Home Blog Page 541

Kể từ 2024: Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất?

0

Dưới đây là các trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024.

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là các trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024.

Trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất 2024

Luật đất đai năm 2024 quy định trường hợp chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai năm 2013. Từ 1.1.2025 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng những yêu cầu sau:

– Đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài;

– Đã chuyển sang mục đích khác;

– Nay có nhu cầu chuyển thành đất ở;

– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

truong-hop-1

Hiện nay, ngoài trường hợp trên thì mọi trường hợp khác chuyển sang đất ở đều phải nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định.

Ngoài ra, theo khoản 5 điều 116 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/ trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Liệu dễ dàng chuyển lên đất ở theo Luật mới?

Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt (khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024).

Trong đó, đất nông nghiệp bao gồm các loại sau:

– Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác (thường được gọi là đất ruộng)

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất chăn nuôi tập trung;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác.

Đối chiếu với quy định hiện hành tại Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất là:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, từ năm 2025, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất ruộng) lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thay vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm. Mà quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được hiểu là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai cho các mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện trong vòng 10 năm (tầm nhìn 20 năm). Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được ban hành hằng năm.

truong-hop-7

Qua đây, có thể thấy, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai 2024 đã mở rộng hơn so với quy định hiện nay nên khả năng được chuyển mục đích sử dụng đất cũng dễ hơn phần nào.

Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 cũng quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư/trong cùng thửa đất cũng chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thay vì phải ở trong cùng một thửa đất đã có nhà ở và đáp ứng thêm điều kiện về thời điểm sử dụng đất như quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tức là, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sẽ nghiêm ngặt hơn để hạn chế chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

Long Mạch Là Gì? 3 Cách Tìm Long Mạch Đất Đơn Giản Nhất

0

Một doanh nhân từng nói: “Tìm ra long mạch, đón được gió đông. Gặp người tri kỷ, ắt sẽ thành công.”

Vậy long mạch là gì mà được nhiều người quan tâm đến vậy? Nó có ảnh hưởng thế nào trong bất động sản?

1️⃣ Khái niệm

Long mạch là vị trí tốt nhất của mảnh đất để xây nhà. Theo quan niệm phong thủy, long mạch là nơi khí hội tụ và điểm giao giữa thế đất huyền vũ ở hướng Bắc (phía sau là núi cao) với thế bạch hổ ở hướng Tây (bên phải có đất cao), thế thanh long ở hướng Đông (bên trái có nguồn nước) với thế đất chu tước ở hướng Nam (phía trước là không gian rộng lớn).

Nếu bạn chọn đất làm nhà ngay long mạch thì sẽ mang đến may mắn, công việc thuận lợi và sức khỏe tốt. Hơn nữa, việc làm ở đây sẽ giúp bạn tránh đi các vấn đề về lũ lụt và không gian thoáng đãng với lưng tựa sườn đồi.

Ngoài ra, một số nhà phong thủy cho rằng việc ngày càng xuất hiện nhiều thiên tai, bão, lũ lụt,… là do con người khai thác, chặt phá rừng, đào bới quá mức làm ảnh hưởng đến long mạch.

2️⃣ Hai cách xem thế đất thuộc long mạch để bạn tham khảo:

– Thứ nhất: Chọn những vùng đất có cây cỏ xanh tươi vượng khí, tránh những khoảng đất nâu, vàng trơ trọi sỏi đá. Muốn tìm được “long mạch”, về mặt nhãn quan hãy chọn vùng đất cây cỏ xinh tươi tốt lành, đây chính là nơi lý tưởng để xây nhà ở.

– Thứ hai, với những ngôi nhà đã xây, hãy quan sát nhà cửa thông thoáng, bước vào cảm giác mát mẻ dễ thở. Tránh những ngôi nhà chật hẹp, u tối, ẩm mốc vì không khí không được lưu thông sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển đối với công danh, sự nghiệp.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Quan trọng là phải có vốn để mua được nhà đã!

6 bước quan trọng để mua giấy viết tay đúng cách

0

1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN:
• Cần có hợp đồng mua bán viết tay và xác nhận bằng văn phòng công chứng để tăng tính chắc chắn.
• Nếu mất hợp đồng trước đó, liên hệ chủ sở hữu để tái tạo hợp đồng.

2. BIÊN BẢN GIAO NHẬN TIỀN:
• Kiểm tra số tiền chuyển nhượng trong hợp đồng và tạo biên bản nhận tiền hoặc bàn giao tiền để xác nhận giao dịch.

3. HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN TOÀN QUYỀN:
• Lập hợp đồng ủy quyền toàn quyền để thuận lợi cho việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
• Bao gồm quyền chuyển nhượng, quyền tặng, và thủ tục giấy tờ liên quan.

4. LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT:
• Thu thập bản vẽ và tạo hồ sơ Nội nghiệp (bản vẽ trích lục) với dấu đỏ của cơ quan quản lý địa phương.
• Nộp thuế và đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan chức năng.

5. CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUA HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG TREO :
• Thực hiện thông qua hợp đồng công chứng treo, đòi hỏi sự chín chắn và quan hệ tốt với văn phòng công chứng.

6. CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUA HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG CHUYỂN NHƯỢNG:
• Thực hiện thông qua hợp đồng công chứng chuyển nhượng, cũng đòi hỏi sự chín chắn và quan hệ tốt với văn phòng công chứng.
• Người chủ cũ phải đồng ý và ký vào hợp đồng, đồng thời đợi ngày phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi tiến hành đăng ký biến động quyền sử dụng đất sang tên mới.

Bàn tán chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại: Thế nào mới vừa lòng cả 2 bên?

0

Câu chuyện xoay quanh việc tết này về nhà nội hay nhà ngoại nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, chuyện năm nay sẽ ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại lại được các chị em bàn tán rôm rả. Có lẽ tâm lý chung nhất của những người phụ nữ đã lập gia đình là đều muốn được về quê ngoại để đón giao thừa, thay vì cứ năm nào cũng phải đón Tết ở bên gia đình nhà chồng. Trước đây cứ hết mùng 3 thì các chị em mới được về với bố mẹ đẻ nên ai cũng tủi thân và thấy Tết thật buồn. Chỉ một vấn đề như thế nhưng nhiều cặp vợ chồng đã xảy ra xung đột, có những cặp còn ly hôn vì chuyện này.

Mới đây, một tài khoản Facebook có tên T.A đã đăng tải lên hội nhóm dành cho các bậc làm cha mẹ tâm sự tết về nhà ngoại, hay nhà nội nhận được nhiều sự chú ý của mọi người.

 

“Mọi người ơi, cho em ý kiến với. Tối qua em và lão chồng em cãi nhau. Em bảo 3 năm ăn tết bên nội rồi thì 1 năm ăn tết bên ngoại là bình thường (năm nay là năm thứ 4 em ăn tết bên nội). Nhà nội cách Hà Nội 20km, nhà ngoại cách Hà Nội 70km. Mọi năm toàn ăn tết bên nội, đến mùng 4 mới lên ngoại.

Lão bảo em đăng lên hỏi xem ai cho là bình thường? Ok fine, em đăng hỏi luôn xem em có đang “được đằng chân, lân đằng đầu” hay chỉ lão ý là có bố mẹ, còn em thì không có.

Chị em cho em ý kiến khách quan nhé”.

Bên dưới bài chia sẻ, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc ăn tết nhà ngoại hay nhà nội.

Tài khoản B.H cho biết gia đình mình luôn ăn tết từ 29 – mùng 2 ở nhà nội, sau đó lên nhà ngoại đến hết tết, năm nào cũng như vậy và cả nhà đều thấy vui vẻ, bình thường.

Tài khoản T.M thì 1 năm ở nhà nội, 1 năm ở nhà ngoại, cứ luân phiên thay đổi như vậy. “Chồng mình cũng công bằng lắm, bảo là nội hay ngoại thì cũng như nhau nên mỗi năm đón giao thừa ở 1 nơi, ai cũng thoải mái”.

Các ý kiến trái chiều từ cư dân mạng.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng rõ ràng mỗi năm ăn tết 1 nơi, mà vẫn có những người chồng gia trưởng, chỉ muốn vợ con về nhà mình ăn tết mà quên đi gia đình nhà vợ cũng mong ngóng con cái và các cháu về với mình. Điều đó vô tình khiến người vợ buồn và tủi thân khi tết đến lại không được ở bên cha mẹ.

Các chị em buồn bã chia sẻ chuyện gia đình.

Tài khoản T.B bình luận: “Cứ ai phân biệt nội ngoại là em tức sôi máu. Bố mẹ các ông ý nuôi con trai thế nào thì bố mẹ mình cũng nuôi mình như thế. Vậy mà phận làm dâu lúc nào cũng lo nghĩ để bố mẹ chồng vừa lòng. Còn 1 số người chồng chỉ nghĩ cho bản thân với bố mẹ đẻ thôi”.

Hiện câu chuyện vẫn đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, ai cũng có lý lẽ và chính kiến của riêng mình. Thiết nghĩa, các cặp vợ chồng nên cùng nhau ngồi lại, bình tĩnh phân tích và bàn xem về ăn tết nhà ngoại hay nhà nội thế nào cho hợp lý để tránh những xung đột, cãi vã trong dịp tết.

Trường Giang dắt vợ con sang Mỹ lưu diễn cùng nhưng con g;á;i gặp s;ự c;ố nhớ đời, nam MC tuyệ;t vọn;g: Nhiều tiền cũng không làm được

0

“Cái đau đớn nhất của người làm cha làm mẹ là nhìn con đau mà không làm gì được”, Trường Giang nói.

Mới đây, Trường Giang đã có mặt tại chương trình Mẹ Bầu Em Bé. Tại đây, nam nghệ sĩ đã chia sẻ về câu chuyện của bản thân.

“Tôi muốn kể cho mọi người nghe một câu chuyện. Hồi đầu năm tôi có đi lưu diễn ở Mỹ, qua các tiểu bang, dắt theo cả vợ và con đã được 4 tuổi.

Con tôi ở Việt Nam vẫn khỏe mạnh nhưng không hiểu sao qua tới Mỹ lại bị bệnh suốt một tuần. Vợ tôi Nhã Phương khi ấy hoảng lắm, tôi cũng hoảng nhưng cố giữ bình tĩnh.

Con tôi đau lắm nhưng lại không la lớn. Nếu con la lớn thì tôi biết và đưa đi bệnh viện ngay nhưng còn chỉ khóc. Tôi thấy con khóc mới hỏi thì con mới kêu đau lắm, gan phèo phổi chạy loạn xạ lên trong người.

Khó khăn nhất là khi ấy tôi đang ở Mỹ chứ không phải ở Việt Nam. Nếu ở Việt Nam thì tôi gọi điện cho bác sĩ hỏi là được ngay nhưng bên Mỹ cái gì cũng khó khăn.

Tôi phải nhờ mấy anh chị trong đoàn đi mua thuốc cho con uống. Người lớn mà bị táo bón 2, 3 ngày đã không chịu nổi, con tôi mới 4 tuổi và bị suốt 7 ngày. Mọi người mua đủ các loại thuốc, từ thuốc viên tới thuốc nước, thuốc nhét cũng không được.

Mãi về sau thuốc mới hiệu nghiệm và con đi ngoài được. Hai vợ chồng tôi đứng ôm nhau hạnh phúc. Cái đau đớn nhất của người làm cha làm mẹ là nhìn con đau mà không làm gì được, khó chịu vô cùng, đau khi không thể chia sẻ nỗi đau với con.

Con tôi vừa đi ngoài được là tươi tỉnh lại, chạy nhảy, ăn uống lại ngay. Hai vợ chồng tôi khi ấy chỉ nắm tay nhau nhìn lên trời, tạ ơn trời đất đã cho con mình tai qua nạn khỏi”.

Có những lúc, đồng tiền là vô nghĩa

Vì vậy, xin thưa với các anh chị là hãy nói chuyện với con nhiều hơn, nhẹ nhàng với nhau. Vợ chồng cũng nên đối xử nhẹ nhàng, tình cảm với nhau. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ hết.

Cha mẹ yêu thương nhau, nắm tay nhau, hôn nhau, con cái nhìn thấy là biết gia đình hạnh phúc, từ từ hình thành nhân cách tốt trong con. Cha mẹ mắng chửi nhau mỗi ngày sẽ khiến con hình thành nhân cách xấu, hư cả một đời con.

Cuộc đời cha mẹ đã cực khổ, đã hư rồi thì giờ những gì tốt nhất hãy dành cho con. Cũng mong các anh chị đừng khóc nhiều vì nước mắt cha mẹ không tốt cho tâm lý trẻ con sau này.

Không phải mình không thương cha mẹ nhưng khi có con rồi mới biết cha mẹ thương con là vô hạn. Con mình chỉ đau một chút thôi là mình đã chịu không nổi. Con cái là món quà quá lớn thượng đế ban tặng chúng ta, chỉ cần con mạnh khỏe là mình hạnh phúc rồi.

Bên ngoại và nội nhà tôi cũng có mấy gia đình hiếm muộn, suốt mấy chục năm không sinh được con, tốn rất nhiều tiền nhưng không được. Có những lúc, đồng tiền là vô nghĩa.

Trường Giang – Nhã Phương là một trong những cặp đôi showbiz Việt nhận được sự quan tâm từ người hâm mộ. Năm 2019, nữ diễn viên hạ sinh con gái đầu lòng tên Destiny (tên thật là Võ Thanh Thiên Ý) cho nam danh hài xứ Quảng. Giống như nhiều sao Việt khác, cặp đôi cũng giấu kín diện mạo nhóc tỳ. Cho đến gần đây, khi con gái lớn hơn Trường Giang và Nhã Phương mới thoải mái chia sẻ hình ảnh nhóc tỳ lên mạng xã hội.

Mới đây nhất, trên mạng xã hội vừa lan truyền đoạn video “team qua đường” bắt trọn diện mạo của con gái Trường Giang. Trong đoạn video được chia sẻ, nhóc tỳ xuất hiện với ngoại hình lớn phổng phao, chiều cao vượt trội. Vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu, được dân tình nhận xét là “sao y bản chính” từ người bố nổi tiếng cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.
Vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu của bé Destiny qua ống kính “team qua đường” (Nguồn: Junia_1610)
Nhóc tỳ tỏ ra vô cùng dạn dĩ, tự tin khi liên tục thể hiện loạt biểu cảm đáng yêu, lém lỉnh (Nguồn: Junia_1610)
Tháng 4/2023, Nhã Phương vui mừng thông báo đang mang thai lần 2. Thời gian này, cô tạm gác lại công việc để dành thời gian nghỉ ngơi. Dù bận rộn, thế nhưng Trường Giang vẫn thường xuyên đích thân vào bếp làm nhiều món ngon để tẩm bổ cho vợ con và chăm sóc bé Destiny.

“Tôi luôn giao tiếp với con mỗi ngày, chơi đùa, nói chuyện, nói trên trời dưới đất cũng được. Nhưng con không được xem tivi và chơi iPad quá nhiều. Và điều quan trọng nhất là phải nói chuyện với con. Khi nói chuyện với con thì đầu óc của tôi rất thoải mái. Ấn tượng ban đầu khi tôi gần gũi con là làm bạn với con thì sẽ tốt hơn”, danh hài chia sẻ về cách anh nuôi dạy con.


Trường Giang luôn dành thời gian để phụ vợ chăm sóc và dạy dỗ con gái Destiny

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở mới nhất năm 2024, ai không biết là thiệt lớn

0

Chuyển đất vườn sang đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Khi thực hiện thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng số tiền và đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế.


Chi phí chuyển đất vườn sang đất ở

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định rõ, khi chuyển từ đất vườn sang đất ở có thể xảy ra 2 trường hợp và tiền sử dụng đất ở mỗi trường hợp là khác nhau.

Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp sau:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm đất ở;

– Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01.7.2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Có thể khái quát thành công thức tính tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở

Nếu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm thì tiền sử dụng đất được tính theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Mặc dù có cách tính như trên nhưng để tính được số tiền sử dụng đất thì người dân phải biết giá đất theo Bảng giá đất, địa chỉ thửa đất, vị trí thửa đất.

Điều kiện đất vườn chuyển lên đất thổ cư?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì thế, người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Ngày đầu năm, các mẹ hãy âm thầm vùi 1 thứ này dưới đáy thùng gạo: Cả năm giàu có sung túc

0

Hãy làm ngay đi, bỏ thứ này dưới hũ gạo nhà bạn thì tài lộc sẽ đến.

Tết đầu năm, hãy bỏ một vật này vào hũ gạo ở nhà để mang lại may mắn cho cả năm nhé!

Các nhà phong thủy vẫn thường khẳng định khi chúng ta đặt một phong bao lì xì màu đỏ có đựng tiền bên dưới đáy thùng. Sau đó đổ gạo vào đầy hũ sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong con đường tài lộc, kiếm được nhiều nhưng tiêu xài ít. Phương pháp này sẽ giúp bạn có thể áp dụng quanh năm chứ không riêng gì ngày tết.

Mặt khác theo kinh nghiệm dân gian thì ngoài việc đặt bao lì xì dưới đáy của hũ gạo thì bạn cũng có thể trùm một miếng vải đỏ lên nắp hũ gạo, để hút tào lộc khí tốt vào nhà.

gao

Vào dịp cuối năm, phụ nữ hãy đổ đầy hũ gạo để sang năm mới tiền bạc đầy nhà, không lo thiếu thốn. Bên cạnh đó thì phụ nữ cũng biết hũ gạo tốt nhất nên làm bằng sành, sứ, vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ góp phần giúp con đường công danh sự nghiệp của cả nhà ngày càng thăng tiến. Nếu là người làm ăn buôn bán thì sẽ ngày càng phát đạt.

1 số lưu ý khi đặt hũ gạo

Vị trí đặt hũ gạo

– Không nên đặt hũ gạo đối diện cửa. Tốt nhất là nên đặt ở nơi kín đáo, như góc khuất ở bếp chẳng hạn.

Hũ gạo phải luôn đậy kín và kê cao, để nơi kín đáo để tránh những chỗ bụi bẩn, ẩm mốc, chuột gián thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình.Không chỉ vậy, việc đậy kín hũ gạo sẽ tránh được ẩm mốc, kiến, gián,… bò vào ăn gạo, không tốt cho sức khỏe.

hu-gao

Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo: Phụ nữ cũng nên nhớ điều tối kỵ của phong thủy là đổ sạch hũ gạo. Bên cạnh đó, không nên để nồi cơm đổ hoặc lật úp vì sẽ mang lại điều xấu, nên đặt hũ gạo và nồi cơm trên bề mặt phẳng, ngay ngắn.

3 cấm kỵ khi lì xì đầu năm để cả năm đều may mắn, làm gì cũng thắng lợi: Điều thứ 3 nhiều người mắc phải

0

Lì xì hay còn gọi là mừng tuổi chính là một phong tục truyền thống trong dịp năm mới ở các quốc gia châu Á.

Nên tặng bao lì xì đỏ cho ai?

Trong văn hoá của người Việt và các nước Á Đông khác như Trung Quốc… thì việc kính trọng người lớn tuổi chính là những giá trị mà con cháu cần coi trọng và giữ gìn theo năm tháng. Vào đầu năm, khi Tết đến xuân về, con cháu trong nhà thường thể hiện sự tôn kính, quý trọng ông bà, cha mẹ bằng những bao lì xì đỏ với mong muốn mọi người lúc nào cũng khỏe mạnh, có đủ sức khoẻ để vun vầy bên nhau.

Ngoài ra, bao lì xì đỏ cũng là món quà mà người lớn trong nhà dành tặng cho thế hệ sau với ý nghĩa may mắn, phúc lành. Ngoài ra, đối với những người nhỏ tuổi hơn, bạn cũng có thể tặng một vài món quà như sách, đồ chơi… thay cho bao lì xì để bày tỏ sự quan tâm, dành lời chúc phúc và trao gửi yêu thương.
Empty

Nên tặng những bao lì xì có kích cỡ, giá trị bằng nhau

Đối với các gia đình Việt, đặc biệt là những nhà đông người, khi phát bao lì xì cho con cháu, người lớn nên tránh sử dụng các bao lì xì có kích thước, giá trị khác biệt vì sẽ khiến đứa trẻ có cảm giác bị “phân biệt đối xử”.

Trước tiên, chúng ta nên hiểu rõ rằng bao lì xì không chỉ là món quà vật chất mà còn là lời cầu chúc một năm mới an yên, làm gì cũng thuận buồm xuôi gió của người lớn dành cho con cháu. Vì thế, dù giá trị của chúng như thế nào thì ông bà, cha mẹ cũng nên thể hiện rằng con cháu trong nhà đều cần tình yêu thương của mình dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng.

Do đó, việc tặng mọi người các bao lì xì ngang nhau về kích cỡ, giá trị sẽ khiến trẻ con không so sánh, ghen tị lẫn nhau và đều cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến mà ông bà, cha mẹ dành cho mình.
Empty
Không được gấp tiền trong bao lì xì và không dán kín

Một trong những “nguyên tắc” quan trọng khi gói bao lì xì chính là phải đặt tiền phẳng phiu, không được gấp mép hay để nhàu nhĩ. Sở dĩ như vậy là vì quan niệm của người xưa, việc gấp tiền trong phong bao lì xì đỏ đồng nghĩa với vận may trong năm mới có phần giảm sút, không suôn sẻ như mong đợi.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc niêm phong bao lì xì đỏ. Thay vì dán kín chúng, bạn chỉ nên gấp mép phong bì đỏ để ấn chúng xuống vì nếu dán kín cũng có nghĩa túi tiền của mình bị “niêm phong”, năm mới tiền bạc không thể vào túi và khiến chủ nhân hao tốn tiền bạc.
Empty
Nên sử dụng tiền mới và tránh những đồng tiền cũ, hư hỏng

Đầu tiên, những tờ tiền mới sẽ mang đến cảm giác khởi đầu mới và tạo thêm không khí vui tươi của ngày Tết. So với tiền cũ, những đồng tiền mới chính là tượng trưng cho một năm mới thuận lợi, khởi đầu mới tràn trề năng lượng tích cực và niềm vui. Đặc biệt, việc sử dụng tiền mới lì xì cũng là cách ông bà, cha mẹ hay những người lớn tuổi thể hiện sự tôn trọng thế hệ trẻ, tượng trưng cho sự quan tâm, lời chúc phúc dành cho con cháu.

Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

3 ngày Tết, quan sát bát hương thấy dấu hiệu này chứng tỏ năm mới có lộc, giàu sang phát tài

0

Bát hương được xem là vị trí linh thiêng nhất trong nhà, đặc biệt dịp đầu năm mới mà bát hương có dấu hiệu này thì gia đình phúc lộc dồi dào.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, thờ cúng tổ tiên là đạo lý tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Bát hương trong phong thủy được xem là nơi tụ khí. Do đó theo phong thủy, những dấu hiệu trên bát hương rất quan trọng, nhìn vào bát hương có thể thấy tài lộc của gia đình. Đặc biệt trong những ngày tết bát hương có những dấu hiệu sau chứng tỏ gia đình có lộc:

dau-hieu-bat-huong

Bát hương xuất hiện hương cuốn tàn không rụng

Theo quan niệm của người xưa khi bát hương xuất hiện những cây hương không rụng tàn mà cuốn thành vòng thì chứng tỏ linh nghiệm, may mắn. Tuy nhiên nếu tất cả các cây hương đều cuốn tàn thì điều đó chứng tỏ bạn đã mua hương cuốn tàn hóa chất, nên sẽ không linh nghiệm. Mà hóa chất còn có thể làm phạm phong thủy nhiễu loạn trường khí trong gia đình.

Nếu bát hương đốt nhiều hương tự nhiên không cuốn mà bỗng dưng xuất hiện một cây cuốn tàn thì chứng tỏ rất linh nghiệm. Đó là dấu hiệu dự báo gia tiên phù hộ, phần âm tốt lành độ trì gia hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, hạnh phúc sum vầy cuộc sống đủ đầy sung túc.

dau-hieu-bat-huong-co-loc-dau-nam

Do đó hãy quan sát bát hương dịp đầu năm mới xem có cây hương tự nhiên cuốn tàn nào không nhé. Tuy nhiên cần tránh mua hương hóa chất được quảng cáo là đốt đều cuốn tàn, bởi đó là phạm đại kỵ làm ô uế và giả dối tịa nơi thờ cúng.

Bát hương có bướm tới đậu

Trong niềm tin dân gian bướm là linh hồn của người đã khuất. Do đó khi bướm lượn vào nhà là có điềm báo. Nếu bướm bay lượn vòng rồi đậu vào bát hương thì đó là linh hồn người thân đã khuất hóa thành bướm về thăm con cháu. Đầu năm là dịp con cháu mời tổ tiên ông bà về sum họp đón Tết nên nếu bướm đậu bát hương dịp này chứng tỏ lời khấn nguyện của gia chủ đã linh nghiệm và được chứng giám.

Nếu đó là những loại bướm thông thường không phải bướm ma, bướm hình thù dữ dằn kỳ dị thì đó là điểm may mắn. Do đó bạn cần tránh đập, đuổi khi thấy bướm đậu ở ban thờ, bát hương. Lúc đó hãy thắp hương để khấn ông bà tổ tiên phù hộ, cám ơn ông bà tổ tiên.

buom-dau-bat-huong

Bát hương sạch sẽ

Bát hương để sạch sẽ, không sứt mẻ thì chứng tỏ là gia chủ chu đáo trong thờ cúng. Khi quan sát ban thờ của một gia đình, thấy bát hương và quanh bát hương sạch se chứng tỏ đó là gia đình có tâm thờ cúng và chứng tỏ sẽ có lộc.

Ban thờ là nơi linh nghiệm nên nếu khu vực thờ không sạch sẽ chứng tỏ việc thờ cúng không linh nghiệm vì không chu toàn. Ban thờ bẩn thỉu lộn xộn sẽ làm xáo trộn trường khí gây nhiễu loạn phòng thờ, gia tiên trách phạt.

Bên cạnh những dấu hiệu may mắn trên bạn cũng nên để ý nếu bát hương có dấu hiêu sau cần cẩn trọng, thay lại hoặc mời chuyên gia hóa giải: bát hương bốc cháy, bát hương bị xê dịch, bát hương bị vỡ,sứt mẻ, bát hương

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán nên làm gì để may mắn cả năm?

0

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày đầu năm mới dịp Tết Nguyên đán có một số việc mọi người nên làm để cả năm hanh thông, thuận lợi, tài lộc tràn đầy.

 

Những việc nên làm trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để may mắn, tài lộc đến nhà:

1. Mặc trang phục sáng màu

Mùng 1 Tết nên mặc trang phục sáng màu để cả năm luôn tươi sáng, sẵn sàng đón chờ những điều tốt đẹp. Bạn có thể chọn các màu như đỏ, xanh, vàng… vừa đẹp lại hợp phong thủy.

2. Vui vẻ cười tươi, tinh thần thoải mái ngày đầu năm

Sau một năm nhiều vất vả, lo toan, mọi người ai cũng muốn nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ đầy sức sống để có thêm động lực tiếp tục phấn đấu trong năm mới.

Vậy nên đừng quên vui vẻ tươi cười vào những ngày đầu năm để có một năm mới hạnh phúc, thuận lợi nhé.

sang mung 1 tet

Ảnh minh họa

3. Lì xì Tết

Lì xì đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong dịp Tết truyền thống. Những bao lì xì đỏ thắm gửi gắm lời chúc mạnh ⱪhỏe, bình an, là niềm hy vọng của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu và ngược lại.

4. Chúc Tết đầu năm

Trong ngày mùng 1 Tết, lời chúc thân tình từ anh chị em, họ hàng, bạn bè ⱪhông chỉ ⱪhiến năm mới may mắn, vui vẻ mà còn giúp thắt chặt hơn tình cảm gia đình, bạn bè.

5. Đi lễ chùa đầu năm

Nhiều người quan niệm rằng, đi lễ chùa ngày mùng 1 Tết ⱪhông chỉ giúp mọi người tìm về những phút lắng đọng với những lời cầu chúc cho gia đạo bình an, đi chùa đầu năm còn là dịp để du Xuân, ngắm cảnh, thả lỏng sau một năm dài mệt nhọc.

Khi đi lễ chùa, đừng quên để lại điều ước qua các mảnh giấy nhỏ được dán ở các cây lấy lộc. Tương truyền, những lời nguyện cầu chân thành đầu năm sẽ được thần linh ban phước và thực hiện.

5. Mua muối

Người xưa quan niệm muối là một công cụ có thể tiêu trừ những điều xấu. “Đầu năm mua muối” cũng chính là lời dặn của ông bà từ thời xa xưa.

Vì vậy, rất nhiều người thường có thói quen mua một ít muối để xua đuổi điềm xấu, tà ma và đón những điều tốt đẹp đến với gia đình.

6. Đặt hoa nở trong nhà

Hoa nở chính là một điềm lành, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng. Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam cũng có sắc vàng rực rỡ của hoa mai.

Những cánh hoa nở rộ tươi đẹp sẽ mang đến ⱪhông ⱪhí Xuân sắc tràn đầy cho căn nhà của bạn.

Tet

7. Nên ⱪiêng lửa

Lửa tượng trưng cho sự ấm áp, đầm ấm nên người Việt thường ⱪiêng cho lửa vào mùng 1 Tết, cũng chính là tránh cho đi may mắn của mình. Đừng xin lửa nhà người ⱪhác để tránh hiểu lầm ⱪhông vui ngày Tết nhé.

8. Tránh những người nặng vía xông đất nhà mình

Người Việt có quan niệm người đầu tiên xông đất nhà mình chính là sứ giả của thần may mắn, người này sẽ có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh cả gia đình gia chủ trong suốt mọt năm sắp tới.

Vì vậy họ thường lựa chọn rất ⱪỹ lưỡng, tránh những người nặng vía, ⱪhông hợp tuổi, hợp mạng đến xông đất đầu năm.

9. Không quét nhà

Quét nhà là một trong những điều đại ⱪỵ đầu năm. Quét nhà, dọn rác bỏ đi cũng chính là mang những may mắn, tài lộc đi mất.

Người ta chỉ thường gom gọn vào một góc để nhà cửa sạch sẽ đón Tết mà thôi. Để có một năm mới may mắn, đừng ngại “lười” vài ngày bạn nhé.10. Không được cắt tóc, ⱪhông làm rơi đồ vật ngày đầu năm

Theo người xưa, cắt bỏ một thứ gì đó ⱪhỏi cơ thể vào ngày mùng 1 Tết chính là cắt đi sự may mắn. Không chỉ tóc, người ta còn hạn chế cắt móng tay vào ngày mùng 1 nữa.

Tương tự như vậy, nhiều người quan niệm đổ vỡ tượng trưng cho sự ly tán, chia lìa. “Có thờ có thiêng, có ⱪiêng có lành”, tốt nhất là hãy tránh những điều ⱪhông may mắn.

11. Nói điều vui vẻ

Mùng 1 Tết Giáp Thìn đừng quên nói điều vui vẻ để cả năm niềm vui luôn tràn đầy. Mọi người cũng thích nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ thay vì những gương mặt ủ ê vào ngày đầu năm mới đúng ⱪhông nào.

12. Không vay mượn đầu năm

Không ai muốn cho đi may mắn của mình, vì vậy đầu năm người ta thường hạn chế cho vay, cũng chính là hạn chế phân phát tài lộc của mình đi.

Đối với những người đi vay, đầu năm biểu hiện túng thiếu sẽ là cơ hội để sự ⱪhông may tấn công, mang tài vận cả năm của bạn đi mất.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham ⱪhảo, chiêm nghiệm