Sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, những bí mật xoay quanh những dự án nghìn tỷ của Quốc Cường Gia Lai cũng dần được làm sáng tỏ.
Dự án 39-39B Bến Vân Đồn
Đây là dự án khiến bà Nguyễn Thị Như Loan và nhiều đối tượng rơi vào tình trạng bị khởi tố. Dự án 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM (hay còn gọi là Khu phức hợp căn hộ – thương mại – văn phòng – dịch vụ cao cấp 39-39B Bến Vân Đồn), có diện tích 6.202m2. Dự án này từng được xem là một trong những dự án “đáng mơ ước” bởi vị trí đắc địa và tiện ích cao cấp. Tuy nhiên, dự án này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm dư luận và thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng vì những khuất tất về pháp lý.
Đây là khu đất công do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) quản lý. Tuy nhiên, vào năm 2009, hai công ty này đã góp vốn thành lập Công ty TNHH Phú Việt Tín để đầu tư, kinh doanh đất theo quy hoạch.
Cuối tháng 3/2010, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi và giao đất cho Công ty Phú Việt Tín để đầu tư xây dựng thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ. Đến năm 2014, UBND TP.HCM phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất của khu đất là hơn 186 tỷ đồng. Công ty Phú Việt Tín đã nộp tiền. Cũng trong cùng năm này, Quốc Cường Gia Lai được cho là đã chi 465 tỷ đồng để mua lại 100% vốn của Công ty Phú Việt Tín, qua đó thâu tóm toàn bộ dự án 39-39B Bến Vân Đồn.
Cuối tháng 3/2017, Công ty Phú Việt Tín đã ký kết hợp đồng sáp nhập vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phúc Nguyên, trở thành Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nova Phúc Nguyên. Nova Phúc Nguyên làm chủ đầu tư dự án trên khu đất.
Qúa trình kí kết, chuyển nhượng ‘lòng vòng’ này được cho là có nhiều khuất tất. Qua nhiều lần thanh tra, đến năm 2021, Thanh tra Chính Phủ đã kết luận Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm quy định pháp luật. UBND TP.HCM có quyết định thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án mà không thông qua đấu giá là không đúng với quy định pháp luật.
Ngày 23/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Liên quan đến vụ án này đã có 17 bị can bị khởi tố, trong đó có bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai.
Trước đó, bà Loan khẳng định, Quốc Cường Gia Lai không liên quan và làm việc trực tiếp với Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa về việc chuyển nhượng góp vốn. QCG đã tìm hiểu và đọc rất kĩ hồ sơ dự án trước khi kí kết hợp đồng và đặt cọc cho Công ty CP Đầu tư và Thương mại Việt Tín về việc nhận chuyển nhượng 100% góp vốn Công ty Phú Việt Tín.
Dự án Phước Kiển 91,6ha
Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển (hay còn gọi là Dự án Phước Kiển) do Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) làm chủ đầu tư, tọa lạc tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh. Đây từng được kỳ vọng là một trong những “siêu dự án” mang lại lợi nhuận khổng lồ cho QCG. Tuy nhiên, dự án này đã vướng nhiều biến động và lùm xùm pháp lý trong suốt quá trình triển khai, khiến cho tương lai của dự án trở nên mịt mờ.
Trong dự án này, QCG đã xảy ra tranh chấp với Sunny Island liên quan đến việc chuyển nhượng 91,6ha đất. Cụ thể, theo hợp đồng kí kết từ năm 2017, Sunny sẽ phải chuyển cho QCG số tiền 4.800 tỷ đồng theo lộ trình được quy định trong hợp đồng và QCG có nghĩa vụ chuyển nhượng phần đất tương ứng với số tiền đã nhận. Tuy nhiên, Sunny chỉ giải ngân đến 2.882 tỷ đồng thì dừng lại. Sau khi quá hạn chuyển tiền, QCG đã nộp đơn khởi kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vào cuối năm 2020 với mong muốn trả lại tiền cho Sunny để nhận lại đất.
Dù đã thắng kiện, thế nhưng dự án Phước Kiển lại gặp phải nhiều khó khăn như chưa giải phóng mặt bằng xong, 8-9ha đất kênh rạch xen cài bị gọi là đất công