Home Blog Page 7

Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), 3 con giáp trúng số độc đắc, đổi đời giàu có, ánh sáng vàng bạc chiếu mệnh, may mắn tưng bừng, HỒNG PHÚC lan tỏa

0

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp trúng số độc đắc, đổi đời giàu có, ánh sáng vàng bạc chiếu mệnh, may mắn tưng bừng, HỒNG PHÚC lan tỏa vào đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12) này nhé!

Con giáp tuổi Hợi 

Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), cục diện mang tới nhiều niềm vui tình cảm cho người tuổi Hợi. Bạn có thể nhận ra rằng mình đang dành tình cảm cho người nào đó. Hãy mạnh dạn thể hiện cảm xúc của mình, có thể bạn sẽ nhận được một lời chấp nhận đấy.

Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), 3 con giáp trúng số độc đắc, đổi đời giàu có, ánh sáng vàng bạc chiếu mệnh, may mắn tưng bừng, HỒNG PHÚC lan tỏa - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

Người lập gia đình thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của người thân trong nhà. Cũng nhờ có người nhà, bạn có thêm dũng khí để đối diện với khó khăn, không đầu hàng trước thử thách mà cuộc sống đã đặt ra.

Chính Quan nhập mệnh cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự nghiệp của bản mệnh có nhiều bước tiến đáng kể. Bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có thể được cấp trên khen thưởng. Đây là thành quả hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn đã bỏ ra.

Con giáp tuổi Tuất 

Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), Lục Xung khiến cho căng thẳng trong các mối quan hệ có thể khiến cho tinh thần tuổi Tuất không được tốt, thậm chí khiến cho bạn không thể nào ngủ yên được. Tuy nhiên tin tốt là bạn có thể kết thúc sự căng thẳng này bằng chính sự rộng lượng và những lời nói ôn hòa đấy.
Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), 3 con giáp trúng số độc đắc, đổi đời giàu có, ánh sáng vàng bạc chiếu mệnh, may mắn tưng bừng, HỒNG PHÚC lan tỏa - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Internet

Thiên Tài mang tới tài lộc, vận may đáng kể cho con giáp tuổi Tuất trong ngày hôm nay. Một số người đã kiếm thêm nghề phụ để có thể gia tăng thu nhập cho bản thân vào lúc này, hãy cố gắng phát huy tối đa khả năng của mình để đạt mục tiêu tiền bạc bạn đã đề ra.

Con giáp tuổi Thân 

Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), tam hội nâng bước tuổi Thân, để con giáp này có thể dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ xã giao tốt đẹp. Thậm chí, bản mệnh có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với cả những người lần đầu gặp gỡ.
Đúng 2 ngày cuối tháng (30-31/12), 3 con giáp trúng số độc đắc, đổi đời giàu có, ánh sáng vàng bạc chiếu mệnh, may mắn tưng bừng, HỒNG PHÚC lan tỏa - Ảnh 3

Ảnh minh họa: Internet

Thời gian này, mọi việc đều tiến triển một cách khá thuận lợi, bất kể công việc con giáp này bắt tay vào làm là gì. Cho dù có vướng phải rắc rối đi chăng nữa, bản mệnh cũng được mọi người xung quanh dang tay giúp đỡ.

Tuổi Thân nên quan tâm hơn tới sức khỏe, nhất là những ai hay bị đau ốm thường xuyên. Với những ai không chịu được lạnh thì với những việc quan trọng mới nên di chuyển còn không nên ưu tiên công việc ở trong nhà sẽ tốt hơn cho con giáp này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ung-2-ngay-cuoi-thang-30-3112-3-con-giap-trung-so-oc-ac-oi-oi-giau-co-anh-sang-vang-bac-chieu-menh-may-man-tung-bung-hong-phuc-lan-toa-715276.html

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 ít biến động, chờ 2025 bứt phá

0

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo ít biến động trong tuần cuối cùng của năm. Vàng miếng SJC tăng 300 nghìn đồng/lượng tuần qua.

Ngày 30/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 30/12/2024 ít biến động, chờ 2025 bứt phá”. Nội dung cụ thể như sau:

Mở cửa phiên giao dịch 30/12, giá vàng 9999 của SJC giảm 200 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua, về mức 84,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 8h31′ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 8h41′ như sau:

Tỷ giá trung tâm ngày 30/12/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.327 đồng/USD, tăng 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (30/12) được niêm yết phổ biến ở mức 25.213 đồng/USD (mua vào) và 25.543 đồng/USD (bán ra).

Tới 8h40′ hôm nay (ngày 30/12, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.624,6 USD/ounce, tăng 4,6 USD/ounce so với kết tuần qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.639,5 USD/ounce.

Sáng 30/12, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 81,6 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,9 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Mở cửa phiên đầu tuần trước (23/12), SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,3-84,1 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji công bố giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83,3 triệu đồng/lượng (mua) và 84,3 triệu đồng/lượng (bán). Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Phiên 24/12, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm theo thế giới. Đến phiên 26/12, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng 200.000 đồng mỗi lượng, trong khi Doji hai ngày không điều chỉnh.

Ngày 27/12, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục tăng, thêm 400.000 đồng mỗi lượng sau hai ngày, trong khi đó giá vàng Doji 3 ngày liên tiếp bất động.

Kết phiên 28/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 82,7-84,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 82,7-84,5 triệu đồng/lượng (mua – bán). Vàng nhẫn 9999 tại Doji chốt phiên ở mức 83,85-84,7 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Như vậy, tính theo tuần, giá vàng miếng tại SJC vẫn tăng 300 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.620 USD/ounce. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.631 USD/ounce.

Thị trường vàng chuẩn bị kết thúc năm 2024 rực rỡ, giá vàng trên thế giới đã xô đổ nhiều kỷ lục, từ mốc 2.500 USD/ounce, 2.600 USD/ounce, 2.700 USD/ounce đến đỉnh cao kỷ lục gần 2.790 USD/ounce.

Căng thẳng địa chính trị, lãi suất giảm là những yếu tố tác động tới giá vàng trong năm nay. Vàng được coi là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị, trong khi môi trường lãi suất thấp khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Ông Brian Lan, Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh vàng bạc GoldSilver Central, cho rằng những bất ổn liên quan đến Trung Đông, nếu leo thang, có thể tạo ra xu hướng tăng giá cho vàng. Nhà đầu tư thúc đẩy nhu cầu mua vàng để bảo toàn vốn nhằm phòng ngừa rủi ro.

Ngày 19/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất lần thứ 3 liên tiếp với việc giảm 25 điểm cơ bản, xuống mức 4,25-4,5%/năm, trở lại mức của tháng 12/2022. Fed cho biết sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu đầu vào, triển vọng và sự cân bằng của các rủi ro khi xem xét phạm vi và thời điểm điều chỉnh lãi suất thời gian tới.

Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm tới với khoảng 2 lần cắt giảm 0,25 điểm phần trăm, để đưa lãi suất chuẩn về phạm vi 3,75 – 4,00% vào cuối năm 2025.

Ngân hàng trung ương lại ồ ạt mua vàng cũng là yếu tố tác động tới giá vàng trong năm qua. Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới gia tăng tích trữ vàng với một tốc độ chưa từng thấy. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tái khởi động mua vàng sau 6 tháng gián đoạn.

Dự báo giá vàng

Ông Michael Langford, Giám đốc đầu tư của Scorpion Minerals, cho rằng một trong những yếu tố có thể tác động lớn tiếp theo đến giá vàng là việc ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ và các sắc lệnh mà ông có thể ban hành. Điều này có khả năng làm tăng thêm sự biến động của thị trường và có lợi cho giá vàng.

Theo ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, vàng vẫn sẽ được các ngân hàng trung ương mua vào, nhu cầu của những người mua nhỏ lẻ cũng có thể tăng lên. Ông dự đoán giá vàng sẽ vượt mốc 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Cùng ngày, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Dự báo giá vàng 10 ngày tới: Bị kìm kẹp, vàng khó tăng tốc”. Nội dung cụ thể như sau:

Vàng thế giới vừa trải qua một tuần gắn liền với kỳ nghỉ lễ Giáng sinh 2024 khá trầm lắng và kết thúc với mức giá 2.622 USD/ounce. Giá vàng đã bị giới hạn ở mức cao nhất trong tuần là 2.650 USD/ounce, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên 4,64%, mức cao nhất trong bảy tháng.

Trong 10 ngày tới, vàng thế giới tiếp tục được dự báo khá yên ả khi cả thế giới bước vào năm mới 2025.

Thị trường vàng sẽ đóng cửa vào ngày 1/1/2025, nhiều nhà phân tích cũng như nhà đầu tư vẫn tập trung vào việc ăn mừng năm mới thay vì theo dõi thị trường tài chính.

Theo các nhà phân tích, trong những ngày đầu của năm mới, giá vàng sẽ vẫn kìm kẹp giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn địa chính trị, kinh tế Mỹ ngày càng gia tăng.

Khả năng trong 10 ngày tới, giá vàng sẽ phục hồi bởi căng thẳng địa chính trị leo thang. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ các cuộc xung đột ở Đông Âu và Trung Đông.

Yếu tố địa chính trị đang ủng hộ giá vàng. Ảnh: HH

James Hyerczyk, nhà phân tích thị trường tại FX Empire, cho biết các cuộc không kích của Israel nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga ở Ukraine ở tuần trước, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Song ông nhận xét, vàng vẫn trong tình thế bi quan, do lợi suất tăng và sức mạnh của đồng USD đóng vai trò là động lực mạnh hơn so với rủi ro địa chính trị. Tuy nhiên, những diễn biến trầm lắng trong tuần trước cũng có thể bùng phát lượng giao dịch trong những ngày tới, nhờ đó giá vàng sẽ có những cải thiện tích cực nhất định.

Về dài hạn, Hyerczyk cho biết, giá vàng sẽ đạt mức thấp nhất ở mức 2.607 USD/ounce. Vàng cần vượt qua mức 2.665 USD/ounce mới có thể  lấy lại đà tăng giá trong dài hạn.

Bên cạnh những yếu tố địa chính trị, vàng cũng đang phản ứng tiêu cực khi đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ ngày càng gia tăng. Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng tại LPL Financial, cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục tăng cao cho thấy lộ trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chậm lại. Điều này gây bất lợi cho giá vàng.

Ngoài ra, vàng có thể phải chịu ảnh hưởng không tốt từ Trung Quốc và Ấn Độ, hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với những thách thức trong nước có thể làm giảm nhu cầu về kim loại quý này.

Theo Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại City Index, tại Trung Quốc, đồng nhân dân tệ mất giá và sự phục hồi chậm sau đại dịch đã khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong khi đó, thị trường vàng số hai là Ấn Độ đang trải qua những thách thức tương tự. Một đợt phá giá tiền tệ gần đây đã làm xói mòn sức mua của họ, khiến vàng tính theo USD trở nên đắt hơn ở trong nước.

Tại thị trường nội địa, giá vàng tuần qua cũng khá sôi động, trái ngược với những diễn biến ảm đạm của giá vàng thế giới. Trong khi giá thế giới chốt tuần giảm, trong nước vẫn tăng thêm nửa triệu đồng/lượng.

Kết thúc tuần, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 82,7-84,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 82,7-84,5 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Tôi và con g:ái 10 tuổi mới chuyển về sống trong căn nhà thuê hồi đầu tháng 10. Nhưng sống ở đó được khoảng 1 tháng con g::ái bắt đầu có những thay đổi nhỏ khi nói với tôi rằng không muốn sống ở căn nhà này nữa. Gặng hỏi con mới thú nhận lý do: – Trên gác mái có người mẹ ạ, con sợ lắm. – Làm gì có người hả con, nhà này chỉ có hai mẹ con mình ở thôi, con yên tâm không sợ gì nhé. – Có người thật mà mẹ, người đó thường xuyên cúi xuống nhìn con, con sợ lắm.Tôi quả thực không tin những lời con g::ái lắm bởi khi đến xem nhà để thuê tôi đã xem rất kĩ căn gác mái đó hoàn toàn đã được chủ dọn dẹp sạch sẽ đồ đạc. Để trấn an con gái, tôi quyết định bắc thang lên xem lại một lần nữa.. thì thấy ….

0

Tôi và con gái 10 tuổi mới chuyển về sống trong căn nhà thuê hồi đầu tháng 10. Căn nhà 1 tầng và chỉ có 1 gác mái nhỏ để chứa đồ đạc thừa trong gia đình chứ con người không thể ở được trên đó. Sở dĩ tôi thuê căn nhà đó cũng chỉ vì nó gần với trường học của con gái để tiện đưa đón bé đi về. Sau này có tiền tôi sẽ thuê căn nhà lớn hơn.

Hồi đầu mới chuyển về căn nhà mới này con gái có vẻ hào hứng vì trông nó nhỏ nhưng gọn và nhất là có phòng riêng nhỏ cho con còn tôi thì ngủ ngoài phòng khách. Thế nhưng sống ở đó được khoảng 1 tháng con gái bắt đầu có những thay đổi nhỏ khi nói với tôi rằng không muốn sống ở căn nhà này nữa. Gặng hỏi con mới thú nhận lý do:

– Trên gác mái có người mẹ ạ, con sợ lắm.

– Làm gì có người hả con, nhà này chỉ có hai mẹ con mình ở thôi, con yên tâm không sợ gì nhé.

– Có người thật mà mẹ, người đó thường xuyên cúi xuống nhìn con, con sợ lắm.

Tôi quả thực không tin những lời con gái lắm bởi khi đến xem nhà để thuê tôi đã xem rất kĩ căn gác mái đó hoàn toàn đã được chủ dọn dẹp sạch sẽ đồ đạc. Sau khi mẹ con tôi chuyển đến có một chút đồ thừa tôi cũng mang lên đó cất.

Và suốt 1 tháng qua mặc dù tôi chưa lên tới đó lần thứ 2 bởi vì không có cầu thang đi lên mà phải bắc thang mới leo lên được tới nơi nhưng tôi dám chắc không có ai sống trên đó bởi tôi đi đâu luôn khóa cửa cẩn thận. Căn nhà khép kín nên không thể nào có cửa cho người khác lẻn vào căn nhà nữa.

Vậy nên khi nghe lý do của con gái tôi cảm thấy quá nực cười và không mảy may suy nghĩ đến nó nữa.

Những ngày sau đó, con gái tiếp tục nhiều lần nói với tôi về chuyện “Trên gác mái có người”.

– Thực sự con đã nhìn thấy có người trên đó đó mẹ, tối đến con ra ngoài uống nước người ấy luôn dõi theo con. Con sợ lắm, mẹ con mình chuyển nhà khác đi mẹ.

Để trấn an con gái, tôi quyết định bắc thang lên xem lại một lần nữa cho chắc chắn. Và quả thực đúng như những gì tôi suy nghĩ, hoàn toàn không có chuyện gì, không có ai cả. Để con gái yên tâm hơn tôi thậm chí còn lắp camera giám sát để theo dõi thường xuyên. Kết quả vẫn là không phát hiện ra đối tượng khả nghi nào xuất hiện trên đó như lời con gái nói cả.

Suy nghĩ mãi về điều này, tôi cho rằng vấn đề nằm ở phía con gái mình nên quyết tìm hiểu ra nguyên nhân sâu xa để giúp con vui vẻ trở lại.

– Con gái, mẹ đã lên trên đó xem và quả thực không hề có người nào như con nói cả. Mẹ cho con xem cả camera giám sát này, mọi thứ đều bình thường. Vậy nên con hoàn toàn yên tâm nhé, một thời gian nữa đủ tiền mẹ con mình sẽ tìm nhà khác để thuê.

– Đi luôn được không mẹ, con không muốn sống ở đây.

– Đi luôn thì chưa được vì giờ mẹ chưa đủ tiền thuê chỗ khác, với lại mẹ đã cọc tiền nhà ở đây 6 tháng rồi nên không thể đi được.

– Hay là mình về nhà cũ ở với bố đi mẹ, vừa không mất tiền thuê nhà mà lại có bố.

– Con nói vậy là sao. Liệu đây có phải là lý do con đã nói dối mẹ?

– Con, con…

Đứa trẻ cúi đầu như ngầm thừa nhận.

– Vâng, con đã nói dối mẹ chuyện có người trên gác mái tại con không muốn bố mẹ ly thân như hiện nay. Con muốn gia đình mình sống hạnh phúc như trước kia. Căn nhà này có phòng riêng cho con nhưng con thấy không ấm áp như nhà cũ của mình và nhất là ở đây không có bố.

– Mẹ xin lỗi nhưng không thể con ạ, bố đã yêu người khác và sắp tới bố mẹ không thể cùng ở trong một nhà nữa.

– Sao lại không thể hả mẹ, mình cứ ở chung một nhà như trước kia là được mà mẹ. Con sẽ bảo bố chia tay với cô kia và yêu mẹ như trước kia. Con xin mẹ đấy, bố mẹ đừng chia tay, con muốn sống với cả bố và cả mẹ trong căn nhà của mình chứ con không muốn sống ở bất kỳ căn nhà nào khác cả.

Đứa trẻ vừa khóc vừa ôm lấy mẹ khiến tôi cũng khóc theo. Tôi hiểu ra được tất cả lý do vì sao con đã phải tự tạo ra câu chuyện trên để mong muốn được trở về nhà cũ của mình, tôi rất thương con. Nhưng chuyện hòa hợp e là khó có thể.

Hơn ai hết, tôi hiểu rõ khi bố mẹ ly thân, con trẻ thường chịu nhiều thiệt thòi về tinh thần và tình cảm. Việc không còn sống chung trong một gia đình đầy đủ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn, dễ dẫn đến tâm lý bất ổn và sự thiếu hụt tình yêu thương từ cả hai phía. Trẻ nhỏ cũng có thể cảm thấy tội lỗi, nghĩ rằng mình là nguyên nhân khiến bố mẹ xa cách. Sự thiếu vắng một trong hai người sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách và sự phát triển tâm lý của trẻ, để lại những vết hằn khó phai trong lòng.

Hiện nay tôi đang rất bối rối không biết phải làm gì.

Tôi kiếm được đồng nào tôi đưa vợ giữ hết, còn bản thân chỉ giữ chút ít để ăn sáng và hẹn hò với bạn, trung bình 1 tháng là được 30 triệu, còn lương vợ tôi là 11 triệu. Cưới được 11 năm, tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm của gia đình được bao nhiêu. Cô ấy nói được hơn 600 triệu. Chúng tôi đang phải đi thuê phòng trọ, cuộc sống ở thành phố tuy đắt đỏ nhưng tháng nào bà ngoại cũng gửi thịt và rau ngon ở quê ra. Không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà tốn kém thế. Nhân lúc vợ đi vắng, tôi mở cuốn sổ chi tiêu của vợ ra xem, tôi không tin vào mắt mình nữa, đọc thêm dưới đây

0

Phản ứng của tôi làm vợ sợ hãi nói lời xin lỗi, còn anh vợ im bặt không dám đòi hỏi gì nữa. Thấy tình hình căng thẳng, chị dâu bất ngờ đứng ra hòa giải.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. Nếu như mỗi người giữ một quỹ, sẽ không còn tin tưởng nhau, cô phòng tôi, tôi phòng cô, ai cũng có tâm cơ. Lấy nhau mà lúc nào cũng sợ ly hôn, sợ bị thiệt thòi thì khó lòng đi hết cuộc đời.

Thế nên kiếm được đồng nào tôi đưa vợ giữ hết, còn bản thân chỉ giữ chút ít để ăn sáng và hẹn hò với bạn. Những năm qua, tôi để ý, vợ chi tiêu rất tiết kiệm, tôi không thấy hoang phí bao giờ. Cô ấy có cuốn sổ chi tiêu rất dày, tháng nào cũng ghi chép cẩn thận.

Vợ bảo:

“Nhờ cuốn sổ đó sẽ giúp em kiểm soát chi tiêu, nếu thấy bản thân chi quá tay, em kìm hãm lại. Tiền kiếm được khó khăn, tiêu thì nhanh nên vợ chồng mình cần phải giữ chặt, không được hoang phí”.

Tôi tin tưởng tất cả những lời vợ nói và không bao giờ mở cuốn sổ đó ra xem làm gì.

1 năm trước, tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm của gia đình được bao nhiêu. Cô ấy nói được hơn 600 triệu. Nghe con số đó tôi thấy hơi buồn nhưng không dám nói ra. Vợ chồng tôi cưới đến nay đã 10 năm, tháng nào tôi cũng đưa cho cô ấy 30 triệu, lương của vợ mỗi tháng được 11 triệu.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi đang phải đi thuê phòng trọ, cuộc sống ở thành phố tuy đắt đỏ nhưng tháng nào bà ngoại cũng gửi thịt và rau ngon ở quê ra. Không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà tốn kém thế.

Lúc vợ đi vắng, tôi mở cuốn sổ chi tiêu vợ ghi chép để kiểm tra, tôi thấy mỗi tháng vợ xài hết những 40 triệu. Các khoản mà vợ chi hàng tháng chủ yếu là tiền học, tiền sữa và quần áo của các con. Cả ngày, tôi chỉ đi làm, không biết chuyện chi tiêu tốn kém thế nào, nhìn những số liệu mà vợ ghi chép, tôi cũng biết vậy, không dám phàn nàn nửa câu, sợ cô ấy lại dỗi.

Ông bà ngoại lặn lội từ quê ra dự tiệc đầy tháng của cháu. Nhà chồng tôi làm 20 mâm hoành tráng mời đông đủ anh em, họ hàng nhưng vừa thấy thông gia lên, mẹ chồng tắt ngấm nụ cười. Bố mẹ tôi tặng cháu 2 chỉ vàng cùng chiếc lắc bạc xinh xắn. Thế mà cỗ chưa kịp dọn ra, ông bà đã vác bụng đói ra bến xe về luôn. Chiều hôm đó biết lý do, tôi để lại lá đơn ly h/ô,n, bế con về ngay nhà ngoại

0

Tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau khi thấy cảnh nhà chồng đối xử với thông gia trong tiệc đầy tháng cháu nội

Nếu không có chiếc video do bạn thân vô tình quay lại thì tôi cũng không biết bố mẹ mình phải chịu ấm ức như thế.

Nhiều lần khi đọc những bài đăng trên mạng hỏi kiểu: “Nếu được chọn lại thì chị em có lấy chồng không?”, tôi vẫn thường nghĩ trong bụng là mọi người bình luận tiêu cực quá. Hầu như ai cũng trả lời là “Không”, còn lại rất ít người khoe hôn nhân hạnh phúc khiến tôi thấy khó hiểu.

Giờ thì chính tôi cũng bắt đầu nhập hội ân hận khi lấy chồng. Cái tội không nghe lời bố mẹ khuyên nhủ, họ đã bảo nhà thông gia không tử tế lắm đâu mà tôi mù quáng bỏ ngoài tai. Đến khi tận mắt trông thấy bố mẹ mình bị người ta xúc phạm thì tôi mới tỉnh ngộ, kịp sửa sai bằng tờ đơn l.y hô.n.

Tôi mới cưới được 1 năm 3 tháng. Chồng của tôi là người rất có trách nhiệm, yêu thương vợ con và kiế.m tiề.n cũng giỏi. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của anh là luôn bênh bố mẹ ruột bất chấp, dù họ đúng hay sai thì anh cũng đứng về phía họ. Cưới xong rồi tôi mới biết điều này, phải ngậm đắng nuốt cay bao lần vì chồng bênh bố mẹ và bỏ rơi vợ.

Suốt quãng thời gian mang bầu tôi rất hay khóc lúc đêm khuya. Nhìn chồng ngáy khò khò mà tôi chỉ muốn trốn về ngoại, muốn được trở về thời con gái độc thân, muốn một mình ngủ trên chiếc giường êm ái trong căn nhà đầy tình yêu thương của bố mẹ. Chỉ tại bồng bột mà tôi vỡ mộng. Gió táp mưa sa quất vào mặt không ngừng nghỉ, nhưng vì cãi lời bố mẹ đi lấy chồng nên tôi chẳng dám kêu than.

Đến khi đẻ xong thì tôi tự thấy mình mạnh mẽ hơn một chút, nhắm mắt cho qua tất cả mọi thứ vì con. Biết bố mẹ chồng khắt khe thì tôi cũng hạn chế va chạm, họ quát mắng ý kiến gì thì tôi cũng im lặng không cãi. Mẹ chồng chăm tôi ở cữ cũng không đến nỗi, bà nấu ăn bế cháu phụ tôi không sót ngày nào. Tuy bà cằn nhằn hơi nhiều và bắt con dâu phải chăm cháu theo kiểu cổ hủ, song tôi cũng lựa lựa để làm chứ không phản ứng gay gắt ra mặt.

Cơ mà càng nhịn nhục thì tôi lại phát hiện ra họ càng lấn tới. Sống như nào cũng khó vì chẳng thể hài lòng người ta.

Tôi bắt đầu mông lung nghĩ đến việc b.ỏ chồn.g. Mới sống hơn 1 năm mà đã không hòa hợp như này thì cố nữa cũng chỉ thêm toang. Giờ là tôi đối phó với nhà chồng theo kiểu ngày nào biết ngày đó, cười thì ít mà khóc thút thít thì nhiều.

Tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau khi thấy cảnh nhà chồng đối xử với thông gia trong tiệc đầy tháng cháu nội - Hình 1

Rồi cuối cùng cũng đến lúc tôi kiếm được cớ để viết đơn l.y hô.n. Đó là vào tiệc đầy tháng của con tôi, khi 2 nhà nội ngoại cùng gặp nhau để ăn tiệc.

Tôi chưa có kinh nghiệm gì về việc cúng lễ cho con nên để người lớn trong nhà lo hộ. Mẹ chồng đặt hết đồ bên ngoài về, chỉ việc bày trước bàn thờ gia tiên rồi làm lễ là xong. Bố mẹ tôi mang sang khá nhiều hoa quả và quà mừng cho cháu ngoại, song tôi không biết là mẹ chồng lén bỏ hết đống hoa quả ấy vào một góc không dùng đến.

 

Giúp việc nhà chồng thì luôn mồm nhắc bố mẹ tôi là không được đụng cái này, không được sờ cái kia vì “toàn đồ quý giá đắt đỏ”. Cứ làm như bố mẹ tôi nhà quê lắm không bằng! Cũng may là bố mẹ tôi hiền nên dù phật ý họ cũng chẳng bộc lộ ra mặt, vẫn xuề xòa để 2 nhà đỡ mất vui.

Trong buổi tiệc có hàng xóm với vài người bạn thân của vợ chồng tôi đến dự. Mọi người mang quà và đồ chơi cho con tôi, dành tặng nó những lời chúc tốt đẹp. Bố mẹ tôi tặng cháu ngoại 2 chỉ vàng kèm một chiếc lắc bạc đúc hình cái khánh rất xinh. Tuy nhiên lúc mở hộp quà của ông bà, tôi chợt nhớ ra là họ về khá sớm. Bận rộn tiếp khách nên bố mẹ rời đi lúc nào tôi còn không biết nữa.

Đang bần thần nghĩ ngợi thì bạn thân nhắn tin. Nó gửi cho tôi vài chiếc video quay bữa tiệc, kèm theo ảnh chụp con tôi rất xinh. Tôi ngắm nghía kỹ từng khoảnh khắc, bật cười khi thấy con mình ọ ẹ ngơ ngác giữa vòng tay vô số người lạ. Và rồi tôi vô tình phát hiện lý do khiến bố mẹ tôi bỏ về khi chưa ăn miếng cỗ nào.

Lúc bố mẹ tôi đến gần cháu ngoại định bế lên chụp ảnh thì mẹ chồng tôi đứng cạnh hất tay họ ra. Mọi người xung quanh mải chuyện trò cười nói nên không ai chú ý đến hành động thô lỗ của bà nội thằng nhỏ, tôi cũng ở trong nhà vệ sinh chẳng hay biết gì. Chỉ có bố mẹ tôi ngỡ ngàng khó hiểu khi bị bà thông gia cư xử vậy. Rồi họ bỏ về trong ấm ức, còn không nói lại với tôi câu nào vì chắc sợ tôi buồn.

Mẹ chồng tôi nghĩ không ai trông thấy nên vẫn tươi cười suốt buổi tiệc. Nhưng tất cả hành động quá quắt của bà đã vô tình lọt vào clip do bạn tôi quay. Nó cũng chẳng để ý khúc đó vì mải cười nói với người khác, nhưng góc nó ngồi đủ thấy rõ cảnh mẹ chồng hất tay bố mẹ ruột tôi không cho bế cháu một cách thô bạo. Xong bà ấy còn mang cháu đi chỗ khác, ngăn bố mẹ tôi tiếp xúc gần với cháu. Thấy bố mẹ hụt hẫng đứng nhìn theo cháu ngoại mà tôi ứa nước mắt.

Tôi nói chuyện riêng với chồng về đoạn clip đó. Dù tôi không trách móc mẹ chồng câu nào, chỉ nhờ chồng hỏi giúp xem vì sao mẹ anh lại đối xử với thông gia như vậy, lý do không cho bố mẹ tôi đụng vào cháu là gì. Nhưng chồng lại cáu gắt với tôi, anh gằn giọng bảo tôi không được phán xét mẹ anh, rồi biện minh rất nực cười rằng: “Bà làm gì cũng chỉ tốt cho cháu nội thôi”.

Biết không trông mong dựa dẫm gì được vào người chồng bảo thủ này nên tôi quyết định sẽ kết thúc thân phận con dâu tại đây. Tôi im lặng không đôi co với chồng câu nào. Và hôm sau tôi đợi cả nhà chồng đi vắng để ôm con về ngoại. Lá đơn l.y hô.n tôi đắn đo giấu trong tủ mãi, giờ được đặt ngay ngắn trên bàn cho chồng về tự ký. Tôi sẽ làm mẹ đơn thân, không hối hận gì cả.

Vừa về đến nhà ngoại tôi đã ôm bố mẹ khóc rấm rứt. Thương con mình 1 thì thương bố mẹ 10. Họ bị thông gia co.i thườn.g mà tôi không hề biết, còn chẳng có cơ hội lên tiếng bảo vệ họ lấy nửa câu. Tôi chọn sai chồng, chọn sai nơi để gả. Nhưng cuối cùng bố mẹ lại phải chịu thiệt thòi cùng tôi…

Thủ tục cấp đổi Sổ đỏ để ghi theo diện tích thực tế

0

Căn cứ Khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế.

Bố mẹ tôi mất đã 3 năm nay, ngôi nhà của ông bà vì thế mà không có người ở, nay mọc rêu, tường bị bong tróc. Đất của ông bà rộng 1500m2, sau này cũng chẳng ai có ý định sống ở đó nữa. Vì thế tôi ngỏ ý với 2 anh trai chia đều chỗ đất, ai thích ở thì ở, còn không thì bán. Lúc này, anh cả mới đưa cuốn sổ đỏ của bố mẹ cho xem nhưng lại đứng tên anh. Nhìn vào ngày tháng, chúng tôi càng tức giận khi mà sổ được làm khi bố mẹ đang còn sống. Tại sao ông bà sang tên sổ đỏ cho anh cả mà không nói với chúng tôi một câu, 2 người có còn coi anh em tôi là con nữa không? Đáp lại thắc mắc đó, anh cả kể lại cho tôi câu chuyện từ xưa, nghe xong tôi cảm thấy x:ấu hổi, là tôi quá hồ đồ rồi…

0

Giá khi còn sống các con chịu khó chăm lo cho bố mẹ thì giờ sẽ được hưởng tài sản của ông bà để lại.

Anh trai tôi có công việc tốt và nhà ở trên thành phố. Còn tôi và anh thứ ở quê, chúng tôi sống cách nhà bố mẹ vài cây số. Bố mẹ tôi không có lương hưu, suốt 14 năm qua, sống bằng tiền trợ cấp của anh trai cả. Mỗi tháng anh cả biếu ông bà 6 đến 7 triệu, nhờ thế mà tuổi già của 2 người khá nhàn hạ, thảnh thơi.

Mỗi lần ông bà ốm đau, chúng tôi đều đưa đến bệnh viện gần nhà anh cả để thuận tiện chăm sóc. Bố hay mẹ sẽ nằm viện tuần, sau đó ra nhà anh trai tôi nghỉ ngơi an dưỡng một thời gian. Chị dâu rất khéo léo chăm sóc bố mẹ nên chúng tôi hoàn toàn yên tâm.

Những năm qua nhờ có vợ chồng anh cả chu đáo lo cho bố mẹ nên anh em tôi yên tâm làm việc. Chúng tôi luôn kính nể và nghe theo mọi sự sắp đặt của anh chị.

Bố mẹ tôi mất đã 3 năm nay, ngôi nhà của ông bà không có người ở đã mọc rêu, tường bị bong tróc, cỏ mọc tốt nửa người xung quanh nhà. Đất của ông bà rộng 1500m2, sau này cũng chẳng ai có ý định sống ở đó nữa. Vì thế tôi và anh thứ bàn với nhau là chia mỗi người 500m2, ai thích ở thì ở, còn không thì bán.

Ngày anh em họp chia mảnh đất 1500m2 của bố mẹ để lại, chúng tôi bàng hoàng khi nhìn thấy tên người đứng trong cuốn sổ đỏ của gia đình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau đó chúng tôi gọi điện cho anh cả về quê bàn chuyện chia đất của bố mẹ để lại. Lúc chúng tôi họp bàn, anh cả đưa cuốn sổ đỏ của bố mẹ cho xem. Chúng tôi giật mình khi sổ đỏ đã đứng tên anh cả. Nhìn vào ngày tháng, chúng tôi càng tức giận khi mà sổ được làm khi bố mẹ đang còn sống. Tại sao ông bà sang tên sổ đỏ cho anh cả mà không nói với chúng tôi một câu, 2 người có còn coi anh em tôi là con nữa không?

Trái với sự bức xúc của chúng tôi, anh cả bình tĩnh giải thích:

“Ngày anh bảo các em góp tiền nuôi bố mẹ nhưng không ai đồng ý. Mấy người còn cho rằng bán một phần đất của ông bà để có tiền sống qua ngày. Những lần ông hay bà ốm đau nhẹ hay nặng, các em cũng đẩy hết cho anh chị chăm sóc. Chính sự thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết lo cho gia đình riêng mà coi thường người sinh thành nên bố đã sang sổ đỏ cho anh đứng và toàn quyền quyết định. Anh không có ý định bán đất của bố mẹ, sang năm anh sẽ xây nhà là nơi thờ cúng và đi về của con cháu”.

Tôi bảo đất đai của ông bà quá rộng, xây sao hết, tốt nhất chia đất cho 3 anh em, còn anh cả chỉ xây trên phần đất của anh ấy. Dù chúng tôi nói hết mọi lời lẽ nhưng anh ấy không chịu nghe. Tôi không biết phải làm sao nữa?

Anh chị có quyền đòi chia đất gia đình khi em trai đã đứng tên sổ đỏ? các bác kiện đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng các con khai hoang. Sổ đỏ đứng tên bố mẹ em chỉ vì ông bà đã mất và các bác thì không ở cùng trên đất này, sinh sống ở nơi khác.

0

Bố mẹ em ở trên mảnh đất khai hoang cùng ông bà nội từ năm 1997, nay các bác bỗng về nhận công lao, đòi chia phần.

Ông bà em mất năm 2000 nhưng đến năm 2007 khu đất mới được cấp sổ đỏ, đứng tên bố mẹ em. Khi đó, anh chị em của bố em không ai có ý kiến, không tranh chấp.

Tháng trước, các bác kiện đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng các con khai hoang. Sổ đỏ đứng tên bố mẹ em chỉ vì ông bà đã mất và các bác thì không ở cùng trên đất này, sinh sống ở nơi khác.

Các trường hợp xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến

Xin hỏi, trong trường hợp thực sự các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang, liệu bố mẹ em có phải chia đất không?

Đối với mảnh đất khai hoang từ năm 1997, phù hợp với quy hoạch, bố mẹ bạn sống ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì việc nhà nước cấp sổ đỏ vào năm 2007 là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng đối tượng, trình tự thủ tục cấp đất, giao đất.

Đến nay, các bác của bạn đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng tất cả các con khai hoang là không có căn cứ pháp lý.

Cụ thể, gia đình bạn đã sống ổn định, xây nhà từ đó đến nay là hơn 15 năm mà trong khoảng thời gian này không có tranh chấp, các bác của bạn không có ý kiến. Ngoài ra họ không đăng ký, kê khai, sử dụng diện tích đất tranh chấp và cũng không có một trong các loại giấy tờ theo điều 100 Luật Đất đai 2013 (Điều 50 Luật Đất đai năm 2003) nên không đủ điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất.

Việc các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang, ông bà nội có sử dụng phần đất trong một thời gian ngắn không phải là căn cứ phát sinh đòi đất và không được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 5, khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013.

Mặt khác, Án lệ số 32/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 5/2/2020 có nêu trường hợp: Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp. Do đó, kể cả trong trường hợp thực sự các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang đất thì cũng không có căn cứ để các bác kiện đòi chia đất bởi các lẽ trên.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ nâng cao ý thức người đi đường…. Tại sao đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công ….

0

Bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông giúp lái xe tuân thủ hơn khi qua giao lộ, mô hình này cũng đang được hầu hết quốc gia áp dụng, theo các chuyên gia.

TP HCM đang thí điểm bỏ đếm thời gian trên đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn như Mai Chí Thọ – Tố Hữu, Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng 8… Đây là những nút giao đã được lắp camera và hệ thống đèn tín hiệu kết nối về Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thành phố, có thể điều khiển từ xa thay vì mỗi lần thay đổi phải cài đặt tại các chốt.

Nêu ý kiến về phương án trên, TS Phan Lê Bình, Phó đại diện Văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản (cung cấp dịch vụ tư vấn về giao thông, đô thị, môi trường), cho biết đèn giao thông không đếm ngược thời gian đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng vì khi có thêm bộ đếm không mang lại nhiều hiệu quả.

Thống kê của Đại học bang Oregan (Mỹ) cho thấy đèn giao thông đếm ngược được sử dụng trong tổ chức giao thông tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam… Đa số các nước đều sử dụng đèn giao thông không đếm ngược đối với xe, và áp dụng đếm ngược cho đèn qua đường dành cho người đi bộ ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

Giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm được vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Giao lộ Mai Chí Thọ – Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Theo ông Bình, trái với tác dụng của đèn giao thông đếm ngược giúp tài xế chủ động thời gian, tốc độ, tính năng này lại bị lạm dụng khi nhiều người cố vượt đèn đỏ hay tăng tốc vượt đèn vàng. Thậm chí, khi đèn đỏ còn 3-5 giây, nhiều người phía sau đã bóp còi thúc giục phía trước di chuyển. “Tại Nhật hệ thống đèn tín hiệu đều không sử dụng bộ đếm. Người tham gia giao thông chỉ cần chờ đèn chuyển màu và chấp hành, tránh tâm lý nhấp nhổm đếm số chờ đợi”, ông Bình nói.

Cũng theo TS Bình, tại Việt Nam, luật hiện hành quy định khi có tín hiệu đèn vàng xe phải dừng lại trước vạch. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã qua vạch mà tín hiệu đèn vàng thì xe được chạy tiếp. Do đó, dù đèn không đếm giây, tài xế vẫn không bị đột ngột, phanh gấp khi tín hiệu chuyển vàng vì nguyên tắc khi đến nút giao lái xe phải giảm tốc độ, quan sát xung quanh để chủ động kiểm soát tình huống.

“TP HCM thử nghiệm trước mô hình bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở một số giao lộ sẽ giúp theo dõi hành vi, tạo thói quen cho người đi đường, từ đó tính toán phương án tổ chức giao thông là phù hợp”, ông Bình nói, cho rằng vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo an toàn vẫn phụ thuộc vào thái độ, sự tuân thủ của lái xe trong việc chấp hành đèn tín hiệu.

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia MinhGiao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Đồng tình, PGS. TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP HCM, cho rằng nên nghiên cứu bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu nhằm thay đổi hành vi của người đi đường. Giai đoạn chuyển tiếp giữa đèn xanh và đỏ là đèn vàng, chu kỳ đèn ở mỗi nút giao cũng được thiết lập tùy theo tình hình giao thông thực tế, giúp luồng xe này kịp thoát qua giao lộ trước khi luồng xe hướng khác xuất phát, hạn chế xung đột.

Trước lo ngại không có bộ đếm, tài xế khó chủ động, phanh gấp khi đèn chuyển xanh sang vàng dễ bị xe phía sau tông, ông Mai cho rằng luật giao thông đã quy định đến giao lộ xe phải giảm vận tốc dù có đèn tín hiệu hay không. Nhưng thực tế nhiều người lại chạy nhanh qua nút giao, nhất là khi đèn còn vài giây. Do đó, nếu không biết thời gian sẽ hình thành thói quen giảm tốc độ khi qua ngã ba, ngã tư.

Về phía CSGT, đại diện đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT TP HCM), cũng cho rằng tình trạng tăng tốc độ khi đèn xanh còn vài giây, hoặc bước qua đèn vàng rất phổ biến. Trong khi ở hướng đường vuông góc, người lái xe cũng thường bắt đầu chạy vào giao lộ khi đèn đỏ vẫn còn vài giây. “Việc này dễ gây va chạm hoặc xung đột giữa các làn xe, gây ùn tắc giao thông. Do đó, nếu tín hiệu đèn không đếm ngược, tài xế không còn thói quen tăng tốc vượt khi đèn còn vài giây cuối”, ông nói.

Theo đại diện đội này, người dân khi gần đến giao lộ nên chạy chậm ở tốc độ dưới 20 km/h, giữ được khoảng cách an toàn mà không bị xe phía sau tông tới. “Đoạn trước và trong giao lộ chỉ dài vài chục mét, do vậy các tài xế cần ý thức chạy chậm, sau đó tăng tốc bình thường mà không mất nhiều thời gian”, đại diện đội CSGT Cát Lái nói.

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia MinhĐèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Trong khi đó, TS Dương Như Hùng, Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết nhiều thành phố ở các nước phát triển đã không sử dụng đèn giao thông đếm ngược. Nhưng đặc thù giao thông ở mỗi nơi khác nhau, nên việc TP HCM thí điểm là cần thiết nhằm có dữ liệu khoa học để so sánh và đánh giá. Tuy nhiên, việc thí điểm nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau. Từ đó mới có kết quả toàn diện để áp dụng phù hợp cho từng khu vực vì bộ đếm giây cũng rất cần thiết ở nhiều nơi.

Ngoài ra, theo ông Hùng, việc bố trí đèn có đếm ngược hay không cần tính đến từng loại nút giao, các hướng giao cắt. Chẳng hạn, giao lộ mật độ giao thông ít, đèn không đếm giây có thể hạn chế rủi ro tai nạn như xe chạy nhanh, vượt đèn. Ngược lại, với nút giao phức tạp, nhiều hướng rẽ, đèn có tính năng đếm số sẽ cần thiết để tài xế chủ động điều chỉnh vận tốc và chuyển làn từ xa. Thực tế, ngoài các nút giao đang thí điểm, nhiều nơi khác ở thành phố vẫn có đèn không đếm số và tình hình giao thông ổn định.

Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết việc thí điểm bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở 4 giao lộ là một trong các giải pháp hỗ trợ, linh hoạt tổ chức giao thông theo thực tế. Mô hình này cũng nhằm theo dõi hành vi, dần tạo thói quen để người đi đường chấp hành đèn tín hiệu.

Theo ông Tấn, việc thí điểm giúp ghi nhận hình ảnh, hành vi người đi đường thông qua hệ thống camera ở các giao lộ. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường xử lý và có phương án tổ chức giao thông phù hợp cho từng khu vực. Hệ thống tín hiệu không đếm lùi cũng áp dụng chu kỳ đèn ngắn để người dân chấp nhận dừng chờ, bởi nếu quá lâu dễ gây ra tình trạng cố vượt, hoặc gây kẹt xe ở các hướng. Đơn vị sẽ tính toán theo tình hình giao thông thực tế ở từng khu vực, rồi mới xem xét có nhân rộng mô hình này hay không.

Vợ tôi được đằng ngoại chia cho 2 căn nhà ở thành phố, ông bà ngoại muốn chia thừa kế từ sớm tránh rắc rối về sau. Tôi bảo tặng em chồng 1 căn mà vợ bơ đi, quá í::ch k::ỷ. Em chồng cũng đang khó khăn, ngày phải đi làm mấy chục cây số. Tối hôm đó tôi dắt về bảo bố vợ d::ạy lại, bố vợ gật gù đồng ý, nhưng hôm sau thấy ông đăng dòng tin nhắn này trên Face:book…

0

Câu chuyện bắt đầu từ lúc vợ tôi, Linh, nhận được tài sản thừa kế từ gia đình nhà ngoại. Cụ thể, bố mẹ vợ đã quyết định chia cho Linh hai căn nhà ở trung tâm thành phố, một món quà mà bất cứ ai cũng ao ước. Lúc đó, tôi nghĩ mình đang là người chồng may mắn, vì không chỉ cưới được vợ giỏi giang, mà còn có thêm cơ hội ổn định tài chính nhờ tài sản của gia đình vợ.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản chỉ dừng lại ở việc nhận thừa kế. Tôi còn có một người em trai, Hùng, đang gặp khó khăn về tài chính. Sau khi nghe tin Linh được chia tài sản, tôi nghĩ ngay đến việc giúp đỡ em mình. Trong đầu tôi lúc đó, chuyện tặng lại cho Hùng một căn nhà là hợp lý, vừa giúp đỡ gia đình tôi, vừa thể hiện sự rộng rãi, quan tâm đến anh em.

Vợ tôi được đằng ngoại chia cho 2 căn nhà, bảo tặng em chồng 1 mà bơ đi, quá ích kỷ

Tôi không phải là người tham lam, nhưng thực sự, thấy em trai mình gặp khó khăn mà không giúp, tôi cảm thấy day dứt. Vậy nên, tôi quyết định nói chuyện với Linh về việc chia sẻ một trong hai căn nhà đó cho em chồng.

Một buổi tối, khi cả hai đang ngồi ăn tối, tôi mở lời:

  • Em à, giờ em được thừa kế hai căn nhà, sao không tặng lại cho Hùng một căn? Nó đang khó khăn lắm, mà mình cũng đâu cần đến cả hai căn đâu.

Linh nhìn tôi, ánh mắt hơi ngạc nhiên nhưng giữ vẻ điềm tĩnh:

  • Em hiểu ý anh, nhưng tài sản này là bố mẹ em để lại cho em. Đó là sự ưu ái của gia đình em dành cho con gái. Hơn nữa, anh biết đấy, em còn phải nghĩ đến con cái sau này nữa. Em không muốn đưa tài sản của mình cho ai, kể cả là em chồng.

Nghe câu trả lời của Linh, tôi bắt đầu thấy khó chịu. Tôi đã nghĩ vợ sẽ đồng ý ngay, vì đây là vấn đề gia đình, hơn nữa, việc giúp đỡ em chồng cũng là một nghĩa vụ đạo đức. Nhưng Linh lại tỏ ra quá cứng nhắc và không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác. Cô ấy nói như thể chỉ nghĩ đến bản thân mình, không để ý đến tình cảm anh em trong gia đình tôi.

Tôi quyết định không tiếp tục tranh cãi ngay lúc đó, nhưng lòng đã nảy sinh sự thất vọng và bức bối. Tôi không hiểu vì sao Linh lại có thể ích kỷ đến vậy, không nghĩ đến những người xung quanh.

Sáng hôm sau, tôi quyết định đưa Linh về nhà bố mẹ vợ để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ, nếu Linh không chịu hiểu lý lẽ của tôi, thì có lẽ bố vợ, người rất hiểu biết và công bằng, sẽ giúp tôi dạy lại vợ mình.

Khi chúng tôi đến nhà, bố vợ tôi – ông Quang – đang ngồi ngoài hiên uống trà. Ông là người đàn ông trầm tính, điềm đạm, luôn được mọi người trong gia đình kính nể. Tôi tin rằng với sự tỉnh táo và khôn khéo của ông, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Sau vài câu chuyện phiếm, tôi vào thẳng vấn đề:

  • Thưa bố, con có chuyện này muốn hỏi ý kiến bố. Vợ con được chia hai căn nhà, mà con nghĩ nên tặng cho em Hùng một căn, vì nó đang khó khăn. Con đã nói chuyện với Linh, nhưng cô ấy không đồng ý. Bố nghĩ sao về chuyện này ạ?

Ông Quang nghe xong, khẽ gật đầu, ra vẻ hiểu chuyện. Ông không nói ngay mà chỉ nhấp một ngụm trà, ánh mắt hướng về phía Linh:

  • Ừ, bố cũng thấy con nói có lý. Anh em trong nhà thì nên hỗ trợ lẫn nhau. Linh, con cũng nên nghĩ cho em chồng chút chứ.

Nghe bố nói vậy, tôi cảm thấy có chút hy vọng, tưởng rằng mọi việc sẽ được giải quyết. Nhưng Linh vẫn giữ thái độ cứng rắn, không nói thêm lời nào.

Sau một lúc ngẫm nghĩ, ông Quang gật đầu với tôi rồi nói:

  • Được rồi, để bố nói chuyện thêm với Linh. Con cứ yên tâm.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, tin rằng với lời nói của bố vợ, Linh sẽ phải suy nghĩ lại và hành xử hợp lý hơn.

Sáng hôm sau, trong lúc đang làm việc, tôi vô tình mở Facebook và thấy một bài đăng của bố vợ. Dòng trạng thái hiện lên ngay trước mắt tôi, khiến tôi chết sững.

Bố mẹ vợ cho nhà đất, nói hết nước hết cái mà vợ không cho tôi đứng tên cùng

“Đời người ai cũng có lựa chọn riêng. Tiền bạc là thứ dễ làm người ta thay đổi. Nhưng cuối cùng, tiền không thể mua được tình cảm thật sự. Hãy sống với nhau bằng trái tim, chứ không phải bằng vật chất.”

Dưới bài viết đó là một dòng tin nhắn mà bố vợ tôi đăng kèm, có vẻ như là một cuộc trò chuyện giữa ông và ai đó:

  • “Con nghĩ nên giúp đỡ người nhà, nhưng không có nghĩa là ép buộc ai đó phải làm điều mình muốn.”
  • “Con dạy con cái, nhưng trước hết con phải tôn trọng quyết định của chúng. Đừng để vì một căn nhà mà tình cảm gia đình rạn nứt.”

Lòng tôi lạnh buốt khi đọc những dòng tin nhắn đó. Hóa ra, bố vợ không hề đồng ý với tôi như tôi nghĩ, mà chỉ cố giữ vẻ ngoài điềm tĩnh để không làm căng thẳng tình hình. Ông hiểu rõ rằng việc ép Linh tặng căn nhà không phải là giải pháp, và trong lòng ông, tình cảm gia đình mới là quan trọng hơn cả.

Tôi ngồi đó, lòng ngổn ngang cảm xúc. Phải chăng mình đã quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của em trai mà không nghĩ đến cảm giác của vợ? Mình đã không hiểu rằng Linh cũng có quyền quyết định với tài sản của cô ấy, và mình không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác.

Sau khi đọc dòng trạng thái của bố vợ, tôi suy ngẫm rất nhiều. Tôi nhận ra rằng, trong cuộc sống vợ chồng, không chỉ có sự chia sẻ tài chính mà còn cần sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Dù là vợ chồng, nhưng mỗi người đều có quyền riêng tư và quyết định của riêng mình. Việc giúp đỡ em trai là điều đáng quý, nhưng không thể lấy nó làm lý do để ép buộc vợ mình phải hy sinh những gì cô ấy có.

Tôi quyết định không nhắc lại chuyện căn nhà nữa, mà thay vào đó, học cách tôn trọng và thấu hiểu vợ mình hơn. Và từ đó, tôi cũng hiểu rằng, gia đình không chỉ xây dựng trên cơ sở tài sản, mà còn là sự tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên.