Home Blog Page 436

Tang thương hình ảnh một thôn làng hơn 100 nhân khẩu ở Lào Cai bị lũ quét vùi lấp toàn bộ, hàng chục thi thể được tìm thấy

0

Trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra sáng ngày 10/9 đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) với 35 hộ dân, 128 khẩu.

Ngày 10/9/024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tang thương hình ảnh một thôn làng hơn 100 nhân khẩu ở Lào Cai bị lũ quét vùi lấp toàn bộ, hàng chục thi thể được tìm thấy”. Nội dung cụ thể như sau:

Liên quan đến vụ việc, báo Tiền Phong thông tin, vào hồi 10 giờ 15 phút, UBND huyện Bảo Yên nhận được tin báo của xã Phúc Khánh về vụ việc sạt lở đất nghiêm trọng tại địa bàn thôn Làng Nủ.

Đến 14h cùng ngày, các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại hơn 100 nạn nhân vẫn đang mất tích.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân được tìm thấy do lũ quét ra khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ lũ quét phóng viên ghi nhận:

Trận lũ quét xảy ra lúc sáng sớm khiến mọi người bất ngờ.

Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Lực lượng cứu hộ – cứu nạn đang khẩn trương tìm kiếm người bị chết, mất tích.

Nhiều đồ vật bị vùi lấp trong bùn đất (Ảnh: báo Hà Giang)

Theo người dân địa phương, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra tất cả đều hoàn toàn bất ngờ.

Báo Vietnamnet cho hay, theo UBND tỉnh Lào Cai, khu vực xảy ra lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, thôn Làng Nủ bị san phẳng sau vụ lũ quét kinh hoàng. Những gì còn sót lại là các đồ vật đã biến dạng hoặc ngập trong bùn đất. Nơi sinh sống của 35 hộ dân với trên 120 nhân khẩu đang yên bình phút chốc bị san phẳng, tang thương.

Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đang khẩn trương cấp cứu những nạn nhân còn sống sót.

Trực tiếp có mặt tại hiện trường thăm hỏi người dân và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên cho biết đây là trận lũ quét gây ra nhiều mất mát, thương vong rất lớn trên địa bàn huyện, hiện nay huyện Bảo Yên đang tập trung huy động tối đa nhân lực, phương tiện cho công tác tìm kiếm cứu nạn nơi đây.

Cùng ngày, báo Lao Động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Lũ quét vùi lấp 1 thôn ở Lào Cai, 15 người chết, nhiều người mất tích”. Nội dung cụ thể như sau:

Hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai. Ảnh: Người dân cung cấp

Tối 10.9, trao đổi nhanh với PV Báo Lao Động, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên Trần Trọng Thông xác nhận thông tin vụ sạt lở vùi lấp 35 hộ dân khiến nhiều người thương vong tại xã Phúc Khánh.

Sự việc xảy ra sáng nay (10.9), khi một trận lũ lớn đã quét qua thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên). Theo thông tin ban đầu, trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.

Nguyên một thôn làng bị vùi lấp sau trận lũ quét kinh hoàng. Ảnh: NDCC

Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân.

Theo người dân địa phương, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở núi xảy ra một cách hoàn toàn bất ngờ.

Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: NDCC

Khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc, việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Huyện Bảo Yên đang tranh thủ thời gian, gấp rút huy động lực lượng tiếp cận khu vực sạt lở, tìm kiếm người mất tích.

Bệnh viện ở Lào Cai báo động đỏ khi hàng chục người đang được cấp cứu sau trận lũ quét vùi lấp 1 thôn ở xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai).

Tối 10.10, thông tin từ UBND huyện Bảo Yên, khoảng 10h sáng cùng ngày, đơn vị nhận được tin báo của xã Phúc Khánh về vụ việc sạt lở đất nghiêm trọng tại thôn Làng Nủ. Số lượng người bị nạn là 128 người trên tổng số 35 hộ dân. Ngay khi nhận được thông tin, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đã thực hiện báo động đỏ. Đồng thời huy động toàn thể viên chức tập trung tại đơn vị ứng cứu.

Ngoài ra, bệnh viện còn cử các kíp xuống điểm cần hỗ trợ y tế trên toàn huyện, đặc biệt khu vực thôn Làng Lủ, xã Phúc Khánh để cấp cứu tại chỗ.

Theo lãnh đạo huyện Bảo Yên, nguyên nhân ban đầu xác định do mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho đất đá bị ngậm nước, liên kết yếu dẫn đến sạt lở.

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cho biết: Tính đến 18h cùng ngày, địa phương xác định số người bị thương và sống sót khoảng trên 30 người, còn lại là tử vong và mất tích.

”Chúng tôi đã chủ động theo phương án 4 tại chỗ và đã huy động gần 100 cán bộ chiến sĩ và người dân để hỗ trợ tìm kiếm, kịp thời đưa đi cấp cứu những người bị thương”, ông Trịnh Xuân Trường cho hay.

Nguồn : https://blogtamsu.vn/tang-thuong-hinh-anh-mot-thon-lang-hon-100-nhan-khau-o-lao-cai-bi-lu-quet-vui-lap-toan-bo-hang-chuc-thi-the-duoc-tim-thay-103561.html

Giá rau xanh ‘nhảy múa’, tăng phi mã giữa ngày mưa lũ: 130.000 đồng 1 quả bí xanh, bà nội trợ ch-oáng v-áng nói ‘ngoài sức tưởng tượng’

0

Do ảnh hưởng của mưa lũ, các loại rau xanh tiếp tục tăng giá và nguồn cung tại chợ cũng ít hơn, nhiều mặt hàng đắt đột biến khiến các bà nội trợ “sốc”.
Bão lũ đang gây cảnh ngập úng tại nhiều địa phương khiến loạt vườn rau hư hỏng nặng, gây khan hiếm nguồn cung. Tại các chợ ở Hà Nội, mặt hàng rau xanh, củ quả hiện đang rất đắt đỏ.

Sáng 11/9, chị Nguyễn Ngọc Mai (Linh Đàm, quận Hoàng Mai) chia sẻ, chị thực sự bị “sốc” khi mua 1 quả bí xanh giá tới 130.000 đồng. ”  Tôi không hỏi cụ thể nhưng ước lượng quả bí cùng lắm chỉ hơn 3 kg, như vậy tính ra hơn 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, bình thường giá bí xanh chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg. Chưa bao giờ tôi mua 1 quả bí đắt đỏ như thế  “, chị nói.

Không chỉ bí xanh, giá rau bắp cải cũng tăng lên tới gần 30.000 đồng/kg, trong khi bình thường chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. ”  Tôi mua 1 quả bí xanh, 1 cái bắp cải mà mất 170.000 đồng tiền rau. Giá cứ tăng như này thì đúng là không dám đi chợ nữa. Hôm nay giá rau còn đắt ngang thịt  “, chị Mai than.
Giá thịt lợn tăng khiến người bán và người tiêu dùng thiệt thòi

Chị Mai còn phản ánh, chất lượng rau hôm nay còn không được đẹp, xanh mướt như mọi hôm mà dập úa. Khi hỏi thì tiểu thương cho biết, do các vùng ngoại thành và các tỉnh ven Hà Nội là nơi cung ứng rau xanh bị ngập nên dường như không hàng để bán, số ít còn lại thì cũng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Chị Nguyễn Thuỳ Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, sáng nay (11/9) giá các loại rau, củ, quả tại chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) tiếp tục tăng và nguồn hàng ít hơn so với hôm qua. Theo chị Linh, nhiều người mua tích trữ nên hiện giá rau tại chợ còn cao hơn cả siêu thị. ”  Bình thường rau muống tôi chỉ mua 10.000 đồng/bó, cà chua 35.000/kg thì nay giá rau muống tăng lên tới 35.000 đồng/bó còn cà chua lên 55.000 đồng/kg.

Tương tự, mỗi bó rau cải cũng được bán ra với giá 23.000 đồng trong khi giá bình thường khoảng 10.000 đồng. Giá rau mồng tơi là khoảng hơn 20.000 đồng/bó, gấp đôi bình thường. Hành lá có giá 55.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng mỗi kg so với trước bão. Các loại củ quả khác như su su, bắp cải, cà rốt… thì tăng nhẹ so với trước, khoảng 5.000 – 10.000 đồng/kg  “, chị Linh nói.

Hà Nội: 130.000 đồng 1 quả bí xanh, bà nội trợ choáng váng- Ảnh 1.

Các loại rau xanh tiếp tục tăng giá và khan hiếm. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, chị Mai cho hay, còn có rau để mua lúc này là rất may mắn. Chiều qua, khi đi làm về qua chợ cóc gần nhà, chị thấy không chỗ nào còn hàng để bán. Sáng nay chị phải đi chợ sớm, nhưng các mặt hàng rau xanh cũng rất ít, các loại củ quả thì nhiều hơn một chút.

Chị Minh Hoa – một tiểu thương tại chợ Thanh Trì (quận Hoàng Mai) chia sẻ, mưa bão làm rau hỏng hết nên rất khan hiếm, kể cả chợ đầu mối cũng không có. Giá rau hiện tại tăng từng ngày, sắp tới nếu tình hình lũ kéo dài thì có thể còn đắt hơn nữa vì không có hàng để bán.

”  Từ hôm bão tới nay, giá rau xanh như rau muống, mồng tơi, rau ngót…tăng từng ngày. Hôm nay, rau muống tôi nhập vào đã 28.000 đồng/mớ, tuy nhiên mọi người còn tranh nhau mua vì số lượng có hạn, không dồi dào như mọi khi. Mang về chợ tôi chỉ dám lấy lãi 1-2 nghìn đồng/mớ, lấy công làm lãi chứ không dám lấy nhiều vì lũ lụt nguồn cung khó khăn trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn  “, chị Hoa chia sẻ.

Cũng theo chị Hoa, do mưa suốt mấy ngày qua nên việc thu hái nông sản của nông dân và vận chuyển hàng hóa của thương lái khó khăn. Đặc biệt, nhiều khu vực bị ngập nên các loại củ, quả thì có sẵn nhưng rau xanh khan hiếm nhiều. Bởi vậy mà giá cả đều tăng, cao hơn khoảng gấp hai, gấp ba lần so với ngày thường.

Hà Nội: Giá rau tại chợ truyền thống tăng cao

Không chỉ rau xanh, hải sản cũng là một mặt hàng khá khan hiếm trong những gần đây. Chị Nguyễn Mai Hồng – một tiểu thương tại chợ Nam Dư (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, giá các loại hải sản mấy hôm nay cũng tăng khá nhiều do nguồn cung khan hiếm. Cụ thể, giá mực trứng tăng từ 250.000 đồng/kg lên 300.000 đồng/kg, giá tôm lột tăng loại to tăng từ 310.000 đồng/kg lên 360.000 đồng/kg, tôm biển vàng tăng từ 220.000 đồng/kg lên 260.000 đồng/kg…

Dù giá tăng, nhưng nguồn cung hàng cũng rất hiếm. Nếu trước đây mỗi ngày chị nhập khoảng 20 – 30kg các loại hải sản về bán thì nay mỗi ngày đi lấy hàng từ 2 – 3h sáng nhưng cũng chỉ lấy chưa được 10kg.

Theo chị Hồng, sản lượng mặt hàng thủy hải sản về các chợ chưa thật sự dồi dào do phần lớn tàu, thuyền phải tránh bão, chưa hoạt động trở lại. ”  Hàng về chủ yếu là hải sản đông lạnh, hoặc ốc, sò…Vài ngày tới khi người dân đi đánh bắt thì mới có đồ tươi về nhiều  “, chị Hồng chia sẻ.

Trái lại với mặt hàng rau và hải sản, các mặt hàng thịt lợn, thịt gà, trứng…,giá cả vẫn ổn định như ngày thường. Cụ thể, các mặt hàng như: sườn non, ba chỉ có giá 145.000 đồng/kg; bắp giò, nạc vai có giá 140.000 đồng/kg; mông sấn 120.000-130.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp 80.000 đồng/kg; trứng gà đỏ 25.000 đồng/10 quả…

Theo chia sẻ của một số tiểu thương, do nguồn cung ổn định vì được nhập hàng từ nhiều hộ chăn nuôi lợn, bò, cho nên giá các loại thịt không tăng nhiều trong đợt mưa bão.

Bộ Công Thương khuyến cáo không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết

Tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc được bảo đảm, không xảy ra biến động lớn về giá. Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.

“  Qua báo cáo tình hình từ các Sở Công Thương, đến sáng 10/9, nguồn cung hàng hóa và giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá, ngoại trừ một số loại rau xanh có tăng giá nhẹ do khó bảo quản. Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.

Bộ Công Thương liên tục giữ liên lạc và chỉ đạo Sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối, nhà cung cấp cập nhật diễn biến hàng hóa tại các tỉnh thành phố bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh thành khác để có thể hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương…  ”, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết.

Lũ về cuốn trôi hết đồ đạc, cả nhà tôi tan hoang mất hết tất cả. Đang lúc khó khăn, con gái lớn liền chạy đến ôm chồng sách đã ướt nhẹp..Lúc con gái mở trang sách ra tôi quỳ sụp xuống hét lên: Sống rồi con ơi!!!

0

Năm nào cũng vậy, trên khắp dải đất hình chữ S của Việt Nam đều phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chỉ có một cơn bão, một trận lũ quét qua thôi nhưng kéo theo đó sẽ là rất nhiều buồn thương, nhiều nỗi đau, thiệt hại nặng nề và nhiều khó khăn chồng chất đổ dồn không chỉ lên vai người dân mà còn cả hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên.

Gần đây nhất, 3/10/2013 cùng với cơn bão số 10 một trận lốc xoáy với cường độ lớn đã bất ngờ càn quét tại phường Phú Hải (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), toàn bộ ngôi trường mầm non tại đây đã bị tàn phá nghiêm trọng. Nhưng đó cũng chỉ là một trong hơn 600 trường học bị sập, tốc mái tại riêng Quảng Bình. Và đó cũng mới chỉ là hậu quả của một trong số hàng chục cơn bão mà năm nào nước ta cũng phải gánh chịu.

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 1

Các em học sinh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa phơi lại tập vở sau trận lũ vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua.

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 2
Mặc dù tập vở đã bị ướt hết, nhưng em vẫn quyết phơi cho khô để kịp đến trường vào vài ngày tới.

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 3

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 4
Các em học sinh khác ở xóm cũng đồng cảnh ngộ.

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 5

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 6

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 7

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 8

Thầy và trò tại Nghệ An cùng nhau dọn lại lớp học sau trận lũ

Chùm ảnh cảm động của học sinh trong mùa lũ 9
Tập vở phơi trắng sân

Nỗi ám ảnh mang tên bão lũ luôn thường trực và ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh, sinh viên. Sau mỗi trận bão là cảnh học sinh lội sông, lội nước đi học. Là cảnh học sinh tìm lại đống sách vở bị vùi dưới bùn đất và nước. Là cảnh những ngôi trường tan hoang, đổ nát và bàn ghế chìm trong nước lũ….

TIN KHẨN: Tiếp tục xuất hiện cơn bão mới ngoài biển đông, dự đoán là bão cuồng phong mạnh ngang Yagi đang tiến vào Việt Nam

0

Áp thấp nhiệt đới gần Philippines đã mạnh lên thành bão Bebinca, cách bờ biển Đông Eastern Visayas của nước này khoảng 2.105km tính tới 22h ngày 10-9.
Bão Bebinca hình thành ngoài khơi Philippines - Ảnh 1.

Dự báo đường đi của bão Bebinca – Ảnh: NYT

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), tối 10-9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca sau khi di chuyển qua gần đảo Guam của Mỹ.

Tên bão Bebinca do Macau đặt ra, mang ý nghĩa là “món bánh pudding sữa Macau”, theo báo  Rappler .

Bão Bebinca di chuyển theo hướng tây bắc với vận tốc 20km/h. Hiện tại cơn bão có sức gió duy trì tối đa 65km/h và gió giật lên tới 80km/h.

Theo dự báo ban đầu của PAGASA, bão Bebinca có thể đi vào vùng PAR của Philippines vào tối 13-9 và rời PAR vào ngày tiếp theo. Khi đó, bão sẽ được đặt tên địa phương là Ferdie.

Đến thời điểm bão Bebinca vào PAR, có khả năng nó sẽ tăng cấp ngay trong sáng 13-9.

PAGASA không loại trừ khả năng Bebinca sẽ mạnh lên thành bão cuồng phong (typhoon, bão rất mạnh), do hiện tại nó vẫn đang ở trên vùng biển Thái Bình Dương.

Dự kiến trong thời gian ngắn ở trong PAR, Bebinca sẽ chỉ di chuyển qua vùng biển gần biên giới phía đông bắc của PAR và không đổ bộ vào đất liền.

Cơn bão cũng được dự đoán sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines.

Tuy nhiên, dự báo đường đi của bão cho thấy có khả năng nó sẽ tiếp cận bờ biển Thượng Hải ở phía Đông Trung Quốc.

Bên cạnh đó, PAGASA cảnh báo bão Bebinca sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam hay còn gọi là gió habagat theo tiếng địa phương. Gió habagat sẽ gây mưa rải rác ở Visayas và Palawan, cùng với mưa rào và dông rải rác ở Bicol, Mimaropa và Mindanao bắt đầu từ ngày 12-9.

Dự báo lượng mưa do gió habagat có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.

Trước đó, cơ quan khí tượng này cũng cho biết phần lớn các khu vực của Philippines sẽ có thời tiết nhìn chung ổn định vào ngày 11-9, chỉ có mưa rào và dông nhẹ xuất hiện rải rác.

Giữa dòng nước lũ mênh mông, hình ảnh người cha nỗ lực đẩy chiếc chậu nhựa chứa vợ và con nhỏ qua dòng nước chảy xiết ở xã Ngọc Linh, Vị Xuyên, Hà Giang thật sự làm ai cũng phải nghẹn ngào.

0

Bão và hoàn lưu bão Yagi gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố miền Bắc đã làm 98 người chết, mất tích. Dự báo, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hôm nay có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Anh 1.jpg
Một gia đình sơ tán lũ ở Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh Chương Nguyễn/Báo Dân Việt.

Cảnh báo ngập úng, lũ quét, sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua từ 8 giờ ngày 9/9 đến 8h ngày 10/9, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to.

Có nơi trên 200mm như: Lùng Cải (Lào Cai) 240mm; Minh Bảo (Yên Bái) 417mm; Nấm Dẩn 2 (Hà Giang) 346mm; Đại Phạm (Phú Thọ) 230mm; Đầm Hà (Quảng Ninh) 242mm.

Dự báo từ sáng sớm 10/9 đến đêm 10/9, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Ngày và đêm 11/9, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 30-60mm, cục bộ có nơi trên 120mm.

Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An từ sáng sớm 10/9 đến đêm 10/9, có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 50-120mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Ngày và đêm 11/9, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-90mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện ở các tỉnh như: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng….

Dự báo thời tiết ngày và đêm 10/9 tại các khu vực trên cả nước:

Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, có mưa to đến rất to và rải rác có dông. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-28 độ C.

Anh 2.jpg
Yên Bái bị ngập sâu trong nước. Ảnh Yên Bái Toàn Cảnh.

Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và có nơi có dông; riêng khu vực Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình có mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 25-28 độ C, có nơi hơn 28 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; riêng khu vực đồng bằng có mưa to đến rất to. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C.

Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, phía bắc (Thanh Hóa-Nghệ An) có mưa to đến rất to và dông; phía nam (Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế) có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 29-31 độ C; phía nam 31-33 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, riêng Ninh Thuận – Bình Thuận có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.

Tây Nguyên: Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.

Nam Bộ: Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C, có nơi hơn 34 độ C.

Miền Bắc 98 người chết, mất tích và 746 người bị thương

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến 22h ngày 9/9, bão và hoàn lưu bão Yagi gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành phố miền Bắc đã làm 98 người chết, mất tích (58 người chết, 40 người mất tích).

Trong đó, do bão là 12 người; do sạt lở đất và lũ quét 72 người; do lũ cuốn là 6 người; do sập cầu Phong Châu là 8 người.

Cụ thể, tỉnh Cao Bằng có 17 người chết, 16 người mất tích; tỉnh Lào Cai 17 người chết, 12 người mất tích; tỉnh Quảng Ninh 8 người chết do bão, 1 người chết do lũ cuốn; TP Hải Phòng 2 người chết do bão; tỉnh Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão; Hòa Bình 4 người chết do sạt lở đất,… tỉnh Phú Thọ 8 người mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu.

Anh 2.jpg
Tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội cũng bị ngập lụt nặng.

Bão, lũ còn làm 746 người bị thương, trong đó tỉnh Quảng Ninh 536 người; Hải Phòng 81 người; Hải Dương 5 người; Hà Nội 10 người; Bắc Giang 5 người; Bắc Ninh 52 người; Lạng Sơn 10 người; Lào Cai 14 người; Yên Bái 4 người; Cao Bằng 12 người; Phú Thọ 5 người,…

Ngoài ra, bão lũ còn làm 85 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh và 148.170ha lúa, 25.649ha hoa màu, 11.038ha cây ăn quả bị thiệt hại; 1.577 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 1.107 gia súc, 678.945 gia cầm bị chết.

Rộ tin Hoài Linh tái xuất sau thời gian dài ở ẩn vì ồn ào ’14 tỷ từ thiện’, gấp rút lên đường cứu trợ bà con vùng lũ khiến ai cũng xôn xao: Thực hư thế nào?

0

Trong video chia sẻ dài gần 50 phút của mình, nam nghệ sĩ đã nói một cách chi tiết về từng mốc thời gian từ khi anh kêu gọi quyên góp từ thiện cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt cho đến khi lên kế hoạch dự định thực hiện chuyến đi nhưng có nhiều trắc trở khiến anh chậm trễ trong việc trao quà dẫn đến sự phẫn nộ của khán giả hiện tại.

Theo nghệ sĩ Hoài Linh, anh bắt đầu kêu gọi ủng hộ lũ lụt miền Trung vào ngày 20/10/2020. Số tiền mà anh đứng ra kêu gọi tăng lên rất nhanh vào đến ngày 11/11 thì nam nghệ sĩ hài đã ngừng tiếp nhận để chuẩn bị lên đường làm thiện nguyện. Tuy nhiên, thời điểm đó, nhiều địa điểm vùng cao vẫn còn đang sạt lở nên nghệ sĩ Hoài Linh cùng đoàn tình nguyện của mình được chính quyền địa phương khuyến cáo chờ đợi.

Nghệ sĩ Hoài Linh trong đoạn video chia sẻ về câu chuyện từ thiện của mình.

Đến ngày 6/12, Hoài Linh có tham gia chương trình đã được lên kế hoạch từ trước. Ngày 7/12, khi anh định lên đường thì UBND tỉnh Quảng Bình khuyến cáo người từ vùng dịch trong đó có TP Hồ Chí Minh không nên đến địa phương vì không an toàn. Chính bởi vậy, chuyến đi đã bị tạm hoãn lại và cũng thời điểm này thì anh nhận hung tin nghệ sĩ Chí Tài qua đời. Đám tang Chí Tài vừa xong, ít lâu sau, người dì ruột anh xem như mẹ qua đời.

Sau ngày dì ruột anh mất 1 hôm, ngày 14/1, anh vẫn xuất hiện tại lễ trao giải Mai Vàng như một lời cảm ơn khán giả đã động viên, an ủi anh thời gian qua…

Những ngày cận Tết sau đó, Hoài Linh vẫn tâm tư về một chuyến đi tới miền Trung nhưng sức khỏe của anh không đảm bảo cho một chuyến đi dài ngày như vậy. Cũng bởi vậy, nên khi biết một số người bạn sắp có chuyến đi trao quà cho bà con vùng cao, nam nghệ sĩ rất vui nên đã giải ngân 700 triệu để góp vào. Tất cả các hoạt động này đều được địa phương xác nhận.

Sau khi xạ trị và cách ly xong thì dịch lại bùng phát nên danh hài lại đành gác lại câu chuyện từ thiện miền Trung. Nghệ sĩ nói thêm, bản thân không muốn lấy bệnh tình ra làm lý do nhưng anh muốn giải trình toàn bộ để khán giả hiểu.

Một số hình ảnh giấy tờ liên quan đến hoạt động từ thiện được Hoài Linh công bố.

“Ngay từ đầu tôi đã xin bà con là số tiền này sẽ khắc phục sau bão lũ. Bây giờ với áp lực dư luận lớn như thế này tôi không thể chậm trễ hơn nữa. Tôi nhận tất cả mọi lỗi sai về mình, vì sự chủ quan của bản thân mà xảy ra câu chuyện không đáng có như hôm nay”, nghệ sĩ Hoài Linh tâm sự ở cuối video của mình cùng với việc trình ra đầy đủ giấy tờ, từng khoản tiền đã giải ngân ở mỗi địa phương.

Đáng chú ý, Hoài Linh lên tiếng về loạt tin đồn liên quan đến chuyện từ thiện. Anh nói: “Tôi thấy bị tổn thương khi có một số người nhân sự việc này dàn dựng clip từ rất lâu rồi của tôi, clip trên phim ảnh để ngụy tạo bằng chứng và giả mạo giấy tờ tôi mượn tiền. Đây là điều tôi bức xúc.

Tôi không biết họ làm vì mục đích gì, khi bôi nhọ danh dự của tôi, gán cho tôi việc biển thủ tiền từ thiện. Trong sự việc này, tôi có thể đúng hoặc sai. Nếu sai về mặt tình cảm, thì tôi gửi lời xin lỗi. Nếu tôi sai về luật pháp, thì pháp luật sẽ xử lý tôi. Nhưng tôi không chấp nhận bị vu khống”.

Theo Nghệ sĩ Hoài Linh cho biết, cho đến ngày 3/6 vừa qua, sau khoảng hai tuần qua nỗ lực, với sự cố gắng không ngừng nghỉ, đoàn từ thiện của anh đã làm việc với chính quyền các địa phương như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… để chuyển tiền đến tận nơi hỗ trợ bà con. Số tiền hơn 14 tỷ đồng đã được anh giải ngân trọn vẹn cho bà con miền Trung.

Mr Đàm tuyên bố dù phải “vét sạch túi”, thất nghiệp cũng sẽ giúp đỡ bà con vùng l:ũ đến cùng, số tiền nghe mà ch:oáng luôn

0

Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng cùng với Báo Người Lao Động “Hướng về miền Bắc yêu thương” đang đối mặt với những thiệt hại sau cơn bão lịch sử Yagi (bão số 3)

Diễn viên, ca sĩ Minh Hằng đóng góp 100 triệu đồng vào chương trình "Hướng về miền Bắc yêu thương"- Ảnh 1.

Diễn viên – ca sĩ Minh Hằng đồng hành với Báo Người Lao Động ủng hộ bà con gặp thiên tai

Với tinh thần tương thân tương ái, nhằm tiếp sức đồng bào các tỉnh phía Bắc gượng dậy sau thiên tai, Báo Người Lao Động kêu gọi bạn đọc ở mọi miền đất nước cũng như đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài chung tay đóng góp vào chương trình “Hướng về miền Bắc yêu thương” do Báo Người Lao Động phát động.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, ca sĩ – diễn viên Minh Hằng đã đóng góp 100 triệu đồng. Cô cho biết: “Không từ nào để nói hết về đau thương cũng như mất mát của đồng bào các tỉnh phía Bắc. Của ít lòng nhiều, Minh Hằng chỉ mong mọi thứ sớm qua, cuộc sống của người dân sớm trở lại bình yên”.

Trong khi đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng ủng hộ tổng 500 triệu để bà con khắc phục bão lũ:

“Thương quý và trân trọng gửi đến bà con nơi tâm bão:
Trước mắt là 10.000 ( mười ngàn ) hộp cá mở ra ăn ngay của Vua Biển trị giá 250 triệu sẽ được chuyển đến bà con vùng lũ nhanh nhất có thể( vì chúng tôi có nhà kho và đại lý ở khu vực phía Bắc).
Vét hết quỹ cá nhân POLO’S LOVE FOUNDATION của con trai Polo Huỳnh cùng “ người thân iu “ sẽ đóng góp cho MTTQVN 250 tr là tổng cộng 500 triệu. Kệ ! Thất nghiệp chơi theo sức của thất nghiệp vậy thôi cả nhà ạ!
Chứ nhìn cảnh mn như vậy không chịu nổi …Mong bà con bình an và bão lũ tan nhanh, rút lẹ”.
Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và văn bản
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Tấm lòng của Mr Đàm được nhiều khán giả ghi nhận, ủng hộ!

Mẹ chèo thuyền bị lật, con gái tử vong, con trai mất tích

0

UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa có báo cáo cho biết, do mưa lũ dài ngày đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn xã Sơn Đông bị ngập úng nặng, cô lập cục bộ với bên ngoài. Đáng chú ý tại xã Sơn Đông xảy ra vụ lật thuyền.

Theo báo cáo, khoảng 19h ngày 10/9, chị Lê T. H cùng con gái là Lê T.C, SN 2006, ở thôn Đông Thịnh, xã Sơn Đông, bơi thuyền nhỏ từ thôn Đông Thịnh sang thôn Lũng Hòa, xã Sơn Đông để đón con trai là Lê V. H, SN 1999 đi làm về.

Trong quá trình bơi thuyền từ thôn Lũng Hòa về thôn Đông Mật, do trời tối, nước chảy xiết làm lật thuyền.

Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lập Thạch đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra sự việc để tiến hành tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Đến thời điểm hiện tại, chị Lê T.H may mắn được cứu sống. Con gái là L.T.C đã tử vong và vớt được thi thể. Riêng con trai Lê V.H vẫn mất tích.

Lực lượng chức năng trong một vụ cứu hộ cứu nạn (ảnh minh họa)

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại thống kê đến 05h00 ngày 11/9/2024 như sau: – Về người: 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích),

Cụ thể:+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).

Bắc Hà 15, Văn Bàn 02, Bảo Yên 20; hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên.

+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20

+, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.

+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).

+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.

+ Hải Dương: 01 người chết do bão.+ Hà Nội: 01 người chết do bão.

+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.

+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.

+ Tuyên Quang: 02 người mất tích do lũ cuốn.

+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).

+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.+ Phú Thọ: 09 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người chết do sạt lở đất).

+ Vĩnh phúc: 02 người (01 chết, 01 người mất tích do lật thuyền).

Theo Minh Ngọc (Thanh Niên Việt)

https://thanhnienviet.vn/vinh-phuc-me-cheo-thuyen-bi-lat-con-gai-tu-vong-con-trai-mat-tich-209240911084451056.htm

🆘CẢNH BẢO – TRUNG QUỐC🆘 Tiến hành xả lũ thủy điện vào 11 giờ trưa nay. Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cần chủ động ứng phó 😓😓😓

0

Phía Trung Quốc thực hiện xả lũ các thủy điện vào hồi 11 giờ, ngày 11/9 Việt Nam tới sông Lô. Do đó sẽ có lưu lượng tăng, đồng thời mực nước tăng.

Theo thông tin mới nhất từ Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Hà Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang), văn bản số 191/BC-SNgV ngày 10/9/2024 của sở Ngoại vụ và nguồn thông tin từ Văn phòng Ngoại sự châu Văn Sơn, Trung Quốc cho biết: Phía Trung Quốc thực hiện xả lũ các thủy điện vào hồi 11 giờ, ngày 11/9 Việt Nam tới sông Lô. Do đó sẽ có lưu lượng tăng, đồng thời mực nước tăng.

1a
Nước đang dâng cao tại sông Lô đoạn qua TP. Hà Giang. Ảnh: Báo Hà Giang

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lưu lượng mực nước tăng có thể gây ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Giang chỉ đạo:

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tập trung triển khai tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp chỉ đạo tại Văn bản số 2168/UBND-KT ngày 07/9/2024 của UBND thành phố.

Giao Chủ tịch UBND các xã, phường (Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện, Quang Trung, Mình Khai, Nguyễn Trãi, Trần Phú):Theo dõi chặt chẽ các bản tin về tình hình xả lũ để chủ động triển khai phương án ứng phó thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Giao thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố:

Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công theo lĩnh vực và địa bàn phụ trách, chủ động đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt kịp thời tình hình tại địa bàn. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo tình hình thiên tai tại xã, phường với đồng chí Chủ tịch UBND thành phố – Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố; đồng thời thông tin qua nhóm zalo BCH phòng chống TT&TKCN thành phố. Nắm bắt thông tin, tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại và bảo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố (phòng Kinh tế thành phố) số điện thoại trực 24/7: 0835 66 23 23.

Cơ quan Thường trực (phòng Kinh tế thành phố) chủ động cập nhật thông tin và tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố khi có tình huống thiên tai xảy ra; các cơ quan là Phó ban trực tại đơn vị mình để kịp thời triển khai các biện pháp huy động lực lượng ứng phó (Ban CHQS thành phố là cơ quan làm đầu mối tổ chức hiệp đồng các lực lượng khi tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai của thành phố).

Căn cứ nội dung trên, yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, phường triển khai thực hiện.

Khẩn: Cơn bão mới gần Philippines trên đà thành bão cuồng phong mạnh hơn cả Yagi

0

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho hay, vào hồi 23h ngày 10.9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo (PAR) đã mạnh lên thành bão Bebinca.

Vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc, 145,0 độ kinh đông, cách Đông Visayas 2.105 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65km/h, giật 80km/h và áp suất trung tâm là 998 hPa. Phạm vi gió 200km từ tâm bão.

Dự báo bão của PAGASA cho biết, bão Bebinca dự kiến ​​sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc đến tối 13.9, sau đó có thể chuyển hướng về phía tây tây bắc.

Dự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASADự báo đường đi của bão Bebinca đến ngày 15.9.2024. Ảnh: PAGASA

Trong khi đó, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ, vào hồi 23h ngày 10.9, bão Bebinca cách lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương 96km về phía đông nam, di chuyển về phía tây bắc với tốc độ 20km/h.

Ngày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office StormsNgày 10.9, bão nhiệt đới Bebinca hình thành gần lãnh thổ Guam của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. Ảnh: Met Office Storms

Bebinca dự kiến ​​sẽ tăng cấp lên bão nhiệt dữ dội vào sáng 13.9. Không loại trừ khả năng Bebinca mạnh lên thành bão cuồng phong, vì bão vẫn đang trên Thái Bình Dương.

Kịch bản đường đi hiện tại cho thấy, bão Bebinca sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines, tuy nhiên ​​sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam, gây mưa ở Visayas và Palawan, giông bão ở Bicol và Mindanao từ ngày 12.9 trở đi.

Tuy nhiên, kịch bản mưa vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca.