàn luận về việc bỏ Tết cổ truyền ở Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân – người cách đây 11 năm đưa ra đề xuất gộp Tết âm và dương lịch ở Việt Nam đến nay vẫn giữ vững quan điểm. Ông cũng chia sẻ về kế hoạch ăn Tết năm nay của mình.

GS Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: 'Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa'

Cứ mỗi năm Tết đến, dư luận lại bắt đầu nóng lên về những vấn đề nghỉ Tết truyền thống như thế nào cho phù hợp. Trong đó, GS Võ Tòng Xuân, người đầu tiên có đề xuất về việc gộp Tết âm và Tết dương lịch, sau 12 năm vẫn giữ vững quan điểm bỏ Tết cổ truyền tại Việt Nam.

Theo ông, trước những sự biến đổi tích cực và sự phát triển của xã hội như hiện nay, Việt Nam rồi cũng sẽ thực hiện vấn đề này vì để thúc đẩy kinh tế.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với GS Võ Tòng Xuân tại nhà riêng tại TP.HCM để tìm hiểu thêm về quan điểm này.

“Mấy đứa con tôi nói: Ba muốn làm gì ba làm!”

Chào GS Võ Tòng Xuân, gần 12 năm trước, Giáo sư đã từng có đề xuất về việc gộp Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán, Tết Ta) vào Tết Dương lịch (Tết Tây) và Việt Nam chỉ đón Tết Dương lịch như các nước trên thế giới. Vậy hiện nay, Giáo sư có thay đổi quan điểm này không?

– Không! Đó mãi là ý nghĩ xuyên suốt cuộc đời tôi. Hiện tôi đã thấy được những tín hiệu tích cực báo hiệu cho sự thay đổi này. Đó là những hoạt động trong ngày Tết Dương lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như đếm ngược đồng hồ đợi khoảnh khắc giáp canh, hay việc lãnh đạo Nhà nước có thông điệp đầu năm mới… được tổ chức không thua kém nước ngoài. Tức là, mình đã tổ chức đón mừng năm mới như các nước trên thế giới.

Tôi nghĩ, từ từ rồi chúng ta cũng sẽ chuyển sang ăn Tết cùng ngày với thế giới mà thôi. Đó là khi kinh tế và nhu cầu việc làm tăng cao, mọi người cùng bận rộn thì sẽ thấy được việc ăn 2 cái Tết như hiện nay là quá lãng phí thời gian và tốn kém tiền của. Như Nhật Bản và Singapore chỉ ăn 3 ngày Tết Dương lịch là 3 ngày Tết chính, ngoài ra cũng chỉ nghỉ thêm 3 ngày Tết Âm lịch chứ không kéo dài 2-3 tuần như ở nước ta.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 1.

Từ đâu mà ông lại có mong muốn lấy Tết Tây làm ngày Tết chính thức của nước ta?

– Xuất phát từ những trải nghiệm của chính bản thân tôi.

Vào năm 2003, cũng vào dịp Tết Nguyên Đán, tôi lại đang làm việc ở Lào và Ý. Trong khi cả thế giới đều bận bịu làm việc thì nước ta lại có kỳ nghỉ dài để đón Tết cổ truyền. Việc nghỉ quá dài sẽ làm người Việt tự đánh mất đi rất nhiều cơ hội cho mình. Vì có nhiều việc quan trọng trúng ngay ngày Tết Âm lịch, nhất là các hoạt động quốc tế.

Kèm theo đó, tôi thấy người Việt ta còn hay tư tưởng Tết dư âm. Trước Tết thì nôn nao chuẩn bị từ hơn một tháng. Trong Tết, nhất là những người ăn nhậu, chỉ muốn nghỉ nhiều cho khỏe. Sau Tết lại thiếu năng lượng và làm việc tương đối uể oải. Ở vùng thôn quê, nhiều hộ gia đình đều là dân làm thuê, không giàu có gì, thế mà kiếm được mớ tiền về Tết là phải sắm sửa.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 2.

Bạn bè và người thân, gia đình của GS có đồng tình với đề xuất này không?

– Cũng có nhiều người tuy không nói ra nhưng biểu hiện thì tôi cũng biết là không đồng ý, nhất là bà con ở quê, người lớn tuổi. Còn riêng gia đình tôi, nhất là mấy đứa con thì không quan tâm lắm, “ba muốn làm gì ba làm”. Những người thân còn lại cũng không ý kiến gì. Hiện tại, gia đình tôi vẫn ăn Tết một cách bình thường. Dù đưa ra đề xuất dồn 2 cái Tết lại thì gọn hơn nhưng chưa ai làm thì mình vẫn phải ăn Tết theo kiểu cũ thôi.

Vậy không biết gia đình GS đã tổ chức đón Tết năm nay như thế nào?

– Hiện tại, tôi vẫn làm việc bình thường. Đến 28 tháng Chạp này tôi vẫn đang công tác tại Lào. Nhà tôi chỉ dành đúng 3 ngày để ăn Tết. Trong đó, mồng một tôi dự tính sẽ đi chúc các lãnh đạo ở Cần Thơ, chiều trực ở trường. Mồng 2 ở nhà chờ con cháu về thăm. Mồng 3 thì có thể sẽ về quê ở An Giang để tham dự cúng giỗ sinh thần của các bác.

Mùng 4 tôi sẽ quay lại làm việc bình thường thôi.

Tôi không có thì giờ để tranh luận với những người có ý định muốn nghỉ Tết nhiều

Theo những tâm niệm trên của Giáo sư thì việc bỏ Tết cổ truyền sẽ mang lại những lợi ích gì cho xã hội?

– Tất nhiên là nếu một người nghỉ ngơi ít hơn, làm việc nhiều hơn thì năng suất lao động cũng sẽ tăng lên, kéo theo đó là sự phát triển. Ví dụ như những người làm nghề buôn bán. Với họ, dịp Tết là một dịp để tăng thêm thu nhập bản thân.

Ngoài ra, tránh nghỉ ngơi quá đà còn có thể tránh được nhiều “vấn nạn” xảy ra trong dịp Tết như là tai nạn xe cộ, rượu chè, cờ bạc quá độ. Cái gì nó quá độ cũng không tốt, không nên, tạo ra tiền lệ xấu.

Chúng ta còn không đánh mất cơ hội đến ngay trong khi chúng ta đang nghỉ Tết, vì hầu hết các nước trên thế giới vẫn làm việc vào dịp Tết Âm lịch.

Lần đầu tiên Giáo sư đưa ra quan điểm “Ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch” thì vấp phải rất nhiều ý kiến, luồng dư luận trái chiều. Trải qua 12 năm, ông nhận thấy con số phản đối tăng lên hay giảm xuống?

– Năm 2005, lần đầu tiên tôi trình bày quan điểm trong bài viết “Tết “hội nhập”, tại sao không?” trên báo, đã có khoảng 70% số người chống đối và 30% là đồng tình, chủ yếu là những người trí thức, những nhà khoa học. Họ cho rằng không nên bỏ Tết cổ truyền vì sẽ làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi cũng có trả lời rằng nhiều nước trên thế giới không ăn Tết Âm lịch nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc đó thôi. Đơn cử là Nhật Bản, Singapore dù đã chuyển sang ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ được những bản sắc cổ truyền. Sau khi cử hành làm lễ họ lại tiếp tục làm việc, chứ không phải như tục lệ nghỉ Tết cổ truyển ở Việt Nam cứ dây dưa kéo dài mãi.

Hiện nay, số người phản đối đã giảm xuống nhiều lắm, hoặc có nhưng cũng không gay gắt như thời kỳ đầu. Cũng phải thôi, khi người ta thấy việc nghỉ Tết cổ truyền là việc rất tự nhiên. Nếu bỏ đi sẽ là một cú sốc cho những người đã quen với việc nghỉ Tết Âm lịch. Những người chưa có công ăn việc làm chưa thấy được tiêu tốn thời gian cho Tết cổ truyền làm ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của họ. Nhưng chắc chắn tới một ngày, con cháu của họ lớn lên có công ăn việc làm ổn định, rồi cũng tới lúc người ta sẽ hiểu, nhu cầu về thời gian về công việc nó sẽ lấn át nhu cầu về ăn chơi.

Tóm lại, chỉ có những người rảnh rỗi, không có việc làm mới mong nghỉ Tết dài lê thê.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 3.

Nhiều ý kiến cho rằng bỏ tết cổ truyền là bỏ đi những lễ nghi, những sinh hoạt văn hóa dịp tết, đồng nghĩa với bỏ đi quá trình lịch sử văn hóa lâu dài của ông cha, Giáo sư nghĩ sao về quan điểm này?

– Đối với những nét văn hóa tốt đẹp, mang bản sắc dân tộc và văn minh thì mình nên giữ; còn những hủ tục như là chém trâu, giết lợn, cờ bạc… thì nên bỏ được rồi. Trong 3 ngày Tết Âm lịch, nên gói gọn lại những tập tục cần thiết, không thay thế được như cúng ông Công ông Táo. Còn những hoạt động như bắn pháo hoa, chúc Tết,… thì làm vào Tết Tây thôi, không nên lặp lại vào Tết cổ truyền nữa để tiết kiệm.

Chúng ta đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc. Tôi nhớ có đọc câu thơ của Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta”. Thực tế, thay vì Mùng Một Tết Ta mình làm Mùng Một Tết Tây. Tết cổ truyền theo lịch Dương lịch đơn giản chỉ là thay đổi thời điểm, thói quen chứ bản chất sự việc đâu có gì khác nhau.

Tôi nghĩ là vẫn nên nghỉ 3 ngày Tết Dương lịch và 3 ngày Tết Âm lịch. Lễ hội thì nên gói gọn, không rườm rà, không ảnh hưởng đến kinh tế và bản sắc văn hóa là được.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 4.

Giáo sư có những đề xuất gì để thay đổi thói quen cố hữu trong tâm thức người Việt vấn đề này không?

Vì người Việt mình những vấn đề mới mà đem ra tranh cãi thì người ta không tin. Phải để cho họ có kinh nghiệm thì mới thay đổi.

Tôi cũng không có thì giờ để tranh luận với những người đó, mà dù có tranh luận thì cũng vô ích, vừa tốn thì giờ mà vừa không thể nào lay chuyển được ý định muốn nghỉ nhiều của họ. Nếu nói cho cặn kẽ, thì việc nghỉ Tết kéo dài lê thê như hiện nay thì cũng có sức thuyết phục, nhưng tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Có thể ý kiến mình đưa ra thời điểm đó người ta chưa chấp nhận thì mình cũng không cãi để làm gì.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 5.

Tôi hy vọng những thế hệ mới nối tiếp sau này sẽ thay đổi được quan niệm cũ của thế hệ trước, và việc gộp Tết sẽ được nhìn nhận thoáng hơn.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Giáo sư – Tiến sĩ , Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Ông được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ. Sau đó ông lấy bằng tiến sĩ tại Nhật Bản 1975.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng đất này.

Ông là đại biểu Quốc hội liền 3 Khóa: II, III, IV. Từng là Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Hiệu Trưởng Trường Đại học An Giang, Ủy viên Hội đồng Chức Danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam, Hiệu Trưởng Trường Đại học Tân Tạo. Hiện ông là Hội đồng Sáng lập và Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Ông có một đề xuất là ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch. Đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều.