Home Blog Page 421

Đau lòng một tình nguyện viên không qua khỏi khi tham gia cứu trợ lũ lụt

0

Là tình nguyện viên đi cứu trợ người dân vùng bão lũ nhưng anh đã mãi mãi không thể trở về!

Ông Bùi Ngọc Giang, chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái xác nhận: Thithe anh N.H.T., tình nguyện viên qua đời khi cứu trợ người dân vùng bão lũ tại địa bàn, đã được bàn giao cho gia đình.

Chiều 11/9, ông Giang cũng cho biết, sáng 10/9, anh N.H.T. (33 tuổi, trú tại thị trấn Yên Bình) cùng đoàn cứu trợ gồm 5 người đi ra khu vực ngập lụt trên đường Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái để cứu hộ thì bất ngờ bị lật thuyền.

Theo một số người dân chứng kiến tại hiện trường, do nước lũ chảy xiết, chiếc thuyền chở 5 người bị va vào cánh cửa gara ô tô khiến cả 5 người rơi xuống dòng nước ngập sâu khoảng 2m.

Ngay sau tai nạn đã xác định, một người bị thuyền lật úp đè xuống dòng nước và không qua khỏi, một người khác bị thương. Phải đến 8h sáng 11-9, thithe anh N.H.T. mới được tìm thấy tại gần vị trí thuyền bị lật.

Đến chiều 11-9, chính quyền phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái đã bàn giao thithe anh T. cho gia đình để lo hậu sự.

hình ảnh

Bạn bè chia buồn với mất mát không may xảy ra với thành viên đoàn, ảnh: MHFB

Sự việc xảy ra quá bất ngờ và thương tâm đã khiến nhiều người chứng kiến không cầm được nước mắt. Ngay sau khi những thông tin này được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội, hàng nghìn người đã để lại lời chia sẻ, động viên và cảm phục vì sự ‘ra đi’ của anh T. Mong gia đình anh sẽ sớm vượt qua được nỗi đau mất mát quá lớn này.

Những điều cần lưu ý cho các đoàn cứu trợ vùng lũ để thuận lợi và đảm bảo an toàn

Đại tá Nguyễn Xuân Toàn – Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Bộ đội biên phòng – cho biết, điều người dân cần ghi nhớ nhất khi tham gia ứng cứu vùng lũ là nên tìm đầu mối liên hệ ở địa phương.

“Các đoàn cứu trợ nên liên lạc với một đầu mối ở địa phương như công an, bộ đội hoặc chính quyền để cập nhật tình hình nước lũ và tiếp cận vùng lụt theo hướng dẫn của các đơn vị đó.

Việc liên hệ với đầu mối ở địa phương cũng giúp địa phương nắm bắt được số lượng người, nhu yếu phẩm, trang thiết bị mà đoàn cứu trợ mang theo để sắp xếp phương tiện, cách thức tiếp cận vùng lũ sao cho hợp lý.

hình ảnh

Tham gia cứu hộ  vùng lũ cũng cần lưu ý nhiều điều để giữ an toàn, ảnh: TTO

Ngược lại, đầu mối tại địa phương cũng có trách nhiệm cập nhật tình hình nước lũ hiện tại cho đoàn, thông báo phương án tiếp cận an toàn”.

Đại tá Toàn cho biết, ông rất hiểu tâm lý các đoàn cứu trợ thường muốn tận tay trao hàng cứu trợ cho bà con. Nhưng nếu như phương tiện, cơ sở vật chất và nhân lực tại địa phương không đủ điều kiện để đưa đoàn vào tận nơi, hoặc chỉ đưa được một số thành viên vào vùng bị cô lập thì các đoàn cứu trợ nên nghe theo hướng dẫn của cơ quan sở tại, ông Toàn nói.

Ngoài ra, khi công tác cứu hộ đang hết sức gấp rút, bận rộn thì việc đoàn cứu trợ đông người muốn tiếp cận vùng bị cô lập cũng khiến cho địa phương hao tổn nhân lực.

Hiện tại, có những đoàn có sẵn thuyền, cano mang vào vùng lũ. Tuy nhiên, theo Đại tá Toàn, các đoàn vẫn nên liên hệ với địa phương để vào trong, thay vì tự di chuyển bởi sẽ có những mối nguy hiểm tiềm ẩn do nước lũ vẫn còn đang chảy xiết.

“Cũng có những đoàn cứu trợ cung cấp các loại thực phẩm và trang thiết bị mà người dân vùng lũ chưa cần dùng ngay. Trường hợp đó, các đoàn nên gửi lại địa phương để địa phương phân bổ sau khi nước rút”.

hình ảnh

Bà con vùng lũ lụt đang rất cần sự giúp đỡ, ảnh: dSD

Đại tá Toàn chia sẻ, theo kinh nghiệm của ông, khi nước còn chảy xiết thì địa phương sẽ không đưa đoàn cứu trợ vào mà sẽ đợi đến khi nước đã tĩnh. “Khi nước vẫn chảy, thường chỉ có lực lượng cứu hộ chở hàng vào cho những vùng bị cô lập. Thường việc cứu trợ sẽ diễn ra sau vài ngày”.

“Khi địa phương đã đồng ý đưa đoàn vào rồi, mọi người nên mặc áo phao và mặc trang phục gọn gàng để dễ xử lý trong các trường hợp khẩn cấp. Về trang phục và trang thiết bị đảm bảo an toàn, địa phương sẽ cung cấp và hướng dẫn đoàn cứu trợ”.

Về nhu yếu phẩm, Đại tá Toàn cho rằng, các loại thực phẩm mà dân vùng lũ cần nhất là mì tôm, nước uống đóng chai và các loại bánh trái có thể ăn được ngay.

“Thường thì gạo chưa thể sử dụng được ngay, khi nước đang còn dâng. Tôi từng thấy có đoàn mang được bếp gas mini vào cho bà con. Theo tôi, đây là vật dụng rất hữu ích khi điện, nước chưa có. Có bếp gas mini thì bà con có thể nấu mì thuận tiện hơn”, Đại tá Toàn cho hay.

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3, ở thành phố Yên Bái có mưa rất to, mực nước sông dâng cao, gây sạt lở nhiều điểm, ngập úng diện rộng, chia cắt nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhiều phường, xã của thành phố đang bị cô lập, giao thông chia cắt.

Đến chiều 11/9, nước đã rút tại một số tuyến đường ở thành phố Yên Bái, tuy nhiên ở đây lại đang có mưa rất to.

Danh sách từ thiện năm nay

0

Danh sách từ thiện năm nay.

Sao Việt ở các lĩnh vực như Lý Hải, Thùy Tiên, MC Minh Trang… nhanh chóng kêu gọi ứng cứu, chuyển tiền hỗ trợ và có hành động thiết thực để chung tay giúp đỡ bà con ở các khu vực đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ lịch sử.

Untitled 1.jpg

MC Minh Trang
Chia sẻ với VietNamNet, MC Minh Trang cho biết ông xã chị vốn theo học Đại học Y Thái Nguyên. “Lòng anh nóng như lửa đốt bởi ông bà và họ hàng đều ở trên đó, bao mảnh đời bất hạnh ở trên đó”, bà mẹ 4 con nói. Là bác sĩ nên đứng trước cảnh đồng bào đang bị cô lập trong lũ, nước thì ngày càng lên cao nên anh rất sốt ruột“Quyết định mang phao cứu hộ lên Thái Nguyên cũng bắt nguồn từ lý do cá nhân. Do sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên nên khi nghe tin anh về quê, bạn bè từ công an, bộ đội, cán bộ huyện… đều nhiệt tình giúp đỡ, đi đến đâu cũng có nhiều người ủng hộ”, nữ MC chia sẻ với VietNamNet.
Cựu MC VTV cho biết chỉ trong một thời gian ngắn, vợ chồng chị đã nhận hơn 400 chiếc áo phao và đồ dùng thiết yếu cho bà con Thái Nguyên. 20h ngày 9/9, ông xã chị đã có mặt tại Thái Nguyên và bắt đầu phân phát áo đến người dân.

Bà mẹ 4 con cho biết sau khi phát áo phao, anh chị sẽ nhận các nhu yếu phẩm cần thiết như mì gói, đồ ăn liền, thuốc men, đồ dùng vệ sinh, đồ cá nhân cần thiết để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho bà con đang ở tâm lũ.
MC Minh Trang sẽ ở Hà Nội làm đầu mối nhận đồ tiếp tế, ủng hộ của mọi người và lo việc gia đình cho ông xã yên tâm đi cứu trợ tại quê nhà.
Do ảnh hưởng từ siêu bão Yagi, các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái đang bị ngập lụt nặng, thậm chí đã có địa phận gần như bị cô lập trong lũ. Vợ chồng Lý Hải – Minh Hà.
Đến thời điểm hiện tại, danh sách những người nổi tiếng đóng góp cứu trợ bà con vùng lũ sau bão Yagi vẫn nối dài: Ca sĩ Tùng Dương và những người bạn (500 triệu đồng), ca sĩ Mỹ Tâm (200 triệu đồng ), vợ chồng diễn viên Việt Hương (200 triệu đồng), nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường (200 triệu đồng), ca sĩ Quốc Thiên và Uyên Linh (150 triệu đồng), siêu mẫu Thanh Hằng (100 triệu đồng), ca sĩ Đức Phúc (100 triệu đồng), ca sĩ Hồ Ngọc Hà (100 triệu đồng), team Hương Giang (100 triệu đồng), người mẫu Châu Bùi (100 triệu đồng), hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên (50 triệu đồng), ca sĩ Phí Phương Anh (50 triệu đồng), diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc (50 triệu đồng), diễn viên Huỳnh Lập (50 triệu đồng), MC Phí Linh (20 triệu đồng)….
Ca sĩ Tùng Dương cho biết đã chuyển số tiền 500 triệu đến UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên sáng 10/9. Trong những ngày tới anh và những người bạn sẽ tiếp tục quyên góp ủng hộ cho Yên Bái – nơi đây cũng đang phải đối diện nhiều khó khăn do ngập nặng.
Vợ chồng Lý Hải – Minh Hà chia sẻ, ở miền Nam xa xôi, gia đình đạo diễn Lật mặt 7 gửi 3.000 kg gạo, 400 thùng mì và 100 triệu tiền mặt nhờ phóng viên chuyển đến bà con vùng lũ phía Bắc và xin cầu mong bình an đến với mọi người.
Lý Hải – Minh Hà cũng xin thông tin về những nơi bán áo phao, đèn pin, ủng giao được tại Hà Nội trong ngày 10/9 để liên hệ hỗ trợ đồng bào.
Ca sĩ Thái Thùy Linh thông báo đã chi 135 triệu đồng mua 1.000 cục pin, sạc điện thoại hỗ trợ bà con vùng lũ đang bị cô lập vì mất điện. Tối 9/9, Thái Thùy Linh chia sẻ đã mua 1.000 cục dự phòng từ đại lý do một người em mà cô tin tưởng giới thiệu nên rất cần một chuyến xe chở từ Phú Thọ về Hà Nội sáng nay để kịp chia đi các ngả.

Thấy Shark Bình – Phương Oanh ủng hộ đồng bào vùng lũ hẳn nửa tỷ đồng, dân mạng khen tới tấp, khác hẳn thái độ hồi mới công khai: Đúng là có tiền, làm gì cũng đúng!

0

Shark Bình và Phương Oanh mong muốn bà con sớm vượt qua khó khăn trước mắt.

Shark Bình kể từ khi kết hôn với Phương Oanh luôn nhận về sự quan tâm, theo dõi từ phía đông đảo khán giả. Nam doanh nhân khá cởi mở, thoải mái chia sẻ những câu chuyện đời thường và trong cuộc sống hôn nhân.

Vợ chồng Shark Bình – Phương Oanh ủng hộ 500 triệu đồng

Tối ngày 10/9, Shark Bình đăng tải hình ảnh giao dịch chuyển khoản có giá trị lên tới 500 triệu đồng tới quỹ Mặt Trận Tổ quốc. Bên cạnh đó, nam doanh nhân chia sẻ thêm: “Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, xin chung tay cùng đồng bào bị thiệt hại vì bão lũ, mong chúng ta sớm vượt qua thảm hoạ này”. Phương Oanh để lại bình luận dưới bài viết của chồng: “Mong mọi người được bình an! Yêu thương”.Shark Bình và Phương Oanh ủng hộ 500 triệu đồng tới bà con ở vùng lũ Ảnh 1Shark Bình công khai hình ảnh giao dịch chuyển khoản. Ảnh: FBNV

Có thể là hình ảnh về 2 người và em béNgoài việc chăm sóc gia đình nhỏ, Shark Bình và Phương Oanh luôn quan tâm đến những diễn biến, hoạt động công tác xã hội. Ảnh: FBNV
Trong nội dung chuyển khoản, nam doanh nhân có ghi nội dung như sau “Gia đình Hoà Bình – Phương Oanh ủng hộ đồng bào thiệt hại cơn bão số 3”. Trước tấm lòng của vợ chồng Shark Bình – Phương Oanh, một khán giả để lại lời cảm ơn tràn đầy tình cảm: “Cảm ơn tấm lòng vàng của vợ chồng em”. Khi đón nhận bình luận này, Phương Oanh chỉ âm thầm thả “thương thương” được cho là giống một sự đồng tình, thấu hiểu. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghệ sĩ cũng chuyển tiền về quỹ Mặt Trận Tổ quốc nhằm tiếp sức, hỗ trợ bà con đang gặp khó khăn ở những khu vực bị ảnh hưởng do bão, lũ.

 

Trước hành động này của vợ chồng Shark Bình – Phương Oanh, cư dân mạng đã gửi lời khen tới tấp đến cặp đôi, thái độ trái ngược hoàn toàn so với thời điểm cả 2 công khai tình cảm. Dường như dư luận đã có cái nhìn ‘nhẹ nhõm’ hơn đối với 2 người.

Shark Bình muốn được nhìn nhận là người giàu tình nghĩa

Trong một đoạn video đăng tải trên nền tảng TikTok, Shark Bình đã nói về từ khoá “Shark Bình giàu cỡ nào”. Anh chia sẻ tuy không rõ giàu ở đây là như thế nào, nhưng chắc chắn bản thân là rất giàu tình giàu nghĩa: “Đối với Shark thì tình nghĩa anh em, sự thật thà, xanh chín và tình người, đối nhân xử thế mới là quan trọng nhất. Còn tiền bạc, vật chất mình đã qua cái giai đoạn phải lo nghĩ về cơm áo gạo tiền. Có thể kiếm nhiều tiền hơn nữa cũng không thể tiêu được. Nên Shark rất mong muốn mọi người nhìn nhận Shark là một người giàu tình nghĩa thay vì giàu tiền bạc”.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bảnShark Bình luôn thể hiện sự hóm hỉnh, vui vẻ ở trên mạng xã hội. Ảnh: FBNV

Không có mô tả ảnh.Shark Bình là người nghiêm túc và hết mình với công việc. Ảnh: FBNV
Khi đón nhận câu hỏi “Người ta hay quy ước giàu là có mấy miếng đất, mấy căn nhà thì Shark có quy ước được hay không?”, Shark Bình khéo léo trả lời: “Thật ra Shark có nhà đủ dùng, có tiền đủ tiêu và cũng thừa ra một ít để đầu tư cho các bạn trẻ khởi nghiệp”.

Ám ảnh những chiếc q/uan t/ài xếp dài ở bản Làng Nủ sau cơn lũ quét định mệnh: Đã tìm thấy hàng chục tkj tke, vẫn còn 65 người đang mất tích, lực lượng cứ hộ ngày đêm cật lực tìm kiếm

0

Cả một khu vực rộng lớn với hàng trăm người dân sinh sống đã 5-6 đời nơi đây, giờ trở nên hoang tàn bởi bùn đất vùi lấp sau trận lũ quét. Những người sống sót với đôi mắt đỏ hoe đang ngồi ven bờ suối ngóng tin người thân còn mất tích. Trong khi đó, lực lượng chức năng đang nỗ lực khẩn trương công tác tìm kiếm cứu nạn.

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, sáng 11/9, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tang thương bao trùm khi thảm họa này đã xóa sổ một thôn với hơn 37 hộ dân.

Thông tin chính thức đến 11h ngày 11/9 về thiệt hại do lũ quét tại Làng Nủ đã vùi lấp 37 hộ dân với 158 người. Số thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát ngày một tăng, đã có 30 người chết. Hiện vẫn còn 65 người mất tích trong cơn lũ quét, trong đó có 18 trẻ dưới 6 tuổi, 14 trẻ dưới 14 tuổi. Trong cơn lũ quét kinh hoàng có 46 người may mắn chạy thoát.

Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 1Làng Nủ tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng – Ảnh: Báo Dân Việt
Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 2Xe chở đồ cứu trợ vào thôn Làng Nủ – Ảnh: Báo Dân Việt

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thắng, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) cho biết ngày 10-9, bệnh viện đã tiếp nhận 18 bệnh nhân, trong đó, có 4 trẻ em là nạn nhân trong vụ lũ quét cả bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh) vào điều trị.

Đến sáng 11/9, bệnh viện đã chuyển 7 bệnh nhân nặng lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để hội chẩn, điều trị tiếp.

Theo ông Thắng, hiện các bệnh nhân nhẹ, cơ bản ổn định sẽ tiếp tục được bệnh viện điều trị, chăm sóc, ổn định tâm lý. Các bệnh nhân nặng hơn sẽ tiếp tục chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh khi cần thiết. “Vợ con tôi đi trước chỉ khoảng hơn 1m, nhưng sau tiếng nổ, mọi thứ ụp xuống và tôi không còn biết gì cả. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, người tôi cứ quăng quật trong bùn đất, trời tối đen như mực không thấy gì… Nhưng có lẽ lúc đó tôi nín thở nên không bị ngạt bùn. Đến khi tức ngực, khó thở quá và thấy hơi sáng sáng, tôi ngoi đầu lên thì thấy cạnh mình toàn cột gỗ nhà sàn…”, anh Nhần kể.
Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 3Anh Hoàng Văn Nhần, nạn nhân sống sót sau vụ lũ quét kinh hoàng ở bản Làng Nủ – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Cũng theo anh Nhần, áng chừng anh đã bị lũ, bùn đất cuốn trôi khoảng hơn 1km, qua một cây cầu, ra đến tận con suối bên ngoài.

“Lúc đó, tôi lộn mấy vòng tưởng chết rồi nhưng cứ lặn xuống lại ngoi lên được. Đến một chỗ đất bằng bằng, nước không còn cuốn mạnh nữa tôi cố ngoi lên, chới với vào gần được mép đường bê tông thì lại bị nước cuốn mạnh, kéo ra. Tôi đã định buông xuôi nhưng lại vớ được khúc cây. Nhưng khúc cây cứ trơn tuột. Cứ sắp tuột tay ra tôi lại cố bám vào. Rồi đủ thứ rác rến móc vào người… Đến lúc nước đỡ cuốn, dù kiệt sức nhưng tôi vẫn cố ngoi lên kêu cứu. May có mấy nhà đi xem nước xuống kéo lên được. Lúc kéo lên tôi chỉ nằm một chỗ nhưng may mắn đầu không bị va đập nên vẫn tỉnh táo”, anh Nhần nhớ lại.

Dù may mắn thoát chết, được cứu nhưng anh Nhần vẫn đau đớn cho biết đến giờ vợ con anh vẫn chưa có thông tin gì.

“Tôi nằm ở đây nhưng giờ này không biết vợ con mình thế nào, sống chết ra sao. Tôi nóng ruột lắm, muốn đứng dậy đi tìm vợ con mình nhưng không thể đứng được, chân gãy mất rồi…”, anh Nhần nói trong nước mắt.
Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 4Một phụ nữ Làng Nủ than khóc vì làng bản, gia đình giờ chỉ còn là đống bùn lầy lội – Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Theo thông tin từ báo Dân trí, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) thực hiện Báo động đỏ, huy động toàn thể cán bộ tập trung tại đơn vị ứng cứu thảm họa thiên tai do bão lụt ở thôn Làng Nủ.

Trong lúc này, việc tìm kiếm tại hiện trường vẫn đang được tiến hành khẩn trương dù gặp nhiều khó khăn. Lực lượng tìm kiếm nỗ lực “bóc” từng lớp đất đá đang vùi lấp những ngôi nhà và hàng chục mạng người. Bước đầu lực lượng chức năng xác định công tác tìm kiếm có thể kéo dài cả tuần hoặc lâu hơn bởi lượng đất đá vùi lấp quá khổng lồ.
Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 5

Ám ảnh cảnh hoang tàn của bản Làng Nủ bị lũ quét vùi lấp: Đã tìm thấy 30 thi thể, vẫn còn 65 người đang mất tích - Ảnh 6Lực lượng chức năng rất khó khăn để đưa các quan tài lên núi cao chôn cất nạn nhân – Ảnh: Báo Dân trí
Lãnh đạo quân khu và tỉnh đi thăm hỏi, hỗ trợ cho các gia đình có người chết. Chính quyền địa phương cho biết sẽ hỗ trợ 25 trịêu đồng/trường hợp tử vong và 5 trịêu đồng/người bị thương.

Nam ca sĩ vừa ủng hộ 1 tỷ cho đồng bào, được gọi là “dân chơi nhân ái”, thường xuyên làm thiện nguyện con số lên đến hàng chục tỷ

0

Hà Anh Tuấn bắt đầu nổi tiếng từ năm 2006 sau khi lọt vào top 3 cuộc thi Sao Mai điểm hẹn mùa 2. Với thành công này, nam ca sĩ sinh năm 1984 đã quyết định theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp. Anh ra mắt nhiều sản phẩm và dự án âm nhạc được đầu tư bài bản, chỉn chu.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài loay hoay tìm chỗ đứng trong showbiz Việt đã có lúc, nam ca sĩ bất ngờ “biến mất”. Và phải đến khoảng năm 2016, anh mới bất ngờ quay trở lại với một hình ảnh mới, tư duy âm nhạc mới cùng sự liều lĩnh khi thực hiện 2 liveshow hoành tráng ở Hà Nội và Sài Gòn.

Hình ảnh quý ông lịch lãm ngày trở lại cùng cách nói chuyện duyên dáng, Hà Anh Tuấn ngay lập tức trở thành hiện tượng của showbiz Việt. Kể từ đó đến nay, liveshow nào của anh cũng trong tình trạng cháy vé. Điều này đã đưa Hà Anh Tuấn trở thành ngôi sao hạng A, hot nhất nhì showbiz Việt.

Nam nghệ sĩ nổi tiếng tuổi 40: Vẫn độc thân, là "dân chơi nhân ái" đến đam mê phủ xanh rừng Việt Nam- Ảnh 2.
Không chỉ nổi tiếng với danh xưng ngôi sao, Hà Anh Tuấn còn được biết đến bởi tấm lòng nhân ái, biết san sẻ với hoàn cảnh khó khăn. Anh từng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi chia sẻ quan điểm về “dân chơi” thời hiện đại trên tờ Trí Thức Trẻ.

“Mình đi thăm lũ con nít và mình thấy cuộc đời chả có gì quan trọng nữa, Chúng ta khoe nhau nhiều tiền để làm gì? Giờ phải khoe cứu được bao nhiêu người, chữa được bao nhiêu người, hoặc ít nhất với lũ trẻ, phải cho chúng sống được bao nhiêu ngày tháng vui vẻ còn lại. Dân chơi là chơi kiểu đó. Giờ dân chơi vẫn khoe cái xe, cái túi, đồ đạc thế này thế kia thì lỗi thời rồi”, nam ca sĩ nói.

Với phát ngôn này, Hà Anh Tuấn được nhiều người yêu mến đặt biệt danh là “dân chơi nhân ái”. Nhìn lại hành trình từ thiện của Hà Anh Tuấn cũng khiến nhiều người phải nể phục như: Ủng hộ 2 tỷ đồng để tài trợ 3 phòng cách ly áp lực âm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh thời Covid-19; Ủng hộ 3 tỷ cho chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để tiếp tục hoạt động, gắn kết những người thân thất lạc nhau; Khởi xướng dự án Chồi Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực y tế và giáo dục để thực hiện các hoạt động như “Chồi khỏe mạnh”, “Chồi đến trường”. Trong đó có cả hoạt động bảo hộ cho trẻ mồ côi do Covid – 19…

Trái tim ấm nóng vì cộng đồng của Hà Anh Tuấn càng khiến những người yêu giọng hát của anh nể phục và không ngại chung tay cùng thần tượng lan tỏa tình yêu thương đến những mảnh đời khó khăn. Đó cũng là một trong những lý do mà show diễn nào của nam ca sĩ từ trong nước tới ngoài nước, từ tỉnh nhỏ đến thành phố lớn luôn luôn cháy vé bởi anh thường xuyên trích lợi nhuận từ những sự kiện của mình để giúp đỡ cộng đồng.

Ngoài các dự án thiện nguyện, trong những năm qua, Hà Anh Tuấn còn ghi dấu ấn đậm nét với dự án trồng rừng mang tên “Rừng Việt Nam” – với hy vọng người dân trên khắp cả nước không còn phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai bão lũ, tăng cường lan tỏa tinh thần trồng cây gây rừng tới cộng đồng cùng thông điệp bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi xanh của con người.

Dự án này được ca sĩ Hà Anh Tuấn công bố lần đầu tiên vào tháng 10/2019 ngay trên trên sân khấu Live Concert “Truyện ngắn” tại Hà Nội. Toàn bộ kinh phí sử dụng cho dự án được Hà Anh Tuấn và công ty Viet Vesion trích ra từ những sản phẩm nghệ thuật của mình.

Nam nghệ sĩ nổi tiếng tuổi 40: Vẫn độc thân, là "dân chơi nhân ái" đến đam mê phủ xanh rừng Việt Nam- Ảnh 4.Sau khi công bố và đi vào triển khai, trong thời gian đầu, nam ca sĩ từng chia sẻ, anh và các thành viên trong dự án đã phải vượt qua nhiều thử thách để hoàn thành mục tiêu. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19, công tác triển khai còn gặp nhiều trở ngại. Và khi nói về “Rừng Việt Nam”, không thể không nhắc tới tinh thần hợp tác triển khai của các địa phương, lực lượng thanh niên của các tỉnh Đoàn và lực lượng kiểm lâm trong công việc trồng và giữ rừng… Nhờ sự giúp sức của các đơn vị này, đoàn trồng rừng của Hà Anh Tuấn đã hoàn thiện được năm hành trình “Rừng Việt Nam” trên khắp cả nước.

 

Cụ thể như: Hành trình 1 diễn ra từ ngày 08/08/2020 tại tiểu khu 227A, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng và đã trồng được 1.500 cây mai anh đào, hỗ trợ chăm sóc toàn bộ cây thông ba lá đang tái sinh tự nhiên trên diện tích 23.000m2.

Hành trình 2 diễn ra từ gày 23/10/2020 tại tiểu khu 64, bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Các thành viên dự án đã trồng 305 cây, bao gồm các loại cây bản địa như sao đen, dầu rái, chò đen trên diện tích 2.500m2.

Hành trình 3 từ tháng 01/2021, ê-kíp dự án “Rừng Việt Nam” tiếp tục trồng cây ở Vị Xuyên, Hà Giang với 26.000 cây sa mộc. Hành trình 4 diễn ra từ ngày 11/1/2022, trồng được 5000 cây Sao Đen trên 7,5 ha rừng tại Tà Cú (Bình Thuận).

Hành trình 5 là vào tháng 2/2024, ê-kíp dự án đã phối hợp cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức chương trình trồng cây “Thêm xanh cho cánh rừng già” 1.500 cây Chò xanh và Giổi xanh trên khu vực 2 ha đất tại thung Trầu, thuộc địa bàn Vườn Quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình.

 

Dự án “Rừng Việt Nam” của Hà Anh Tuấn đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác trong showbiz Việt như: Lưu Hương Giang, Phương Ly, Hoàng Dũng, Trần Duy Khang (Chillies) và Thịnh Suy – những cái tên từng xuất hiện trong hành trình thứ 4 của dự án. Đặc biệt, trong hành trình thứ năm, huyền thoại âm nhạc người Nhật Kitaro cũng đồng hành với nam ca sĩ.

Chia sẻ về đoạn đường đã đi qua, Hà Anh Tuấn từng nói: “Tuấn không muốn kể một mình mà muốn tất cả chúng ta sẽ cùng đi, cùng kể lại câu chuyện cho thế hệ sau. Nếu họ hỏi về tất cả chúng ta, hỏi về âm nhạc, về niềm tin của thế hệ mình thì chúng ta có cánh rừng để lại. Rừng Việt Nam sẽ không dừng bước ở đây và cũng sẽ không sớm dừng bước.

Nhưng để làm được điều đó thì tất cả chúng ta phải đồng lòng vì trồng rừng chắc chắn là một hành trình rất dài. Chỉ cần mỗi ngày có thêm một người, một hộ trồng cây, trồng rừng là chúng ta có thêm thật nhiều năng lượng để bảo vệ những mảng xanh”, nguồn Menard Việt Nam.

Đắm đuối với đam mê âm nhạc, với hành trình mang lại tiếng cười cho những mảnh đời bất hạnh và chăm chút cho “lá phổi xanh” của nhân loại, Hà Anh Tuấn hiện tại vẫn chưa kết hôn. Tuy nhiên, có lẽ với người đàn ông này, được mang lại niềm vui tới người khác đã là một hạnh phúc mà anh luôn trân trọng.

Tin buồn: Một tình nguyện viên tuvong khi c:.ứ:.u tr:.ợ lũ ở TP Yên Bái

0

Ông Bùi Ngọc Giang, chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, cho biết thi thể anh N.H.T., tình nguyện viên tử vong khi cứu trợ tại địa bàn, đã được bàn giao cho gia đình.Một tình nguyện viên tử vong khi cứu trợ lũ ở TP Yên Bái - Ảnh 1.Bạn bè chia buồn với mất mát không may xảy ra với thành viên đoàn

Chiều 11-9, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Giang cũng cho biết sáng 10-9, anh N.H.T. (33 tuổi, trú tại thị trấn Yên Bình) cùng đoàn cứu trợ gồm 5 người đi ra khu vực ngập lụt trên đường Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái để cứu hộ thì bất ngờ bị lật thuyền.

Theo một số người dân chứng kiến tại hiện trường, do nước lũ chảy xiết, chiếc thuyền chở 5 người bị va vào cánh cửa gara ô tô khiến cả 5 người rơi xuống dòng nước ngập sâu khoảng 2m.

Ngay sau tai nạn đã xác định có 1 người bị thương và 1 người mất tích. Phải đến 8h sáng 11-9, thi thể anh N.H.T. mới được tìm thấy tại gần vị trí thuyền bị lật.

Đến chiều 11-9, chính quyền phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái đã bàn giao thi thể anh T. cho gia đình để lo hậu sự.Chiều 11-9, trên địa bàn TP Yên Bái tuy nước lũ đã rút tại một số nơi nhưng tình hình giao thông vẫn rất khó khăn, nhiều khu vực còn bị chia cắt.Còn theo TTXVN, ở đây lại đang có mưa rất to. Địa phương đã huy động lực lượng cứu hộ hơn 2.000 người, cùng hàng trăm xe ô tô, phương tiện máy móc để hỗ trợ phòng chống thiên tai; mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu. Đồng thời tiếp nhận nhu yếu phẩm từ đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh và tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ để cấp phát cho các xã, phường cứu trợ nhân dân vùng ngập lụt.

Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phong

0

Áp thấp nhiệt đới gần Philippines đã mạnh lên thành bão Bebinca và đang trên đà tiếp tục tăng cấp dữ dội.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên thành bão Bebinca. Ảnh: PAGASA

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho hay, vào hồi 23h ngày 10.9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca.

Vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc, 145,0 độ kinh đông, cách Đông Visayas 2.105 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65km/h, giật 80km/h và áp suất trung tâm là 998 hPa. Phạm vi gió 200km từ tâm bão.

Dự báo bão của PAGASA cho biết, bão Bebinca dự kiến ​​sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc đến tối 13.9, sau đó có thể chuyển hướng về phía tây tây bắc.

Dự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASA

Trong khi đó, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ, vào hồi 23h ngày 10.9, bão Bebinca cách lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương 96km về phía đông nam, di chuyển về phía tây bắc với tốc độ 20km/h.

Ngày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office Storms

Bebinca dự kiến ​​sẽ tăng cấp lên bão nhiệt dữ dội vào sáng 13.9. Không loại trừ khả năng Bebinca mạnh lên thành bão cuồng phong, vì bão vẫn đang trên Thái Bình Dương.

Kịch bản đường đi hiện tại cho thấy, bão Bebinca sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines, tuy nhiên ​​sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam, gây mưa ở Visayas và Palawan, giông bão ở Bicol và Mindanao từ ngày 12.9 trở đi.

Tuy nhiên, kịch bản mưa vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.

https://laodong.vn/the-gioi/con-bao-moi-gan-philippines-tren-da-thanh-bao-cuong-phong-1392456.ldo

KHẨN: Cơn b;ão mới gần Philippines trên đà thành b;ão c;uồng phong, chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam

0

Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phong
Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phongÁp thấp gần Philippines mạnh lên thành bão Bebinca. Ảnh: PAGASA

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho hay, vào hồi 23h ngày 10.9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca.

Vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc, 145,0 độ kinh đông, cách Đông Visayas 2.105 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65km/h, giật 80km/h và áp suất trung tâm là 998 hPa. Phạm vi gió 200km từ tâm bão.

Dự báo bão của PAGASA cho biết, bão Bebinca dự kiến ​​sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc đến tối 13.9, sau đó có thể chuyển hướng về phía tây tây bắc.

Dự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASADự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASA
Trong khi đó, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ, vào hồi 23h ngày 10.9, bão Bebinca cách lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương 96km về phía đông nam, di chuyển về phía tây bắc với tốc độ 20km/h.

Ngày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office StormsNgày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office Storms
Bebinca dự kiến ​​sẽ tăng cấp lên bão nhiệt dữ dội vào sáng 13.9. Không loại trừ khả năng Bebinca mạnh lên thành bão cuồng phong, vì bão vẫn đang trên Thái Bình Dương.

Kịch bản đường đi hiện tại cho thấy, bão Bebinca sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines, tuy nhiên ​​sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam, gây mưa ở Visayas và Palawan, giông bão ở Bicol và Mindanao từ ngày 12.9 trở đi.

Tuy nhiên, kịch bản mưa vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.

Dự báo Biển Đông có lốc xoáy gió giật mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay (11/9), ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, Cà Mau đến Kiên Giang, khu vực Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông.

Dự báo thời tiết đêm 11/9 và ngày 12/9, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.

Ngoài ra, đêm 11/9 và ngày 12/9, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2,0-3,0m. Biển động.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy và gió giật mạnh.

Thôi xong: Lệ Quyên đi vào vết xe đ;ổ của Thủy Tiên, Hoài Linh rồi…

0

Vừa qua, ca sĩ Lệ Quyên đã kêu gọi khán giả chung tay ủng hộ bằng cách tổ chức một đêm nhạc ở phòng trà tại TP HCM. Sau đó doanh thu bán vé sẽ được hỗ trợ đồng bào các tỉnh thành phía Bắc chịu ảnh hưởng bởi bão lũ. Tuy nhiên, có một bình luận gửi đến Lệ Quyên với nội dung:  “Nghệ sĩ từ thiện nên sao kê”.

Trước bình luận mang tính mỉa mai này, Lệ Quyên đã đáp trả cực gắt.  “Thôi đi chỗ khác, mệt, ở đây có kêu gọi đâu mà sao kê? Phòng trà của tôi, anh chị em nghệ sỹ đến hát, khán giả mua vé xem ca nhạc tiền vé được bao nhiêu ủng bộ bà con, chúng tôi giao cho nhau chia số tiền ra nhiều nơi, khác hoàn toàn.   Kể cả sao kê rồi cũng có yên đâu nên là tôi chả dại, có đến đâu làm đến đó, thế cho lành, có não suy nghĩ thì trước khi gõ phím động não cái xem nào”,  Lệ Quyên phản ứng trước bình luận yêu cầu sao kê từ netizen.

Lệ Quyên phản ứng trước bình luận yêu cầu sao kê từ netizen.

Lệ Quyên phản ứng trước bình luận yêu cầu sao kê từ netizen.
Ở một bình luận khác, Lệ Quyên cũng thẳng thắn nêu quan điểm của mình trong việc làm từ thiện. Theo đó, nữ ca sĩ không công khai khi làm.

“Người ta có nhiều cách làm, Quyên cũng không bao giờ công bố khi cá nhân Quyên làm nhé, đây là chương trình Quyên làm ở phòng trà của mình cùng tập thể anh chị em nên mới chia sẻ công khai. Quyên xưa nay chẳng kêu gọi, phòng trà của mình mình làm cùng đồng nghiệp, tiền vé thu được giúp bà con khắp nơi, vậy cho lành.  Trong việc thiện, đã tin ai thì gửi người đó, hoặc tự làm, không thì thôi. Không phải không nói là người ta không làm đâu” , Lệ Quyên trải lòng.

Vừa qua, chia sẻ với Phụ nữ số, Lệ Quyên cho biết cô không để tâm chuyện bị so sánh:  “Quyên chỉ sợ mình được so sánh với người xấu hoắc thôi, còn được so với người coi được thì chứng tỏ mình còn ngon mới được so như thế, làm gì có ai so sánh 2 thứ khập khiễng bao giờ, đúng không. Nếu mình bị so sánh với người ối giời ơi là không được đâu, lúc đó phải xem lại dạo này mình thế nào, cần tập tành giữ gìn nhan sắc ra sao.

Lệ Quyên cho biết cô không để tâm chuyện bị so sánh

Lệ Quyên cho biết cô không để tâm chuyện bị so sánh
Dư luận có khi buồn cười lắm, không phải họ khen là thích, mà vì họ chỉ muốn trêu tức mình nên mới nói như thế. Thứ nhất là do họ muốn kiếm một câu chuyện để làm quà, thứ hai là do họ không có duyên lắm, cứ thích lôi người khác vào câu chuyện của mình. Những người hay mang người khác ra để mua vui thì đảm bảo đó là người kém duyên, họ khoan cần biết đối tượng trong câu chuyện là người xấu hay đẹp, cứ lôi vào để đàm tiếu oang oang lên, như thế kém duyên lắm các bạn”.

Lệ Quyên nói tiếp:  “Đối với người kém duyên mình không chấp họ làm gì, Quyên chỉ cười thôi. Quan trọng là những người trong cuộc, mình và người mà được mang ra so sánh với mình, cả hai chẳng liên quan đến hòa bình thế giới, không ảnh hưởng đến nhau, không đụng chạm gì nhau là được. Còn ba cái chuyện tào lao theo kiểu xàm xí đó như một chất xúc tác làm cho xã hội có thêm nhiều chuyện để bàn luận và nó sẽ không bao giờ hết được đâu.

Quyên chỉ cảm thấy buồn cười và cũng hiểu ra một điều, có những người mang người khác ra so sánh, họ không phải thật sự thích người đó và cũng chả phải là họ không thích mình, chỉ là họ thích nói như vậy để vui miệng, học cứ thích chọc mình tức lên bỏi vì sự tức tối của người khác là thú vui của họ mà. Chấm hết, thế thôi, đơn giản lắm”.

Cầu Phong Châu xin mãi vẫn không được xây mới, lần tu sửa gần nhất là tháng 3/2023: Danh tính các nhà thầu từng sửa chữa khiến nhiều người xôn xao

0

Sở GTVT Phú Thọ khẳng định cầu Phong Châu đã qua nhiều đợt  sửa chữa. Lần gần nhất vào tháng 3/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt là đơn vị tham gia sửa chữa cầu.

Liên quan vụ sập cầu Phong Châu lúc 10h02 ngày 9/9, báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ cho biết bão số 3 đã gây ra mưa lũ khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp chính của cầu (nhịp 6 và 7).

Cơ quan chức năng cũng khẳng định cầu Phong Châu đã qua nhiều đợt  được sửa chữa với lần gần nhất là năm 2023.

Theo tìm hiểu, cầu Phong Châu được đưa vào sử dụng năm 1996 với tải trọng thiết kế H18-X60 gồm 8 nhịp, trong đó có 4 nhịp giản đơn dầm T33m bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, 3 nhịp dàn thép (66m+64m+80m) và một nhịp giản đơn dầm T21m bằng bê tông cốt thép thường.

Sau gần 20 năm khai thác, cầu bị hư hỏng nặng do lượng xe hạng nặng qua lại quá nhiều khiến. Đến tháng 9/2013, cầu Phong Châu được tiến hành sửa chữa quy mô lớn.

Theo đó, nhà thầu đã thay thế toàn bộ nhịp cầu 21m từ bê tông cốt thép thường không đủ khả năng chịu lực sang hệ dầm mới bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, đồng thời làm mới lớp mặt cầu và lề bộ hành đồng bộ với kết cấu dầm mới. Tổng chi phí sửa chữa cầu Phong Châu là 15,89 tỷ đồng, trích từ quỹ bảo trì đường bộ. Chủ đầu tư là Sở GTVT Phú Thọ, theo báo Phú Thọ.

Nhà thầu thi công sửa chữa cầu Phong Châu là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Quang Trung thành lập tháng 11/2009, có trụ sở tại quận Long Biên, Hà Nội. Công ty này do ông Vũ Ngọc Tú làm Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình đường bộ.

Vụ sập cầu Phong Châu: Danh tính các nhà thầu từng sửa chữa cầu - 1Một phần thân cầu Phong Châu mắc lại bên bờ sau khi sập (Ảnh: Hải Nam).

 

Thời điểm thành lập, doanh nghiệp có vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Trọng Hùng góp 2,04 tỷ đồng (tương đương 25,5%), ông Vũ Ngọc Tú góp 1,2 tỷ đồng (tương đương 15%) và ông Vũ Duy Tiến góp 4,76 tỷ đồng (tương đương 59,5%).

Đến đầu năm 2017, bà Cao Thị Lan được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc và người đại diện pháp luật doanh nghiệp. Ông Tú cũng chuyển nhượng 15% vốn, tuy nhiên không có thông tin người nhận chuyển nhượng. Đồng thời, số vốn góp của ông Tiến cũng giảm còn 400 triệu đồng (tương đương 5% vốn điều lệ).Báo cáo của Sở GTVT Phú Thọ cũng cho biết năm 2019, cầu Phong Châu được xử lý xói lở, gia cố trụ cầu. Năm 2023, cầu tiếp tục được  sửa chữa nhỏ gồm tẩy gỉ, thay khe co giãn, sơn lại lan can và kiểm định cầu.

 

Theo đó, tháng 3/2023, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt có trụ sở tại huyện Kim Bảng, Hà Nam đã trúng gói thầu “Thi công xây dựng công trình: Sửa chữa cầu Phong Châu, Km18+200, QL.32C, tỉnh Phú Thọ” với giá gói thầu hơn 4,4 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt được thành lập tháng 4/2005 có trụ sở ban đầu tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do ông Lê Anh Tuấn (SN 1985) ở huyện Tam Nông, Phú Thọ làm Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật. Ngành nghề chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.Doanh nghiệp có vốn điều lệ 9 tỷ đồng, do 3 cá nhân góp vốn, bao gồm ông Lê Anh Tuấn góp 900 triệu đồng (tương đương 10%), bà Nguyễn Thị Hồng Thủy góp 7,65 tỷ đồng (tương đương 85%) và bà Nguyễn Thị Thuần góp 450 triệu đồng (tương đương 5%).Đến tháng 4/2018, hai nữ cổ đông thoái vốn còn ông Tuấn tăng tỷ trọng góp vốn lên 85%. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Bá Trung góp 1,35 tỷ đồng (tương đương 15%). Đến tháng 11/2018, ông Trung thoái vốn, thay vào đó cổ đông lớn góp 15% vốn điều lệ đổi sang ông Nguyễn Quốc Chí.

 

Ngoài sửa chữa cầu Phong Châu hồi tháng 3/2023, tại Phú Thọ, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Ngọc Việt còn  được biết tới là đơn vị tham gia sửa chữa nhiều cây cầu khác như cầu Ngọc Tháp, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Mịn…

Cầu Phong Châu nằm trên quốc lộ 32C qua tỉnh Phú Thọ. Cầu được xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995.

Phần đường xe chạy rộng 7m; lề người đi mỗi bên 1m; tổng bề rộng mặt cầu 9,5m. Cầu gồm 8 nhịp. Các nhịp 33m là nhịp dầm bê tông cốt thép (N1 đến N4) và các nhịp dàn thép (N5, N6, N7). Các trụ cầu (T1 đến T7) bằng bê tông cốt thép.