Home Blog Page 406

Thôi XONG rồi Trường Giang ơi

0

Người hâm mộ tò mò về con số đóng góp của Trường Giang.

Ngày 18/09/2024, Saostar đưa tin “Trường Giang ủng hộ bao nhiêu cho bà con vùng lũ?”. Nội dung chính như sau: 

Gần 20 năm hoạt động, Trường Giang ghi dấu ấn với người hâm mộ nhờ tính cách giản dị, lối diễn xuất tự nhiên và luôn hết mực giúp đỡ các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nam diễn viên còn là người tích cực với các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng.

Vào ngày 11/9, Trường Giang – Nhã Phương cùng nhiều sao Việt khác đã có mặt vào tại cơ quan Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở TP.HCM, để kịp thời hỗ trợ người dân đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Mới đây nhất, thám tử mạng đã “check var” số tiền mà vợ chồng Trường Giang đóng góp cho bà con vùng lũ.

Cụ thể, Trường Giang đã chuyển khoản số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vào ngày 11/9. Vốn là người kín tiếng, trên mạng xã hội, Trường Giang và Nhã Phương đều không tiết lộ thông tin này. Ngay khi chia sẻ, người hâm mộ đã dành lời khen có cánh vì hành động đẹp này của nam nghệ sĩ.

Trường Giang đóng góp 200 triệu đồng, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Trước đó, Nhã Phương – bà xã Trường Giang đã gửi lời động viên, san sẻ những khó khăn của người dân đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ: “Thương vô cùng hai tiếng “đồng bào”. Mong rằng với sự đoàn kết và giúp sức của toàn thể người dân khắp nơi, đồng bào miền Bắc sẽ sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống”. 

Vào đợt dịch bệnh Covid-19, Trường Giang đã đóng góp hàng trăm suất ăn phục vụ bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Nam danh hài góp thêm 300 triệu đồng để chung tay góp sức phòng chống dịch COVID-19. Trong đợt bão Noru tháng 10/2022, Trường Giang – Nhã Phương đã đích thân đến Quảng Nam để trao nhu yếu phẩm và tiền mặt cho người dân bị ảnh hưởng.

Trường Giang bộc bạch: “Mình là nghệ sĩ, một tháng mình kiếm biết bao nhiêu tiền, mình được ăn ngon, mặc đẹp, đi xe hơi, được nhiêu người ngưỡng mộ. Vậy thì mình phải cố gắng trả ơn, chia sẻ bằng những việc làm đó. Chứ nếu không có khán giả thì lấy đâu ra cho nghệ sĩ mình sống”.

Trường Giang – Nhã Phương tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng.

Ngoài Trường Giang – Nhã Phương, những ngày qua nhiều sao Việt khác cũng đã đóng góp hướng để cùng chung tay hướng người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ như: ca sĩ Mỹ Tâm (200 triệu đồng), Hoà Minzy (500 triệu đồng), Phương Oanh – Shark Bình (500 triệu đồng), ca sĩ Hà Anh Tuấn (1 tỷ đồng), Hoa hậu Đặng Thu Thảo (200 triệu đồng), Châu Bùi (100 triệu đồng), Puka – Gin Tuấn Kiệt (50 triệu đồng), Minh Hằng (100 triệu đồng), Siêu mẫu Thanh Hằng (100 triệu đồng),….

Trước đó ngày 11/09/2024  Lao động đưa tin “Trấn Thành và sao Việt ủng hộ hàng tỉ đồng hướng về miền Bắc”. Nội dung chính như sau: 

Lan Ngọc và cộng đồng fan của cô tham gia ủng hộ hỗ trợ người dân miền Bắc. Ảnh: Facebook nhân vật

Trong ngày 10.9, có thêm nhiều sao Việt quyên góp ủng hộ đồng bào miền lũ.

Hàng tỉ đồng được các sao Việt gửi tới các vùng thiệt hại nặng sau bão Yagi như ca sĩ Hà Anh Tuấn (1 tỉ đồng), vợ chồng Shark Bình – Phương Oanh (500 triệu đồng), Hòa Minzy (500 triệu đồng), Trấn Thành (200 triệu đồng),  Midu (100 triệu đồng), Lê Dương Bảo Lâm (100 triệu đồng), ca sĩ Hoàng Hải và các fan (100 triệu đồng)…

MC Trấn Thành che con số cụ thể, chỉ tiết lộ số tiền quyên góp trên 100 triệu đồng và nhắn nhủ: “Ngay lúc này, họ thật sự cần giúp đỡ. Chúng ta mỗi người hãy giúp một tay. Nhiều hành động nhỏ sẽ có kết quả lớn”.

Trấn Thành quyên góp 200 triệu giúp sức cứu trợ bà con vùng lũ. Ảnh: Nhà sản xuất

Trên trang cá nhân, Rhyder cho biết anh đã ủng hộ 30 triệu đồng cho người dân miền Bắc thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Negav cũng lặng lẽ chuyển 50 triệu đồng để giúp sức bà con ở các tỉnh ngập nặng.

Châu Bùi chia sẻ hình ảnh đã quyên góp 100 triệu đồng. Ca sĩ Mỹ Tâm ủng hộ 200 triệu đồng dưới danh nghĩa cá nhân.

Nhiều người nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Mèo Trái Đất, DJ Mie, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cũng ủng hộ và kêu gọi mọi người cùng góp sức cứu trợ những người dân còn mắc kẹt ở vùng lũ lụt.

Ca sĩ Bằng Kiều về Yên Bái cứu trợ lũ lụt, mang theo nhiều áo phao, nhu yếu phẩm hỗ trợ các chiến sĩ và người dân.

Diễn viên Đại Nghĩa cùng một số người bạn mua hàng nghìn áo phao, gói bánh chưng hút chân không và gửi về Yên Bái, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Mỹ Tâm ủng hộ 200 triệu đồng và mong người dân sớm khắc phục được hậu quả sau bão Yagi. Ảnh: Nhà sản xuất

Trước đó, sao Việt cũng đã quyên góp hàng trăm triệu đồng, hướng về người dân miền Bắc đang chống chọi với mưa lũ, sạt lở.

Ca sĩ Tùng Dương cùng nhiều người bạn ủng hộ 500 triệu đồng giúp đỡ công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi; Hoa hậu Thùy Tiên quyên góp 50 triệu đồng, Phí Phương Anh cũng gửi 50 triệu đồng để san sẻ bớt gánh nặng cho bà con.

Vợ chồng Bình An – Phương Nga ủng hộ 20 triệu đồng, ca sĩ Quốc Thiên và Uyên Linh góp 150 triệu đồng, siêu mẫu Thanh Hằng ủng hộ 100 triệu đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ca sĩ Đức Phúc ủng hộ 100 triệu đồng.

Gia đình Lý Hải – Minh Hà gửi 3.000 kg gạo, 400 thùng mì và kèm tiền mặt chuyển đến người dân vùng lũ phía Bắc.

Hàng loạt sao Việt như Tóc Tiên, Việt Hương, Puka – Gin Tuấn Kiệt, Minh Tú, Vũ Cát Tường, Lan Ngọc… ủng hộ và kêu gọi mọi người chung tay cứu trợ đồng bào vùng thiên tai.

Không chỉ ủng hộ tiền mặt, một số nghệ sĩ còn hỗ trợ người dân vùng lũ bằng hành động thiết thực. Gia đình diễn viên Quỳnh Lương tại Tam Nông, Phú Thọ đã dùng nhà riêng cho các em học sinh trú bão.

Hay diễn viên Kiều Anh gom áo phao, sạc dự phòng, đèn pin và về Thái Nguyên giúp đỡ người dân. Ca sĩ Thái Thùy Linh đã có chuyến xe đến Lạng Sơn để cung cấp nhu yếu phẩm kịp thời cho bà con mắc kẹt ở vùng lũ lụt.

33 “anh tài” ủng hộ 230 triệu đồng hỗ trợ người dân miền Bắc

Trên trang cá nhân, Bằng Kiều cho biết, 33 “anh tài” tham gia “Anh trai vượt ngàn chông gai” đã cùng quyên góp số tiền 230.400.000 đồng để ủng hộ bà con miền Bắc.

Trước đó, ca sĩ Nhật Kim Anh cũng ủng hộ 1,3 tỉ đồng, trong đó có đóng góp từ nhân viên các công ty cô đang điều hành.

Để san sẻ khó khăn với người dân vùng lũ, nhiều nghệ sĩ tham gia đóng góp, chuyển khoản từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng, trong đó có ca sĩ Hà Anh Tuấn ủng hộ 1 tỉ đồng.

Chỉ trong vài ngày, đã có hơn 100 nghệ sĩ hoạt động ở nhiều lĩnh vực ủng hộ tiền mặt thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội.

Chia sẻ với Lao Động, MC Thảo Vân cho biết cô liên tục theo dõi, cập nhật tin tức về người dân ở vùng lũ lụt. “Ở Lạng Sơn, vài huyện vẫn bị cô lập. Đồ ăn thức uống vẫn lo liệu được nhưng lại không có xuồng. Họ rất mong được cứu trợ.

Những ngày này, tôi lúc nào cũng có cảm giác như ngồi trên đống lửa, luôn lo lắng. Tôi muốn một phần công sức nhỏ bé, kêu gọi các mạnh thường quân, tập hợp các đầu mối, tìm các đơn vị vận chuyển. Tất cả những gì có thể làm được, tôi đều cố gắng để giúp đỡ bà con”, MC Thảo Vân tâm sự.

Hà Anh Tuấn quyên góp 1 tỉ đồng cho người dân miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: Facebook nhân vật

Tùng Dương, Hồ Ngọc Hà, Thanh Hằng, Mỹ Tâm, Uyên Linh, Quốc Thiên, Đức Phúc, Hòa Minzy, Tóc Tiên, Ninh Dương Lan Ngọc, Rhyder, Quang Hùng MasterD, Hà Anh Tuấn, Trấn Thành, Phương Oanh, Lý Hải, Minh Hà… ủng hộ khoản tiền lớn, gửi lời nhắn mong đồng bào bình an, sớm vượt qua khó khăn.

Những ngày qua, NSƯT Kiều Anh thu gom lượng lớn áo phao, sạc dự phòng, đèn pin và nhu yếu phẩm để tiếp tế cho người dân ở Thái Nguyên. Diễn viên cùng đoàn xe tình nguyện về Thái Nguyên, Tuyên Quang cứu trợ các khu vực bị cô lập, người dân chịu đói chịu khát suốt mấy ngày vì không thể ra ngoài.

Kiều Anh cứu trợ vật phẩm cho bà con vùng lũ. Ảnh: Facebook nhân vật

Trên trang cá nhân, diễn viên Đại Nghĩa chia sẻ anh bán vàng và tài sản cá nhân, cùng bạn bè, đồng nghiệp thân thiết góp sức chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm gửi đến người dân miền Bắc. Anh không kêu gọi nhận quyên góp công khai mà cùng bạn bè thân chuẩn bị hàng nghìn áo phao, bánh chưng, mì gói gửi đến Thái Nguyên và Yên Bái.

Tin vui: Chính thức từ tháng 7/2025, người lao động được về hưu sớm khi đóng đủ 15 năm BHXH

0

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 quy định, lao động nam và nữ có cùng thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, có tỷ lệ hưởng lương hưu khác nhau.

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng. Từ 1/7/2025, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc 15 năm được hưởng mức lương hưu bằng 45% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với nữ, 40% với nam.
Chính thức từ tháng 7/2025, người lao động được về hưu sớm khi đóng đủ 15 năm BHXH

Chính thức từ tháng 7/2025, người lao động được về hưu sớm khi đóng đủ 15 năm BHXH

BHXH Việt Nam cho biết, quy định trên áp dụng với cả người đã tham gia BHXH từ trước ngày Luật BHXH 2024 có hiệu lực. Việc giải quyết các chế độ được xác định theo quy định của pháp luật về BHXH tại thời điểm hưởng chế độ, trừ trường hợp luật này có quy định khác.

Nghỉ hưu sớm phải đóng BHXH ít nhất 20 năm

Luật BHXH 2024 cũng quy định, nếu người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động, thì phải có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên và được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp:

Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng LĐ-TB&XH ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Cùng đóng BHXH 15 năm, lao động nam và nữ có tỷ lệ hưởng khác nhau

Theo Luật BHXH 2024, từ 1/7/2025 tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định: Đối với lao động nữ, tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với lao động nam, tỷ lệ hưởng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Lao động nam và nữ có tỷ lệ hưởng BHXH khác nhau

Lao động nam và nữ có tỷ lệ hưởng BHXH khác nhau

Trường hợp nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định bị giảm 2%.

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Theo các chuyên gia lao động, quy định giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm hưởng lương hưu là phù hợp, có lợi cho người lao động. Quy định này không phải dành cho lao động trẻ mà tạo cơ hội cho người cao tuổi tham gia BHXH muộn nhưng vẫn đủ điều kiện khi về hưu, hoặc những người tham gia gián đoạn có thể cộng dồn để hưởng lương hưu.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, khi giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm hưởng lương hưu, do thời gian đóng BHXH ngắn, mức đóng thấp nên mức lương hưu sẽ thấp. Nếu thấp quá không đủ sống, Nhà nước cần nghiên cứu có chính sách hỗ trợ để người về hưu đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

Dù mức lương của người đóng BHXH 15 năm có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài. Tuy nhiên, những trường hợp này trước đây không đủ điều kiện hưởng lương hưu nên nhận BHXH một lần thì nay sẽ có cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng.

Đại học Ngoại thương xác nhận Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

0

Sau khi đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Kỳ Duyên vấp phải nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề học vấn. Phía Đại học Ngoại thương Hà Nội đã có phản hồi với phóng viên Dân trí.

Những tranh cãi xoay quanh học vấn của Hoa hậu Kỳ Duyên đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả. Thời gian qua, một số nguồn tin cho rằng Kỳ Duyên vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, phía nhà trường lẫn bản thân hoa hậu chưa từng lên tiếng chính thức.

Được biết, thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014, Kỳ Duyên là sinh viên năm nhất khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đầu năm 2016, cô thông báo chuyển sang học tại Đại học Ngoại thương cơ sở 2 TPHCM để thuận tiện phát triển sự nghiệp.

Trao đổi với phóng viên  Dân trí  vào trưa 19/9, đại diện Ban lãnh đạo  trường Đại học Ngoại thương Hà Nội  đã có phản hồi chính thức về thông tin này.

Đại học Ngoại thương xác nhận Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp - 1 Hoa hậu Kỳ Duyên (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Đại diện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội chia sẻ: “Theo quy chế đào tạo, sau khi kết thúc thời gian đào tạo tối đa cho phép đối với mỗi khóa hay chương trình học, nếu sinh viên, học viên không tích lũy đủ số tín chỉ hoặc không đủ điều kiện tốt nghiệp thì sẽ không được xét và không được công nhận tốt nghiệp.

Sinh viên Nguyễn Cao Kỳ Duyên (Hoa hậu Kỳ Duyên) thuộc trường hợp này và quan điểm của trường Đại học Ngoại thương là tôn trọng sự lựa chọn của người học. Do đó, nhà trường không có bình luận gì thêm về việc sinh viên Nguyễn Cao Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học”.

Trước đó, khi phóng viên  Dân trí  đề cập đến chuyện bằng cấp, Hoa hậu Kỳ Duyên từ chối chia sẻ.

Thời gian qua, mạng xã hội lan truyền về việc người đẹp sinh năm 1996 chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Trên các hội nhóm bàn luận về sắc đẹp, nhiều tranh luận nổ ra về vấn đề bằng cấp của Kỳ Duyên.

Nhiều ý kiến nhận xét, việc Kỳ Duyên chưa có bằng đại học ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả dự thi Miss Universe 2024 của cô. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng việc tốt nghiệp đại học không tác động nhiều đến kết quả, thực tế, quy định thí sinh dự thi nhan sắc chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông là đủ.

Cơm sạch Bà Liên – Hạ Long chính thức xong rồi! Không thể cứu vãn!

0

Trước thông tin chủ quán cơm ở Hạ Long từ chối bán 40.000 đồng/suất cơm và không nhận chuyển khoản, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội tẩy chay cơ sở này. Mới đây, chính quyền địa phương đã lên tiếng.

Báo Dân Trí ngày 17/9 đưa thông tin với tiêu đề:  Vụ quán cơm bình dân đông khách ở Hạ Long bị tẩy chay: Chính quyền vào cuộc. Với nội dung như sau:

Những ngày qua, vụ việc liên quan tới một quán cơm bình dân nổi tiếng ở Quảng Ninh thu hút sự chú ý của dư luận.

Trong video được đăng tải trên mạng xã hội, một người tự xưng là quản lý của quán cơm đứng ra đôi co với người đại diện cho nhóm khách 7 người tới ăn.

Một trong những vị khách cho biết, đoàn của mình gồm 7 người chỉ gom được 280.000 đồng tiền mặt nên dự kiến mỗi suất ăn là 40.000 đồng. Họ muốn chuyển khoản nhưng nhân viên nói quán chỉ nhận tiền mặt. Khi trao đổi, chủ quán cho biết không bán suất 40.000 đồng/khách mà ít nhất các suất từ 70.000 đồng.

Vị khách (áo xanh) trao đổi với chủ quán khi cả đoàn tới đây dùng bữa (Ảnh chụp từ màn hình).

Sau đó, vị khách nói rõ với chủ quán do không nhận chuyển khoản mà họ chỉ còn 280.000 đồng nên sẽ chấp nhận suất ăn mỗi thứ ít đi, nhưng không được phía chủ quán đồng ý. Khi nhóm chấp nhận mua 4 suất cho 7 người ăn chung, nhưng chủ quán vẫn không đồng ý.

Cuối cùng, chủ quán quyết định không bán cơm cho đoàn khách. Bức xúc vì thái độ phục vụ, một vị khách đã chia sẻ toàn bộ video lên mạng xã hội.

Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra ngày 9/9 vào thời điểm sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh. Quán cơm được nhắc tới trong video là cơm sạch Bà Liên nằm trên đường Phan Chu Trinh thuộc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.

Dù xảy ra cách đây hơn một tuần nhưng những ngày gần đây, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội được lập ra với mục đích chia sẻ những trải nghiệm không tốt khi từng tới quán cơm dùng bữa và kêu gọi tẩy chay cơ sở này.

Sau vụ việc, chủ quán cơm đã nhận lỗi sai về mình và xin rút kinh nghiệm vì cách xử lý chưa khéo léo (Ảnh: Cơm sạch Bà Liên).

Một vị khách có tên Minh Thúy cho biết đã tới đây ăn cơm nhưng bức xúc trước thái độ bán hàng của nhân viên nên không muốn quay lại.

“Họ nói với tôi một suất cơm ít nhất từ 50.000 đồng, còn ít hơn không bán. Hạ Long hiện chẳng thiếu các quán ăn để khách lựa chọn”, chị Thúy nói.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng cách xử lý của quán chưa khéo léo nên dễ khiến khách bị phật ý.

Vị khách có tên Duy Nguyễn cho rằng: “Quán hoàn toàn có thể nhận 280.000 đồng tiền mặt và báo khách chuyển khoản số tiền thiếu sau đó. Giữa những ngày mưa bão, việc hỗ trợ tạo điều kiện cho nhau một chút là điều bình thường thay vì phải tính toán chi ly thiệt hơn”.

Trên nền tảng của Google, nhiều người đã đánh giá 1 sao (chất lượng thấp nhất) cho quán cơm sau vụ việc vừa qua. Cùng với đó là không ít những bình luận tiêu cực, thậm chí kêu gọi tẩy chay.

Trước làn sóng bức xúc từ dư luận, ngày 16/9, đại diện quán cơm sạch Bà Liên đã lên tiếng cho biết: “Xin gửi lời xin lỗi chân thành tới toàn thể quý khách hàng vì những điều phiền lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại cơ sở suốt thời gian qua”.

Trong chiều 16/9, tại phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Hạ Long, đại diện quán cơm đã gặp khách hàng là anh Vũ Đình Phan cùng đại diện các phòng ban liên quan.

Qua trao đổi, đại diện quán cơm ghi nhận ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ khách hàng, nhận lỗi hoàn toàn và xin rút kinh nghiệm vì xử lý tình huống chưa khéo léo, thái độ thiếu chuẩn mực khiến khách phật ý.

“Sự việc này là bài học quý để chúng tôi nhìn nhận toàn bộ quá trình vận hành kinh doanh của cơ sở. Chúng tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc và cải thiện chất lượng dịch vụ trong công tác vận hành”, đại diện quán cơm nói.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy, cho biết đã nắm bắt thông tin về vụ việc. Phòng văn hóa thông tin thành phố sẽ gửi báo cáo kết quả xác minh về Ban Tuyên giáo Thành ủy trước 17h ngày 17/9.
Tiếp đến, báo Lao Động cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay
Nội dung được báo đưa như sau:

Quảng Ninh – Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.
Quán Cơm sạch bà Liên – cơ sở ở phường Bãi Cháy, Hạ Long. Ảnh: Cơm sạch bà Liên
Cho đến sáng nay (16.9), những tranh luận cùng những lời kêu gọi tẩy chay đối với hệ thống quán Cơm sạch bà Liên ở Hạ Long vẫn chưa chấm dứt. Đây được coi là một trong những chuỗi quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long.

Sự việc được khởi nguồn từ vụ một nhóm khách 7 người, ngày 9.9 – hai ngày sau bão số 3 – tới quán Cơm sạch bà Liên ở phường Bãi Cháy nhưng quán không nhận chuyển khoản. Cả đoàn khách gom được 280.000 đồng và xin được ăn 7 suất 40.000 đồng nhưng bị từ chối phục vụ.

Giữa chủ quán và đoàn khách sau đó lời qua tiếng lại. Đoàn khách bức xúc trước thái độ phục vụ của nhà hàng nên đã rời đi.

Vụ việc sau đó được đăng tải lên mạng xã hội, gây nên phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng đối với hệ thống nhà hàng nói trên.

Sau đó, quán Cơm sạch bà Liên cũng lên mạng xã hội cho rằng phản ánh của đoàn khách là không đúng sự thật; đồng thời cho biết sẵn sàng đối chất với các bên liên quan tại cơ quan chức năng để chứng minh sự việc.

Tuy nhiên, sau đó, nhiều người dân bày tỏ bức xúc về việc chính bản thân họ cũng phải chịu cảnh tương tự khi đi ăn ở hệ thống nhà hàng Cơm sạch bà Liên trong những ngày bão gió, điện mất, không thể nấu cơm ở nhà.

Theo một số thực khách thường xuyên của chuỗi nhà hàng này, giá các suất ăn trong những ngày bão tăng khá cao. Trong khi đó, một số nhà hàng bị thiệt hại nặng trong bão số 3 thì lại tổ chức cả nghìn các suất ăn miễn phí cho người dân.

“Bão gây thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm, nếu có tăng thì tăng một chút thôi cũng được. Đằng này giá lại tăng mạnh. Chưa kể, nhà hàng chỉ nhận tiền mặt, không thanh toán qua tài khoản như ngày thường nên gây bất tiện cho người dân vì nhiều người không mang tiền mặt” – anh Lê Văn Bình, trú tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long chia sẻ.

Sáng nay (16.9), Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị Phòng Văn hóa – Thông tin Thành phố và Đội An ninh – Công an Thành phố vào cuộc xem xét vụ việc.

Theo công văn, những ngày gần đây, một số báo điện tử và mạng xã hội có đăng tải nhiều bài viết và clip có nội dung liên quan đến cơ sở kinh doanh Cơm sạch bà Liên trong ứng xử với khách hàng.

Những nội dung được đăng tải đã tạo ra thông tin, dư luận không tích cực trên mạng xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào thành phố Hạ Long gây những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của Nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị Phòng Văn hóa – Thông tin Thành phố phối hợp cùng Đội An ninh – Công an Thành phố làm việc với chủ cơ sở kinh doanh Cơm sạch bà Liên, khách hàng trong clip và các thành phần liên quan để làm rõ nội dung sự việc và thông tin rộng rãi về kết quả giải quyết vụ việc trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố và các nền tảng mạng xã hội để công khai dư luận.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị các đơn vị gửi kết quả thực hiện nội dung trên về Ban Tuyên giáo Thành ủy trước 17h00 ngày 17.9.2024.

Khẩn: Bão số 4 chỉ còn cách Đà Nẵng 173km; Nhiều tỉnh thành cho học sinh nghỉ học

0

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, đêm qua áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.
Ngày 19/9/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Khẩn: Bão số 4 chỉ còn cách Đà Nẵng 173km; Nhiều tỉnh thành cho học sinh nghỉ học”. Nội dung cụ thể như sau:

Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Nhiều tỉnh miền Trung cho học sinh nghỉ học tránh bão số 4

Sáng 19/9, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT vừa đề nghị các Phòng GD&ĐT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và díao dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 19/9 để tránh bão số 4.

Sáng cùng ngày, trả lời Báo điện tử VTC News, bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, chiều qua (18/9), UBND tỉnh vừa họp và quyết định giao về cho các địa phương, tùy theo tình hình thực tế để học sinh nghỉ học để tránh bão số 4.

Chiều 18/9, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng có văn bản gửi cho Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 19/9.

Sở GD&ĐT Quảng Nam yêu cầu các đơn vị phân công trực ban và báo cáo kịp thời tình hình mưa bão, lũ quét, các thiệt hại và biện pháp khắc phục về Sở GD&ĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trước đó, để đảm bảo an toàn, trưa 18/9, Sở GD&ĐT Đà Nẵng quyết định cho toàn bộ học sinh trên địa bàn nghỉ học từ chiều 18 đến hết ngày 19/9.

Bão số 4 chỉ còn cách đất liền hơn 170km, dự báo chiều nay đổ bộ Quảng Trị-Quảng Nam

Vào 6h sáng nay 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 173km về phía Đông Bắc, Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10.

Trong ngày hôm nay, bão số 4 giữ nguyên cường độ, di chuyển theo hướng Tây với vận tốc 20-25km/h. Vào 16h chiều nay, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,2 độ Kinh Đông-107,2 độ Vĩ Bắc; trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam rồi đi thẳng vào đất liền các tỉnh.

Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Bão số 4 được dự báo đổ bộ vào Quảng Trị – Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay 19/9
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau; phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Từ sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Từ ngày 19/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị-Đà Nẵng trong ngày 19/9.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cảnh báo hoàn lưu của bão số 4 rất rộng, không chỉ ở khu vực Bắc Trung bộ và còn mở rộng ra Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ và đồng bằng Bắc bộ do tác động của hoàn lưu gió mùa tây nam đang hoạt động.

Do vậy, có thể xuất hiện các hiện tượng giông lốc, kèm gió giật mạnh. Ông Khiêm đặc biệt lưu ý, gió giật mạnh trong giông lốc xoáy còn nguy hiểm hơn gió trong bão, rất nguy hiểm cho các hoạt động ven bờ như nơi neo đậu lồng bè, nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, cùng thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa tây nam nên gây mưa lớn diện rộng, mưa từ hôm qua và còn kéo dài những ngày tới.

Tước đó, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bão số 4 cách Đà Nẵng 160km, cảnh báo 4 tỉnh, thành có mưa rất lớn”. Nội dung cụ thể như sau:
Ảnh mây vệ tinh bão số 4 lúc 7h sáng 19-9 – Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 7h sáng 19-9, tâm bão số 4 đang cách Đà Nẵng khoảng 160km về phía đông bắc, Quảng Trị khoảng 165km về phía đông đông bắc.
Bão số 4 mạnh cấp 8 đang hướng vào đất liền các tỉnh miền Trung
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 4 mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20-25km/h.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 19-9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo trong sáng nay tại khu vực các tỉnh, thành Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có mưa với cường suất lớn (trên 150mm/6 giờ).

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khuyến nghị người dân không chủ quan với bão số 4 vì gió không mạnh.

“Hoàn lưu bão số 4 rất rộng, không chỉ trong khu vực chịu tác động trực tiếp ở Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ mà còn mở rộng ra các khu vực khác như nam đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ do bão kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và dải hội tụ nhiệt đới.

Chính vì thế rất dễ xảy ra hiện tượng dông, lốc, xoáy kèm theo gió giật mạnh” – ông Khiêm nói và nhấn mạnh gió giật mạnh trong các cơn dông, lốc, xoáy thậm chí mạnh hơn gió bão mạnh, điều này gây nguy hiểm cho hoạt động ở ven biển cũng như trên đất liền.

Theo ông Khiêm, do bão số 4 kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam nên gây ra đợt mưa lớn trên diện rộng, khả năng kéo dài tới ngày 20-9. Tổng lượng mưa dự báo ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Khi bão số 4 tiếp cận gần bờ và đổ bộ trực tiếp, các tỉnh, thành Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình có thể xuất hiện mưa cường suất lớn, với lượng mưa trên 100mm trong vòng 3 – 6 giờ đồng hồ.

Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư ở các tỉnh này do nước không kịp thoát.

“Tất cả các khu vực vùng núi phía tây của Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ đều nằm trong cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất của Trung tâm xác định và cảnh báo có đến 80 xã với hơn 200 điểm thuộc 8 tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ đang có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất” – ông Khiêm cảnh báo.

Lại thêm vụ SẬP CẦU ở thành phố Hòa Bình nguyên nhân 👇 👇 👇

0

Cầu Ngòi Móng bị đổ sập phần đầu cầu khiến giao thông trên đường tỉnh 445 nối phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) gián đoạn.

W-Sap cau Ngoi Mong 1.jpg Rạng sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (km 0+250) trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành đã bị lún và đến 4h thì bị sập phần đầu cầu. Ảnh: L.Chung W-Sap cau Ngoi Mong 3.jpg Vụ sập cầu không gây thiệt hại về người và tài sản. Tại hiện trường, phần đầu cầu bị sạt đất, sau đó sập xuống so với mặt đường khoảng 3-4m. Ảnh: L.Chung W-Sap cau Ngoi Mong 4.jpg Cầu Ngòi Móng được xây dựng từ lâu, dài khoảng 30m, rộng 4,5m, không có trụ giữa. Ảnh: L.Chung W-Sap cau Ngoi Mong 2.jpg Do bị sập phần đầu cầu nên kết cấu còn lại của cầu Ngòi Móng bị hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: L.Chung fb img 1726712043421 4327.jpg Sau khi xảy ra vụ sập cầu, Công an TP Hòa Bình cử lực lượng ứng trực, điều tiết giao thông. Ảnh: Công an Hòa Bình

Xôn xao về diện mạo tuổi 53 của bà Nguyễn Phương Hằng sau hơn 2 năm trong tr/ạ/i gi/am, hiện bà đang ở đâu?

0

Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, được giảm án và ra tù trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Ngày 19/9, nguồn tin của phóng viên  Dân trí  xác nhận, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, đã được ra tù trước thời hạn. Nguồn tin cho biết thêm, bà Hằng được giảm án và ra tù hôm nay (19/9).

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án, ra tù hôm nay - 1

Bà Nguyễn Phương Hằng trong phiên tòa xét xử phúc thẩm sáng 4/4 (Ảnh: Hải Long)

Trước đó, TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên án phúc thẩm đối với vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng cùng các đồng phạm. Tòa tuyên phạt bà Hằng 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà sẽ chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Cùng liên quan vụ án, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4/4, bị cáo Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TPHCM) lĩnh 2 năm tù (giảm 6 tháng); Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) 1 năm tù (giảm 6 tháng) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân. Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân…

Quốc mẫu hồi cung: Bà Phương Hằng chuẩn bị livestream trở lại nhưng lần này là sao kê version mới

0

Hôm nay (19/9), nguồn tin từ VOV cho biết, bà  Nguyễn Phương Hằng , Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam ở tỉnh  Bình Dương , đã được ra tù sớm hơn dự kiến.

Trước đó, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với vụ án của bà Hằng và các đồng phạm. Tòa tuyên phạt bà Hằng 2 năm 9 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Các  bị cáo  còn lại cũng nhận mức án tương tự.

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại  trại giam An Phước  (Bình Dương). Dự kiến, bà sẽ chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024. Tuy nhiên, do chấp hành tốt nội quy, bà đã được  giảm án  và ra tù sớm hơn.

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay - Hình 1

Bà Hằng tại một buổi livestream (ảnh: MXH)

Theo nguồn tin, nhân dịp Quốc khánh 2/9, trại giam An Phước đã đề nghị giảm án cho bà Hằng. Tuy nhiên, do thủ tục hành chính, việc giảm án chưa được thực hiện ngay. Đến nay, thủ tục đã hoàn tất và bà Hằng đã được thả tự do.

Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân.

Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay  phim , đăng nhập vào 12 tài khoản mạng  xã hội  do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân.

Bà Hằng còn đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của nhiều người, trái quy định của  pháp luật .
10 người bị Nguyễn Phương Hằng xúc phạm yêu cầu gì?
10 cá nhân bị bà Nguyễn Phương Hằng xúc phạm đã có ý kiến liên quan đến quyền lợi của mình tại tòa, khi được HĐXX hỏi.

Trong phiên xét xử sơ thẩm bà Nguyễn Phương Hằng (52 t.uổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) cùng 4 đồng phạm về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, 10 cá nhân bị bà Hằng xúc phạm đã có ý kiến liên quan đến quyền lợi của mình tại tòa, khi được HĐXX hỏi.

Bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư) trình bày không đồng ý với nhiều nội dung của cáo trạng.

Cụ thể, bà Hàn Ni cho rằng cáo trạng đã nêu không đầy đủ hành vi phạm tội của bà Nguyễn Phương Hằng; không nêu hành vi giúp sức của ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng). Ông Dũng đã từng ngồi livestream với bà Hằng và có những phát ngôn giúp sức cho bà Hằng xúc phạm người khác.

Bà Đặng Thị Hàn Ni dẫn chứng những câu như: “Tôi ủng hộ vợ tôi, đi khiếu nại cùng vợ tôi tới cùng, bán 1 căn nhà không đủ thì bán 2 căn nhà để khiếu nại”…

Bên cạnh đó, bà Đặng Thị Hàn Ni cho rằng phải xử lý bà Nguyễn Phương Hằng thêm tội l.àm n.hục, vu khống bà khi nói bà có quan hệ bất chính với ông Tất Thành Cang, nói là tống t.iền doanh nghiệp; tách vụ án bà Đặng Thị Hàn Ni xúc phạm Nguyễn Phương Hằng ra 1 vụ án khác là bất lợi cho bà Hàn Ni, cần phải nhập vào vụ án của Nguyễn Phương Hằng đang xét xử.

Bà Đặng Thị Hàn Ni cũng trình bày, trong vụ án này bà không yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần vì “danh dự của tôi không cân đo đong đếm được”. Bà Hàn Ni cũng không yêu cầu bồi thường tổn thất vật chất.

10 người bị Nguyễn Phương Hằng xúc phạm yêu cầu gì? - Hình 1

Ca sĩ Vy Oanh đến tham dự phiên tòa với tư cách là bị hại . Ảnh NGỌC DƯƠNG

Ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập Báo  Pháp luật TP.HCM ) yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng công khai xin lỗi, cải chính những phát ngôn sai sự thật; gỡ bỏ các buổi livestream đề cập, xúc phạm danh dự, uy tín của ông Hiển. Ngoài ra, đại diện của ông Hiển còn đề nghị HĐXX khởi tố vụ án về 2 tội “làm nhục người khác” và “vu khống” tại phiên tòa nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Xem nhanh 12h ngày 21.9: Diễn biến phiên tòa Nguyễn Phương Hằng | Bắt giam hoa hậu thiện nguyện l.ừa đ.ảo

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, Công Vinh cho biết trước phiên tòa này, vợ chồng Thủy Tiên đã có đơn tách một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đồng thời, tại tòa chỉ yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường tổn thất vật chất hơn 2,3 tỉ đồng, bồi thường tổn thất tinh thần 14 triệu đồng.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh không yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần và vật chất, mà chỉ yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng công khai xin lỗi mình tại tòa.

Bà Trương Việt Hà cũng không yêu cầu bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường, vì: “Đó là tình bạn. Tôi chỉ buồn”, bà Trương Việt Hà nói…

Phiên tòa của TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Phương Hằng vẫn đang tiếp tục vào chiều nay 21.9.

10 người bị Nguyễn Phương Hằng xúc phạm yêu cầu gì? - Hình 2

Chúc mừng gia đình bà Phương Hằng được đoàn tụ hôm nay 19.9

0

Hôm nay (19/9), nguồn tin từ VOV cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, đã được ra tù sớm hơn dự kiến.

Trước đó, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với vụ án của bà Hằng và các đồng phạm. Tòa tuyên phạt bà Hằng 2 năm 9 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Các bị cáo còn lại cũng nhận mức án tương tự

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà sẽ chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024. Tuy nhiên, do chấp hành tốt nội quy, bà đã được giảm án và ra tù sớm hơn.

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án ra tù sớm nhờ chấp hành tốt - Ảnh 1.

Bà Hằng tại một buổi livestream (ảnh: MXH)

Theo nguồn tin,  nhân dịp Quốc khánh 2/9, trại giam An Phước đã đề nghị giảm án cho bà Hằng. Tuy nhiên, do thủ tục hành chính, việc giảm án chưa được thực hiện ngay. Đến nay, thủ tục đã hoàn tất và bà Hằng đã được thả tự do.

Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân.

Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân.

Bà Hằng còn đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của nhiều người, trái quy định của pháp luật

QUÂN ĐỘI: 268.806 người với hơn 4 nghìn phương tiện sẵn sàng ứng phó BÃO SỐ 4 vào Miền Trung

0

Lực lượng quân đội đã sẵn sàng 268.806 người với hơn 4 nghìn phương tiện ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão số 4.

QUÂN ĐỘI: 268.806 người với hơn 4 nghìn phương tiện sẵn sàng ứng phó BÃO SỐ 4- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng nếu mạnh lên thành bão số 4, sẽ có một đợt mưa lớn tại khu vực miền Trung, cần xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp.

Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm
Chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định.

TIN BÃO KHẨN CẤP (BÃO SỐ 4) và các chỉ đạo ứng phó

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, theo dự báo của Cơ quan khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Do vậy, các địa phương chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão thực hiện nghiêm Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các tỉnh, thành phố kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải, đặc biệt là tàu vận tải nhỏ) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.

Trong đó nắm vững thông tin chi tiết từng tàu trong khu vực nguy cơ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại nơi neo đậu đảm bảo an toàn.
Rất có thể lặp lại kịch bản như đợt mưa tại miền Trung năm 2000
Theo ông Hiệp, nếu áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 thì đây không phải là bão quá lớn nhưng lại gây mưa to tại khu vực Trung Bộ, trọng tâm là các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… và rất có thể kịch bản lặp lại như đợt mưa tại miền Trung năm 2000.

Do vậy, các địa phương cần làm tốt công tác rà soát lại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, thực hiện việc di dời người dân đến nơi an toàn.

“Đặc biệt, các địa phương hết sức chú ý đến hoàn lưu sau bão thường gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Cần tập trung xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp, không chủ quan trong ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiêp nhấn mạnh.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện xử lý các tình huống
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị các địa phương đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công.

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ thực hiện tốt công tác chỉ đạo ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai căn cứ vào tình hình diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ thành lập các đoàn đến địa phương để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão.

QUÂN ĐỘI: 268.806 người với hơn 4 nghìn phương tiện sẵn sàng ứng phó BÃO SỐ 4- Ảnh 4.
Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành Bão số 4 gây mưa lớn kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở Trung Bộ
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, lúc 13 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới ở phía Đông khu vực Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 530 km về phía Đông.

Trong 6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 15 km/h. Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

“Các cơ quan dự báo quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) đều có chung nhận định áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão”, ông Mai Văn Khiêm thông tin.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, từ chiều tối 18/9, vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) gió cấp 6-7, sóng 2-4m.

Ngày và đêm 19/9, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm các huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2,-4m, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Cảnh báo, vùng biển phía Bắc và giữa Biển Đông có sóng cao 3-5m; ngoài khơi Trung Bộ sóng cao 3-5m; vùng biển ven bờ từ Nghệ An-Quảng Ngãi có sóng cao 2-4,5m; vùng biển từ Nghệ An- Hà Tĩnh có sóng cao 2-3m; vùng biển từ Quảng Bình- Huế có sóng cao 3-4,5m; vùng biển từ Đà Năng-Quảng Ngãi có sóng cao 2-4m.

Ngoài ra, vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ) sẽ chịu tác động của tổ hợp triều cao, nước dâng do bão và sóng lớn nên nguy cơ ngập ở vùng trũng, thấp ven biển, ven sông, khu neo đậu tàu/thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và sạt lở bờ biển, nhất là vào thời điểm nửa đêm và trưa các ngày 18-19/9.

Trên đất liền, từ gần sáng 19/9, ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam gió mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6, giật 8. Từ trưa đến đêm 19/9, ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam gió mạnh 6-7, gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, bão đi sâu vào trong đất liền có sức gió giật cấp 6-7.

Cùng với đó, các tỉnh, thành phố Bắc và Trung Trung Bộ có lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm; nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trên.

Khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng có mưa từ 200-300mm, có nơi trên 600mm (thời gian mưa từ sáng sớm 18-19/9).

Khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh có mưa từ 150-300mm, có nơi trên 500mm. Khu vực Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa từ 70-150mm, có nơi trên 200mm.

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam khả năng xuất hiện lũ, biên độ lũ lên tại thượng lưu các sông từ 3-7m.

Thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi (Thanh Hóa), thượng lưu sông Cả (Nghệ An) lên mức báo động 1- báo động 2 và trên báo động 2.

Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức báo động 2- báo động 3. Hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông La (Hà Tĩnh) ở mức báo động 1. Hạ lưu sông Cả (Nghệ An) lên trên mức báo động 1.

Sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam lên mức báo động báo động 1-báo động 2 , có sông trên báo động 2.

Riêng các sông nhỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng lên mức báo động 3; nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, các đô thị, thành phố và các khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam.

“Bắt đầu từ chiều 18/9, khả năng xuất hiện các đợt sóng lừng cao lan truyền vào bờ biển Trung Bộ”, Giám đốc Mai Văn Khiêm lưu ý.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, vùng núi và trung du các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng đề phòng nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.
Lực lượng quân đội đã sẵn sàng 268.806 cán bộ với hơn 4 nghìn phương tiện ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão
Theo Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng phòng cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đơn vị đã ban hành 2 công điện chỉ đạo việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, trong đó lưu ý đến việc hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn…

Tính đến 11 giờ ngày 18/9, lực lượng Biên phòng đã kiểm đếm, hướng dẫn được 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động di chuyển vòng tránh, trong đó, 75 tàu/618 người hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và khu vực Hoàng Sa; đảm bảo không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm; các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, lực lượng quân đội đã sẵn sàng 268.806 cán bộ với hơn 4 nghìn phương tiện ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Hoàng Hải Minh khẳng định, tỉnh đã lên 4 phương án di dời dân khi có mưa lớn, đặc biệt tại các khu vực trọng yếu như A Lưới, Nam Đông…

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nêu rõ, thành phố đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy đến các địa phương chỉ đạo công tác ứng phó; đồng thời, chiều 18/9, thành phố Đà Nẵng sẽ cho học sinh nghỉ học…
Quân khu 4 chỉ đạo các đơn vị ứng phó với áp thấp nhiệt đới (bão số 4)
Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã có công văn chỉ đạo yêu cầu các cơ quan đơn vị chủ động, sẵn sàng các biện pháp ứng phó.

Theo đó, Bộ tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ cứu nạn ở các cấp, theo dõi nắm chắc tình hình áp thấp nhiệt đới, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, diễn biến của mưa lũ trên địa bàn; chủ động báo cáo, tham mưu đề xuất xử lý kịp thời, hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị chủ động kiểm tra, rà soát, bổ sung các phương án, kế hoạch; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với các tình huống, theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới; phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh và các địa phương ven biển để nắm tình hình tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi, thông báo cho các chủ phương tiện trên biển biết vị trí, diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới, để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng biển nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai trên địa bàn có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ.