Home Blog Page 526

Cổ nhân nói: “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn” nghĩa là gì?

0

Người xưa có câu “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn”. Cổ nhân muốn nhắn nhủ điều gì cho thế hệ con cháu qua những từ ngữ ngắn gọn đó?

Có rất nhiều triết lý cuộc sống được người xưa đúc kết đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Một trong số đó chính là: “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn”. Cổ nhân muốn nhắn nhủ điều gì cho thế hệ con cháu qua những từ ngữ ngắn gọn đó?

“Tiền không hai”

Tiền bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm, nhiều khi xích mích tiền bạc và lợi ích sẽ khiến cho các mối quan hệ rạn nứt không thể hàn gắn. Khi đối diện với vấn đề tiền bạc, có 2 kiểu người cổ nhân khuyên tránh, họ không đáng để bạn chi tiền.

Một là người nói mà không giữ lời. Chi tiền cho kiểu người như vậy sẽ không mua được tình cảm của họ cũng như không hề có bất kỳ hồi báo nào. Bạn sẽ ném tiền qua cửa sổ đôi khi còn rước bực tức vào người.

Hai là những người có lòng tham vô độ. Với đối tượng này, dù bạn có chi bao nhiêu tiền cho họ cũng không bao giờ làm họ thỏa mãn.

Khi đối diện với vấn đề tiền bạc, có 2 kiểu người cổ nhân khuyên tránh, họ không đáng để bạn chi tiền.

“Rượu không ba”

Rượu là văn hoá giao tiếp của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm quen trên bàn rượu. Tốt nhất, bạn nên tránh ba kiểu uống rượu theo lời khuyên của người xưa.

Một là rượu không đảm bảo chất lượng. Uống rượu dù với mục đích gì thì trước hết cần phải đảm bảo an toàn sức khỏe. Vì vậy, chắc chắn phải uống loại rượu đảm bảo chất lượng. Nếu gặp phải rượu không tốt thì bạn nên thà mất mặt còn hơn là sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

Hai là không nên uống rượu để tranh nhau hơn thua. Người uống rượu thường hướng tới sự hào sảng, cảm xúc nồng cháy. Tuy nhiên, thường cho đến khi ngà ngà say, người ta lại đem so sánh khả năng uống rượu của nhau. Điều này có thể khiến mang theo rủi ro lớn cần hết sức tránh.

Ba là bạn không nên uống rượu do bị ép buộc. Đừng ngần ngại từ chối lời mời rượu của người khác, cơ thể bạn là của riêng bạn. Những người thực sự coi bạn là bạn và anh em sẽ không bao giờ ép buộc bạn uống hết, uống cạn. Hãy uống vừa đủ để tâm trí còn tỉnh táo.

“Ăn không bốn”

Có bốn thứ không nên “ăn”, con người phải chú ý tránh xa.

Theo người xưa, có bốn thứ không nên “ăn”, con người phải chú ý tránh xa.

Một là không nên ăn cơm mềm. “Ăn cơm mềm” ở đây không phải là cơm nhão mà là câu nói ám chỉ đến những người đàn ông không có tiền đồ. Họ cần dựa vào phụ nữ để hưởng lợi hoặc để sinh tồn. Những người như vậy sẽ không có được sự tôn trọng từ người khác.

Hai là không nên ăn không ngồi rồi. Trong cuộc sống, nhiều người “ăn không ngồi rồi”, lười biếng, không có ý chí làm việc. Loại người này cũng giống như những người thích ăn cơm mềm, đều khiến cho người khác phải coi thường.

Ba là không nên ăn quỵt. Đừng lợi dụng sức mạnh để đạt lợi ích. Trong xã hội ngày nay, hành động ăn quỵt bị coi là vi phạm pháp luật và không tránh khỏi quy luật nhân quả.

Bốn là không nên ăn xin. Con người cần phải có khí phách, cần phải tự dựa vào đầu óc và đôi bàn tay để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân. Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì nên dựa vào sự lao động của bản thân mới có được cuộc sống mà mình mong muốn. Nếu lúc nào cũng trong tâm thế ngửa tay xin tiền thì chỉ bị người đời cười chê, phỉ nhổ, sống nhục nhã.

Nguồn : https://phunutoday.vn/co-nhan-noi-tien-khong-hai-ruou-khong-ba-an-khong-bon-nghia-la-gi-d419470.html

Mua thịt lợn chọn miếng có màu đậm hay nhạt mới là thịt tươi ngon?

0

Để chọn được những miếng thịt lợn tươi ngon cho bữa cơm gia đình, bạn cần nắm được một số bí quyết dưới đây.

Thịt lợn là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của các gia đình. Từ nguyên liệu này, bạn có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như thịt luộc, thịt kho, thịt quay, thịt rán… Nhiều gia đình còn lựa chọn cách mua một số lượng lớn thịt lợn về cấp đông trong tủ lạnh để dùng dần, tránh phải mất nhiều thời gian đi chợ mỗi ngày.

Khi đi mua thịt lợn, ai cũng muốn chọn được những miếng thịt tươi ngon, đảm bảo chất lượng cho bữa cơm gia đình. Vậy bạn đã nắm được hết những kinh nghiệm chọn thịt lợn ngon chưa?

Nên mua miếng thịt màu đậm hay màu nhạt?

Khi mua thịt lợn, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý chính là màu sắc của miếng thịt. Thông thường, thịt mới mổ sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ nhạt.

Thịt lợn có màu sẫm hơn có thể là do thịt chưa hết xuất hiện, bên trong còn nhiều cục máu đông. Tuy nhiên, thịt chuyển sang màu thâm đen thì đó là dấu hiệu của thịt lợn chết. Tuyệt đối không mua những miếng thịt có màu sắc quá đậm như vậy.

Màu sắc cũng có thể phản ánh độ tươi ngon của miếng thịt.
Thịt lợn có màu nhạt thường có thể xảy ra trong hai trường hợp. Một là thịt được đông lạnh và bảo quản tốt, sau đó được vận chuyển và đưa ra ngoài rã đông tại nơi bán. Theo cách này, thịt sẽ có màu nhạt hơn, thường là màu đỏ nhạt hoặc hồng nhạt. Thịt lợn được bảo quản lạnh đúng cách thì về hương vị, dinh dưỡng cũng không có sự khác biệt quá nhiều so với thịt tươi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mua về để nấu các bữa cơm gia đình.

Một nguyên nhân nhắc khiến cho miếng thịt bị nhạt màu là do người bán bơm nước vào miếng thịt nhằm tăng trọng lượng của thịt. Thịt chứa nhiều nước vừa bị mất dinh dưỡng, vừa dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi thấy miếng thịt có màu nhợt nhạt, thịt bị ướt, có nước chảy ra thì không nên mua.

Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng mỗi phần thịt của con lợn cũng sẽ có màu sắc khác nhau một chút chứ không hoàn toàn đồng đều với nhau về mặt màu sắc.

Ngoài việc quan sát màu sắc, để chọn được miếng thịt ngon, bạn cần chú ý đến một số điểm dưới đây.

Một số lưu ý khác khi mua thịt lợn

– Nhìn phần da lợn

Nếu con lợn khỏe mạnh, phần bì sẽ có màu trắng, máu dưới chân lông sẽ có màu đỏ tươi. Ngoài ra, phần mỡ cũng sẽ trắng và tươi sáng.

Trong khi đó, với con lợn bị bệnh, phần bì sẽ có đốm đỏ nhỏ, chân lâu có màu tím đậm. Điều này thường gặp ở những con lợn chết, lợn bệnh. Ngoài ra, phần mỡ lợn cũng sẽ có màu vàng hoặc bị đỏ. Nếu thấy miếng thịt lợn có những dấu hiệu như vậy thì nên tránh xa.

– Kiểm tra độ đàn hồi của thịt lợn

Độ đàn hồi của miếng thịt có thể phản ánh được chất lượng, độ tươi ngon của miếng thịt. Khi mua thịt, bạn hãy ấn tay vào miếng thịt và nhấc ra. Nếu thấy miếng thịt trở về trạng thái ban đầu ngay thì đó là thịt tươi ngon. Nếu miếng thịt xuất hiện vết lõm mà không về trạng thái bình thường thì không nên mua.

– Kiểm tra mùi

Khi mua thịt, bạn cũng cần kiểm tra mùi của miếng thịt. Thịt có mùi hôi tanh khó chịu hay bất cứ mùi lạ nào thì chứng tỏ là thịt lợn bị bệnh. Nếu thịt có mùi tanh bình thường của thịt sống thì có thể yên tâm mua.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.com.vn
Link bài gốc
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/mua-thit-lon-chon-mieng-co-mau-dam-hay-nhat-moi-la-thit-tuoi-ngon-813950.html

Đứa trẻ nào khi sinh ra hầu như đều có bớt trên người, nhưng nếu xuất hiện ở 10 vị trí sau báo hiệu số kiếp giàu sang

0

Nếu trẻ có một trong số 10 vết bớt ở những vị trí dưới đây, cha mẹ đừng quá lo lắng, có thể bé được đánh dấu, tương lai rất vinh hiển.

Vết bớt ở trẻ sơ sinh là một mảng thay đổi màu trên da xuất hiện khi trẻ mới sinh hoặc phát triển trong vài tuần đầu đời. Trẻ sơ sinh có bớt là rất phổ biến và hầu hết các trường hợp đều không cần điều trị gì, gần như vô hại hay thậm chí sẽ tự biến mất hoặc co nhỏ lại theo thời gian khi trẻ lớn dần lên.

Theo quan niệm của người xưa, vết bớt thể hiện sự đánh dấu của kiếp trước, trong đó có những vị trí vết bớt được cho là vô cùng vinh hiển, mệnh lành, giàu sang phúc đức.

Ở cánh tay

Trẻ có vết bớt ở vị trí này tính tình dịu dàng, sức khỏe dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Trong tương lai, những người có bớt ở tay thường là người biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, hiểu biết lễ nghĩa và dễ đồng cảm. Bởi thế họ có nhiều bạn bè, dư dả tiền bạc và phóng khoáng.

Trẻ có vết bớt ở cánh tay báo hiệu mệnh quý nhân, vận số cực giàu sang.

Ở rốn

Nhân tướng học gọi các vết bớt ở rốn là “vàng ẩn trong rốn”, biểu tượng cho số mệnh phú quý giàu sang. Những người có vết bớt ở rốn là người gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống, về già nhất định cũng không cần phải lo về tiền bạc. Tương lai sống một đời an nhà và no đủ, dư giả, hạnh phúc.

Vết bớt sau đùi

Vết bớt sau đùi đánh dấu người có nội tâm vững chãi kiên cường. Họ là những người giàu bản lĩnh, được xem là tài năng tinh hoa. Họ mặc dù hay gặp khó khăn vất vả nhưng nhờ tính cách kiên cường bản lĩnh nên đều có thể vượt qua. Họ là những người được nể trọng và là người có tinh thần lãnh đạo dẫn dắt người khác.

Ở xương quai xanh

Vết bớt ở vị trí xương quai xanh đánh dấu trẻ là người điềm đạm, ôn hòa, việc gì cũng ôn hòa yên ổn. Dù cho bị kẻ xấu hãm hại, cũng vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, bớt một việc là bớt đi rắc rối, chính sự điềm tĩnh đó của họ mang lại may mắn và vận mệnh tốt lành.

Giữa lưng

Vết bớt ở lưng đánh dấu người có cuộc sống thuận buồm xuôi gió, được nhiều quý nhân tương trợ. Những người này dù có gặp khó khăn thì cũng nhanh được hóa giải, gặp hung hóa cát, khi về già có con đàn cháu vui vầy, an hưởng phú quý, gia đình hạnh phúc ấm no, phúc đức.

Ở mông

Vớt bớt ở mông đánh dấu họ là người sở hữu “chìa khóa vàng” trong tay, mang mệnh phú quý, đi tới đâu cũng được chào đón, làm việc gì cũng thuận lợi, cuộc sống sung túc, không phải lo lắng về tiền bạc, vật chất. Những người có bớt ở mông người có đầu óc nhanh nhạy, thông minh. Họ có khả năng thu hút, có tài năng lãnh đạo bẩm sinh. Vết bớt ở mông cũng cho thấy họ là những người rất uy tín và luôn là tâm điểm của cộng đồng, được trọng dụng và được sống một đời an yên.

Giữa rốn và ngực

Đây là vết bớt đánh dấu người “người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở”. Người có vết bớt ở vị trí này thì nhân duyên rất tốt. Những người này đi đến đâu cũng được người khác chào đón và tôn trọng, tình duyên cực kỳ tốt, cuộc sống hạnh phúc suôn sẻ, phúc lộc dồi dào, gia đình thuận lợi. Những người này luôn gặp quý nhân giúp đỡ. Những người này đặc biệt hấp dẫn với người khác giới.

vết bớt, vết bớt trên người trẻ nhỏ, chăm con

Ở nách

Dù vết bớt ở nách trái hay nách phải thì những người này đều là những người có mệnh đài hoa, tình duyên tốt đẹp, gia đình hạnh phúc. Họ cũng là những người nhiều tài gặp may mắn trên con đường công danh sự nghiệp, thăng tiến tốt.

Ở xương cụt

Người có vết bớt ở xương cụt được đánh dấu là người học cao, hiểu rộng. Họ cũng có thiên hướng năng khiếu nghệ thuật, văn võ song toàn, quyền cao chức trọng. Những người có vết bớt đặc biệt này thường là những người thành đạt, làm ăn thành công, giàu sang phú quý.

Ở lòng bàn tay

Người có vết bớt ở lòng bàn tay là người đánh dấu kiếp trước đã làm rất nhiều việc thiện lành phúc đức như làm đường, làm cầu giúp đỡ người khác. Thế nên kiếp này họ nắm giữ trong tay rất nhiều phúc lộc, may mắn. Họ là người gặp thuận lợi trong con đường sự nghiệp, được quý nhân phù trợ, cả đời vinh hiển.

vết bớt, vết bớt trên người trẻ nhỏ, chăm con

* Thông tin mang tính chất tham khảo

Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/dua-tre-nao-khi-sinh-ra-hau-nhu-deu-co-bot-tren-nguoi-nhung-neu-xuat-hien-o-10-vi-tri-sau-bao-hieu-so-kiep-giau-sang-vz77938.html

Một Tâp Đoàn bỏ ra hơn 33 tỉ đồng xây cả bản làng mới tặng dân vùng sạt lở ở Quảng Trị

0

Tập đoàn Sơn Hải bỏ ra hơn 33 tỉ đồng xây cả bản làng mới tặng dân vùng sạt lở
Tập đoàn Sơn Hải đã bỏ ra hơn 33 tỉ đồng xây luôn một bản làng mới với 56 ngôi nhà kiên cố kèm trường học, nhà cho giáo viên, nhà cộng đồng và cả ruộng lúa tặng cho dân vùng sạt lở.
Tập đoàn Sơn Hải bỏ ra hơn 33 tỉ đồng xây cả bản làng mới tặng dân vùng sạt lở- Ảnh 1.
Làng nghĩa tình Sơn Hải đã hoàn thành, 56 hộ dân vùng sạt lở bắc Hướng Hóa sẽ được an cư ở bản mới – Ảnh: LÊ VĂN CHÂU
Sau những trận lở đất khủng khiếp ở vùng bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) năm 2020, Tập đoàn Sơn Hải (Quảng Bình) đã quyết định đầu tư hơn 33 tỉ đồng xây dựng một bản làng mới với 56 ngôi nhà kiên cố để tặng những hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao của xã Hướng Lập.

Với những hộ dân này, đây là một giấc mơ vì cuộc sống của dân bản hàng chục năm qua chỉ lo cơm áo còn chưa đủ.

Còn với Tập đoàn Sơn Hải, đây như một công trình mang theo tất cả nghĩa tình với đồng bào vùng núi Quảng Trị.
Tập đoàn Sơn Hải xây bản làng mới tặng dân vùng sạt lở
Bản làng mới được Tập đoàn Sơn Hải xây dựng nằm trên một triền đồi khá vững chãi.

56 ngôi nhà đã được khởi công xây dựng từ năm 2022 đến nay đã hoàn thiện. Những dãy nhà uốn lượn giữa sườn đồi đẹp như một bức tranh.

Theo đó, đây sẽ là tổ ấm mới của 56 hộ dân với 271 nhân khẩu của các thôn Cuôi, Tri, Cha Lỳ thuộc xã Hướng Lập.

Ông Hồ Văn Trung, ở thôn Tri, là một trong những hộ dân được tặng nhà ở bản mới này. Ông nói mình vui suốt mấy tháng nay khi biết có nhà mới ở nơi an    toàn .

Gia đình ông Trung nhiều năm qua ở vị trí khá cheo leo dưới triền núi. Mùa mưa đến, cả nhà ngồi lo ngay ngáy khi không biết ngọn đồi phía sau sẽ bị sạt lúc nào. Vì vậy, có nhà mới ở nơi an toàn là điều ông luôn mơ ước bấy lâu.

“Cả nhà 8 người nghe mưa là sợ. Nỗi sợ càng ám ảnh hơn sau đợt sạt lở liên tục cuối năm 2020. Nên nghe được Tập đoàn Sơn Hải tặng nhà là cả nhà vui cái bụng lắm. Ri là mùa mưa ni đỡ lo rồi”, ông Trung chia sẻ.
Lối vào bản mới do Tập đoàn Sơn Hải xây dựng - Ảnh: LÊ VĂN CHÂU
Lối vào bản mới do Tập đoàn Sơn Hải xây dựng – Ảnh: LÊ VĂN CHÂU

Đây cũng là niềm vui chung của cả 56 hộ được tặng nhà ở bản mới. Vì không những được di dời qua vị trí an toàn, mà còn được Tập đoàn Sơn Hải tặng luôn mỗi hộ một căn nhà rộng 54 mét vuông, được xây kiên cố bằng bê tông cốt thép nhưng được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân bản.

Để thuận tiện hơn cho đời sống bà con, Tập đoàn Sơn Hải cũng xây luôn hệ thống giếng khoan, đường giao thông, đường dây điện phục vụ tối đa nhất nhu cầu sinh hoạt của dân ở bản làng mới.

“Làng nghĩa tình Sơn Hải”

Ông Nguyễn Viết Hải, chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải, là người đưa ra ý tưởng về bản làng đặc biệt này. Ông Hải cho biết mình bắt đầu nghĩ về một nơi ở an toàn cho người dân vùng bắc Hướng Hóa khi chứng kiến những trận sạt lở liên tục trong mùa mưa bão năm 2020.

Ý tưởng về một nơi an cư cho người dân vùng sạt lở bắt đầu từ đó. Bỏ ra một khoản tiền rất lớn nhưng ông luôn thấy thoải mái trong lòng, vì việc mình làm là việc nghĩa việc tình. Ông quyết định đặt tên cho nơi này là “Làng nghĩa tình Sơn Hải”.
Trường học kiên cố được Tập đoàn Sơn Hải xây tặng cho con em dân bản làng mới có chỗ học hành - Ảnh: LÊ VĂN CHÂU
Trường học kiên cố được Tập đoàn Sơn Hải xây tặng cho con em dân bản làng mới có chỗ học hành – Ảnh: LÊ VĂN CHÂU

Không chỉ xây tặng 56 ngôi nhà, Tập đoàn Sơn Hải còn xây tặng riêng cho bản này một trường tiểu học, một trường mầm non và một nhà sinh hoạt cộng đồng. Kèm thêm phòng ở cho giáo viên và có nhà vệ sinh khép kín.

Tập đoàn Sơn Hải còn tặng luôn sinh kế cho người dân được di dời ra bản làng mới. Hai khu vực ruộng lúa bậc thang có diện tích 7,59ha đã được phủ đất mùn làm đất tầng mặt cũng đã được đơn vị này hoàn thành để dân bản có thể tự trồng lúa.

Ngoài ra, mỗi hộ còn được tặng một con bò, 1 ti vi kèm mạng wiFi. Tập đoàn này còn hỗ trợ gạo ăn cho dân bản trong 3 năm đầu.

“Chúng tôi đưa người dân rời khỏi nơi ở cũ thì phải tạo ra những điều kiện tốt hơn và tốt nhất cho bà con ở nơi ở mới. Có an cư thì bà con mới lạc nghiệp.

Có lạc nghiệp thì bà con mới gắn bó và xây dựng bản làng tốt hơn. Chỉ cần bà con có cuộc sống tốt hơn thì đó là hạnh phúc của chúng tôi”, ông Hải nói.

Ông Hà Sĩ Đồng, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết sau đợt sạt lở năm 2020, tỉnh đã đưa ra chủ trương di dời dân ra khỏi những bản làng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, chia cắt.

Tuy nhiên, để thực hiện việc này thì cần bố trí nguồn lực lớn và phải cần một thời gian dài mới thực hiện được.

May mắn Tập đoàn Sơn Hải đã có chung ý tưởng này.

“Để xây dựng được một bản làng mới kiên cố với đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, rồi còn đủ luôn trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, thậm chí cả sinh kế là không dễ dàng. Có hành động ấm áp nghĩa tình này của Tập đoàn Sơn Hải thì dân bản đỡ lo khi mùa mưa tới”, ông Đồng bày tỏ.

Đi nhậu xem camera thấy con gái vừa vái lạy vừa khóc nức nở, bố sốt ruột chạy về và cái kết “cảm lạnh”

0

Hội chị em thi nhau bình luận “Chiêu này quá hay, cần phải học tập”.

Tụ tập, nhậu nhẹt là sở thích của không ít đấng mày râu. Không ít ông chồng phó mặc việc nhà, chăm sóc con cái cho vợ một tay lo toan, còn bản thân thì “tít mít” đến tận nửa đêm hoặc rạng sáng mới trở về. Điều này khiến các bà vợ vừa bực tức vừa lo lắng cho sức khỏe của “trụ cột” gia đình.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện hài hước xen lẫn “cảm lạnh” của gia đình có bố đi nhậu về khuya. Cụ thể, lúc đó đã là 11h kém nhưng ông bố vẫn chưa về nhà. Trong lúc đang nhậu, bỗng “nhớ ra” cô con gái đang ở nhà nên ông bố mở camera để kiểm tra.

“Đang đi nhậu tự nhiên check cam ở nhà thấy con gái khóc thút thít trước camera gọi “bố ơi bố ở đâu về đi, con ở nhà một mình cô đơn quá, mẹ thì đi chưa về”. Thấy cũng mủi lòng nghĩ bụng mình phải về làm tròn trách nhiệm một người cha tốt thôi.

Định đứng dậy chào anh em về với con gái rượu thì lại thấy con gái nín khóc quay sang hỏi 1 câu cảm lạnh: “Mẹ ơi diễn thế được chưa?”.

Hoá ra là kịch bản của đạo diễn mẹ bắt diễn viên con gái gọi bố về. Thua 2 mẹ con luôn!”, một tài khoản MXH chia sẻ.

Bố check cam thì thấy con gái đang quỳ trên bàn, lại còn góc thút thít.

Diễn viên này trông cũng “tròn vai”

Đi nhậu xem camera thấy con gái vừa vái lạy vừa khóc nức nở, bố sốt ruột chạy về và cái kết "cảm lạnh" - Ảnh 3.

Tuy nhiên, vai diễn chưa hoàn thành thì đã bị phát hiện vì một câu nói đáng yêu của cô bé.

Dưới phần bình luận, hội chị em rôm rả về chiêu gọi chồng về rất cao tay của người vợ. Tuy nhiên không may mắn, trẻ con không biết nói dối nên cô bé diễn chưa tròn vai. Không biết cái kết của câu chuyện trên như thế nào nhưng khiến mọi người bật cười nghiêng ngả.

“Phải học tập, chồng mình ngày nào cũng hẹn 10h30 có mặt mà cứ 11h30, thậm chí là 12h mới về, tức quá mà không biết làm thế nào”, “Đem con gái rượu ra dọa thế này thì bố phải về ngay là cái chắc, nhưng sợ kế hoạch bại lộ chắc ông chồng rạng sáng mới về mất”, “Không biết nên cười hay nên khóc, cô bé đáng yêu quá đi, lại còn rất thật thà”… cư dân mạng bình luận.

Bên cạnh đó, không ít người chia sẻ để “trị” những ông bố ham nhậu cần phải có những cách đặc biệt hơn. “Phải khóa cửa cho ngủ ngoài đường mới được”, “Nhà mình có nguyên tắc về muộn thì auto nộp phạt 2 triệu”, “Phải có thời gian cụ thể, quá giờ là phạt luôn”… một số chị em bình luận.

Vẫn biết đôi khi do công việc hoặc xã giao, đàn ông không tránh được những cuộc nhậu nhẹt. Tuy nhiên, nhậu nhẹt hay tụ tập không phải là thói quen lành mạnh, chỉ nên đi khi thực sự cần thiết. Hơn nữa, cần phải biết hạn chế và đưa ra quyết định từ chối trong một số tình huống. Điều này vừa giúp các ông bố giữ gìn sức khỏe vừa dành được nhiều thời gian bên gia đình của mình. Nếu ông bố nào cũng có ý thích như vậy thì hội chị em sẽ không phải “mất công” nghĩ ra nhiều chiêu trò như thế.

Nguồn : https://afamily.vn/di-nhau-xem-camera-thay-con-gai-vua-vai-lay-vua-khoc-nuc-no-bo-sot-ruot-chay-ve-va-cai-ket-cam-lanh-20231113095317136.chn

Cháu bà nội tội bà ngoại, tại sao mẹ thích gởi con cho ngoại chăm hơn, 3 lý do rất thực tế và quặn lòng

0

Dù thương mẹ có tuổi phải vất vả chăm cháu nhỏ nhưng con gái vẫn thích gởi con cho mẹ chăm hơn là gởi cháu cho bà nội dù biết bà nội rất cưng chiều cháu nội.

Trước khi lâm bồn, vợ chồng thường ngồi lại với nhau để bàn bạc xem ai sẽ người chăm đẻ cho mình. Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, cần có người trông nom con nhỏ để đi làm trở lại, vợ chồng lại một lần nữa ngồi xuống với nhau để quyết định. Người luôn nằm đầu danh sách của các chị vợ trong những lúc như vậy luôn là bà ngoại dù trong lòng vẫn rất hiểu rồi đây sẽ phải phiền đến mẹ một thời gian.

hình ảnh

Phương sinh con đầu vào tháng 2 năm nay. Em bàn với chồng tìm người chăm con để đi làm trở lại vì nếu cứ tiếp tục ở nhà như vậy sẽ bị bỏ lại phía sau so với đồng nghiệp. Người mà em muốn gởi nhất không ai khác ngoài bà ngoại. Chồng Phương thương vợ cũng đồng ý chiều theo nhưng lại thấy khó xử nếu mẹ biết. Bà nội vốn đã năm bảy lần nói mấp mé với anh khi nào mẹ thằng bé đi làm lại thì cứ giao con lại cho bà trông. Ở quê, ông cũng có vợ chồng thằng út nên không phải lo. Chồng nói với Phương nếu làm phật ý mẹ, chỉ sợ sau này cô về quê hay bà lên đây thăm cũng ngại giáp mặt. Nhưng Phương thì một mực làm theo ý mình bởi với cô bà ngoại vẫn là tốt nhất.

Thực tế, không chỉ có Phương mà các chị đồng nghiệp và bạn bè của Phương đều muốn gởi con cho ngoại. Nếu thấy mẹ cực quá vì con thì hàng tháng gởi quà chăm sóc sức khỏe cho bà hoặc gởi hẳn một số tiền để bà mua món ngon mà bồi dưỡng.

Vì sao ngày càng nhiều gia đình chọn gởi con cho bà ngoại dù có thể điều kiện bên nội tốt hơn hẳn? Có 3 lý do rất thực tế và quặn lòng sau đây:

1. Con ở với bà ngoại thì mẹ ít gặp cảnh xung đột với bà nội

Nhiều gia đình nhờ bà ngoại trông con giúp, vấn đề còn nằm ở phía mẹ chồng. Không phải mẹ chồng nào cũng xung khắc với con dâu mà ngược lại có những mẹ chồng rất tâm lý. Thế nhưng, phần lớn mối quan hệ giữa mẹ chồng con dâu thường trong tình trạng căng thẳng.

hình ảnh

Nếu đụng đến vấn đề nuôi dạy con thì quan niệm, tư tưởng của thế hệ trước rất khó tránh được bất đồng với thế hệ trẻ. Vậy nên chuyện cãi nhau lời qua tiếng lại chỉ còn là vấn đề thời gian. Chỉ riêng việc bà nội muốn gần gũi, chăm cháu và coi cháu như con của mình cũng đã khó có thể dung hòa được. Từ chỗ cảm thấy như thể bị cướp đi đứa con, bị mất đi quyền làm mẹ, con dâu sẽ bị hụt hẫng, cộng thêm tâm lý nhạy cảm sau sinh nên rất dễ đi đến chỗ khủng hoảng.

Trong khi đó, so với bà nội, bà ngoại lại là người sẵn sàng lắng nghe con gái hơn, chịu trao đổi với nhau để chăm sóc đứa trẻ sao cho đúng cách.

Bà ngoại thường rất rõ ràng giữa con và cháu, lại không thể xem nhà con rể là nhà mình nên lúc nào cũng cư xử có chừng mực. Hơn nữa, vì thương con gái, bà ngoại sẽ làm những gì thuận nhất để con có được sự thoải mái nhất.

2. Bà ngoại vì thương con gái mà giáo dục cháu thật nghiêm khắc

Khi giáo dục con, các bố mẹ trẻ không chỉ trao cho con tình yêu thương mà còn dạy con những quy tắc làm người. Khi bà ngoại giúp con gái chăm sóc cháu ngoại, bà cũng sẽ tuân theo những nguyên tắc khác nhau do mình tự đặt ra để răn đe, giáo dục các cháu trong sự nghiêm khắc.

hình ảnh

Bà ngoại thường không chiều cháu cho ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ béo, cũng không để cháu ăn nói hỗn xược, vô lễ mà phải luôn nhắc nhở, răn dạy. Có lẽ các cháu không thích điều này và kiếm cớ để không ở lại với bà bởi với trẻ nhỏ, ai cho chúng ăn thỏa thích, vui vẻ với chúng thì đó là người yêu thương chúng. Thế nhưng theo thời gian, đứa trẻ lớn dần, hiểu chuyện sẽ lại biết ơn vì những quy tắc giáo dục nghiêm khắc đó.

Bà ngoại là vậy, luôn lo sợ con phải đau khổ khi thấm cảnh con cái hư hỏng nên đối với cháu ngoại, dù có chịu mang tiếng, bà cũng phải ngoài lạnh trong nóng để dạy dỗ.

3. Bà ngoại muốn yên tâm về cuộc sống của con gái

Trong một gia đình có trẻ nhỏ sẽ luôn thấy cảnh người mẹ trẻ thì đang chăm cho con từng miếng một, còn bà ngoại thì đang ra sức nấu những món ăn ngon cho con gái.

hình ảnh

Lúc nào cũng vậy, bà ngoại luôn là người lo lắng cho con gái và phải tự mình chăm cho con từng miếng ăn thì mới yên tâm được con được chút của ngon vào miệng. Nhờ vậy mà dù con gái có đi ra ngoài làm việc vất vả cả ngày thì khi về đến nhà cũng thấy con đã được cho ăn no bụng, cơm nóng canh ngon cũng sẵn sàng.

Trong khi đó, ở với mẹ chồng, dù bà không quá khó tính, mẹ vẫn bị tâm lý lo sợ, lúc nào cũng phải dòm ngó từng cái bát, cái ly vì không muốn bị khiển trách.

Nhưng bất kể ai, bà ngoại hay bà nội nếu đã nhận lời chăm cháu thì trước hết cha mẹ đều phải biết ơn với sự cho đi này. Ông bà vốn không có nhiệm vụ phải chăm cháu sau nhiều năm đã vất vả lo cho cuộc sống của các con. Việc nhờ đỡ bà chăm cháu chỉ có thể trong trường hợp không còn cách nào xoay sở chứ đừng bao giờ xem đó nghĩa vụ, là việc phải làm trong bổn phận của bà. Ngay cả khi có gởi bà tiền bồi dưỡng sức khỏe hàng tháng cũng đừng xem đó là sự ban phát song phẳng để tính toán chi li từng chút một bởi so với công chăm cháu, tình thương bà dành cho là không bù đắp được.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/chau-ba-noi-toi-ba-ngoai-tai-sao-me-thich-goi-con-cho-ngoai-cham-hon-3-ly-do-rat-thuc-te-va-quan-long

Sau 5 năm làm giúp việc, tôi bỏ chồng sống với ông chủ để rồi hối hận

0

Dù chồng chỉ chấp nhận ly thân, tôi vẫn dọn đến ở cùng ông chủ; ông ấy thực lòng yêu thương tôi, nhưng không ngờ số phận lại khiến tôi thành kẻ có nhà không thể về.
Tôi 52 tuổi, lấy chồng từ năm 20 tuổi. Con gái lớn của tôi hiện đã có chồng con; con trai út đang là sinh viên đại học năm cuối.

Trước đây, chồng tôi làm chủ một công ty xây dựng nhỏ, nhưng sau đó do liên tục thua lỗ, chủ đầu tư quỵt tiền nên công ty phá sản. Kể từ đó, chồng tôi bê tha rượu chè, không còn tu chí làm ăn, lại còn nợ ngập đầu, không biết bao giờ mới có tiền trả. Nói là có chồng nhưng những năm gần đây tôi sống không khác gì mẹ đơn thân, một mình lo trang trải sinh hoạt gia đình.

Nguồn thu nhập chính của gia đình không còn, tôi đành phải lên thành phố giúp việc để có thể nuôi con trai ăn học. May mắn là tôi được một gia đình giàu có nhận vào làm việc. Họ sống ở một khu thượng lưu, nơi có bảo vệ nghiêm ngặt. Mặc dù nói là giúp việc nhưng công việc chính của tôi chỉ là nấu ăn. Việc dọn dẹp đã có công ty dịch vụ cử người đến làm theo tuần.

Gia đình này chỉ có ông chủ nhà tên Nam, hơn tôi 2 tuổi và hai con trai đều chưa vợ. Vợ ông bỏ đi định cư ở nước ngoài từ khi các con còn bé. Gia đình toàn người lớn nên không phải dọn dẹp nhiều. Tôi nấu ăn khá ngon nên rất được lòng ông Nam, món nào tôi nấu ra ông cũng đều ăn hết. Tôi còn giúp ông kiểm tra, đối chứng lại một số giấy tờ sổ sách. Thấy tôi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng gọn gàng đâu ra đấy nên ông hay thưởng thêm ngoài khoản tiền lương cố định.

Từ ngày tôi lên thành phố giúp việc, kinh tế gia đình được cải thiện. Tôi vừa chu cấp được cho con trai học đại học, vừa có tiền trang trải những sinh hoạt ở quê. Có điều, khi ngày càng quen với cuộc sống thành phố và sinh hoạt tiện nghi trong gia đình giàu có, lại được ông chủ coi trọng, đối xử tốt, tôi phát sinh cảm giác chán ngán mỗi lần về quê, thấy cảnh nhếch nhác trong nhà và ông chồng nát rượu, gầy gò ốm yếu.

Sau 5 năm làm giúp việc, tôi cảm nhận được ông Nam có tình cảm với mình. Ông cũng từng tỏ tình nhưng tôi từ chối vì biết thân biết phận. Nhưng rồi một hôm, con trai cả ông gặp riêng tôi nói chuyện, muốn tôi ở đây chung sống và chăm sóc cho bố cậu cả đời. Cậu ấy nói nếu tôi ly hôn chồng thì có thể đăng ký kết hôn với ông Nam.

(Ảnh minh họa: Onews)

Tôi bị sốc, nhưng không thể không suy nghĩ về đề nghị đó suốt nhiều ngày. Tôi muốn từ bỏ người chồng bê tha ở quê để được làm bà chủ. Suy đi tính lại, từ lâu tôi đã chẳng còn tình cảm gì với chồng, sống được với nhau chừng ấy năm cũng là do trách nhiệm với con cái. Hiện giờ hai con tôi cũng đủ trưởng thành rồi, tôi có thể buông tay.

Tôi về nhà nói chuyện với chồng, anh xin tôi đừng bỏ anh, hứa sẽ thay đổi, không uống rượu nữa mà tu chí làm ăn. Nhưng lúc này anh mới hứa cô gắng thì chẳng còn ý nghĩa gì nữa vì lòng tôi đã quyết. Các con cũng khuyên bảo, nhưng tôi nhất định muốn ly hôn. Níu kéo không được, chồng đồng ý ly thân, đề nghị tạm thời chưa đưa đơn ra tòa.

Từ đó, tôi dọn hẳn đến nhà ông Nam ở; gia đình thuê thêm một giúp việc theo giờ nên tôi không phải làm gì nữa. Ông Nam thực lòng yêu thương và tôn trọng tôi. Chúng tôi đã có những ngày vô cùng hạnh phúc.

Tưởng rằng cuộc sống trong mơ ấy sẽ kéo dài mãi mãi nhưng rồi chỉ được 4 tháng thì biến cố ập đến. Ông Nam bị suy hô hấp và đột ngột qua đời. Con trai cả của ông thay bố điều hành công ty, nhưng không hiểu sao chỉ hơn một tháng sau đó, công ty bị điều tra, việc kinh doanh đình trệ.

Sau 49 ngày của bố, hai cậu con trai của ông Nam tỏ ý muốn tôi rời khỏi ngôi nhà của họ. Không còn là giúp việc (hai cậu cũng không cần giúp việc), tôi chẳng còn danh phận gì vì trước đó tôi vẫn là phụ nữ có chồng nên chưa đăng ký kết hôn được với ông Nam. Tôi đành ngậm ngùi ra đi, hiện giờ ở trong một phòng trọ.

Tôi có kể với hai con tôi về hoàn cảnh của mình nhưng chúng tỏ ra không quan tâm, có lẽ vì vẫn hận tôi ham giàu sang phú quý mà bỏ bố chúng.

Hiện giờ tôi trắng tay, có nhà không dám về. Liệu tôi có nên về quê xin chồng cũ tha thứ và làm lại từ đầu hay không? Dù gì chúng tôi vẫn chỉ ly thân, trên giấy tờ vẫn là vợ chồng. Rất mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Độc giả có ý kiến chia sẻ, tư vấn, xin gửi vào box bình luận bên dưới.

Thanh Hoa
https://vtcnews.vn/sau-5-nam-lam-giup-viec-toi-bo-chong-song-voi-ong-chu-de-roi-hoi-han-ar867612.html

Tại sao người ta khóc trước khi chết? Chính xác thì họ đã nhìn thấy gì? Sự thật rất khó tin!

0

Cái chết là một trong những điều còn chứa quá nhiều bí ẩn, điều này khiến cái chết lại càng đáng sợ hơn. Nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình miêu tả trạng thái hấp hối sẽ mang đến cho nhân vật những cảm xúc phong phú hơn và hầu hết các nhân vật sẽ rơi nước mắt trước khi chết.

Một số người cho rằng đây là sự cường điệu trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình nhưng khoa học hiện đại cho chúng ta biết hiện tượng này thực sự có thể xảy ra. Tại sao người ta khóc trước khi chết và họ nhìn thấy gì?

Người ta rơi nước mắt trước khi chết

Các nhà khoa học và y học đã nghiên cứu hiện tượng này và khẳng định rằng khi một người sắp chết, mắt người đó quả thực sẽ rơi nước mắt.

Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là người sắp chết vẫn còn nhiều điều tiếc nuối sâu thẳm trong lòng, mà cũng có thể là do lúc đó mạng sống của họ đã cạn kiệt và các cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu ngừng hoạt động. Trong số nhiều cơ quan, não là mắt xích cuối cùng bị hỏng. Trước khi chết hoàn toàn, mắt con người mất đi khả năng điều chỉnh cơ bản và không thể kiềm chế được nước mắt.

Nhưng não vẫn hoạt động bình thường, điều này sẽ khiến một số người phải khóc. Nhưng đây là cơ quan duy nhất mà não có thể điều khiển vào thời điểm đó. Bởi vì tuyến lệ trong mắt con người có thể được sử dụng làm cơ quan giải độc nên chất lỏng tiết ra từ tuyến lệ có thể làm cho mắt ẩm hơn và cũng có tác dụng bảo vệ mắt nhất định.

Ngay cả khi chúng ta không thường xuyên cảm thấy buồn bã hay mất mát, một số giọt nước mắt vẫn sẽ đọng lại trong tuyến lệ của chúng ta.

Mối liên hệ giữa nước mắt và cảm xúc

Như đã đề cập ở trên, khi con người sắp chết, các cơ quan khác trong cơ thể không thể hoạt động bình thường được nữa.

Nhưng bộ não con người vẫn có thể tiếp nhận thông tin một cách bình thường và cố gắng huy động các bộ phận khác của cơ thể. Nói cách khác, bộ não con người vẫn có thể thực hiện các hoạt động và suy nghĩ bình thường ở giai đoạn đó.

Cảm xúc của con người khá phong phú, vào những thời điểm quan trọng như sự sống, sự chia ly và cái chết, nhiều người sẽ tràn ngập cảm xúc và có những cảm xúc phức tạp, nhạy cảm. Cuộc sống có thể vô cùng mạnh mẽ nhưng cũng có thể dễ bị tổn thương ở một số thời điểm nhất định.

Khi cuộc đời của một người đã đi đến hồi kết, trong lòng có nhiều lo lắng và bất đắc dĩ, đương nhiên họ sẽ lộ ra nỗi buồn.

qua đời, con người khóc trước khi chết, cái chết đáng sợ

Nếu loại suy nghĩ này đã xảy ra và vẫn còn luyến ái với người thân hay thế giới, người sắp chết có thể tự chủ có những cảm xúc tiêu cực và rơi nước mắt trước khi chính thức ra đi.

Những cảm xúc chứa đựng trong những giọt nước mắt này rất phức tạp và cần được đánh giá dựa trên quan điểm và ý kiến ​​​​của một người về thế giới, cũng như sự phát triển của nửa đầu cuộc đời anh ta.

Có người rơi nước mắt vì bất đắc dĩ phải chia tay người thân. Những người như vậy sống cuộc sống tương đối hạnh phúc, họ nhận được sự quan tâm, đồng hành từ những người thân yêu và có mối liên hệ sâu sắc với những người thân yêu của mình.

Vì điều này, họ có thể cảm nhận được dòng tình yêu thương và sự ấm áp đều đặn khi lớn lên và có khả năng suy nghĩ độc lập.

Khi họ nghĩ đến việc phải xa cách những người thân yêu và không bao giờ có thể gặp lại họ, nỗi buồn sẽ lập tức trào dâng trong lòng và đôi mắt họ sẽ ươn ướt và đẫm lệ.

Cũng có một số người không thể nhẹ nhàng chấp nhận cái chết, khi sắp chết, sâu trong lòng họ có rất nhiều oán hận và bất mãn. Những người này không hài lòng với hoàn cảnh sống hiện tại và không muốn sống một cuộc sống tầm thường. Họ có thể hối hận vì đã không trân trọng thời gian và mạnh dạn thử mọi điều họ muốn làm.

qua đời, con người khóc trước khi chết, cái chết đáng sợ

Cũng có thể là anh ta đang vướng vào một rắc rối nào đó, nghĩ rằng mình không nên làm điều gì ngu ngốc và mất mạng một cách vô ích.

Hiểu đúng về cái chết

Tất nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức rằng sự sống, sự chia ly và cái chết là một quá trình mà ai cũng phải trải qua.

Cuộc sống vốn dĩ phong phú và đầy màu sắc, dù là những khoảng thời gian hạnh phúc hay những năm tháng vất vả khó quên, khi bạn rời xa khoảnh khắc này, chúng sẽ trở nên trống rỗng.

Ngay cả khi sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta cảm thấy không muốn buông bỏ thế giới này hay cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng phải học cách chấp nhận thực tế và nhận ra rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ phải rời xa thế giới xinh đẹp này.

qua đời, con người khóc trước khi chết, cái chết đáng sợ

Nhìn từ góc độ này, những người thầm lặng rơi nước mắt trước khi chết có thể sẽ buồn bã, đau đớn. Những người sống tình cảm có thể hiểu được cảm giác khó chịu này và họ thường khóc rất to sau khi người thân, bạn bè rời đi để bày tỏ sự tiếc nuối và khao khát nhau.

Kiểu giải thích mang tính nhân văn này có nhiều khả năng thuyết phục công chúng hơn là những lý thuyết khoa học cơ bản.

Chúng ta mong rằng, mọi người luôn có thể duy trì niềm đam mê cuộc sống và sống một cuộc sống hạnh phúc mà không phải hối tiếc hay tiếc nuối. Bằng cách này, ngay cả khi phải ra đi, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào tạm biệt những người thân yêu và chấp nhận cuộc sống của mình một cách bình thản hơn.

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/tai-sao-nguoi-ta-khoc-truoc-khi-chet-chinh-xac-thi-ho-da-nhin-thay-gi-su-that-rat-kho-tin-412380.htm

Đau mà thật: Đến tuổi trung niên mới biết anh em chị ruột không bao giờ là người một nhà

0

Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.

Ca dao có câu: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Ý muốn nhắc nhở chúng ta là những đứa con ở trong gia đình, cùng cha mẹ sinh ra thì nhất định phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Nhắc đến hai chữ anh em là nhắc đến ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau lớn khôn từ những ngày thơ ấy đến khi trưởng thành cả như những anh chị em trong cùng một nhà.

Nhưng nhờ sự bền chặt của tình cảm anh em lại không dài theo năm tháng đời người cũng không thể cùng nhau đi qua thăng trầm như những gì cha mẹ mong mỏi.

Theo tuổi tác, trải nghiệm trưởng thành, những đứa con trong gia đình dần nhận ra mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một nhà không phải lúc nào cũng trọn vẹn đến cùng.

(ảnh minh họa)
Dù là cùng cha mẹ sinh ra nhưng khi đến độ tuổi trung niên thì phải thừa nhận rằng nhiều anh chị em cảm thấy xa cách nhau rất nhiều.

Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau

Hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu hoàn toàn không giống nhau. Hãy quan sát gia đình con một đi. những đứa con có thể dễ dàng lựa chọn tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống, hoàn thiện bản thân. Nhưng gia đình có nhiều con thì khác, chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà buộc phải dựa vào chính mình. Hoàn cảnh sống này dẫn đến quỹ đạo khác biệt của mỗi đời người.

Anh chị em cùng nhau lớn lên, thế nhưng tới lúc trưởng thành thì mỗi người sẽ phải tự bay đi đến vùng đất mà mình muốn. Ở mỗi nơi với những mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau nên sẽ hình thành quỹ đạo cuộc đời khác nhau.

Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển. Cứ thế anh chị em sẽ có khoảng cách và rồi sớm không còn nhận ra nhau.

Sự khác biệt của mỗi cá nhân dẫn đến khác biệt về thái độ sống

Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.

Giống như ngoài xã hội, dù được nuôi dưỡng chung trong cùng một bầu khí gia đình nhưng mỗi đứa con lại là những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn hoặc thậm chí là đối lập hoàn toàn giữa mỗi đứa con với nhau.

(ảnh minh họa)
Cha mẹ nuôi con sẽ nhận ra chỉ riêng việc ăn uống cũng có sự khác biệt, đứa thích cá, đứa thích thịt, đứa không chịu ăn hành….

Thậm chí không chỉ đơn thuần là khác biệt của mỗi cá nhân mà chính sự khác biệt đó dẫn đến mâu thuẫn và sự xung đột. Các con có khi sẽ gây gổ với nhau vì sự đối nghịch đó và cần cha mẹ phải trở thành trọng tài phân xử đúng sai.

Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.

Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng

Khi đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng, toan tính để vun vén cho gia đình nhỏ của mình, anh em trong nhà sẽ dần nảy sinh mâu thuẫn.

Khi con nhỏ, anh em cãi nhau vì ai cũng mong muốn được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên, vì lợi ích kinh tế mà anh em có thể xung đột bởi đều muốn cha mẹ dành cho mình phần hơn trong số tài sản thừa kế.

Đối mặt với những lợi ích riêng thì ai mà chẳng trở nên tham lam, chính điều này mà tình anh chị em ngày càng sứt mẻ đi.

Nếu sự phân chia của cha mẹ không đồng đều thì sớm muộn anh chị em tranh giành, sống chết với nhau. Có rất nhiều gia đình phải đau đớn vì bi kịch phân chia đất đai, tài sản bởi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia.

Đã là con người thì ai cũng có những ích kỷ, nhỏ nhặt.

Thế nhưng đây chỉ là một góc nhìn nhỏ, không phải gia đình nào anh chị em trưởng thành cũng xa lạ, tranh giành với nhau. Có những gia đình bố mẹ mất, anh em càng cố gắng nâng đỡ nhau trong cuộc sống này. Họ vẫn luôn tự hào là những anh chị em sinh ra dưới cùng một mái nhà.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.vn
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/dau-ma-that-den-tuoi-trung-nien-moi-biet-anh-chi-ruot-khong-bao-gio-la-nguoi-mot-nha-768362.html

Xót xa tình trạng hiện tại của người thủ trưởng tận tuỵ của series Cảnh Sát Hình Sự nổi tiếng màn ảnh nhỏ VTV năm nào – NSƯT Văn Báu.

0

Xót xa tình trạng hiện tại của người thủ trưởng tận tuỵ của series Cảnh Sát Hình Sự nổi tiếng màn ảnh nhỏ năm nào – NSƯT Văn Báu.

Có ai còn nhớ người thủ trưởng tận tuỵ của series Cảnh Sát Hình Sự nổi tiếng màn ảnh nhỏ năm nào – NSƯT Văn Báu. Nhìn mái tóc bạc cùng gương mặt gầy gò của bác ai cũng chạng lòng

NSƯT Văn Báu tận hưởng tuổi già ở nhà vườn trên Ba Vì bên người vợ thứ 2 là một nhà thơ kém ông 6 tuổi.

Lời toà soạn

Những diễn viên là công an thật ngoài đời thường để lại ấn tượng với khán giả về sự chuyên nghiệp, chỉn chu đến từng chi tiết khi hoá thân vào các tuyến nhân vật đa dạng. Có khi họ nhập vai công an “xịn” trên phim rất “ngọt” như nói về cuộc sống của chính mình, có khi lại dụng công tìm hiểu thật kỹ để hoá thân vào những nhân vật phản diện đầy thuyết phục. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu chân dung các nghệ sĩ công tác trong ngành công an và những diễn viên vào vai công an nhiều nhất, thành công nhất trên màn ảnh cùng những lát cắt cuộc sống đời thường bình dị của họ.

W-a4e999c8812824767d39.jpg

NSƯT Văn Báu tại sự kiện gần đây. Ảnh: Quỳnh An
Gặp diễn viên Văn Báu – nam diễn viên chuyên trị vai công an trong series Cảnh sát hình sự trên VTV tại một cuộc thi tuyển diễn viên cho bộ phim truyền hình về lực lượng công an, nhiều người vẫn nhận ra ông dù mái tóc của chiến sĩ cảnh sát Chu Văn Hòa trên màn ảnh đã bạc trắng.

NSƯT Văn Báu năm nay đã 72 tuổi nhưng vẫn rất nhanh nhẹn dù gương mặt già đi rất nhiều. Vài năm qua ông ít đóng phim của VTV vì cho rằng mình không còn phù hợp để vào vai công an nữa với lý do đã có tuổi và “có ông công an nào gầy queo như mình đâu”.

Gần 30 năm trước, NSƯT Văn Báu được khán giả nhớ tới với 40 tập phim, chia làm 8 phần, về 8 vụ án khác nhau trong series Cảnh sát hình sự phát sóng năm 1996. Phim thực hiện suốt hơn 2 năm trời và được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Trong phim này, Văn Báu vào vai chiến sĩ cảnh sát Chu Văn Hòa, định hình khuôn mẫu của những chiến sĩ công an trên phim.

nghe si van bau tai xuat trong phim hinh su luat doi.jpgVăn Báu vào vai sếp công an trong phim ‘Chạy án’. Ảnh: Tư liệu
Sau này ông tiếp tục nhận vai công an trong các phim: Lời sám hối muộn màng, Làng cát, Trò chơi sinh tử, Bí mật những cuộc đời, Chạy án 1, Chạy án 2, Bí mật tam giác vàng… Trong phim Việt có lẽ Văn Báu là diễn viên đóng công an nhiều nhất. Ông gây ấn tượng với hình tượng chiến sĩ công an, đặc biệt là vai thủ trưởng cơ quan điều tra trong hầu hết bộ phim đình đám suốt hàng chục năm qua, khiến nhiều người thậm chí lầm tưởng Văn Báu là công an thật.

 

NSƯT Văn Báu chia sẻ với VietNamNet: “Giờ thì ít khán giả nhầm lẫn tôi là công an lắm vì họ biết tôi chỉ là diễn viên. Còn thực chất tôi là diễn viên xuất thân từ quân đội, từng tham gia chiến trường phục vụ tuyến lửa, bộ đội chiến đấu ở đâu thì anh em văn công biểu diễn ở đó. Sau này tôi bị sức ép của bom nên ra quân và tham gia làm nghệ thuật. Chính thời gian đi bộ đội đã giúp tôi có tư liệu để góp mặt trong series phim Cảnh sát hình sự. Tôi không được đào tạo nghiêm túc mà chỉ là diễn viên tay ngang”.

Vài năm nay, nam diễn viên sinh năm 1952 ít đóng phim phần vì tuổi già, phần vì ông chỉ nhận vai thực sự thích hoặc có thời gian quay ngắn, chủ yếu “chữa cháy” cho đoàn phim khi cần gấp diễn viên có kinh nghiệm.

Là một trong những diễn viên đóng vai công an ấn tượng nhất màn ảnh nhưng NSƯT Văn Báu cho biết cũng có lúc ông phải từ chối vì sợ lặp lại chính mình. Ông nói đùa vì bản thân quá gầy mà công an bây giờ hầu hết cao to chứ không như thế hệ mình vài ba chục năm trước. Vì vậy 6-7 năm nay NSƯT Văn Báu đã chia tay các vai diễn công an, về làm dân thường trên màn ảnh.453510724 809682787991342 6.jpg

NSƯT Văn Báu có gần 30 năm gắn bó với vai công an. Ảnh: Tư liệu
Nghệ sĩ cười nói: “Giờ tiêu chuẩn đã khác. Các em được đào tạo bài bản và có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, tại sao không đưa lớp trẻ lên đóng vai công an trong khi khán giả trông thấy tôi như nhớ lại thời bao cấp. Tôi có nói với mọi người rằng vai công an rất đặc thù, vào vai không dễ và thoát vai cũng không dễ.

Nhiều người có quan niệm sai lầm trong cách chọn diễn viên, cứ nghĩ ai đã sẵn vào vai công an rồi thì mời tiếp cho tiện. Mặc dù vào vai công an ở các vị trí khác nhau, lúc là trưởng phòng xét hỏi, khi là trưởng phòng hình sự, rồi giám đốc công an nhưng tôi đều hoàn thành tốt trong khả năng của mình. Song nếu cứ đóng mãi những nhân vật như vậy sẽ lặp lại theo lối mòn”.

Nổi tiếng trên màn ảnh nhưng NSƯT Văn Báu kín tiếng về đời tư. Ông không dùng mạng xã hội và cũng hiếm khi trả lời báo chí. Ông cho biết có thời gian dùng Facebook nhưng không thể trả lời hết bình luận của khán giả, trong khi nghệ sĩ thì sống nhờ công chúng. Thêm nữa sau lần bị một người vô văn hóa nhắn tin với những lời lẽ xúc phạm, NSƯT Văn Báu chọn cách không đáp trả mà từ bỏ mạng xã hội.W-9f26a5f498173d496406.jpgNSƯT Văn Báu ở tuổi 72. Ảnh: Quỳnh An
Ở tuổi 72, NSƯT Văn Báu đang tận hưởng cuộc sống tuổi già nhàn nhã bên người vợ thứ 2 là một nhà thơ. Sau khi chia tay người vợ đầu vì nhiều điểm không phù hợp, ông quen người phụ nữ hiện tại kém mình 6 tuổi mà NSƯT Văn Báu nhận xét là “rất nghị lực”. Bà sống một mình sau khi chồng mất cho tới khi gặp nam diễn viên. NSƯT Văn Báu nói bà là nhà thơ có uy tín trong làng văn chương, hiện có các tác phẩm in ở nước ngoài nhưng không chia sẻ gì thêm.

Trước khi đến với nhau, họ đều có 2 con gái, giờ đã trưởng thành. Ông khoe có tổng cộng 9 cháu ngoại, cả trai lẫn gái, cứ cuối tuần là chúng lại về thăm ông bà. Ngoài căn nhà ở An Dương, vợ chồng nghệ sĩ thường xuyên sống tại căn nhà vườn Ba Vì, hàng ngày “trồng cây, nuôi gà” như lời ông nói. Đã 12 năm qua vợ chồng nghệ sĩ tận hưởng cuộc sống như vậy bởi các con đều ở riêng.