Home Blog Page 902

“Đỉnh lưu mới” của nàm ảnh Việt vừa được khen hết lời nay để l.ộ cản.h nón.g nhức mắt với “MV nhún nhảy” trong phòng tắm, khiến dân tình rần rần

0

Tham gia sitcom Bếp trưởng tới , Phương Anh Đào thử thách bản thân khi lần đầu đóng cảnh nóng. Nữ diễn viên cho biết cô thoải mái trên set quay nhưng khá hồi hộp chờ đợi phản ứng khán giả.

Từ trước đến nay, Phương Anh Đào luôn được xem như “gái ngoan” trên màn ảnh rộng khi gắn liền với hình tượng vai diễn tri thức, kín đáo. Mới đây, nữ diễn viên gây bất ngờ khi hóa thân thành nữ quản lý nhà hàng Uyên Thư sexy, sõi đời trong sê-ri Bếp trưởng tới. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên Phương Anh Đào nhận đóng cảnh nóng.

Phương Anh Đào quyến rũ trong vai diễn nữ quản lý nhà hàng Uyên Thư
ĐPCC

Trong Bếp trưởng tới, Phương Anh Đào vào vai Uyên Thư, một cô gái thành thị chính hiệu với vẻ ngoài quyến rũ, độc lập, là quản lý nhà hàng cao cấp Saigon D’or danh tiếng. Trong một lần vui chơi, cô chạm mặt chàng đầu bếp trẻ Kỳ Hải (Hoàng Trung) ở quán bar. Họ tán tỉnh nhau trong men say và trải qua cuộc tình một đêm chóng vánh. Đây cũng là tình huống mở ra bao sự kiện “oan gia ngõ hẹp” về sau giữa hai nhân vật này. Cảnh nóng táo bạo giữa Phương Anh Đào và Hoàng Trung gây chú ý khi được đặt ngay phần mở đầu của sitcom.

Nhắc về cảnh nóng đầu tiên trong sự nghiệp, Phương Anh Đào cho biết đây là một trải nghiệm thoải mái với cô. Các trường đoạn thân mật nam nữ đều được ghi lại theo góc quay tế nhị, được cài cắm nhiều hình ảnh ẩn dụ hài hước của việc chế biến món ăn. Thời lượng của cảnh quay cũng không quá dài nên không hề làm khó Phương Anh Đào.

Phương Anh Đào và Hoàng Trung có cảnh nóng ngay từ tập 1 của sitcom Bếp trưởng tới
CẮT TỪ TEASER
Sau cuộc tình một đêm chóng vánh, Uyên Thư và Kỳ Hải lại trở thành cộng sự
ĐPCC

Nữ diễn viên Bằng chứng vô hình cho biết cô lăn tăn nhiều hơn ở giai đoạn tiếp xúc kịch bản. Phương Anh Đào chia sẻ: “Ban đầu khi biết phim có cảnh nóng tôi có đắn đo. Bởi tôi đang trong giai đoạn đầu của việc thay đổi hình ảnh thôi nên mọi thứ đều phải từ tốn và phải có lộ trình nhất định. Nếu như không cảm thấy an toàn, cảnh nóng chẳng phục vụ gì cho câu chuyện hay sự trao đổi giữa mình và ê-kíp không tìm được tiếng nói chung thì tôi sẽ không thể nhận lời được. May mắn mọi người đã làm việc với tôi trong tâm thế cởi mở để tạo cho tôi sự tin tưởng, thoải mái nhất. Cảnh nóng trong phim không hề phô mà được ẩn dụ bằng nhiều hình ảnh khác nên thực sự mọi thứ cũng nhẹ nhàng”

Phương Anh Đào cho biết cô đang trên hành trình thay đổi hình ảnh, trưởng thành và phóng khoáng hơn. Nữ diễn viên cũng đã không còn “né” cảnh nóng nhưng mọi thứ đều phải có chừng mực theo tiêu chuẩn của riêng cô
FBNV

Bên cạnh đó, Phương Anh Đào cũng rất hồi hộp chờ đợi phản ứng của khán giả với màn “lột xác” của bản thân. Nữ diễn viên nhận xét nhân vật Uyên Thư trong Bếp trưởng tới và cô ngoài đời có nhiều điểm tương đồng, đều là những người phụ nữ độc lập, quyết đoán trong công việc. Dù vậy, Phương Anh Đào cho biết cô không hề bạo dạn trong chuyện tình cảm như nữ chính Uyên Thư.

Sau nhiều vai diễn nặng tâm lý trong các bộ phim ly kỳ, giật gân, Phương Anh Đào thổ lộ Bếp trưởng tới đã mang đến cho cô một nguồn năng lượng rất khác lạ. Đóng phim có chủ đề ẩm thực, nữ diễn viên cũng có dịp học hỏi nhiều hơn về các món ăn, cách một nhà hàng vận hành ra sao. Phương Anh Đào thổ lộ trong suốt quá trình quay Bếp trưởng tới, mỗi ngày lên set quay đều là một niềm vui.

Bếp trưởng tới là sê-ri phim truyền hình hài hước nói về nghề bếp. Bên cạnh Phương Anh Đào, phim còn có sự tham gia của các diễn viên: Hoàng Trung, Lê Quốc Nam, NSƯT Mỹ Duyên, nghệ sĩ Thụy Mười, Ngọc Tưởng, Trịnh Thảo, Ba Tây… Bếp trưởng tới sẽ chính thức lên sóng vào 20 giờ thứ 2-3 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 10.10.2022 trên kênh K+LIFE và App K+, độc quyền trên mọi nền tảng của Truyền hình K+.

Mua dưa hấu nhớ nhìn kỹ chỗ này, không cần vỗ vào vỏ vẫn biết quả nào ngọt, vỏ mỏng, ruột đỏ

0

Thay vì vỗ vào vỏ quả dưa hấu, bạn có thể quan sát các đặc điểm trên vỏ để biết quả nào chín già, nhiều nước, vị ngọt.

Dưa hấu là loại trái cây ngon bổ, giá cả phải chăng được nhiều người yêu thích. Nó có vị ngọt, mọng nước, có thể dùng để làm dịu cơn khát, nhất là vào những ngày nắng nóng. Dưa hấu chưa nhiều nước, đường glucoza, fructoza, axit amin, axit malic và các loại vitamin khác. Dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung nước, giúp lợi tiểu, nhuận tràng, làm đẹp da… Bạn có thể ăn dưa hấu trực tiếp, làm sinh tố, nước ép, hoa quả dầm, làm thạch…

Khi chọn mua dưa hấu, ai cũng muốn mua được quả dưa vỏ mỏng, ruột vừa đỏ vừa ngọt. Nhiều người truyền tài nhau kinh nghiệm mua dưa hấu là phải vổ vào vỏ. Nếu thấy tiếng vang, giòn tai là dưa ngọt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được âm thanh phát ra khi gõ vào vỏ dưa.

Trên thực tế, để chọn dưa hấu ngon, bạn không nhất thiết phải vỗ vào vỏ quả dưa. Chỉ cần quan sát kỹ phần vỏ là bạn có thể biết được đâu là quả dưa ngọt, vỏ mỏng.

Nhìn rốn dưa

Rốn dưa chính là phẫn nhỏ lõm xuống ở đáy quả dưa hấu. Khi mua dưa hấu, bạn nên chọn quả dưa có rốn càng nhỏ càng tốt. Những quả dưa rốn to, tạo thành vòng tròn lớn thường có vỏ dày và vị kém ngọt hơn.

Nên chọn quả có rốn nhỏ.

Nên chọn quả có rốn nhỏ.

Nhìn vào cuống dưa

Khi mua các loại trái cây, bạn nên quan sát phần cuống quả, dưa hấu cũng vậy. Nếu cuống dưa là một đường thẳng thì không nên mua. Mặc dù quả dưa này có thể có đủ nước nhưng nó sẽ không giòn ngọt. Nên mua những quả dưa có phần cuống xoăn lại. Dưa này sẽ ngọt và ít hạt hơn.

Nên chọn quả có cuống hơi xoăn.

Nên chọn quả có cuống hơi xoăn.

Màu sắc của quả dưa

Màu sắc của vỏ quả dưa cũng phản ánh chất lượng của nó. Khi mua dưa, bạn hãy xem phần vỏ màu vàng. Đó chính là phần dưa tiếp xúc mặt đất. Nếu vùng này có màu vàng đậm hoặc vàng cam thì đó là dấu hiệu quả dưa đã già, chín ngọt. Nếu phần vỏ chỉ có màu vàng nhạt, thậm chí hơi trắng thì đó là dưa non.

Nên mua những quả dưa có phần vỏ màu vàng đậm.

Nên mua những quả dưa có phần vỏ màu vàng đậm.

Xem các đường vân trên vỏ dưa

Dưa già thì các đường vân trên vỏ sẽ được phân chia rõ ràng, sắp xếp gọn gàng. Dưa như vậy sẽ chín ngọt, nhiều nước. Ngược lại, những quả dưa có đường vân mỏng hoặc không rõ là dấu hiệu dưa non, chưa đủ chín, ăn kém ngọt.

Tại sao các khách sạn thích đặt thêm một ‘chiếc ghế cong’ trong phòng, hóa ra rất nhiều công dụng

0

Khi vào nhiều khách sạn, nhà nghỉ, chúng ta thường thấy có một chiếc ghế cong lạ mắt, vậy bạn có biết chiếc ghế này thường dùng để làm gì không?

Ngày nay, do các khách sạn và nhà nghỉ mọc lên như nấm, canh tranh nhau rất cao. Vì thế, các chủ khách sạn, nhà nghĩ thường phải tìm cách thay đổi liên tục để thu hút khách. Các phòng ốc không thiết kế đơn thuần nữa, thay vào đó sẽ được bài trí tươi mới với nhiều tiện ích hỗ trợ.

Bạn có thể thấy, trong nhiều khách sạn hay nhà nghỉ thường có một chiếc ghế đặc biệt, mà việc có mặt nó làm cho mọi người tò mò và tự hỏi về chức năng của chiếc ghế này và tại sao nó lại được đặt ở đó.

Công dụng của chiếc ghế cong này là gì?

Công dụng của chiếc ghế cong này là gì?

Tác dụng của chiếc ghế cong đặc biệt được thêm vào phòng của những khách sạn tình yêu

Thiết kế của khách sạn tình yêu rất ấm áp, mọi người sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái khi bước vào phòng. Tuy diện tích phòng của những khách sạn này sẽ không lớn lắm nhưng sẽ có rất nhiều cách trang trí và thiết kế cầu kỳ, sẽ khiến các cặp đôi vô cùng thích. Có chiếc ghế đặc biệt mà mọi người nhìn thấy được gọi là ghế dài. Tuy có kích thước lớn hơn so với những chiếc ghế thông thường nhưng không hề mang lại cảm giác nặng nề.

Mặc dù trông giống như một phi tần quý tộc, nhưng nó không phải là một chiếc ghế phi tần cổ đại truyền thống. Trên thực tế, nó là một trong những thiết bị tập thể dục. Ngoài vai trò trang trí trong khách sạn tình yêu, nó còn có thể làm tăng những trải nghiệm cảm xúc khác nhau giữa những người yêu nhau.

Có rất nhiều công dụng hữu ích

Có rất nhiều công dụng hữu ích

Bên cạnh đó, các phòng trong khách sạn tình yêu thường được thiết kế rộng rãi hơn, và chiếc ghế này có thể làm cho không gian tổng thể trở nên hài hòa hơn. Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, hộ gia đình thường sử dụng các chiếc ghế tương tự để đặt quần áo sau khi về nhà. Điều này giúp các cặp đôi tận dụng không gian phòng một cách sáng tạo và tạo nên một môi trường ấm cúng.

Thứ hai, việc có chiếc ghế này trong phòng còn giúp các cặp vợ chồng tận dụng không gian riêng tư một cách tối ưu. Khi cần một chút không gian riêng tư, họ có thể sử dụng chiếc ghế để thư giãn, đọc sách hoặc thậm chí làm những việc riêng tư mà họ muốn. Điều này tạo điều kiện cho các cặp đôi di chuyển tự do trong phòng, thay vì phải ôm ấp mọi lúc và chỉ ngồi trên giường hoặc sàn nhà. Nó giúp tạo ra không gian sáng tạo cho các cặp đôi để tận hưởng những khoảnh khắc riêng tư.

Bên cạnh đó, việc đặt chiếc ghế này trong phòng cũng mang lại cho các cặp đôi những trải nghiệm đặc biệt hơn. Ví dụ, họ có thể tận hưởng dịch vụ mát-xa và trị liệu spa thư giãn ngay tại phòng. Những trải nghiệm này củng cố mối quan hệ và liên kết tinh thần của các cặp đôi, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc hành trình tình yêu của họ.

Bạn đã được trải nghiệm bao giờ chưa

Bạn đã được trải nghiệm bao giờ chưa

Vệ sinh chiếc ghế cong này như thế nào?

Một số người vẫn có mối lo sợ rằng việc sử dụng chiếc ghế này có thể gây ra vấn đề về vệ sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lo ngại này là không cần thiết. Chiếc ghế thường được chế tạo từ gỗ và sau đó được đệm bằng lớp đệm dày. Gỗ được sử dụng để tạo ra thiết kế đẹp hơn cho ghế, trong khi lớp đệm dày giúp tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Trước hết, do kích thước lớn của chiếc ghế, việc di chuyển và làm sạch bằng nước trở nên khó khăn. Thay vào đó, khi cần làm sạch hoặc gặp bất kỳ vết bẩn nào, người phục vụ thường sẽ lựa chọn phương pháp lau sạch bằng khăn ẩm. Để tiết kiệm thời gian và bảo quản chiếc ghế lâu dài hơn, nhiều khách sạn sẽ sử dụng vỏ bọc cho ghế. Khi khách hàng rời khỏi phòng, họ chỉ cần thay vỏ bọc mới.

Điều này không chỉ giúp bảo vệ chiếc ghế khỏi bất kỳ vết bẩn nào mà còn làm tăng tuổi thọ của nó. Một số khách sạn có thể sở hữu những chiếc ghế dài có tuổi thọ rất lâu, nhưng để đảm bảo an toàn và tránh bất kỳ sự cố nào, khách hàng cũng nên kiểm tra trạng thái của ghế trước khi sử dụng.

Về mặt vệ sinh, các khách sạn thường chăm sóc và xử lý chiếc ghế này một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nó luôn sạch sẽ và an toàn cho khách hàng. Do đó, khi sử dụng chiếc ghế này tại các khách sạn, mọi người có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề vệ sinh.

Dân gian có câu “Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời”, vì sao?

0

 Trong quan niệm phong thủy nơi để gạo rất quan trọng vì đó là lương thực quan trọng phổ biến với mỗi gia đình.

Trong góc nhìn phong thủy nhà bếp là nơi thể hiện sự giàu có của gia chủ, đó là kho lương. Mà trong bếp thì gạo là nguyên liệu phổ biến và điển hình nhất. Thùng gạo thể hiện sự giàu có, là kho khố của gia đình.

Trong đời sống xa xưa của cư dân Á Đông thì gạo là thức ăn quan trọng nhất. Bây giờ gạo cũng vẫn là lương thực quan trọng, thậm chí ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Bởi vậy gạo trong phong thủy được xem là rất quan trọng trong bếp của người Việt.

 “Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời” nghĩa là gì?

Thời xa xưa khi công nghiệp chưa phát triển thì ông bà ta thường đựng gạo trong chum hũ bằng gốm sứ hoặc bằng gỗ. Thùng gạo trong mỗi gia đình theo phong thủy thuộc hành Thổ. Do đó gạo để trong thùng hũ, chum bằng sứ hoặc gốm là hợp phong thủy, tức thổ.

Gạo đựng trong thùng gốm giúp bảo quản gạo tốt hơn lại hợp về phong thủy ngũ hành

Gạo đựng trong thùng gốm giúp bảo quản gạo tốt hơn lại hợp về phong thủy ngũ hành

Theo quan niệm phong thủy hũ đựng gạo là gốm sành sứ tức là thổ sẽ giúp tăng tài lộc, thể hiện cuộc sống hưng thịnh, tốt lành không bị xung khắc. Cả gạo và gốm sành sứ đều là thổ tạo cho thổ khí thêm tốt lành, nên bếp càng ổn định lâu dài, tài khố càng vững chắc, bền bỉ. Do đó gia chủ ngày càng ăn nên làm ra. Ông bà ta không đựng gạo trong thùng gỗ là vì gỗ thuộc mộc mà mộc khắc thổ. Hơn nữa thùng gỗ dễ bị hút thêm ẩm vào làm gạo dễ ẩm mốc hơn, và thùng gỗ dễ bị mối mọt tấn công.

Ngày nay thì con người đã làm ra nhiều vật dụng bằng nhựa tiện dụng vì chúng nhẹ, bền, không lo vỡ như gốm sứ. Thế nhưng nếu đựng gạo trong thùng nhựa thì không hợp về phong thủy. Hơn nữa nhựa có thể nảy sinh các hạt vi nhựa không tốt cho người dùng. Thùng nhựa cũng dễ gây ẩm mốc gạo hơn thùng gốm.

Bởi thế xét ở mọi phương diện thì thùng chứa gạo nên đựng trong thùng bằng sành, gốm, sứ là tốt nhất vừa đảm bảo phong thủy lại an toàn mặt sức khỏe và bảo quản thực phẩm.

Việc nói giàu 3 họ khó 3 đời là một cách nói cường điệu ý nhận mạnh việc nên và không nên làm.

Ngoài ra để đảm bảo phong thủy thì thùng gạo trong gia đình cần chú ý:

Thùng gạo tránh để trống rỗng

Thùng gạo tránh để trống rỗng

Thùng gạo để sát mặt đất tránh đặt trên cao

Trước tiên thùng gạo thường nặng nên để trên cao sẽ bất tiện khi bảo quản. Hơn nữa thùng gạo nặng đặt trên cao có nguy cơ đổ vỡ gây tai nạn.

Thùng gạo về phong thủy lại thuộc thổ nên tốt nhất là phải tiếp đất. Hơn nữa thùng gạo đặt tiếp đất tạo sự vững chắc, thể hiện sự vững chắc cho gia chủ, bảo đảm sự giàu có thịnh vượng dài lâu.

Vị trí đặt thùng gạo sinh tài lộc

Trong phong thủy thì hướng Tây Nam, Đông Bắc là hướng của hành Thổ. Do đó vị trí tốt để đặt thùng gạo cũng không nên đặt ở hướng Đông và Đông Nam mà nên đặt ở Hương Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp.  Tuyệt đối tránh hướng Đông và Đông Nam vì dây là hướng của Mộc mà mộc khắc thổ.

Gạo cũng không nên đặt ngay lối đi vì không tốt về phong thủy. Thùng gạo nên đặt nơi kín đáo nhưng không bị che chắn khó lấy ra. Hơn nữa vị trí để thùng gạo phải khô ráo sạch sẽ tránh ruồi bọ chuột kiến quấy phá, tránh ẩm ướt hôi hám. Làm vậy thì tài mới tụ gia đình mới giàu có. Điều đó cũng giúp đảm bảo sức khỏe cho gia chủ, bởi nếu bị ẩm mốc gạo sẽ sinh ra chất độc, nếu để chuột kiến rán quấy phá có thể gây ra dịch bệnh.

Màu sắc thùng đựng gạo không nên sặc sỡ

Thùng đựng gạo nên chọn màu nâu, sành sứ vàng đại diện cho Thổ, tránh chọn màu đỏ, xanh lá cây…

Thùng gạo đựng để trống rỗng

Trong phong thủy, kho khố mà trống rỗng thể hiện sự nghèo túng của gia chủ. Do đó dù là người ít nấu ăn thì cũng cần thường xuyên kiểm tra thùng gạo để trong thùng không bao giờ thiếu gạo. Thùng gạo trống thể hiện sự sa sút, kém may mắn, không thu hút tài lộc về cho gia đình. Do đó bạn cần tuyệt đối tránh tình trạng này nhé. Hũ gạo chính là kho lương, là tài khố nên để trống tức là nghèo nàn sa sút đi.

Luôn dọn sạch vị trí thùng gạo và thùng gạo tránh bị bẩn

Trong phong thủy rất kỵ những nơi lộn xộn mà cất giữ tài sản vì sẽ gây hao tài tốn của, tiền không thích ở những nơi như thế. Vì thế bạn cần chú ý dọn bếp sạch sẽ.

Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi nên quan niệm thùng gạo là kho khố đã không còn phổ biến nữa. Câu nói dân gian trên có nhiều ý nghĩa tượng trưng hơn nên bạn không cần quá lo lắng việc đựng gạo trong thùng nhựa. Nhưng dù sao bạn vẫn lưu ý khi dùng đồ nhựa, nên tránh các loại thùng nhựa tái chế như thùng sơn để đựng gạo, tránh các loại đồ nhựa không đảm bảo chất lượng vì có thể gây hại sức khỏe.

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Tổ tiên dặn “Ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”, tại sao vậy?

0

Kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta vô cùng phong phú. Một trong số đó là việc kiêng kỵ: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”.

Kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta vô cùng phong phú. Một trong số đó là việc kiêng kỵ: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa, nghe tiếng người gọi không được thưa”. Lý do tại sao?

Tại sao tổ tiên dặn: “Khi ngủ chớ quay đầu ra cửa”?

Theo quan niệm xưa khi giường kê quay đầu ra thẳng cửa là không tốt, đó là hướng quay để làm lễ người đã khuất. Bởi vậy tuyệt đối không nằm hướng thẳng ra cửa. Một tư thế cấm kỵ cũng tương tự đó chính là không quay đầu hoặc chân ra phía cửa sổ khi ngủ.

khi-ngu-cho--quay-dau-ra-cua-1

Đây là kinh nghiệm dân gian rất phù hợp với thực tế cuộc sống. Theo khoa học thì việc quay đầu hoặc chân ra cửa hoặc cửa sổ sẽ hứng gió lạnh về đêm rất nguy hiểm. Hơn nữa nơi cửa và cửa sổ là nơi lưu thông khí nên có thể có gió lạnh, tà khí, điều đó dễ khiến chúng ta bị cảm, bị ốm nên có thể đột tử. Hơn nữa nếu nằm gần cửa sổ thì có thể chịu tác động khó chịu của ánh sáng, tiếng ồn bên ngoài len vào, hoặc có thể dễ bị côn trùng quấy phá hơn. Khi đó giấc ngủ của chúng ta sẽ bị chập chờn. Hơn nữa phía đầu giường phải có thành cao không thì phải kê sát tường để tránh việc hổng lạnh phía đỉnh đầu. Trong dân gian xưa, khi người đã khuất giường sẽ được kéo ra để hổng phần trên đầu giường đặt bát cơm cúng, và khi khâm liệm thì người đã mất sẽ được xoay giường quay đầu hướng về phía cửa. Thế nên chúng ta khi nằm hướng chân ra cửa quay đầu ra cửa đều là không hợp phong thủy, không mang sinh khí.

Khi nằm trên giường thì các cụ cũng kiêng không nằm ngang giường. Đó là vì giường thường được thiết kế rộng 1m6 -1m8 còn dài 2m. Vì thế nếu xoay ngang thì có thể không vừa nên chân sẽ bị đặt ra khỏi giường gây mỏi hoặc phải nằm co không thoải mái, không tốt cho sức khỏe.

Trong nằm ngủ cũng không được nằm xoay ngược hướng đầu về chân chân lên đầu. Bởi theo thông thường thì khi kê giường thường đầu giường sẽ cao hơn để thuận sinh lý, nên nằm ngược lại sẽ làm đầu thấp hơn chân có thể gây khó chịu, sưng phù mặt sau khi thức dậy. Hơn nữa thế nằm ngược đó là không hợp âm dương ngũ hành và mang tính chất đảo lộn gây không tốt về phong thủy, mang tính chất lộn xộn, đảo ngược vận may.

Khi ngủ, nghe tiếng người gọi không được thưa

khi-ngu-cho--quay-dau-ra-cua-2

Người xưa cho rằng ma quỷ thường hoạt động về đêm và đi bắt hồn người. Thế nên khi ma quỷ gọi mà chúng ta thưa rất dễ bị mất hồn. Tiếng gọi trong đêm có thể là tiếng gọi của năng lựng âm của quỷ thần. Do đó nếu chúng ta ngủ mà nghe tiếng gọi thì có thể đó không phải tiếng gọi của những người còn sống mà của ma quỷ về bắt hồn người. Nếu thưa có thể bị bắt đi khiến đột ngột tử vong hoặc sẽ bị rơi vào trạng thái mê không tỉnh.

Hơn nữa, người xưa lý giải, khi quỷ thần gọi nhưng bạn không thưa thì cũng khó bắt hồn bạn đi. Thế nên khi ngủ mà nghe tiếng ai gọi thì đừng vội thưa. Đầu tiên, hãy ngồi dậy tỉnh ngủ hẳn và xác định rõ xem có phải người sống gọi không, ai đang gọi thì mới được thưa. Xác định được người gọi mình thì thưa để xem họ cần mình giải quyết việc gì trong trạng thái tỉnh táo chứ không phải nửa tỉnh nửa mê.

Ngoài ra, người xưa cũng dặn chớ trêu dại nhau bằng việc vẽ lên mặt một người nào đó khi họ đang ngủ. Bởi lúc đó hồn vía tách khỏi thể xác nên khi quay lại nhìn thấy gương mặt đã bị vẽ lạ không nhận ra có thể hồn không nhập lại được nên dẫn tới xui xẻo tử vong. Mặc dù những điều này không có cơ sở khoa học nhưng có kiêng có lành, những điều không hay tốt nhất nên tránh, đừng tự rước hoạ vào thân.

Dân gian có câu: ‘Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ’, chôn ở đây có nghĩa là gì?

0

Đây là một trong những câu nói rất nổi tiếng từ xưa, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó là gì nhé!

Từ ngày xưa, các cụ ta không có nhiều sách vở, chữ nghĩa cũng không biết nhiều. Cũng chính vì thế, những kiến thức mà người xưa có được hoàn toàn là kinh nghiệm từ cuộc sống hiện thực. Người xưa nói một câu nổi tiếng thế này: “Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ”, vậy câu này có ý nghĩa là gì?

Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ

Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ

Lòng hiếu thảo đứng đầu trong tất cả những việc tốt của một con người, văn hóa hiếu thảo đòi hỏi chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ và kính trọng cha mẹ trong suốt cuộc đời, đặc biệt con cháu phải thương tiếc cha mẹ sau khi họ qua đời.

Đối với nhiều người con hiếu thảo, sau khi cha mẹ qua đời sẽ làm mọi cách trong khả năng của mình để cha mẹ ra đi trong sự nhẹ nhàng, thanh thản nhất. Sau khi nói một chút về lòng hiếu thảo, chúng ta sẽ dễ hiểu hơn câu tục ngữ này.

Để hiểu câu tục ngữ này, trước tiên bạn phải hiểu “bảy” và “tám” nghĩa là gì?

Ở đây, “bảy” và “tám” đều có giá trị thời gian, vì âm lịch thường được sử dụng ở nông thôn nên ở đây có thể hiểu là những ngày có bảy, chẳng hạn như “ngày bảy, ngày mười bảy, ngày hai mươi bảy”.

Bạn hiểu ý nghĩa câu nói này không?

Bạn hiểu ý nghĩa câu nói này không?

Trong những ngày này, nếu cha ngươi qua đời, con cháu không thể chôn cất cha ngươi. Tương tự như vậy, nếu mẹ bạn qua đời vào ngày “thứ tám, thứ mười tám và thứ hai mươi tám” thì bạn không thể chôn cất mẹ bạn.

Theo những người lớn tuổi, nếu chôn cất cha mẹ trong những ngày này thì gia đình sẽ không được suôn sẻ nên nhiều người sẽ tránh. Tất nhiên, một số người có thể cho rằng câu nói này bây giờ là mê tín, ngày nay, người ta không còn quá quan trọng những điều này, khi trong nhà có người mất đi, con cái sẽ lo lắng công việc chu toàn và nhanh chóng nhất.

Quan niệm của người xưa rất nặng nề, họ cho rằng nếu làm trái đi những phong tục cũ có thể khiến gia đình đảo lộn, vận đen rơi xuống, như thế bạn đã là bất hiếu.

Tất nhiên, câu này cũng có ý nghĩa từ một góc độ khác, lý do tránh những ngày này là để người đã khuất và người thân ở lại thêm một thời gian, qua đó bày tỏ sự không muốn rời xa người đã khuất.

Hấp tôm chỉ bỏ nước và sả thôi chưa đủ: Làm thêm bước này tôm đỏ au, ngọt thịt không chút tanh

0

Với công thức hấp tôm dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon đậm vị ai cũng phải thích thú khi thưởng thức.

Nguyên liệu làm tôm hấp sả

500g tôm to nên chọn con to vừa đều nhau

5-7 củ sả tươi được rửa sạch

2 quả ớt sừng

1 củ gừng

1 quả chanh tươi

Gia vị: hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu, bột ngọt.

Cách hấp tôm tươi ngon đỏ au

Cách hấp tôm tươi ngon đỏ au

Cách làm tôm hấp sả

Bước 1: Ướp tôm Trên thực tế, bạn có thể không ướp tôm cũng được. Nếu ướp thì cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bỏ một chút muối vào sau đó xóc đều lên để tôm ngấm gia vị. Cho sả đã thái lát vào ướp cùng trong khoảng 5-10 phút.

Bước 2: Trước tiên, bạn dải vào đáy nồi 1 lớp sả ở dưới. Sau đó đặt tôm lên trên. Cho thêm lên trên và xung quanh sả và lá chanh, gừng và ớt lên trên về mặt.

Bước 3: Hấp với lửa lớn trong vòng 15 phút rồi tắt. Nhận biết tôm chín bằng cách nhìn vào màu sắc của tôm. Màu tôm chín đỏ hồng hào. Thân tôm hơi cong nhẹ. Tôm mà quá cong là sẽ chín quá. Khi đó thịt tôm sẽ hơi bở. Bạn nên hấp ở mức độ vừa phải, khi đó thịt tôm mới giữ được độ chắc nguyên bản.

Bước 4: Bạn hãy gắp tôm ra đĩa. Trình bày một chút sao cho món ăn thêm ngon mắt và thưởng thức thôi. Vậy là món ăn đã hoàn thành rồi. Khi ăn, bạn có thể kết hợp với các loại nước chấm khác nhau để tăng thêm mùi vị. Thông thường, mọi người sẽ chọn chấm tôm với muối tiêu chanh, muối ớt chanh hoặc đơn giản là tương ớt. Sau khi hấp tôm chín bạn có thể thưởng thức khi tôm nóng như vậy sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Bí quyết hấp tôm tươi đỏ au thơm ngon

Bí quyết hấp tôm tươi đỏ au thơm ngon

Cách chọn tôm ngon

Để có một món tôm hấp thơm ngon đạm vị chắc thịt không tanh thì trước tiên bạn cần phải lựa chọn được những con tôm tươi ngon chắc thịt.

Nhìn vào bên ngoài thấy tôm vẫn còn sống tươi nguyên là tốt nhất. Đồng thời khi chọn tôm kiểm tra phần chân và các khớp tôm vẫn con chắc không bị rụng rời. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra phần bên ngoài không bị nhợt nhạt mà trông hình con tôm có màu nâu tươi rói chính là tôm ngon hấp dẫn đáng để lựa chọn.

Khi bạ kiểm tra phần đầu tôm thấy chúng vẫn tươi và không xuất hiện mùi ươn tanh khó chịu của hải sản bị chết lâu ngày.

Xào thịt gà thêm 1 nắm lá này vào: Miếng nào cũng thơm nức mũi, thịt ngấm đều đậm vị

0

Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm mùi lá gừng và sả cùng vị ngọt tự nhiên của thịt khiến món ăn trở nên vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

1. Gà rang lá gừng

Nguyên liệu:

Thịt gà ta: nửa con (700gr)

Lá gừng, sả, ớt, hạt tiêu, gừng củ

Gia vị: bột canh, mì chính, nước mắm hoặc nước tương.

Gà rang lá gừng

Gà rang lá gừng

Cách thực hiện:

Thịt gà làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá gừng rửa sạch, cắt khúc. Gừng củ, sả, ớt thái nhỏ.

Ướp thịt gà cùng với gừng, sả, ớt băm nhỏ. Thêm vào một chút gia vị, bột canh, mì chính, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều để trong vòng 30 phút cho thịt gà ngấm gia vị (vì gia vị chính của món này là lá gừng nên các bạn không cho quá nhiều gừng củ và sả).

Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng rồi trút thịt gà vào đảo đều. Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ để thịt gà chín . Thi thoảng nên mở vung đảo đều. Đun tới khi gà chín thì cho lá gừng vào đảo vài cái rồi tắt bếp.

Bày món gà rang lá gừng ra đĩa và cùng gia đình thưởng thức nhé.

2. Cách nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
  • 1 nhánh gừng
  • 1 bó lá gừng non
  • 3 – 4 củ hành khô
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)
Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

 Sơ chế

  • Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.

Tẩm ướp

  • Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.

Chế biến

  • Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
  • Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.
Canh gà rang lá gừng

Canh gà rang lá gừng

Chú ý:

  • Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
  • Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
  • Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
  • Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.

Chúc các bạn thành công!

Xào thịt gà thêm 1 nắm lá này vào: Miếng nào cũng thơm nức mũi, thịt ngấm đều đậm vị

0

Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm mùi lá gừng và sả cùng vị ngọt tự nhiên của thịt khiến món ăn trở nên vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

1. Gà rang lá gừng

Nguyên liệu:

Thịt gà ta: nửa con (700gr)

Lá gừng, sả, ớt, hạt tiêu, gừng củ

Gia vị: bột canh, mì chính, nước mắm hoặc nước tương.

Gà rang lá gừng

Gà rang lá gừng

Cách thực hiện:

Thịt gà làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá gừng rửa sạch, cắt khúc. Gừng củ, sả, ớt thái nhỏ.

Ướp thịt gà cùng với gừng, sả, ớt băm nhỏ. Thêm vào một chút gia vị, bột canh, mì chính, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều để trong vòng 30 phút cho thịt gà ngấm gia vị (vì gia vị chính của món này là lá gừng nên các bạn không cho quá nhiều gừng củ và sả).

Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng rồi trút thịt gà vào đảo đều. Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ để thịt gà chín . Thi thoảng nên mở vung đảo đều. Đun tới khi gà chín thì cho lá gừng vào đảo vài cái rồi tắt bếp.

Bày món gà rang lá gừng ra đĩa và cùng gia đình thưởng thức nhé.

2. Cách nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
  • 1 nhánh gừng
  • 1 bó lá gừng non
  • 3 – 4 củ hành khô
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)
Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

 Sơ chế

  • Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.

Tẩm ướp

  • Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.

Chế biến

  • Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
  • Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.
Canh gà rang lá gừng

Canh gà rang lá gừng

Chú ý:

  • Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
  • Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
  • Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
  • Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.

Chúc các bạn thành công!

Lý do đạo diễn Lê Hoàng cho rằng phụ nữ khi hôn nhân rạn nứt, không nên ly thân mà hãy ly dị

0

Trong chương trình Chuyện cuối tuần với chủ đề Ly hôn, được và mất , đạo diễn Lê Hoàng thẳng thắn cho rằng đàn ông có một tỉ cách ngoại tình. Anh khuyên phụ nữ khi hôn nhân rạn nứt, không nên ly thân mà hãy ly dị.

Trong chương trình, đạo diễn Lê Hoàng và thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A đã đưa ra những quan điểm thẳng thắn về ly hôn. Nam đạo diễn cho rằng ngày nay các cặp vợ chồng thường chọn giải pháp ly thân trước. Tuy nhiên, điều đó là không nên. Anh giải thích: “Thứ nhất, ly thân rất hại, người phụ nữ phải chịu áp lực căng thẳng, thà ly dị một lần đau đớn. Thứ hai, ly thân có lợi cho đàn ông. Người đàn ông nếu như ly thân họ coi như không còn vợ, họ có quyền đi với người khác, xem như cuộc đời được giải thoát nhưng bản thân người phụ nữ lại không dám dứt khoát”.Lê Hoàng cho biết phụ nữ Việt Nam thường chấp nhận ly thân bởi trong thâm tâm họ vẫn mong người đàn ông trở về chứ không nghĩ đến cảnh họ sẽ ra đi, tìm cơ hội mới cho cuộc đời.

Giải thích điều này, thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng vì phụ nữ nặng tình, mang đầy xúc cảm trong cách giải quyết vấn đề. Đó là lý do họ không quyết liệt để chọn giải pháp được luật phát chấp nhận là ly dị. Chị chia sẻ: “Chọn sự trì hoãn và chờ đợi bởi phụ nữ muôn đời vẫn dại. Họ chờ đợi người cha của những đứa con quay trở về. Họ chờ đợi sự hàn gắn, chờ đợi anh ấy quay đầu mà lãng tử thì biết bao giờ mới quay đầu. Phụ nữ cảm thấy hạnh phúc khi làm cho cha mẹ, những người thân xung quanh hạnh phúc”.


Đạo diễn Lê Hoàng khuyên phụ nữ hãy nghĩ đến hạnh phúc của bản thân thay vì những lời dị nghị xung quanh Ảnh: BTC

Nói về bản thân mình, Lê Hoàng cho biết anh không phải người nhiều vợ hay bồ bịch lăng nhăng. Nếu chấm đàn ông thang điểm 10 thì anh cũng được 6. Anh thú nhận: “Tôi cũng là đàn ông và tội lỗi đầy mình. Tôi không phải tấm gương đạo đức sáng trong nghề. Tôi biết rằng mình cũng phạm lỗi, “ăn vụng” xong quên ngay. Phụ nữ phải hiểu đàn ông trước rồi hãy hiểu chồng. Đàn ông có tính “ăn vụng” rất mạnh. Tôi không bao biện hay bào chữa vì đó là bản năng. Bản năng có chừng mực, nếu không phải làm một điều gì quá khủng khiếp thì phụ nữ không nên làm um xùm lên như câu tục ngữ “Gái ngoan phá nát gia đình”. Khi đàn ông gây ra lỗi, phụ nữ thường dằn vặt, gợi nhớ tội lỗi của đàn ông. Điều đó khiến họ bị “quê” và không còn lưu giữ hình ảnh của vợ trước đây. Phụ nữ nếu chọn tha thứ phải im ngay, tha thứ hết mọi lỗi lầm. Còn nếu không tha thứ được hãy ly dị đến nơi đến chốn”.
Anh bổ sung thêm phụ nữ khi chuẩn bị hành lý cho chồng đi nước ngoài, phải bỏ vào đó bao cao su và một khi đã chuẩn bị, hãy xem việc đó như không, đừng gặn hỏi họ đi đâu, làm gì. Phụ nữ phải phân biệt đâu là tội lỗi nặng, đâu là tội lỗi nhẹ do anh ấy là đàn ông. Nam đạo diễn cũng mạnh dạn cho rằng: “Đừng nhìn sự xuất hiện của đàn ông trong gia đình mà xem đó là sự đảm bảo bởi đàn ông có một tỉ cách ngoại tình, đầy tinh vi”.

Đáp lại, thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng lòng bao dung “không phải là một tài nguyên vô tận” và ly thân xong quay trở lại, việc đó sẽ gây bẽ bàng. Chốt lại câu chuyện, cả hai đồng tình đưa ra lời khuyên rằng các cặp vợ chồng đừng chọn giải pháp ly thân bởi người đàn ông sẽ như “hổ thêm cánh”.