Home Blog Page 58

Chiều hôm trước ngày giỗ, ông bà nội ăn mặc chỉnh tề, khăn đóng, áo the. Bà nội ngồi trên sập gụ bên cạnh ông, trong khi các chú bác túa vào nhà với vẻ mặt đầy toan tính. Ông nội hắng giọng yêu cầu tất cả trật tự. Sắc mặt ông không vui, cũng chẳng buồn, chỉ lạnh lùng nói: – Bao nhiêu năm nay, nếu các anh chị chăm sóc cha mẹ được như khi tranh đất lần này, thì cha mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia đất, chứ chẳng ai tranh nhau nuôi cha mẹ già bao giờ. Ông tuyên bố rõ ràng: bác cả, các chú mỗi người 200m²; bác cả thêm phần nhà thờ gỗ; các cô mỗi người 100m². Phần còn lại, hơn 300m², dành cho mẹ con tôi. Bác dâu trưởng lập tức g;ào lên phản đối: Bố chia thế không công bằng! Chồng con là trưởng, còn thím ấy chồng đã m;;ất từ lâu, lại chẳng có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng thì đất hương hỏa vào tay người ngoài sao? Chú út cũng hùa theo, nói rằng ông bà thiên vị mẹ con tôi, còn trách ông bà xây nhà “cho thiên hạ ở.” Trong khi mấy năm nay chỉ có mẹ tôi chăm ông bà còn các bác các chú không một ai đoái hoài đến. Vậy sao không ai kể ra. Lặng lẽ nghe hết, bà nội tôi mới lên tiếng, giọng bà run run nhưng đầy sức nặng…….Đọc tiếp dưới bình luận

0
Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xao tỵ nạnh
Nhà tôi chưa bao giờ đông đủ đến thế, chẳng biết ai bắn tin, cho dù chẳng phải ngày giỗ tết mà các bác, các chú rồi cả các cô về tụ họp rất đông đủ. Họ còn về rất sớm chứ không như bao năm nay, cúng giỗ gần đến giờ ăn họ mới mò về.
Nhà cha tôi rõ đông anh em, nhưng khi tôi lớn lên và nhận biết đầy đủ thì các chú, các bác, các cô tôi đã ăn ở riêng tây hết cả. Nhà còn lại hai ông bà nội già cả nghễnh ngãng. Mọi việc một tay mẹ tôi cáng đáng trông nom. Cha tôi gần áp út, nhưng mẹ tôi đầu đội vai gánh như dâu trưởng trong nhà, cho dù cha tôi không còn nữa. Một năm nhà tôi có tới mười lăm cái giỗ lớn nhỏ.
Đám cười, đám khóc người làng, họ tộc đều trông cả vào mẹ tôi.
Ông bác trưởng tôi giàu có lắm. Bác ở bên phố nhưng vợ chồng bác chả mấy khi về, nếu có giỗ chạp đích thân ông tôi phải điện cho bác từ mấy hôm trước. Ông bà vẫn kể cả nhà mỗi bác được học cao nhất. Bác thoát ly rồi bỏ bẵng bố mẹ và đàn em. Bác giàu nhưng chỉ thu vén cho gia đình riêng, mặc cho bố mẹ vất vả lam lũ. Mấy nay vợ chồng bác ngày nào cũng về từ sáng sớm. Bác gái đi ra đi vào, mặt khó đăm đăm khi ông tôi ngồi nói chuyện rổn rảng với cánh thợ xây nhà riêng cho mẹ con tôi ngoài ngõ.
Ngày mai nhà tôi có giỗ, Mỗi lần giỗ chạp, mẹ tôi sắp sanh mấy ngày trước đó. Người dọn nhà, rửa trước bát đũa. Đong gạo sắp đỗ, gà qué nuôi sẵn trong vườn. Đến ngày là tôi cứ việc ngâm gạo, đãi đỗ rồi cùng bà nội thổi xôi, ông nội cắt tiết làm gà đâu đấy chờ mẹ tôi qua chợ mua thêm đồ về tự nấu nướng bày biện rồi chờ các chú các bác ở xa về.
lang-que-1662471028.jpg
Lần này khác mọi lần giỗ trước, trình tự thì vẫn thế nhưng các bác các chú xa gần mượn cớ nhà có giỗ về nháp mấy hôm rồi. Họ nói ráo với nhau ngày mai nhân dịp giỗ cụ sẽ họp gia đình.
Ngay buổi chiều trước hôm giỗ cụ. Ông bà tôi chỉn chu khăn đống, áo the. Bà tôi ngồi bên ông nội trên sập gụ. Chẳng đợi mời nhưng có mặt cả ông bà nội trong nhà là các chú các bác túa đến để ghanh ghé kiện tụng nhau. Ông tôi hắng giọng bắt cả nhà trật tự. Sắc mặt ông không buồn, không vui, rất lãnh đạm và lạnh lùng. Ông bảo giá như bao nhiêu năm nay, việc chăm sóc cha mẹ mà các anh chị săm sắn như việc tranh chia đất lần này thì quí hoá quá. Ông còn nói thêm, đúng là người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia bạc chứ chẳng ai tranh nuôi bố mẹ già bao giờ..
Đất làng Hoàng quê tôi xưa kia rộng rãi lắm. Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nay ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hai cô mỗi cô 100m. Còn lại phần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi…
Bác dâu trưởng gào lên: Bố chia thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã chết từ lâu, lại không có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng, mẹ xuất giá, con tá hơm, ông bà còn chia đất cho thím ấy làm gì…
Cha tôi mất khi tôi mới vừa tròn ba tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chăm sóc bố mẹ chồng. Mẹ tôi cấy cả mẫu ruộng, chăn lợn, chăn gà, buôn thóc gạo hàng xáo, tần tảo tích cóp để có tiền chi dùng việc nhà. Ông bà tôi đau yếu luôn, mọi việc bên đây bề nọ đối nội đối ngoại mẹ tôi gánh vác hết vì các chú các bác ở xa, viện cớ rất ít về.
Ông bà nội tôi thương yêu và biết ơn mẹ tôi nhiều lắm, ông vẫn bảo với bà, nếu không có đứa con dâu này( ý nói mẹ tôi), tôi và bà trông chờ vào lũ con đẻ thì lẽ chưa ra đồng nhưng cũng cơ đơn và mệt mỏi rất nhiều. Vì cả tháng, cả năm, trừ ngày giỗ chạp, gọi mãi các cô, các chú mới về, mà về thì chỉ ăn rồi bòn mót mang đi.
Bác dâu trưởng vừa dứt lời thì chú út dưới cha tôi đã lên tiếng, chú cho rằng ông bà tôi cháu trai đầy ra không thương đi thương đứa con dâu với cháu gái . Rồi thì mẹ tôi và tôi đều lấy chồng, đất hương hoả sẽ sang tay người khác. Nào là ông bà lắm bạc nhiều tiền xây nhà cho thiên hạ ở.
Bà nội tôi nãy giờ im lặng, bỗng bà lên tiếng. Bà nói rằng bao năm nay hai thân già là ông bà làm gì ra mà có đồng nào. Vườn tuy rộng nhưng cả năm chỉ vài buồng chuối còi với dăm ba buồng cau điếc. Tất tật mấy chục năm nay ông bà nhờ cả vào mẹ tôi nuôi. Bà còn bảo, mẹ tôi tuy là dâu nhưng mẹ tôi thương ông bà thật dạ. Làng trên xóm dưới ông bà chả thua kém ai. Hai thân già đau ốm, con đẻ chưa mấy đứa mua thuốc thang tẩm bổ, nhưng mình mẹ tôi lo ông bà không thiếu thứ gì.
Bà kể trật trước bà ốm rồi ngã nằm liệt giường nửa tháng. Ông cũng đau lưng, chỉ mẹ tôi đêm hôm nâng giấc chăm bẵm đút cho bà từng thìa cháo, từng hớp nước. Mẹ tôi tắm đẵm gội đầu cho bà lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho. Khi bà ngã bệnh, ông điện thoại cho bác cả, bác kêu bác đang du lịch mãi Phú quốc. Gọi cho các chú chẳng một chú nào về. Giỗ chạp thì chỉ vác mồm về ăn. Ông còn bảo thóc gạo không tự mọc ở ruộng, gà qué, hoa quả không tự lớn ở vườn mà cho lũ các người ăn bóong.
Rồi ông tôi kể, lần ông ngã bất tỉnh ngoài sân, cũng may mà có mẹ tôi cõng đưa ông ra trạm y tế rồi thuốc thang chăm bẵm ngày đêm. Từng bước ông tập đi, từng thìa cháo bón cho ông lúc ông bên giường bệnh là đứa cháu gái này chứ đâu có thấy thằng con trai hay đứa cháu trai nào..
Ngày mai mẹ tôi lấy chồng. Mẹ tôi lấy bác hàng xóm sát nhà tôi. Ông bà tôi bảo bác ấy nhân hậu và tử tế, mẹ tôi đúng là có phúc có phần.
Ông bà tôi sớm thông báo về ngày cưới của mẹ. Ông bà đứng ra làm dăm mâm gọi là vừa lễ vấn danh vừa cưới luôn, các chú bác tôi không một ai đồng ý về. Ông bà bảo chả cần thiết sự có mặt của lũ con ghét người yêu của ấy. Đời này gặp được con dâu như mẹ tôi là phúc phận của ông bà.
Cả thanh xuân mẹ tôi tần tảo dành cho nhà chồng trong khi chồng chết quá lâu rồi. Giờ ông bà đứng ra gả chồng cho mẹ cũng chỉ là đáp đền lại tý chút công lao của mẹ. Ông tôi còn bảo, mẹ tôi từ khi mới đôi mưoi, bước chân về nhà chồng đến giờ lúc nào cũng sống đúng đạo làm con, thì chả lẽ ông bà từng này tuổi đầu lại không một lần sống đúng đạo làm cha mẹ. . . .

Bố chồng tôi 64 tuổi có con riêng với vợ kế khiến cả gia đình tôi s;;ững s;;ờ, không dám tin. Ngày đầy tháng em, bố y;;êu cầu vợ chồng tôi tặng một căn hộ 128 mét vuông làm quà để thể hiện t;;ình anh em và sự hiếu thảo với bố. Chồng tôi nghe xong liền từ chối thẳng, anh chỉ đưa cho bố một phong bì lì xì 2 triệu và nói… xem tiếp dưới bình luận

0

Bố chồng tôi tái hôn vài năm trước với bà Lệ Hương, một phụ nữ hơn 50 tuổi nhưng luôn nhanh nhẹn và chu đáo. Khi biết bà Hương mang thai, cả gia đình đều sững sờ.

Một buổi tối, không khí trong nhà trở nên căng thẳng khi bố chồng tôi bất ngờ thông báo rằng ông sắp đón thêm thành viên mới ở tuổi 64. Chồng tôi sau đó đối diện với bố trong phòng khách, cả 2 không giấu nổi sự bất đồng.

“Bố, ở tuổi này việc sinh con liệu có hợp lý không?” – giọng anh gần như hét lên. Bố chồng tôi, với vẻ mặt sầm lại, trả lời thẳng thừng: “Chuyện của tôi, tôi tự quyết định, anh không có quyền xen vào!”.

Chồng tôi vẫn không thể chấp nhận: “Bố đã nghĩ đến đứa trẻ chưa? Việc này thật bất công với nó!”. Tuy nhiên, ông vẫn giữ lập trường: “Đây là quyết định của tôi và dì. Tôi chỉ muốn gia đình mình đầy đủ hơn”.

Bố chồng 64 tuổi có con riêng với vợ kế, yêu cầu trai trưởng tặng căn hộ vì lý do khó ngờ - 1

Vợ chồng tôi đều bất ngờ trước thông báo của bố. (Ảnh minh họa)

Đứng bên cạnh, tôi không biết phải nói gì. Là người truyền thống, việc ông quyết định sinh con ở tuổi này thật sự khiến tôi bất ngờ.

Bố chồng tôi tái hôn vài năm trước với bà Lệ Hương, một phụ nữ hơn 50 tuổi nhưng nhanh nhẹn và chu đáo. Khi biết bà Hương mang thai, cả gia đình đều sững sờ. “Mang thai thật sao? Điều này không thể tin được!” – chồng tôi thốt lên.

Tuy nhiên, bố chồng với vẻ mặt rạng rỡ trả lời: “Đây là món quà trời ban, chúng tôi rất hạnh phúc”.

Sau nhiều lo ngại, vợ chồng tôi vẫn chọn cách tôn trọng quyết định của ông. Nhưng niềm vui không kéo dài lâu, khi bố chồng bất ngờ đưa ra yêu cầu tại buổi họp mặt gia đình: “Bố muốn các con tặng em một căn hộ 128m² làm quà mừng đầy tháng”.

Cả tôi và chồng đều sững sờ. “Bố, chúng con vẫn đang trả góp nhà, làm sao có khả năng đáp ứng yêu cầu này?” – anh cố gắng thuyết phục.

Nhưng bố chồng không chịu nhượng bộ: “Con là con trai của bố, đây là trách nhiệm của con!”. Tôi lên tiếng: “Bố à, chúng con hiểu niềm vui của bố, nhưng điều kiện kinh tế hiện tại không cho phép. Chúng con đã cố gắng hết sức với món quà lì xì 2 triệu đồng rồi”.

Không hài lòng, ông buông lời trách móc: “Các con thật bất hiếu. Bố lớn tuổi thế này còn sinh con, các con phải ủng hộ bố nhiều hơn!”.

Không khí gia đình trở nên căng thẳng. Mọi người im lặng, không ai biết nên làm gì để dung hòa tình hình.

Sau buổi họp mặt căng thẳng, tôi và chồng ngồi lại bàn bạc. Tôi đề nghị: “Hay mình tăng tiền chu cấp hàng tháng để hỗ trợ bố?”. Anh đồng ý: “Có lẽ đây là cách tốt nhất”.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định mỗi tháng gửi thêm tiền sinh hoạt để thể hiện sự hiếu thảo, thay vì tặng căn hộ như bố mong muốn.

Thời gian trôi qua, không khí trong nhà dần dịu lại. Dù ban đầu bố chồng vẫn tỏ thái độ không vui, nhưng sau đó ông cũng chấp nhận. Một tối nọ, khi ngồi trò chuyện trên ban công, tôi nói với chồng: “Điều quan trọng nhất không phải là vật chất, mà là sự thấu hiểu và lòng hiếu thảo”. Anh gật đầu: “Chúng ta đã làm hết sức mình”.

Dù giữa những mâu thuẫn và áp lực từ gia đình, tôi vẫn cố gắng chăm sóc bà Lệ Hương – mẹ kế của chồng trong thời gian bà mang thai. Ở tuổi ngoài 50, bà đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với những người mẹ trẻ. Tôi thường xuyên tìm hiểu các loại thực phẩm bổ dưỡng, chuẩn bị các món ăn phù hợp và nhắc bà nghỉ ngơi đúng giờ để giữ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Những ngày bà cảm thấy mệt mỏi hay bị phù chân, tôi luôn ở bên giúp xoa bóp, động viên bà giữ tinh thần thoải mái. Khi bà cảm thấy căng thẳng, tôi cùng bà đi dạo quanh khu vườn nhỏ sau nhà để giúp thư giãn. “Có con dâu chu đáo như con, dì mới dám tự tin làm mẹ ở tuổi này”, bà Hương đã xúc động nói với tôi trong một lần trò chuyện.

Dù không phải là mẹ ruột của chồng, bà Hương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến gia đình chúng tôi. Vì thế, việc tôi chăm sóc bà trong thời gian mang thai không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự đền đáp cho tình cảm bà dành cho cả nhà. Nhìn thấy bà khỏe mạnh từng ngày, cảm nhận niềm vui mỗi khi bà kể về em bé, tôi cũng thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, như tìm được một sự kết nối mới trong gia đình.

Việc chăm sóc mẹ kế không chỉ giúp bà vượt qua thai kỳ an toàn mà còn là cách tôi giữ gìn hòa khí, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Trong mọi hoàn cảnh, sự cảm thông và tình yêu thương chính là điều quan trọng nhất để tạo nên một tổ ấm trọn vẹn.

Tô phở Vậy là hắn được tha về. Thứ gì của hắn còn xài được, hắn để lại hết cho anh em. Trong này quý. Chỉ giữ lại bộ đồ duy nhất mặc trên người. Miếng giấy ra trại xếp làm bốn, nhét mấy chục ngàn vô giữa, hắn cắm đầu đi thẳng. Không ngó lại. Tuyệt đối không ngó lại. Là mấy tay ở tù nhiều lần dặn vậy. Lưu luyến gì? Tiếc rẻ gì? Nhìn lại lỡ có huôn. Mình không nhớ nó, nhưng nó nhớ mình, nó khiến cho có chuyện vô lại thì sao? Chưa có một dự tính nào trong đầu, nhưng hắn tự hứa với mình. Sẽ không bao giờ! Không bao giờ, trở lại nơi này lần nữa. Về đã! Về rồi tính tiếp. Chỉ cần nhảy lên hai chuyến xe đò là hắn tới quê. Là thấy được con mương trước nhà. Thấy hàng so đũa và cái mái lá xác xơ. Không biết má hắn giờ ra sao? Lâu lắm rồi không thấy bà lên thăm….Đọc tiếp tại bình luận …

0
Tô phở
Vậy là hắn được tha về. Thứ gì của hắn còn xài được, hắn để lại hết cho anh em. Trong này quý. Chỉ giữ lại bộ đồ duy nhất mặc trên người. Miếng giấy ra trại xếp làm bốn, nhét mấy chục ngàn vô giữa, hắn cắm đầu đi thẳng. Không ngó lại. Tuyệt đối không ngó lại. Là mấy tay ở tù nhiều lần dặn vậy. Lưu luyến gì? Tiếc rẻ gì? Nhìn lại lỡ có huôn. Mình không nhớ nó, nhưng nó nhớ mình, nó khiến cho có chuyện vô lại thì sao?
Chưa có một dự tính nào trong đầu, nhưng hắn tự hứa với mình. Sẽ không bao giờ! Không bao giờ, trở lại nơi này lần nữa. Về đã! Về rồi tính tiếp. Chỉ cần nhảy lên hai chuyến xe đò là hắn tới quê. Là thấy được con mương trước nhà. Thấy hàng so đũa và cái mái lá xác xơ. Không biết má hắn giờ ra sao? Lâu lắm rồi không thấy bà lên thăm.
Hắn đã nghĩ tới tình huống xấu nhứt. Hay bà chết rồi không chừng. Mấy năm trước, lúc mới vô tù, bà có lên thăm nuôi hắn đâu được một, hai lần rồi thôi. Thấy yếu lắm. Nói chuyện với hắn như trối! Câu nào cũng đầy nước mắt. Lớp già, lớp nghèo, sống lủi thủi một mình, thêm lớp nhớ con, bà như cây đèn chông lắc lư trước gió hằng đêm, tắt hồi nào không hay! Hắn đã sợ hãi khi nghĩ tới điều này.
Sợ còn hơn lúc người ta tuyên án 3 năm tù ở với hắn. Hắn ăn năn, hắn hối hận, hắn tự nguyền rủa con người mình, ngày này qua ngày khác. Ngày tháng ở tù thì kéo dài tưởng chừng như vô tận. Hắn chai lỳ với mọi cảm xúc, chịu đựng vượt mức mọi thứ, để chờ ngày hôm nay. Ruột hắn nóng như lửa đốt, mà cái xe đò cứ rề rề, chạy rồi ngừng, ngừng rồi chạy liên tục. Tới thành phố thì đã quá trưa.
Thêm chuyến xe đò nữa là hắn đã có mặt ở nhà. Hắn hối hả tìm trạm xe buýt ra bến xe miền Tây. Miệng khô khốc, bụng đói cồn cào. Hắn dừng lại ở thùng bánh mì từ thiện, may mắn không chào đón hắn, thùng bánh mì trống trơn. Hắn uống liền 2 ca trà đá ở cái bình nước miễn phí đặt gần đó. Đầu hắn quay cuồng, cái đói ở đâu kéo tới thiệt lẹ.
Hai chân hắn bắt đầu run. Con đường trước mặt như quen như lạ. Đã có một thời hắn kiếm miếng ăn trên những con đường. Hắn khéo tay. Không có cái khoá xe nào mà hắn cần quá 1 phút để mở. Hắn mở khoá xe điệu nghệ như một nhà ảo thuật. Cái điệu nghệ đưa tới một án tù! Với hắn, trộm cắp cũng phải có nghệ thuật và nguyên tắc riêng của nó.
Thứ nhứt, không chôm…xe cùi bắp! Bán chẳng được bao nhiêu, phí một lần ra tay. Lại nữa, chủ nhân thường là những người nghèo. Chiếc xe là cái cần câu cơm, là cả một gia tài. Mất đi, lập tức…đời là bể khổ! Chôm không đành. Thứ nhì, có lựa xe dữ, thì cũng không chơi ở mấy cửa hàng, trường học. Ở đó có người coi, có bảo vệ. Khó chơi đã đành.
Chơi được, thì nạn nhân không phải người mất xe, mà là chính họ. Những người đi làm cái nghề giữ xe được mấy đồng bạc. Đền một chiếc xe là mạt, là ăn mày. Kẹt mấy cũng đừng chơi! Tội…
Ngon nhứt là canh me chôm trước cửa nhà, chôm của mấy tay có tiền, chạy xe xịn đi ăn chơi, mua sắm. Ăn hàng xong là nhẹ nhỏm, là khỏi băn khoăn, thắc mắc…
Hắn lắc lắc đầu, cố thoát ra khỏi cái ám ảnh ngứa nghề để đi tiếp. Ngẩng lên, thấy ngay tấm bảng đập vô mắt:
“Phở bình dân. Tái Nạm Gàu Gân. 35k 1 tô”. Xe phở đặt phía trước tiệm. Thùng nước lèo kế bên. Mấy tảng thịt bò treo lủng lẳng bắt mắt. Không nhớ đã bao lâu hắn không được ăn phở. Thèm và đói. Cái đói réo gọi. Đói dữ dội. Đói chảy nước mắt. Đói leo qua sức chịu đựng của hắn. Hắn lôi tiền ra đếm. Còn vỏn vẹn 30 ngàn về xe. Hắn cay đắng. Hắn bực tức. Tô phở bốc khói nhảy vô đầu hắn ngồi. Tô phở vực cái thói quen cũ trồi dậy. Hắn bắt đầu quan sát. Phố xá đông đúc, hàng quán san sát, xe gắn máy đậu dài hai bên lề đường. Hắn tản bộ thêm một đoạn, ngó mấy cái ngã tư, tính toán đường thoát. Hắn nhìn quanh quất, phải kiếm đồ nghề trước. Cái này thì dễ.
Gần đèn xanh, đèn đỏ, có một tiệm sửa xe. Hắn lượm một cây căm xe cũ. Lượm thêm một cục đá xanh làm búa. Hắn ngồi ngay xuống lề đường, lo việc của mình, mặc kệ thiên hạ. Người qua lại đông, xe cộ chen nhau, không ai thèm để ý tới hắn. Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, biết càng thêm rắc rối chứ ích gì. Hắn bẻ gập cây căm cho ngắn lại, lấy cục đá đập dẹp cái đầu, rồi uốn, rồi mài dưới mặt đường, cẩn thận từng chút. Một bài học trong tù. Ở trong đó hắn còn làm ra nhiều thứ vật dụng quái chiêu hơn nhiều.
Không có gì là không thể, nếu chịu khó và kiên nhẫn. Xong, hắn đưa lên trước mặt ngắm nghía. Không ngon lắm, nhưng cũng tạm được. Dân trong nghề kêu bằng đoản, trong tay hắn là cái chìa khoá vạn năng. Hắn đút cây đoản vô túi áo. Tay hắn chạm tờ giấy ra trại. Chạm vào thực tại. Tờ giấy nhắc cho hắn cái lý do hắn ở đây. Hắn hơi chựng lại. Hắn xoè tay ra trước mặt, hai bàn tay nhạy bén như của một nghệ sĩ ngày nào, giờ xám xịt, chai sần và thô kệch. Những ngón tay cứng đơ nằm gần nhau mệt mỏi. Hắn hoang mang, hắn không còn đủ tin tưởng vô chúng. Hắn co duỗi, hắn nhấp thử vài lần trong không khí.
Chậm và thô quá. Hắn đốt điếu thuốc còn sót lại, hy vọng xoa dịu cơn đói. Khói thuốc làm người hắn nhộn nhạo. Hắn nhớ tới má hắn dưới quê, không biết sống chết ra sao. Một phần trong hắn lên tiếng:
– Thôi bỏ đi. Đã thề bỏ rồi mà. Làm khổ bà già nhiêu đó chưa đủ sao, thằng bất hiếu! Về! Về gấp như đã hứa. Về! Đói no gì cũng kệ, miễn là có mẹ có con. Cái nghề này đâu có bền. Sớm muộn gì cũng trở vô trỏng thôi!…
Hắn cúi xuống nhìn bộ quần áo mình đang mặc. Nhìn cái con người thân tàn ma dại của mình. Một phần khác trong hắn lên tiếng:
– Về! Dĩ nhiên là phải về. Nhưng về trong tình cảnh này sao? Chơi đại một chiếc kiếm vốn, đua về trốn luôn ở dưới mà làm lại cuộc đời! Chơi đi, đâu có khó gì…
Hắn đứng bật dậy. Người hắn loạng choạng. Từ sáng
tới giờ hắn có miếng nào trong bụng đâu! Đói chịu hết xiết. Muốn làm gì thì cũng phải ăn cái đã. Mọi chuyện tính sau. Tiệm phở đông nghẹt. Hắn bước vô, đứng ngay xe. Mùi phở bốc lên nồng nực, thơm phức. Cái mùi đủ làm cho người chết sống dậy. Hắn ấp úng gọi:
– Bà chủ…
Người đàn bà đứng nấu, đang tất bật với múc, chan. Mồ hôi nhể nhại. Nghe hắn gọi, không thèm ngó, sẳng giọng:
– Tui không phải chủ. Chủ ngồi trong kia kìa…
Hắn nuốt nước miếng ừng ực, nói tiếp:
– Bán cho tui tô 30 ngàn nhiều bánh được không?
Chị ngừng tay, ngước lên nhìn hắn:
– Vô bàn ngồi đi!
Hắn tìm cho mình một chỗ trống, ngồi xuống. Tô phở đầy ắp, thịt cả đống, được thằng nhỏ bưng ra. Ngó chừng có phần còn nhiều hơn những tô khác. Hắn cắm cúi ăn, nghe từng miếng trôi qua miệng, xuống bụng, nghe cái ngọt ngào của từng muổng nước lèo thấm ra da thịt. Tới lúc hắn buông đủa, thì cái tô sạch nhách, một miếng hành cũng không còn. Mắt hắn sáng lên. Người hắn phấn chấn. Hắn kêu tính tiền. Thằng nhỏ chạy lại, hắn đưa tiền. Thằng nhỏ đếm:
– Thưa, mới 30, 35 ngàn một tô…
Hắn sượng ngắt, chỉ tay về phía người đàn bà:
– Tui kêu tô 30…
Thằng nhỏ day qua ngó chị như hỏi. Vài người ngồi quanh ngó qua hắn, nghi nghi, ngờ ngờ. Không lẽ cái bộ dạng của hắn tệ dữ vậy sao? Chị rời chỗ đứng đi về phía hắn, ngó cái tô phở trống trơn, rồi ngó hắn:
– Ăn được không chú Tư? No chưa?
Hắn gật, rồi nhắc lại:
– Tui kêu tô 30…
Chị gạt ngang, cười:
– Ai chẳng có lúc quên. Cái này là tui quên chứ không phải chú quên, bỏ qua nhe!
Giọng chị nhỏ lại:
– Tui để ý chú tự nảy giờ. Về quê hả? Về đời lâu mau rồi? Mới ra hả?…
Hắn lại gật:
– Sáng nay…
Chị giằng lấy 30 ngàn trong tay thằng nhỏ, nhét sâu vào túi áo hắn, để tay ở đó một chập, rồi nói lớn:
– Đi cho kịp chuyến xe, chú Tư.
Lại Tư! Hắn cu ky một mình, có anh có em gì đâu mà Ba, mà Tư! Người đâu ngộ thiệt! Quen biết hồi nào đâu mà kêu hắn thứ Tư, trật lất. Hắn nhìn chị, nghẹn ngang. Lí rí cám ơn, rồi đi thẳng.
Ngoài cửa, một cặp trai gái vừa tấp chiếc SH, nắm tay nhau đi vô, cùng lúc với hắn đi ra. Tay hắn giựt giựt. Cơ hội ngon ăn hết biết! Hắn vịn tay lên ghi đông chiếc xe, lắc nhẹ như tình cờ đi ngang bị vướng, tay kia rờ lên túi. Thò luôn tay vô trong. Tấm giấy ra trại còn nguyên. Tiền chị nhét vô còn nguyên. Cây đoản mở khoá biến đâu mất. Hắn thở dài, coi như xong! Chắc Trời khiến!
Hắn đi thật nhanh như chạy. Tiếng chị vang theo sau lưng:
– Về khoẻ nghen chú Tư. Có lên trên này chơi nhớ ghé nhe…
Chị nói mà bàn tay nắm lại, hình như có cái gì của hắn trong đó..

Mới sinh được đứa cháu đích tôn cho mẹ chồng. 5h sáng hôm đó lúc tôi đang cho con ngủ mẹ chồng tái mặt gọi dậy rối rít rồi nhét vào tay tôi 500 triệu. Vừa đưa tiền bà vừa nói con trốn đi đâu 10 ngày rồi hãy về. Thấy mẹ chồng hốt hoảng nên tôi cũng luống cuống theo và rồi cũng phải gật đầu bế con ra taxi. Ai ngờ, trưa hôm sau tôi nhận được cuộc điện thoại…

0

Hôm đó cô đang ôm con ngủ trong thì gần 5 giờ sáng mẹ chồng đập Ly dậy rồi cuống quýt nhét vào tay cô cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu với khuôn mặt tái sắc.

Ngày Ly lên xe hoa về nhà chồng ai cũng nói cô có số hưởng khi được gả vào một gia đình tử tế như gia đình Huy, mẹ chồng Ly là một người phụ nữ cực kỳ tâm lý và yêu thương con dâu. Và quả thực Ly cũng rất hạnh phúc khi mình có được một gia đình chồng tốt đến như thế. Dù biết rõ là Ly ham công tiếc việc nhưng vì sợ cô vất vả nên mẹ chồng một mực khuyên bảo ly nghỉ việc chỉ cần ở nhà nghỉ ngơi là được, lúc đầu Ly cũng hơi phân vân nhưng sau vì nghĩ rằng gia đình chồng giàu có không đến mức cô phải bươn chải nên cô gật đầu nghe lời mẹ chồng. Huy thấy vợ quyết định như vậy nên anh cũng mừng vì anh chỉ muốn vợ nghỉ ngơi rồi sinh con khỏe mạnh là ổn.

Ban đầu Ly vẫn nghĩ mình ở nhà thì giúp mẹ chồng việc nội trợ bếp núc, vậy nhưng khi Ly động tay động chân vào làm một việc gì là y như rằng mẹ chồng bắt cô lên phòng nghỉ ngơi ngay, chính vì thế mà mới ở nhà chưa đầy 2 tuần mà Ly đã tăng cân ầm ầm. Và rồi niềm hạnh phúc của gia đình càng được nhân lên khi Ly thông báo cô đã có thai được hơn 2 tháng, khỏi phải nói là cô được chiều chuộng đến cỡ nào. Mẹ chồng Ly lúc nào cũng lên mạng xem mấy món bổ dưỡng để nấu đổi vị cho Ly ăn uống ngon lành hơn, thấy Ly nôn khan là bà sốt hết cả suột. Thấy mẹ chồng thương mình như vậy Ly vui sướng vô cùng, vì cô hiểu không phải ai cũng có được phúc phận như mình.

( Ảnh minh họa )
Mỗi lần chồng đi công tác thì cũng chính vì có sự quan tâm của mẹ chồng mà bà bầu Ly cũng đỡ tủi thân hơn. Thậm chí đến ngày lâm bồn, nhưng chồng đang đi công tác mẹ chồng Ly cũng xách làn đưa con dâu đi dẻ. Người ngoài nhìn vào cứ tưởng là mẹ và con gái chứ không ai nghĩ đó lại là mẹ chồng và nàng dâu. Và sau bao cố gắng thì Ly cũng hạ sinh được một bé trai kháu khỉnh giống y đúc Huy, đối với Ly mà nói thì cuộc sống cho cô như vậy cô không còn gì đòi hỏi hơn.

Nhưng đúng là ở đời không ai nói trước được điều gì, cứ tưởng Ly sẽ sống hạnh phúc êm đềm mãi như thế ai ngờ khi cô sinh con được 2 tháng tuổi thì bỗng dưng cô cảm thấy chồng mình có điều gì đó hơi khác. Nhiều lần Huy cáu bẳn vô cớ với Ly, lúc đó cô đau buồn lắm nhưng vẫn nín nhịn vì cô nghĩ là chắc là chồng mình bị áp lực công việc. Ly đem chuyện vợ chồng lục đục ra tâm sự với mẹ chồng rồi bà cũng chỉ nói là do công việc dạo này của Huy hơi vất vả nên chồng cô mới có thái độ thất thường đó. Thấy mẹ chồng nói như vậy nên Ly cũng an tâm thở phào nhẹ nhõm.
Vậy nhưng mọi chuyện lại đi theo một hướng khác mà Ly hoàn toàn không hiểu ra được, hôm đó cô đang ôm con ngủ trong thì gần 5 giờ sáng mẹ chồng đập Ly dậy rồi cuống quýt nhét vào tay cô cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu với khuôn mặt tái sắc.

– Dậy đi…con phải rời khỏi căn nhà này ngay lập tức. Đây là số tiền mẹ đã chuẩn bị để con có thể thoải mái dùng trong một thời gian, quần áo của con mẹ cũng đã thu xếp rồi nên con không phải lo gì nữa.
– Nhưng có chuyện gì mà phải gấp gáp đến như thế ạ. Bây giờ chồng con đang đi công tác chưa về….

– Không thể chờ đến khi thằng Huy về được đâu, con hãy nghe lời mẹ đi. Con hãy thuê một chỗ nào đó tử tế sống tạm rồi đúng 20 ngày nữa mới được quay về. Nhớ là không được quay về nhà mẹ để nghe chưa, đừng để mẹ con phải lo lắng.

– Nhưng..có chuyện gì mà đến mức con phải rời khỏi đây thưa mẹ…con lo lắm.– Nếu con tin mẹ thì hãy làm như lời mẹ nói. Lâu nay mẹ thương con thế nào thì con là người hiểu rõ nhất, những việc mẹ làm cũng đều vì con mà thôi. Nếu con thiếu gì thì hãy gọi cho mẹ, mẹ sẽ đến ngay.
Thấy mẹ chồng vừa nói vừa hốt hoảng như thế nên dù lúc đó có hàng trăm câu hỏi vì sao nhưng Ly cũng đành phải gật đầu bế con ra taxi mà mẹ chồng đã gọi chờ sẵn dưới nhà. Cô quyết định làm như mẹ chồng nói là sẽ không về nhà mẹ đẻ của mình, vì đang có con nhỏ nên Ly quyết định ra ngoại thành tìm thuê phòng khách sạn để ở một thời gian. Vậy nhưng dù mẹ chồng nói cô không cần phải lo lắng điều gì cả nhưng mấy lần cô gọi điện cho chồng thì máy Huy toàn thuê bao chính vì vậy mà Ly lo lắng vô cùng. Không cam tâm ngồi ở đây mà không hề biết một cái gì nên Ly quyết định sẽ về nhà sau hơn 10 ngày ở khách sạn.
Ngồi trên xe mà Ly cứ tưởng tượng biết bao nhiêu là chuyện, cô sợ nhất là việc làm ăn của chồng có gì đó xảy ra mà cả nhà giấu mình. Dù có thế nào thì cô cũng muốn sẽ cũng cả nhà gánh vác khó khăn đó, vậy nhưng khi vừa bước vào nhà đang định cất tiếng gọi mẹ chồng thì bỗng Ly chết điếng khi thấy một người phụ nữ lạ mặt đang bế đứa con nhỏ ngơ ngác lên tiếng hỏi Ly.

– Cô là ai? Đến đây có việc gì không?

– Chính tôi mới là người hỏi câu đó chứ? Cô là ai mà sống trong căn nhà này, anh Huy đâu.._ Ly hốt hoảng.
– Cô tìm anh Huy ư? Chồng tôi đi làm từ sáng sớm rồi, cô có gì hỏi thì cứ nhắn với tôi.
Ly chết điếng khi nghe câu nói đấy của người phụ nữ lạ mặt, rõ ràng Huy là chồng cô vậy mà bây giờ có người phụ nữ sinh con sống trong nhà chồng mình và gọi chòng mình là chồng của cô ta. Ly còn nghĩ chắc cô vào nhâm fnhaf, vậy nhưng lúc đó bỗng mẹ chồng cô xuất hiện. Nhìn thấy Ly mà bà tái mét.
– Con…con sao lại về đây _ Mẹ chồng Ly ấp úng.

– Bây giờ chuyện đó còn quan trọng sao thưa mẹ. Rốt cuộc mọi chuyện là như nào, sao người phụ nữ ấy lại là vợ của chồng con.
– Mẹ..mẹ xin lỗi..

– Con xin mẹ hãy nói thật cho con biết đi. Đến lúc này rồi mà mẹ còn định giấu con nữa sao? Người phụ nữ đó là ai, còn cả đứa bé kia nữa.
– Thằng Huy lén lút cặp bồ với cô ta khiến người ta có thai nên..

– Vậy đứa bé đó là con của chồng con ư? Tại sao? tại sao lại lừa dối con đến mức này.
– Mẹ đã muốn nói với con nhưng sợ con sẽ chết mất khi nghe được tin đó. Mẹ đã định sẽ thu xếp mọi chuyện ổn thỏa rồi mới rước con về.
– Vậy còn cô ta thì sao? Mẹ và chồng con có thẻ bỏ mặc đứa bé huyết thống của mình đi được không? Còn mẹ con con sẽ phải làm sao đây…tại sao lại nhẫn tâm như vậy với con chứ. Mẹ rước cô ta về ăn ở trong nhà này rồi thì còn muốn con phải hiểu như thế nào nữa đây.

Đúng lúc mẹ chồng vừa dứt lời thì chồng Ly bất ngờ về nhà, nhìn thấy cảnh tượng đó Huy biết là vợ mình đã vỡ lẽ ra mọi chuyện. Anh vội vàng quỵ xuống xin vợ tha thứ, vậy nhưng Ly dù đau đớn đến mức ngã quỵ đi cũng không thèm nghe lời giải thích của chồng mình, mẹ chồng cô cũng òa khóc lên vì mọi chuyện đang diễn ra trước mắt. Hóa ra chồng Ly đã lừa dối cô một gian lâu nay, anh ta cặp kè bên ngoài khiến cả cô bồ và Ly đều mang thai cùng một lúc. Đến khi cô bồ đòi được gia đình Huy đón về nhà nếu không sẽ làm ầm lên mọi chuyện. Mẹ chồng Ly lúc đó không còn cách nào khác nên mới phải nghĩ ra kế để cho Ly ra ngoài sống một thời gian, nhưng bà thật sự không ngờ mọi chuyện đến mức này. Còn Ly thì cô như người mất hồn ôm con cứ đi mãi như vậy, có lẽ cả đời này cô sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho người chồng khốn nạn của mình.

Chị dâu tôi kém anh chồng tận 20 tuổi, lại kiểu chồng già vợ trẻ nên chiều nhau, nay check-in nhà hàng quán cà phê mai đi du lịch cắm trại ngoại thành. Tôi và chồng thường đùa rằng đúng kiểu doanh nhân thành đạt và hotgirl. Nhưng anh chị càng phông bạt sống, càng tiêu tiền hào phóng thì bố mẹ chồng tôi càng khổ. Vì tiền anh chị tiêu là tiền đi cắm sổ đỏ nhà đất để vay ngân hàng. Bố mẹ chồng tôi hiền lành, ông thì suốt ngày chăm ao cá, còn bà thì trồng rau đi bán, chân chất thật thà nên tin tưởng con cái, giao hết sổ đỏ cho anh làm ăn. Hôm vừa rồi, anh chồng có nói chuyện riêng với bố mẹ, muốn ông bà bán nốt 2 sào ruộng để anh lấy tiền đáo hạn ngân hàng, còn lại sẽ mua trên thành phố vì vợ anh muốn ở trên đó, không muốn về quê sống chung với bố mẹ chồng, Anh còn c-ấ-m ông bà làm 1 việc với lý do sợ x-ấ-u mặt…

0

Bố mẹ tin tưởng con trai cả quá mức, cứ như vậy thì sớm muộn ông bà cũng phải lãnh hậu quả tay trắng, ra ngoài đường mà ở thôi.

Chị Mai, tuy là chị dâu tôi nhưng lại kém tôi 5 tuổi. Cũng bởi anh Huy – anh trai chồng tôi giỏi, lấy được vợ trẻ, anh năm nay gần 40 rồi mà vợ anh mới 24 tuổi. Trong mắt tôi, anh Huy công việc không ổn định, anh cứ vay tiền chỗ này đập vào chỗ nọ, gọi là đầu tư bất động sản, mua đi bán lại vài mảnh đất, lãi được ít tiền thì mua ô tô xịn, thế nên “cua” được chị Mai cũng là điều dễ hiểu. Vì chị Mai cũng thuộc kiểu ham ăn lười làm, thích sống phông bạt.

Anh chị mới cưới nên tình cảm mặn nồng lắm, lại kiểu chồng già vợ trẻ nên chiều nhau. Suốt ngày tôi thấy 2 anh chị đăng ảnh trên facebook, check-in nhà hàng quán cà phê rồi vài khu du lịch ngoại thành. Đúng kiểu doanh nhân thành đạt và hotgirl.

Nói ra thì lại bảo tôi ganh tỵ, nhưng thật lòng thì tôi chỉ cảm thấy lo lắng cho đại gia đình. Vì anh chị càng phông bạt sống ảo, càng tiêu tiền một cách hào phóng như thế, thì bố mẹ chồng tôi càng khổ. Vì tiền anh chị tiêu là tiền đi cắm sổ đỏ nhà đất của bố mẹ chồng tôi để vay ngân hàng. Anh chị không có ý thức tiết kiệm trả nợ thì không biết đến bao giờ gia đình mới lấy lại được sổ. Vợ chồng tôi nói thì anh Huy bảo: “Việc của 2 đứa đâu mà xen vào”.

Bố mẹ chồng tôi hiền lành, ông thì suốt ngày chăm ao cá, còn bà thì trồng rau đi bán, chân chất thật thà nên tin tưởng con cái. Thấy anh Huy suốt ngày đóng vest đi gặp khách, hàng xóm không ai biết anh làm nghề gì, nhìn thế thì tưởng anh thành đạt, nên khen ngợi với bố mẹ chồng tôi, ông bà nghe được, lại càng tưởng con mình giỏi giang nên anh Huy nói gì là ông bà nghe răm rắp.

Chồng tôi làm công nhân lái máy xúc, tiền kiếm được cũng đủ chi tiêu và lo cho vợ con, tiết kiệm được chút ít. Bản thân tôi làm nhân viên kế toán ở một xưởng gỗ gần nhà. Hai vợ chồng mỗi tháng để ra được 10-20 triệu (tùy thời điểm chồng tôi lắm việc hay ít việc). Tôi cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình. Nhưng bố mẹ chồng luôn cho rằng chúng tôi kém cỏi, không có ước vọng giàu sang, suốt ngày chỉ đi làm công ăn lương. Mưa gió thì chồng tôi phải nghỉ việc, mà lương cơ bản của tôi chỉ có 7 triệu, bao giờ mới mua được nhà riêng và ô tô đây?

Anh chồng 40 tuổi lấy được vợ trẻ nên hết mực yêu chiều, cưới được nửa năm đã định dồn bố mẹ chồng tôi vào đường cùng để mua nhà thành phố - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đúng là hiện tại vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng, chúng tôi cũng đang phấn đấu để sang năm mua mảnh đất ra ở riêng. Còn vợ chồng anh Huy chị Mai thì thuê trọ trên thành phố, thỉnh thoảng mới về quê. Trước kia, anh Huy bảo rằng sẽ không về quê nên chồng tôi mới tính chuyện ở cùng bố mẹ để chăm sóc ông bà. Nhưng giờ ông bà có ý định để vợ chồng tôi ra riêng, nên chúng tôi cũng phải tính toán cho mình.

Hôm vừa rồi, anh Huy về nói chuyện riêng với bố mẹ, muốn ông bà bán nốt 2 sào ruộng để anh lấy tiền đáo hạn ngân hàng. Đáo hạn xong, anh sẽ mua nhà trên thành phố vì vợ anh muốn ở trên đó, không muốn về quê sống chung với bố mẹ chồng. 2 anh chị cưới được nửa năm nay, vẫn ở nhà thuê nên anh muốn mua nhà sớm cho vợ mừng.

Bố mẹ chồng tôi thì ù ù à à định đưa giấy tờ cho anh rao bán. Nhưng chồng tôi nghe được chuyện liền lao vào giật lại và bảo bao giờ anh lấy lại được sổ đỏ nhà đất của ông bà thì mới cho bán ruộng, còn nếu không thì thôi. Giờ anh mua nhà thành phố, nhà ở quê đến hạn mà không trả được nợ, ngân hàng niêm phong nhà thì ông bà sống ở đâu? Tôi cũng thấy mình không thể đứng im được, cũng to tiếng nói anh Huy phải suy nghĩ cho bố mẹ, còn bố mẹ thì cũng phải lo cho bản thân đi, cái gì cũng tin tưởng con trai cả, rồi có ngày mất trắng hết.

Cả nhà loạn cào cào, anh Huy thì quát vợ chồng tôi láo, chồng tôi thì bảo anh bất hiếu, định vơ vét hết của bố mẹ. Bố thì quát chồng tôi là em mà dám bật lại anh, mẹ chồng thì bảo tôi là dâu mà xen vào chuyện nhà chồng… Nhà cửa ầm ĩ, hàng xóm còn phải ngó qua xem có phải đánh nhau không.

Giờ thì vợ chồng tôi và vợ chồng anh Huy không buồn nhìn mặt nhau. Tôi cũng tùy bố mẹ chồng làm gì thì làm, theo ai thì theo. Chồng tôi thì vẫn nhất quyết đòi giữ giấy tờ, không để bố mẹ chồng bán nốt 2 sào ruộng đó. Thật chẳng biết phải nói thế nào cho ông bà hiểu nữa!

Sau khi chồng qu;;a đ;;ời, con trai đề nghị tôi bán nhà ở quê, chuyển lên thành phố sống cùng vợ chồng nó, nhưng tôi không đồng ý. Gần đây, con trai gọi điện báo rằng bố vợ nó đang nằm viện. Tôi quyết lên thành phố thăm ông thông gia một chuyến. Thấy tôi đến, bà thông gia tay bắt mặt mừng, kể chuyện tíu tít. Nào ngờ khi thấy tôi đến, bà thông gia bỗng khen con trai tôi không ngớt lời, bảo rằng nhờ có con rể mà mọi việc mới suôn sẻ, nhẹ nhàng hơn, túc trực trong viện chăm bố vợ ngày đêm. Tôi giật mình nghĩ lại năm xưa chồng ốm, con trai về ngó được 2 lần. Tôi bực quá đứng dậy xin phép về quê luôn, đi được 1 đoạn thì biết mình quên túi đồ, quay lại lấy thì ngỡ ngàng khi nghe thấy…

0

Thấy tôi đến, bà thông gia tay bắt mặt mừng, kể chuyện tíu tít. Bà khen con trai tôi không ngớt lời, bảo rằng nhờ có con rể mà mọi việc mới suôn sẻ, nhẹ nhàng hơn.

Sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định tới nhà con trai ở để chăm sóc cháu gái, và để chồng ở quê một mình. Dù lo lắng cho sức khỏe của chồng khi không có tôi bên cạnh, nhưng thương con thương cháu nên tôi không thể khước từ lời nhờ vả của vợ chồng con trai.

Cứ như vậy, 4 năm đã trôi qua. Cuộc sống của gia đình con trai không hề dễ dàng. Lương hưu của tôi được 6 triệu mỗi tháng, nhưng tất cả đều đã tiêu tốn vào sinh hoạt của gia đình con trai.

Dù rất khó chịu, nhưng tôi vẫn phải nhẫn nhịn vì không muốn làm khó con trai. Sau 4 năm, tôi quyết định về quê vì cháu gái cũng lớn rồi và sức khỏe của chồng tôi thì xấu đi nhiều. Ông ấy thường xuyên bị đau dạ dày, huyết áp và cholesterol cao. Bởi khi tôi không có mặt ở nhà, ông đã ăn uống không điều độ. Sáng ăn sáng bên ngoài, trưa ăn ở căng tin, tối thì gọi đồ ăn hoặc chỉ ăn mì.

Một đêm, tôi bỗng phát hiện chồng có dấu hiệu bất thường, miệng chảy nước dãi, nói không rõ. Tôi lập tức gọi xe cấp cứu. Sau khi thực hiện CT não, bác sĩ nói chồng tôi bị xuất huyết não và ngay lập tức chuyển ông tới bệnh viện ở thành phố.

Khi tới nơi, chồng tôi đã hôn mê. Sau 3 tháng điều trị, ông đã ra đi mãi mãi.

Sau khi chồng qua đời, con trai đề nghị tôi bán nhà ở quê, chuyển lên thành phố sống cùng vợ chồng nó, nhưng tôi không đồng ý.

Sau khi chồng qua đời, con trai đề nghị tôi bán nhà rồi chuyển đến ở với con nhưng tôi không đồng ý. (Ảnh minh họa)

Gần đây, con trai gọi điện báo rằng bố vợ nó đang nằm viện, lòng tôi lại dấy lên nỗi lo lắng. Kể từ khi chồng mất, mỗi khi nghe nhắc đến bệnh viện, tôi lại cảm thấy bất an, tôi rất sợ phải đến đó.

Mấy hôm trước, tôi lấy hết dũng khí tới thăm ông thông gia một chuyến. Ông mới trải qua ca phẫu thuật tim nên sức khỏe còn yếu.

Khi đó bà thông gia đang ở bên chăm sóc ông. Thấy tôi đến, bà thông gia tay bắt mặt mừng, kể chuyện tíu tít. Bà khen con trai tôi không ngớt lời, bảo rằng nhờ có con rể mà mọi việc mới suôn sẻ, nhẹ nhàng hơn.

– Cũng nhờ thằng Khánh tận tình chăm sóc bố. Nó chạy khắp nơi lo giấy tờ, thủ tục nhập viện rồi vệ sinh cá nhân cho ông nhà tôi. Các y tá còn nhầm tưởng nó là con trai ruột, chứ có ai nghĩ nó là con rể đâu.

Có khi Khánh còn nấu cháo mang vào bệnh viện cho tôi và ông nhà nữa. Người ta nói con rể là một nửa con trai, nhưng nó còn hơn cả con trai tôi nữa. Con trai tôi bận rộn công việc, ghé thăm được mấy lần đâu. Tất cả chi phí cho việc điều trị và phẫu thuật đều do con rể chi trả. Tôi cảm ơn bà vì đã nuôi dạy được một người con trai tốt như vậy, nhờ đó mà vợ chồng tôi mới được nhờ cậy.

Khi ông thông gia nằm viện, tôi đã đến thăm. (Ảnh minh họa)

Khánh là tên con trai tôi. Bà thông gia không ngừng khen ngợi con trai tôi, đáng nhẽ tôi nên mừng và tự hào khi có một đứa con hiếu thảo như thế. Tuy nhiên nghe những lời đó, tôi lại thấy buồn rầu, chua chát trong lòng. Bà thông gia cứ kể chuyện, còn tôi chỉ biết ngồi cười qua cho qua, không biết nên nói gì.

Còn nhớ ngày đó khi chồng tôi nằm viện, con trai bận rộn với công việc nên chỉ thỉnh thoảng ghé thăm, còn con dâu chỉ đến 2 lần. Tôi một mình ở lại bệnh viện chăm chồng, con trai đã bao giờ rót cho bố được cốc nước nào đâu. Thế mà khi bố vợ đổ bệnh, con trai tôi lại xin nghỉ việc để chăm sóc ông ấy từ miếng ăn, vệ sinh cá nhân. Vì thế, trong lòng tôi không khỏi so sánh.

Về nhà, tôi cảm thấy lòng mình nặng trĩu. Liệu tôi có thể kỳ vọng vào việc con trai sẽ chăm sóc tôi khi về già không?

Đất mua bằng giấy viết tay qua nhiều chủ, làm sổ đỏ thế nào?

0

Mua bán đất đai bằng giấy viết tay, khi thực hiện mua bán đất qua nhiều chủ và chưa có sổ đỏ, các thủ tục pháp lý để làm sổ đỏ có thể trở nên phức tạp.

Sổ đỏ ( Giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất) là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu, bảo vệ lợi ích hợp pháp và giúp tránh rủi ro pháp lý. Việc sở hữu sổ đỏ còn giúp tăng giá trị thửa đất và dễ dàng hơn trong các giao dịch mua bán hoặc thế chấp.

Pháp luật về đất đai được sửa đổi nhiều lần qua các thời kỳ nên Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất có nhiều tên gọi khác nhau.

Theo Điều 134 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024) thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất (theo mẫu thống nhất trong cả nước).

Một trong các nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận là cấp theo từng thửa đất cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Việc làm sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay qua nhiều chủ không phải dễ dàng. (V.Vân)

Để giải quyết tình trạng giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên người khác (nguyên nhân chủ yếu do mua bán viết tay), khoản 5 Điều 137 Luật Đất đai quy định:

” Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nói trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật “.

Như vậy, giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đang sử dụng đất nếu như bản thân họ cũng như thửa đất đủ điều kiện được cấp chứ không cấp cho người chủ đầu tiên của thửa đất.

Việc làm sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay qua nhiều chủ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng có thể thực hiện được nếu bạn tuân theo các bước trên và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Quan trọng nhất là luôn phải kiểm tra kỹ lưỡng và tuân theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền hợp pháp của mình.

Theo Nguyễn Vương/VTC News

VTC News

Nguồn: https://vtcnews.vn/dat-mua-bang-giay-viet-tay-qua-nhieu-chu-lam-so-do-the-nao-ar893528.html

Từ năm 2025: Người có đủ 2 loại giấy tờ này xây nhà trên đất nông nghiệp chẳng lo bị phạt

0

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp chính là tất cả cá loại  đất dùng để canh tác, là phương tiện canh tác không phải đất phi nông nghiệp. Những loại đất này thường dùng để nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất canh tác hoa màu, phòng hộ đê điều… Tóm lại tất cả các loại đất nông nghiệp tuyệt đối không được sử dụng trái mục đích hoặc không dùng để xây nhà như đất thổ cư. Chính vì vậy, những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp đều vi phạm và chịu xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, với những người có đủ các loại  giấy tờ này sẽ không phải xử phạt. Đó là giấy gì?

Ai được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Ai được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì phải làm gì?

Theo nội dung phân tích nêu trên thì người sử dụng đất sẽ không được xây nhà trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà để ở trên diện tích đất này thì đầu tiên, cần phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở).

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì nếu người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật.

xay nha tren dat nong nghiep khong lo bi xu phatNhư vậy, hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất cho phép.

Để xin chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết theo thẩm quyền. Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp không bị xử phạt

Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp không bị xử phạt

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu  đất đai, hồ sơ địa chính.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất ở sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy, sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, thì người sử dụng đất có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng.

chia sẻ bài viết xFaceBookTheo dõi Phunutoday trên Google News

Uố::ng 1 chén rư::ợu, m;ất bao lâu để nồng độ cồn về 0? Có 1 cách uố::ng bao nhiêu cũng không lo bị x::ử ph:ạt…

0

Một ly rượu thường khoảng 30ml tương đương với 1 đơn vị cồn sẽ cần 3 đến 6 tiếng để nồng độ cồn về 0.

Việc uống rượu và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.  Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được cụ thể là bao nhiêu rượu có thể khiến một người say. Có người uống chỉ được 1 ly, có người dung nạp được cả 1 lít rượu

Những người nhẹ cân, có bệnh yếu mệt, đang đói, uống lần đầu, ít khi uống, không hợp, hệ số oxy hóa cồn thấp sẽ nhanh say chậm thải nồng độ cồn hơnUống 1 chén rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

 

Uống 1 chén rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

Chúng ta có thể ước lượng được quãng thời gian, nhưng đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.

Ví dụ người ăn rất nhiều rồi mới uống bia, bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu bia của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong vì có người uống từ tối hôm trước mà sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, hơi thở vẫn còn, có người thì không. Người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Khi bạn uống rượu, để nhanh giải rượu, giúp nồng độ cồn về 0 bạn có thể áp dụng một vài cách sau:Sử dụng trái cây: Trái cây tốt sau khi uống bia rượu là quýt. Bạn ăn một vài trái quýt hoặc ép trái quýt lấy nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giải bia rượu. Hoặc bạn có thể dùng dưa hấu, vỏ dưa hấu.Giải rượu với rau má: Bạn dùng 100g rau má tươi, 2 quả chanh, 1g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối. Mỗi lần uống 150-300ml.

Giải rượu bằng chanh tươi: Dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả.

Dùng vỏ quýt phơi khô: Vỏ quýt phơi khô trong đông y còn gọi vị thuốc trần bì. Bạn dùng 30g vỏ quýt khô và sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hạt thái vụn. Hai vị đem sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước cho uống. Bạn có thể sử dụng thêm gừng tác dụng nhanh hơn.

Ngoài ra, sau uống rượu bạn nên uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhanh đào thải cồn trong máu.Uống 1 chén rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

 

Uống 1 chén rượu, mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

Khi uống rượu, bạn nên ăn đầy đủ, không để bụng rỗng. Bạn nên uống rượu một cách từ từ giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, gan kịp oxy hóa. Để đảm bảo quy trình thải độc, uống thật chậm.

Cách tốt nhất để giảm nồng độ cồn trong máu của bạn là uống ít rượu hơn. Nhấp từng ngụm chậm và trò chuyện với bạn bè là cách làm bản thân mất tập trung, giúp giảm lượng rượu uống vào. Ăn thêm rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu.

Lưu ý, khi uống rượu, tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ gây hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Trong buổi gặp mặt 2 bên gia đình, mẹ chồng tương lai cố tình ăn mặc sang trọng điệu đà để lấn lướt mẹ tôi. Bà mở câu nào cũng giọng “cửa trên” nhưng nhà gái vẫn nhịn, cho đến khi mẹ chồng ấn định ngày cưới thì có chuyện xảy ra. Mẹ tôi cả buổi ngồi “vâng dạ”, đến lúc này lên tiếng: “Hôm đó là ngày… không thể tổ chức cưới cho 2 cháu, mong nhà trai xem xét chọn ngày khác”. Mẹ chồng cười lớn: “Cả đời cưới có 1 lần, còn chuyện kia thì năm nào chả có”. Tôi không chịu nổi, tháo hết vàng cưới, tuyên bố hủy hôn ngay trong lễ dạm ngõ … Đọc tiếp tại bình luận

0

Trong buổi hai bên gia đình gặp mặt, đến đoạn mẹ Hưng quyết định ngày cưới, tôi đã không thể nhịn thêm được nữa. Bởi mẹ anh chọn tổ chức vào đúng ngày giỗ của bố tôi.

Tôi và Hưng yêu nhau từ thời còn học đại học. Hưng điển trai, cao ráo, là con nhà khá giả ở thành phố.

Yêu nhau được khoảng hai năm, Hưng dắt tôi về ra mắt gia đình anh. Ngay từ lần đầu gặp mặt, mẹ Hưng đã có vẻ không thích tôi. Có lẽ do tôi xuất thân từ gia đình làm nông nghèo khó, bố mất sớm, nhà còn mấy em nhỏ.

Tôi biết sau đó, mẹ Hưng không đồng ý cho chúng tôi tiếp tục yêu nhau, nhưng anh luôn giấu tôi chuyện này và cãi lời mẹ. Bên nhà Hưng chưa từng hẹn gặp tôi hay có ý phản đối gì gay gắt nên tôi mặc kệ, miễn là tình cảm của chúng tôi vẫn tốt.

Hẹn hò đến năm thứ 6, tôi và Hưng đều đã ra trường, có công ăn việc làm ổn định. Chúng tôi đương nhiên muốn tiến tới hôn nhân, cùng nhau xây dựng tổ ấm. Dù đã yêu nhau đến mức này, mẹ Hưng vẫn không muốn chúng tôi tổ chức đám cưới. Mẹ anh chê gia đình tôi không “môn đăng hộ đối”, chê tôi quá tầm thường.
Nhà chồng nhất định muốn cưới vào... ngày giỗ của bố tôi - 1Đến lúc tôi mang bầu, mẹ bạn trai vẫn không thích tôi (Ảnh minh họa: TD).

Nói thật, trong mối tình này, không phải tôi, Hưng mới là người chịu đựng, cố gắng nhiều nhất. Anh luôn ra sức bảo vệ tôi với gia đình, yêu thương và chăm sóc tôi. Chính vì vậy, dù biết mẹ anh không thích mình, tôi không mấy để tâm và vẫn yêu anh.

Tuy nhiên, nhà trai không vui vẻ chấp nhận, chúng tôi cũng khó có thể tiến thêm một bước. Do đó, Hưng đề nghị cả hai “thả” cho có bầu để đặt mẹ anh vào “thế đã rồi”, không muốn chấp nhận cũng phải chấp nhận.

Ban đầu, tôi không thích suy nghĩ này của Hưng. Mẹ anh đã không thích tôi, tôi càng làm như này, tôi càng dễ “mất giá” với nhà anh. Qua vài tuần Hưng thủ thỉ, vỗ về tôi, cuối cùng, tôi cũng nghe theo mong muốn của bạn trai.

Không lâu sau đó, tôi dính bầu thật. Hưng hào hứng khoe với gia đình và muốn tổ chức đám cưới càng sớm, càng tốt. Tôi không biết gia đình họ đã nói với nhau những gì, nhưng mẹ anh lần đầu đồng ý chuyện cưới xin và hẹn gặp bên nhà tôi để bàn bạc.

Biết tin này, tôi thực sự vui mừng. Bởi tình yêu của chúng tôi cuối cùng cũng có được cái kết trọn vẹn. Tuy nhiên, tôi nào ngờ, mọi chuyện đâu đơn giản như thế.

Trong buổi hai gia đình gặp nhau, tôi nhìn là biết mẹ Hưng cố tình ăn mặc điệu đà để trông khác biệt hẳn với vẻ chân chất, giản dị của mẹ tôi. Mẹ anh cứ mở mồm ra là một câu nhắc đến tiền, hai câu đòi hỏi đám cưới phải hoành tráng, sang trọng thế này, thế kia.

Tôi biết, tôi đã đẩy mẹ mình vào tình thế khó xử. Nhà nghèo, tôi lại có bầu trước nên đương nhiên gia đình tôi ở thế yếu trước nhà trai. Mẹ tôi lại là người thật thà, hiền lành nên suốt cả buổi, mẹ luôn cố chịu đựng, nhẫn nại. Bên nhà trai nói gì, mẹ cũng vui vẻ dạ vâng, không chút phàn nàn hay phản đối.

Mấy lần, thấy nhà trai nói giọng “cửa trên”, có ý chê bai gia đình tôi, tôi đã định lên tiếng. Nhưng mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay tôi kéo xuống. Mẹ nói thầm với tôi rằng: “Mẹ ổn. Con cứ để yên để người lớn nói chuyện”.

Để tổ chức đám cưới này, mẹ tôi thậm chí còn phải đi vay mượn khắp nơi, từ họ hàng đến làng xóm, cho nhà tôi có thể “theo kịp” nhà trai, giúp tôi “mở mặt mở mày” với bên đó.

Tuy nhiên, đến đoạn mẹ Hưng quyết định ngày cưới, tôi đã không thể nhịn thêm được nữa. Mẹ anh chọn tổ chức đúng vào ngày… giỗ của bố tôi. Dù mẹ tôi đã nhẹ nhàng mong nhà trai lựa hôm khác và tiết lộ lý do, mẹ Hưng vẫn kiên quyết không muốn thay đổi ý định.

Mẹ Hưng nói: “Tôi chỉ chấp nhận hôm đó thôi, nhà chị xem mà sắp xếp. Hôm đó là ngày đẹp nhất rồi. Đám cưới chỉ có một ngày thôi, giỗ năm nào chả có”.

Nghe đến đây, tôi “sôi máu” thực sự. Tôi không ngần ngại nói với mẹ Hưng: “Nếu nhà cháu không đồng ý hôm đấy thì sao ạ? Cưới thiếu gì ngày đẹp, không hôm này thì hôm khác, việc này mình hoàn toàn có thể lựa chọn được mà bác”.

Thấy tôi nói vậy, nhà trai tỏ ra tức giận, cho rằng tôi hỗn hào, thiếu giáo dục. Mẹ Hưng còn nói ý rằng, nếu bên nhà tôi không chấp nhận thì dẹp luôn đám cưới, không bàn tính gì hết. Trong cuộc hôn nhân này, gia đình tôi mới là bên cần và tha thiết muốn tổ chức chứ không phải họ.

Tôi yêu Hưng là yêu thật, có con với anh cũng là thật. Tôi cũng rất thương xót cho đứa con của mình. Nhưng tôi không thể nào chấp nhận gia đình chồng, một người mẹ chồng như thế này được.

Rốt cuộc, mẹ Hưng có muốn chúng tôi tổ chức đám cưới đâu. Mẹ anh vẫn cố tình gây khó dễ, tìm đủ mọi cách để coi thường và phản đối hôn sự này. Vậy thì tôi cứ cố gắng quá để làm gì? Sau này làm dâu, tôi chắc chắn còn khổ hơn thế này gấp trăm lần.

Tôi nhanh chóng đứng dậy, nắm tay mẹ tôi và xin phép ra về. Tôi khẳng định, riêng chuyện này, tôi sẽ nhất quyết không nhượng bộ. Gia đình Hưng đồng ý thì cưới, không thì tôi cũng chẳng cần. Sau này, chúng tôi “đường ai nấy đi”, họ cũng đừng hòng đòi nhận cháu.