Home Blog Page 15

2 cách cấp đổi Giấy phép lái xe nhanh nhất, nắm lấy mà dùng khi cần

0

Thủ tục đổi bằng lái ô tô trực tiếp

1. Thành phần hồ sơ

–  Trước tiên bạn cần phải có đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

– Bạn cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Cần có bản sao giấy phép lái xe;

– Chuẩn bị giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

2. Trình tự thực hiện

Bước 1: Trước tiên bạn cần nộp hồ sơ

Người dân hãy nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy nộp lệ phí

Lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC.

Bước 3: Tiếp theo là bước nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.2 cách cấp đổi lại bằng lái xe nhanh nhất

2 cách cấp đổi lại bằng lái xe nhanh nhất

2. Thủ tục đổi bằng lái ô tô online

Bước 1: Người dùng hãy truy cập vào Website: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy chọn phương tiện và người lái tại mục Công dân.

Bước 3: Rồi sau đó bạn hãy chọn Giấy phép lái xe theo quy định

Bước 4: Tiếp đó, bạn hãy chọn đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông Vận tải cấp

Bước 5: Sau đó, bạn hãy chọn tại mục Chọn cơ quan thực hiện bên phải màn hình, hãy chọn Tỉnh/Thành phố hoặc Bộ ngành tương ứng. Sau đó nhấn Đồng ý

Bước 6: Bước tiếp theo người dùng cần chọn thủ tục hành chính cấp 3 hoặc cấp 4 bằng cách chọn Nộp trực tuyến ở ô bên cạnh

Cách cấp đổi lại giấp phép lái xe nhanh nhất

Cách cấp đổi lại giấp phép lái xe nhanh nhất

Bước 7: Tiếp đó, hãy đăng nhập tài khoản dịch vụ công

Bước 8: Sau đó người dùng cần phải điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và tải bản scan sơ xin đổi Giấy phép lái xe bao gồm:

– Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe theo mẫu (01 bản chính);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Bản sao Giấy phép lái xe, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Vừa sinh bé xong tôi bảo mẹ chồng lên chắm cháu để cho mình đi làm, tôi có trả mẹ chồng 6 triệu/tháng để bà nghỉ việc ở quê lên chăm cháu, bà giao kèo: “Chỉ chăm cháu thôi chứ không làm việc nhà đâu”. Tôi về nhà là l/a/o vào cơm nước, giặt giũ, mẹ chồng chỉ ngồi xem điện thoại, xem tivi. Được 2 tháng quá mệt mỏi, tôi tính mời bà về quê để thuê giúp việc thì bà đáp tỉnh bơ: “Đã quá muộn”…Đọc tiếp tại bình luận

0
    Đã giao kèo trước là như thế nhưng sống 2 tháng thì tôi không chịu được nữa vì tôi không nghĩ mẹ chồng lại lười tới mức đó.

Vợ chồng tôi mới có con đầu lòng, hiện cháu được 8 tháng. Hàng ngày con ở nhà với bà nội còn vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến chiều tối mới về nhà.

Khi con được 6 tháng tôi bắt đầu đi làm nên có nhờ mẹ chồng ở dưới quê lên chăm sóc con. Mẹ chồng tôi cũng đồng ý nhưng với yêu cầu phải trả lương cho bà vì bình thường ở quê mẹ chồng tôi còn khỏe, vẫn đi làm ở công ty điện tử nên nếu đi chăm sóc cháu thì không có nguồn thu nhập để chi tiêu đình đám. Do đó nếu trông cháu 1 năm là khoảng thời gian khá dài phải nghỉ hẳn việc ở công ty. Chồng tôi nói:

– Dù mẹ không nói trả lương thì vợ chồng mình cũng vẫn phải hỗ trợ mẹ chút tiền mỗi lần mẹ về quê. Thôi thì cứ trả lương đàng hoàng sau này em cũng không phải nghĩ ngợi gì. Ngoài ra nếu thuê người ngoài chăm con thì chúng ta trả lương mẹ, bà chăm cháu dù sao cũng yên tâm hơn người ngoài.

 

 

Ảnh minh họa

Tôi cũng đồng ý với những gì anh nói vậy nên quyết định trả mẹ chồng bằng mức lương tối thiểu của một bảo mẫu, 6 triệu/tháng. Chồng tôi làm cơ quan nhà nước lương không có nhiều, chỉ đủ trả cho mẹ chồng và còn dư ít thì anh chè nước cũng hết. Còn lại tiền của tôi phải chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và tiết kiệm. Chính vì thế trước khi đưa ra quyết định đó tôi cũng đắn đo nhiều lắm.

Khi mẹ chồng lên chăm chú bà nói với chúng tôi:

– Ban ngày ở nhà mẹ chủ yếu bế thằng bé thôi nhé, chuyện nhà cửa mẹ cũng không làm được nhiều đâu.

– Vâng không sao mẹ, mẹ cũng chỉ cần tập trung lo cho cháu là được ạ vì cháu cũng nghịch lắm, sơ sểnh chút nhỡ lại nguy hiểm.

Nói là vậy nhưng tôi cứ tưởng ban ngày hai bà cháu ở nhà ngoài việc ăn uống ngủ nghỉ thì thời gian còn lại cũng đỡ đần tôi chút việc cơm nước, nhà cửa. Thế nhưng ngược lại đúng như lời mẹ chồng nói, bà không hề động tay chân một chút vào những công việc nhà. Không chỉ vậy hai bà cháu còn đàn đống ra nhà, nồi niêu bát đũa ăn cả ngày không rửa, quần áo bẩn không giặt, nhà không lau, rác không dọn… tất cả tôi phải làm hết.

Vợ chồng tôi 7h tối mới về tới nhà là bắt tay vào cơm nước dọn dẹp nhà cửa tới quay cuồng. Thỉnh thoảng có những hôm chồng đi chơi thể thao, đi nhậu cùng bạn bè, tôi về muộn một mình quả thực làm không xuể. Khi về con lại bám víu không làm được gì nhưng mẹ chồng cũng nhất quyết không giúp nấu cơm hay dọn dẹp mà chỉ ngồi bấm điện thoại hoặc gọi điện thoại cho mọi người để buôn dưa lê. Khi tôi cố dứt con ra, đưa cho bà nội bế để đi làm việc nhà thì đứa trẻ lại khóc bà không dỗ được.

Có những hôm khác vợ chồng tôi cùng về muộn mẹ chồng cũng bế cháu xuống sảnh chơi hoặc sang nhà hàng xóm chơi. Tôi về nhà là thấy cảnh hoang toàn từ phòng khách đến phòng ngủ, 8h tối cơm nước cũng chưa nấu nên thực sự rất mệt mỏi.

Ảnh minh họa

Quay cuồng như vậy suốt 2 tháng tôi tới mức không thể chịu được mới chia sẻ với chồng:

– Anh xem sắp xếp công việc về nhà sớm phụ em chứ tuần 7 ngày anh đi 5 tối một mình em phải làm hết thì em chịu sao nổi. Có những hôm em phải tăng ca còn về muộn nữa thì mẹ cũng chẳng cơm nước gì cả mà chỉ nấu cháo cho cháu ăn. Em về nhà như một mớ hỗn độn.

– Ừ anh biết rồi, để anh bảo mẹ đỡ đần thêm.

Thế nhưng chẳng biết chồng có bảo mẹ không mà bà cũng nhất quyết không động chân tay vào việc gì ngoài bế cháu đúng như những gì bà đã giao kèo trước.

Quá mệt mỏi, tôi nghĩ cứ như này thì không ổn. Tiền thuê người thì vẫn mất mà việc nhà thì tôi làm không xuể. Trong khi đó nếu thuê người ngoài tôi dám chắc họ không chỉ ăn không ngồi rồi như thế này.

Vậy nên lúc vui vui tôi ngồi rỉ tai mẹ chồng:

 Mẹ ơi công ty con chuẩn bị cắt giảm nhận sự nên có lẽ con nghỉ việc ở nhà trông cháu một thời gian, đợi cháu lớn con cho đi lớp. Mẹ còn khỏe nên thôi mẹ cứ về đi làm mà lấy lương chi tiêu.

– Muộn rồi, mẹ nghỉ việc được 2 tháng, công ty người ta cũng tuyển được người rồi. Thôi thì mẹ cứ ở đây trông cháu cho các con như hiện nay, con đi kiếm việc mà làm.

 

Ảnh minh họa

Câu nói của bà chặn họng khiến tôi không biết nói gì thêm và giờ cũng không biết phải làm thế nào.

Rất nhiều tài xế dính lỗi này khi đi trên đường cao tốc, dễ bị phạt tới 14 triệu đồng?

0

Lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định phạt đến 14 triệu từ 01/01/2025?

Lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định phạt đến 14 triệu từ 01/01/2025?

Căn cứ tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;

b) Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ đi vào đường cao tốc;

c) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.

[…]

Theo đó, từ 01/01/2025, dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Như vậy, lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định có thể phạt đến 14 triệu.

Lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định phạt đến 14 triệu từ 01/01/2025?

Lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định phạt đến 14 triệu từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)

Lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Căn cứ tại điểm c khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, lỗi dừng xe, đỗ xe ô tô trên đường cao tốc sai quy định bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại những vị trí nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại những vị trí sau đây:

– Bên trái đường một chiều;

– Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;

– Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;

– Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;

– Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;

– Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,

dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

 

– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;

– Điểm đón, trả khách;

– Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;

– Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

– Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

– Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

– Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật

Con trai tôi giỏi giang, gia đình lại gia giáo, thế mà nó đòi cưới bằng được đứa con g:á:i quê nhà nghèo xơ xác, bố mẹ l:y h:ô:n. Tôi về tận quê con dâu, nhìn căn nhà mà ch/o/á.ng nặng, rõ là nó “úp sọt” con mình. Từ ngày về nhà tôi, con dâu cũng chịu khó biếu xén bố mẹ, mua đồ này kia nhưng còn lâu tôi mới mềm lòng. Đến khi tôi ốm nằm viện 2 tháng, con dâu xin nghỉ để chăm nom, khi khỏe mạnh tôi nói 1 câu khiến nó bỏ luôn về nhà đ::ẻ. Thứ con dâu l:á:o to:é:t… Ai ngờ con dâu lại cầm cái chổi ….

0

Hơn 3 năm lấy chồng là 3 năm tôi cố gắng có được lòng tin, tình yêu thương của mẹ chồng. Nhưng lúc nào bà cũng ám ảnh chuyện tôi có bầu trước, cố chèo kéo con trai thành đạt của bà.

Ngày anh đưa tôi về ra mắt, cả họ sang chơi và xem mặt con, cháu dâu tương lai. Mẹ anh đứng từ cổng dõi mắt ra ngõ đợi.

Lúc vừa đến, tôi vồn vã chào hỏi, tặng quà hai bác và những người thân trong gia đình chồng. Ai cũng khen tôi xinh xắn, ăn nói dễ nghe, nhìn mặt hiền lành

Những lời nhận xét ấy khiến áp lực ngày ra mắt cũng vơi đi phần nào. Hôm đó, tôi đã cố gắng chọn bộ trang phục giản dị và trang điểm một cách nhẹ nhàng nhất. Thế nhưng, trong bữa cơm, khi hỏi về gia cảnh của tôi, mẹ anh bắt đầu thay đổi thái độ khi nghe câu trả lời.

Không hiểu tại sao chồng lại giấu chuyện bố mẹ tôi làm nông dân mà che đậy bằng việc tôi là con nhà giáo. Anh cũng không nói chuyện bố mẹ tôi đã ly hôn, tôi hiện ở với mẹ và có một cậu em trai khờ khạo.chammeom FP.jpgMẹ chồng được chăm sóc vẫn không ưng con dâu. Ảnh minh họa: FP

Tôi biết, anh không chê gia cảnh của tôi vì nếu vậy, ngay từ đầu anh đã không theo đuổi tôi rồi muốn cưới tôi làm vợ. Nhưng việc che đậy ấy khiến tôi cảm thấy mình là kẻ dối trá, xấu xa. Tôi đã nói toàn bộ sự thật, với hy vọng gia đình anh sẽ hiểu và thông cảm cho mình.

Nhưng khổ nỗi, trong mắt mẹ anh, anh là chàng quý tử giỏi giang. Ngoài việc muốn anh cưới một cô vợ xinh đẹp bà còn muốn con dâu là con nhà gia giáo, xứng tầm hoặc hơn gia đình anh.

Tôi biết mẹ anh không muốn có cô con dâu như tôi. Nhưng tin tôi mang bầu 3 tháng khiến mẹ anh “sét đánh ngang tai”. Đám cưới miễn cưỡng được tổ chức, chúng tôi sinh cho bà một cháu nội đích tôn và cũng ra ở riêng. Nhưng chưa bao giờ bà cho tôi một cái nhìn thiện cảm. Bà cho rằng tôi đã “úp sọt” con trai yêu quý của bà.

Suốt 3 năm làm dâu, chưa một lần tôi được mẹ chồng gọi điện hỏi có về không hay thông báo việc quan trọng. Dù là giỗ chạp, lễ Tết, mẹ cũng chỉ gọi cho con trai. Gia đình có việc lớn nhỏ, ai ốm đau, thăm hỏi ai, mẹ đều coi tôi là người ngoài.

Có lần bố mẹ đưa họ hàng ở quê lên nhà tôi chơi vài ngày, cũng chỉ thông báo với con trai. Hôm đó tôi rất bực nhưng vẫn giữ phép lịch sự, tiếp đón đàng hoàng. Tôi góp ý với chồng, hy vọng anh có thể nói để mẹ hiểu. Nhưng bao năm qua, mọi thứ vẫn như vậy. Mẹ anh bảo thủ, không chịu thay đổi cái nhìn về con dâu.

Tôi làm văn phòng, lương chưa được 10 triệu đồng, còn chồng là người giỏi kiếm tiền. Lần nào về quê, tôi mang quà hay tiền biếu, mẹ chồng cũng nhận nhưng không một lời cảm ơn. Bà mặc nhiên coi đó là tiền của con trai mình, tôi chỉ là người đưa hộ. Có đồ gì trong nhà cần sắm, tôi cũng chu đáo đưa tiền nhưng vẫn là người dưng nước lã.

Năm ngoái, mẹ chồng mổ khối u, nằm viện một thời gian dài, sức khỏe sa sút. Tôi là con dâu trưởng nên phải xin nghỉ không lương nửa tháng về chăm mẹ. Mọi thứ trong viện từ viện phí tới ăn uống, chăm sóc, một mình tôi lo liệu. Lúc mẹ ra viện, tôi còn biếu bà 20 triệu tiêu pha nhưng mẹ chồng không một lời cảm ơn.

Bà còn nói câu cay đắng: “Cô đừng nghĩ làm vậy thì tôi yêu quý cô. Cháu thì là cháu tôi, con là con tôi nhưng cô thì vẫn chỉ là con dâu mà thôi. Tiền cô bỏ ra cho tôi, cho cái nhà này cũng là tiền của con trai tôi thôi. Cô giữ hết tiền của nó, không cô đưa thì ai đưa? Tôi nuôi nó bao năm mà giờ tiền nó làm ra một tháng mấy chục triệu, tôi không được giữ một nghìn. Tự nhiên người dưng lại ăn không’ hết”.

Những lời mẹ chồng nói như dao cứa vào tim tôi. Bao cố gắng nỗ lực suốt mấy năm qua của tôi không thay đổi được suy nghĩ trong lòng mẹ.

Tôi thật tâm mong mẹ chồng khỏe mạnh vì dù tôi không ruột thịt máu mủ với mẹ, thì mẹ cũng là người sinh ra chồng tôi, là bà nội của con trai tôi. Tôi yêu chồng, thương chồng và cũng sẽ thương mẹ anh giống như anh vậy. Nhưng tất cả vẫn đổ sông đổ bể.

Tôi thực sự không muốn cố gắng nữa rồi. Tôi phải làm sao đây?!

Từ 2025, không cứu giúp người bị TNGT có thể bị ph:ạt số tiền lớn

0

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ có thể bị phạt tiền lên đến 2 triệu đồng

Theo báo VOH đăng tải ngày 14/1, ngoài không cứu giúp thì hành vi xóa dấu vết hiện trường cũng có thể bị xử phạt.

Tại khoản 6, Điều 12 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt được quy định như sau:

Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng cho các hành vi:

Có điều kiện nhưng cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ.
Lợi dụng tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, gây sức ép hoặc xúi giục người khác gây rối trật tự.

Cản trở phương tiện giao thông, gây khó khăn trong xử lý vụ tai nạn.

Ném gạch, đá hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang lưu thông.

Chiếm dụng dải phân cách đường đôi làm nơi bày bán hàng hóa hoặc để vật liệu xây dựng, giữ xe.

khong cuuc_voh Người cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có thể bị phạt tiền đến 2 triệu đồng. Ảnh minh họa: LĐO Xử phạt hành vi xóa dấu vết hiện trường

Ngoài ra, tại khoản 8, Điều 12, Nghị định 168/2024 còn quy định:

Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Mức phạt này áp dụng cho hành vi cố ý thay đổi hoặc xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các trường hợp được nêu cụ thể tại các điều khoản khác trong Nghị định.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (nay được thay thế bởi Nghị định 168/2024), việc xử phạt tập trung vào các trường hợp “không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu”. Tuy nhiên, Nghị định mới nhấn mạnh trách nhiệm cứu giúp khi “có điều kiện” chứ không cần phải có yêu cầu từ nạn nhân hay người xung quanh.

Điều này được đánh giá là phù hợp hơn trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của người tham gia giao thông, đồng thời góp phần giảm thiểu hậu quả đáng tiếc do tai nạn giao thông gây ra

Cùng ngày, báo Dân trí cũng đăng tải bài viết: “Tài xế ô tô sẽ bị xử phạt 7 triệu đồng nếu không nhường đường xe ưu tiên”, cập nhật quy định mới. Nội dung như sau:

Những ngày qua, người dùng mạng xã hội lan truyền nhiều clip, ghi lại cảnh ô tô, xe máy dừng chờ đèn đỏ, không nhường đường xe cứu thương, cứu hỏa… Tài xế sợ lái xe vượt lên sẽ vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

Vụ việc khiến tài xế xe ưu tiên phải xuống đường xin các phương tiện nhường đường để kịp chở bệnh nhân đi cấp cứu, làm nhiệm vụ.

 Nhiều tài xế không nhường đường xe ưu tiên khi dừng đèn đỏ

Một số tài xế ô tô cho biết, họ không nhường đường xe ưu tiên vì sợ vi phạm vượt đèn đỏ bị phạt 18-20 triệu đồng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP. “Không nhường đường xe ưu tiên bị phạt 7 triệu đồng, vượt đèn đỏ bị phạt 19 triệu đồng. Chúng tôi bối rối không biết làm như thế nào, tài xế chọn không nhường đường để chịu mức phạt thấp hơn”, tài xế P. (42 tuổi, ngụ quận Bình Tân) chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Dân trí về tình huống trên, một lãnh đạo Đội CSGT ở TPHCM cho biết, các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà phía sau có xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp, tài xế lái xe vượt khỏi vạch, nhường đường sẽ không bị xử phạt.

Khu vực có camera phạt nguội, hệ thống cũng sẽ ghi nhận toàn bộ quá trình diễn ra và biết ô tô chạy lấn về trước nhường đường xe ưu tiên là đúng quy định pháp luật, không vi phạm.

“Từ vạch dừng đến trụ tín hiệu giao thông còn một khoảng trống 2-5m, tài xế khi phát hiện xe ưu tiên có thể lấn qua khỏi vạch, rẽ sang một bên nhường đường là đúng luật. Tài xế cố tình không nhường đường mới là vi phạm và bị xử phạt”, vị này nói.

 Xe chữa cháy bị cản đường bởi một ô tô trên tuyến đường ở Hà Nội (Ảnh: Cắt từ clip).

Theo cán bộ Đội CSGT, tài xế lo lắng khi nhường đường vẫn sợ bị phạt, họ có thể lưu lại clip camera hành trình hoặc quay lại đoạn clip, đối chứng nếu không may bị gửi giấy phạt nguội. Có CSGT đứng chốt ở giao lộ trên, cũng không bao giờ phạt lỗi vượt đèn đỏ.

Bên cạnh đó, một cán bộ CSGT làm trong lĩnh vực phạt nguội cho biết, tất cả tình huống giao thông xảy ra trên đường, tùy theo tình huống sẽ được xem xét.

Clip người dân trình báo, camera giao thông ghi nhận, sẽ được CSGT làm rõ từ hình ảnh đến nội dung, xác lập hành vi xem trường hợp này có vi phạm hay không. Khi đủ điều kiện vi phạm, CSGT mới ra thông báo phạt nguội gửi về chủ xe.

Theo vị này, không có chuyện phương tiện nhường đường cho xe ưu tiên sẽ bị phạt nguội. Khi tài xế dừng đèn đỏ phát hiện xe ưu tiên hú còi phía sau, họ lái phương tiện nhích qua khỏi vạch để nhường đường là đúng quy định, không bị phạt.

“Người dân chưa hiểu luật nên gây hiệu ứng trên mạng xã hội. Nhường đường xe ưu tiên không bị phạt, đó là nguyên tắc”, vị này nhấn mạnh.

Tránh bị ph:ạt nặng, tài xế xe máy khi ra đường phải đủ các giấy tờ sau … Nhớ nhé

0

Nếu chưa tích hợp giấy tờ trên VNeID, khi đi xe máy ra đường người dân phải nhớ mang theo đăng ký xe, giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang đi và bảo hiểm bắt buộc.

Các giấy tờ cần đem theo khi tham gia giao thông

Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này.

Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Tránh bị phạt nặng, tài xế xe máy phải đủ các giấy tờ sau - 1 Khi tham gia giao thông, người dân cần đem theo đủ giấy tờ để tránh bị xử phạt (Ảnh minh hoạ: ITN).

2. Người điều khiển  xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;

đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.

Các mức xử phạt khi không đủ giấy tờ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Nghị định 168 đã đưa ra những mức xử phạt vi phạm hành chính với lỗi an toàn giao thông. Có nhiều lỗi bị xử phạt nặng so với trước đây.

Phạt khi không mang, hoặc không có giấy phép lái  xe phù hợp:

Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực, giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

Thứ hai, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm3 trở lên hoặc có công suất  động cơ điện trên 11kW, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực;

Thứ ba, phạt tiền 200-300 nghìn đồng với hành vi: Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô kinh doanh vận tải không mang theo giấy phép lái xe trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

Thứ tư, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển xe máy chuyên dùng, không có giấy phép lái xe;

Hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực; hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Phạt không mang đăng ký xe máy, bảo hiểm bắt buộc

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận đăng ký xe;

Hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe.

Như vậy, khi đi xe máy ra đường người dân đặc biệt phải nhớ mang theo đăng ký xe, giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang đi, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Đối với thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia (thường gọi là VNeID), thì carh sát giao thông sẽ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên VNeID.

Việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên VNeID, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Lái xe 115: Lo tính m:ạng người cấp cứu vì đường tắc dù đã còi hú liên tục xin nhường đường, chuyên gia đưa giải pháp….

0

Hai đèn ưu tiên xoay tít, còi hú liên tục xin nhường đường nhưng chiếc xe cứu thương vẫn “chôn chân” giữa biển người trong những ngày giáp Tết.

17h chiều 20/1, y sĩ Nguyễn Tiến Long, Trạm 115 Đống Đa, nhận cuộc gọi cấp cứu. Người phụ nữ 26 tuổi, mang thai 38 tuần, ngã đập mặt xuống đất, co giật trên đường Vũ Trọng Phụng, cách trạm 2-3 km. Ê kíp xuất phát sau ba phút, nhưng gặp ngay cảnh tắc nghẽn. Tiếng còi xe vang dồn dập không giúp xe nhích nổi giữa dòng phương tiện dày đặc.

Trong xe, y sĩ Long hướng dẫn người nhà sơ cứu qua điện thoại, đồng thời phối hợp điều động xe hỗ trợ để giảm nguy cơ đưa bệnh nhân vào viện muộn. Tài xế Nguyễn Đức Thường căng mắt quan sát, cố len lỏi từng chút. “Nếu không kẹt xe, đoạn đường đi đón người bệnh chỉ mất khoảng 5-7 phút, thay vì hơn 10 phút vẫn đứng tại chỗ như lúc này”, lái xe Thường tiếp lời.

40 phút sau, xe mới tiếp cận được hiện trường. Người phụ nữ hoảng loạn, miệng chảy máu nhưng dấu hiệu sinh tồn ổn định. Sau sơ cứu, ê kíp lại chật vật chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Trên xe, nam điều dưỡng nắm chặt tay sản phụ, theo dõi sức khỏe, đồng thời động viên người nhà bình tĩnh. Ở buồng lái, y sĩ Long tiếp tục tìm đường để lái xe Thường đạp ga, di chuyển thuận lợi nhất. Sau gần một tiếng, đổi 7-8 cung đường khác nhau, xe cũng đến Khoa cấp cứu của bệnh viện.

“Giây phút nghe tiếng tim thai bé vẫn ổn định, tôi thở phào nhẹ nhõm, tay nổi da gà vì sung sướng”, anh Đảng nói, lưng ướt sũng mồ hôi.

Vừa rời bệnh viện, chuông điện thoại lại reo lên thông báo ca cấp cứu mới. Chiếc xe tiếp tục lao đi khi tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.

Nhân viên cấp cứu 115 đang sơ cấp cứu cho sản phụ tại hiện trường. Ảnh: Thùy An

Nhân viên cấp cứu 115 đang sơ cấp cứu cho sản phụ tại hiện trường. Ảnh: Thùy An

Hà Nội là thành phố có mật độ xe lớn, trong khi nhiều đường hẹp, chưa đủ đáp ứng đến tình trạng xe dừng chờ kéo dài. Hiện, thủ đô có trên 8 triệu phương tiện, gồm 1,1 triệu ôtô, 6,7 triệu xe máy, 200.000 xe đạp điện, chưa kể 1,2 triệu phương tiện của tỉnh, thành phố khác. Tỷ lệ đất dành cho giao thông của Hà Nội chỉ đạt 12-13%, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 20-26%.

Hai tuần trước Tết Ất Tỵ, tần suất di chuyển của người dân tăng nhanh, nhiều tuyến đường chính tại Hà Nội như Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Ngã Tư Sở, Trường Chinh, Láng… ùn tắc nghiêm trọng, không kể giờ cao điểm. Trong khi ý thức nhường đường của người dân còn thấp, thiếu làn đường cho xe cứu thương, cơ sở vật chất hạn chế, nguy cơ đẩy bệnh nhân vào những tình huống nguy hiểm.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia, công bố năm 2020, cho thấy tắc đường là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ của các xe cứu thương. Một số nước như Philippines, Uganda, Indonesia, Thái Lan ghi nhận người bệnh tử vong do không được cấp cứu kịp thời, xuất phát từ sự chậm trễ của xe cứu thương khi tắc đường. Việt Nam chưa có con số thống kê về tình trạng này.

Trong y học, “thời gian vàng” trong các trường hợp cấp cứu như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay tai nạn giao thông thường chỉ kéo dài 60 phút. Mỗi phút trôi qua, bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ mất đi 1,9 triệu tế bào não, theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (American Stroke Association). Mỗi phút một người bị đau tim không được hồi sức tim phổi sẽ làm giảm 10% cơ hội sống sót.

Theo điều dưỡng Đảng, khi tắc đường, người bệnh là thiệt thòi nhất. Chẳng hạn, nhiều ca ngừng tuần hoàn, phải cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, dùng thuốc, sốc tim… nhưng xe cấp cứu chưa thể tiếp cận sớm. Nếu người thân không thực hiện đúng kỹ thuật, nguy cơ tai biến rất cao.

Trường hợp chấn thương, đột quỵ, tai biến, nhiều người không biết sơ cứu, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu không được đến bệnh viện để xử trí nhanh, người bệnh có nguy cơ tử vong hoặc di chứng cả đời. “Do đó, thời gian trong cấp cứu vô cùng quan trọng, bản thân nhân viên y tế cũng vô cùng nóng ruột, lo lắng”, anh nói.

Có lần, Đảng nhận thông tin bệnh nhân người nước ngoài, nặng 190 kg, suy hô hấp nặng, ở tầng ba chung cư. Kíp cấp cứu đặt ông trong chăn dày, huy động 9-10 người khênh xuống xe. Người bệnh suy hô hấp, “một giây cũng quý hơn vàng”. Tuy nhiên, đường tắc khiến quãng đường đến viện bị kéo dài, điều dưỡng phải theo dõi người bệnh lâu hơn, mắt không rời máy đo chỉ số sinh tồn, lo lắng họ ngừng thở, tử vong. May mắn, bệnh nhân được đưa đến việc kịp thời, qua nguy kịch.

[Caption]Ảnh Phạm Chiểu

Cấp cứu 115 luôn có mặt để cấp cứu và hỗ trợ bệnh nhân. Ảnh: Phạm Chiểu

Không chỉ người bệnh bị ảnh hưởng, tắc đường cũng khiến nhân viên y tế căng thẳng hơn. Một nghiên cứu từ Tạp chí Y học Cấp cứu Quốc tế năm 2019 cho thấy họ phải đối mặt với mức độ stress gấp 1,5 lần so với các chuyên ngành khác do áp lực “chạy đua thời gian”. Khi giao thông tắc nghẽn, mức độ này tăng vọt, kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hơn 4 năm lái xe cấp cứu, anh Thường vẫn không tránh khỏi căng thẳng khi chứng kiến bệnh nhân đau đớn, la hét, trong khi người nhà liên tục thúc giục “đi nhanh lên” giữa lúc tắc đường. Có trường hợp còn phàn nàn: “Cấp cứu mà chậm trễ” hay thậm chí đe dọa: “Người nhà làm sao thì chúng mày không yên ổn”.

Trước đây, mỗi chuyến cấp cứu chỉ mất khoảng 25-30 phút, nhưng khi tắc đường, thời gian có thể kéo dài 2-3 tiếng. Ngồi lâu trên xe, đội ngũ y tế vừa phải theo dõi sát sao bệnh nhân, vừa động viên người nhà, khiến không khí “căng như dây đàn”. Tuy nhiên, ê kíp không thể bộc lộ sự lo lắng ra ngoài, vì điều này có thể khiến gia đình thêm hoảng loạn.

“Nhiều lúc chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của người dân. Còi báo hiệu bật liên tục mà cũng không mấy tác dụng”, anh Thường chia sẻ.

Để giảm ùn tắc, giới chức Hà Nội cho biết đang phối hợp với cảnh sát giao thông điều chỉnh linh hoạt đèn tín hiệu theo từng khung giờ trong ngày; rà soát và khắc phục những bất cập về hạ tầng, tổ chức giao thông tối ưu hơn.

Trong khi đó, đội cấp cứu 115 đặt nguyên tắc tiên lượng tình trạng bệnh nhân để đưa đến bệnh viện gần nhất. Với tình huống gặp ùn tắc, kíp linh hoạt thay đổi lộ trình, dùng còi ưu tiên, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, hoặc điều xe hỗ trợ thêm; chú ý kiểm soát tình trạng bệnh nhân để tránh diễn biến xấu.

Vào những giờ cao điểm hoặc ngày lễ Tết, các đơn vị điều phối tăng cường thêm xe và nhân lực để đảm bảo tiếp cận nạn nhân nhanh nhất. Nhân viên y tế động viên nhau rèn luyện tinh thần thép để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Sau hai chuyến cấp cứu, ê kíp trở về trạm và tranh thủ dùng bữa ăn đầu tiên trong ngày. Anh Thường chợp mắt để hồi phục sức lực. Y sĩ Long xem lại hồ sơ bệnh nhân, trong khi anh Đảng chăm chú vào chiếc điện thoại.

“Chỉ cần có cuộc gọi, chúng tôi lập tức lên đường, cố gắng hết sức để đến với bệnh nhân trong thời gian ngắn nhất”, anh Đảng cho hay.

Bỏ việc đồng áng ở quê, tôi lên chăm con dâu ở cữ không lấy 1 đồng. Nói chung mẹ chồng con dâu ở cùng, không tránh được những khi b::ất đ::ồng, những lúc trái ý. Đúng 6 tháng cháu nội, con dâu đ/u/ổi khéo tôi về quê tĩnh dưỡng, nó chỉ đưa tôi một đùm trứng 20 quả nói là “công bà chăm sóc”. Tôi nghĩ ở quê thì thiếu gì trứng, đến khi về nhà mở ra thì tôi chỉ biết khóc, không thể nào ngờ con dâu lại có hành động như vậy …Đọc thêm tại bình luận

0

So với nhiều gia đình khác, tôi thấy mình là người may mắn khi có một cô con dâu hiểu chuyện và tinh tế. Tôi chỉ có 3 đứa con, 2 g.ái 1 trai. Đến tuổi, hai đứa con g.ái của tôi đều đã đi lấy chồng và chẳng đứa nào ở gần mẹ. Chính vì thế, tôi vẫn mong con dâu và con trai có thể ở cùng mình sau khi kết h.ôn.

Thế nhưng con dâu thời bây giờ có ai muốn s.ống chung với mẹ chồng đâu. Tôi vừa mới bảo về ở cùng, con trai đã nói thẳng:

“Thôi mẹ ạ, bọn con quyết định ra thành phố l.àm rồi mua một căn nhà ở đó. Mẹ yên tâm, cứ cuối tuần là bọn con sẽ về. Còn nếu mà có công việc thì trong tuần con lại về. Mẹ hiểu cho con nhá, sau này đằng nào con cũng đón mẹ đến s.ống cùng mà”.

Dở khóc dở cười khi thấy cách mà mẹ tôi chăm con dâu ở cữ

Thật ra tôi chỉ muốn ở chung với con cho vui nhà vui cửa. Chứ nào có mong chúng chăm sóc phụng dưỡng mình. Chỉ là bây giờ các con đã nói vậy, tôi kh.ông đồng ý cũng chẳng được. Thế là cứ cuối tuần, nhà tôi lại vui vẻ và rộn rã tiếng cười vì có con về ăn uống. Những hô.m ấy, tôi sẽ tranh thủ đi chợ mua ít đồ quê về nấu. Ngoài ra thì mua thêm chút đồ để đóng t.hùng cho các con mang đi. Mình ở quê, đồ vừa sạch vừa tươi, tội gì mà kh.ông gói ghém để con nó được ăn đồ an toàn.

Mấy lần thấy tôi l.àm vậy, con dâu cũng ngại nên mới đưa t.iền cho mẹ. Con b.é kh.ông nói là trả t.iền để mẹ mua đồ đâu. Chỉ bảo tôi cứ cầm lấy để có gì cần thì mua sắm. Nhưng tôi biết ý chứ. Tôi trả lại và cũng nói luôn:

“Mẹ già rồi, có một mình nên chẳng tiêu pha gì nhiều. Lương hưu thì tháng cũng đủ ăn tiêu nên con cứ cầm lấy. Bao giờ cần thì mẹ sẽ nói”.

Sau lần đó, tôi vẫn cung cấp đồ ăn đầy đủ cho các con. T.ình cảm giữa tôi và con dâu cũng khá t.ốt, hai mẹ con nhiều khi còn tâm sự mấy tiếng qua điện thoại. Nhưng phải đến khi có chuyện xảy ra, tôi mới thấy con dâu của mình cũng là một đứa con có hiếu. Đợt ấy tôi bị ngã xe, phải vào viện nằm cả tháng trời.

Hai cô con g.ái thì ở xa, đứa thì bụng mang dạ chửa, đứa lại vừa s.inh con nên kh.ông tiện về chăm. L.úc ấy, tôi vừa tiếc t.iền, vừa sợ phải một mình trong viện. Thành ra cứ nhất quyết đòi về nhà bằng được. Thấy vậy, con dâu mới níu tay tôi lại bảo:

“Mẹ đừng lo, con vừa nghỉ việc ở công ty. Đợt này họ thanh lọc nhân sự, con nằm trong diện phải cho nghỉ. Mẹ cứ yên tâm ở đây điều trị, con sẽ ở với mẹ trong giai đoạn này”.

L.úc ấy tôi chợt nghĩ, kh.ông hiểu sao công ty con dâu lại cho nhân viên nghỉ đúng đợt như thế. Trong lòng cũng thầm cảm ơn vì con đã biết nghĩ cho mẹ chồng. Nhưng sau này tôi mới biết, thực ra con dâu tôi chủ động xin nghỉ việc. Chứ công ty nào có đợt cắt g.iảm nhân sự nào. Chẳng qua vì sợ tôi suy nghĩ nên con b.é mới nói như vậy thôi. Cũng nhờ đợt đó mà mẹ con tôi gần gũi nhau hơn. Bản thân tôi cũng thấy mình may mắn khi có được một cô con dâu vô cùng hiểu chuyện, lại hiếu thảo như vậy.

Tịch thu và tiêu hủy 90.000 quả trứng gà không rõ nguồn gốc | Vietnam+  (VietnamPlus)

Chính vì con dâu hết lòng với mình nên khi con b.é s.inh con, tôi đã chủ động đề nghị về việc lên chăm con ở cữ. Dù sao phụ nữ cũng chỉ s.inh nở vài lần trong đời, tôi lại cũng rảnh rỗi nữa, kh.ông phụ con chăm cháu thì giúp ai đây? Được cái là hai mẹ con khá hợp nhau, chỉ cần con dâu thích ăn gì, tôi sẽ tìm mua rồi về nấu bằng được. Quan điểm của tôi là thích gì thì ăn đấy. Kh.ông phải kiêng cữ cầu kỳ như những người khác. Tụi trẻ bây giờ ở cữ và chăm con khác lắm, chẳng còn nằm than và kiêng gió kiêng nước như tôi thời xưa đâu. Chính vì thế, tôi kh.ông ép con b.é l.àm gì cả.

Về việc chăm cháu, tôi cũng kh.ông c.an thiệp vào. Bởi trước đây, chính tôi cũng từng có nhiều bất đồng với mẹ chồng trong vấn đề này nên tôi hiểu, chỉ có mẹ mới biết cách chăm con thế nào cho t.ốt nhất thôi. Nói chung suốt 6 tháng chăm con dâu, tôi và con kh.ông lời qua tiếng lại hay to nhỏ với nhau bao giờ.

Hô.m qua, tôi quyết định về quê sau nửa năm lên thành phố. Mặc dù các con bảo ở lại chơi vài bữa hãy về nhưng tôi nhớ quê và hàng xóm láng giềng lắm. L.úc tôi chuẩn bị ra xe, con dâu có chạy theo đưa cho một đùm t.rứng, còn dặn dò cẩn thận là về nhà hãy mở ra. Về đến nhà, tôi ch.oáng váng khi biết bên trong có một chiếc hộp đựng vàng. S.ố vàng ấy tính ra cũng khoảng 1 cây liền. Khi ấy, tôi mới gọi cho con dâu để hỏi chuyện thì con b.é nói:

“Con nhờ mẹ giữ đấy ạ. Nếu mẹ cần thì cứ lấy ra dùng, còn kh.ông cần thì mẹ để l.àm của để dành nhé!”.

Nghe con nói mà tôi thấy mát lòng mát r.uột. Đúng là của cho kh.ông bằng cách cho. Cuộc đời tôi thật may mắn khi có được cô con dâu hiểu chuyện như vậy phải kh.ông mọi người?

Người vợ tuyệt vời…Lấy vợ là gái tân, vậy mà sau ngày cưới em lại bảo sẽ đón con g::ái về ở cùng, nghe xong tôi ch-ế-t đ-iếng nghĩ vợ mình trước giờ gian dối. Đang b-ực m-ình trực l:a:o nhanh về nhà để x-ả cho vợ một trận, vừa bước vào cửa nhìn thấy mặt đứa bé, tôi đã vội quỳ xuống cầu xin em tha thứ…

0

Vậy mà tôi nấu cơm nước, tắm rửa xong hết rồi mà không thấy vợ đâu. Đến tận 8h mới thấy vợ về, nhìn thấy đứa bé vợ dắt về mà tôi tái mặt đi, miệng lắp bắp không nói thành lời.

Tôi từng có một cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc, diễn ra trong 2 năm và có một đứa con nhỏ. Ngày đó, cả tôi và vợ đều còn khá trẻ, suy nghĩ bồng bột, yêu thì quyết cưới bằng được nhưng về sống chung một nhà thì không thể chịu nổi tính nết của nhau.

Cả hai cùng bướng bỉnh, luôn cho bản thân là đúng, không chịu lắng nghe ý kiến của nhau. Khi con khóc, vợ không biết dỗ dành, tôi ngủ không được lại mắng mỏ cô ấy. Đi làm cả ngày mệt mỏi, về nhà thấy vợ bấm điện thoại, ngồi ôm con, cơm nước chưa nấu, nhà cửa bừa bộn, tôi cáu lên chửi vài câu.

Nhiều lần thấy vợ sai, tôi khuyên bảo cô ấy sống tốt hơn, quan sát và lắng nghe chồng góp ý để hoàn thiện bản thân nhưng vợ lì ra và cãi cho bằng thắng mới thôi. Quá bức xúc, tôi đưa cô ấy về ngoại trả, không ngờ vợ bỏ đi luôn và không bao giờ quay trở lại nhà tôi nữa. Khi con được 4 tuổi thì vợ mới quay về làm đơn ly hôn và cuộc hôn nhân của chúng tôi chấm dứt.

Sau khi ly hôn vợ, tôi có quen với một cô gái tên Tuyết. Cô ấy hiền lành, xinh đẹp và dễ thương, có nhiều anh chàng theo đuổi. Tôi thích cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi tự ti về bản thân nên không dám nói chuyện bản thân đã có gia đình và đang nuôi con riêng.

Vợ dắt về một đứa trẻ ngay sau ngày cưới, vừa nhìn mặt bé, tôi đã quỳ xuống cầu xin tha thứ - 1

Cả hai cùng bướng bỉnh, luôn cho bản thân là đúng, không chịu lắng nghe ý kiến của nhau. (Ảnh minh họa)

Tuyết tin tưởng tôi tuyệt đối, cô nghĩ tôi là trai tân và là người đàn ông tốt tính, đạo đức. Chính những lời khen ngợi của Tuyết mà tôi luôn tự chỉn chu lại bản thân để trở thành người tốt trong mắt bạn gái.

Ngày bạn gái thông báo tin vui đã có thai và hối thúc cưới xin, lúc đó tôi mừng lắm, vậy là cuối cùng Tuyết đã thuộc về tôi. Tôi tự nhủ rằng sẽ giữ gìn chăm sóc cuộc hôn nhân này thật cẩn thận, không bao giờ để mất nữa.

Sau khi ly hôn với vợ cũ, tôi đưa con về để cho ông bà nội chăm sóc, mỗi lần Tuyết về quê chơi, tôi luôn nhắc nhở mẹ đưa con trai qua nhà người chị họ ở tạm. Sợ chuyện vợ con bị bại lộ, tôi còn không dám đăng ký kết hôn trước khi cưới mà phải nói lý do là do công việc bận rộn, cưới xong làm thủ tục kết hôn cũng được.

Quê tôi và nơi tôi làm việc cách hơn 200 cây số nhưng tôi không dám tổ chức ở nhà bố mẹ, sợ những lời bép xép của mọi người sẽ phá mất cuộc vui của chúng tôi. Thế nên tôi tổ chức đám cưới ở nhà hàng gần công ty, lấy lý do là để đồng nghiệp thuận tiện ăn cỗ, đỡ vất vả lặn lội về quê xa xôi.

Tôi giấu chuyện quá khứ kín như thế, vậy mà cuối cùng vẫn không qua nổi mắt vợ tôi.

Vợ dắt về một đứa trẻ ngay sau ngày cưới, vừa nhìn mặt bé, tôi đã quỳ xuống cầu xin tha thứ - 2

Ngày bạn gái thông báo tin vui đã có thai và hối thúc cưới xin, lúc đó tôi mừng lắm, vậy là cuối cùng Tuyết đã thuộc về tôi. (Ảnh minh họa)

Sau hôm cưới, tôi đi làm luôn, còn vợ ở nhà một hôm để dọn dẹp nhà cửa. Buổi chiều đi làm về không thấy vợ đâu, tôi lo lắng gọi điện, cô ấy nói là ra ngoài có chút việc và sẽ về ngay.

Vậy mà tôi nấu cơm nước, tắm rửa xong hết rồi mà không thấy vợ đâu. Đến tận 8h mới thấy vợ về, nhìn thấy đứa bé vợ dắt về mà tôi tái mặt đi, miệng lắp bắp không nói thành lời. Chân tay tôi bủn rủn và rất sợ bị vợ bỏ rơi, tôi hoảng quá, quỳ sụp xuống cầu xin cô ấy tha thứ

Nhưng vợ vội vã đỡ tôi dậy và nói:

“Em biết anh yêu em rất nhiều, vì sợ mất em nên mới giấu kín chuyện quá khứ. Nhưng thực ra em đã biết tất cả trong một lần về nhà anh chơi mà em không muốn nói ra sợ anh buồn.

Em về quê đón con ra sống cùng với vợ chồng mình, bây giờ chúng ta đã là một gia đình phải thương yêu chăm sóc con. Chúng mình phải nuôi dưỡng con thật tốt để con là đứa trẻ ngoan ngoãn học hành giỏi giang, không thể đẩy hết cho ông bà nội được”.

Lời vợ nói mà tôi mừng rỡ, hạnh phúc, không ngờ tôi lấy được người vợ tuyệt vời đến vậy.

Mỗi tháng tôi đưa cho vợ tận 15 triệu để chi tiêu cho 4 người, nhưng cứ đến cuối tháng là vợ nài xin thêm, không lý do này thì lý do nọ. Trong khi nhà không phải thuê, con cái cũng đã lớn không mất tiền sữa bỉm, ông bà nội gửi gạo lên. Nhiều lần như vậy tôi nghi vợ dấm dúi cho nhà ngoại, nhất là khi cậu em vợ có th:ói ă:n ch:ơi. Nhưng không ngờ, khi tôi hỏi vợ tôi lại đưa ra 1 thứ khiến tôi s::ững ng::ười… 👇 chi tiết dưới bình luận

0

“Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại…”, người vợ tâm sự.

Phụ nữ chọn chồng kỹ tới đâu thì sau cùng họ chỉ mong lấy được người biết trân quý, yêu thương mình thật sự, còn mọi thứ khác đều không quan trọng. Nếu không may chọn phải người đàn ông ích kỷ, hẹp hòi thì với người phụ nữ ấy, hôn nhân không khác gì nấm mồ chôn đi tình yêu, sự hi sinh của họ. Có điều không phải lúc nào họ cũng cam chịu, khi mọi thứ vượt quá giới hạn, họ sẽ “vùng lên” hơn với cách rất riêng của mình giống cô vợ trong câu chuyện dưới đây.

“Trước giờ em luôn sợ sống cảnh ngửa tay xin tiền chồng nên ngay sau cưới, em đã chắc mẩm dù thế nào cũng phải đi làm, tự chủ kinh tế. Được cái em là đứa sống thực tế, cái gọi là 1 túp lều tranh, hai trái tim vàng là em không tin. Em thấy, trong hôn nhân, kinh tế tài chính quyết định tới 70% hạnh phúc vợ chồng. Sau mới tính tới tình cảm, rồi tính cách, hành xử của đôi bên.

Thế nhưng nói trước, bước chẳng qua các chị ạ. Cưới được hơn năm em mang bầu, do nội tiết kém, chửa dọa sảy mấy lần. Giữ mãi tới tuần 34 thì đẻ non, con phải nằm lồng kính cả tháng mới được về nên sức khỏe của thằng bé kém hơn hẳn so với những đứa đẻ cùng.

Hết cữ, em định nhờ bà ngoại lên chăm con cho em đi làm trở lại nhưng chồng em một mực không cho. Lão bảo: ‘Sức khỏe của con mới là quan trọng. Tạm thời em xin nghỉ việc không lương tới khi con cai sữa hãy đi làm. Kinh tế trong thời gian này anh lo’.

Tháng đưa vợ 15 triệu nhưng vẫn bị xin thêm, chồng nghi tiền bị đổ về nhà ngoại, vợ chẳng nói chẳng rằng chỉ đưa cho xem cuốn sổ mà anh tím tái mặt mày - Ảnh 1.

Ảnh minh họaBan đầu em cũng do dự vì sợ cái cảnh ngồi nhà tiêu tiền chồng, sớm muộn rồi cũng chí chóe. Song sau thương con, cộng thêm lúc thằng bé được 7 tháng em lại nhỡ, dính bầu lần 2 nên thôi em chấp nhận ở nhà.

Khoảng 4, 5 tháng đầu mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhận lương là lão đưa cho em 15 triệu, lão giữ lại 5 triệu ăn trưa, đi lại xe cộ. Em chi tiêu thế nào lão cũng không hỏi. Thiếu em bảo đưa thêm lão cũng vui vẻ.

Song dạo gần đây tự nhiên lão cứ cằn nhằn việc em chi tiêu, kiểu như: ‘Em tiêu cái kiểu gì mà cứ mỗi ngày một đội tiền lên thế. Trước 15 triệu có tháng còn dư, giờ 16, 17 triệu cũng vẫn thiếu là sao?’.

Đã vậy đợt này 2 đứa em ruột em nó mới chuyển tới thuê trọ gần nhà em nên thi thoảng chúng nó hay sang ăn uống tụ tập. Cả hai đứa đều còn đang là sinh viên, đứa năm thứ 2, đứa năm cuối.

Dạo đầu lão cũng vui vẻ nhưng đợt này lão thái độ hẳn. Tuy rằng trước mặt bọn nó lão không nói gì nhưng khi 2 đứa về rồi, lão liền cằn nhằn: ‘Suốt ngày kéo nhau sang ăn uống thế, bảo sao từng nào tiền cũng hết. Chỉ khổ thằng này lai lưng kiếm tiền’.

Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại.

Cho đến hôm qua, lão đi làm về đúng lúc em gái em sang chơi. Thấy hai chị em ngồi nói chuyện, trên tay em em cầm mấy tờ 500 nghìn, mặt lão sầm lại. Đợi lúc em vợ về, hắn trợn mắt quát em: ‘Đấy, tôi nói có sai đâu. Sau lưng tôi cô cứ dấm dúi cho tiền các em cô, bảo sao tiền tôi đưa từng nào cũng không đủ. Cô bỏ ngay cái kiểu đó đi. Mình tôi đi làm nuôi cả nhà, cô không thương thì cũng đừng vác tiền của tôi cho nhà cô. Tôi không đủ sức gánh đâu’.

Nghe lão nói, em lộn ruột lộn gan. Chẳng buồn nói lại nửa lời, em lẳng lặng về phòng, mở tủ lấy cuốn sổ ghi chép đặt xuống mặt bạn bảo: ‘Anh xem cho kỹ rồi hãy nói. Nhớ nhìn sang cột bù trừ nhé’.

Lão trợn mắt nhìn vợ, em bảo: ‘Nhìn sổ ấy, nhìn tôi làm gì’. Thế là lão mới cúi xuống mở sổ ra. Đó là toàn bộ chi tiêu sinh hoạt từng ngày em ghi lại sau khi nghỉ việc trông con. Từ mua mớ rau, sợi chỉ em ghi hết. Chẳng tháng nào là tháng tiêu dưới 15 triệu. Đúng là chỉ tiền ăn, tiền bỉm của con thì không tới nhưng nay con ốm, mai bố mẹ chồng dưới quê gọi lên báo không khỏe em lại phải gửi về đôi ba triệu. Lão đi làm có để ý đấy là đâu, em kể thì lão bảo tự em liệu.

Tháng đưa vợ 15 triệu nhưng vẫn bị xin thêm, chồng nghi tiền bị đổ về nhà ngoại, vợ chẳng nói chẳng rằng chỉ đưa cho xem cuốn sổ mà anh tím tái mặt mày - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Có lần hết tiền, em lại phải vay của 2 cô em gái. Bọn nó tuy là sinh viên đi làm thêm nên 1 tháng mỗi đứa cũng kiếm được 4 – 5 triệu. Lúc vừa rồi là em gọi nó sang trả lại tiền em vay tháng trước. Cụ thể thế nào, chi việc gì em ghi rõ trong mục ghi chú bù trừ’.

Lão nhìn đỏ mặt im lặng. Tính lão thế, lúc đó không nói gì đâu, nhưng tới tối nằm cạnh mới mon men ôm em xin lỗi các chị ạ.

Đấy theo kinh nghiệm của em, tài chính phân minh nên chi tiêu cứ ghi chép rõ ràng để tới khi cãi vã có cái mà đối chiếu cho các lão tịt miệng luôn”.

Chiêu trị chồng của cô vợ trên được hội chị em nhiệt tình ủng hộ. Với những anh chồng tính toán, gia trưởng thì nhịn mãi không phải là giải pháp mà vợ cần phải cứng mạnh dạn “uốn nắn” cho cuộc sống hôn nhân được dễ thở. Cũng qua đây, chúng ta rút ra 1 kinh nghiệm, là vợ chồng nhưng tài chính càng nên rạch ròi, chi tiêu tiêu ghi chép cụ thể để 2 người cùng thông qua sẽ tránh được cãi vã, nghi ngờ không đáng có.

Theo Hải Hương (Nhịp Sống Việt)