Văn hoá thờ cũng của người Việt là một nét đẹp truyền thống từ lâu đời. Khi khấn nhiều người thường đọc “Nam Mô A Di Đà Phật” nhưng không hiểu nó có nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Văn hoá thờ cũng của người Việt là một nét đẹp truyền thống từ lâu đời. Khi khấn nhiều người thường đọc “Nam Mô A Di Đà Phật” nhưng không hiểu nó có nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Ý nghĩa câu Nam Mô A Di Đà Phật trong quan niệm Phật giáo
Trong Phật giáo, phổ biến nhất là trong việc tụng kinh là câu “Nam Mô A Di Đà”. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ nghĩ về nó và chúng ta không hề thực sự hiểu ý nghĩa của câu này. Ngay cả những người bạn đang tin theo đạo Phật, mặc dù họ có nói một vài từ này mỗi ngày, nhưng nhiều người không biết ý nghĩa thực sự của nó. Vậy, câu này khi được dịch ra có nghĩa là gì?
Trong Phật giáo, “Nam Mô A Di Đà Phật” được gọi là Lục tự Hồng danh hay Danh lớn 6 chữ. Sáu chữ này đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Ý nghĩa thực sự của câu Nam Mô A Di Đà Phật như sau:
+ Nam Mô: quy mệnh, tiếp nhận.
+ A: vô lượng quang, tức là sức khỏe vô hạn.
+ Di: vô lượng giác, tức là trí huệ vô hạn.
+ Đà: vô lượng thọ, tức là trường thọ vô lượng.
+ Phật: tín tức vô lượng quang, vô lượng giác, vô lượng thọ.
Vậy, nguyên cả 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật sẽ có nghĩa là: “Con nguyện xin tiếp nhận sức khỏe vô lượng, trí huệ vô lượng và sự trường thọ vô lượng”.
Đức Phật A Di Đà là phật nào?
Đức Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của ngài được dịch nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang hay hào quang trí tuệ chiếu khắp các thế giới và Vô lượng công đức. Ngài được xuất hiện trước đức Thích Ca rất lâu.
Theo kinh Đại A Di Đà, từ thời rất xa xưa, có một vị quốc vương tên là Kiều Thi Ca sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp ông liền bỏ ngôi xuất gia tu hành và lấy hiệu Pháp Tạng. Ông đã phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, trong đó nổi bật có đại nguyện rằng sau khi tu thành Phật, ông sẽ tịnh hoá một thế giới và sẽ biến nó thành một trong những vương quốc thanh tịnh cũng như đẹp đẽ nhất. Chúng sinh nào được hướng niệm đến ngài sẽ được tiếp dẫn để có thể vãng sinh ở đó. Sau này, ngài đã hoàn thành đại nguyện và trở thành Phật A Di Đà. Thế giới tịnh hóa của ngài cũng thường được Phật tử hình dung là chốn Tây phương cực lạc.
Trong các ngôi chùa, bạn có thể dễ dàng nhận ra tượng Phật A Di Đà qua các đặc điểm rất đặc trưng sau:
– Trên trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc,
– Mắt nhìn xuống,
– Miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ,
– Khoác trên người áo cà sa màu đỏ.
Phật A Di Đà có thể ở tư thế đứng với tay phải đưa ngang vai, chỉ lên và tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống. Trong khi đó hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi bàn tay, ngón trỏ và ngón cái được chạm nhau làm thành vòng tròn.
Ngày nay, các nền văn hóa đang có xu hướng hòa quyện và phát triển, nhiều người theo học Phật pháp để tìm được sự bình yên trong nội tâm. Dù thế nào đi nữa, chỉ cần bạn duy trì những luồng suy nghĩ tốt thì nhiều hình thức bên ngoài thực ra không quá quan trọng.