Đây là thông tin hoàn toàn chính xác và quyết định cũng mới được đưa ra. Báo chí chính thống đã có bài đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Mới đây, tỉnh Lai Châu, Lào Cai và thành phố Hà Tĩnh đã thông báo chỉ dạy học từ thứ hai đến sáu, học sinh các cấp đều được nghỉ hai ngày cuối tuần
Cụ thể, quyết định trên được UBND tỉnh Lai Châu công bố hôm nay, cho biết căn cứ vào quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ tuần làm việc 40 giờ và đề xuất của ngành giáo dục địa phương.
Theo đó, hơn 150.000 học sinh Lai Châu đến trường từ thứ hai đến sáu, nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Sở Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu hướng dẫn các trường chi tiết, đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình và chất lượng giáo dục.
Như vậy, sau Lào Cai, Lai Châu là địa phương thứ hai trên cả nước cho toàn bộ học sinh THCS và THPT được nghỉ thứ 7.
Nhiều địa phương quyết định cho học sinh cấp 2 và cấp 3 được nghỉ học ngày thứ 7, ảnh: DSD
Trước đó, nhiều địa phương khác cũng đưa ra quyết định tương tự với quy mô áp dụng khác nhau.
Ví dụ như các trường THCS ở thành phố Hà Tĩnh đã áp dụng thí điểm lịch học 5 ngày mỗi tuần, nghỉ thứ bảy và chủ nhật từ năm học này. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đánh giá quy định này cho thấy sự đổi mới của ngành, thể hiện sự quan tâm tới đời sống, quyền lợi của người dạy và học.
Lào Cai cũng hoàn tất triển khai chính sách này trên quy mô toàn tỉnh với hơn 200.000 học sinh từ tháng 3 năm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội, tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Nghệ An cũng từng lấy ý kiến nhà giáo, nhà quản lý về chính sách tương tự vào cuối năm 2023.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018), số tiết học trung bình một tuần với học sinh tiểu học là 25-30, THCS và THPT 29-29,5, chưa gồm các môn tự chọn.
TP HCM từng yêu cầu các trường THPT không dạy quá 8 tiết mỗi ngày, song nhiều hiệu trưởng cho rằng nếu áp dụng, học sinh phải học thêm thứ 7, ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi.
Bộ từng có hướng dẫn về việc dạy học hai buổi mỗi ngày với cấp trung học. Theo đó, nếu dạy cả ngày, các trường không được dạy quá 4 tiết buổi sáng với bậc THCS, 5 tiết với THPT; buổi chiều tối đa 3 tiết và một tuần không quá 6 ngày học, áp dụng cả hai cấp. Số tiết tối đa một tuần của học sinh THCS là 42, THPT 48.
Các trường được chủ động trong việc bố trí lịch học 5 hoặc 6 ngày/tuần.
Tuy nhiên, việc triển khai học 2 buổi/ngày và 5 ngày/tuần liên quan tới cơ sở vật chất, số phòng học cũng như đội ngũ giáo viên.
Một số địa phương khác cũng đang đưa ra định hướng, đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7, ảnh: dSD
Mời bà con đọc thêm thông tin: Có bỏ quy định cấm giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường không
Thông tư 17 về quản lý dạy thêm, học thêm hiện nay dành một điều nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm, gồm: học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; học sinh tiểu học; cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông; giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Dự thảo thông tư vừa công bố đã không còn điều khoản nêu trên. Dù vậy, trong 5 nguyên tắc trong dạy thêm, học thêm, dự thảo chỉ giữ lại một trong 4 trường hợp không dạy thêm ở quy định hiện hành, đó là: “không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”.
Với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, dự thảo quy định: trước hết tổ chuyên môn tổ chức họp để thống nhất đề xuất với người đứng đầu nhà trường việc dạy thêm, học thêm đối với các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận. Đối với các môn học có đề xuất việc dạy thêm, học thêm phải trình bày rõ lý do, mục tiêu, nội dung, thời lượng đề xuất dạy thêm, học thêm và danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm theo môn học ở mỗi khối lớp.
Hiệu trưởng căn cứ đề xuất trên, tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh.
“Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT”, dự thảo nêu.