Home Blog Page 454

Điểm giống nhau không ngờ của Anghela Phương Tr:inh và Diễm Mỹ TTBL

0

Tài khoản Angela Phương Trinh nói vẫn về thăm nhà thăm người thân trong khi mẹ diễn viên khẳng định cô bị mất tích, không liên lạc được.

Tối 6/6, bà Thanh Thủy lên tiếng sau khi tài khoản Angela Phương Trinh xin lỗi và cho biết sẽ lắng nghe góp ý sau loạt phát ngôn gây sốc. Bà Thủy khẳng định điện thoại của con gái bị tịch thu. Hiện bà gọi điện con không bắt máy, tới thăm không được. Do đó, những bài đăng trên trang cá nhân không phải do nữ diễn viên chia sẻ.

“Tôi đang rất hoang mang, cả gia đình lo lắng. Má tôi nay gần 90 tuổi cũng không thể ngủ. Tôi nghĩ Trinh mất tích, điện thoại đang bị tịch thu. Những bài đăng của Trinh thật sự không phải con đăng. Tôi rất mong được gặp con”, bà Thủy nói.

Một số khán giả khuyên người thân của Angela Phương Trinh nên trình báo vụ việc với cơ quan chức năng, thay vì “cầu cứu” trên mạng xã hội.

Diễn viên Angela Phương Trinh.

Diễn viên Angela Phương Trinh.

Trước đó, chiều cùng ngày, trên trang cá nhân, Angela Phương Trinh lên tiếng xin lỗi sau khi cơ quan chức năng tuyên bố sẽ xác minh, làm rõ các phát ngôn gây tranh cãi của cô về tôn giáo và xã hội. Nữ diễn viên khẳng định cô vẫn làm việc, quay chụp cho nhãn hàng chứ không mất liên lạc suốt hai năm qua như gia đình chia sẻ. Cô cho biết vẫn cùng em gái gặp mặt, đi cà phê hay tham gia sự kiện. Theo Angela Phương Trinh, thời gian qua, cô thường xuyên về thăm nhà và trò chuyện với mẹ.

“Tôi luôn ý thức việc mình đang làm, luôn cố gắng đóng góp cho xã hội và lan tỏa những điều tích cực, tốt đẹp, tử tế đến với cộng đồng thông qua từng hành động nhỏ. Chuyện gia đình tôi cũng mong các bạn đừng hiểu lầm để không ảnh hưởng đến ba, mẹ và em gái tôi”, cô bày tỏ.

Những ngày qua, Angela Phương Trinh trở thành tâm điểm trên mạng xã hội khi có nhiều bài viết bày tỏ quan điểm về ông Minh Tuệ. Trong một bài đăng, cô bài trừ phương pháp tu hạnh đầu đà của ông Minh Tuệ với lời lẽ nặng nè. Cô gọi những người có quan điểm khác mình là “truyền thông bẩn”, “giặc”. Angela Phương Trinh còn có bài đăng được cho là xuyên tạc, xúc phạm tôn giáo.

Sự việc Angela Phương Trinh phát ngôn gây sốc khiến người thân của cô bị đe dọa. Một số tài khoản mạng tấn công fanpage quán chay của gia đình diễn viên, để lại những bình luận tiêu cực. Bà Thanh Thủy nói không khuyên được con gái. Bà khẳng định diễn viên bị dẫn dắt nên mới phát ngôn những điều không đúng, làm dậy sóng dư luận.

Chiều 6/6, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM nói đang thu thập và nắm thêm thông tin, sẽ phối hợp xử lý khi có đề nghị/yêu cầu từ các đơn vị liên quan về trường hợp Angela Phương Trinh phát ngôn gây sốc.

Vài năm nay, Angela Phương Trinh cho biết cô hướng Phật, ăn chay trường và mở quán chay. Đây không phải lần đầu tài khoản mạng xã hội của nữ diễn viên có phát ngôn gây tranh cãi. Cô từng đăng nhiều thông tin sai lệch, phản khoa học, như “nuốt giun và sám hối” để trị bệnh ung thư, nói chuyện với khối u thì khối u sẽ biến mất. Ngoài ra, cô so sánh người khuyết tật với ếch nhái, đưa tin con sinh ra bị khuyết tật do luật nhân quả của cha mẹ…

Angela Phương Trinh tên thật là Lê Ngọc Phương Trinh, sinh năm 1995, từ nhỏ nổi tiếng với các phim Mùi ngò gai, Bà mẹ nhí… Sau phim điện ảnh Sứ mệnh trái tim, cô ít đóng phim, chủ yếu đi sự kiện, làm người mẫu ảnh, tham gia các chuyến từ thiện và khóa tu ở chùa.

Sau 2 hôm C.A Yên Bái thông tin sau bản tường trình nam sinh Đường lên đỉnh Olympia

0

Cơ quan công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia lên làm việc vì đăng thông tin thể hiện sự vô ơn với đất nước, gây bức xúc dư luận.

Liên quan đến vụ việc nam “Đường lên đỉnh Olympia” có những phát ngôn chưa phù hợp trên mạng xã hội, Công an tỉnh Yên Bái đã vào cuộc nắm tình hình và làm rõ các thông tin liên quan. Nam sinh được xác định là C.N.Q.V. (lớp 12 Anh, trú tại phường Yên Thịnh, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái).

Qua tường trình của em V. tại công an phường Yên Thịnh, TP.Yên Bái, bước đầu xác định đây là hành động bộc phát cá nhân của em V., không có mục đích chính trị khác. Để tránh những phản hồi tiêu cực gây hoang mang dư luận, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp, các câu lạc bộ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên không chia sẻ, bình luận, trao đổi và phản hồi về nội dung mà học sinh đã đăng tải.
Công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia (Ảnh: Đ.T).
Công an đã mời nam sinh Đường lên đỉnh Olympia (Ảnh: Đ.T).

Đồng thời, Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái phối hợp với nhà trường đến nhà nam sinh Đường lên đỉnh Olympia để nắm bắt tình hình; giáo dục về tâm lý và tư tưởng chính trị đối với cá nhân em V. Trong quá trình làm việc, em C.N.Q.V. đã nhận thức được nội dung bài viết của bản thân trên mạng xã hội là chưa phù hợp nên đã chủ động gỡ bài viết và đăng bài xin lỗi trên trang Facebook cá nhân.

Trước đó, sáng 2/9, mạng xã hội đăng tải thông tin V. ở Yên Bái – người từng giành ngôi vô địch, mang về vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 có dòng trạng thái vô ơn với đất nước khi xa rời thực tế, cuộc sống ở quê nhà mà chỉ mơ mộng hão huyền nơi “xứ người”.

Trạng thái đăng trên Story của Q.V. với nội dung, nam sinh này chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ “thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi.

Nam sinh này viết: “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”.

Tiếp đó, thanh niên này khẳng định, bản thân ôn thi Đường lên đỉnh Olympia chỉ để sống ở nước ngoài với mưu cầu lợi ích cá nhân. Việc học lịch sử không phải theo ý muốn của bản thân và được ban tặng nhiều thứ vì thành tích. “Đến lúc giấc mộng chấm dứt, tôi không biết phải làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại, tôi kệ và chỉ tập trung vào tôi”, nam sinh Q.V viết.

Ngay sau bài viết được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đa phần người sử dụng mạng xã hội đều tỏ ra bức xúc, bất bình trước bài viết của nam sinh.
Nam sinh Olympia phát ngôn gây phẫn nộ: Bài học đắt giá cho giới trẻ

Dù đã xóa bài viết và đăng đàn xin lỗi trước phát ngôn có nội dung chưa phù hợp, nhưng nam sinh này vẫn gây bức xúc cho nhiều cư dân mạng.

Sau phát ngôn gây phẫn nộ trên mạng xã hội, nam sinh Đường lên đỉnh Olympia – Chu Ngọc Quang Vinh thừa nhận những suy nghĩ của bản thân là nông cạn, xuất phát từ quan sát và trải nghiệm ít ỏi. Thông qua sự việc, Vinh cũng hiểu được thêm về tình cảm, lòng biết ơn của người Việt với lịch sử và với những người đã ngã xuống vì lý tưởng của dân tộc. Nam sinh xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những phát ngôn không đúng, đồng thời mong nhận được sự tha thứ của mọi người.
Dù đã lên tiếng xin lỗi, song sự việc vẫn chưa thể làm dịu đi phản ứng mạnh mẽ từ dư luận mạng xã hội, các nội dung, hình ảnh liên tục được lan truyền trên các diễn đàn.
Dư luận bức xúc lên án

Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.
Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.
“Khi nhân dân cả nước đang tự hào hướng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phát ngôn, tư duy của Chu Ngọc Quang Vinh bị lên án là điều dễ hiểu và lời xin lỗi chưa được nhiều người chấp nhận cũng không có gì phải ngạc nhiên”,  tài khoản Lê Đăng Dương nêu quan điểm.

Một số tài khoản khác bày tỏ sự bức xúc:  “Lời xin lỗi ấy liệu có đến từ tâm, hay do áp lực từ cộng đồng mạng ép buộc phải nói ra?”; “Không phải ai học hành tử tế cũng ”thành người”, không phải cứ xin lỗi là đổi thành “không có gì”.

Thậm chí có người yêu cầu Vinh phải có hành động cụ thể hơn để chứng minh sự hối lỗi, như tham gia vào các hoạt động xã hội, cống hiến cho cộng đồng.

“Dẫu biết rằng đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại, biết sai, nhận lỗi để sửa là tốt, đặc biệt là những người trẻ như Chu Ngọc Quang Vinh. Thế nhưng đằng sau lời xin lỗi đó thì họ sẽ hành động như thế nào, hay đó cũng chỉ là cách để họ làm xóa bớt sự bức xúc, lên án của dư luận, cộng đồng mạng?”,  tài khoản Trần Thu Hà bình luận.
Bài học đắt giá cho giới trẻ

Lên án những phát ngôn của nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên trường THPT Bình Hưng Hòa (TP.HCM) nhận định, dù là người trẻ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những lời nói này rất đáng chê trách, bởi Tổ quốc, dân tộc, quê hương là thiêng liêng, không ai được quyền chối bỏ, “nếu các em muốn làm người chân chính trước tiên phải học cách sống có đạo lý, sống biết ơn”.


“Sự việc này nên dừng lại ở đây, nam sinh đã có lời xin lỗi, chúng ta hãy bao dung và tạo cơ hội cho em sửa sai. Tôi nghĩ, nếu biết ăn năn hối cải, em sẽ sống có ích và làm được nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội”,  thầy Hoài nói.

Cô Phạm Thị Thúy, giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội đặt câu hỏi, để xảy ra sự việc đáng tiếc trên, trách nhiệm của gia đình và nhà trường nằm ở đâu, khi ở lứa tuổi vị thành niên, tư tưởng, nhận thức và tâm lý của các em chưa được ổn định.

“Sơ suất trong phát ngôn là điều dễ thông cảm, nhưng lệch chuẩn trong nhận thức là rất đáng cảnh báo. Với em Chu Ngọc Quang Vinh, cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn về gia đình, môi trường học tập, bạn bè xung quanh… để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết sự việc tích cực, giúp em ổn định tinh thần, có suy nghĩ đúng mực” , cô Thúy nói.

Nữ giáo viên đánh giá, sự việc không chỉ là bài học riêng cho Quang Vinh mà còn là lời nhắc nhở cho toàn xã hội, về việc định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn, trách nhiệm và sự tôn trọng đối với quê hương, đất nước, cũng như sử dụng các phương tiện truyền thông.

“Với những người trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng nhất định như Vinh khi đã từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, việc suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn, tránh gây tổn thương cho người khác và không làm ảnh hưởng đến cộng đồng là điều rất quan trọng” , cô Thúy nhấn mạnh.

Trước đó, đêm ngày 1/9, tài khoản Chu Vinh đăng tải bài viết với nội dung chưa phù hợp, gây xôn xao, bức xúc trong dư luận. Ngay sau đó, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) báo cáo xác nhận tài khoản Chu Vinh là của học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của nhà trường.

Đáng chú ý, nam sinh này từng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái phối hợp với công an tỉnh nắm tình hình, xác minh sự việc; chỉ đạo trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trực tiếp đến gia đình học sinh Vinh để nắm thêm tình hình. Nhà trường kịp thời định hướng phát ngôn học sinh đảm bảo đúng quy định, phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh Vinh.

‘Địa ngục trần gian’ trong mái ấm tình thương: Hàng chục cháu bé sơ sinh bị h;ành ;hạ không thương tiếc. không dám xem cờ líp vì quá á;m ảnh

0

Công an chính thức vào cuộc vụ Mái ấm hoa hồng, không dám xem cờ líp vì quá á;m ảnh

Sáng 4/9, Công an quận 12 phối hợp cùng các ngành đoàn thể và phường Trung Mỹ Tây vào cuộc xác minh thông tin bạo hành trẻ em xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng.

Theo thông tin từ  báo Thanh Niên,  không chỉ nhóm trẻ sơ sinh, hàng loạt trẻ em khác (độ tuổi từ 1 – 4 tuổi) ở Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM) cũng bị các bảo mẫu hành hạ không thương tiếc.

Cụ thể, 2 nhóm trẻ khác cũng bị bảo mẫu Tuyền (47 tuổi), Cẩm, Loan, Huyền và Ba bạo hành, đó là trẻ em từ 1 – 2 tuổi và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Bảo mẫu bóp mũi, nhét thuốc làm bé trai chảy máu miệng – Ảnh: Báo Thanh Niên

Khoảng 22 giờ ngày 24/7, bảo mẫu Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) cho bé trai (khoảng 2 tuổi) uống thuốc nhưng bé không chịu uống. Lúc này, bảo mẫu Loan tiến lại chửi, rồi dùng 2 tay bóp mũi và miệng bé; còn bà Cẩm kẹp chặt chân tay bé, rồi đè đổ thuốc. Bị nhét thuốc trong lúc đang khóc làm em bé bị sặc, cơ thể giãy giụa.

Khuya 25/7, trong lúc dùng thuốc nhỏ mắt cho một bé trai (khoảng 1 tuổi), bảo mẫu Cẩm bất ngờ tát tới tấp vào mặt khiến em bé khóc lớn, mặt sưng đỏ.

Khuya hôm sau, khi cho 1 bé trai (hơn 1 tuổi) uống thuốc, bảo mẫu này đặt bé nằm ngửa rồi ngồi lên người, 2 chân bà kẹp chặt 2 tay, không cho đứa trẻ giãy giụa, rồi bóp mũi để bé há miệng để bà nhét ly thuốc vào miệng bé. Thấy đứa bé liên tục ho sặc sụa, cố giãy để thoát ra, bảo mẫu càng mạnh tay, đè chặt ly nhựa vào miệng bé khoảng 1 phút khiến em bé đau đớn, chảy nhiều máu miệng.

Gần 23 giờ khuya 27/7, lúc cho bé trai (1,5 tuổi) uống thuốc, bà Cẩm cũng bóp miệng, tát vào mặt, đùi khiến bé khóc ngằn ngặt. Vừa đánh, bảo mẫu vừa chửi.

Bà Cẩm dùng cán cây lau nhà đánh vào đầu đứa trẻ – Ảnh: Báo Thanh Niên

Tối 23/8, lợi dụng căn phòng tắt đèn tối om, không ngại người lạ như chúng tôi, bà Cẩm thẳng tay tát vào giữa mặt và nhiều vùng trên cơ thể của một bé trai khiến em khóc điếng. Trong đêm đó, chúng tôi ghi nhận cảnh nhiều trẻ em là nạn nhân tương tự.

Sáng sớm hôm sau (24/8), bà Cẩm lại dồn một bé trai vào góc tường, đánh tới tấp và chửi, rồi bà nắm tóc, đè đầu bé trai xuống đất để nhét đồ ăn. Ít phút sau, bà Cẩm rút ống nhựa trong cây lau nhà ra, thẳng tay đánh một bé trai khác.

Lúc 0h18 ngày 25/8, một số bé thức giấc, nằm lăn lộn không chịu ngủ, bà Cẩm “mở chiến dịch bạo hành” ngay trong đêm khiến hàng loạt trẻ khóc điếng, nước mắt giàn giụa. 10 phút sau, căn phòng tối om phát lên tiếng khóc thất thanh của bé trai, cùng tiếng chan chát phát ra từ phía nhà vệ sinh. Tiếp cận nhà vệ sinh, chúng tôi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh bà Cẩm đang bạo hành kinh hoàng nạn nhân bằng một chiếc đũa dài làm bằng gỗ. Tại đây, bà Cẩm đặt bé trai nằm dưới sàn nhà vệ sinh, rồi dùng chiếc đũa đánh gần 30 cái vào 2 lòng bàn chân em.

Hằng ngày, trong lúc thay tã, các em bé đều bị bà Cẩm đánh và dường như lâu ngày hành động này trở thành thói quen của bà.

Bà Cẩm kéo chân, đánh đập trẻ tàn nhẫn – Ảnh: Báo Thanh Niên

Sáng sớm 25/8, bà Cẩm đang thay tã cho bé gái thì một bé trai nằm lăn lóc. Bất ngờ, bà này tát mạnh vào đùi bé gái dù em bé rất ngoan. Bà Cẩm lao đến, đánh tới tấp vào lưng bé trai, rồi xách 1 tay bé đi… tiếp tục đánh vào mông, đùi.

7 phút sau, bà Cẩm bất ngờ tát mạnh vào mặt một bé trai ngồi đối diện làm em bật ngửa và nói: “Nãy tao thay tã cho mày thì mày chạy, giờ tao không thay, sao mày không giỏi chạy đi”, rồi quay sang bà đánh vào lưng một bé trai khác, kéo một chân làm đầu em đập xuống đất phát ra tiếng va chạm mạnh rồi bà chửi: “Mày nhỏ mà mày láu cá nè”.

Khoảng 6h ngày 25/8, một nhóm trẻ đang ngồi chơi, không quậy phá nhưng bất ngờ bị bà Cẩm thẳng tay dùng bình sữa vụt tới tấp vào vai, ngực, tay, chân khiến các bé khóc điếng, bỏ chạy.

Tiếp đó, bà Cẩm nắm chân một bé gái kéo trên sàn nhà rồi tát tới tấp. Bà tiếp tục nắm chân, ném lật bé lại làm đầu bé đập mạnh xuống sàn nhà. 6 giờ 50 cùng ngày, bà Cẩm đang thay đồ cho các bé thì bé T. (gần 2 tuổi) ngồi phía sau, chân nghịch quần áo. Bà Cẩm quay lưng lại chửi, rồi nhéo, đánh và ngồi luôn lên chân bé khiến em bé khóc lớn. Bà lấy ra chiếc đũa gỗ, đánh liên tiếp 40 cái vào 2 lòng bàn chân em bé làm đứa bé la khóc dữ dội…

Thời điểm sáng sớm là lúc các bé bị hành hạ nhiều nhất – Ảnh: Báo Thanh Niên

Sáng 25/8, hành vi bạo hành trẻ em của bà Cẩm kéo dài suốt 1 giờ đồng hồ. Có nhiều bé sợ bà Cẩm đến độ chỉ cần thấy bà lại gần, bé liền tự nằm co lại, 2 tay ôm đầu. Một số trẻ khác học theo hành vi bạo hành của bà Cẩm, hễ có bạn bị bảo mẫu đè ra sàn là các em vây lại, đá, đánh, có bé còn chửi tục.

Sáng 26/8, bà Cẩm còn dùng cán cây lau nhà đập thẳng vào đầu bé gái khiến em bé ngã quỵ, khóc thét. Còn bà Loan thì tát thẳng vào mặt một bé trai khác khi bé nghịch túi rác. Tại phòng trẻ từ 2 tuổi trở lên, bảo mẫu Huyền bạo hành các bé bằng cán chổi, lược chải tóc; còn bảo mẫu Ba thường kéo 1 tay các bé, chửi, hăm dọa. Những trận đòn này khiến các bé sợ hãi, khóc nghẹn, tay bóp chặt miệng…

Công an vào cuộc vụ bạo hành trẻ em tại mái ấm Hoa Hồng ở TPHCM – Ảnh: VietNamNet

Theo thông tin từ  VietNamNet,  ngay sau khi phản ánh nạn bạo hành xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng, ngày 4/9 Công an quận 12 phối hợp cùng các ngành đoàn thể vào cuộc xác minh, điều tra, làm việc với những người liên quan, thu thập chứng cứ để xử lý theo quy định pháp luật.

Bảo mẫu từng làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng tiết lộ : Trẻ bị ốm không được đưa đi viện, tã sữa XỊN đem đi bán. Và đặc biệt là các con chỉ được ăn cơm với nước tương

0

Dù mỗi ngày có nhiều  nhà hảo tâm  đến tặng, quyên góp sữa, tả, đồ ăn, thức uống nhưng  t.rẻ e.m  ở  Mái ấm Hoa Hồng  phải ăn uống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn.

Điều tra của PV Thanh Niên v.ạch t.rần người của Mái ấm Hoa Hồng mang  hàng hóa  được ủng hộ đi bán,  trục lợi  tinh vi.

Mái ấm Hoa Hồng và bà Giáp Thị Sông Hương trước nay thường xuyên xuất hiện với hình ảnh mái ấm tình thương tư nhân dành cho t.rẻ e.m mồ côi. Trên  mạng xã hội , bà Hương còn lập các trang, hội nhóm và kênh  YouTube  để kêu gọi nhà hảo tâm tài trợ,  quyên góp tài chính ,  vật phẩm . Trang fanpage chính thức của Mái ấm Hoa Hồng trên mạng  xã hội   Facebook  có tên “Mái ấm Hoa Hồng Quận 12 HCM” với 74.000 người theo dõi và kênh YouTube “Mái ấm Hoa Hồng Official” với 22.000 người đăng ký, thường xuyên đăng hình trẻ mồ côi tại mái ấm để xin hỗ trợ.

Vật phẩm quyên góp “bốc hơi”

Hôm 10.8, fanpage này đăng hình ảnh tại mái ấm, t.rẻ e.m đứng cạnh nhiều hộp sữa bột, thùng sữa, tả em bé kèm bài viết với nội dung: “Những thứ các con cần từ nhà hảo tâm có lòng nhân ái! Mọi đóng góp, hỗ trợ xin gửi về địa chỉ L52, Tô Ký, P.Trung Mỹ Tân, Q.12, TP.HCM, Việt Nam. Điện thoại: 0989.79.86.xx, số tài khoản ngân hàng sacombank: 0600055820.xx… chủ tài khoản Giáp Thị Sông Hương”. Chúng tôi đã xác minh số điện thoại và số tài khoản này chính là của bà Hương. Tại góc phòng, góc cột từ tầng trệt đến tầng 2 ở mái ấm đều đặt các thùng nhận t.iền từ thiện và dán đầy những tờ thông báo kêu gọi ủng hộ tã, sữa, t.iền v.ào tài khoản nói trên.

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 1

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 2

Trên các góc tường tại mái ấm đều dán thông báo xin t.iền từ thiện

Trong gần 2 tháng thâm nhập, chúng tôi phát hiện cứ khoảng 19 giờ và 5 giờ sáng hằng ngày, nhân viên thân tín gồm bà Tập (65 t.uổi), bà Liêm và bé B. (12 t.uổi, con nuôi bà Hương) sẽ đến kho, lấy sẵn khoảng 20 thùng sữa đặt ở gian giữa tầng trệt. Lát sau, nam thanh niên tên Hùng (làm bảo vệ ca ngày và phụ đổ rác tại mái ấm) chạy  xe  máy (biển số: 36 B8-280.xx) đến chở số sữa này rời đi.
Video đang HOT

Như thường lệ, 19 giờ 45 ngày 20.8, Hùng chạy  xe máy  tới chở 13 thùng sữa rời khỏi Mái ấm Hoa Hồng. Chúng tôi bám theo quãng đường khoảng 6 km, điểm đến của Hùng là cửa hàng tên H.K-i (trên đường Thái Thị Giữ, H.Hóc Môn) chuyên bán sữa, tã, bánh dành cho t.rẻ e.m. Thấy Hùng đến, người đàn ông tên Hiếu chạy ra, tháo dây rồi đưa 13 thùng sữa vào cửa hàng. Sau vài phút ghi chép, Hùng lái xe quay về mái ấm, tiếp tục chở 11 thùng sữa đi tiêu thụ tại siêu thị sữa tên B.H.Q (tỉnh lộ 15, xã Tân Thạnh Đông, H.Củ Chi), nơi cách mái ấm 15 km.

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 3

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 4

Hùng chở sữa từ Mái ấm Hoa Hồng đi tiêu thụ tại cửa hàng trên đường Thái Thị Giữ (H.Hóc Môn) tối 20.8. Khi có nhà hảo tâm đến hỏi mua sữa quyên góp, bà Hương và Hùng sẽ hướng dẫn họ tới cửa hàng sữa này. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH – UYỂN NHI

Tương tự, 19 giờ 30 ngày 23.8, bà Tập cùng bé B. vào kho lấy ra 13 thùng sữa, xếp lên xe máy để Hùng chở đi. Quá trình này, Hùng đưa nhiều t.iền cho bà Tập, sau đó bà ghi chép vào sổ tay. Hùng chở số sữa này đến siêu thị sữa B.H.Q và có người chờ sẵn để tiếp nhận, mang tất cả vào cửa hàng.

Cứ như vậy, từ đêm đến sáng, có 1 – 2 chuyến, mỗi chuyến khoảng 13 thùng sữa được Hùng chở từ mái ấm đến các cửa hàng để tiêu thụ. Hùng còn cho hay siêu thị B.H.Q nói trên là của Hùng. Trên Zalo cá nhân của Hùng cũng thường xuyên đăng bài cung cấp sỉ sữa, tã số lượng lớn và giá rẻ cho các cửa hàng. Trao đổi với chúng tôi, một nhân viên lâu năm tại mái ấm cho biết Hùng mua lại sữa, tã từ bà Hương rồi bán lại cho các cửa hàng.

[  VIDEO  ĐIỀU TRA] Bóng tối trong mái ấm tình thương – Kỳ 4: Nhẫn tâm trục lợi

V.ạch t.rần hành vi bán đồ từ thiện

Những chuyến xe đêm chở sữa âm thầm rời khỏi mái ấm để nhà hảo tâm và người dân khu vực không phát giác.

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 5

Tội ác trong một mái ấm: Trục lợi từ việc quyên góp - Hình 6

Thanh niên chở sữa từ mái ấm (đã được PV đ.ánh dấu bằng son đỏ và chữ) đi tiêu thụ

Như thường lệ, 19 giờ 50 ngày 27.8, bà Liêm, bà Tập vào kho lấy ra 15 thùng sữa bày ở gian giữa tầng trệt. Trước đó, số sữa này do một đoàn từ thiện đến tặng và được chúng tôi đ.ánh dấu bằng cách sơn son đỏ cùng ký tự chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng. Đêm 27.8, trời mưa to nên Hùng không thể chở số sữa này đi tiêu thụ. Chúng tôi túc trực trước cửa mái ấm, chờ đến rạng sáng 28.8 thì thấy bà Tập đến mở cửa cuốn. Một nam thanh niên khác chạy xe máy (biển số: 49AB-013.xx) chở 15 thùng sữa nói trên rời khỏi mái ấm. 5 giờ 45 phút, do còn quá sớm, các cửa hàng sữa chưa mở cửa nên nam thanh niên chở số sữa này về nhà trọ của mình trong hẻm 106 Trần Thị Năm (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). PV tiếp tục theo dõi trước phòng trọ đến 10 giờ ngày 28.8 thì phát hiện thanh niên này chở 15 thùng sữa (chia làm 3 chuyến, mỗi chuyến 5 thùng) đi bán cho cửa hàng tên Tr.K (đường Trần Thị Năm, P.Tân Chánh Hiệp, cách phòng trọ khoảng 500 m).

Khi bán sữa cho cửa hàng, thanh niên báo giá 290.000 đồng/thùng (rẻ hơn từ 20.000 – 40.000 đồng so với thị trường). Thấy chủ cửa hàng nghi ngờ về nguồn gốc thì thanh niên này nói: “Con lấy từ công ty, lừa cô làm gì, để con gọi cho cô nghe nè”. Lập tức, thanh niên gọi cho ai đó, rồi bật loa ngoài cố tình để chủ cửa hàng nghe. Thấy vậy, chủ cửa hàng đồng ý mua lại 15 thùng với giá 4,35 triệu đồng. Tại đây, thông qua đặc điểm nhận dạng là son đỏ và ký hiệu chữ “A” hoặc “X” trên 15 thùng sữa, chúng tôi dễ dàng xác định đây là số hàng từ thiện lấy từ Mái ấm Hoa Hồng.

[VIDEO ĐIỀU TRA] Bóng tối trong mái ấm tình thương – Kỳ 3: T.uổi thơ bị ‘đ.ầu đ.ộc’

Để củng cố thêm chứng cứ, một ngày cuối tháng 8.2024, chúng tôi theo chân đoàn từ thiện khác đến thăm Mái ấm Hoa Hồng. Thấy đoàn từ thiện đến thăm quên mang theo quà, bà Hương chủ động giới thiệu một đại lý chuyên bán sữa giá rẻ để nhà hảo tâm mua “cho đỡ tốn kém”. Sau đó, bà Hương giới thiệu Hùng là đại lý bán sữa và người này cam kết với đoàn từ thiện muốn mua bao nhiêu sữa cũng có, với giá rẻ hơn thị trường từ 10.000 – 20.000 đồng/thùng. Hùng cũng phối hợp “đưa đẩy” nhịp nhàng theo kịch bản của bà Hương như: gọi điện về cửa hàng, báo là chỗ người quen, lấy giá rẻ… 10 phút sau, theo chỉ dẫn của Hùng, chúng tôi dễ dàng đến được cửa hàng mua sữa giá rẻ. Đây chính là cửa hàng tên H.K-i nói trên, nơi mà mỗi đêm Hùng đều chở khoảng 13 thùng sữa từ mái ấm đến tiêu thụ. Nhân viên bán hàng là Hiếu cũng rôm rả cười nói: “Anh Hùng gọi qua rồi, yên tâm em để giá gốc cho, rẻ lắm”. Quả thật, với mỗi thùng sữa hộp và sữa bột dạng lon, Hiếu bán rẻ hơn từ 10.000 – 20.000 đồng.

Theo điều tra, bà Hương còn có một cửa hàng tạp hóa tên T.L (nằm cách Mái ấm Hoa Hồng khoảng 50 m), chuyên bán sữa, tả, bánh kẹo t.rẻ e.m. Tối 20.8, quà từ thiện chất kín tại tầng trệt của mái ấm. Bà Tập, bà Liêm và bé B. soạn bánh kẹo, sữa ra khỏi các túi quà rồi cho vào các thùng xốp, đóng lại. Sau đó, họ chất lên xe đẩy đưa đến cửa hàng tạp hóa T.L. Bên trong cửa hàng, có rất nhiều đồ ăn, thức uống, vật dụng t.rẻ e.m. Chia sẻ với chúng tôi, một trong các nhân viên cho hay đây là cửa hàng bà Hương thuê lại để bán đồ. Tuy nhiên, cửa hàng hiện đã tạm đóng cửa được hơn 1 tháng do thiếu người trông coi.

Xem mà nhói lòng quá, khổ thân các con đã không có gia đình sống đời m;ồ c;ôi rồi lại còn bị h-à-nh h-ạ

0

Công an quận 12 đã mời chủ cơ sở và tất cả các nhân viên đang làm việc tại cơ sở về làm việc, đồng thời thu giữ một số tài liệu, vật chứng có liên quan.

Theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 5/9, liên quan đến vụ trẻ em bị bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM), Công an TPHCM cho biết, cảnh sát xác định 5 bảo mẫu có hành vi hành hạ trẻ em; tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, chỉ có 2 trường hợp có mặt tại cơ sở gồm: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1978, quê Đồng Nai) và T.M.N. (SN 1953, quê Cà Mau); 3 trường hợp không có mặt gồm: N.T.Q. (SN 1983, quê Tiền Giang), Đ.T.K.L. (SN 1978, ngụ TPHCM) và D.N.T. (SN 1977, quê Sóc Trăng).

Qua làm việc, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm thừa nhận trong quá trình chăm sóc các trẻ, Cẩm nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ để làm các cháu sợ, không quấy phá.

Căn cứ các tài liệu điều tra thu thập được, nhà chức trách xác định hành vi của Nguyễn Thị Ngọc Cẩm đủ yếu tố cấu thành tội Hành hạ người khác nên tạm giữ nghi can để phục vụ điều tra.
Danh tính 5 bảo mẫu bạo hành trẻ dã man tại Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 1 Bà Cẩm và bà Loan bóp mũi, bóp miệng nhét thuốc bé trai – Ảnh: Báo Thanh Niên
Ngoài ra, các Tổ công tác của Công an quận 12 và Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM đã nhanh chóng phối hợp công an các tỉnh đưa 3 đối tượng còn lại về trụ sở để làm việc.

Công an quận 12 đang khẩn trương củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm hành vi của các đối tượng.
Danh tính 5 bảo mẫu bạo hành trẻ dã man tại Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 2 Sau trận bạo hành, đùi em bé (1 tháng tuổi) sưng đỏ, in rõ dấu bàn tay – Ảnh: Báo Thanh Niên

Sau cú tát, miệng bé Nghĩa chảy nhiều máu, em đau đớn khóc nấc – Ảnh: Báo Thanh Niên
Trước đó, theo thông tin từ  báo Thanh Niên , ngày 4/9, việc Mái ấm Hoa Hồng như “địa ngục trần gian” đối với trẻ em được nuôi dưỡng tại cơ sở này. Cụ thể, mái ấm nhận nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo mẫu tên T. có những hành động ngược đãi, đánh đập dã man đối với các trẻ.

Trong đó, có bé trai khoảng 7 tháng tuổi bị T. ngồi lên người, nhéo lỗ tai. Thậm chí, một bé còn bị T. tác động vật lý đến chảy máu miệng, nhấc lên cao rồi ném xuống nệm.
Danh tính 5 bảo mẫu bạo hành trẻ dã man tại Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 4 Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Ảnh: Báo Dân trí
Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an quận 12 phối hợp với các đơn vị liên quan đã vào cuộc điều tra. Nhà chức trách thu thập tài liệu, lập hồ sơ đưa 85 trẻ đến các cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

Ngày 5/9, Công an TPHCM đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (SN 1974) cùng một số người khác để điều tra các dấu hiệu bạo hành trẻ em và trục lợi quà từ thiện của các nhà hảo tâm.

Bảo mẫu vung tay với bé 6 tháng lĩnh án chung thân: Cái kết cho một con người không có tình người

0

Đây là thông tin chính thức về phiên tòa xét xử bảo mẫu khiến bé 6 tháng tuổi ‘ra đi mãi mãi’. Thông tin đã được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Chính thức: Võ Thị Mỹ Linh, 31 tuổi, quê Đồng Tháp, bị phạt t.ù chung thân về hành vi với bé trai 6 tháng tuổi do quấy khóc khi ăn, thay tã, khiến cháu bé không còn nữa.

Cụ thể, chiều 4/9, Võ Thị Mỹ Linh bị TAND TP HCM tuyên phạm tội G/j/ế/t n/g/ư/ờ/i; buộc bồi thường cho gia đình bị hại gần 500 triệu đồng.

Hình ảnh của Linh tại phiên tòa, ảnh: VNE

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo đặc biệt nguy hiểm, phạm tội thuộc trường hợp bị hại dưới 16 tuổi, lệ thuộc mình. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, nhân thân tốt… nhưng gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.

Cáo trạng xác định, do không có việc làm, để kiếm thêm thu nhập, Linh đăng thông tin trên Facebook nhận giữ trẻ (từ một đến 2 tuổi) tại nhà ở quận Bình Tân. Đầu tháng 1/2023, bé trai 6 tháng tuổi được cha mẹ mang đến gửi Linh trông giữ.

Trưa 10/1/2023, trong lúc Linh thay tã thì bé quấy khóc nên Linh đã tức giận, vung tay 2-3 cái vào đỉnh đầu bé. Một lát sau, khi uống sữa thì bé trai nhè ra nên bảo mẫu tiếp tục lập lại hành vi. Nạn nhân khóc nấc.

Thấy bé trai có dấu hiệu bất thường, Linh gọi điện thoại cho mẹ cháu, nói dối rằng “con bị té võng”. Khi nạn nhân tím tái, Linh hoảng sợ gọi gia đình đưa đi cấp cứu trong tình trạng tim ngừng thở.

Ngày hôm sau, người cha nghi ngờ con mình bị vung tay nên trình báo công an. Nhà chức trách vào cuộc, mời lên làm việc, Linh thừa nhận hành vi phạm tội.

Cháu bé được phẫu thuật xuất huyết não, điều trị tích cực, song tình trạng luôn nguy kịch, hôn mê sâu, tổn thương não gần như hoàn toàn. Sau 7 tháng điều trị, đến tháng 8/2023, cháu bé đã ra đi mãi mãi.

Linh thừa nhận sai lầm và xin được giảm nhẹ, ảnh: DSD

Tại tòa hôm nay, Linh thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Cô ta nói biết trẻ em dưới một tuổi phần đỉnh đầu còn non, chưa phát triển hoàn thiện nhưng do quá tức giận, không làm chủ được bản thân mà có hành vi sai trái.

“Trong thời gian bị tạm giam bị cáo rất hối hận về hành vi của mình”, Linh nói và cho biết bản thân không có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ, không được cơ quan chức năng cấp phép về việc giữ trẻ.

Được mời đến tòa, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (nơi bé trai điều trị) cho biết, cháu bé nhập viện trong tình trạng đã mất lâm sàng và điều trị một thời gian thì bệnh nhân không qua khỏi.

Cũng tham gia phần xét hỏi, giám định viên cho rằng việc bị cáo dùng tay tác động vật lý vào đỉnh đầu cháu bé có thể gây ra chấn thương não và lấy đi sự sống của bé.

Đại diện gia đình cháu bé yêu cầu Linh bồi thường chi phí điều trị, mai táng và 100 tháng lương cơ sở (tương đương 234 triệu đồng). Ban đầu, bị cáo Linh phân trần hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng sau khi nghe HĐXX phân tích, giải thích thì cô ta đồng ý mức bồi thường này.

Tự bào chữa, Linh khóc nức nở và xin HĐXX cho mình được hưởng án nhẹ, sớm trở về làm lại cuộc đời và chăm sóc con nhỏ.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Nếu không phải là người yêu mến trẻ em, xin đừng chọn làm nghề giáo viên mầm non

Nghề giáo viên cao quý là một trong những nghề rất cao quý, được xã hội tôn trọng nhưng bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn, vất vả phải trải qua. Vì vậy chỉ khi bạn là người yêu mến nghề nghiệp, có nhiệt huyết và đặc biệt là yêu quý học sinh thì mới trở thành giáo viên thực thụ được. Khi các học sinh gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì bạn phải luôn hỗ trợ và giúp các em mỗi khi các em cần. Tôn trọng và tương tác để hiểu nhiều hơn về học sinh của mình.

Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ bởi chính bạn là tấm gương hàng ngày của trẻ em. Động lực để gắn bó và thực hiện các công việc chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày của các giáo viên mầm non đó chính là sự yêu mến trẻ.

Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên đó là sự yêu mến trẻ nhỏ và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Bởi sư phạm mầm non là ngành mang tính chất đặc thù, có rất nhiều khó khăn, nếu như không thực sự yêu nghề, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua được thử thách.

Phẩm chất và năng lực giáo viên mầm non không thể thiếu là gì? Đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại. Sự nhẫn nại sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng gần gũi với các bé hơn; việc này giúp trẻ không còn thấy sợ mà sẽ có cảm giác vui hơn khi mỗi ngày được đi đến trường.

Đặc biệt ở giai đoạn mầm non, thì hầu hết trẻ đều cư xử theo bản năng,. Thích làm những gì mà mình muốn, thích khám phá nhưng lại chưa có được suy nghĩ logic. Do đó, nếu là một giáo viên mầm non bạn cần phải kiên nhẫn và hướng trẻ dần dần có suy nghĩ đúng đắn hơn.

Công an vào cuộc, bảo mẫu nhiều lần dùng tay ‘tương tác’ vào cơ thể của trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng chuẩn bị đón nhận cái kết…

0

Chiều 5/9, Công an quận 12 (TP HCM) cho biết đã phối hợp VKSND quận 12 thực nghiệm hiện trường tại Mái ấm Hoa Hồng (đường Tô Ký, quận 12).

Theo thông tin từ  báo Người Lao Động,  vào chiều ngày 5/9, Công an quận 12 (TP HCM) cho biết, căn cứ các tài liệu điều tra thu thập được, hành vi của Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1978, quê Đồng Nai) đủ yếu tố cấu thành tội “Hành hạ người khác” nên đã ra Quyết định tạm giữ đối với để phục vụ điều tra.

Đồng thời, các Tổ công tác của Công an quận 12 và Phòng Cảnh sát hình sự đã nhanh chóng phối hợp công an các tỉnh, đưa những người khác về trụ sở để làm việc.

Tạm giữ bảo mẫu nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 1 Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Ảnh: Báo Người Lao Động
Công an quận 12 đã mời chủ cơ sở và tất cả các nhân viên đang làm việc tại cơ sở về trụ sở cơ quan Công an để làm việc; đồng thời thu giữ 1 số tài liệu, vật chứng có liên quan.

Qua dữ liệu, chứng cứ thu thập được, bước đầu, Công an quận 12 xác định 5 nhân viên (bảo mẫu) có hành vi hành hạ trẻ em. T nhiên tại thời điểm kiểm tra, chỉ có 2 trường hợp có mặt tại cơ sở gồm: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và T.M.N (SN 1953, quê Cà Mau).

Qua làm việc, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm thừa nhận trong quá trình chăm sóc các trẻ tại mái ấm Hoa Hồng, Cẩm nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ để làm các cháu sợ, không quấy phá.

Trước đó, theo thông tin từ  báo Công an nhân dân , sáng 5/9, Công an quận 12 (TP Hồ Chí Minh) đã ra quyết định tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng và các cá nhân liên quan trong vụ bạo hành trẻ em.

Ngay sau khi xảy ra vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng (địa chỉ L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh) do bà Giáp Thị Sông Hương làm chủ, cơ quan Công an nhanh chóng vào cuộc, lấy lời khai chủ cơ sở này và những người liên quan củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.
Tạm giữ bảo mẫu nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 2Tạm giữ bảo mẫu nhiều lần dùng tay đánh vào cơ thể của trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng - Ảnh 3 Sau những ngày sống trong “địa ngục trần gian”, các bé đã có được một giấc ngủ yên bình – Ảnh: Báo Giao Thông
Tại thời điểm kiểm tra ngày 4/9, Mái ấm Hoa Hồng có tổng số 86 trẻ. Trong đó, 15 trẻ sơ sinh, 36 trẻ từ 1-2 tuổi, 31 trẻ từ 3-5 tuổi đang học tại trường Mầm Non Sóc Bông, 3 trẻ từ 6-12 tuổi và 1 trẻ đang điều trị bệnh tại bệnh viện. Có 15 nhân viên đang phục vụ tại đây.

Mái ấm Hoa Hồng có quy mô cho phép tiếp nhận chăm sóc tối đa là 39 trẻ, tuy nhiên, cơ sở đã vi phạm quy định tiếp nhận, chăm sóc là 86 trẻ (vượt 47 trẻ). Qua các lần kiểm tra và giám sát của chính quyền địa phương đều ghi nhận Mái ấm Hoa Hồng nuôi giữ 39 trẻ đúng theo nội dung giấy phép.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, UBND quận 12 đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH, UBND phường Trung Mỹ Tây phối hợp với các ngành chức năng đưa 86 trẻ đang chăm sóc tại Mái ấm Hoa Hồng về các cơ sở bảo trợ thuộc Sở LĐ-TB&XH để tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng. Cụ thể: 32 trẻ vào Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, 36 trẻ vào Làng thiếu niên Thủ Đức, 15 trẻ vào Làng trẻ em Gò vấp; 2 trẻ được gia đình tiếp nhận; 1 trẻ đang nằm bệnh viện Nhi đồng điều trị bệnh viêm phổi.

UBND quận 12 đã chỉ đạo ban hành quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của Mái ấm Hoa Hồng. Công an quận đưa chủ Mái ấm Hoa Hồng và các bảo mẫu, nhân viên mái ấm có liên quan về trụ sở Công an quận lấy lời khai, củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Con cái có 5 biểu hiện này dễ bất hiếu, cha mẹ không uốn nắn ắt tuổi già lủi thủi cô đơn

0

Nếu con bạn có những biểu hiện này thì nên uốn nắn và chấn chỉnh ngay kẻo sau này bất hiếu, khó dạy.

Chỉ nói, không hành động

Nhiều đứa trẻ rất dẻo mồm, chúng nịnh nọt, vui vẻ, bảo sẽ làm việc nhà và chăm sóc bố mẹ thật tốt, cho bố mẹ thứ nọ thứ kia, nhất là khi cần một điều gì đó, chúng càng dẻo miệng.

Thế nhưng nếu đạt được mục đích, chúng sẽ thay đổi thái độ ngay. Chúng chỉ biết đòi hỏi ăn chơi và lười biếng, không thích làm việc nhà, luôn chê trách cha mẹ không đủ khả năng để cho mình những thứ tốt hơn.

Những đứa trẻ này nếu không uốn nắn kịp thời lớn lên sẽ rất dễ hư hỏng, ích kỷ.

Chỉ biết nhận mà không biết cho

Cha mẹ dành hết những điều tốt đẹp cho con cái, nhưng con cái lại đối phó với cha mẹ, chỉ biết nhận mà không cho đi. Cha mẹ dành mọi thứ cho con chẳng mưu cầu, nhưng chúng không hề biết ơn.

Chỉ biết nhận mà không biết cho

Chỉ biết nhận mà không biết cho

Cha mẹ yêu thương con cái là lẽ tự nhiên thường tình, nhưng không vì thế mà thả lỏng con. Cha mẹ cần dạy con học cách tự lập, giúp cha mẹ làm một số công việc nhà trong khả năng của mình, chỉ khi con học cách lao động ngay từ khi còn nhỏ và nuôi dưỡng tấm lòng biết ơn thì chúng mới lớn lên thành người có ích.

Thích trốn tránh trách nhiệm

Có một vài đứa trẻ khi làm sai sẽ không nhận lỗi mà tìm cách đổ lỗi cho người khác, chúng không có tinh thần trách nhiệm.

Kiểu trẻ con này khi lớn lên, sẽ luôn luôn đổ lỗi cho người khác về những rắc rối của mình, chẳng hạn như cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp, chưa kể đến việc bất hiếu với cha mẹ. Vì thế cha mẹ cần rèn cho con có  tính độc lập, biết chịu trách nhiệm từ những hành vi nhỏ nhất.

Luôn đe dọa bố mẹ

Có những đứa trẻ sẽ đe dọa cha mẹ khi không được đáp ứng yêu cầu. Chúng khôn ranh và biết điểm yếu của cha mẹ ở đâu nên thường lấy ra để làm điều kiện trao đổi. Cha mẹ tuyệt đối không được thỏa hiệp với con, nếu không mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sau này khi chúng lớn hơn một chút sẽ không thể dạy bảo nổi.

Luôn đe dọa bố mẹ

Luôn đe dọa bố mẹ

Thói quen đòi hỏi, bắt cha mẹ phải cung phụng

Nhiều đứa trẻ chỉ thích đòi hỏi, chúng không ngừng yêu sách thứ nọ thứ kia. Cha mẹ vì quá thương con nên luôn đáp ứng yêu cầu của chúng, điều này quả thực rất tồi tệ.

Cha mẹ cần biết thương con là phải nghĩ đến cái lâu dài cho con, ngoài học hành, sự nghiệp thuận lợi thì cũng phải vun đắp cho con sự tử tế và lòng hiếu thảo. Cha mẹ cũng không nên chiều chuộng con quá mức, có như thế con cái mới nên người được.

So với đàn bà xấu, đàn ông sợ nhất là cưới phải ”gái cua” về làm vợ, vậy ”gái cua” là gì?

0

Nếu cưới phải kiểu ”gái cua” này về làm vợ thì đàn ông đa số là sống khổ sở.

Không chỉ có phụ nữ mà đàn ông cũng khao khát có được hạnh phúc trong hôn nhân. Một cuộc hôn nhân mà vợ chồng sẽ nắm tay nhau đi đến cuối đời.

Trong quan niệm truyền thống về tình yêu và hôn nhân, muốn đi cùng nhau đến già thì cả hai phải có sự yêu thương, chung thủy với nhau.

Chúng ta thường nghĩ đàn ông sợ lấy phải đàn bà xấu về nhan sắc. Nhưng thực tế đàn ông sợ lấy nhầm ”gái cua” nhất.

(ảnh minh họa)
Vậy ”gái cua” là gì?

Gái cua được ám chỉ là một loại hành vi cực đoan trong tình yêu và hôn nhân. Họ thường sống ích kỷ, ngang ngược và chiếm hữu trong mọi mối quan hệ. Thường nhe răng sắc nhọn và móng vuốt nhu cua, cực kỳ đáng sợ.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ xã hội Nhật Bản những năm gần đây, đặc điểm của ”gái cua” bao gồm: ỷ lại quá mức, hạn chế quyền tự do của đối phương, can thiệp quá mức vào cuộc sống của đối phương, thiếu an toàn, dễ sa ngã, trở nên cuồng loạn…

(ảnh minh họa)
Đàn ông thừa nhận khi ở bên cạnh kiểu phụ nữ này khiến họ cực kỳ mệt mỏi, áp lực. Họ cho rằng phụ nữ là gái cua thì cực kỳ khó nhận biết.

Lúc mới yêu thì cô nào cũng tỏ ra dịu dàng, nhường nhịn, thậm chí có chút cam chịu.

Nhưng yêu lâu hoặc cưới về đàn ông mới nhận ra ở bên cạnh ”gái cua” là mệt mỏi, áp lực vô cùng. Họ ghen tuông thái quá, kiểm soát chồng như kiểm soát con cái.

Nhiều ông chồng nói rằng mình đi họp với đối tác, tắt điện thoại để không bị làm phiền. Tới khi vợ gọi mãi không được thì đến tận nơi để làm ồn, kết quả họ mất đi mối làm ăn.

(ảnh minh họa)
Yêu thì cần có ghen, nhưng ghen mù quáng thế này đàn ông sẽ chạy mất dép.

Vậy làm cách nào để đàn ông không rơi vào cái bẫy của gái cua?

Chính là đàn ông cần nhìn ra đặc điểm của gái cua rồi nâng cao cảnh giác. Trong quá trình yêu, hãy quan sát tính cách của đối phương. Mặt khác thì bạn cũng nên giữ vững sự độc lập và đừng để đối phương can thiệp quá mức vào cuộc sống của mình.

Nhưng bạn cần nhớ không phải người phụ nữ nào quan tâm bạn nhiệt tình cũng là gái cua. Hãy cẩn thận để chọn đúng bạn đời.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.vn
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/so-voi-dan-ba-xau-dan-ong-so-nhat-la-cuoi-phai-gai-cua-ve-lam-vo-vay-gai-cua-la-gi-776193.html

5 thời khắc quan trọng này giúp bạn nhận rõ, ai là người quân tử, ai là kẻ tiểu nhân?

0

 Muốn biết một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần nhìn vào tâm thái của họ trong 5 thời khắc quan trọng dưới đây là rõ.

1. Thời khắc khi đứng giữa lợi ích

Người xưa thường nói, muốn nhìn rõ phẩm hạnh đạo đức của một người, cứ nhìn vào thái độ của họ trong những khoảnh khắc liên quan đến lợi ích.

Người quân tử có thể tạo ra tiền tài, nhưng để có tiền tài thì chỉ làm những việc đạo nghĩa, không thể vì không có tiền mà vượt quá ranh giới làm người.

Nhưng với kẻ tiểu nhân, đối mặt với khoảnh khắc cám dỗ về lợi ích vô cùng lớn, khi nhìn thấy tiền họ liền sáng mắt, sẽ không tiếc việc bán đứng bạn bè hay người thân, thậm chí là kéo người thân thiết nhất của mình xuống nước. Thực tế họ là những kẻ không biết xấu hổ.

Nhìn rõ một người, là phải nhìn vào thái độ của người đó với tiền bạc, thái độ với lợi ích, liệu họ có vượt qua được ranh giới và lương tâm làm người của mình hay không.

Muốn biết một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần nhìn vào tâm thái của họ trong 5 thời khắc quan trọng này là rõ. (Ảnh minh họa)

Muốn biết một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần nhìn vào tâm thái của họ trong 5 thời khắc quan trọng này là rõ. (Ảnh minh họa)

2. Thời khắc đói và mệt

Người xưa thường nói, muốn biết một người tinh thần và thể lực thế nào, hãy xem trạng thái của họ lúc sức tàn lực kiệt, đói khổ và vất vả.

Một người lúc sức lực dồi dào, mạnh như rồng như hổ thì ý chí sự nghiệp cũng mạnh mẽ, tinh thần đầy đủ, tràn ngập ý chí phấn đấu, cho dù làm gì cũng đều tràn đầy sự tin tưởng. Do đó, khi họ mệt mỏi, thì nghỉ ngơi một chút cũng là hợp lý và cần thiết.

Nhưng nếu vì quá mệt mà đánh mất đi sự lạc quan, mặc kệ không làm nữa, không còn sự kiên trì và nghị lực nữa, thì đó không phải là điều một người quân tử nên làm, cũng không phải là điều người thành công nên làm.

3. Thời khắc vui vẻ và bực bội

Người xưa cũng nói rằng, để quan sát sức chịu đựng và sự độ lượng của một người, thì phải xem biểu hiện của họ trong lúc vui vẻ và bực bội.

Với tiểu nhân, khi họ vui vẻ thì dễ dàng trở nên hí hửng đắc ý, cao ngạo tự mãn, xem thường người khác.

Còn khi bực bội, họ dễ dàng bực tức phiền não, nhìn thấy ai đang làm gì cũng không vừa mắt, trút mọi bực bội lên người yếu thế hơn, thậm chí còn trút giận lên vợ và con cái. Đây chính là những người không có tiền đồ.

Nhưng nội tâm của một người quân tử thì khác, họ thường bình thản không chút lo lắng, đối với mọi xáo trộn trong cuộc đời đều phân định rạch ròi, thấu suốt suy xét và đưa ra quyết định.

4. Thời khắc phồn hoa

Sự tu dưỡng của một người còn được phản ánh vào lúc họ đối mặt với phồn hoa đô hội, khi đó hãy quan sát xem họ đối nhân xử thế như thế nào?

Sự mê hoặc trên thế giới này là rất nhiều, dù là bất cứ ai, đều sẽ có nhược điểm của riêng mình, một khi bị người khác lợi dụng, thì rất dễ bị lôi xuống nước.

Tiểu nhân thường đắm chìm trong sự hoan lạc nhất thời, hôm nay có rượu thì hôm nay say, trước giờ chưa từng nghĩ về tương lai của bản thân.

Nhưng người quân tử lại có thể kháng cự được sự mê hoặc, trong lòng họ có lý tưởng, trong mắt họ có cốt cách, sẽ không dễ để bản thân đắm chìm trong những thú vui dung tục ấy. Họ yêu thích và làm chủ cuộc đời và những thứ vây quanh mình.

5. Thời khắc kinh hãi

Để quan sát sự bình tĩnh của một người, thì hãy xem biểu hiện của họ khi đối mặt với những chuyện kinh hãi ngoài ý muốn.

Khi xảy ra chuyện ngoài ý muốn, biểu hiện nội tâm của con người là thứ chân thật nhất. Nếu quá bối rối có nghĩa là trong lòng họ không có chủ kiến, tương lai khi làm việc lớn, khó mà bảo đảm người đó không bỏ rơi bạn.

Người giữ được sự bình tĩnh là khi “Thái Sơn có sập, cũng không đổi sắc”, là người có chủ kiến, có mưu lược, có đủ tốc độ để phản ứng, suy nghĩ vì đại cục, đó mới là người thật sự làm nên chuyện lớn.