Home Blog Page 512

Kẻ đạo đức giả rất mở miệng sẽ nói 2 câu ”thần chú”, đừng dại mà tin

0

Nếu phát hiện người thường xuyên nói 2 lời dưới đây mà không làm, điều đó chứng tỏ họ là kẻ rất đạo đức giả.

“Tôi mà biết sớm hơn thì đã…”

Trong quá trình giao tiếp thì bạn sẽ gặp rất nhiều người lúc nào chờ sau khi xảy ra sự việc thì mới nói. Họ sẽ không nói gì cho bạn đến khi bạn giải quyết xong sự cố. Nếu bạn làm tốt, họ sẽ nói tằng nếu hỏi, họ cũng sẽ bảo bạn làm như thế.

Nhưng nếu bạn làm không đủ tốt, họ sẽ hỏi tại sao bạn không tìm đến họ.

Empty

Bề ngoài có vẻ như là quan tâm đến bạn những thực chất kiểu người này chỉ là đạo đức giả mà thôi. Họ kết giao với bạn và ở lại mối quan hệ này chỉ vì lợi ích của bản thân họ.

Đối với những kiểu người như thế này, dù là họ nói gì thì bạn cũng chỉ cần nghe là được. Không cần đáp nhiều, chỉ cần trong lòng rõ là được. Kiểu người này thực sự đáng ghét. Khi bạn cần giúp đỡ, họ trốn tránh rất nhanh nhưng sự việc xong ròi thì sẽ lại xuất hiện và đưa ra những lời chê trách, giả vờ tiếc nuối.

Hãy nhớ rằng những người chân thành với bạn thì sẽ không bao giờ sống đạo đức giả.

”Đừng lo, tiền không phải là vấn đề”

Nếu trong quá trình giao tiếp cá nhân, bạn gặp người thường xuyên nói: “Tiền không phải là vấn đề đâu” thì tốt nhất là nên tránh xa ngay. Tiền chính là vấn đề lớn nhất với những người như vậy.

Những người nói tiền không phải là vấn đề thường không có tiền. Đơn giản là họ không bao giờ thốt ra những lời như vậy khi họ có tiền. Kiểu người đạo đức giả thì thường có câu này là ”của miệng”. Thoạt nghe cứ tưởng họ tốt nhưng thật ra họ chính là những kẻ đạo đức giả.

Trong việc giao tiếp thì bạn sẽ luôn gặp những người luôn nói tiền khong phải là vấn đề nhưng nhất định sẽ không bỏ ra 1 đồng, lúc nào chăm chăm nhìn vào lợi ích của mình là nhất. Họ sẽ nói rằng họ không coi trọng tiền, nhưng thực tế thì họ coi trọng tiền là trên hết.

Gian nan hoạn nạn mới biết lòng người. Khi chạm đến tiền bạc thì bản chất con người sẽ lộ ra thật nhiều. Trong cuộc sống này, chúng ta ai cũng mong mình có những tình bạn chân thành. Nhưng lòng người là thứ khó đoán. Có nhiều người luôn sống với chiếc mặt nạ của mình. Họ nói không quan trọng tiền bạc nhưng chính họ lại là người chỉ biết chạy theo tiền bạc.

Những kẻ đạo đức giả thì thường ngụy trang rất kỹ, đừng nghe những gì họ nói kẻo bản thân bạn bị lừa. Cuộc sống này thì ai cũng cần học cách nhìn người, để sự chân thành, niềm tin và lòng tốt của bản thân được trao cho người xứng đáng.

Nguồn : https://phunutoday.vn/ke-dao-duc-gia-rat-mo-mieng-se-noi-2-cau-than-chu-dung-dai-ma-tin-d361203.html

Mỗi tháng chu cấp cho bố mẹ 5 triệu, đến khi nhờ ông bà giúp một việc cỏn con cũng bị từ chối, tôi thẳng tay cắt luôn: 1 năm sau tôi trở về nhà thì thấy…

0

Tôi quyết định dừng chu cấp 5 triệu mỗi tháng vì nhờ bố mẹ giúp một việc cỏn con mà cũng từ chối

Là một người đàn ông trong gia đình, người bố của các con, tôi luôn biết trọng trách của mình ra sao và bấy lâu nay, dù làm gì tôi vẫn luôn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu. Tôi hiện tại có một cô con gái đang học cấp 2, và một cậu con trai 3 tuổi.

Mấy năm nay tình hình kinh tế chung ai cũng khó khăn, nhưng trộm vía công việc tôi vẫn ổn định nên có dư để chăm lo cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là 2 con. Tôi không biết các gia đình khác như thế nào, nhưng để báo hiếu bố mẹ già thì mỗi tháng tôi đều đặn gửi ông bà nội của các con 5 triệu. Với cuộc sống ở quê, tôi tin rằng bố mẹ cũng thoải mái chi tiêu với số tiền này (đấy chỉ là tiền chu cấp hàng tháng cho sinh hoạt còn khi gia đình có công việc hay mua sắm thứ gì đắt tiền tôi đều gửi khoản riêng)

Chuyện này đã được thực hiện gần 2 năm trở lại đây, khi tôi có một khoản tích góp để dành kha khá và tôi muốn báo hiếu cho đấng sinh thành ra mình. Tuy nhiên, chỉ sau một lần gần đây tôi tình cờ nghe cuộc điện thoại của vợ với bố mẹ, tôi đã quyết định không gửi bố mẹ một đồng nào nữa. Tôi nghĩ ai trong trường hợp như tôi cũng sẽ làm vậy thôi!

Chuyện là vợ tôi có gọi điện cho bố mẹ chồng và trao đổi về việc nhờ ông bà hỗ trợ chăm cháu để cô ấy đi làm trở lại sau 3 năm ở nhà với cuộc sống mẹ bỉm sữa. Vợ tôi nói rõ lý do cần ông bà giúp đỡ vì tin tưởng người thân sẽ chăm con tốt hơn là thuê bảo mẫu bên ngoài. Nhiều lần thấy trên mạng có những câu chuyện bạo hành trẻ, vợ tôi không yên tâm nên quyết định thay vì thuê bảo mẫu thì nhờ ông bà, và mỗi tháng cũng sẽ gửi ông bà nội chút tiền.

Cứ tưởng bố mẹ sẽ đồng ý, thế nhưng, ông bà lại từ chối với lý do khiến không chỉ vợ tôi buồn bã mà tôi cũng cực kỳ khó chịu. Theo đó, bố mẹ tôi đã nói rằng, ông bà không thể trông cháu giúp gia đình tôi, vì ông bà phải giữ con cho gia đình cô con gái út (cháu ngoại, con của em gái tôi), nếu cùng một lúc chăm 2 đứa trẻ thì quá sức rồi nên không đảm đương nỗi.

Bố mẹ còn nói tôi làm có tiền nên để vợ ở nhà chăm con không cần đi làm, còn vợ chồng em gái hiện tại khó khăn, chưa mua nổi nhà riêng nên bố mẹ phải lo cho gia đình em gái nhiều hơn. Vả lại chăm cháu gái dễ hơn cháu trai, sức ông bà già yếu có hạn, không thể nào “đỡ” được những trò nghịch ngợm của cháu trai.

Nghe bố mẹ nói đến đây, tôi thực sự rất thất vọng. Tôi nghĩ dù sao thì mỗi tháng tôi đều báo hiếu bố mẹ, trong khi đó gia đình em gái vẫn chưa báo đáp được gì cả. Vậy mà bố mẹ lại thiên vị em hơn, thậm chí còn thiên vị cháu gái hơn cháu trai. Vì cuộc điện thoại này, tôi khó chịu trong lòng đến mức không còn muốn chia sẻ gì thêm nữa. Khi biết chuyện này, tôi cũng không muốn gọi lại cho bố mẹ để nói gì cả, vì ông bà đã thẳng thắn từ chối rồi.

Tôi không đòi hỏi bố mẹ giúp mình nhưng tôi không đồng tình khi bố mẹ thiên vị, ảnh minh họa

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định sẽ cắt khoản tiền 5 triệu mỗi tháng gửi bố mẹ. Nếu bố mẹ có hỏi thì tôi sẽ nói là do điều kiện kinh tế khó khăn. Mà tôi nghĩ có lẽ bố mẹ tôi cũng không hỏi đâu vì có thể ông bà cũng tự hiểu được.

Tôi biết, nhiều người nói ông bà có quyền đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chăm cháu, và dù sao chuyện con cái cũng nên do bố mẹ tự lo liệu chứ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào ông bà. Tuy nhiên trong hoàn cảnh như tôi kể trên, rõ ràng là bố mẹ không công bằng.

Tôi không phải là người đòi hỏi và cũng không phải là người không biết điều. Tôi hoàn toàn ý thức được việc ông bà có trách nhiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cháu hay không? Câu trả lời rằng không!

Chăm sóc và nuôi dạy con cái là nghĩa vụ và trách nhiệm của bố mẹ, trong trường hợp bố mẹ không còn, không có khả năng nuôi dưỡng, cuộc sống của đứa trẻ sẽ được pháp luật định đoạt phụ thuộc vào ai. Xét theo hoàn cảnh thực tế trên, hai bố mẹ chưa thực sự gặp quá khó khăn trong việc nuôi dưỡng con cái nên trách nhiệm này vẫn thuộc về họ, và ông bà chỉ có thể là người hỗ trợ và có thể quyết định việc chăm sóc hay không.

Do đó, việc này chỉ cần đạt được thỏa thuận giữa các bên, bố mẹ và ông bà. Tuy nhiên nhìn chung, giai đoạn chăm sóc con nhỏ cũng là một giai đoạn không quá dài, chỉ từ khoảng 3-5 năm. Đối với những người trẻ muốn nỗ lực vì sự nghiệp thì thực sự không có đủ nguồn lực. Nếu người già ở nhà có khả năng và thời gian thì vẫn nên giúp đỡ.

Đó là ý kiến chung được nhiều bậc cha mẹ và ông bà đồng tình ủng hộ. Bởi điều này không chỉ giải quyết được vấn đề mà còn giúp gia tăng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, bố mẹ và con cái, ông bà và cháu.

https://www.webtretho.com/p/toi-quyet-dinh-dung-chu-cap-5-trieu-moi-thang-vi-nho-bo-me-giup-mot-viec-con-con-ma-cung-tu-choi

Lời dạy của cổ nhân: “Bốn mươi không tham dục, năm mươi không tham tình, sáu mươi không tham thực?”, có nghĩa là gì?

0

Cổ nhân đã để lại cho chúng ta rất nhiều câu nói mang đầy trí huệ, được người dân truyền tụng qua hàng ngàn năm, dù đã trải qua nhiều năm nhưng nó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Chẳng hạn như câu nói: “Bốn mươi không tham dục, năm mươi không tham tình, sáu mươi không tham thực”?, câu nói này còn hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc.

Bốn mươi không tham dục
Người đến bốn mươi tuổi là bước vào giai đọan trung niên. Lúc này, chúng ta nên giảm bớt ham muốn quá mức, nếu buông thả dục vọng sẽ chỉ mang lại tổn hại cho thân tâm mà thôi.

Cái gọi là tuổi bốn mươi không mê hoặc, cũng chính là những thứ ham muốn, dục vọng của bản thân họ không còn hoang mang, bối rồi nữa.

Ham muốn ở đây bao gồm nhiều khía cạnh, chẳng hạn như ham ăn, ham sắc, ham muốn danh vọng và tiền tài, v.v. Đây không phải là chúng ta không cần chúng nữa, mà là chúng ta không còn bị phụ thuộc quá vào những thứ đó nữa.

Cái gọi là tiền bạc, quyền lực, danh dự, sắc đẹp,… đến lúc buông tay thì phải buông tay. Chỉ khi kiểm soát được ham muốn trong phạm vi hợp lý thì thân tâm của mình mới luôn khỏe mạnh.

Tôi đã từng xem qua một câu chuyện kể về một người ăn mày. Anh ta lầm lũi bước đi trên đường, đã từ lâu không có một bữa cơm no bụng.

Anh ta vừa đi vừa nghĩ, nếu bây giờ có thể ăn một bữa no nê thì thỏa mãn lắm rồi.

Ngay lúc này, một ánh sáng lóe lên, một ông lão hiện ra trước mặt anh ta.

Ông lão hỏi người ăn mày, hiện giờ anh muốn điều gì, ông có thể giúp anh ta hoàn thành tâm nguyện.

Người ăn mày ngay lúc này không còn bị cơn đói hành hạ nữa, lập tức ước “muốn vàng”.

Ông lão đồng ý, bảo người ăn mày cởi áo khoác bên ngoài ra để đựng vàng. Ông căn dặn anh không nên nhận quá nhiều, bởi số vàng đựng trong y phục mới thuộc về anh; nếu trót để rơi xuống đất, vàng sẽ ngay lập tức chuyển thành rác.

Người ăn mày gật gật đầu, nhanh chóng cởi áo khoác trên người xuống.

Ông lão nhẹ nhàng phẩy tay, vàng rơi xuống như mưa. Rất nhanh, vàng đã rơi đầy áo khoác của người ăn mày.

Ông lão nhắc, đã đủ rồi, nếu tiếp tục chứa vàng, e rằng chiếc áo của anh sẽ bị rách.

Nhưng người ăn mày không hề để tâm, chỉ giục “thêm nhiều chút nữa”.

Đột nhiên, “xoẹt” một tiếng, áo của người ăn mày rách một lỗ lớn, toàn bộ vàng rơi xuống đất biến thành đá. Người ăn mày khóc ròng, ông lão lắc đầu và biến mất.

Giống như câu chuyện của người ăn mày, vốn dĩ người ăn mày chỉ muốn no bụng. Nhưng khi cánh cửa dục vọng được mở ra, người ăn mày đã bỏ quen ước muốn ban đầu của mình để tham vọng những điều lớn lao hơn. Để rồi cuối cùng, anh mất trắng, đã không được ăn no, lại mất luôn chiếc áo che thân còn sót lại.

Năm mươi không tham tình
Câu này có nghĩa là chúng ta không bị vướng và bi lụy vào các vấn đề tình cảm. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả việc quản lý cảm xúc của bản thân, cần duy trì sự bình yên về thể chất và tinh thần và sự ổn định về cảm xúc, thay vì kích động, tức giận hoặc kìm nén bản thân quá mức, v.v.

Sáu mươi không tham thực
Khi một người bước qua tuổi 60, thể lực và sức chịu đựng của người đó chắc chắn không còn tốt như trước. Lúc này, điều cần chú ý nhất là sức khỏe thân thể.

Nếu bạn muốn sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, ngoài sự sảng khoái về thể chất và tinh thần thì chế độ ăn uống cũng đặc biệt quan trọng. Nguyên tắc quan trọng nhất là không nên ăn quá no. Ăn ít đi một chút để giữ cho đường ruột sạch sẽ cũng sẽ giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh.

Trên thực tế, không chỉ người già, mà cả những người trẻ tuổi. Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều ăn uống thả ga, ăn uống quá độ, hay bỏ bữa sáng, vì công việc và những lý do khác mà quên bữa. Chế độ ăn uống không đều đặn, là một nguy cơ lớn cho sức khỏe.

Con người đến giai đoạn trung niên, cần hiểu được cách kiểm soát dục vọng của chính mình. Biết thế nào là đủ, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc. Thay vì bị ràng buộc bởi những tình cảm không liên quan, chi bằng học cách xem nhẹ mọi thứ, lấy niềm vui của bản thân mà sống lạc quan hơn.

Đăng Dũng biên dịch

Nguồn: secretchina (wendy)

https://vandieuhay. net/loi-day-cua-co-nhan-bon-muoi-khong-tham-duc-nam-muoi-khong-tham-tinh-sau-muoi-khong-tham-thuc-co-nghia-la-gi.html

Giữa đêm, mẹ chồng soi đèn pin dẫn tôi chạy trốn khỏi chồng mình: ‘Con không sống được ở đây đâu, chạy đi’

0

Cho đến giờ khi nghĩ lại cuộc hôn nhân mà mình đã trải qua, tôi vẫn không khỏi run người. Dù đã 3 năm trôi qua nhưng mỗi khi nằm mơ thấy chồng cũ, tôi lại giật thót mình tỉnh giấc, mồ hôi vã ra như tắm. Thầm biết ơn mẹ chồng vì nếu không có bà thì có lẽ đến giờ tôi vẫn đang chìm trong đ/ị/a n/g/ụ/c trần gian không thể nào thoát ra được.

Tôi và anh ta đến với nhau bằng tình yêu tự nguyện. Chúng tôi cũng yêu đương hẹn hò như bao cặp đôi khác rồi tiến tới hôn nhân sau 1 năm quen nhau.

Hồi đó, tôi còn trẻ người non dạ nên cứ đinh ninh những hành động ‘vung tay’ của anh ta là vì quá yêu mình nên mới nóng giận, ích kỉ như vậy.

Tôi cãi lời bố mẹ để đi làm dâu một gia đình nghèo xơ xác lại ở tận miền núi xa xôi. Ngày đưa dâu, mẹ tôi khóc rưng rức, bố tôi thở dài lo lắng nhưng vẫn cố gắng hy vọng rằng tôi sẽ có cuộc sống tốt đẹp phía trước.

Không chỉ có bố mẹ đẻ tôi, thậm chí cả mẹ chồng tôi ngày đó cũng từng vài lần hỏi tôi: “Sao con lại lấy nó? Con không sợ khổ sao?”. Trước câu hỏi của bà, tôi cứ cười cười vì vẫn tự tin mình sẽ được hạnh phúc. Nhưng sau này tôi mới hiểu, câu hỏi đó của bà là rất chân thành, vì hơn ai hết, bà là người hiểu rõ nhất bản chất thật sự của con trai mình.

Thế rồi ngay đêm tân hôn, anh ta đã ôm tiền đi chơi tới tận sáng hôm sau mới về. Đã thế cô gái ngủ với anh ta đêm đó còn gửi tin nhắn thách thức tôi. Ngay ngày đầu tiên cưới chồng tôi đã ê chề trong nước mắt. Lúc đó còn trẻ, cảm thấy tổn thương vô cùng vì đêm tân hôn, người ta hạnh phúc biết bao. Còn tôi khóc sưng mắt. Mẹ chồng biết chuyện nên sang phòng tôi an ủi, tôi như con mèo con bị bỏ rơi, bất lực cuộn trong vòng tay mẹ chồng mà khóc nức nở, khóc như mưa vì đau đớn.

Tôi đã có quyết định sai lầm khi lấy chồng nhưng tôi cảm thấy thật may mắn vì có được mẹ chồng đã cứu mình, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Những ngày sau, anh ta đối xử với tôi càng đáng sợ hơn. Làm vợ nửa năm, tôi chưa từng biết đến đồng tiền lương anh ta đem về cho vợ. Nhà chồng nghèo, nhà vệ sinh theo kiểu cũ, ở tận ngoài vườn chuối. Ban ngày không sao, đêm đến tôi rất sợ không dám đi một mình. Vậy là mỗi lần đi vệ sinh, mẹ chồng đều dẫn tôi đi.

Quê chồng xa biển nên việc được ăn cá tươi là rất khó khăn. Thèm cá và cũng vì nghèo nên tiết kiệm, tôi phải mua cá phơi một nắng về chế biến. Hôm nào anh thích thì ăn nhiều, hôm nào không thích thì gằn giọng mắng mỏ tôi. Có khi anh chỉ kịp nhìn mâm cơm một cái rồi vung tay hất luôn cả mâm vì chê thức ăn dở. Những hôm đó, tôi và mẹ chồng phải ăn mì tôm thay cơm.

Chứng kiến tất cả những điều đó, chính mẹ chồng tôi khuyên tôi phải biết giữ thân. Nếu thấy chồng say xỉn thì im lặng qua ngủ với mẹ. Không những thế, mẹ còn chỉ tôi cách tránh thai. Mẹ nói khi nào anh tu chí làm ăn, thương vợ con thì hãy có thai, còn như bây giờ mà có thai thì chỉ có tôi khổ nhất. Đến giờ tôi vẫn biết ơn mẹ vì điều đó.

Thế rồi trong một lần say, anh đòi lấy hết vàng cưới của tôi. Tôi kháng cự không cho. Anh ta vung tay vung chân vào người tôi như thể tôi là bao cát. Mẹ chồng thấy thế can ngăn không được, cuối cùng, bà lấy cây chổi đ/á/n/h liên tục vào người con trai để bảo vệ tôi. Anh ta giằng cây chổi khỏi bà rồi hùng hổ bỏ đi.

Đêm đó, cũng chính mẹ chồng đã soi đèn pin dẫn tôi chạy trốn khỏi con trai bà. Trong sợ hãi và hốt hoảng, mẹ cầm chặt tay tôi, dắt tôi đi rất xa, rất lâu trong đêm lạnh mới ra được đường chính. Khi tìm được người để đi nhờ ra bến xe, mẹ chồng cầm tay tôi mà khóc xin lỗi.

Tôi vẫn nhớ nhu in lời cuối cùng mẹ chồng nói với tôi

– Con không sống được ở đây đâu. Hãy chạy đi thật xa con nha. Con còn rất trẻ, tương lai còn rất dài, mẹ tin con sẽ tìm được một người đàn ông tốt, yêu thương con thật lòng.

Trong giờ phút đó, nước mắt tôi cứ trào ra, vừa sợ vừa run vừa xúc động và thương mẹ. Tôi chỉ biết gật đầu mà chẳng nói được lời nào. Tôi lên chiếc xe đi nhờ ra bến mà trong lòng vẫn bao nhiêu suy nghĩ khôn nguôi. Đúng là tôi muốn đi thật xa khỏi nơi này, nhưng một phần sâu thẳm trong tim mình, tôi không muốn để lại mẹ chồng trong căn nhà đó.

Đến giờ sau 5 năm, cuộc sống của tôi đã ổn định. Tôi cũng đã chính thức ly hôn đơn phương được với chồng cũ. Với tôi, mẹ chồng tuy không sinh ra nhưng đã cứu sống tôi và sinh ra tôi lần thứ 2 trên đời này. Giờ thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà mỗi khi anh ta không có nhà. Nhìn thấy mẹ chồng ngày càng gầy yếu mà không ai chăm sóc, tôi lại xót xa. Anh ta thì vẫn không hề thay đổi, tôi thấy thương mẹ chồng cũ vô cùng.

Tôi thường suy nghĩ mình có nên đưa mẹ chồng cũ về sống chung với mình không.

Sau 2 tuần bố mẹ mất, bà nội thẳng thắn từ chối nuôi tôi, đến giờ tôi thành công bà tìm đến yêu cầu được phụng dưỡng

0

Tôi sinh ra là một đứa trẻ hạnh phúc nhưng cho đến khi 10 tuổi, sự cố ập đến khiến cuộc đời tôi nối tiếp những bi kịch không có niềm vui!

Tôi còn nhớ như in hôm đó, đúng vào ngày sinh nhật 10 tuổi của tôi, khi bố mẹ đang trên đường từ thị trấn về mua bánh kem, chiếc xe 3 bánh mà họ đang lái đã bị lật xuống một con mương sâu gần đó. Khi được người qua đường phát hiện, cả 2 đã không còn sự sống!

Hôm đó, tôi đã ngồi cả buổi ngoài cổng chờ bố mẹ về cho đến khi mặt trời lặn và bóng tối bao trùm căn nhà. Tôi nhận được tin từ hàng xóm nói rằng bố mẹ tôi đã qua đời! 

Bà nội tôi khóc lóc vật vã, không ngừng trách móc. Bà cho rằng vì đi mua bánh cho tôi nên bố mẹ tôi mới xảy ra tai nạn. Bà nói nếu không vì tôi đòi bánh kem, con trai của bà chắc chắn sẽ không sao. Còn bà ngoại cũng dành cho tôi ánh mắt không mấy đồng cảm.

Tuần thứ hai sau đám tang của bố mẹ, khi tôi đi học về, tôi thấy một người đàn ông và một người phụ nữ lạ mặt đang ngồi trên ghế sofa trò chuyện vui vẻ với bà tôi. Sự xuất hiện đột ngột của tôi đã làm gián đoạn cuộc trò chuyện của họ. Kể từ khi bố mẹ tôi qua đời, bà nội luôn có thái độ không tốt với tôi. Nhưng lần này, bà lại mỉm cười gọi tôi ra và nói có chuyện muốn chia sẻ.

“Hân à, cháu không còn nhỏ nữa, chi phí học tập và sinh hoạt của cháu rất tốn kém. Bà đã già, không còn đủ khả năng nuôi cháu. Cặp vợ chồng này muốn nhận cháu làm con nuôi, họ hứa sẽ đối xử tốt với cháu, bà thấy đây là một cơ hội tốt, cháu có đồng ý khồng?”

Tôi vô cùng bất ngờ trước lời đề nghị vì quá đường đột. Hoá ra, bà nội không muốn nuôi tôi và muốn tôi ra khỏi căn nhà này. Tôi có vài ngày để suy nghĩ về chuyện này. Khi cặp vợ chồng rời đi, tôi về căn phòng nhỏ bé, nằm lên giường khóc nức nở. Tôi nhớ lại trước đây, khi mẹ còn sống, bà đã nhiều lần nhiếc móc mẹ vì không sinh được cháu trai. Giờ bố mẹ tôi qua đời, có lẽ bà không muốn thấy sự xuất hiện của tôi nữa.

Hai ngày sau, người đàn ông và người phụ nữ lạ mặt đến đón tôi. Tôi quỳ xuống cầu xin nhưng bà nội chỉ quay mặt đi. Xe nổ máy và cuối cùng, tôi đành chấp nhận số phận của mình vì chẳng còn bấu víu được vào ai.

Đúng lúc đó, bà trẻ (là người bà bên đằng nhà ngoại) xuất hiện như một vị cứu tinh. Bà xoa đầu tôi an ủi: “Con ngoan, bà đến đón con về nhà”. Bà trẻ đằng nhà ngoại cương quyết bảo vệ tôi: “Hân là một con người có xương bằng thịt, không phải đồ vật mà có thể tùy ý cho đi. Nếu bố mẹ nó còn sống và biết bà nhẫn tâm bỏ rơi cháu ruột của mình, hẳn sẽ rất đau lòng?”. 

hình ảnh

Bạn bè tôi đều yêu thương bà nội, nhưng tôi thì không, ảnh: DSD

Cuối cùng, bà trẻ đón tôi về nhà bà. Ông bà trẻ tôi kết hôn đã mấy chục năm nhưng không có con. Ban đầu ông bà định nhận trẻ sơ sinh nhưng rồi biết câu chuyện hoàn cảnh của tôi, bà quyết định nuôi nấng tôi. Cả 2 ông bà đều không có lương hưu nên cuộc sống khá vất vả. Bà trẻ đã làm rất nhiều nghề để có tiền cho tôi ăn học, kể cả là nhặt ve chai.

Ở với ông bà dù túng thiếu về vật chất nhưng tôi thấy đầy ắp niềm vui, niềm hạnh phúc. Ông bà luôn quan tâm, chăm sóc tôi cẩn trọng, cho tôi quần áo đẹp, đồ ăn ngon, được đi học. Thấy bà vất vả, nhiều lần tôi định nghỉ học để đi làm phụ gia đình. Bà biết chuyện chỉ cười nói: “Kiếm tiền vất vả để con được học đến nơi đến chốn khiến bà rất hãnh diện, tự hào”.

Vào cuối năm tôi học cấp 3, có lần bà bị ốm rất nặng, tôi gần như nghĩ rằng mình sẽ mất bà. Nhìn thấy bà nằm trên giường rên rỉ đau đớn, tôi đau lòng rơi nước mắt. Nhưng bà tôi vẫn cố chịu đựng, an ủi tôi: “Hân à, bà không hề khó chịu chút nào. Bà nhất định sẽ kiên trì. Bà cũng sẽ nhìn Hân vào Đại học, lấy chồng và sinh con. Bà còn chưa thấy con sống hạnh phúc, làm sao bà bằng lòng rời đi?”.

Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm đó, tôi đã trúng tuyển một trường có danh tiếng ở thành phố. Tôi đã không phụ lòng ông bà trẻ. Sau khi nhận giấy báo nhập học, tôi xách va li đến thành phố cách nhà 1000km. Lúc chia tay ông bà, tôi đã bật khóc.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi chỉ ở lại thành phố làm việc một thời gian ngắn rồi trở về quê. Dù thu nhập ở thành phố cao hơn nhưng tôi muốn về quê vì ở đó tôi có ông bà. Công việc của tôi ổn định, sự nghiệp cũng có nhiều bước tiến mới. Chỉ sau 2 năm công tác, tôi được đề bạt lên vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh.

Đến 30 tuổi, tôi kết hôn với một chàng trai cùng quê. Anh không đẹp trai, công việc ở mức bình thường, thậm chí còn không có gia cảnh tốt, nhưng anh có một ưu điểm mà tôi rất khâm phục, đó là tấm lòng bao dung. Anh đã đồng ý cho tôi đón ông bà về ở cùng để tiện chăm sóc.

Anh nói với tôi rằng: “Hân, trong mắt người khác, anh có thể không xứng với em, nhưng trái tim anh lại nhỏ bé chỉ đủ chứa em. Sau này, anh sẽ cùng em chăm sóc cho ông bà thật tốt”. Anh ấy nói rất nghiêm túc, tôi nhìn thấy trong mắt anh ấy sự chân thành và cam kết của một người đàn ông nên tôi cưới anh ấy mà không chút do dự.

Trong đám cưới ngày hôm đó, trước mặt tất cả quan khách, anh hứa sẽ chăm sóc tốt cho ông bà và tôi, tôi đã xúc động rơi nước mắt. Chúng tôi đã tổ chức lễ cưới trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè.

Thế nhưng ngay trong đám cưới, bà nội của tôi đã xuất hiện trước khách mời đòi nhận cháu. Bà còn yêu cầu tôi phải phụng dưỡng tuổi già. 

Tôi cảm thấy thật nực cười. Bố mẹ tôi qua đời, bà muốn đuổi tôi đi. Bà cũng chẳng đoái hoài đến tôi suốt 20 năm, nhưng bây giờ bà ấy lại xuất hiện trong đám cưới của tôi và yêu cầu tôi chu cấp tiền hàng tháng. Tôi không chấp nhận, tôi quá uất ức nên đã kể lại sự tình năm xưa trước mặt khách mời.

Từ lâu, tôi đã coi ông bà trẻ là ông bà nội. Tôi sẽ nỗ lực mang đến cho ông bà cuộc sống tốt đẹp hơn trước. Bà là người không bỏ rơi tôi khi gia đình biến cố, khó khăn ập đến. Cũng chính bà là người tiết kiệm từng đồng, lao động vất vả để tôi được như ngày hôm nay. Tôi quyết định như vây liệu có đúng không?

Tại sao đàn ông ngoại tình vẫn tiếp tục gần gũi vợ? Ba người đàn ông đã nói ra sự thật

0

Khi yêu một người, chúng ta sẽ tự nhiên muốn gần gũi với họ, rút ngắn khoảng cách với họ và thậm chí mơ tưởng về một số hành vi thân mật hơn. Thực ra nam nữ biểu hiện tình cảm không giống nhau. Phụ nữ thiên về cảm xúc còn đàn ông sẽ có xu hướng hành động nhiều hơn. Một người phụ nữ sẽ chỉ sẵn sàng liên lạc với người đàn ông mà cô ấy yêu và có thể đi đến lâu dài. Đối với một người đàn ông mà cô ấy không yêu, cả về thể xác lẫn tinh thần, cô ấy sẽ từ chối ngay, huống chi là tiếp xúc cơ thể.

Đàn ông thì khác, nếu trong lòng họ yêu một người phụ nữ thì đương nhiên họ sẵn sàng gần gũi với người phụ nữ đó. Nhưng đối với những người phụ nữ mà họ không yêu, chỉ cần sự cám dỗ của đối phương đủ mạnh, đàn ông sẽ không từ chối một số hành vi thân mật. Đặc biệt là người đàn ông trong hôn nhân, dù trong lòng không có vợ và yêu một người thứ ba thì họ cũng không nỡ từ chối gần gũi vợ. Vậy, tại sao đàn ông lại từ chối gần gũi vợ khi cô ấy thay đổi ý định? Hãy nghe sự thật của ba người đàn ông này.

@Mạnh “Có tội với vợ không?”​

Dù chưa lập gia đình nhưng tôi có một người bạn như thế này. Dù phản bội vợ nhưng anh ấy vẫn dành tình cảm cho cô ấy, những tháng ngày trước đó khá hạnh phúc. Chỉ trong một lần đi công tác, anh ấy đã gặp một người phụ nữ cùng chí hướng, hai người có thể trò chuyện rất hợp nhau, sau khi uống một chút rượu thì mất bình tĩnh. Bạn bè tôi cho là xấu nhưng anh ấy không thể kiểm soát được hành vi của mình, càng bị phản bội thì họ càng cảm thấy thú vị, họ vẫn thích cuộc sống như thế này. Đương nhiên, anh chỉ muốn duy trì tình trạng như vậy, không muốn cho vợ biết, càng không muốn chia tay. Để không để vợ phát hiện ra, khi ở nhà anh cũng không thay đổi nhiều với vợ, dù có vui vẻ bên ngoài nhưng khi ở nhà anh vẫn gần gũi vợ.

Ngay cả khi về nhà sau khi cặp kè với người tình, anh ấy cảm thấy rất có lỗi với vợ nên sẽ chủ động gần gũi vợ và khiến cô ấy tin rằng anh ấy là người chung thủy. Người đàn ông sau khi phản bội cuộc hôn nhân của mình sẽ cảm thấy có lỗi, rốt cuộc anh ta đã làm sai điều gì, và anh ta đương nhiên không muốn vợ mình phát hiện ra chứ đừng nói đến việc chia tay vì điều đó. Càng mặc cảm, tôi càng muốn bù đắp, dù là thường xuyên thân mật hay mua quà cho vợ thì đó cũng là cách đàn ông dùng để duy trì tình trạng hôn nhân.

@Đức “che đậy sự thật về sự phản bội của anh ấy”​
Dù đã từng phản bội vợ nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện chia tay cô ấy. Trong thời gian ngoại tình, tôi ở bên ngoài tận hưởng niềm đam mê và niềm vui đã biến mất từ lâu trong cuộc hôn nhân, nhưng khi tôi về nhà và nhìn thấy người vợ, tôi lại bắt đầu hối hận về hành động của mình. Một mặt, tôi sẽ hối hận, mặt khác, tôi không muốn từ bỏ những thú vui bên ngoài, vì vậy tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để che đậy sự thật về sự phản bội của mình.

Khi hòa hợp với vợ, tôi không thể từ chối bất kỳ yêu cầu nào của vợ, không thể để vợ cảm thấy tôi đang từ chối cô ấy, và không thể để vợ phát hiện ra những bí mật nhỏ nhặt của mình. Vì vậy, để che đậy nỗi lòng của mình, tôi phải ở gần vợ, đáp ứng nhu cầu của vợ nhiều hơn. Sau này, tôi thấy cuộc sống kiểu này mệt mỏi quá, lại có lỗi với vợ nên dứt khoát cắt đứt tình cảm bên ngoài, quay về với gia đình. Tôi không biết vợ có biết chuyện tôi phản bội hay không nhưng dù thế nào thì tôi cũng phải duy trì cuộc hôn nhân của mình.

@Sang “Dù sao ta cũng không cố ý cảm thấy có chuyện gì, ta sẽ không đau khổ”​

Vợ chồng tôi cưới nhau được hơn chục năm, lâu nay tôi rất mơ hồ trong chuyện tình cảm, cũng như bao cặp vợ chồng khác, tuy trước đây rất hạnh phúc nhưng đến ngày rồi cũng sẽ chán. Bên ngoài tôi gặp một người phụ nữ rất xinh đẹp, thật ra tôi không yêu cô ấy lắm, tôi chỉ nghĩ cô ấy xinh đẹp và hấp dẫn. Đó là lý do tôi đã ngoại tình, nó mang lại cho tôi sự phấn khích, cảm giác tươi mới và tôi không thể dứt ra được, dù đã có gia đình thì tôi cũng không thể từ chối những đam mê bên ngoài. Dù có ngoại tình nhưng tôi không từ chối chuyện thân mật với vợ, dù sao chuyện thân mật với vợ đã trở thành thói quen từ lâu.

Đối với tôi, nó không cảm thấy như có bất cứ điều gì cần phải được thực hiện một cách cố ý, nhưng nó cảm thấy như tất cả đều bình thường. Tôi sẽ không từ chối gần gũi vợ chỉ vì có nhân tình bên ngoài, hơn nữa dù sao tôi cũng sẽ không đau khổ, sao phải quan tâm nhiều như vậy? Từ sự thật của ba người đàn ông này, chúng ta có thể thấy rằng sau khi một người đàn ông thay lòng đổi dạ, anh ta sẽ không từ chối gần gũi vợ của mình, đó thực ra là một ý kiến hết sức bình thường.

Có lẽ đối với phụ nữ, một khi đã thay đổi ý định thì cơ thể sẽ bị chính con tim của mình chi phối, không yêu thì không yêu, rất rõ ràng ý định của mình, tự nhiên sẽ từ chối gần gũi. một người đàn ông không yêu họ. Nhưng đàn ông thì khác, trong cách cư xử gần gũi như vậy, họ có phần thản nhiên và lý trí hơn phụ nữ, và họ sẽ không bị cảm xúc chi phối hoàn toàn. Tôi phải nói rằng đàn ông có khả năng che giấu và phân tích tương đối mạnh, hiểu được suy nghĩ của phụ nữ, và biết sử dụng phương pháp của riêng mình để khiến phụ nữ tiếp tục tin tưởng mình và không nghi ngờ sự chân thành của họ. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? Hãy để lại bình luận cuối bài viết để cùng thảo luận.

https://vnreview.vn/threads/tai-sao-dan-ong-ngoai-tinh-van-tiep-tuc-gan-gui-vo-ba-nguoi-dan-ong-da-noi-ra-su-that.4199/

Cha ông ta bảo: Mộ không đầu thì con cháu nghèo, cáo canh mộ ba đời sang, vì sao?

0

Người xưa tin rằng, tình trạng của mộ phần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hậu thế. Một mộ phần bị bỏ quên, không còn dấu vết, hoặc không được tu bổ kịp thời có thể dẫn đến sự suy tàn của dòng họ.

Câu tục ngữ “Mộ không đầu thì con cháu nghèo” ám chỉ rằng, nếu một mộ phần bị lãng quên, không còn ai quan tâm đến việc chăm sóc, bảo dưỡng, điều này không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với tổ tiên mà còn báo hiệu sự nghèo đói và thiếu thành công của hậu thế.

Trong truyền thống văn hóa, mộ phần luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vận mệnh của con cháu. Câu tục ngữ “Mộ không đầu thì con cháu nghèo, cáo canh mộ thì ba đời giàu có” phản ánh niềm tin sâu sắc về mối liên hệ giữa tình trạng của mộ phần và thịnh vượng của gia đình.Ngược lại, sự xuất hiện của cáo tại mộ phần lại được coi là điềm lành, mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho ba đời trong gia đình. Quan niệm này bắt nguồn từ việc cáo được xem là biểu tượng của sự phong phú và thịnh vượng, vì chúng có thể tìm thấy thức ăn dồi dào tại những nơi như vậy, điều này gián tiếp chỉ ra rằng gia đình chủ mộ phần phải giàu có hoặc quý tộc.

Mối quan hệ giữa việc chăm sóc mộ phần và sự thịnh vượng của gia đình là một phần của văn hóa truyền thống, phản ánh quan điểm của người xưa về tầm quan trọng của việc tôn trọng và gìn giữ di sản của tổ tiên. Mặc dù với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều quan niệm cổ xưa có thể đã thay đổi, nhưng tinh thần trân trọng tổ tiên và mong muốn sự thịnh vượng cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị.

Một số lưu ý để đặt những ngôi mộ có phong thủy đẹp

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết để xây dựng những ngôi mộ cổ phong thủy đẹp cho người đã khuất.

Bạn nhất định cần tuân thủ theo những quy tắc dưới đây để có những ngôi mộ phù hợp và yếu tố phong thủy.Đặt mộ của người đã khuất ở những nơi có thể rất đẹp, sạch sẽ, khang trang. Nên chôn vào những giờ đẹp, ngày lành tháng tốt để không phạm vào những điều tối kỵ, tránh việc trùng tang.Không đổ bê tông có thép xung quanh phần mộ bên dưới.Đào hố đặt tiểu tùy theo kích thước của lớp đất tự nhiên. Nên đặt người đã quốc ở những hố đào sâu bởi như vậy mới đúng quy tắc tự nhiên.Không nên chôn người mất tại những nơi bị chiếu góc nhọn và mộ đối diện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phần mộ của người đã khuất.Nên xem phong thủy bởi những thầy phong thủy có kiến thức và chuyên môn để được hướng dẫn về hướng đặt mộ phù hợp.Khi an táng người đã khuất nên lựa chọn đất lành, đất đem lại nhiều sinh khí. Ngoài ra, với những người cải táng sau này cũng có thể sử dụng đất ngũ sắc để phần mộ êm đẹp, con cháu về sau gặp nhiều may mắn.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Đoàn Di Băng bị lật tẩy chiêu trò tặng 10 viên kim cương cho khán giả: Hóa ra chỉ là phông bạt… để bán hàng

0

Một khán giả cho rằng, kim cương mà Đoàn Di Băng tặng rất có thể là kim cương nhân tạo, không có giá trị thu đổi.

Trước đó, vào tối ngày 17/1, nữ đại gia Đoàn Di Băng đã khiến cư dân mạng bất ngờ khi thông báo cô sẽ tặng ngẫu nhiên 10 viên kim cương có giá trị 200 triệu đồng cho khán gỉa đến xem phim Chị Chị Em Em.

Được biết, đây là bộ phim mà cô đảm nhận vai trò là nhà sản xuất. Nữ đại gia viết trên trang cá nhân: “Tui đảm bảo mấy bà coi xong cười banh rạp. Chưa hết, khi mua vé xem phim, bạn sẽ có cơ hội trúng 10 viên kim cương có tổng giá trị lên đến 200 triệu đồng”.

Đoàn Di Băng bị 'bóc' sau khi tuyên bố tặng 10 viên kim cương cho khán giả xem phim may mắn Ảnh 1

Thông tin này khiến khán giả phấn khích trước sự chịu chơi của nữ đại gia. Tuy nhiên, mới đây, một khán giả đã bình luận về viên kim cương của Đoàn Di Băng khiến nhiều người bất ngờ.

Cụ thể, người này cho rằng kim cương mà Di Băng trao tặng là kim cương nhân tạo không có giá trị thu đổi. “Người bán kim cương như tui cười nhẹ rồi đi ra. Toàn kim cương trong phòng thí nghiệm moisanite”, người này viết.

Đoàn Di Băng bị 'bóc' sau khi tuyên bố tặng 10 viên kim cương cho khán giả xem phim may mắn Ảnh 2

Bên dưới, có khá nhiều ý kiến đồng tình với khán giả trên. Họ cho rằng kim cương thật luôn có mã số cạnh, luôn có giấy kiểm định quốc tế GIA.

Đoàn Di Băng bị 'bóc' sau khi tuyên bố tặng 10 viên kim cương cho khán giả xem phim may mắn Ảnh 3

Trước đó, trong buổi ra mắt phim, cô đã xuất hiện cùng dàn vệ sĩ cao to. Đội ngũ mặc vest đen, đeo kính râm, trang bị bộ đàm hết sức chỉn chu và chuyên nghiệp. Điều này cho thấy Đoàn Di Băng đã đầu tư thế nào trong lần xuất hiện trước truyền thông này.  Tuy nhiên, động thái này bị nhiều người cho rằng “không cần thiết”.

Không thể phủ nhận, cô cũng được khen ngợi sắc xinh đẹp chẳng thua kém các diễn viên như: Minh Hằng, Ngọc Trinh. Kiểu tóc búi cao cùng đầm đen cắt xẻ tinh tế làm toát lên thái thái, khí chất sang chảnh của người đẹp gốc Sài Thành.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế đau lòng: Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều

0

Theo bà Châu, suy cho cùng, cuộc sống tuổi già không có ai là dễ dàng, dù có tiền hay không, có con hay không. Điều chúng nên làm là hãy luôn chăm sóc bản thân về cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Bài viết đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ về quan điểm của bà Châu.

***

Có người từng nói: Tuổi già của mỗi người đều khó khăn, không quan trọng là bạn có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không. Có người lại nói rằng, cuộc sống những năm về già vẫn phải phụ thuộc vào 2 điều quan trọng, một là số tiền tiết kiệm, hai là lòng hiếu thảo của con cái.

Nhiều lúc, cuộc sống của người khác chỉ là điều bạn nhìn thấy ở vẻ bề ngoài, thực sự cuộc sống như thế nào, chỉ có họ mới biết được.

Về hưu được 4 năm, tôi đã trải nghiệm được nhiều điều, tôi nhận ra rằng kết cục cuối cùng của tuổi già cũng tương tự như vậy. Nếu tôi có tâm lý tốt hơn, tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này không liên quan nhiều đến việc tôi có nhiều tiền hơn hay con cái của tôi có hiếu thảo hay không. Sự khác biệt duy nhất là trạng thái tinh thần.

Người già tâm trạng tốt hơn sẽ tận hưởng tuổi già; người già tâm trạng không tốt sẽ gây phiền lòng cho mình và người khác.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế đau lòng: Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Người già không có tiền, con cái không hiếu thảo, cuộc sống sẽ vất vả hơn

Tôi từng đọc được một bài viết của một người quen, khi cùng bố đến bệnh viện, cậu ấy đã nhìn thấy những nỗi bất lực, buồn bã của người già.

Người già có con cái hiếu thảo, con cái đi khám cùng và được y tá chăm sóc 24/24. Có người khi bác sĩ đề nghị phẫu thuật, con cái cũng không ai nhắc đến tiền, sau một hồi thảo luận, họ nói với bệnh viện rằng họ sẽ mua thuốc và để cha mình xuất viện và về nhà. Nhìn vào đôi mắt cô đơn, bất lực của ông lão, điều đó thực sự chứng minh cho câu nói “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi một mẹ”

Trong xóm có một dì nuôi 5 người con. Khi chồng còn sống, các con thường về quê ăn Tết. Sau khi chồng qua đời, 5 người con của bà hiếm khi về thăm bà. Bà cho biết nguyên nhân là do bà không có lương hưu và trông cậy vào số tiền chồng để lại, bà không thể đưa tiền cho các cháu trong dịp Tết và các ngày lễ… Bà cũng muốn giúp nhưng không có khả năng.

Trong xóm còn có một người dì không có con, sau khi chồng bỏ đi, tuổi già của bà cũng rất khó khăn. Bà muốn thuê người chăm sóc nhưng lương hưu thấp, chỉ đủ ăn uống thuốc nên không đủ tiền thuê người chăm. Cuối cùng, người dì đã bán nhà và nhờ cháu trai gửi bà vào viện dưỡng lão.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế đau lòng: Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Người già có tiền và có con cũng gặp khó khăn, vất vả

Vợ của bác tôi là giám đốc một doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ hưu, có 3 người con thành đạt nhưng đều sống ở nước ngoài. Sau khi bác trai đi, bác gái được một một người cháu đón về chăm sóc, với điều kiện căn hộ 3 phòng ngủ của bác gái phải được sang nhượng cho người cháu.

Trong những năm đầu tiên, gia đình cháu trai của bác gái rất tốt với bác và thường xuyên đưa bác đi du lịch. Khi bác già hơn, không thể tự chăm sóc bản thân được nữ, người cháu này không hỏi ý kiến 3 đứa con của bác mà tự mình đưa ra quyết định và gửi bác đến viện dưỡng lão ở ngoại ô thành phố. Trong vòng nửa năm, bác gái ra đi, ba đứa con ở nước ngoài không ai trở về được vì dịch bệnh. Một người bác giàu có như vậy cũng không thoát khỏi bi kịch phải sống một mình trong viện dưỡng lão, không có người thân bên cạnh.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế đau lòng: Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Tôi có một đồng nghiệp vừa nghỉ hưu. Một ngày nọ, khi đang trò chuyện, một đồng nghiệp kể lại rằng, cô ấy sợ nhất là những cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm, cô luôn lo lắng rằng bố mẹ mình không được khỏe. Vì bố mẹ chồng vốn đã cần cô chăm sóc, và nếu bố mẹ đẻ cũng cần chăm sóc thì cô sẽ không thể làm gì khác ngoài việc bàn bạc để thuê người chăm sóc.

Nhìn thấy hoàn cảnh hiện tại của các đồng nghiệp, tôi cũng đã nghĩ đến tương lai của mình trong những năm về già.

“Nuôi con để dưỡng già” nghe là một câu đơn giản nhưng thật ra lại là mục tiêu của nhiều người. Trước đây, có nhiều người con sẵn sàng hy sinh những điều vì bản thân để ở bên chăm sóc cha mẹ. Tôi có một đứa con, áp lực cuộc sống cũng lớn, không thể nào bắt đứa con phải từ bỏ công việc để ở nhà chăm sóc bố mẹ full-time.

Suy cho cùng, tuổi già không có ai là dễ dàng, dù có tiền hay không, có con hay không, mọi người đều có những khó khăn cần phải đối diện. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cũng nên tự chuẩn bị cho tuổi già của mình.

Dù bạn có nhiều tiền đến đâu, bạn cũng không thể mua được một cơ thể khỏe mạnh, tự do, cũng không thể mua được những tiếng cười và niềm vui trong ngôi nhà, và càng không thể quay trở lại quá khứ.

Điều chúng ta có thể làm, chỉ là khi còn khỏe mạnh, chúng ta nên chăm sóc bản thân, tập thể dục thường xuyên. Giữ cho chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ, cố gắng sống một cuộc sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân.

Đừng sợ mình sẽ già đi và đừng quá nuông chiều bản thân. Hãy bình tĩnh đối mặt với cuộc sống và rèn luyện, chăm sóc, yêu thương bản thân thật tốt.

Theo: Toutiao

Bi kịch của một gia đình có con thi vào lớp 10 khiến nhiều phụ huynh nhận ra bài học đắt giá

0

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật nhưng cũng là một câu chuyện buồn mọi người ạ!

Dù thực tại không thể thay đổi và những người trong cuộc đang phải chịu nỗi đau giày vò tâm can nhưng có lẽ nên chia sẻ câu chuyện này đến nhiều người hơi, để mỗi người sẽ rút ra được bài học cho chính mình trong hành trình nuôi dạy con cái!

Cụ thể là mới đây, nhiều trang tin của T/rung Q/uốc đưa thông tin về một vụ việc đau lòng xảy ra ở thành phố Hàng Châu. Theo đó, một gia đình (được truyền thông giấu tên) khi ấy có con vừa thi xong cấp 3. Người con tuy đã thi đỗ cấp 3 nhưng không phải là trường tốt nhất ở địa phương. Điều này khiến mẹ em rất thất vọng và thường xuyên có lời nói chê trách con.

Vì điều này mà hai mẹ con đã nhiều lần lời qua tiếng lại đến hàng xóm cũng đã nghe quen rồi!

Vậy nhưng, vào một ngày, khi thấy con trai nằm nghịch điện thoại, mẹ em đã rất tức giận, nguồi mẹ gjật lấy điện thoại của con n/é/m mạnh xuống đất sau đó nói rằng: “Suốt ngày chỉ biết chơi, có thời gian như vậy sao không biết đọc sách? Con nghịch điện thoại suốt ngày nên mới thi trượt. Con có xứng đáng với bố và mẹ không?”.

Chiếc điện thoại vỡ tan tành và những lời nói của người mẹ chính là giọt nước tràn ly khiến nam sinh vừa thi cấp 3 quyết định ‘l/a/o’ từ tầng 18 của toà chung cư gia đình đang em sinh sống.

Lá thư cuối cùng mà em để lại có nội dung như sau: “Con đã học rất chăm chỉ. Con cũng biết bố mẹ đã vất vả và con rất tiếc vì điều đó. Nhiều lúc con tự hỏi liệu mẹ có yêu con hay không. Sau này con mới hiểu rằng thứ mà mẹ yêu không phải con mà là điểm số. Con mệt quá, con đi đây, mẹ có thể sinh thêm một đứa con nữa mà mẹ thích, nhớ đối xử tốt với nó nhé…”,

Sau khi đọc lá thư của con, người mẹ không chịu nổi cú sốc và cũng ‘lao xuống đất’ rồi ra đi mãi. Bi kịch nối nối tiếp bi kịch. Được biết, người bố trong gia đìnhnày đi làm xa nên ở nhà chỉ có 2 mẹ con.

hình ảnh

Ghi nhận những thành tựu của con, đừng bắt con lúc nào cũng phải giỏi nhất, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Bài học đau lòng nhưng vô cùng đắt giá

Nếu ai đã từng đồng hành cùng con trong các cuộc thi vào cấp 3 hay vào đại học thì đều biết, áp lực đối với học sinh đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm áp lực học tập, áp lực từ giáo viên, từ các bạn cùng lớp và từ chính sự kỳ vọng của phụ huynh.

Trong suy nghĩ của một số bậc cha mẹ, điểm số của con rất quan trọng. Thậm chí, sự kì vọng  thái quá đôi khi khiến các em ngột ngạt và chính bản thân bố mẹ cũng không bao giờ cảm thấy được ‘mãn nguyện’. Bởi vì, với những bậc phụ huynh như thế này, dù con đạt được 8, 9 điểm thì điều duy nhất mà cha mẹ nhìn thấy chỉ là ‘1, 2 điểm còn lại đâu, tại sao con lại không đạt  điểm 10 mà lại bỏ lớ 1,2 điểm đáng tiếc như vậy’.

Thay vì một lời khen ngợi và ghi nhận những gì mà con đã cố gắng thì bố mẹ lại yêu cầu con phải tiếp tục nỗ lực và phấn đấu để đạt điểm 10, nhất định phải là điểm 10 toàn vẹn, thậm chí là để được vị trí ‘nhất lớp’ ‘nhất trường’.

Vậy nhưng, vị trí đầu tiên có thực sự dễ dàng đạt được? Cha mẹ có hiểu rằng con đã nỗ lực rất nhiều để đạt được điểm 8, điểm 9 hay không? Có lẽ chính 1, 2 điểm còn lại đã làm tăng thêm áp lực cho trẻ và gây ra những bi kịch đáng tiếc như vậy!

Cha mẹ hãy dạy trẻ rằng: Việc chấp nhận thất bại và không nản lòng sẽ ý nghĩa hơn nhiều so với việc phấn đấu để giành được vị trí số 1. Cuộc sống không phải là một đấu trường cạnh tranh và không cần phải phấn đấu để giành vị trí số 1 trong mọi việc. Chỉ cần con luôn giữ được sự tiến thủ, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ngày hôm qua đã là điều tuyệt vời rồi.

Nếu cha mẹ và con cái cùng nhau thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của “thứ nhất”, “top 1”, “đứng đầu”,… thì tất cả sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Ai cũng biết, học sinh đạt hạng nhất trong kỳ thi đã khó nhưng giữ hạng nhất lại là điều càng khó hơn. Trong quá trình giáo dục trẻ, không phải lúc nào chúng ta cũng nên giáo dục trẻ phấn đấu đứng đầu trong mọi việc. Điều này có thể giúp cha mẹ đạt được những kết quả và niềm vui nhất thời nhưng về lâu dài sẽ vô tình khiến cho khả năng chống lại sự thất vọng, đối mặt với thất bại của trẻ sẽ trở nên vô cùng mềm yếu.

Chỉ một lần không thành công, trẻ sẽ phải chịu đòn đả kịch lớn về tâm lý, có thể dẫn đến hậu quả không ngờ tới!

Cha mẹ phải biết rằng điểm số không quyết định thành công cuộc đời con cái sau này mà quan trọng hơn là hình thành nhân cách lành mạnh cho con. Cũng như khi bước ra đời, con không nhất thiết cứ phải tranh đấu với mọi người để trở nên giàu có nhất, thành công nhất mà con chỉ cần luôn biết phấn đấu, trở thành phiên bản tốt nhất của mình trong phạm vi có thể là điều hạnh phúc nhất!