Tôi vừa tống cả “tập đoàn nhà chồng” ra khỏi nhà. Mẹ chồng gọi cho con trai bà, mắng con dâu láo nhưng tôi mặc kệ, chỉ mong lần này về bà giận đừng lên đây nữa.
Tôi người thành phố lấy chồng ở quê. Cưới xong chưa dồn đủ tiền nên bọn tôi vẫn phải đi thuê trọ. Hồi đấy mẹ chồng ít lên lắm. Tôi đẻ đứa đầu tiên bà còn chẳng chăm vì chê chỗ ở chật chội không quen.
Ghét nhất là bà vẫn có cái tư tưởng con dâu cứ phải nghe lời mẹ chồng răm rắp. Vì vậy nên tôi với bà không hợp nhau, cứ lên được vài bữa bà cũng tự chán rồi bảo:
“Thôi mẹ về quê đây”.
Bà xấu tính lắm nhé, rất hay vòi vĩnh:
“Cho mẹ xin 500 nghìn đi xe ôm”.
Tính ra bà đi chưa hết 200 nghìn, vẫn còn lãi mấy trăm đút túi.
Tôi với chồng vất vả cày cuốc kiếm tiền, dồn góp mấy năm qua được hơn 4 tỷ, bố mẹ đẻ với anh em giúp mỗi người một ít. Tôi cố mua được căn nhà 5 tỷ cho đàng hoàng. Có nhà của mình thật là sung sướng, không phải bỏ khoản tiền thuê trọ mỗi tháng nữa cũng chẳng phải thấp thỏm bị đuổi bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa: Pantip.com
Mua nhà xong gần như cạn sạch tiền, tôi cố chắt chiu ăn chẳng dám ăn tiêu chẳng dám tiêu để còn sắm nội thất, trang trí nhà cho đẹp.
Từ lúc thấy con cái mua được nhà mới rộng rãi, mẹ chồng lại cứ thích lên đây ở. Trên này bà chẳng phải làm gì, sáng xin tiền con trai ra quán làm đĩa bánh cuốn rồi về buôn dưa lê với mấy bác hàng xóm.
Mẹ chồng ở một mình thì tôi không nói nhưng ghét nhất là bà rất hay kéo đội quân dưới quê lên cùng. Lúc thì bà dì, lúc thì vợ chồng cậu mợ, khi lại bác hàng xóm đi viện khám bệnh. Tất cả đều kéo nhau về nhà tôi cứ như nhà trọ.
Hôm trước bà đón một đoàn cả 4, 5 người toàn anh em đằng họ ngoại bảo xuống xin làm giúp việc hoặc bưng bê rửa bát cũng được. Thế nhưng việc thì chẳng xin cứ ăn dầm ở dề nhà tôi. Đi làm về đã mệt mỏi rồi nhìn cả đám nhà quê ăn uống bày bừa khắp nhà mà phát điên lên. Có ông còn hút thuốc lào sòng sọc, nhổ phì phì ra hè.
Đã vậy mẹ chồng chỉ tay năm ngón, sai con dâu hết việc nọ việc kia như thể ra oai:
“Về không thay đồ đi nấu cơm cho các bác, các chú ăn đi con”.
Bực quá tôi bảo:
“Mẹ đưa mọi người ra ngoài mà ăn cơm bụi, nhà con hết gạo rồi”.
“Ơ, thế là kiểu gì? Gạo cả tải trong bếp mà bảo hết. Chị định đuổi khéo chúng tôi à”.
Nói qua nói lại tôi với bà cãi nhau luôn. Ức quá tôi hét lên:
“Mọi người ra hết khỏi nhà tôi ngay”.
Các bác ấy nghe thấy lục tục kéo nhau thu gấp đồ đạc đi hết. Họ xì xào nói xấu là tôi con dâu ghê gớm. Mẹ chồng bị ôi mặt nên mắng tôi xơi xơi rồi tuyên bố:
“Tao không bao giờ lên nữa”.
“Vâng mẹ về quê luôn đi cho con nhờ”.
Bị đuổi khỏi nhà nên bà tức lắm, gọi điện cho con trai mắng té tát nhưng tôi mặc kệ. Nhà này tiền tôi bỏ ra mua chứ không phải bà ấy. Biết điều thì tôi cho ở, không thì đuổi thẳng cổ. Mong là từ nay bà đừng có đưa ai lên phiền hà lắm, tôi không hầu được.
Tôi chỉ mong rằng, sự chia sẻ giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn, để mẹ có thể sống những ngày cuối đời một cách thanh thản nhất. Tuy nhiên, cách hành xử của em dâu khiến tôi buồn lòng.
Mẹ tôi vốn là một phụ nữ mạnh mẽ, cả đời chăm lo cho gia đình, nuôi chị em chúng tôi khôn lớn. Vài tháng trước, bà bị tai biến, phải nằm một chỗ. Là con gái lớn, tôi luôn tự nhủ phải đôn đốc và cùng các em làm tròn trách nhiệm với mẹ.
Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, đặc biệt khi em dâu tôi, người sống chung với mẹ, không chịu san sẻ trách nhiệm này.
Ảnh minh họa: PX
Lúc mẹ mới ốm, tôi nghĩ cả gia đình sẽ cùng nhau vượt qua. Em trai bận rộn công việc ở xa, thi thoảng mới về nên tôi thông cảm nhưng em dâu thì khác. Em là người gần gũi mẹ nhất vì sống chung nhà. Nhưng em lại đùn đẩy mọi việc sang tôi.
Một lần, tôi đến thăm mẹ sau giờ làm. Vừa bước vào nhà, tôi đã nghe tiếng em dâu gọi lớn từ bếp: “Chị về rồi à? Mẹ chờ mãi không có ai thay đồ, chị giúp em luôn nhé. Em phải nấu ăn”.
Nhìn mẹ nằm trên giường, đôi mắt mờ đục ngóng ra cửa, tôi thấy lòng mình nặng trĩu. Tôi không muốn làm khó em dâu nhưng lòng tôi chua chát. Chẳng lẽ em không hiểu tôi cũng có gia đình riêng, cũng có công việc, cũng phải lo cho chồng con?
Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào một tối cuối tuần. Hôm đó, tôi vừa tổ chức sinh nhật cho con gái xong, chưa kịp ngồi nghỉ thì điện thoại đã reo.
“Chị ơi, tối nay chị qua trông mẹ giúp em được không? Em bận đi đám cưới bạn, chắc về khuya”, em dâu nói trong điện thoại. Tôi hơi bực, nhưng vẫn cố nén giọng: “Thế ai đang ở với mẹ?”.
“Em đang nhờ cô hàng xóm một lúc. Chị qua ngay đi. Tối mẹ hay quấy, chắc cũng không ngủ được. Chị chịu khó chút nhé”, em dâu nói.
Tôi buông điện thoại, lòng như lửa đốt. Chồng tôi nhìn tôi thở dài: “Lại chuyện mẹ em à? Anh biết em thương mẹ nhưng em cũng cần nghĩ cho gia đình mình”.
Đêm đó, tôi qua nhà mẹ. Mẹ nắm tay tôi, thì thào: “Con gái à, mẹ khổ lắm. Thấy nó không vui, mẹ chẳng dám nói gì. Mẹ cũng chẳng trách ai cả, chỉ mong các con đừng cãi vã vì mẹ”.
Lời mẹ như bóp nghẹt tim tôi. Tôi không biết mình phải làm gì để cân bằng giữa trách nhiệm với mẹ và cuộc sống riêng của mình.
Sáng hôm sau, tôi quyết định ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với em trai và em dâu. Tôi không muốn trách móc, chỉ muốn cùng tìm giải pháp.
Tôi nói: “Chị hiểu ai cũng có khó khăn riêng nhưng mẹ là mẹ của chúng ta. Không thể một mình chị hay em dâu gánh vác. Nếu em bận, mình có thể thuê người chăm sóc mẹ nhưng ai cũng cần san sẻ trách nhiệm”.
Em trai tôi gật đầu. Lúc trước, em dâu nói rằng em chỉ nhận trông mẹ những ngày trong tuần, cuối tuần em có kế hoạch riêng cho con cái, cho bản thân. Cuối tuần, tôi phải sang lo cho bà.
Giờ nếu thuê người chăm sóc chuyên nghiệp, giá cả cũng cao nên em dâu muốn tôi phải chịu số tiền này. Tôi biết, thay đổi suy nghĩ của em không dễ nhưng quả thật đòi hỏi này thật quá đáng.
Với tình cảnh hiện tại, tôi không muốn mối quan hệ gia đình ngày càng xa cách. Tôi thực sự không biết phải làm thế nào?
Một người phụ nữ họ Hoàng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc gửi thiệp mời qua mạng xã hội cho một nam đồng nghiệp cũ hồi cuối tháng 10. Nhưng người đồng nghiệp này đã không đến nên cô Hoàng vô cùng tức giận. “Tôi đã mừng cưới đồng nghiệp cũ 400 NDT (1,3 triệu đồng) nên tôi buộc phải mời anh ấy đến dự đám cưới của mình”, cô Hoàng cho biết.
Cô dâu này sau đó gửi hàng loạt yêu cầu đồng nghiệp cũ “trả nợ” nhưng không nhận được hồi âm. “Anh không đi dự đám cưới cũng không trả lời tin nhắn là ý gì. Tôi đã mừng cưới anh 400 NDT, anh có thể vắng mặt nhưng hồng bao thì phải có. Tất cả chỉ là có đi có lại. Ít nhất anh nên trả lại tiền tôi đã mừng anh”, cô Hoàng viết trong tin nhắn.
Nam đồng nghiệp này đã giải thích với chồng của cô Hoàng rằng anh không đến dự vì cảm thấy lời mời cưới “không chân thành” và những tin nhắn của cô này thật khó chấp nhận. “Ngoài việc anh không đến thì việc chẳng phản hồi lời mời của tôi là hành động khá thiếu tôn trọng. Nếu anh không có tiền thì cứ nói, tôi sẽ bỏ qua. Nhưng thái độ của anh khiến tôi cảm giác như mình đang mắc nợ”, cô Hoàng nhắn thêm.
Ảnh minh họa
Bất chấp loạt tin nhắn có phần gay gắt của cô Hoàng, người đồng nghiệp cũ vẫn không có ý định mừng cưới bằng tiền mặt cho cô gái. Cô Hoàng cảm thấy mình không hề xúc phạm đồng nghiệp cũ hay chủ ý muốn đòi lại quà cưới, cô chỉ tức giận vì đối phương không phản hồi với thái độ thiện chí, thờ ơ với ngày trọng đại mà cô cất công mời thiệp từ rất sớm. Sự việc này được chính cô Hoàng chia sẻ và thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội đất nước tỷ dân, nổ ra nhiều cuộc tranh luận.
Hầu hết cư dân mạng đều cho rằng hành động của cô Hoàng chưa lịch sự, thiếu tôn trọng khi đòi người khác phải trả lại tiền mừng cưới. Tuy nhiên cũng có nhiều người bênh vực cô Hoàng khi tiền mừng tượng trưng cho lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể, nếu không thể tham dự đám cưới cũng nên gửi quà mừng để thể hiện sự quan tâm đến lời mời của đối phương.
Ở Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á thì việc tặng tiền mặt cho các cặp đôi mới cưới trong lễ thành hôn là truyền thống để chúc phúc cho đôi uyên ương. Tuy nhiên nhiều sự việc tranh cãi cũng xảy ra liên quan đến vấn đề tiền bạc trong đám cưới. Một cô gái từng chia sẻ trên nền tảng Reddit rằng khi cô không ghi tên trên phong bao, đồng nghiệp đã nhắn tin yêu cầu xác nhận phong bao nào là của cô để biết cô đã mừng cưới họ bao nhiêu tiền.
Ảnh minh họa
Tờ Asia One từng dẫn câu chuyện từ một tài khoản Reddit tên Hungryandsleepy23 cho biết anh nhận được lời mời đám cưới ngay khi vừa vào công ty. Mối quan hệ giữa họ chưa hề thân thiết, chưa kể anh được mời đến một khách hạng 5 sao nên ai cũng đề xuất nên mừng cưới 200-250 SGD (3,6 – 4,5 triệu đồng). Điều này khiến chủ tài khoản Hungryandsleepy23 vô cùng bối rối vì không đủ khả năng chi trả. Vậy nên nhiều cư dân mạng đã khuyên anh nên từ chối tham dự đám cưới này.
Tuy vậy hiện nay người trẻ Trung Quốc đã nghĩ ra những món quà cưới độc đáo, không cần đặt nặng vấn đề kinh tế nhưng vẫn vô cùng ý nghĩa. Tháng 10/2022, một cặp vợ chồng ở phía đông Trung Quốc đã thiết kế “thẻ quà tặng không cần tiền” cho khách dự đám cưới để họ không phải tặng tiền mặt.
Trước đó vào tháng 8/2022, 4 người đàn ông tại quốc gia này đã tự tay tích cóp 42kg tiền xu tương đương 6.888 NDT (23 triệu đồng) để tặng cho chú rể, cũng chính là người bạn thân nhất, trong ngày trọng đại của anh.
Từ lúc tôi đề cập đến dịp Tết về quê ngoại, chồng bỗng dưng tỏ ra giận dỗi không muốn đi.
Tôi năm nay 33 tuổi, đã lập gia đình được 6 năm nay. Hôn nhân của tôi diễn ra trong sự ủng hộ của hai bên gia đình, trước đó tôi và chồng từng có thời gian 2 năm yêu nhau.
Thời gian yêu chưa đủ dài nhưng cũng đủ để hiểu rõ về nhau và quyết định đi đến hôn nhân trong sự đồng thuận của cả hai.
Chồng tôi là người có vóc dáng cao lớn, khuôn mặt nam tính, phong cách ăn mặc rất đẹp. Tôi rất tự hào khi có được người chồng như vậy, anh ấy điềm tĩnh, chu đáo với vợ con.
Cũng giống như những cuộc hôn nhân khác, có lúc hai vợ chồng bất hòa, lo sợ chồng ngoại tình… Song cũng thật may là chúng tôi vẫn hòa thuận. Tôi rất hài lòng về gia đình của mình và tự hào khi tự mình cũng góp phần vun đắp.
Tôi luôn ý thức trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đã có hai con nhỏ, tôi vẫn giữ cho mình được nhan sắc và dịu dàng khiến chồng yêu say đắm, không bao giờ nghĩ đến những người phụ nữ khác.
Tôi chọn cách quan tâm chăm sóc chồng con, gia đình bên chồng thật tốt. Anh ấy rất tự hào về vợ khi tôi chăm con mạnh khỏe, đáng yêu và rất hiếu thảo với bố mẹ của anh ấy.
Chồng tôi là người khá hoàn hảo, tuy nhiên điểm làm tôi không hài lòng về anh ấy đó là sự thờ ơ với nhà ngoại. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt trong quá khứ, chồng tôi để bụng và nảy sinh ý nghĩ không tốt về gia đình nhà vợ.
Dịp Tết năm nay, tôi dựng định sau khi ăn Tết nhà ngoại đến chiều mùng 2 Tết là về bên ngoại. Từ lúc lấy chồng đến nay tôi chưa về nhà bố mẹ đẻ dự ngày Tết nào.
Chồng luôn tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ về quê ngoại vào dịp lễ, Tết. Ảnh minh họa
Nhìn bạn bè, đồng nghiệp họ có cách chọn hợp lý như vậy tôi cũng mong chồng ủng hộ. Nào ngờ, vừa nhắc đến về quê ngoại dịp Tết là chồng đang vui vẻ chuyển sang cau có: “Làm gì có chuyện về quê ngoại ăn Tết. Chắc mấy đứa bạn em nó được nhà vợ cho đất, cho tiền nên mới nịnh thế thôi. Chứ Tết là phải về nhà nội, sau khi làm hóa vàng xong rồi mới đi đâu thì đi. Cô thích về ngoại thì cứ đi một mình, tôi không đi đâu”.
Tôi biết chồng không thích nên cũng không ý kiến hay phàn nàn gì. Nhưng chồng tôi lại coi đó là sự đòi hỏi của vợ. Anh ấy giận dỗi, không nói câu nào với vợ. Lúc nào cũng bóng gió Tết này một mình về nhà nội, kệ cho vợ con muốn đi đâu thì đi.
Chồng kiếm cớ để mắng mỏ, đổ lỗi cho tôi dù việc nhỏ nhặt thôi. Thậm chí anh ấy còn nhiếc móc vợ: “Cô yêu mến quê cô như vậy, sao không ở đó mà lấy chồng đi, lấy tôi làm gì. Để bây giờ suốt ngày hở ra là đòi về quê ngoại. Từ giờ, quê ai người đấy lo, tôi không khiến cô về nhà bố mẹ tôi”.
Anh ấy vẫn chưa quên được chuyện cũ, hồi hai đứa quyết định lấy nhau, bố tôi có gặp và trải lòng với con gái. Bố dặn tôi trước khi cưới phải suy nghĩ thật kỹ, nhiều khi không nên chỉ nhìn vào vẻ bên ngoài của đàn ông mà hãy xem chí hướng, điều kiện.
Một người chồng tốt, có điều kiện kinh tế sẽ chăm lo được cho vợ con… Tôi sau đó có thật thà kể lại cho chồng, vậy là anh ấy tỏ ra ấm ức, quy kết cho bố tôi chê bai, xem thường con rể.
Từ đó đến nay, chồng luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ về nhà vợ vào những dịp lễ, Tết. Nếu có về cũng chỉ gọi là chốc lát rồi lại bắt vợ con đi luôn, chồng thường xuyên để vợ con tự về quê ngoại mà không đi cùng.
Tết năm nay bố mẹ tôi già yếu, muốn con cháu quây quần ăn bữa cơm dịp năm mới. Nghĩ đến chồng mà nản lòng, anh ấy thật cố chấp. Tôi biết là anh ấy đang cố tình giận dỗi vợ cũng chỉ để không muốn về nhà ngoại.
Tôi phải làm gì để chồng tôn trọng nhà vợ và Tết này cùng vợ con về quê ngoại chơi? Nếu anh ấy vẫn tỏ ra nhỏ nhen, ích kỷ, tôi có nên nghĩ đến ly hôn? Hãy cho tôi lời khuyên!
Gia đình nào cũng có những câu chuyện khó nói, nhưng ít ai ngờ được rằng, trong không khí chuẩn bị đón Tết, một màn đấu khẩu gay gắt lại nổ ra ngay giữa mẹ chồng và chị dâu cả, khiến cả nhà rơi vào cảnh “đứng hình” đến nghẹt thở.
Ảnh minh họa.
Chị dâu cả – người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh khi chồng qua đời sớm – đã âm thầm chuẩn bị món quà Tết đầy tâm huyết để biếu mẹ chồng. Đĩa giò thủ, tai heo trộn của chị, đẹp mắt, tinh tế và đầy tấm lòng, lẽ ra phải là điểm sáng trong buổi gặp gỡ gia đình.
Nhưng, thay vì những lời khen ngợi, mẹ chồng lại “tặng” con dâu cả một câu nói khiến ai nghe cũng bàng hoàng: “Giò này bó chưa chặt, ăn như đồ vứt đi. Chẳng biết chị làm để cho mẹ chồng ăn hay cho súc vật ăn nữa. Lần sau mạnh tay, cuốn cho kỹ vào. Nếu ngày xưa tự ép bản thân vào khuôn khổ để đẻ thêm con trai, thì có phải chồng chị đã không ra đi đột ngột như vậy không?”
Không khí trong phòng khách bỗng chốc đặc quánh lại. Từng lời, từng chữ của mẹ chồng như nhát dao cứa thẳng vào lòng tự trọng của chị dâu cả. Mọi người xung quanh, từ những người con dâu khác đến các anh em trong nhà, đều im lặng.
Không như mọi lần im lặng nhẫn nhịn, chị dâu cả lần này thở dài, đứng dậy, chỉ thẳng tay lên bàn thờ và bật ra một câu đáp trả mà chẳng ai ngờ tới: “Mẹ ngoa ngoắt vừa! Mẹ sống như vậy, bảo sao chồng mất, hai đứa con trai cũng mất sớm. Sức chịu đựng của con cũng có giới hạn. Chồng con mất rồi, giờ con và hai cháu khác gì người dưng nước lã của cái nhà này? Con có thể rời đi bất cứ lúc nào!”
Câu nói như một tiếng nổ giữa phòng khách, khiến tất cả mọi người không biết phản ứng thế nào. Mẹ chồng nghe xong, mặt tái đi, lặng lẽ bỏ vào phòng, không nói thêm lời nào.
Mâu thuẫn này, như một giọt nước làm tràn ly, bắt nguồn từ nhiều năm đằng đẵng chị dâu cả bị mẹ chồng đối xử cay nghiệt. Trong mắt bà, chị là “kẻ sát phu” chỉ vì không sinh được con trai. Việc gia đình anh hai và anh ba có con trai càng làm chị trở thành mục tiêu của sự đay nghiến, soi mói. Đã vậy, những người con dâu khác còn thêm dầu vào lửa bằng những lời nói xấu sau lưng, khiến mẹ chồng càng thêm ác cảm.
Chị dâu cả, dù sống đơn độc, vẫn gồng mình lo cho hai đứa con gái, không than vãn nửa lời. Nhưng tình yêu thương của chị không thể nào lấp đầy khoảng trống từ sự ghẻ lạnh của mẹ chồng.
Buổi gặp gỡ gia đình kết thúc trong không khí ngột ngạt. Không ai nói với ai thêm một câu nào. Chị dâu cả lặng lẽ dắt con ra về, mang theo nỗi đau khó xóa nhòa. Còn mẹ chồng, dù đã bước vào phòng, nhưng những lời đáp trả kia chắc chắn sẽ còn vang vọng mãi trong tâm trí.
Gia đình, vốn là nơi sum vầy dịp Tết, giờ lại thành đấu trường của những nỗi đau chồng chất. Liệu ai sẽ là người đứng ra hòa giải, hay những tổn thương này sẽ mãi chẳng thể hàn gắn? Câu trả lời, có lẽ, chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Tách sổ đỏ thửa đấtcho con, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản gốc), đơn đề nghị tách thửa…
Điều kiện tách sổ đỏ thửa đất cho con hiện nay
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bố mẹ muốn tách thửa làm sổ đỏ riêng cho con, đất phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
+ Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này.
+ Đất không có tranh chấp.
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin tách sổ đỏ cho con
Khi bố mẹ muốn tách sổ đỏ thửa đất cho con, cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như sau:
+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Các bước tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin tách sổ đỏ thửa đất của bố mẹ cho con
Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBDND) xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
+ Trường hợp không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung. Trường hợp người nộp hồ sơ không bổ sung thì từ chối tiếp nhận.
Ngược lại, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả.
Thời gian trả kết quả không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Sổ đỏ chính là tên thường gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, sổ đỏ cũng là một loại giấy tờ quan trọng có giá trị được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân nhằm chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, những trường hợp này cần phải đi cấp đổi sổ đỏ để tránh thiệt thòi.
Các trường hợp được cấp đổi Sổ đỏ
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1. Tất cả những người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).
Trường hợp cần đi cấp đổi lại sổ đỏ càng sớm càng tốt
Trước ngày 10/12/2009 (trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) tại Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, các loại giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, người được cấp có nhu cầu đổi sang loại Giấy chứng nhận mới thì được quyền đổi.
– Trường hợp 2. Tất cả những trường hợp mà người dân đang sở hữu giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì nên cấp đổi lại để tránh thiệt thòi.
Trường hợp nào cần cấp đổi lại Sổ Đỏ
– Trường hợp 3. Tất cả những trường hợp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; thì bắt buộc phải cấp đổi lại sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trường hợp 4. Tất cả những trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng thì nên cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư sẽ phải đóng các khoản tiền như: Tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, phí thẩm định hồ sơ.
Khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư, khoản tiền sử dụng đất người dân phải đóng nhiều nhất. Ảnh minh hoạ: Phan Anh
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở = Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất – Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có).
Trong đó:
+ Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng = Diện tích đất tính tiền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích theo quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2024/NĐ-CP x Giá đất tính tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2024/NĐ-CP.
+ Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất được tính theo quy định như sau:
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích = Diện tích đất nhân (x) với giá đất của loại đất nông nghiệp tương ứng trong Bảng giá đất.
Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:
Tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất = [Diện tích đất có thu tiền thuê đất x giá đất tương ứng với thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích]/thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích x thời hạn sử dụng đất còn lại.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư sẽ được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x diện tích) x 0,5%.
Lệ phí cấp sổ đỏ
Mỗi tỉnh thành sẽ có mức quy định về lệ phí cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, mức lệ phí không quá 100 nghìn đồng/lần cấp.
Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khoản tiền này cũng phụ thuộc vào quy định tại từng tỉnh, thành phố.
Trong Luật Đất đai 2024 có nhiều quy định mới đối với người bị thu hồi đất từ 2025, trong số đó, có 4 nội dung vô cùng có lợi cho người bị thu hồi đất.
4 thông tin mới có lợi cho người bị thu hồi đất
Người bị thu hồi đất được thưởng tiến độ bàn giao đất trước thời hạn
Theo khoản 7 điều 111 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 lần đầu tiên quy định cơ chế thưởng đối với người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng trước thời hạn.
Cụ thể, UBND cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể cơ chế này. Quy định này nhằm động viên, khuyến khích người có đất bị thu hồi sớm bàn giao mặt bằng giúp rút ngắn thời gian thu hồi đất.
Ưu tiên vị trí tái định cư thuận lợi cho người có đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ
Đây là quy định hoàn toàn mới so với hiện nay, theo đó, khoản 7 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định:
– Ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Vậy là, từ 1/1/2025, người đang sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ bị thu hồi đất sẽ được ưu tiên bố trí tái định cư ở vị trí thuận lợi.
Theo khoản 2 Điều 110 Luật Đất đai 2024, khu tái định cư phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hạ tầng kỹ thuật: Tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (đối với khu vực nông thôn)/tiêu chuẩn đô thị (đối với khu vực đô thị), trong đó đảm bảo: Đường giao thông bảo đảm kết nối với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường.
– Hạ tầng xã hội: Đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, chợ, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghĩa trang.
– Phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Hộ gia đình nhiều thế hệ bị thu hồi đất ở được giao thêm đất
Hộ gia đình đang sử dụng đất mà bị thu hồi sẽ được giao đất ở mới.
Hộ gia đình đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất nếu có đủ điều kiện thì được bồi thường bằng: Giao đất ở/nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp.
Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ/có nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên 01 thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú.
Có nhiều hộ gia đinh có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi mà diện tích đất ở được bồi thường không đủ để giao riêng cho từng hộ gia định thì được xem xét hỗ trợ để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất/bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình còn thiếu.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định việc hỗ trợ giao đất ở có thu tiền sử dụng đất hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho các hộ gia đình còn thiếu
Luật Đất đai 2024 đã Luật hóa và quy định cụ thể khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP hiện hành.
Được ưu tiên bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ
Người bị thu hồi đất ở sẽ được ưu tiên bồi thường tái định cư tại chỗ.
Căn cứ khoản 7 điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định:
– Người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị thì được bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ; trong thời gian chờ bố trí tái định cư được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương. Trường hợp thu hồi đất ở để thực hiện các mục đích khác thì được bồi thường bằng đất ở, nhà ở tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư.
Theo đó, người bị thu hồi đất ở sẽ được ưu tiên bồi thường tái định cư tại chỗ.