Home Blog Page 567

Độc lạ gia đình cưới vợ mới cho con rể cũ, tổ chức như trai tân, còn giữ lại sống chung nhà

0

Không chỉ giữ con rể cũ ở lại trong nhà, người phụ nữ ở Hà Nội còn cưới vợ mới cho con rể cũ và chăm sóc như chính người thân của mình.

Câu chuyện người phụ nữ cưới vợ mới cho con rể cũ khiến mạng xã hội xôn xao. Theo Vietnamnet đưa tin, bà Lê Thị Sáu (59 tuổi) hiện đang sinh sống ở xóm Đá Thâm, thôn Viên Nam, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ bởi thái độ và cách cư xử với chàng rể cũ.

Bà Sáu cho biết, cách đây 10 năm, con gái của bà tên Hương đã kết hôn với chàng trai tên Lịch sống ở huyện Thạch Thất – cách nhà của bà Sáu khoảng 13-14 km. Sau khi các con thưa gửi chuyện đám cưới, bà Sáu không nề hà chấp nhận. Tuy nhiên, vì chồng mất sớm, con gái lớn gả chồng, chỉ còn mỗi cô con gái út nên bà Sáu hy vọng Lịch có thể đến ở rể nhà bà.

Bà Sáu trao quà cưới cho vợ chồng anh Lịch chị Dung

Bà Sáu trao quà cưới cho vợ chồng anh Lịch chị Dung
Vốn là người hiền lành, dễ tính, Lịch nói lại chuyện này cùng gia đình, sau khi nhận được sự đồng ý thì anh chàng dọn về sống chung với nhà vợ. Nhiều năm chung sống, Hương và Lịch có với nhau 2 người con – 1 trai và 1 gái. Cách đây 3 năm, Hương đi học nghề spa, từ đó quan điểm sống của cô thay đổi, đến cách xưng hô cũng không giống như trước.

 

Độc lạ gia đình cưới vợ mới cho con rể cũ, tổ chức như trai tân, còn giữ lại sống chung nhà - ảnh 2

Nhiều người hiếm thấy trường hợp giống bà Sáu

Nhiều người hiếm thấy trường hợp giống bà Sáu
Hai vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi, anh Lịch một lòng muốn hàn gắn, bà Sáu hết lời khuyên can nhưng Hương vẫn muốn ly hôn. Thời gian đó, Hương chủ động sống ly thân với chồng trong nhà. Không lâu sau, cô dọn ra ngoài làm nghề spa cách đó khoảng 10 km, 1-2 tuần mới về đón các con đi chơi nhưng cũng không có ý định ngủ lại hay vào nhà ăn cơm.

Khoảng 9 tháng trước, Hương và Lịch biết không thể kéo dài cuộc hôn nhân này nên đã đồng ý ly hôn. Mặc dù vậy, bà Sáu cho rằng bà không có lý do gì để đuổi chàng rể ra khỏi nhà vì suốt thời gian qua, Lịch sống quá tốt với gia đình bà. Hầu như mọi công việc trong nhà, chăm sóc con cái, vun vén gia đình đều do Lịch đích thân ra tay.

 

Bà Sáu xem anh Lịch như con trai của mình

Bà Sáu xem anh Lịch như con trai của mình
Thương cảnh Lịch “gà trống nuôi con”, bà Sáu nói thẳng: “Mày tìm hiểu kỹ xem có ai thương yêu được mình thì mẹ cưới cho. Mày lấy vợ về đây làm dâu mẹ, cùng nhau chăm lo cho nhà cửa con cái, mẹ cũng có chỗ dựa lúc về già”. Bà Sáu thông báo chuyện này với con gái là Hương, khẳng định đứa nào cũng là con, bà sẽ không bỏ bất kỳ đứa nào. Tương lai nếu Hương cũng cưới chồng, bà vẫn chấp thuận và tìm cách để 2 bên không chạm mặt nhau trong nhà.

Dù Lịch chỉ là con rể cũ, bà Sáu vẫn chuẩn bị nghi lễ cho anh không khác gì trai tân đi cưới vợ. Bà thay mới giường chiếu, chăn ga gối nệm, tủ quần áo cùng những thứ linh tinh tốn khoảng 50 triệu đồng. Trong ngày vui, bà Sáu trao cho các con một cặp nhẫn vàng xem như “tấm lòng của mẹ”.

Bà Sáu cho phép vợ chồng anh Lịch về sống chung nhà với mình

 

Bà Sáu cho phép vợ chồng anh Lịch về sống chung nhà với mình
Sau khi cưới vợ, Dung (tên vợ mới của anh Lịch) cũng chuyển về sống chung nhà với bà Sáu. Bà Sáu chia sẻ, thời gian sau này có thay đổi hay không thì không biết nhưng hiện tại Dung rất yêu quý 2 đứa con riêng của chồng. Đứa con gái sống tình cảm còn không ngừng quấn quýt với “mẹ Dung “. Vợ chồng anh Lịch rất biết ơn tấm lòng đối đãi của bà Sáu dành cho mình, hứa sẽ phụng dưỡng chu đáo cho bà.

Khi về già ai sẽ nuôi bạn? Câu chuyện đau lòng nhưng rất thực tế!

0

Liệu chúng ta có đang sai lầm khi luôn luôn nghĩ đến chuyện “nuôi con dưỡng già”?

Bạn hãy xem câu chuyện bên dưới để suy ngẫm và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.

Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.

Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.

Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.

Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.

Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”

Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.

Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.

“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.

VỀ GIÀ AI SẼ NUÔI BẠN, Câu chuyện đau lòng nhưng rất thực tế của đời người | NGẪM PLUS

Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”

“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.

Có một câu nói rằng: “nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”

Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn: Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”. Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

ve-gia-ai-se-nuoi-ban-cau-chuyen-chua-chat-khi-nuoi-con-de-cay-luc-ve-gia-1672272243

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già. Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả.

Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này. Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân. Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ.

Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn.

Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao? Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Nguồn: https://phunutoday.vn/tuong-lai-khi-gia-ai-se-nuoi-duong-ban-cau-chuyen-dau-long-nhung-chan-thuc-ban-can-biet-d209330.html

Vì sao nói: Một con chó không thể nuôi quá 10 năm”, nghe 5 lý do khiến ai cũng thấy đúng

0

Lý do tại sao một con chó không thể nuôi quá 10 năm thì có thể là do chúng không được tẩy giun, tiêm phòng, khả năng của nó sẽ bị suy giảm.

Lý do vì sao một con chó không thể nuôi quá 1 năm rất có thể là do chúng không được tẩy giun, tiêm phòng, khiến khả năng miễn dịch của con chó bị suy giảm.

Tuổi thọ trung bình của mỗi chú chó dao động từ 8 – 15 năm. Một số loài chó có thể sống 20 năm. Thế thì vì sao lại nói một con chó không thể nuôi quá 10 năm?

Lý do vì sao một con chó không thể nuôi quá 1 năm rất có thể là do chúng không được tẩy giun, tiêm phòng (ảnh minh họa)
Đầu tiên là môi trường sống quá kém

Nếu trong sống trong điều kiện quá kém, chó cực kỳ dễ mặc bệnh nan y, chính vì thế mà tuổi thọ trung bình của con chó là khoảng 15 năm cũng sẽ bị giảm đi cực kỳ nhiều. Do đó mà muốn tăng tuổi thọ của chú chó cưng thì hãy chú ý đến điều kiện sống của chúng.

Cần đảm bảo môi trường sống thật sạch sẽ, khô ráo.

Lý do tại sao một con chó không thể nuôi quá 10 năm thì có thể là do chúng không được tẩy giun, tiêm phòng, khả năng của nó sẽ bị suy giảm. (ảnh minh họa)
Thứ hai: Không tiêm phòng tẩy giun

Lý do tại sao một con chó không thể nuôi quá 10 năm thì có thể là do chúng không được tẩy giun, tiêm phòng, khả năng của nó sẽ bị suy giảm.

Ký sinh trùng và vi khuẩn không ngừng sinh sôi và phát triển bên trong cơ thể. Cứ thế tuổi thọ của con chó sẽ bị giảm đi. Nếu muốn con chó của mình khỏe mạnh nên tẩy giun và tiêm phòng định kỳ.

Thứ ba: Thức ăn không đủ dinh dưỡng

Nếu thức ăn không đủ dinh dưỡng thì con chó sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, tuổi thọ cũng bị rút ngắn đi. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp chú chó phát triển khỏe mạnh hơn.

Khi chọn thức ăn cho chó, bạn nên lựa chọn vào độ tuổi, giống chó, trạng thái sinh sản. Bên cạnh đảm bảo đủ dinh dưỡng thì bạn cần cho thú cưng ăn đúng giờ.

Nếu chó bị buộc hoặc nhốt một chỗ trong thời gian dài, không chạy nhảu, cả ngày lẫn đêm chỉ ăn với ngủ thì tuổi thọ của chúng sẽ bị rút ngắn. (ảnh minh họa)
Thứ tư: Bị buộc, nhốt một chỗ quanh năm

Nếu chó bị buộc hoặc nhốt một chỗ trong thời gian dài, không chạy nhảu, cả ngày lẫn đêm chỉ ăn với ngủ thì tuổi thọ của chúng sẽ bị rút ngắn. Những chú chó bị nhốt một chỗ quanh năm cực kỳ dễ bị ốm.

Thứ năm: Chó bị thừa cân

Giống như người thì tuổi thọ của chú chó béo phì sẽ thấp hơn so với một chú chó có thể hình cân đối. Nếu bạn cho chó ăn quá nhiều thức ăn có quá nhiều chất béo thì chó sẽ dễ béo phì, tự nhiên tuổi thọ của chó sẽ bị rút ngắn lại.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.vn
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/vi-sao-noi-mot-con-cho-khong-the-nuoi-qua-10-nam-nghe-5-ly-do-khien-ai-cung-thay-dung-809078.html

Tổ Tiên nói: ‘Con người có 3 đặc điểm, cả đời không giàu cũng vượng’, 3 đặc điểm đó là gì?

0

Nếu một người sở hữu những đặc điểm sau đây, cuộc đời thường giàu có và thịnh vượng.

Sống lương thiện

Lương thiện chính là ngọn nguồn của phúc khí đời người. Người có tấm lòng lương thiện sâu rộng như biển lớn, vừa bao dung độ lượng lại chẳng có suy nghĩ hại người, những người này có thể nhẫn nại, có thể chân thành giúp đỡ người khác.

Người sống thiện lương sẽ có tâm hồn thiện niệm, họ luôn nghĩ họ người khác, không tranh giành thắng thua với người khác.

Người lương thiện sẽ luôn nghĩ cho người khác, họ tin rằng đời này có nhân có quả, thiện ác có Trời cao phán xét, cứ làm nhiều việc tốt ắt sẽ được Trời xanh độ.

Người sống thiện lương cả đời được yêu mến và báo đáp, dù cuộc đời có lúc trắc trở cũng sẽ vượt qua. Hãy nhớ rằng, ở đời của cải có thể mất, danh lợi có thể mất, nhưng thiện lương tuyệt không thể đánh mất.

Người tràn đầy năng lượng và sự tự tin

Những người tràn đầy năng lượng và sự tự tin đi tới đâu cũng được yêu mến và đón nhận. Ở bên cạnh họ người ta sẽ cảm thấy như ở gần những tia nắng ban mai, vừa sảng khoái, vừa rực rỡ vừa tràn trề nhựa sống.

Bất kể bạn giàu sang hay nghèo khó, bạn xinh đẹp như hoa hay nhan sắc ở mức trung bình, chỉ cần bạn tự tin ngẩng cao đầu và luôn hướng về phía trước, thì bạn sẽ trở nên đáng yêu – một kiểu đáng yêu mà bất kỳ ai cũng phải yêu quý và muốn lại gần.

Ngươi tự tin dễ dàng gặt hái thành công trong công việc, cuộc đời của họ thường sung túc và giàu có.

Sống khiêm nhường

Người xưa có câu: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”, bên ngoài bầu trời này ắt có bầu trời kháс, người tài có người tài hơn, dù bạn có cho rằng mình giỏi giang mấy thì những gì bạn biết vẫn chỉ là hạt cát giữa đại dương bao la. Những kẻ ếch ngồi áy giếng sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu biết, vĩnh viễn không bao giờ thấy được bầu trời xanh ở trên.

Khiêm nhường mang lại nhiều lợi ích, trước hết là tu tâm dưỡng tính, thứ hai là tránh bị kẻ xấu soi mói và nhòm ngó. Sống càng khiêm nhường cuộc đời càng thuận lợi, phúc đức càng dồi dào.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn

3 giờ sáng tôi lọ mọ vào nhà tắm vì nghe tiếng xả nước, nép bên cửa mà tôi khóc không thành tiếng khi thấy chồng mình đang làm điều này

0

Tôi sốc, không tin đó là sự thật, đây có phải là chồng của mình hay không?

Em với chồng lấy nhau khi cả hai mới 20, vì tụi em lỡ dại có thai. Ai cũng lắc đầu ngao ngán khi chúng em còn quá trẻ đã kết hôn. Họ cho rằng chồng em tuổi này làm gì biết lo cho vợ con. Nhưng em với chồng yêu nhau từ thời còn đi học, em rất tin tưởng chồng. Dù chúng em còn nhiều thiếu sót nhưng cả hai luôn cố gắng vì mái ấm nhỏ này.

Sức khỏe của em vốn yếu đuối, khi có thai lại càng mệt mỏi. Từ ngày có thai thì em cũng nghỉ việc ở nhà, hạn chế vận động để dưỡng thai. Em cũng đắn đo lắm vì cả hai vợ chồng đi làm thì kinh tế sẽ ổn định hơn. Nhưng vì đứa con trong bụng, chúng em đành chấp nhận vậy.

Từ khi em có thai phải ở nhà, chồng em vừa đi làm vừa chăm lo cho vợ bầu. Trước khi đi làm, chồng em sẽ nấu sẵn đồ ăn cho vợ. Sau khi đi làm về, anh ấy sẽ lau dọn nhà cửa, không để em một mình làm. Không chỉ vậy, chồng em còn nhận thêm việc để kiếm thêm tiền. Bởi thế từ ngày em mang thai, chồng em ốm đi hẳn. Em nhìn chồng mà xót hết ruột gan. Nhưng chồng em chẳng bao giờ than thở, anh ấy còn nói đàn ông làm thế này chẳng xi nhê gì.

Ảnh minh họa: Internet
Em phải sinh mổ nên việc đi đứng sau sinh hơi khó khăn. Khổ nỗi vợ chồng em chẳng có ai giúp đỡ. Em thì mồ côi, cha mẹ chồng em lại già cả ở xa. Ban đầu, họ hàng bên chồng em bảo để em về quê chồng để chăm sóc nhưng anh ấy nhất định không chịu. Chồng em nói muốn ở bên chăm sóc vợ.

Từ ngày em sinh con thì chồng lại càng vất vả hơn. Nhưng chồng em vẫn lo từng bữa ăn cho em, quan tâm đến em với con từng chút. Em cũng cố đi lại để phụ giúp việc nhà. Nhưng cứ thấy em lồm cồm dậy là chồng lại cản không cho làm việc nhà.

Đến một hôm, em giật mình giữa đêm khuya vì nghe tiếng nước xả trong nhà tắm. Em mơ màng cố gắng ngồi dậy đi xem có chuyện gì. Không ngờ, đứng trước cửa nhà tắm, em thấy chồng đang ngồi xỏm giặt tã cho con và quần lót cho em. Em thấy thế nói chồng đi ngủ đi để em làm được rồi. Nhưng anh ấy cứ một mực:

“Anh làm việc xong khó ngủ nên làm luôn, em cứ nghỉ ngơi đi đừng nghĩ nhiều”.

Phụ nữ sau sinh vốn nhạy cảm, thấy chồng làm thế, nghe chồng nói thế mà nước mắt em cứ chảy, em bưng mặt khóc. Em thương chồng mình quá, anh ấy khổ vì em với con quá. Em nghĩ hay là về quê chồng ở một thời gian để chồng còn có thời gian nghỉ ngơi, không phải vất vả thế này nữa?

Theo Tinh Nghi (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/3-gio-sang-toi-lo-mo-vao-nha-tam-vi-nghe-tieng-xa-nuoc-nep-ben-cua-ma-toi-khoc-khong-thanh-tieng-khi-thay-chong-minh-ang-lam-ieu-nay-683121.html

5 năm sau ngày chồng qua đời, mẹ chồng đến nhà tôi vào đúng ngày giỗ của chồng, thắp xong nén nhang, bà nói 1 câu là tôi suýt ngất

0

Ngày chồng qua đời, trời đất trước mắt tôi như sụp đổ. Đây là người chồng yêu thương, chăm sóc tôi suốt nhiều năm. Giờ thì tôi phải tiễn anh đi vì căn bệnh hiểm nghèo.

Từ ngày sống cùng chồng, tôi khá thoải mái về vật chất, đâm ra có phần ỷ lại vào anh. Vì thế sau khi ngày chồng mất, tôi chật vật xoay sở với cuộc sống. Một mình nuôi con trai nhỏ, nhiều lúc tôi thấy mình không chống đỡ nổi.

Sau này là tháng ngày tôi một thân một mình, đối mặt với lời dụ dỗ của nhiều người đàn ông. Họ nói sẽ lo cho tôi và con, nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra họ không thật lòng. Dù đã mấy năm sau khi mất chồng, tôi vẫn còn nhớ thương anh. Cứ vậy mà tôi tiếp tục cuộc sống không còn chồng bên cạnh. Trải qua khó khăn, tôi dần kiên cường hơn, cuộc sống của tôi và con cũng ổn định hơn.

Ảnh minh họa: Internet

5 năm sau ngày chồng qua đời, mẹ chồng đến nhà tôi vào đúng ngày giỗ của chồng. Bà gọi tôi vào để nói chuyện riêng. Ngập ngừng một hồi thì mẹ chồng nói chồng tôi gửi cho tôi 1 tỷ dưới tên của bà. Bà nói giờ tôi muốn làm ăn, đầu tư gì thì cứ dùng số tiền này.

Tôi nghe thì ngỡ ngàng khó hiểu, vì chồng mất đã 5 năm, sao anh có thể gửi tiền cho tôi? Sau đó tôi mới nghe mẹ chồng nói hết ngọn nguồn câu chuyện. Hóa ra, chồng tôi trước khi mất đã mở một tài khoản tiết kiệm. Anh nói với mẹ rằng nếu 5 năm sau khi anh mất mà tôi vẫn một mình nuôi con, không sa ngã yêu đương thì hãy đưa số tiền này cho tôi.

Đúng như yêu cầu của anh, 5 năm qua tôi chỉ một lòng nuôi con, hỏi han chăm lo cho nhà chồng. Nhưng sau khi mẹ chồng ra về, tôi không khỏi ngẩn người xót xa. Sống với nhau bao năm, đến khi gần đất xa trời, chồng tôi vẫn không tin tưởng tôi yêu thương anh và con hết lòng. Anh cứ sợ sau khi mình mất thì tôi sẽ bỏ rơi con, nhanh chóng tìm kiếm tình yêu mới.

Anh chẳng nghĩ được việc sau khi mình mất thì tôi và con đã sống chật vật thế nào. Nếu ngay lúc đó tôi có số tiền này thì chẳng phải đã đỡ rất nhiều sao? Đến khi tôi có thể tự mình sống vững vàng thì mới nhận được tiền của chồng. Nhưng tôi cũng không thể từ chối số tiền này, chỉ là nghĩ mà buồn quá, chạnh lòng vô cùng.

Theo Mộc Miên (TH) | Phụ Nữ Sức Khỏe

https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/5-nam-sau-ngay-chong-qua-oi-me-chong-en-nha-toi-vao-ung-ngay-gio-cua-chong-thap-xong-nen-nhang-ba-noi-1-cau-la-toi-suyt-ngat-687783.html

Sợ vợ bòn tiền cho nhà ngoại chỉ đưa 2 triệu/tháng, lần đầu ăn Tết quê ngoại tôi run lẩy bẩy

0

 

Biết về gia cảnh nhà vợ, tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi có thể lo cho vợ con không có nghĩa là phải lo cho cả nhà cô ấy.

Năm nay mùng 6 đã hết Tết, hai vợ chồng lên thành phố đi làm lại rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn sau cái Tết đầu tiên ở quê ngoại.

Vợ chồng cưới nhau 4 năm, 2 năm đầu vợ tôi dâu mới phải ăn Tết nhà chồng. Năm thứ ba có con đầu lòng, là cháu nội đầu tiên của bố mẹ nên vợ chồng con cái nhà tôi không thể vắng mặt. Năm nay vợ than thở chưa được ăn Tết quê ngoại lần nào, tôi đồng ý về ngoại.

Từ trước đám cưới về ra mắt, tôi thấy nhà vợ không giàu có gì, chỉ có căn nhà cũ từ xa xưa các cụ để lại. Vợ tôi đi làm lương tháng 13 triệu, gọi là đủ lo cho riêng bản thân cô ấy. Tuy nhiên tôi không cần vợ kiếm ra nhiều tiền, bản thân tôi lương 50 triệu nên chỉ cần vợ chăm chồng dạy con cho tốt là được.

Biết về gia cảnh nhà vợ, tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi có thể lo cho vợ con không có nghĩa là phải lo cho cả nhà cô ấy. Vợ không kiếm ra tiền, nhà vợ lại khó khăn, viễn cảnh vợ mang tiền về cho nhà đẻ hoàn toàn có thể xảy ra.

27 Tết vợ chồng tôi về đến quê ngoại, đứng trước cửa nhà bố mẹ vợ mà tôi đờ đẫn cả người. (Ảnh minh họa)

Suy nghĩ kỹ càng, tôi đưa ra một phương án vừa bảo toàn được tiền của mình mà tình cảm vợ chồng không bị rạn nứt. Tôi bảo vợ lương cô ấy để chi tiêu, lương tôi thì dành tiết kiệm. Tôi công khai lương thưởng với vợ, gửi vào một tài khoản mà hai vợ chồng đều có thể quản lý chứ không mập mờ giấu giếm. Mỗi tháng tôi đưa thêm cho vợ 2 triệu, cùng với tiền lương của cô ấy là đủ lo cho cả nhà hai vợ chồng với một đứa con nhỏ ở mức tạm ổn.

Vợ tôi không hề dị nghị gì vì mọi thứ đều công khai minh bạch. Tôi cũng rất hài lòng khi tiền bạc trong nhà đều nằm trong tầm kiểm soát của mình, lương của vợ cũng chi tiêu hết cho gia đình, không mất mát đi đâu.

Mấy năm qua vì sợ nhà ngoại xin xỏ vay mượn nên tôi luôn viện cớ công việc bận rộn, quê xa nên ít về thăm nhà vợ. Tuy nhiên để được lòng vợ, tôi vẫn gọi điện hỏi thăm ông bà ngoại và gửi quà cáp biếu xén những dịp lễ Tết đầy đủ.

Năm nay trước Tết tôi hỏi vợ biếu Tết bố mẹ cô ấy thế nào. Vợ cười xòa bảo ông bà chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi, chúng tôi không cần lo. Nghĩ chắc vợ khách sáo thôi nên tôi vẫn đóng phong bì 5 triệu để Tết về đưa cho bố vợ.

27 Tết vợ chồng tôi về đến quê ngoại, đứng trước cửa nhà bố mẹ vợ mà tôi đờ đẫn cả người. Căn nhà cũ khi trước đã không còn bóng dáng, thay thế bằng một căn biệt thự xinh xắn, đã được trang trí đào, quất xinh đẹp. Vào trong nhà, mọi thứ chuẩn bị cho Tết đều được sắm sửa đầy đủ không thiếu thứ gì quả như lời vợ tôi nói.

“Nhà của bố mẹ mà, có phải của em đâu nên cũng chẳng muốn khoe với anh. Ông bà mới khởi công xây dựng hồi đầu năm, vì em bảo có thể năm nay vợ chồng mình sẽ đưa con về ăn Tết đấy. Lúc trước hai cụ già với nhau, anh trai lại không sống gần, ông bà thế nào cũng được nhưng bây giờ đã có cháu ngoại nên ông bà muốn làm cái nhà to đẹp để sau này con cháu về chơi có chỗ ở rộng rãi. Ít nữa vợ chồng mình có tuổi, thi thoảng về đây an dưỡng cuộc sống thôn quê cũng được”, vợ cười nói khiến tôi líu lưỡi không thể tin nổi.

Chỉ kể thế thôi mọi người cũng đủ hiểu cảm giác của tôi khi ở quê vợ ăn Tết dịp vừa qua. (Ảnh minh họa)

Xây cái nhà cả 3 tỷ đối với bố mẹ vợ mà như đi mua một món đồ gì đó hơi giá trị một chút. Hóa ra bố mẹ vợ tôi cả đời ngược xuôi đã tích lũy được số của cải lớn nhưng không thích phô trương. Vợ tôi có một anh trai cũng tự lập trong Sài Gòn, không nhờ vả gì bố mẹ, hiện tại vẫn độc thân. Lúc trước chưa tiếp xúc nhiều, giờ hỏi kỹ ra mới biết anh vợ cũng có sự nghiệp rất thành công ở phương Nam.

Còn cô ấy luôn được cưng chiều từ nhỏ, ông bà không muốn vợ tôi vất vả, bon chen nên cô ấy chỉ làm một công việc bình thường đủ sống. Tài sản của ông bà sau này để lại cho con gái đủ khiến cô ấy không phải lo cơm áo. Vợ tôi tính giản dị, sống đơn giản nên ít chưng diện, đua đòi, tôi cứ nghĩ cô ấy lớn lên trong nghèo khó.

Chỉ kể thế thôi mọi người cũng đủ hiểu cảm giác của tôi khi ở quê vợ ăn Tết dịp vừa qua. Lúc hai vợ chồng lên thành phố, bà ngoại đùm nắm cho cả một xe đồ, tới nhà mình rồi mà tôi vẫn còn chưa hoàn hồn. Cũng may là những năm qua tôi vẫn yêu vợ thương con, đối xử tốt với cô ấy, nên có lẽ vợ không để bụng. Ngẫm lại mà tôi thấy hổ thẹn cho cái nhìn nông cạn và sự ích kỷ, tính toán của bản thân quá.

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: Thời báo văn học nghệ thuật
Link nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/so-vo-bon-tien-cho-nha-ngoai-chi-dua-2-trieuthang-lan-dau-an-tet-que-ngoai-toi-run-lay-bay-c59a21865.html

Khi cha mẹ qua đời, cách tốt nhất để anh chị em ruột hòa thuận chính là ”quy tắc ba bảy”

0

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa.

Về ⱪhoảng cách: bảy điểm là thân nhân, ba điểm là thân nhân

Tổ tiên nhắc nhở: Yêu sâu sắc thì ⱪhông sống được lâu, ⱪhôn ngoan quá sẽ bị tổn thương. Nếu bạn sử dụng tình cảm của mình quá sâu sắc thì nó sẽ ⱪhiến cảm xúc biến mất.Sau ⱪhi cha mẹ mất đi, anh chị em nên quan tâm nhiều hơn, chào hỏi nhau thường xuyên hơn nhưng cũng nên trở về với gia đình nhỏ của mình.

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa.

Đối với anh em sống gần nhau, việc có đi có lại là điều ⱪhông thể thiếu nhưng ⱪhông quá thường xuyên. Tránh làm những điều vô ơn.

Đời thứ nhất là họ hàng, đời thứ hai là đại diện nhưng đời thứ ba, thứ tư thì chẳng còn nhận ra nhau nữa. (ảnh minh họa)Nhưng với anh em xa nhau, mỗi năm gặp một lần cũng chẳng sao, đừng buôn chuyện. Một cuộc tụ tập bắt buộc có vẻ ⱪhông tốt và gây ra nhiều rắc rối.Về tiền bạc: 70% tài sản giữ của chính bạn và 30% tài sản chung

Cha mẹ chúng ta đã mất và chúng ta đang già đi và cần phải suy nghĩ về cuộc sống trong những năm tháng cuối đời.

Tiền chính là nền tảng cho việc nghỉ hưu và chẳng thể bị mất đi một cách tùy tiện. Nếu có người mượn tiền, bạn phải do dự xem người ⱪia có ⱪhả năng trả hay ⱪhông.

Hầu hết chúng ta sẽ từ chối người ngoài, nhưng các cụ dặn rồi anh em ⱪhông chia sẻ của cải sẽ cắt đứt mọi liên lạc. Mọi người đều nghĩ đến tiền bạc và quan tâm đến nó, điều này ⱪhiến họ ⱪhông thể cân bằng được lòng mình và biến họ thành ⱪẻ thù.

Gia đình bạn ⱪhá giả, bạn có thể dùng tiền của mình để giúp đỡ anh chị em.

Gia đình bạn ⱪhá giả, bạn có thể dùng tiền của mình để giúp đỡ anh chị em. (ảnh minh họa)Về quá ⱪhứ: 70% bỏ qua quá ⱪhứ, 30% rõ ràng

Có câu hỏi: Bí quyết cuối cùng để có một gia đình hạnh phúc là gì?

Một câu trả lời được đánh giá cao là: Đừng tranh cãi đúng sai.

Nhiều anh chị em chia tay nhau là vì họ vẫn còn níu ⱪéo một điều gì đó ở trong quá ⱪhứ, suốt cuộc đời này chẳng thể buông bỏ được.

Nếu một bên gạt bỏ sự hần thù, chủ động đến nhà đối phương thì xung đột sẽ giảm bớt.

Không ai có thể quay lại hay thay đổi quá ⱪhứ. Chỉ bằng cách nhìn về phía trước, bạn mới có thể tìm thấy hạnh phúc.

Về đàn em: bảy điểm nhiệt tình và ba điểm thờ ơ

Nhiều người cho rằng ⱪhông nên quá tử tế với con cái của anh chị em.

Thực tế là chúng ta ⱪhông nên đưa ra những quy tắc xã hội cứng nhắc cho thế hệ trẻ mà nên thoải mái hơn. Giữa hai thế hệ ⱪhông có xung đột lợi ích, có thể giữ lễ phép,. dùng bữa là được. Nếu con cái của bạn thân thiết thiết với con của anh chị em, chúng cũng có thể là người thân, bạn bè và có thể thúc đẩy sự phát triển của nhau.

Chính thức: Ông Thích Chân Quang xong rồi

0

Sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ về việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Thượng tọa Thích Chân Quang không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa- Ảnh 1.

Ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang)

ĐỘC LẬP

Sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ về việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt.

Theo đó vào ngày 30.7 vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ – Bộ Nội vụ về việc xác minh quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt.

Thượng tọa Thích Chân Quang không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa

Qua buổi làm việc, Sở GD-ĐT đã phối hợp đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ gồm danh sách thí sinh tốt nghiệp bổ túc THPT và danh sách ghi tên, ghi điểm của tất cả thí sinh dự thi khóa ngày 6.6.1989.

Kết thúc quá trình kiểm tra, Sở GD-ĐT xác nhận kết quả rà soát hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt, sinh năm 1959 như sau:

 

Không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở GD-ĐT.
Không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6.6.1989 của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Thượng tọa Thích Chân Quang không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa- Ảnh 2.

Văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM do Phó giám đốc Lê Hoài Nam ký liên quan đến việc xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang)

CHỤP MÀN HÌNH

Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, ngày 25.6, Trường ĐH Luật Hà Nội đã gửi thông cáo báo chí tới các cơ quan truyền thông, thông báo về quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang, người gây ồn ào trong dư luận xã hội về việc lấy bằng tiến sĩ trong vòng 2 năm trong khi trước đó chỉ có bằng đại học tại chức ngành luật.

Theo đó, ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, có văn bằng 1 trình độ đại học tiếng Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ, nay là Trường ĐH Hà Nội; văn bằng 2 ngành luật hình thức vừa học vừa làm của Trường ĐH Luật Hà Nội. Sau đó ông Vương Tấn Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh Trường ĐH Luật Hà Nội, sau hơn 2 năm đào tạo thì được cấp bằng tiến sĩ.

Trong thông cáo báo chí, Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định, trường hợp ông Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang, trúng tuyển nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ là đúng pháp luật.

Video Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đ;ột ng;ột qua đời vì t;ai n;ạn giao thông

0

Nhiều bạn bè, sao Việt đồng loạt gửi lời chia buồn sâu sắc đến Hoa hậu Ngọc Châu trước mất mát quá lớn.

Trưa 13/8, nguồn tin từ bạn bè xác nhận với chúng tôi bà Đặng Thị Gái – mẹ ruột Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông xảy ra tại quê nhà ở Tây Ninh. Sau đó, Ngọc Châu cũng đã thay ảnh đại diện màu đen để thông báo tin buồn của gia đình. Nhiều sao Việt như Nam Cường, Khánh Vân, Thủy Tiên, Hương Ly… đồng loạt gửi lời tiễn biệt, ai cũng đau lòng trước sự ra đi bất ngờ của mẹ Hoa hậu Ngọc Châu.

Phía Miss Cosmo Vietnam cũng đưa ra thông báo hủy tất cả các lịch trình của Ngọc Châu để cô toàn tâm lo tang sự cho mẹ. Miss Cosmo Vietnam cho hay: “Với lòng tiếc thương vô hạn, đại diện cho Hoa hậu Ngọc Châu, công ty quản lý – Unimedia xin thông báo đến các đối tác và quý khán giả gia đình Hoa hậu Ngọc Châu vừa trải qua một mất mát vô cùng to lớn. Trong thời gian này, Hoa hậu Ngọc Châu xin phép tạm dừng mọi hoạt động và tạm hoãn các kế hoạch đã định, để dành thời gian ở bên gia đình trong giai đoạn khó khăn này.

Ngọc Châu thành thật xin lỗi các đối tác và quý khán giả vì sự gián đoạn không mong muốn. Rất hy vọng sẽ nhận được sự cảm thông và thấu hiểu từ quý vị. Công ty quản lý và Hoa hậu Ngọc Châu sẽ thông báo đến quý đối tác và khán giả những cập nhật về lịch trình sau thời gian này, một lần nữa xin cảm ơn sự chia sẻ của Quý vị”.

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Mẹ Ngọc Châu qua đời vì gặp tai nạn giao thông gần nhà

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 2.

Hoa hậu Ngọc Châu đổi ảnh đại diện để báo tin buồn

Ngọc Châu được công chúng biết tới với nhiều danh hiệu trên các sân chơi nhan sắc: Quán quân Vietnam’s Next Top Model 2016, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á 2019 và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.

Ngọc Châu sinh ra trong một gia đình bình thường ở nông thôn, ba qua đời khi cô 5 tuổi, em trai 10 tháng tuổi và chị gái tròn 10 tuổi. Suốt từng ấy năm, mẹ Ngọc Châu một mình vừa làm việc vừa chăm sóc và nuôi dạy các con. Bà từng có thời gian trồng mía, sau đó vì thua lỗ nên chuyển sang thuê đất trồng mì, cao su để kiếm đủ kinh tế nuôi 3 con.

Hoa hậu Ngọc Châu từng chia sẻ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh: “Châu còn nhớ có buổi trời mưa rất lớn, lúc đó mình rất là sợ và mình ngồi trên một cái võng nhỏ nhỏ nằm cạnh bàn thờ của ba. Khi đó mình khóc rất nhiều. Một lúc sau đó, mình thấy mẹ từ xa chạy hớt ha hớt hải vào nhà, ôm lấy mình an ủi. Mẹ cũng hiểu mình rất sợ tiếng sấm, tiếng mưa. Dù mưa lớn đến cỡ nào mẹ cũng chạy về thật nhanh để an ủi. Thương mẹ, mất rất lâu mẹ mới chấp nhận sự thật và mạnh mẽ vượt qua để an nhiên như thời điểm hiện tại”.

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 3.
Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 4.

Mẹ của Ngọc Châu thường mặc chiếc “áo vía” khi xuất hiện vì bà tin rằng bộ trang phục này sẽ mang lại may mắn cho con gái trong những cuộc thi quan trọng

Ngọc Châu từng xuất hiện cùng mẹ trong chương trình Road To Miss Universe, khi đó cô và mẹ cùng lái xe máy đi thăm mộ người ba quá cố. Đối với cô, mẹ là người nuôi dưỡng, bạn đồng hành tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho cô viết tiếp những hành trình mới của cuộc đời. Ngọc Châu rưng rưng nói về mẹ: “Bây giờ Châu chỉ quan tâm cho sức khỏe mẹ nhiều nhất. Mình muốn bản thân có thể quan tâm và chăm sóc cho mẹ nhiều hơn”.

Lúc sinh thời, mẹ Ngọc Châu cũng được nhiều đồng nghiệp của con gái yêu mến, gọi thân quen là “má Bảy”.

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 5.

Ngọc Châu mặc đồ bộ, về thăm mộ ba trước khi lên đường thi quốc tế

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 6.

Ngọc Châu từng chia sẻ chỉ mong mẹ khỏe mạnh, bình an để cô được báo hiếu

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông- Ảnh 7.

Cách đây không lâu, bà còn cùng xuất hiện trên sàn catwalk cùng con gái