Anh Nguyễn Hoài Ân cho biết sẽ tiếp tục mua vé số Vietlott, quyết “săn” giải thưởng hơn 100 tỷ đồng.
Ngày 3/10, Vietlott chi nhánh TPHCM tổ chức trao giải Jackpot hơn 14,3 tỷ đồng cho anh Nguyễn Hoài Ân (28 tuổi, quê Đồng Nai). Chàng trai quyết định không đeo mặt nạ khi nhận giải, nói rằng “đây không phải số tiền lớn với mình”.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Ân cho biết tấm vé này được anh mua tại điểm bán hàng trên đường Hoàng Hoa Thám (phường 12, quận Tân Bình, TPHCM) với giá khoảng 200 triệu đồng, vào cuối tháng 9.
Anh nói bỏ ra một khoản tiền lớn để mua bao số, coi đây như “một hình thức giải trí”, không phải để đầu tư như nhiều người đồn thổi. Với quan niệm “số chọn mình”, anh thường mua các vé tự chọn.
“Khi Vietlott công bố trúng giải, tôi rất bất ngờ. Tôi có thói quen mua vé số Vietlott từ lâu, duy trì mỗi ngày. Nhưng đến tháng 3 năm nay tôi mới may mắn trúng lần đầu tiên với giải hơn 130 triệu đồng”, anh cho hay.
Anh Nguyễn Hoài Ân nhận thưởng Jackpot hơn 14,3 tỷ đồng, ngày 3/10 (Ảnh: Vietlott).
Khi được hỏi về quyết định công khai danh tính khi nhận thưởng, chàng trai cho biết muốn chia sẻ niềm vui và mang lại hy vọng cho mọi người. Đồng thời, anh muốn giúp các nhân viên, đại lý bán được vé, không bị hiểu nhầm “những người trúng giải đeo mặt nạ đều là giả mạo”.
Sau khi trừ thuế, anh Ân nhận về hơn 12,9 tỷ đồng. Người thân ở Đồng Nai liên tục gọi điện chúc mừng, gọi đùa anh là “tỷ phú” hay “đại gia”.
Anh tiết lộ đến nay chưa gặp rắc rối gì trong cuộc sống, số điện thoại được anh cài đặt chế độ “không làm phiền”. Một số người trên mạng xã hội chủ động bình luận số tài khoản để “xin lộc”, anh đã chuyển khoản cho họ một số tiền tùy theo tâm trạng.
“Với những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, tôi không quan tâm, tránh ảnh hưởng cuộc sống”, anh nói.
Tờ vé được cho là đã trúng Jackpot 2 ngày 7/10 của anh Ân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chàng trai 28 tuổi bật mí hiện độc thân, làm kinh doanh, có công ty tại TPHCM, Hà Nội và Hưng Yên. Từ ngày 6 đến 8/10, anh có chuyến công tác ra Hà Nội, tiện mua một tờ vé số Vietlott.
Anh thông báo tấm vé này trúng giải Jackpot 2, thuộc sản phẩm Power 6/55, có trị giá hơn 4,6 tỷ đồng chưa bao gồm giải phụ. Tuy nhiên, phía Vietlott chưa xác nhận thông tin này.
“Tôi sẽ dành khoản tiền thưởng hơn 12 tỷ đồng để đầu tư, kinh doanh”, anh Ân nói, cho biết chưa dừng lại mà tiếp tục “săn” giải Jackpot hơn 100 tỷ đồng trong tương lai.
Trời nóng như đổ lửa, hai con gà khát nước, lại bị để đè mấy tiếng trên xe nên đầu bắt đầu ngả sang một bên. Bà Chi cũng thấm mệt, ngồi xuống trước cổng nghỉ ngơi.
Bà Chi có một trai một gái, con trai của bà học giỏi nên may mắn thoát khỏi nghề nông, ở lại thành phố lập nghiệp. Trong khi đó, đứa con gái tội nghiệp của bà lại không có được may mắn ấy. Hằng chỉ học được đến lớp 10 thì bà Chi bị bệnh, không thể đi làm nuôi con được. Hằng phải nghỉ học giữa chừng, đi làm nuôi mẹ và phụ giúp anh học đại học ở thành phố. 20 tuổi, cô lấy chồng rồi sống bằng nghề làm ruộng. Thương mẹ sống một mình nên Hằng cũng đón mẹ về ở cùng để tiện bề chăm sóc.
Bà Chi năm nay đã 70 tuổi nhưng được cái trí óc vẫn còn minh mẫn lắm. Bà hơi yếu nên một năm họa hoằn lắm bà mới lên thành phố thăm con trai 1 lần. Thành thì bận rộn với công việc nên chỉ đến ngày giỗ bố anh mới về thăm nhà. Những lần mẹ lên chơi anh cũng chẳng ở nhà chơi với mẹ được, vì Thành thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, mọi việc ở nhà đều do một mình vợ anh lo liệu.
Vợ Thành là tiểu thư con nhà giàu có, bà Chi sợ con dâu một phép. Chẳng phải vì lý do gì, chỉ vì khi nào con dâu bà cũng tỏ ra sắc sảo, tỏ ra hơn người, với cả bà chẳng muốn con dâu, con trai bà cãi nhau nên dù có nhiều lần bị đối xử tệ bạc nhưng bà Chi vẫn không hé răng nói với con trai nửa câu.
Đợt này, nghe tin con dâu sinh cháu đích tôn cho mình, bà Chi mừng đến mức không ngủ được. Bà nói với con trai, bảo mình sẽ sắp xếp để lên thăm con, thăm cháu nhưng Thành bảo đợt này anh đi công tác suốt, không có ở nhà, sợ mẹ lên thì không đi đón được. Nhưng bà Chi muốn nhìn thấy cháu lắm, bà ra chuồng gà bắt hai con gà béo nhất rồi đến nói với anh chủ xe đầu làng cho đi nhờ lên thành phố.
Bà Chi bắt gà lên thăm con dâu mới sinh ở thành phố (Ảnh minh họa)
Con gái bà Chi thấy mẹ đi một mình định đi theo nhưng bà Chi cản lại, bà bảo có xe đó rồi, chỉ cần lên tới nơi là ổn, không việc gì phải đi theo cho tốn thời gian. Nói thế thôi chứ bà không muốn con gái mình cũng lên rồi làm phiền con dâu. Bà biết kiểu gì con dâu bà cũng khó chịu.
Sáng đó bà dậy sớm đến chỗ nhà xe. Hôm đó xe nhiều người nên bà bị nhét vào một chỗ chật ních. Ngồi 2 tiếng mới lên đến thành phố, bà sách hai con gà béo núc ních lên gõ cửa nhà con trai.
Bấm chuông xong, bà thấy con dâu vén rèm ra xem, nhưng rồi mãi chẳng thấy nó ra mở cửa cho bà vào. Bà Chi đứng ngoài lấy hết sức bình sinh gọi với vào:
– Châu ơi, mở cửa cho mẹ với.
Nhưng cửa vẫn đóng im ỉm. Con dâu bà Chi đứng ở trong nín thở. Cô thấy mẹ chồng quần áo xộc xệch, tay lại xách hai con gà thì bực lắm. Cô không muốn mẹ chồng lên chơi, vì mỗi lần bà lên lại làm bẩn nhà, ăn lắm, nói nhiều khiến cô đau đầu.
Bình thường nếu chồng ở nhà chắc Châu không dám làm vậy, nhưng hôm nay chồng đi vắng, Châu cứ giả vờ không nghe. Cô bật ti vi lên, con thì nằm ngủ trong phòng, cô lại đổ ra một túi hạt hạnh nhân rồi vừa nằm xem ti vi vừa ăn, để mặc mẹ chồng gọi khản cả cổ.
Bà Chi đứng ngoài, trời nóng như đổ lửa. Hai con gà khát nước, lại bị để đè mấy tiếng trên xe nên đầu bắt đầu ngả sang một bên. Bà Chi cũng thấm mệt, ngồi xuống trước cổng nghỉ ngơi. Hàng xóm thấy bà thì chỉ trỏ rồi bảo: “Nhà cô Châu lại thay ô sin mới à?”.
Bà Châu ngồi từ 10h sáng cho đến 5h chiều, vừa đói, vừa mệt nên bà gục xuống. Châu vẫn lỳ lợm không ra mở cửa cho mẹ chồng vào. Cô vẫn ở trong nhà nằm điều hòa, ru con rồi nằm khểnh xem ti vi.
Trong lúc mẹ chồng nằm lả ngoài cổng thì cô con dâu vẫn ung dung nằm xem ti vi (Ảnh minh họa)
Đến tối, Thành bỗng dưng về nhà trước dự định. Vừa dừng xe trước cổng, Thành đã hoảng hồn khi thấy bóng người nằm đó. Anh lại gần, chiếu đèn xem thì hoảng hốt nhận ra đó là mẹ mình. Thành bế mẹ vào nhà rồi hốt hoảng:
– Mẹ ơi, sao mẹ lại lạnh tanh thế này? Mẹ lên bao giờ sao không nói gì với con?
Lúc đó, Châu thấy chồng bế mẹ chồng vào thì mặt tái nhợt, cô làm ra vẻ ngạc nhiên rồi khóc nấc lên:
– Ôi mẹ ơi! Mẹ bị làm sao thế này? Anh nhanh đưa mẹ vào trong đi.
Nói rồi Châu gọi cho bác sỹ đến. 2 tiếng sau thì bà Chi tỉnh lại, giọng bà thều thào:
– Mẹ lên từ sáng, gọi cửa nhưng không ai mở.
Thành nhìn sang vợ, Châu mới xua tay bảo:
– Em ở nhà chăm con cả ngày có nghe gì đâu. Có lẽ do con khóc to quá.
Bà Chi nuốt nước mắt. Một lúc sau, bà nghe tiếng con dâu lanh lảnh phía ngoài: “Gà qué gì chết cứng đơ thế này thì vứt thùng rác cho rồi, ăn vào có khi chết không kịp ngáp”. Đến lúc đó, bà mới thều thào nói với con trai: “Mẹ nhìn cháu đủ rồi, mai con cho mẹ về quê nhé”.
Con ố;m không có một xu đành tìm chồng cũ để nhờ vả, ai ngờ anh chỉ lẳng lặng n;ém tờ 50k vào mặt tôi rồi ra về. Khi quay trở lại bệnh viện, đọc từng dòng tin nhắn anh gửi mà tôi không cầm được n;ước m;ắt…
Khi quay trở lại bệnh viện, tôi phát hiện điện thoại có tin nhắn mới. Mở ra đọc, hóa ra là tin nhắn của chồng cũ. Nhìn từng dòng anh gửi, nước mắt tôi cứ thế rơi ướt đẫm hai má.
Tôi và chồng cũ ly hôn cách đây 2 năm do mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng quá gay gắt, không thể dung hòa nổi. Tôi chẳng hiểu vì sao mẹ chồng lại ghét tôi đến thế hoặc có thể đối với cô con dâu nào bà cũng sẽ đối xử tương tự.
Mẹ chồng tôi là một bà mẹ đơn thân. Nhiều năm qua chỉ có bà và con trai sống nương tựa vào nhau, anh ấy là người thân duy nhất của bà. Khi anh lấy vợ, đột nhiên phải chia sẻ con trai với một người khác, chắc chắn bà sẽ cảm thấy trống vắng và hụt hẫng. Vì thế theo phản xạ tự nhiên bà sẽ bày ra thái độ thù địch với chính con dâu của mình.
Chồng tôi là con một, không thể ra ở riêng. Nếu chúng tôi mà dọn ra ngoài thì mẹ chồng sẽ không bao giờ để yên, thậm chí bà còn dọa tự vẫn. Không ở riêng cũng không thể sống chung, vậy chỉ còn phương án duy nhất là ly hôn. Và vợ chồng tôi đã ra tòa, khi mà tình cảm dành cho nhau vẫn rất đong đầy.
Sau ly hôn, mẹ chồng quản lý con trai rất chặt, không cho anh liên lạc gặp gỡ vợ cũ. Chồng tôi vẫn chuyển tiền nuôi con hàng tháng nhưng cũng chỉ là theo quy định tại tòa án. Nói thật bây giờ nuôi con tốn kém, 1 – 2 triệu có đáng là bao đâu. Con tôi còn nhỏ, đủ khoản chi dùng, mỗi lần con ốm đi viện cũng tốn cả vài triệu rồi.
Và vợ chồng tôi đã ra tòa, khi mà tình cảm dành cho nhau vẫn rất đong đầy. (Ảnh minh họa)
Hôm vừa rồi con tôi sốt cao nhập viện lúc nửa đêm. Trong túi còn đúng vài trăm nghìn, làm thủ tục nhập viện cho con xong là tôi hết sạch tiền. Định gọi điện hỏi vay tiền bạn nhưng nghĩ đến chồng cũ là bố của con mình, anh ấy phải có trách nhiệm.
Gọi cho chồng cũ không được, tôi chẳng rõ điện thoại của anh hết pin hay mẹ chồng cũ nhìn thấy tôi gọi nên cố tình tắt máy đi. Nhìn con nằm mệt lả trên giường bệnh, càng nghĩ tôi càng thấy ấm ức đến phát khóc. Tôi quyết tâm tìm đến tận nhà chồng cũ, vừa để bắt anh thực hiện trách nhiệm làm bố, vừa để hỏi anh tại sao lại đối xử với chính con mình như vậy. Mẹ quan trọng, vậy chẳng lẽ con gái anh ấy không quan trọng hay sao?
Khi tôi đến nơi thì vừa hay nhìn thấy chồng cũ và mẹ chồng cũ đang nói chuyện gì đó trong sân, không khí khá căng thẳng. Trước nay tôi khá sợ sệt trước bà ấy nhưng lúc đó tôi không e dè gì nữa, nói thẳng với chồng cũ mục đích của mìnhn đồng thời lớn tiếng trách móc anh ấy không hoàn thành trách nhiệm.
Mẹ chồng cũ định lao lên mắng tôi nhưng anh ngăn lại. Sau đó anh mở ví lấy ra 1 tờ 50k ném ra trước mặt tôi rồi gằn giọng quát:
“Cô cầm lấy mà đi xe ôm về, coi như tôi cho cô phí đi lại. Tiền chu cấp nuôi con hàng tháng tôi đã chuyển đầy đủ không thiếu một xu, tôi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Cô là người nhận nuôi nó, có gì phát sinh cô phải tự gánh lấy. Đừng bao giờ xuất hiện ở đây thêm lần nào nữa!”.
Tôi cay đắng tận cùng trước thái độ tuyệt tình, tàn nhẫn của chồng cũ. Mới ly hôn 2 năm mà anh ta đã quay lưng đối xử với tôi chẳng khác gì người xa lạ. Tất nhiên tôi không bao giờ thèm cầm tờ 50k ấy. Quay lưng đi thẳng khỏi nhà chồng cũ, trong lòng tôi hạ quyết tâm sẽ cắt đứt hoàn toàn với anh ta, coi như con mình không có bố.
Đi kèm với tin nhắn ấy, chồng cũ gửi cho tôi 10 triệu để lo cho con. (Ảnh minh họa)
Khi quay trở lại bệnh viện, tôi phát hiện điện thoại có tin nhắn mới. Mở ra đọc, hóa ra là tin nhắn của chồng cũ. Nhìn từng dòng anh gửi, nước mắt tôi cứ thế rơi ướt đẫm hai má, trong lòng thì vỡ òa hạnh phúc:
“Em cố gắng cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Anh đang gom tiền mua một căn hộ trả góp, khi nào sắp xếp mọi việc xong xuôi sẽ đón hai mẹ con về. Phía mẹ anh, anh cũng có tính toán cả rồi, em không cần lo lắng. Thời gian này có lẽ anh không liên lạc được với hai mẹ con vì để trấn an mẹ trước đã”.
Đi kèm với tin nhắn ấy, chồng cũ gửi cho tôi 10 triệu để lo cho con. Vậy ra lúc nãy anh chỉ diễn kịch trước mặt mẹ mà thôi, thực ra anh đang cố gắng sắp xếp mọi chuyện chứ không hề bỏ rơi mẹ con tôi.
Đêm ấy tôi hạnh phúc không ngủ được, mơ về ngày đoàn tụ cùng chồng. Trong hoàn cảnh này tôi có thể làm gì để giúp anh ấy? Có nên bàn với anh giới thiệu đối tượng cho mẹ chồng tái hôn, rồi bà sẽ buông tha cho vợ chồng tôi không nhỉ?
Anh Lưu được sinh ra với cân nặng 3kg. Tuy nhiên, sau một thời gian, gia đình bắt đầu nhận thấy những điều bất thường ở anh.
Người đàn ông 32 tuổi trong thân hình của một đứa trẻ
Theo đó, mới đây, trên kênh “Độc lạ Bình Dương” đã chia sẻ câu chuyện của một người đàn ông. Nếu chỉ nhìn từ phía sau, nhiều người có thể dễ dàng nhầm lẫn anh Lường Văn Lưu (người dân tộc Thái, tỉnh Sơn La) với một đứa trẻ khoảng 3-4 tuổi. Thực tế, anh Lưu sinh năm 1992 và hiện đã 32 tuổi.
Anh Lưu cao 75cm và nặng 12kg. Dù có ngoại hình nhỏ nhắn, gương mặt của anh vẫn phản ánh đúng độ tuổi thực của mình. Anh di chuyển khá khó khăn và giọng nói của anh cũng bị ngọng, khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn.
Có một lần, khi gia đình đưa anh Lưu đi làm căn cước công dân, mọi người đã ngạc nhiên khi thấy anh và hỏi: “Trẻ con mang lên đây làm gì?“. Khi biết tuổi thật của anh Lưu, ai cũng rất bất ngờ.
Được biết, anh Lưu sinh ra với cân nặng 3kg, giống như một đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, khi lớn lên, anh dần có những biểu hiện khác biệt.
Khi 1 tuổi, anh Lưu chỉ biết ngồi, chưa biết đứng hay nói. Đến năm 2 tuổi, khi gia đình đưa anh Lưu đi khám tại bệnh viện, các bác sĩ dự đoán khả năng anh bị nhiễm chất độc màu da cam. Đến 6 tuổi, anh Lưu mới bắt đầu biết đi và biết nói, nhưng vẫn chưa sõi.
Trong suốt bao năm qua, anh Lưu lớn lên với ngoại hình nhỏ nhắn như một đứa trẻ và không đến trường, chỉ ở nhà.
Mẹ của anh Lưu chia sẻ rằng khi thấy con mình như vậy, gia đình rất sốc. Việc nuôi dưỡng anh Lưu rất vất vả. Không chỉ vậy, bố mẹ anh Lưu còn phải thường xuyên nghe những lời gièm pha từ họ hàng và hàng xóm.
Anh Lưu có một người em trai tên là Điện. Khác với anh Lưu, anh Điện khỏe mạnh, lành lặn, cao to và đã lập gia đình, hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội. Anh Điện rất yêu quý và thương anh Lưu.
Trước đây, mọi người thường nói mẹ anh Lưu sinh thêm con, nhưng vì chăm sóc anh Lưu quá vất vả và hoàn cảnh lúc bấy giờ khó khăn, gia đình quyết định chỉ dừng lại ở hai người con để có thể chăm lo cho anh Lưu tốt hơn.
Mong muốn tìm người bạn đời để gắn bó
Khi nói về cậu con trai cả của mình, mẹ anh Lưu nhiều lần xúc động: “Tôi thương con lắm, thấy các bạn của con lần lượt lấy vợ, lấy chồng, tôi buồn và khóc nhiều. Lưu cũng không thể đi chơi như các bạn.”
Anh Lưu có tính cách vui vẻ, ngây ngô như một đứa trẻ. Sở thích của anh là ăn kẹo và xem phim hoạt hình. Mẹ anh nhận xét rằng anh hơi khó tính, bố mẹ làm gì cũng phải đúng ý anh, nếu không anh sẽ giận dỗi.
Hàng ngày, người đàn ông tí hon vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, từ việc vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt đến ăn uống. Những công việc còn lại đều cần sự giúp đỡ của bố mẹ.
Khi được hỏi về chuyện kết hôn, anh Lưu chia sẻ rằng anh muốn tìm một người bạn đời để gắn bó. Mẹ anh Lưu cũng rất vui mừng nếu con trai tìm được người yêu thương mình.
Bà thường nửa đùa nửa thật với con trai: “Nếu Lưu lấy vợ, mẹ sẽ xây nhà cho Lưu.”
Chàng rể Bắc Ninh hết lòng chăm sóc mẹ vợ mắc ung thư cho đến ngày bà qua đời. Hơn 1 năm qua, anh tiếp tục đưa bố vợ bị tai biến, nằm một chỗ về nhà tận hiếu.
Hết lòng chăm sóc mẹ vợ bị ung thư
Câu chuyện anh Dương Việt Thắng (SN 1979, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hiếu thảo, chăm sóc mẹ vợ bị ung thư cách đây 4 năm, từng được dư luận quan tâm, khen ngợi.
Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Quỳnh – mẹ vợ của anh Thắng mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tình của bà không khả quan. Vì vậy, anh Thắng bàn bạc, thống nhất với vợ giúp mẹ sống tiếp những ngày vui vẻ, ít đau đớn.
Gia đình anh Thắng chụp ảnh cùng bố mẹ vợ
Anh Thắng kết hôn với chị Nguyễn Thị Hoa năm 2001. Chị là con gái duy nhất của vợ chồng bà Quỳnh. Thế nên, bố mẹ vợ luôn thương yêu anh Thắng như con trai trong nhà.
Sau đám cưới, vợ chồng anh Thắng sống ở TP. Bắc Ninh, cách nhà bà Quỳnh khoảng 17km. Anh thường xuyên đưa vợ về thăm bố mẹ vào dịp cuối tuần. Từ lúc mẹ vợ lâm bệnh, anh đề nghị vợ đưa bà về sống chung.
Ban đầu, bà Quỳnh suy sụp nhưng được vợ chồng con gái động viên, lên “phác đồ” điều trị, bà lạc quan và vui vẻ hơn.
Anh Thắng không quản ngại ngày đêm, tìm và đọc vô số tài liệu y khoa. Vì không có chuyên môn nên anh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, anh làm mọi thứ với hy vọng “còn nước còn tát”.
Trước đó, anh Thắng có nhiều năm luyện tập võ thuật cổ truyền. Nhờ vậy, anh biết một số kiến thức về huyệt đạo, cân bằng âm dương trong cơ thể.
Anh áp dụng các kinh nghiệm đã học và nhờ các bác sĩ đông y tư vấn thêm, để giúp mẹ vợ giảm đau đớn, kéo dài sự sống.
Không chỉ vậy, anh còn nghe ngóng xem có bệnh nhân K phổi khỏe lên nhờ phương thuốc hoặc món ăn nào đó, thì lập tức liên hệ, xin họ chia sẻ kinh nghiệm.
Việc ăn uống của bà Quỳnh được vợ chồng con gái lên thực đơn kỹ lưỡng, gồm những món dễ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Chị Hoa nấu cơm lứt, luộc ngô, còn anh làm nước ép cho mẹ vợ. Buổi tối, anh nấu nước gừng cho mẹ vợ ngâm chân.
Sau mỗi bữa ăn, anh Thắng lặng lẽ theo dõi các biểu hiện của mẹ vợ. Nếu có gì bất thường, anh sẽ ngừng thực đơn đó, chuyển sang các món mới.
Anh Thắng chấp nhận mất ăn mất ngủ để mẹ vợ có thể ngủ ngon, bớt đau đớn hơn. Anh hạn chế đi làm xa, chỉ nhận công việc gần nhà để tiện chăm sóc mẹ vợ.
Anh không tiếc tiền, săn lùng, mua bằng được những loại thuốc tốt cho bệnh tình của bà Quỳnh. Mỗi sáng, anh đều đưa mẹ vợ đi dạo ở công viên gần nhà, chờ bà chơi đùa cùng cháu.
Biết thời gian của mẹ vợ không còn nhiều, vợ chồng anh Thắng đưa cha mẹ đi chụp ảnh kỷ niệm ngày cưới. Nhìn bố mẹ vợ tình tứ chụp ảnh, chàng rể hiếu thảo không cầm được nước mắt.
Anh Thắng đưa bố mẹ vợ đi chụp ảnh kỷ niệm
Cận kề bố vợ tai biến
Được con cái chăm sóc tận tâm, bà Quỳnh sống vui vẻ được hơn 1 năm. Cứ ngỡ sức khỏe của bà tiến triển tốt, nhưng bệnh tình đột ngột trở nặng.
Những ngày cuối đời, bà được con rể cận kề động viên, chăm sóc. Anh Thắng không quản ngại, xem mẹ vợ như mẹ ruột. Anh sẵn sàng làm “ghế” cho bà tựa vào mỗi lần cơn đau kéo đến giày vò.
Anh Thắng kể: “Tôi chăm sóc mẹ vợ trong những ngày mẹ nằm viện. Tôi không an tâm để bà đi cùng người khác. Họ không có kinh nghiệm và không hợp tính bà.
Mỗi lần truyền hóa chất vào người, bà rất bực bội, khó chịu và mệt mỏi. Ai không hiểu tính thì khó chăm lắm.
Bà chẳng bao giờ cáu gắt với tôi, trong khi đó con cháu ruột thịt vào chăm, bà lại không hài lòng”.
Mẹ vợ qua đời, anh Thắng tiếp tục chăm bố vợ bị tai biến
Ngày mẹ vợ mất, anh Thắng đau xé lòng nhưng cố bình tĩnh, thay vợ lo chuyện ma chay. Anh quán xuyến, lo toan mọi việc chẳng khác gì con trai trong nhà. Xong đám tang, anh lại túc trực ở nghĩa trang trông coi việc làm mộ.
Mẹ vợ mất, bố vợ buồn đau không dứt. Thương ông lẻ bóng, anh Thắng mời bố vợ về sống chung. Tuy nhiên, ông không đồng ý, muốn ở nhà cũ lo hương khói cho vợ.
Hàng tuần, anh Thắng đều đặn cùng vợ về thăm, ăn chung bữa cơm với bố vợ. Thấy bố vợ vẫn buồn bã, thường xuyên uống rượu, anh xót lòng nhưng không biết phải làm sao.
Vì uống rượu và đau buồn, ông Nguyễn Văn Điền (bố vợ anh Thắng) bị tai biến, nằm liệt giường.
Anh Thắng chia sẻ: “Ông vốn có nhiều bệnh trong người mà còn uống rượu nhiều, sức khỏe đi xuống. Hôm đó, vợ chồng tôi về thăm thì thấy ông có một số biểu hiện bất thường.
Tôi vội vàng chạy sang hàng xóm hỏi han. Cô gái bán thuốc ở cạnh nhà cho biết, sáng cùng ngày ông bị ngã.
Ngay lập tức, chúng tôi đưa ông vào bệnh viện nhưng qua hôm sau, ông bị liệt, không nói chuyện được nữa”.
Bố vợ xuất viện, anh Thắng đưa về nhà chăm sóc. Mỗi ngày, anh đều lau dọn, thay bỉm, vệ sinh cho ông.
Thời gian đầu, anh cố gắng châm cứu, xoa bóp cho bố vợ. Thế nhưng, mọi nỗ lực không có kết quả, vợ chồng anh đầu hàng, chỉ vệ sinh và trò chuyện với ông.
Hơn 1 năm qua, dù vất vả nhưng chưa khi nào anh Thắng thể hiện điều đó trước mặt vợ. Anh không thấy khổ cực, bởi anh không làm thì vợ làm. Ông còn mỗi cô con gái thì đâu còn ai trông cậy.
Anh mệt thì vợ thay anh chăm bố. Vợ chồng anh có việc ra ngoài thì con trai lớn của anh chăm ông.
Anh nói vui: “Bây giờ, cả nhà tôi trở thành y tá lành nghề hết rồi”. Kể cả bố mẹ của anh sống gần đó cũng thường sang chăm, động viên thông gia.
Vợ chồng anh Thắng luôn thương yêu và quan tâm bố mẹ hai bên
“Ông không nói, không đi đứng được nhưng mình nói gì ông vẫn hiểu. Lúc trước mình sống với ông thế nào thì bây giờ cứ vậy mà đối đãi, thậm chí càng phải tử tế hơn, đừng để người bệnh phải tủi thân”, anh Thắng xúc động.
Với anh Thắng, tứ thân phụ mẫu giống nhau, không phân biệt bố mẹ của vợ hoặc chồng. Ai rồi cũng phải già đi, con cái làm được gì thì cố mà làm cho bố mẹ.
Anh đối tốt với bố mẹ vợ thì một mai bố mẹ anh đau ốm, chị Hoa cũng sẽ chăm sóc chu đáo
Nữ vô địch Olympic người Nga Anastasia Blinznyuk liền trở thành huấn luyện viên đội tuyển Trung Quốc. Và cô đã biến họ thành những nhà vô địch.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thắng Huy chương Vàng Olympic môn thể dục nhịp điệu theo nhóm.
Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2024: Trung Quốc soán ngôi đầu của Mỹ
Ngày thi đấu chính thức thứ 15 của Olympic Paris 2024 chứng kiến đoàn thể thao Trung Quốc bứt phá ngoạn mục để giành lấy ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương từ đoàn thể thao Mỹ.
Bất chấp đoàn thể thao Mỹ giành được 5 huy chương vàng (HCV) trong ngày thi đấu hôm qua (10/8), đoàn thể thao Trung Quốc vẫn vượt lên giành ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương khi giành được tới 6 HCV, với tổng cộng 39 HCV, 27 huy chương bạc (HCB) và 24 huy chương đồng (HCĐ).
Đội thể dục nhịp điệu nữ Trung Quốc lần đầu tiên giành HCV Olympic (Ảnh: Reuters).
6 tấm HCV của Trung Quốc đến từ các môn cử tạ, thể dục nghệ thuật, bóng bàn, quyền anh, bơi nghệ thuật, nhảy cầu. Ở môn cử tạ, VĐV Liu Huanhua (Trung Quốc) giành HCV hạng cân 102kg khi đạt tổng cử 406kg.
Trung Quốc thâu tóm toàn bộ HCV ở môn bóng bàn tại Olympic Paris khi đội tuyển nữ của nước này đánh bại Nhật Bản để giành HCV nội dung đồng đội nữ vào tối qua.
Đây cũng là kỳ Olympic thứ 5 liên tiếp mà bóng bàn Trung Quốc giành HCV nội dung đồng đội nữ. Trước đó Trung Quốc cũng đã giành HCV Thế vận hội Paris ở các nội dung đôi nam nữ, đơn nam, đơn nữ và đồng đội nam.
Trong ngày hôm qua, đội tuyển thể dục nhịp điệu Trung Quốc đã làm nên lịch sử, lần đầu tiên giành huy chương vàng Olympic, với thành tích 69.800 điểm. Đội Israel và đội Italy lần lượt về nhì và ba.
Đây cũng là lần đầu tiên một đội đến từ bên ngoài châu Âu giành huy chương vàng Olympic ở nội dung thể dục nghệ thuật toàn năng kể từ khi nó trở thành nội dung thi đấu chính thức tại Olympic Atlanta (Mỹ) năm 1996.
Môn nhảy cầu vẫn là sự thống trị của Trung Quốc khi VĐV Cao Yuan giành HCV ở nội dung ván cứng 10m nam, đạt số điểm 547,50, bỏ rất xa người giành HCB là Rikuto Tamai của Nhật Bản (507,65 điểm) và người giành HCĐ là Noah Williams của Vương quốc Anh (497,35 điểm).
Ở môn bơi nghệ thuật, chỉ vài ngày sau khi giành HCV nội dung đồng đội nữ, cặp song sinh Wang Liuyi và Wang Qianyi tiếp tục giành HCV đôi nữ ở nội dung tự do. Cả hai nhận được tổng cộng 566,4783 điểm, đánh bại hai đội là Anh và Hà Lan lần lượt ở vị trí thứ nhì và thứ ba.
Nữ võ sĩ Li Qian của Trung Quốc cũng đã đánh bại Atheyna Bibeichi Bylon của Panama trong trận tranh HCV hạng cân 75kg nữ với tỷ số 4-1, đánh dấu chiếc HCV thứ ba của Trung Quốc ở môn quyền anh.
Trong khi đó, đoàn thể thao Mỹ cũng đã giành được 5 HCV ở các nội dung thế mạnh là bóng rổ (đội tuyển nam), điền kinh 4x400m tiếp sức nữ, 100m vượt rào nữ, nhảy cao nam, bóng đá nữ.
Olympic Paris chỉ còn vài giờ nữa sẽ kết thúc và đoàn thể thao Mỹ vẫn còn cơ hội giành lại ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương khi họ vẫn còn nhiều nội dung vào chung kết.
Với việc có thêm 11 bộ huy chương được trao trong ngày thi đấu hôm nay (11/8), cuộc đua giữa đoàn Trung Quốc và Mỹ hứa hẹn sẽ rất kịch tính và hấp dẫn.
Xếp ở các vị trí tiếp theo trong top 5 bảng tổng sắp huy chương là Australia (18 HCV, 18 HCB và 14 HCĐ), Nhật Bản (18 HCV, 12 HCB và 13 HCĐ) và chủ nhà Pháp (16 HCV, 24 HCB và 22 HCĐ). Tính đến 7h00 ngày 11/8, đã có 91 đoàn thể thao có huy chương, trong đó 63 đoàn có HCV.
Hiện nay, ở rể không phải chuyện hiếm. Phần lớn các chàng trai ở rể được gia đình nhà vợ yêu quý, nể trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chàng rể bị nhà vợ coi thường, thập chí can thiệp, chi phối và gây áp lực trong cuộc sống.
Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn. Bố bị tai nạn mất từ khi tôi còn rất nhỏ, mấy năm sau thì ông bà nội, ngoại cũng lần lượt qua đời, chỉ còn hai mẹ tôi sống nương tựa vào nhau.
Mẹ tôi từ trước đến nay sức khỏe không được tốt lắm. Nhưng để có tiền cho tôi đi học, mẹ vẫn nghiến răng làm nhiều công việc bán thời gian khác nhau. Nhìn thấy vậy, tôi mới thấu hiểu được sự vất vả của mẹ. Không làm mẹ thất vọng, tôi đã học tập rất chăm chỉ, cuối cùng đã đạt được nguyện vọng của mình và được nhận vào một trường đại học danh tiếng.
Hình minh họa.
Tuy nhiên, khi mọi người nghĩ rằng mẹ tôi được hưởng sung sướng an nhàn sau khi trải qua những tháng ngày khốn khó nuôi con thì bà đột ngột phải nhập viện vì xuất huyết não. Lúc đó tôi mới ra trường và vừa tìm được công việc có thu nhập khá tốt. Nhưng vì vừa bước vào xã hội, tôi chưa có đủ điều kiện để báo hiếu với mẹ.
Ngay khi tôi gần như tuyệt vọng, ông chủ của một công ty niêm yết đã đến gặp tôi và nói rằng ông ấy có thể trả tất cả chi phí phẫu thuật cho mẹ tôi. Tuy nhiên, để nhận được những điều đó, tôi phải chấp nhận làm con rể của ông ấy. Lúc đó, dù biết mình sẽ phải sống trong cảnh quỵ lụy và phụ thuộc nhà vợ nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi đã nhận lời hứa với ông, miễn sao mẹ còn sống để sau này mình có cơ hội báo hiếu đó mới điều quan trọng nhất.
Hình minh họa.
Sau khi kết hôn, vợ đối xử với tôi rất tốt. Cô ấy không hề vì hoàn cảnh và lý do tôi chấp nhận đồng ý kết hôn mà coi thường chồng. Mọi thứ cô ấy đều cho tôi nhiều sĩ diện. Nhưng mẹ chồng thì khác, bà cảm thấy tôi chỉ là một đứa nhà quê nghèo và không xứng với con gái của mình. Mỗi khi nói chuyện với tôi, mẹ vợ thường thể hiện thái độ ra mặt. Dù là người gặp lần đầu cũng có thể nhận ra ác cảm của mẹ vợ đối với tôi. Nhưng những lời chế giễu của bà, tôi có thể chịu đựng được, dù sao thì vợ và bố vợ vẫn rất tốt với tôi.
Hình minh họa.
Một đêm nọ, khi cả gia đình vừa ăn xong, mẹ vợ bất ngờ gọi tôi sang một bên và nói rằng bà biết con gái đang mang thai. Mẹ vợ liền lấy ra 1 tờ giấy A4 trên đó có ghi điều kiện: nếu sinh được một bé trai thì sẽ để con theo họ của tôi, nếu đó là một bé gái, sẽ để tên theo họ ngoại và tôi có thể được “tự do” không còn rằng buộc bởi những “thỏa thuận” trước đó giữa tôi và bố vợ.
Đương nhiên, tôi không thể đồng ý trước điều kiện vô lý mà mẹ vợ đưa ra. Và tôi cũng không thể chịu đựng được việc bị mẹ vợ chi phối việc con tôi theo họ bố. Điều đó là một sự xúc phạm lớn đối với tôi, và quan trọng hơn, mẹ vợ dường như không hề tôn trọng tôi, khiến bản thân cảm thấy rất khó chịu khi bị đối xử như thế này.
Tôi không nhận vì nếu tôi nhận thì khác gì lép vế trước thông gia.
Hôm kia, tôi sang nhà con gái vì nghe tin con bị ốm. Con gái tôi lấy chồng cách nhà 5km thôi nhưng ít khi tôi sang thăm con được, vì con bận rộn đi làm suốt, tôi có sang cũng không gặp mà còn ngại ngùng với thông gia. Lần này, con bị ốm đến ngày thứ 3 mới gọi điện báo cho mẹ biết. Tôi bắt xe ôm sang thăm ngay lập tức, cho con 1 triệu để mua đồ bổ dưỡng mà con không cầm.
Ăn bữa cơm chiều ở nhà con xong thì tôi ra về. Lúc về, bà thông gia đưa cho tôi ít thức ăn. Hành động này, có lẽ với bao người là lòng tốt, nhưng với tôi, nó lại như một sự sỉ nhục. Tôi không cần sự thương hại. Trong cái túi thức ăn ấy, tôi thấy sự coi thường, như họ nghĩ rằng chúng tôi cần sự giúp đỡ.
Gia đình tôi thì đúng là nghèo so với nhà thông gia. Chồng tôi mất sớm, mình tôi nuôi 2 con gái ăn học đầy đủ, các con đều đã đi làm và lập gia đình. Tôi sống bơ vơ một mình nhưng tôi có sức khỏe nên vẫn kiếm sống được.
Còn nhà thông gia thì có của ăn của để, 2 ông bà ấy đều là người làm trong bệnh viện, con rể là phó giám đốc công ty máy tính. Tôi mừng cho con và cũng luôn cố gắng làm việc tốt, để ngẩng mặt với đời và để các con không xấu hổ vì mình.
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Nhưng lần này, thông gia gói ghém 1 phần thức ăn thừa cho tôi, còn cho thêm 1 ít trái cây và 2 hộp thịt bò vẫn còn tem mác trong siêu thị khiến lòng tôi cay đắng.
Tôi không nhận vì nếu tôi nhận thì khác gì lép vế trước thông gia, rồi con gái tôi sẽ không được ngang hàng với con rể. Nhưng khi tôi từ chối thì thông gia vẫn nhất quyết ấn cho, họ bảo tôi cứ cầm về cũng đỡ được tiền ăn cả tuần trời. Tôi mà không cầm thì là phụ lòng tốt của họ. Con rể cũng bảo tôi đừng suy nghĩ gì, đây là tấm lòng của nhà con, chỉ muốn san sẻ chút cho tôi đỡ vất vả.
Họ không hiểu tôi, tôi nghèo thật nhưng vẫn có lòng tự trọng. Tôi không cần sự giúp đỡ này. Thế nên tôi bỏ lại giỏ thức ăn ở cổng nhà họ và ra về tay không. Tôi vừa về đến nhà thì con gái gọi điện hỏi thăm xem tôi về có an toàn không, và nói chuyện mẹ chồng tỏ ra khó chịu khi tôi bỏ lại giỏ thức ăn ở cổng.
Tôi đã làm sai sao? Có phải tôi đang tỏ vẻ sĩ diện khiến thông gia mất lòng? Liệu rằng con gái tôi sau này có bị ảnh hưởng vì sự tự trọng của tôi?
Vậy là cậu con trai ấy lại hạ cẳng tay, hạ cẳng chân thẳng lên người mẹ nghèo khốn khổ. Mỗi lần thấy cậu con trai đ.ánh m.ẹ mình, con chó béc-giê ấy đều lao vào nhào bổ đến như cắn vào người cậu con trai…
Cuộc sống của bà Hạnh là một chuỗi những ngày đau khổ, đáng thương. Mang nặng đẻ đau 3 đứa con rồi cố gắng dùng hết sức lực nuôi nấng chúng nên người. Vậy mà thật không thể tin nổi rằng những đứa con ấy lại chẳng hề yêu thương và tôn trọng mẹ mình.
Tần tảo hơn 20 năm vì chồng mất sớm, một mình bà nuôi nấng các con học hành đàng hoàng như người ta. Cuộc sống của bà không có gì là khó khăn cả, vậy mà đến tận lúc ra đi rồi bà vẫn phải sống trong cái cảnh chẳng có vui vẻ, khổ sở đến thế.
Từ ngày chồng bà mất để lại 3 đứa con nhỏ, bà có nuôi thêm 1 con chó béc-giê. Thật ra, con chó ấy cũng chính là người bầu bạn với bà. 3 đứa con đi học, con chó đi theo bà đi chợ, ngồi cùng bà trong nhà khi bà ngồi bóc hạt sen. Chính con chó ấy là một phần của cuộc đời bà, như 1 người bạn, 1 người tri kỉ.
Không phải bà khó tính nên không có bạn. Bà không có nổi 1 người bạn cho riêng mình chỉ vì quá nặng mưu sinh. Cuộc sống của bà cứ thế mà trôi đi mà chỉ có quanh quẩn với công việc, con cái và con chó mình nuôi. Chẳng có thời gian để mà gặp bạn bè, tụ tập hay buôn vài câu chuyện nhỏ. Trong xóm có đám hỉ, đám hiếu được mời bà vẫn đi đầy đủ, gửi t.iền biếu chứ chẳng có nổi thời gian mà đi ăn.
Sinh con ra, nuôi nấng con cái nên người, trưởng thành cả rồi. Cô con gái cả lấy chồng cũng bận chẳng còn thời gian nói chuyện hay về thăm bà. Cô con gái thứ 2 cũng thế, đến cậu con trai út thì hàng ngày chỉ có về xin t.iền bà mà thôi.
(Ảnh minh họa)
Ngày đó, cậu con trai út vẫn còn đi học trên thành phố, hai đứa cô con gái có gia đình cũng phụ được bà nuôi em ăn học. Nhưng rồi hết t.iền cậu út lại về nhà, có lần bà chẳng có t.iền thì thậm chí cậu ấy còn đ.ánh n.gười mẹ của mình. Cũng không ít người chạy đến can ngăn. Người ta thất vọng về cậu ta, còn bà thất vọng về đứa con mình tần tảo, nuôi nấng nên người cuối cùng lại đối xử với mẹ chẳng ra gì. Cậu về nhà thấy mẹ không có t.iền là c.hửi:
– Bà không có t.iền cho tôi à, làm gì mà không có t.iền? Sao lại nghèo đến thế chứ, bà định để tôi c.hết đói trên thành phố à?
– Không phải con ạ, đợt này người ta không mướn mẹ đi làm nên mẹ cũng không có t.iền. Mẹ xin lỗi để thư thư ít hôm mẹ chuẩn bị rồi gửi t.iền cho con nhé.
– Tôi quá thất vọng về bà, bà đáng làm mẹ không vậy. T.iền thì không có tôi sống làm sao được.
Vậy là cậu con trai ấy lại hạ cẳng tay, hạ cẳng chân thẳng lên người mẹ nghèo khốn khổ. Mỗi lần thấy cậu con trai đ.ánh m.ẹ mình, con chó béc-giê ấy đều lao vào nhào bổ đến như cắn vào người cậu con trai. Chỉ khi bà quát: “Mày không được cắn, không được hư” thì con chó ấy lại gầm gừ rồi nhe nanh vuốt ra nhìn cậu con trai của bà như vẻ tức giận rồi bỏ về chỗ mình nằm yên.
Có nhiều lần chính con chó ấy cũng là người đã đỡ cho bà đòn roi từ cậu con trai quý tử. Đời mẹ như bà, một người mẹ thất bại. Thương con nhưng dạy con không thành để con biến thành đứa con trai hư hỏng là bà đã sai rồi.
Có lẽ sẽ không có chuyện gì xảy ra, nếu như mãi mãi bà sống ở cái làng quê nghèo cùng con chó tri kỉ ấy. Nhưng rồi t.uổi bà cao, chẳng còn đủ sức để mà nói chuyện, chỉ còn đủ sức để đi lại đã là điều khó khăn. Bà ăn kém hơn, rồi yếu dần đi. Khi ấy, cậu con trai chẳng về thăm bà lấy 1 lần. Chỉ có hai cô con gái đã có chồng, thay nhau về với người mẹ tội nghiệp ấy được vài hôm.
Nghĩ con mất cha, thương con chiều chuộng con để rồi cuối cùng người mẹ ấy phải nhận cay đắng đến vô cùng. Bà mất, ngày bà mất hai cô con gái cùng con rể về cũng nức nở khóc. Chỉ có cậu con trai nhìn bà mà thầm chán nản. Đến cái giờ phút ấy cậu vẫn chẳng động chút lòng thương nào với người mẹ đã nuôi nấng mình nên người.
(Ảnh minh họa)
Bà có làm vất vả, nhưng đến lúc c.hết đi cũng có khối tài sản nho nhỏ cho mình. Vậy mà, con cái thì tranh giành nhau vài ba đồng bạc, còn cậu con trai thì chỉ hi vọng kiếm thêm 1 chút cho riêng mình.
Đến lúc nhập quan cho mẹ đã xong xuôi rồi mới nhớ ra để lẫn sợi dây 10 chỉ vàng vào quan tài của mẹ, cậu con trai ấy đã tiếc của đòi mở nắp quan lấy lại bằng được. Mọi người ai cũng ngăn cản vì đã nhập quan đóng cửa quan tài rồi thì hãy để mẹ được yên nghỉ. Nào ngờ cái lúc ấy con chó béc-giê cứ gầm gừ không cho. Thế mà chàng trai ấy vẫn lao vào để rồi lật mở nắp quan tài ra. Thảm kịch đến khi anh ta cố xông vào rồi con chó ấy lao đến, cắn vào chân anh ta, kéo lê chân anh ta ra ngoài với một vết cắn sâu, đầy m.áu.
Anh ta cầm gật đ.ập vào người con chó, đ.ập mạnh nhưng con chó ấy vẫn không chịu buông ra. Đúng, con chó béc-giê ấy trước giờ vẫn hung dữ. Nhưng chưa khi nào nó cắn người cả. Vậy mà lần này nó lại cắn, cắn đau đớn đến rách quần, vết cắn bâm sâu vào tận xương gần đứt cả miếng thịt của cậu con trai bà ấy. Người ta không nói gì chỉ nhìn nhau ngầm hiểu. Ắt hẳn trong chuyện này phải có nguyên nhân của nó. Chắc chắn rằng con chó ấy làm vậy là có lý do và họ càng tin hơn vào tình bạn, tình tri kỉ và chú chó béc-giê ấy đã dành cho bà Hạnh.
Cả đời vất vả k.iếm t.iền mưu sinh, đến khi c.hết đi rồi bà vẫn chẳng được đứa con trai ấy tôn trọng. Sự bất hiếu của một đứa con đáng phải trả giá. Chỉ có điều, liệu người đời có ngầm hiểu được rằng chúng ta được sinh ra, được có mặt và tồn tại trên đời này chắc chắn phải có lý do của nó. Bố mẹ tần tảo nuôi nấng ta nên người, đừng bao giờ đối xử tệ bạc với họ thậm chí không bằng cả một loại động vật như con chó béc-giê trong câu chuyện được kể.
Vừa đi ăn cưới thằng bạn thân về mà Khánh cũng hí hửng muốn lập gia đình , vậy nhưng khổ nỗi năm nay anh đã 33 t.uổi nhưng chưa có lấy một cô bạn gái nào.
Nói như vậy không có nghĩa Khánh là trai nghèo nên không cô nào nhòm ngó. Mà ngược lại thì Khánh đẹp trai, lại là một anh phó phòng của tập đoàn lớn.
ảnh minh họa
Dù nhiều ưu điểm như thế, nhưng chỉ có mỗi khuyết điểm khiến tất cả mọi cô gái tiếp xúc với anh đều bỏ chạy đó là vì Khánh chỉ cao có 1m50. Người ta vẫn nói đàn ông muốn có gái đẹp vây quanh chỉ cần nhiều t.iền, rất rất nhiều t.iền. Thế nhưng với Khánh có lẽ anh chiêm nghiệm ra đó là ngoài t.iền ra còn phải cao to nữa mới đủ sức thu hút mấy cô gái.
Thật ra trước đây Khánh cũng có hẹn hò với mấy cô, thế nhưng những cô gái đó chỉ quan tâm đến t.iền của anh chứ chẳng dành tình cảm thật sự. Nói trắng ra thì Khánh cũng chỉ cần một cô vợ bình thường, nhưng cô nào cũng chê anh lùn nên không dám lấy. Trong khi bạn bè người ta lập gia đình có con thì Khánh vẫn độc thân khiến anh mệt mỏi vô cùng. Cứ mỗi lần về nhà ăn cơm là mẹ anh lại giục chuyện kết hôn.
– Mày định ế đến già đấy hả con?? Làm nhanh nhanh mà cưới vợ sinh con cho mẹ còn bế cháu nội nữa chứ??.
– Con cũng muốn lắm… nhưng mà con lùn quá nên gái bỏ chạy hết cả.
– Không cưới cô này thì cưới cô khác, sợ gì. Ngày xưa bố mày lùn thế mà mẹ vẫn cưới đấy thôi. Mày đừng có kén chọn quá.
– Con đâu có kén chọn… Giờ có cô nào đồng ý lấy là con cưới luôn.
– Là mày nói đấy nhé. Thế thì vợ mày cứ để mẹ lo cho.
Cứ tưởng mẹ mình chỉ nói thế, ấy vậy mà sau 3 ngày thì Khánh choáng váng khi mẹ mình bảo cưới Liên cô hàng xóm bán cháo lòng năm nay đã 40 t.uổi .
– Mẹ có nhầm không. Mẹ bắt con cưới chị hàng xóm á?? Cô ta hơn con những 7 t.uổi mà….
– 40 t.uổi đã sao ?? Chính mày bảo chỉ cần cô nào đồng ý là mày cưới còn gì??
– Đúng là con nói thế. Nhưng ít ra cũng phải trẻ hơn con chứ… con lùn thật nhưng đâu có muốn cưới vợ già.
– Thế thì mày nhầm to rồi. Con Liên tuy 40 t.uổi nhưng nó còn trẻ gấp trăm lần mấy cô gái phố bây giờ. Nó hiền lại đảm đang lắm… mày cứ nghe mẹ không thiệt đâu.
Thấy mẹ nói thế thì dù có hậm hực nhưng Khánh cũng gật đầu vì anh biết nếu không cưới Liên thì có khi anh ế cả đời. Và thế là chỉ sau 1 tuần tìm hiểu thì Khánh và Liên quyết định làm đám cưới. Ngày cưới ai cũng khen hai người đẹp đôi, nghe thế Khánh cũng không biết là họ đang khen thật hay chọc ngoáy mình nữa. Nhưng thú thật thì dù là mai mối nhưng trong lòng Khánh cũng có chút gì đó hưng phấn… vì Liên chính là người con gái đầu tiên không chê anh lùn này nọ.
Sau khi khách khứa về hết nghĩ vợ không muốn tân hôn nên Khánh leo lên giường đắp chăn… Vậy nhưng lúc đó thì Liên bước ra từ phòng tắm nhìn chồng tỉnh bơ.
– Anh cứ thế đi ngủ à??
– Thì không đi ngủ còn làm gì nữa.
– Đêm nay là đêm tân hôn mà anh nói thế hả?? Thôi được rồi, anh không muốn “ấy” cũng được… nhưng anh cởi hết quần áo ra đi.
Nghe Liên nói câu đó mà Khánh hoảng hốt.
– Cởi… c.ởi q.uần á.o ra á?? Để làm gì chứ??
– Thì anh không muốn tân hôn thì để em tân hôn. Anh cứ nằm im là được… còn lại để em.
– Em muốn tân hôn thật á?? Em không chê anh lùn sao??
– Lùn thì đã sao?? Không lẽ vì anh lùn mà không được tân hôn. Nếu em chê anh em đã không cưới rồi. Cứ coi như anh lùn… còn em là gái già đi…Như vậy quá hợp nhau còn gì. Thật ra thì em cũng có tình cảm với anh lâu rồi… Chính vì thế mà 40 t.uổi em vẫn chưa lấy chồng đấy… vì em tương tư anh. Nghe khó tin nhỉ… nhưng đó là sự thật.
– Em… em thích anh lâu rồi ư?? Em thật kỳ lạ… trong khi mấy cô gái kia chê bai anh thì em lại dành tình cảm cho anh.
– Thích một người đâu cần lý do chứ. Nhưng bây giờ thì em yêu anh… Nếu anh không muốn bị em chê… thì tụi mình tân hôn đi nào. Ít ra anh lùn thì chuyện ấy phải khỏe chứ.
Nghe những lời vợ nói mà Khánh bật khóc nức nở, hóa ra lâu nay anh vẫn có được một người con gái chung thủy âm thầm thích và yêu mình như thế. Và thế là đêm hôm đó vợ chồng Khánh và Liên có một đêm tân hôn đáng nhớ vô cùng hạnh phúc và lãng mạn .