Home Blog Page 9

Tôi kiếm được đồng nào tôi đưa vợ giữ hết, còn bản thân chỉ giữ chút ít để ăn sáng và hẹn hò với bạn, trung bình 1 tháng là được 30 triệu, còn lương vợ tôi là 11 triệu. Cưới được 11 năm, tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm của gia đình được bao nhiêu. Cô ấy nói được hơn 600 triệu. Chúng tôi đang phải đi thuê phòng trọ, cuộc sống ở thành phố tuy đắt đỏ nhưng tháng nào bà ngoại cũng gửi thịt và rau ngon ở quê ra. Không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà tốn kém thế. Nhân lúc vợ đi vắng, tôi mở cuốn sổ chi tiêu của vợ ra xem, tôi không tin vào mắt mình nữa, đọc thêm dưới đây

0

Phản ứng của tôi làm vợ sợ hãi nói lời xin lỗi, còn anh vợ im bặt không dám đòi hỏi gì nữa. Thấy tình hình căng thẳng, chị dâu bất ngờ đứng ra hòa giải.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. Nếu như mỗi người giữ một quỹ, sẽ không còn tin tưởng nhau, cô phòng tôi, tôi phòng cô, ai cũng có tâm cơ. Lấy nhau mà lúc nào cũng sợ ly hôn, sợ bị thiệt thòi thì khó lòng đi hết cuộc đời.

Thế nên kiếm được đồng nào tôi đưa vợ giữ hết, còn bản thân chỉ giữ chút ít để ăn sáng và hẹn hò với bạn. Những năm qua, tôi để ý, vợ chi tiêu rất tiết kiệm, tôi không thấy hoang phí bao giờ. Cô ấy có cuốn sổ chi tiêu rất dày, tháng nào cũng ghi chép cẩn thận.

Vợ bảo:

“Nhờ cuốn sổ đó sẽ giúp em kiểm soát chi tiêu, nếu thấy bản thân chi quá tay, em kìm hãm lại. Tiền kiếm được khó khăn, tiêu thì nhanh nên vợ chồng mình cần phải giữ chặt, không được hoang phí”.

Tôi tin tưởng tất cả những lời vợ nói và không bao giờ mở cuốn sổ đó ra xem làm gì.

1 năm trước, tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm của gia đình được bao nhiêu. Cô ấy nói được hơn 600 triệu. Nghe con số đó tôi thấy hơi buồn nhưng không dám nói ra. Vợ chồng tôi cưới đến nay đã 10 năm, tháng nào tôi cũng đưa cho cô ấy 30 triệu, lương của vợ mỗi tháng được 11 triệu.

Tôi luôn tâm niệm là vợ chồng đã chung một nhà, tiền về một mối vẫn tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi đang phải đi thuê phòng trọ, cuộc sống ở thành phố tuy đắt đỏ nhưng tháng nào bà ngoại cũng gửi thịt và rau ngon ở quê ra. Không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà tốn kém thế.

Lúc vợ đi vắng, tôi mở cuốn sổ chi tiêu vợ ghi chép để kiểm tra, tôi thấy mỗi tháng vợ xài hết những 40 triệu. Các khoản mà vợ chi hàng tháng chủ yếu là tiền học, tiền sữa và quần áo của các con. Cả ngày, tôi chỉ đi làm, không biết chuyện chi tiêu tốn kém thế nào, nhìn những số liệu mà vợ ghi chép, tôi cũng biết vậy, không dám phàn nàn nửa câu, sợ cô ấy lại dỗi.

Ông bà ngoại lặn lội từ quê ra dự tiệc đầy tháng của cháu. Nhà chồng tôi làm 20 mâm hoành tráng mời đông đủ anh em, họ hàng nhưng vừa thấy thông gia lên, mẹ chồng tắt ngấm nụ cười. Bố mẹ tôi tặng cháu 2 chỉ vàng cùng chiếc lắc bạc xinh xắn. Thế mà cỗ chưa kịp dọn ra, ông bà đã vác bụng đói ra bến xe về luôn. Chiều hôm đó biết lý do, tôi để lại lá đơn ly h/ô,n, bế con về ngay nhà ngoại

0

Tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau khi thấy cảnh nhà chồng đối xử với thông gia trong tiệc đầy tháng cháu nội

Nếu không có chiếc video do bạn thân vô tình quay lại thì tôi cũng không biết bố mẹ mình phải chịu ấm ức như thế.

Nhiều lần khi đọc những bài đăng trên mạng hỏi kiểu: “Nếu được chọn lại thì chị em có lấy chồng không?”, tôi vẫn thường nghĩ trong bụng là mọi người bình luận tiêu cực quá. Hầu như ai cũng trả lời là “Không”, còn lại rất ít người khoe hôn nhân hạnh phúc khiến tôi thấy khó hiểu.

Giờ thì chính tôi cũng bắt đầu nhập hội ân hận khi lấy chồng. Cái tội không nghe lời bố mẹ khuyên nhủ, họ đã bảo nhà thông gia không tử tế lắm đâu mà tôi mù quáng bỏ ngoài tai. Đến khi tận mắt trông thấy bố mẹ mình bị người ta xúc phạm thì tôi mới tỉnh ngộ, kịp sửa sai bằng tờ đơn l.y hô.n.

Tôi mới cưới được 1 năm 3 tháng. Chồng của tôi là người rất có trách nhiệm, yêu thương vợ con và kiế.m tiề.n cũng giỏi. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của anh là luôn bênh bố mẹ ruột bất chấp, dù họ đúng hay sai thì anh cũng đứng về phía họ. Cưới xong rồi tôi mới biết điều này, phải ngậm đắng nuốt cay bao lần vì chồng bênh bố mẹ và bỏ rơi vợ.

Suốt quãng thời gian mang bầu tôi rất hay khóc lúc đêm khuya. Nhìn chồng ngáy khò khò mà tôi chỉ muốn trốn về ngoại, muốn được trở về thời con gái độc thân, muốn một mình ngủ trên chiếc giường êm ái trong căn nhà đầy tình yêu thương của bố mẹ. Chỉ tại bồng bột mà tôi vỡ mộng. Gió táp mưa sa quất vào mặt không ngừng nghỉ, nhưng vì cãi lời bố mẹ đi lấy chồng nên tôi chẳng dám kêu than.

Đến khi đẻ xong thì tôi tự thấy mình mạnh mẽ hơn một chút, nhắm mắt cho qua tất cả mọi thứ vì con. Biết bố mẹ chồng khắt khe thì tôi cũng hạn chế va chạm, họ quát mắng ý kiến gì thì tôi cũng im lặng không cãi. Mẹ chồng chăm tôi ở cữ cũng không đến nỗi, bà nấu ăn bế cháu phụ tôi không sót ngày nào. Tuy bà cằn nhằn hơi nhiều và bắt con dâu phải chăm cháu theo kiểu cổ hủ, song tôi cũng lựa lựa để làm chứ không phản ứng gay gắt ra mặt.

Cơ mà càng nhịn nhục thì tôi lại phát hiện ra họ càng lấn tới. Sống như nào cũng khó vì chẳng thể hài lòng người ta.

Tôi bắt đầu mông lung nghĩ đến việc b.ỏ chồn.g. Mới sống hơn 1 năm mà đã không hòa hợp như này thì cố nữa cũng chỉ thêm toang. Giờ là tôi đối phó với nhà chồng theo kiểu ngày nào biết ngày đó, cười thì ít mà khóc thút thít thì nhiều.

Tôi quyết định làm mẹ đơn thân sau khi thấy cảnh nhà chồng đối xử với thông gia trong tiệc đầy tháng cháu nội - Hình 1

Rồi cuối cùng cũng đến lúc tôi kiếm được cớ để viết đơn l.y hô.n. Đó là vào tiệc đầy tháng của con tôi, khi 2 nhà nội ngoại cùng gặp nhau để ăn tiệc.

Tôi chưa có kinh nghiệm gì về việc cúng lễ cho con nên để người lớn trong nhà lo hộ. Mẹ chồng đặt hết đồ bên ngoài về, chỉ việc bày trước bàn thờ gia tiên rồi làm lễ là xong. Bố mẹ tôi mang sang khá nhiều hoa quả và quà mừng cho cháu ngoại, song tôi không biết là mẹ chồng lén bỏ hết đống hoa quả ấy vào một góc không dùng đến.

 

Giúp việc nhà chồng thì luôn mồm nhắc bố mẹ tôi là không được đụng cái này, không được sờ cái kia vì “toàn đồ quý giá đắt đỏ”. Cứ làm như bố mẹ tôi nhà quê lắm không bằng! Cũng may là bố mẹ tôi hiền nên dù phật ý họ cũng chẳng bộc lộ ra mặt, vẫn xuề xòa để 2 nhà đỡ mất vui.

Trong buổi tiệc có hàng xóm với vài người bạn thân của vợ chồng tôi đến dự. Mọi người mang quà và đồ chơi cho con tôi, dành tặng nó những lời chúc tốt đẹp. Bố mẹ tôi tặng cháu ngoại 2 chỉ vàng kèm một chiếc lắc bạc đúc hình cái khánh rất xinh. Tuy nhiên lúc mở hộp quà của ông bà, tôi chợt nhớ ra là họ về khá sớm. Bận rộn tiếp khách nên bố mẹ rời đi lúc nào tôi còn không biết nữa.

Đang bần thần nghĩ ngợi thì bạn thân nhắn tin. Nó gửi cho tôi vài chiếc video quay bữa tiệc, kèm theo ảnh chụp con tôi rất xinh. Tôi ngắm nghía kỹ từng khoảnh khắc, bật cười khi thấy con mình ọ ẹ ngơ ngác giữa vòng tay vô số người lạ. Và rồi tôi vô tình phát hiện lý do khiến bố mẹ tôi bỏ về khi chưa ăn miếng cỗ nào.

Lúc bố mẹ tôi đến gần cháu ngoại định bế lên chụp ảnh thì mẹ chồng tôi đứng cạnh hất tay họ ra. Mọi người xung quanh mải chuyện trò cười nói nên không ai chú ý đến hành động thô lỗ của bà nội thằng nhỏ, tôi cũng ở trong nhà vệ sinh chẳng hay biết gì. Chỉ có bố mẹ tôi ngỡ ngàng khó hiểu khi bị bà thông gia cư xử vậy. Rồi họ bỏ về trong ấm ức, còn không nói lại với tôi câu nào vì chắc sợ tôi buồn.

Mẹ chồng tôi nghĩ không ai trông thấy nên vẫn tươi cười suốt buổi tiệc. Nhưng tất cả hành động quá quắt của bà đã vô tình lọt vào clip do bạn tôi quay. Nó cũng chẳng để ý khúc đó vì mải cười nói với người khác, nhưng góc nó ngồi đủ thấy rõ cảnh mẹ chồng hất tay bố mẹ ruột tôi không cho bế cháu một cách thô bạo. Xong bà ấy còn mang cháu đi chỗ khác, ngăn bố mẹ tôi tiếp xúc gần với cháu. Thấy bố mẹ hụt hẫng đứng nhìn theo cháu ngoại mà tôi ứa nước mắt.

Tôi nói chuyện riêng với chồng về đoạn clip đó. Dù tôi không trách móc mẹ chồng câu nào, chỉ nhờ chồng hỏi giúp xem vì sao mẹ anh lại đối xử với thông gia như vậy, lý do không cho bố mẹ tôi đụng vào cháu là gì. Nhưng chồng lại cáu gắt với tôi, anh gằn giọng bảo tôi không được phán xét mẹ anh, rồi biện minh rất nực cười rằng: “Bà làm gì cũng chỉ tốt cho cháu nội thôi”.

Biết không trông mong dựa dẫm gì được vào người chồng bảo thủ này nên tôi quyết định sẽ kết thúc thân phận con dâu tại đây. Tôi im lặng không đôi co với chồng câu nào. Và hôm sau tôi đợi cả nhà chồng đi vắng để ôm con về ngoại. Lá đơn l.y hô.n tôi đắn đo giấu trong tủ mãi, giờ được đặt ngay ngắn trên bàn cho chồng về tự ký. Tôi sẽ làm mẹ đơn thân, không hối hận gì cả.

Vừa về đến nhà ngoại tôi đã ôm bố mẹ khóc rấm rứt. Thương con mình 1 thì thương bố mẹ 10. Họ bị thông gia co.i thườn.g mà tôi không hề biết, còn chẳng có cơ hội lên tiếng bảo vệ họ lấy nửa câu. Tôi chọn sai chồng, chọn sai nơi để gả. Nhưng cuối cùng bố mẹ lại phải chịu thiệt thòi cùng tôi…

Thủ tục cấp đổi Sổ đỏ để ghi theo diện tích thực tế

0

Căn cứ Khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế.

Bố mẹ tôi mất đã 3 năm nay, ngôi nhà của ông bà vì thế mà không có người ở, nay mọc rêu, tường bị bong tróc. Đất của ông bà rộng 1500m2, sau này cũng chẳng ai có ý định sống ở đó nữa. Vì thế tôi ngỏ ý với 2 anh trai chia đều chỗ đất, ai thích ở thì ở, còn không thì bán. Lúc này, anh cả mới đưa cuốn sổ đỏ của bố mẹ cho xem nhưng lại đứng tên anh. Nhìn vào ngày tháng, chúng tôi càng tức giận khi mà sổ được làm khi bố mẹ đang còn sống. Tại sao ông bà sang tên sổ đỏ cho anh cả mà không nói với chúng tôi một câu, 2 người có còn coi anh em tôi là con nữa không? Đáp lại thắc mắc đó, anh cả kể lại cho tôi câu chuyện từ xưa, nghe xong tôi cảm thấy x:ấu hổi, là tôi quá hồ đồ rồi…

0

Giá khi còn sống các con chịu khó chăm lo cho bố mẹ thì giờ sẽ được hưởng tài sản của ông bà để lại.

Anh trai tôi có công việc tốt và nhà ở trên thành phố. Còn tôi và anh thứ ở quê, chúng tôi sống cách nhà bố mẹ vài cây số. Bố mẹ tôi không có lương hưu, suốt 14 năm qua, sống bằng tiền trợ cấp của anh trai cả. Mỗi tháng anh cả biếu ông bà 6 đến 7 triệu, nhờ thế mà tuổi già của 2 người khá nhàn hạ, thảnh thơi.

Mỗi lần ông bà ốm đau, chúng tôi đều đưa đến bệnh viện gần nhà anh cả để thuận tiện chăm sóc. Bố hay mẹ sẽ nằm viện tuần, sau đó ra nhà anh trai tôi nghỉ ngơi an dưỡng một thời gian. Chị dâu rất khéo léo chăm sóc bố mẹ nên chúng tôi hoàn toàn yên tâm.

Những năm qua nhờ có vợ chồng anh cả chu đáo lo cho bố mẹ nên anh em tôi yên tâm làm việc. Chúng tôi luôn kính nể và nghe theo mọi sự sắp đặt của anh chị.

Bố mẹ tôi mất đã 3 năm nay, ngôi nhà của ông bà không có người ở đã mọc rêu, tường bị bong tróc, cỏ mọc tốt nửa người xung quanh nhà. Đất của ông bà rộng 1500m2, sau này cũng chẳng ai có ý định sống ở đó nữa. Vì thế tôi và anh thứ bàn với nhau là chia mỗi người 500m2, ai thích ở thì ở, còn không thì bán.

Ngày anh em họp chia mảnh đất 1500m2 của bố mẹ để lại, chúng tôi bàng hoàng khi nhìn thấy tên người đứng trong cuốn sổ đỏ của gia đình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau đó chúng tôi gọi điện cho anh cả về quê bàn chuyện chia đất của bố mẹ để lại. Lúc chúng tôi họp bàn, anh cả đưa cuốn sổ đỏ của bố mẹ cho xem. Chúng tôi giật mình khi sổ đỏ đã đứng tên anh cả. Nhìn vào ngày tháng, chúng tôi càng tức giận khi mà sổ được làm khi bố mẹ đang còn sống. Tại sao ông bà sang tên sổ đỏ cho anh cả mà không nói với chúng tôi một câu, 2 người có còn coi anh em tôi là con nữa không?

Trái với sự bức xúc của chúng tôi, anh cả bình tĩnh giải thích:

“Ngày anh bảo các em góp tiền nuôi bố mẹ nhưng không ai đồng ý. Mấy người còn cho rằng bán một phần đất của ông bà để có tiền sống qua ngày. Những lần ông hay bà ốm đau nhẹ hay nặng, các em cũng đẩy hết cho anh chị chăm sóc. Chính sự thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết lo cho gia đình riêng mà coi thường người sinh thành nên bố đã sang sổ đỏ cho anh đứng và toàn quyền quyết định. Anh không có ý định bán đất của bố mẹ, sang năm anh sẽ xây nhà là nơi thờ cúng và đi về của con cháu”.

Tôi bảo đất đai của ông bà quá rộng, xây sao hết, tốt nhất chia đất cho 3 anh em, còn anh cả chỉ xây trên phần đất của anh ấy. Dù chúng tôi nói hết mọi lời lẽ nhưng anh ấy không chịu nghe. Tôi không biết phải làm sao nữa?

Anh chị có quyền đòi chia đất gia đình khi em trai đã đứng tên sổ đỏ? các bác kiện đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng các con khai hoang. Sổ đỏ đứng tên bố mẹ em chỉ vì ông bà đã mất và các bác thì không ở cùng trên đất này, sinh sống ở nơi khác.

0

Bố mẹ em ở trên mảnh đất khai hoang cùng ông bà nội từ năm 1997, nay các bác bỗng về nhận công lao, đòi chia phần.

Ông bà em mất năm 2000 nhưng đến năm 2007 khu đất mới được cấp sổ đỏ, đứng tên bố mẹ em. Khi đó, anh chị em của bố em không ai có ý kiến, không tranh chấp.

Tháng trước, các bác kiện đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng các con khai hoang. Sổ đỏ đứng tên bố mẹ em chỉ vì ông bà đã mất và các bác thì không ở cùng trên đất này, sinh sống ở nơi khác.

Các trường hợp xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến

Xin hỏi, trong trường hợp thực sự các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang, liệu bố mẹ em có phải chia đất không?

Đối với mảnh đất khai hoang từ năm 1997, phù hợp với quy hoạch, bố mẹ bạn sống ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì việc nhà nước cấp sổ đỏ vào năm 2007 là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng đối tượng, trình tự thủ tục cấp đất, giao đất.

Đến nay, các bác của bạn đòi chia đất với lý do mảnh đất do ông bà nội cùng tất cả các con khai hoang là không có căn cứ pháp lý.

Cụ thể, gia đình bạn đã sống ổn định, xây nhà từ đó đến nay là hơn 15 năm mà trong khoảng thời gian này không có tranh chấp, các bác của bạn không có ý kiến. Ngoài ra họ không đăng ký, kê khai, sử dụng diện tích đất tranh chấp và cũng không có một trong các loại giấy tờ theo điều 100 Luật Đất đai 2013 (Điều 50 Luật Đất đai năm 2003) nên không đủ điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất.

Việc các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang, ông bà nội có sử dụng phần đất trong một thời gian ngắn không phải là căn cứ phát sinh đòi đất và không được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 5, khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013.

Mặt khác, Án lệ số 32/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 5/2/2020 có nêu trường hợp: Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp. Do đó, kể cả trong trường hợp thực sự các bác và ông bà nội có góp sức khai hoang đất thì cũng không có căn cứ để các bác kiện đòi chia đất bởi các lẽ trên.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ nâng cao ý thức người đi đường…. Tại sao đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công ….

0

Bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông giúp lái xe tuân thủ hơn khi qua giao lộ, mô hình này cũng đang được hầu hết quốc gia áp dụng, theo các chuyên gia.

TP HCM đang thí điểm bỏ đếm thời gian trên đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn như Mai Chí Thọ – Tố Hữu, Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng 8… Đây là những nút giao đã được lắp camera và hệ thống đèn tín hiệu kết nối về Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thành phố, có thể điều khiển từ xa thay vì mỗi lần thay đổi phải cài đặt tại các chốt.

Nêu ý kiến về phương án trên, TS Phan Lê Bình, Phó đại diện Văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản (cung cấp dịch vụ tư vấn về giao thông, đô thị, môi trường), cho biết đèn giao thông không đếm ngược thời gian đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng vì khi có thêm bộ đếm không mang lại nhiều hiệu quả.

Thống kê của Đại học bang Oregan (Mỹ) cho thấy đèn giao thông đếm ngược được sử dụng trong tổ chức giao thông tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam… Đa số các nước đều sử dụng đèn giao thông không đếm ngược đối với xe, và áp dụng đếm ngược cho đèn qua đường dành cho người đi bộ ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

Giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm được vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Giao lộ Mai Chí Thọ – Tố Hữu, trước lối vào hầm Thủ Thiêm vừa được thí điểm hệ thống đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian, chiều 27/6. Ảnh: Đình Văn

Theo ông Bình, trái với tác dụng của đèn giao thông đếm ngược giúp tài xế chủ động thời gian, tốc độ, tính năng này lại bị lạm dụng khi nhiều người cố vượt đèn đỏ hay tăng tốc vượt đèn vàng. Thậm chí, khi đèn đỏ còn 3-5 giây, nhiều người phía sau đã bóp còi thúc giục phía trước di chuyển. “Tại Nhật hệ thống đèn tín hiệu đều không sử dụng bộ đếm. Người tham gia giao thông chỉ cần chờ đèn chuyển màu và chấp hành, tránh tâm lý nhấp nhổm đếm số chờ đợi”, ông Bình nói.

Cũng theo TS Bình, tại Việt Nam, luật hiện hành quy định khi có tín hiệu đèn vàng xe phải dừng lại trước vạch. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã qua vạch mà tín hiệu đèn vàng thì xe được chạy tiếp. Do đó, dù đèn không đếm giây, tài xế vẫn không bị đột ngột, phanh gấp khi tín hiệu chuyển vàng vì nguyên tắc khi đến nút giao lái xe phải giảm tốc độ, quan sát xung quanh để chủ động kiểm soát tình huống.

“TP HCM thử nghiệm trước mô hình bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở một số giao lộ sẽ giúp theo dõi hành vi, tạo thói quen cho người đi đường, từ đó tính toán phương án tổ chức giao thông là phù hợp”, ông Bình nói, cho rằng vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo an toàn vẫn phụ thuộc vào thái độ, sự tuân thủ của lái xe trong việc chấp hành đèn tín hiệu.

Giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia MinhGiao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, một trong những nút giao được thí điểm đèn không đếm ngược, ngày 26/6. Ảnh: Gia Minh

Đồng tình, PGS. TS Phạm Xuân Mai, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP HCM, cho rằng nên nghiên cứu bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu nhằm thay đổi hành vi của người đi đường. Giai đoạn chuyển tiếp giữa đèn xanh và đỏ là đèn vàng, chu kỳ đèn ở mỗi nút giao cũng được thiết lập tùy theo tình hình giao thông thực tế, giúp luồng xe này kịp thoát qua giao lộ trước khi luồng xe hướng khác xuất phát, hạn chế xung đột.

Trước lo ngại không có bộ đếm, tài xế khó chủ động, phanh gấp khi đèn chuyển xanh sang vàng dễ bị xe phía sau tông, ông Mai cho rằng luật giao thông đã quy định đến giao lộ xe phải giảm vận tốc dù có đèn tín hiệu hay không. Nhưng thực tế nhiều người lại chạy nhanh qua nút giao, nhất là khi đèn còn vài giây. Do đó, nếu không biết thời gian sẽ hình thành thói quen giảm tốc độ khi qua ngã ba, ngã tư.

Về phía CSGT, đại diện đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT TP HCM), cũng cho rằng tình trạng tăng tốc độ khi đèn xanh còn vài giây, hoặc bước qua đèn vàng rất phổ biến. Trong khi ở hướng đường vuông góc, người lái xe cũng thường bắt đầu chạy vào giao lộ khi đèn đỏ vẫn còn vài giây. “Việc này dễ gây va chạm hoặc xung đột giữa các làn xe, gây ùn tắc giao thông. Do đó, nếu tín hiệu đèn không đếm ngược, tài xế không còn thói quen tăng tốc vượt khi đèn còn vài giây cuối”, ông nói.

Theo đại diện đội này, người dân khi gần đến giao lộ nên chạy chậm ở tốc độ dưới 20 km/h, giữ được khoảng cách an toàn mà không bị xe phía sau tông tới. “Đoạn trước và trong giao lộ chỉ dài vài chục mét, do vậy các tài xế cần ý thức chạy chậm, sau đó tăng tốc bình thường mà không mất nhiều thời gian”, đại diện đội CSGT Cát Lái nói.

Đèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia MinhĐèn đếm số lùi ở ngã ba đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, ngày 29/6. Ảnh: Gia Minh

Trong khi đó, TS Dương Như Hùng, Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết nhiều thành phố ở các nước phát triển đã không sử dụng đèn giao thông đếm ngược. Nhưng đặc thù giao thông ở mỗi nơi khác nhau, nên việc TP HCM thí điểm là cần thiết nhằm có dữ liệu khoa học để so sánh và đánh giá. Tuy nhiên, việc thí điểm nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau. Từ đó mới có kết quả toàn diện để áp dụng phù hợp cho từng khu vực vì bộ đếm giây cũng rất cần thiết ở nhiều nơi.

Ngoài ra, theo ông Hùng, việc bố trí đèn có đếm ngược hay không cần tính đến từng loại nút giao, các hướng giao cắt. Chẳng hạn, giao lộ mật độ giao thông ít, đèn không đếm giây có thể hạn chế rủi ro tai nạn như xe chạy nhanh, vượt đèn. Ngược lại, với nút giao phức tạp, nhiều hướng rẽ, đèn có tính năng đếm số sẽ cần thiết để tài xế chủ động điều chỉnh vận tốc và chuyển làn từ xa. Thực tế, ngoài các nút giao đang thí điểm, nhiều nơi khác ở thành phố vẫn có đèn không đếm số và tình hình giao thông ổn định.

Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết việc thí điểm bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu ở 4 giao lộ là một trong các giải pháp hỗ trợ, linh hoạt tổ chức giao thông theo thực tế. Mô hình này cũng nhằm theo dõi hành vi, dần tạo thói quen để người đi đường chấp hành đèn tín hiệu.

Theo ông Tấn, việc thí điểm giúp ghi nhận hình ảnh, hành vi người đi đường thông qua hệ thống camera ở các giao lộ. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường xử lý và có phương án tổ chức giao thông phù hợp cho từng khu vực. Hệ thống tín hiệu không đếm lùi cũng áp dụng chu kỳ đèn ngắn để người dân chấp nhận dừng chờ, bởi nếu quá lâu dễ gây ra tình trạng cố vượt, hoặc gây kẹt xe ở các hướng. Đơn vị sẽ tính toán theo tình hình giao thông thực tế ở từng khu vực, rồi mới xem xét có nhân rộng mô hình này hay không.

Vợ tôi được đằng ngoại chia cho 2 căn nhà ở thành phố, ông bà ngoại muốn chia thừa kế từ sớm tránh rắc rối về sau. Tôi bảo tặng em chồng 1 căn mà vợ bơ đi, quá í::ch k::ỷ. Em chồng cũng đang khó khăn, ngày phải đi làm mấy chục cây số. Tối hôm đó tôi dắt về bảo bố vợ d::ạy lại, bố vợ gật gù đồng ý, nhưng hôm sau thấy ông đăng dòng tin nhắn này trên Face:book…

0

Câu chuyện bắt đầu từ lúc vợ tôi, Linh, nhận được tài sản thừa kế từ gia đình nhà ngoại. Cụ thể, bố mẹ vợ đã quyết định chia cho Linh hai căn nhà ở trung tâm thành phố, một món quà mà bất cứ ai cũng ao ước. Lúc đó, tôi nghĩ mình đang là người chồng may mắn, vì không chỉ cưới được vợ giỏi giang, mà còn có thêm cơ hội ổn định tài chính nhờ tài sản của gia đình vợ.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản chỉ dừng lại ở việc nhận thừa kế. Tôi còn có một người em trai, Hùng, đang gặp khó khăn về tài chính. Sau khi nghe tin Linh được chia tài sản, tôi nghĩ ngay đến việc giúp đỡ em mình. Trong đầu tôi lúc đó, chuyện tặng lại cho Hùng một căn nhà là hợp lý, vừa giúp đỡ gia đình tôi, vừa thể hiện sự rộng rãi, quan tâm đến anh em.

Vợ tôi được đằng ngoại chia cho 2 căn nhà, bảo tặng em chồng 1 mà bơ đi, quá ích kỷ

Tôi không phải là người tham lam, nhưng thực sự, thấy em trai mình gặp khó khăn mà không giúp, tôi cảm thấy day dứt. Vậy nên, tôi quyết định nói chuyện với Linh về việc chia sẻ một trong hai căn nhà đó cho em chồng.

Một buổi tối, khi cả hai đang ngồi ăn tối, tôi mở lời:

  • Em à, giờ em được thừa kế hai căn nhà, sao không tặng lại cho Hùng một căn? Nó đang khó khăn lắm, mà mình cũng đâu cần đến cả hai căn đâu.

Linh nhìn tôi, ánh mắt hơi ngạc nhiên nhưng giữ vẻ điềm tĩnh:

  • Em hiểu ý anh, nhưng tài sản này là bố mẹ em để lại cho em. Đó là sự ưu ái của gia đình em dành cho con gái. Hơn nữa, anh biết đấy, em còn phải nghĩ đến con cái sau này nữa. Em không muốn đưa tài sản của mình cho ai, kể cả là em chồng.

Nghe câu trả lời của Linh, tôi bắt đầu thấy khó chịu. Tôi đã nghĩ vợ sẽ đồng ý ngay, vì đây là vấn đề gia đình, hơn nữa, việc giúp đỡ em chồng cũng là một nghĩa vụ đạo đức. Nhưng Linh lại tỏ ra quá cứng nhắc và không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác. Cô ấy nói như thể chỉ nghĩ đến bản thân mình, không để ý đến tình cảm anh em trong gia đình tôi.

Tôi quyết định không tiếp tục tranh cãi ngay lúc đó, nhưng lòng đã nảy sinh sự thất vọng và bức bối. Tôi không hiểu vì sao Linh lại có thể ích kỷ đến vậy, không nghĩ đến những người xung quanh.

Sáng hôm sau, tôi quyết định đưa Linh về nhà bố mẹ vợ để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ, nếu Linh không chịu hiểu lý lẽ của tôi, thì có lẽ bố vợ, người rất hiểu biết và công bằng, sẽ giúp tôi dạy lại vợ mình.

Khi chúng tôi đến nhà, bố vợ tôi – ông Quang – đang ngồi ngoài hiên uống trà. Ông là người đàn ông trầm tính, điềm đạm, luôn được mọi người trong gia đình kính nể. Tôi tin rằng với sự tỉnh táo và khôn khéo của ông, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Sau vài câu chuyện phiếm, tôi vào thẳng vấn đề:

  • Thưa bố, con có chuyện này muốn hỏi ý kiến bố. Vợ con được chia hai căn nhà, mà con nghĩ nên tặng cho em Hùng một căn, vì nó đang khó khăn. Con đã nói chuyện với Linh, nhưng cô ấy không đồng ý. Bố nghĩ sao về chuyện này ạ?

Ông Quang nghe xong, khẽ gật đầu, ra vẻ hiểu chuyện. Ông không nói ngay mà chỉ nhấp một ngụm trà, ánh mắt hướng về phía Linh:

  • Ừ, bố cũng thấy con nói có lý. Anh em trong nhà thì nên hỗ trợ lẫn nhau. Linh, con cũng nên nghĩ cho em chồng chút chứ.

Nghe bố nói vậy, tôi cảm thấy có chút hy vọng, tưởng rằng mọi việc sẽ được giải quyết. Nhưng Linh vẫn giữ thái độ cứng rắn, không nói thêm lời nào.

Sau một lúc ngẫm nghĩ, ông Quang gật đầu với tôi rồi nói:

  • Được rồi, để bố nói chuyện thêm với Linh. Con cứ yên tâm.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, tin rằng với lời nói của bố vợ, Linh sẽ phải suy nghĩ lại và hành xử hợp lý hơn.

Sáng hôm sau, trong lúc đang làm việc, tôi vô tình mở Facebook và thấy một bài đăng của bố vợ. Dòng trạng thái hiện lên ngay trước mắt tôi, khiến tôi chết sững.

Bố mẹ vợ cho nhà đất, nói hết nước hết cái mà vợ không cho tôi đứng tên cùng

“Đời người ai cũng có lựa chọn riêng. Tiền bạc là thứ dễ làm người ta thay đổi. Nhưng cuối cùng, tiền không thể mua được tình cảm thật sự. Hãy sống với nhau bằng trái tim, chứ không phải bằng vật chất.”

Dưới bài viết đó là một dòng tin nhắn mà bố vợ tôi đăng kèm, có vẻ như là một cuộc trò chuyện giữa ông và ai đó:

  • “Con nghĩ nên giúp đỡ người nhà, nhưng không có nghĩa là ép buộc ai đó phải làm điều mình muốn.”
  • “Con dạy con cái, nhưng trước hết con phải tôn trọng quyết định của chúng. Đừng để vì một căn nhà mà tình cảm gia đình rạn nứt.”

Lòng tôi lạnh buốt khi đọc những dòng tin nhắn đó. Hóa ra, bố vợ không hề đồng ý với tôi như tôi nghĩ, mà chỉ cố giữ vẻ ngoài điềm tĩnh để không làm căng thẳng tình hình. Ông hiểu rõ rằng việc ép Linh tặng căn nhà không phải là giải pháp, và trong lòng ông, tình cảm gia đình mới là quan trọng hơn cả.

Tôi ngồi đó, lòng ngổn ngang cảm xúc. Phải chăng mình đã quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của em trai mà không nghĩ đến cảm giác của vợ? Mình đã không hiểu rằng Linh cũng có quyền quyết định với tài sản của cô ấy, và mình không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác.

Sau khi đọc dòng trạng thái của bố vợ, tôi suy ngẫm rất nhiều. Tôi nhận ra rằng, trong cuộc sống vợ chồng, không chỉ có sự chia sẻ tài chính mà còn cần sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Dù là vợ chồng, nhưng mỗi người đều có quyền riêng tư và quyết định của riêng mình. Việc giúp đỡ em trai là điều đáng quý, nhưng không thể lấy nó làm lý do để ép buộc vợ mình phải hy sinh những gì cô ấy có.

Tôi quyết định không nhắc lại chuyện căn nhà nữa, mà thay vào đó, học cách tôn trọng và thấu hiểu vợ mình hơn. Và từ đó, tôi cũng hiểu rằng, gia đình không chỉ xây dựng trên cơ sở tài sản, mà còn là sự tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên.

Cưới vợ được một năm thì tôi cày cuốc mãi mới có đủ ti:ền mua nhà. Để có được 3 tỷ, tôi phải làm việc rất vất vả và cũng vay thêm ông bà nội. Nếu để cho vợ đứng chung tên trong sổ đỏ, tôi s:ợ một ngày nào đó vợ chồng không hợp nhau rồi đưa nhau ra tòa, tôi sẽ m:ất một nửa tài sản bản thân làm ra. Vì vậy trước khi làm sổ đỏ, tôi nói với vợ là ký nhận vào tờ giấy xác nhận nhà là tài sản riêng của chồng và không tranh chấp. Lúc đó vợ không đồng ý và nói bản thân vất vả si;n;h con, nuôi con, hằng ngày phải cơm nước, dọn dẹp nhà cửa cho chồng, vì vậy tôi phải cho cô ấy đứng tên chung sổ đỏ mới đúng. Nhưng tôi vẫn không nghe. Cho đến 1 ngày mẹ vợ tôi b;ất ng;ờ qu;a đ;ời bà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi, sự ra đi của bà làm tôi rất buồn. Mẹ vợ m;ất được một tuần thì vợ b;ất ng;ờ đưa cho tôi tờ đơn l;y h;ô;n và yêu cầu ký vào. Đến lúc này vợ mới nh;ế;ch m;ép nói ra sự thật suốt 7 năm qua tại sao cô ấy vẫn chung sống với tôi, tôi nghe xong chỉ biết q;uỳ ôm vợ xin tha thứ nhưng……..

0

Trên đời này có thứ còn giá trị hơn cả tiền bạc, nếu cứ khư khư ôm lấy tài sản mà không còn người thân bên cạnh thì cuộc sống cũng đâu có hạnh phúc.

Cưới vợ được một năm thì tôi có đủ tiền mua nhà. Để có được 3 tỷ, tôi phải làm việc rất vất vả và có sự góp sức của ông bà nội. Nếu để cho vợ đứng chung tên trong sổ đỏ, tôi sợ một ngày nào đó vợ chồng không hợp nhau rồi đưa nhau ra tòa, tôi sẽ mất một nửa tài sản bản thân làm ra.

Vì vậy trước khi làm sổ đỏ, tôi nói với vợ là ký nhận vào tờ giấy xác nhận nhà là tài sản riêng của chồng và không tranh chấp. Lúc đó vợ không đồng ý và nói bản thân vất vả sinh con, nuôi con, hằng ngày phải cơm nước, dọn dẹp nhà cửa cho chồng, vì vậy tôi phải cho cô ấy đứng tên chung sổ đỏ mới đúng.

Tôi không đồng ý, cô ấy giận dỗi bế con bỏ về nhà ngoại. Vợ càng làm thế tôi càng sợ nên để mặc cô ấy ở nhà ngoại, suốt nửa tháng, tôi không gọi điện hay qua thăm vợ con.

Sang đến ngày thứ 16, vợ bế con về như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi cho là cô ấy đã thông suốt nên lại tiếp tục đưa vợ ký vào bản thỏa thuận xác nhận tài sản riêng của chồng. Không ngờ lần này cô ấy vui vẻ ký vào làm tôi mãn nguyện.

Hiện tại đứa con gái của tôi đã được 8 tuổi, tôi và bố mẹ hối thúc vợ sinh con mỗi ngày nhưng lần nào cô ấy cũng từ chối. Tôi còn đe dọa vợ nếu không chịu sinh con nữa thì chồng sẽ gửi con cho người phụ nữ khác. Cô ấy lạnh lùng nói câu “tùy anh” khiến tôi càng tức giận hơn.

Mẹ vợ mất được 1 tuần, vợ liền đưa cho chồng tờ đơn ly hôn, tôi giật mình hoảng hốt khi cô ấy nói lý do - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuần vừa rồi là đám tang của mẹ vợ, bà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi, sự ra đi của bà làm tôi rất buồn. Mẹ vợ mất được một tuần thì vợ bất ngờ đưa cho tôi tờ đơn ly hôn và yêu cầu ký vào.

Những năm qua, tôi thấy cuộc sống vợ chồng rất tốt, không có cãi vã, gia đình tràn ngập tiếng cười, tại sao vợ lại muốn ly hôn? Tôi nghi ngờ vợ đã cặp kè với ai và muốn bỏ chồng, tôi ép cô ấy khai người tình là ai.

Vợ nhếch mép cười nói:

“Với tôi, một người chồng là quá đủ rồi. Tình yêu của tôi với anh đã chết từ ngày anh bảo tôi ký vào tờ thỏa thuận xác nhận ngôi nhà là tài sản riêng của anh đó. Tôi trở về ngoại, mẹ cầu xin tôi đừng ly hôn chồng, vì bà sợ bị bố đày đọa mỗi ngày. Thương mẹ nên tôi cam chịu sống với anh suốt 7 năm nay. Bây giờ mẹ mất rồi, tôi phải sống cho bản thân, tôi không thể tốn cả đời làm giúp việc không công cho anh được”.

Nói rồi, vợ dọn hành lý và dắt con rời khỏi nhà. Tôi cố níu kéo và hứa sẽ cho cô ấy đứng tên nửa ngôi nhà nhưng vợ nói khi tình yêu đã hết thì cho nhà cũng chẳng cần.

Lúc vợ đi rồi tôi mới nhận ra bản thân đã đánh mất một người vợ tốt. Tôi muốn kéo vợ con về nhưng không biết phải làm sao nữa?

Chúng tôi đã sống bên nhau suốt 20 năm, cùng nhau vượt qua bao khó khăn và sóng gió. Căn nhà nhỏ của tôi giờ đây trở nên trống trải và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Đúng ngày 49 của vợ, tôi lau dọn bàn thờ thì t::á:i mặt thấy bát hương bốc cháy ngùn ngụt. Nghi có đ:iềm, tôi nhìn kĩ thì ở dưới là một tờ giấy nhỏ, đọc từng dòng mà tôi run rẩy biết sự thật về người vợ quá cố….

0

Vợ tôi qua đời đã 49 ngày, nhưng nỗi đau và mất mát dường như chưa bao giờ nguôi ngoai. Chúng tôi đã sống bên nhau suốt 20 năm, cùng nhau vượt qua bao khó khăn và sóng gió. Căn nhà nhỏ của tôi giờ đây trở nên trống trải và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Mỗi góc trong nhà đều gợi nhớ về hình bóng của cô ấy – người phụ nữ mà tôi đã yêu thương và chia sẻ cả cuộc đời.

Ngày vợ mất, tôi như rơi vào khoảng trống vô tận, chẳng còn muốn làm gì ngoài việc ngồi lặng lẽ nhớ về cô ấy. Nhưng cuộc sống không cho phép tôi mãi chìm đắm trong đau khổ. Họ hàng, bạn bè và những người thân thiết đã đến bên, giúp tôi tổ chức tang lễ chu toàn. Và hôm nay là ngày giỗ đầu tiên của vợ, 49 ngày sau khi cô ấy rời xa tôi mãi mãi.Buổi sáng hôm đó, sau khi cúng cơm xong, tôi quyết định lên sắp xếp lại bàn thờ vợ. Mọi thứ vẫn như mọi ngày, nhưng có điều gì đó kỳ lạ mà tôi không thể giải thích được. Trong khoảnh khắc tôi cúi xuống lau chùi bát hương, một luồng gió lạ thoáng qua, khiến tôi giật mình. Và rồi, một chuyện kinh hoàng xảy ra – bát hương bỗng dưng bốc cháy dữ dội.Cháy bát hương dự báo điềm lành hay dữ? Chân nhang bị cháy tiết lộ điều gì?Tôi hoảng loạn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Lửa từ bát hương cháy lên cao, nhưng không phải kiểu cháy bình thường mà dường như là một ngọn lửa vô hình, khó kiểm soát. Trong lúc luống cuống, tôi cố dập lửa và thấy bát hương dần lụi tàn, để lại một lớp tro tàn xám xịt. Khi tôi dọn dẹp, mắt tôi bỗng chú ý đến một thứ gì đó lạ lẫm – một tờ giấy nhỏ nằm ngay dưới đáy bát hương.Tim tôi đập nhanh hơn khi nhìn thấy tờ giấy ấy. Nó cũ kỹ, nhưng có vẻ như mới được đặt vào đó không lâu trước đây. Tôi run rẩy nhặt lên, và khi mở ra, những dòng chữ bên trong khiến tôi chết lặng. Trên tờ giấy là nét chữ của vợ tôi, nhưng điều khiến tôi kinh hoàng là nội dung của nó.“Anh à, nếu anh tìm thấy tờ giấy này, nghĩa là em không còn trên đời nữa. Em không thể nói điều này khi em còn sống, vì em sợ anh sẽ không bao giờ tha thứ cho em. Em xin lỗi vì đã lừa dối anh suốt những năm qua…”Tôi đọc từng chữ, mà đôi tay run lên bần bật. Cảm giác như tim mình bị bóp nghẹt lại, từng nhịp đập chậm rãi đầy đau đớn. Vợ tôi – người mà tôi tin tưởng và yêu thương hết mực – đã có điều gì giấu kín tôi trong suốt cuộc hôn nhân của chúng tôi? Tôi tiếp tục đọc, dù sợ hãi, nhưng không thể dừng lại.

… Anh còn nhớ những ngày em đi công tác thường xuyên không? Thực ra, em không đi công tác mà đã gặp một người đàn ông khác. Em đã phản bội anh, và em biết điều này không thể tha thứ. Nhưng em không thể dừng lại. Người đàn ông đó đã bước vào cuộc đời em khi em yếu lòng nhất. Em yêu anh ấy, nhưng em không bao giờ có ý định rời bỏ anh. Đó là sự ích kỷ của em, và em biết mình đã sai.

Anh biết không, đứa con trai út của chúng ta… nó không phải là con anh. Em đã giấu điều này suốt bao năm, và không đủ can đảm để nói ra sự thật. Mỗi khi nhìn thấy anh chăm sóc con, lòng em đau đớn nhưng cũng hạnh phúc. Em chỉ mong sao anh sẽ không bao giờ phát hiện ra.”

Đọc đến đây, tôi như bị sét đánh giữa trời quang. Những gì tôi vừa đọc thật quá sức tưởng tượng. Đứa con trai út mà tôi yêu thương và chăm sóc bấy lâu không phải là con tôi? Tôi không thể tin vào mắt mình. Vợ tôi đã lừa dối tôi, đã sống trong bóng tối của sự phản bội suốt nhiều năm mà tôi không hề hay biết. Toàn thân tôi run rẩy, mồ hôi ướt đẫm lưng.

 

Tôi ngồi sụp xuống nền nhà, tay vẫn cầm chặt tờ giấy mà nước mắt cứ tuôn ra không kiểm soát. Bao năm qua, tôi đã tin tưởng cô ấy tuyệt đối, chưa từng nghi ngờ gì về tình yêu và sự chung thủy của vợ. Và giờ đây, khi cô ấy không còn trên đời, tôi mới biết sự thật tàn khốc này. Tôi phải làm sao? Tôi nên đối mặt với con trai như thế nào? Mọi thứ trong tôi như sụp đổ hoàn toàn.

Chồng mải mê nhậu nhẹt không nghe 73 cuộc gọi nhỡ trong đêm của vợ bầu đến khi mở máy gọi lại thì chế.t sững khi nghe - Góc tâm tình -

Trong đầu tôi bắt đầu quay cuồng với những câu hỏi không lời giải đáp. Tại sao cô ấy lại làm thế với tôi? Tại sao lại giấu giếm sự thật kinh khủng này cho đến khi cô ấy qua đời? Và người đàn ông kia là ai? Có phải ông ta vẫn đang đâu đó trong cuộc đời chúng tôi mà tôi không hề biết?

Tôi ngồi thẫn thờ trước bàn thờ, nhìn vào di ảnh của vợ mà không biết mình nên làm gì tiếp theo. Tâm trạng tôi vừa giận dữ, vừa đau đớn, vừa hoang mang. Cảm giác bị phản bội và mất mát hòa lẫn vào nhau, tạo nên một nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.

Cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi chỉ sau một buổi sáng định mệnh. Những năm tháng yêu thương và hạnh phúc bên vợ giờ đây chỉ còn lại là sự dối trá và nỗi đau đớn. Tôi không biết phải đối diện với sự thật này như thế nào, cũng không biết liệu mình có đủ dũng cảm để tha thứ cho những gì cô ấy đã làm hay không.

Vợ tôi đã ra đi, mang theo bí mật của mình xuống mồ, nhưng vết thương mà cô ấy để lại trong lòng tôi sẽ mãi mãi không bao giờ lành.

Câu chuyện này không chỉ là về sự phản bội, mà còn là về nỗi đau mà những lời dối trá có thể gây ra, dù người nói dối đã không còn trên cõi đời.

Anh cả của tôi khi sinh ra thì hoàn toàn khỏe mạnh bình thường nhưng do di chứng ngày bé nên bị b::ại li::ệt. Dẫu vậy, tinh thần anh vẫn minh mẫn, có thể tự chăm sóc bản thân và học rất giỏi. Ra trường anh được tập đoàn IT lớn nhận vào làm, lương cao ngất ngưởng, đãi ngộ cực kỳ tốt. Trong khi đó, thằng út của bố mẹ – niềm hi vọng của bố mẹ tôi được nuông chiều bất chấp. Nó điển hình cho nhóm người thích ăn thích hưởng nhưng lười lao động, dường như không biết đến khái niệm cố gắng, phấn đấu là gì. Điều làm tôi cảm thấy bất công và uất ức nhất là bố mẹ lại thản nhiên yêu cầu anh cả -người với bất lợi về thể chất phải lo cho đứa em trai khỏe mạnh, lành lặn. Lần này, thằng út báo nợ 300 triệu, ông bà dắt díu nhau đến nhà anh cả để nhờ trả nợ hộ, anh tôi từ chối 1 cái là bắt đầu giở giọng luôn. May mắn, chị dâu tôi không phải dạng hiền lành gì cho cam, một mình chị “chấp hết”…. đọc tiếp dưới bình luận

0

Vốn dĩ anh cả luôn có mặc cảm mình là gánh nặng của gia đình nên nhiều khi dù không muốn anh vẫn gật đầu cho yên chuyện.


Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả và hình như cả tình người cũng nghèo nàn tỉ lệ thuận với sự túng thiếu của ngôi nhà này.

Đã vậy, cuộc đời còn éo le đến mức mà anh cả của tôi khi sinh ra thì hoàn toàn khỏe mạnh bình thường nhưng khổ nỗi hồi đó vaccin chưa được mở rộng như hiện nay nên không may, lúc anh mới được mấy tháng tuổi thì tai họa ập tới.

Khi mà anh tôi còn chưa kịp biết đi thì đã mắc phải bệnh bại liệt, kể từ đó anh tôi không thể đi lại được trên đôi chân của mình. Anh tôi hay đùa rằng người ta chỉ tiếc thứ gì đã từng có rồi lại bị mất đi chứ nếu chưa từng sở hữu thì cũng không có quá nhiều tham vọng, có thể là anh may mắn khi không thể đi lại ngay từ lúc thậm chí còn chưa từng biết đi.

Tuy nhiên, thứ mà số phận đã lấy đi của anh ở thể xác đã được bù đắp bằng một tâm hồn kiên cường và một trí óc thông minh hơn người. Anh cả nhà tôi thông minh nổi bật hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Lên lớp, anh luôn là học sinh giỏi, thành tích học tập của anh luôn nằm trong top đầu. Thời đi học anh luôn học ở lớp chọn, trường chuyên, thành tích cấp quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là học giỏi thôi đâu. Điểm thi đại học của anh tôi chỉ thiếu đúng 0,5 điểm là tuyệt đối.

Anh tôi hiểu rằng mình khiếm khuyết ở vận động nên ngay từ đầu đã định hướng theo học ngành công nghệ thông tin. Ra trường anh được tập đoàn lớn nhận vào làm, lương cao ngất ngưởng, đãi ngộ cực kỳ tốt.

Thời gian trôi qua, bất chấp tất cả những khó khăn và hạn chế về thể chất, anh đã trở thành một người kiếm được tiền từ kiến thức và tài năng của mình. Anh thành lập công ty riêng và dành nhiều thời gian để tư vấn, giảng dạy, phát triển những dự án mà anh tin tưởng. Anh là biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng và ý chí phi thường, là minh chứng sống cho việc chỉ cần có đam mê và quyết tâm, con người ta có thể vượt qua mọi trở ngại.

Hiện tại, anh tôi đã có gia đình và 1 cậu con trai xinh xắn đáng yêu. Chị dâu tôi là người không hề hiền lành nhưng tôi luôn cảm ơn ông trời vì đã gửi 1 người vợ ghê gớm, sẵn sàng chiến đấu với cả thế giới để bảo vệ chồng con như chị đến cho anh trai tôi.

Bố mẹ bắt anh cả mắc bại liệt của tôi phải nai lưng ra làm kiếm tiền nuôi đứa em trai khỏe mạnh, lành lặn nhưng chỉ thích ăn chơi không thích làm- Ảnh 1.
Sau khi sinh tôi, bố mẹ vẫn ôm mộng sinh thêm 1 cậu con trai nữa và Tài ra đời. Tài đúng là đứa con cầu con tự của bố mẹ nên ông bà dành hết mọi yêu thương, chăm sóc cho nó. Và đương nhiên rồi, đứa con được nuông chiều bất chấp thì thường là khó mà nên người được.

Tài là điển hình cho nhóm người thích ăn thích hưởng nhưng lười lao động, dường như không biết đến khái niệm cố gắng, phấn đấu là gì. Tài được ông trời ưu ái cho một sức khỏe dồi dào, nó cao to khỏe mạnh, chẳng mấy khi đau ốm gì. Với 1 cơ thể khỏe mạnh như vậy nhưng nó lại thích sống một cuộc đời lông bông, không ổn định, luôn tránh né trách nhiệm và không có công ăn việc làm cố định. Thay vì xắn tay áo lên và tự hào với sức mạnh của tuổi trẻ, em trai tôi lựa chọn đi ăn bám, sống ký sinh vào bất kỳ ai có thể ký sinh được.

Điều làm tôi cảm thấy bất công và uất ức nhất là bố mẹ lại thản nhiên yêu cầu anh trai tôi – người đã phải vật lộn với bất lợi về thể chất phải lo cho đứa em trai khỏe mạnh, lành lặn. Đúng là anh cả nhà tôi đang là người có kinh tế, anh kiếm được nhiều tiền thật nhưng trời ơi, anh tôi là 1 người bị liệt 2 chân, anh không thể đi lại được cả cuộc đời rồi nhưng bố mẹ lại muốn anh phải bao nuôi 1 đứa em trẻ khỏe, không có vấn đề gì về chức năng vận động hết?

Anh cả còn có vợ con nữa, anh có kiếm được thì là để anh và gia đình của anh hưởng chứ tại sao lại muốn anh phải chia cho cái đứa bất tài vô dụng? Tôi thật sự không hiểu nổi, đành rằng không giúp được con cái bệnh tật cái gì thì thôi, đây lại muốn nó phải cõng thêm 1 đứa em to như con voi trên đôi chân đã teo tóp ấy sao?

Tôi uất đến nghẹn cả họng, mấy lần Tài báo nợ cho bố mẹ, ông bà dắt díu nhau đến nhà anh cả tôi để nhờ anh trả nợ hộ, anh tôi từ chối 1 cái là bắt đầu giở giọng luôn. Vốn dĩ anh cả luôn có mặc cảm mình là gánh nặng của gia đình nên nhiều khi dù không muốn anh vẫn gật đầu cho yên chuyện.

Thế nhưng từ ngày có chị dâu, mọi chuyện khác đi hoàn toàn. Chị bảo anh cứ đổ vấy hết tội vạ cho chị, tiền vợ con cầm hết của con rồi, còn đâu thì chị dâu sẽ xử lý hết.

Thế là sau vài lần đòi tiền con dâu không được, bố mẹ tôi bắt đầu đi rêu rao khắp nơi về sự khốn nạn của cô con dâu. Tất nhiên là chị dâu tôi không để vào tai rồi. Với chị thì chỉ cần chồng con mình yên ổn, vui vẻ mà sống thì chị “chấp” hết!

Tài không có bao cấp thì bắt đầu mang hết đồ đạc trong nhà đi cầm cố, hôm nọ nó còn giở giọng muốn mượn xe máy của tôi nhưng tôi đọc vị ra nó định làm gì nên đã từ chối. Thế là đương nhiên tôi cũng thành “loại không ra gì” trong mắt bố mẹ mình luôn.

Đúng là đời không có cái gì không thể. Chẳng hiểu sao bố mẹ tôi có thể bình thường hóa việc bắt 1 đứa bệnh tật đi nuôi 1 đứa khỏe mạnh nữa cơ!