Home Blog Page 20

Mức phạt mới nhất đối với xe chạy chậm năm 2025: Tối đa đến 1 triệu đồng trong trường hợp này…

0
Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, bất cứ ai lưu thông trên đường cũng nên biết, tránh vi phạm.
loi-xe-chay-cham-1736479172.jpg
Anh minh họa.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định các mức phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu hoặc không tuân thủ làn đường, nhằm tăng cường an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Đối với ô tô
Theo điểm o, điểm p, khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

o) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

p) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định”.

Đối với xe máy
Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biết- Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Theo điểm k khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“1.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

k) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông”

Đối với xe máy chuyên dùng
Theo điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:..

đ) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông năm 2025 thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2024/TT-BGTVT.

Ai cũng bảo tôi d::ại. 13 năm đi làm dâu, con trai đầu của tôi đã lên lớp 7 nhưng chưa bao giờ tôi được chồng chủ động đưa tiền tiêu pha cho gia đình dịp Tết, càng không có chuyện anh biếu ông bà ngoại tiền. Có chăng, chỉ là 200 ngàn, 500 ngàn mừng tuổi ông bà là cùng. Gần đây, tôi nghe phong thanh chồng tự ý đầu tư đất đai cùng cô em gái nhưng không cho vợ biết. Tôi đề nghị anh công khai tài chính với tôi song anh mắng tôi “th:ọc mạch, đàn bà đ:á:i không qua ngọn cỏ, biết gì buôn bán bất động sản mà lắm chuyện”. Nhân việc này, tôi yêu cầu anh hàng tháng đóng góp với tôi các khoản chi tiêu chứ tôi sẽ không lo toan một mình nữa, anh lớn tiếng mắng tôi, mẹ chồng còn tuyên bố 1 chuyện khiến tôi càng t:ức điên ….

0

Hơn 10 năm làm dâu là hơn 10 năm tôi gồng mình để lo chu toàn cho Tết nhà chồng nhưng đổi lại, tôi chỉ nhận lại sự thờ sơ, vô cảm của chồng và gia đình chồng.

Như mọi năm, tầm này nhà tôi mọi thứ đã hòm hòm. Nghĩa là bánh kẹo ăn Tết, mũ mão cúng ông Công ông Táo, quất đào… đã tinh tươm. Riêng năm nay, bước sang ngày 21 âm rồi mà mọi thứ vẫn chưa động tĩnh gì.

Mẹ chồng mấy hôm nay ra vào gióng giả với hai đứa con tôi: “Tết này nhà mình chắc ăn cơm rau”. Thằng lớn hỏi: “Sao Tết lại ăn rau hả bà?”. Mẹ chồng tôi thủng thẳng: “Thì nhà mình đã có cái gì gọi là Tết đâu”.

Hàng xóm sang chơi, mẹ chồng tôi cũng mang chuyện 20 tháng Chạp rồi, nhà nhà sắm Tết, người người sắm Tết mà “mẹ thằng Cò vẫn bình chân như vại, chắc cho cả nhà ăn… Tết ngó”. Nghe thấy cả nhưng tôi nhủ lòng “thi gan” cùng nhà chồng, không thanh minh thanh nga với mẹ chồng.

Thực ra thì từ đầu tháng Chạp, tôi đã nói chuyện với chồng, chia sẻ trước với anh rằng năm nay cơ quan tôi gặp khó khăn, nên chắc chắn tôi không thể trông chờ vào khoản tiền thưởng Tết để tiêu pha như mọi năm. Vì thế, Tết năm nay, anh sẽ chủ động để lo Tết cho gia đình. Những tưởng anh sẽ thấu hiểu mà động viên vợ, nào ngờ, chồng tôi buông một câu lạnh lùng: “Không có thì nhịn”.Thà ly hôn, tôi quyết không chi một đồng nào cho Tết nhà chồng nữa- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

13 năm đi làm dâu, con trai đầu của tôi đã lên lớp 7 nhưng chưa bao giờ tôi được chồng chủ động đưa tiền tiêu pha cho gia đình dịp Tết, càng không có chuyện anh biếu ông bà ngoại tiền. Có chăng, chỉ là 200 ngàn, 500 ngàn mừng tuổi ông bà là cùng.

Thực ra, tôi chẳng phải giàu có gì để có thể gánh gồng Tết nhất nhà chồng. Nhưng vì hồi mới cưới, chồng tôi bảo, tôi là phụ nữ, chi tiêu có kế hoạch và chừng mực nên phần thu nhập của tôi dành lo cho gia đình; còn phần thu nhập của anh, để dành lo những việc lớn, chứ mỗi lúc rút lẻ ra tiêu pha, không dành dụm được.

Hồi ấy, cơ quan anh đã trả lương qua tài khoản, còn cơ quan tôi vẫn lấy lương bằng tiền mặt. Nghe chồng nói cũng có lý, với cả, lấy chồng vì tình yêu nên tôi nào so đo tính toán gì. Thu nhập của tôi cũng khá, lại là người không tiêu pha hoang toàng, có bao nhiêu, tôi vun vén cho gia đình nhà chồng bấy nhiêu.

Kể từ khi về làm dâu, mọi việc giỗ chạp, họ hàng, mẹ chồng tôi giao cả cho tôi. Bà bảo, nhà có mỗi mụn con dâu nên phải thay bà quán xuyến. Vậy là Tết nhất, giỗ chạp, bà chỉ việc kê ra những việc cần làm để tôi thực hiện. Sau vài năm thành nếp, nghiễm nhiên các việc này là “nghĩa vụ” của tôi. Muốn chồng thể hiện trách nhiệm với gia đình, nên thi thoảng, cần lo việc, tôi vẫn hỏi tiền chồng nhưng lúc nào anh cũng điệp khúc “làm gì có, tiền còn để lo việc lớn”.

Bạn bè biết chuyện, có người khuyên tôi phải cứng rắn và rõ ràng trong chuyện chi tiêu, đóng góp với gia đình của cả chồng lẫn vợ. Một vài lần tôi cũng đã nói chuyện nghiêm túc với anh, yêu cầu chồng có trách nhiệm với gia đình nhưng anh chỉ à uôm cho qua chuyện, đưa tiền được một hai lần rồi đâu lại vào đấy. Chán cảnh hỏi tiền chồng, tôi luôn cố gắng chi tiêu trong khoản thu nhập của mình.

Thà ly hôn, tôi quyết không chi một đồng nào cho Tết nhà chồng nữa- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gần đây, tôi nghe phong thanh chồng tự ý đầu tư đất đai cùng cô em gái nhưng không cho vợ biết. Tôi đề nghị anh công khai tài chính với tôi song anh mắng tôi “thọc mạch, đàn bà đái không qua ngọn cỏ, biết gì buôn bán bất động sản mà lắm chuyện”. Nhân việc này, tôi yêu cầu anh hàng tháng đóng góp với tôi các khoản chi tiêu chứ tôi sẽ không lo toan một mình nữa. Tức thì anh quắc mắt bảo tôi “đang sống trong nhà của ai mà chia bôi tiền bạc”. Tôi nghẹn ngào nuốt nước mắt vào trong vì không ngờ, chồng tôi nghĩ tôi đang… sống nhờ trong nhà của bố mẹ anh! Phải chăng vì thế mà từ mẹ chồng cho đến chồng luôn cho rằng tôi phải có trách nhiệm chăm lo vô điều kiện cho nhà chồng?

Câu chuyện hỏi tiền Tết của chồng mới đây chỉ là cốc nước tràn ly. Hôm nay 21 âm tháng Chạp rồi nhà tôi vẫn chưa động tĩnh một cái gì của Tết. Hôm trước, chồng tôi dọa sẽ ly hôn nếu tôi còn tư tưởng “chia” tiền chi tiêu gia đình mỗi tháng cho anh.

Thú thật, đến giờ này, cơ quan tôi vẫn chưa động tĩnh gì lương thưởng tháng thứ 13 như mọi năm. Thậm chí, lương tháng trước mới được tạm ứng một nửa.

Nhìn lại mình, có lẽ, sai lầm của tôi là ngay từ đầu khi làm vợ, đã không rạch ròi kinh tế với chồng, để rồi anh được đà lấn tới, vô cảm trước những cố gắng và hy sinh của vợ.

Tôi đã sai quá lâu rồi, giờ tôi không thể nhân nhượng với chồng được nữa. Vì những ngày tương lai không còn ấm ức, tôi đã sẵn sàng tinh thần đối diện với một cái Tết không êm đềm. Nếu chồng không đưa tiền, nhất định, thà ly hôn chứ tôi không chi một đồng cho Tết nhà chồng nữa.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Trăm cái lí chả bằng một tí cái tình. Sau khi cưới, chúng tôi “kế hoạch” khoảng 2 năm nhằm tích cóp xây nhà, chuẩn bị kinh tế sau này. Ấy vậy mà thả mãi mà có tin vui. Suốt 9 năm, tôi và anh đi đến rất nhiều bệnh viện, tốn không biết bao nhiêu tiền mà vẫn chưa lần nào chạm đến đứa con. Mẹ chồng tôi nói, do nguyên nhân ở chồng nên bà đồng ý cho tôi xin “giố”ng” ở ngân hàng bệnh viên. Cũng vì thế mà tôi cấn bầu, như niềm vui chưa được bao lâu thì chồng tôi mất do tainan, đi kèm là tờ di chúc muốn tôi sang tên ngôi nhà cho em trai. Lý do đau đớn đến mức run rẩy, hoá ra chồng tôi…xem tiếp dưới bình luận

0

Nhìn những dòng chữ chồng viết mà lòng tôi quặn đau, gần 10 năm hi sinh của tôi được trả giá bằng một tờ giấy.

Sau khi cưới, chúng tôi có một khoản tiền kha khá nên quyết định xây nhà trên mảnh đất bố mẹ chồng cho. Khi nhà cửa ổn định, tôi mới thả để có bầu, vậy mà suốt 2 năm chưa chạm đến tin vui

Lo lắng sức khỏe có vấn đề, vợ chồng tôi cùng đi khám vô sinh. Chồng tôi suy sụp khi biết bản thân là nguyên nhân không có con. Tôi phải mất một thời gian động viên tinh thần thì anh ấy mới ổn định và quyết tâm chữa trị.

Suốt 9 năm qua, tôi và anh đi đến rất nhiều bệnh viện, tốn không biết bao nhiêu tiền mà vẫn chưa lần nào chạm đến đứa con. Thấy chúng tôi khó khăn trong việc tìm kiếm đứa con, mẹ chồng gợi ý nên xin tinh trùng hiến tặng để thụ tinh nhân tạo, bà chỉ muốn nhìn thấy gia đình tôi yên ổn hạnh phúc là được.

Nhờ lời để ngỏ của mẹ chồng, cuối cùng chúng tôi tự tin thực hiện nó và tin vui cũng đến, tôi đã có bầu. Khi tôi mang thai đến tháng thứ 5 thì chồng tôi bị bệnh và nằm viện nửa tháng rồi qua đời.

Khó khăn mãi tôi mới có bầu, thế mà anh chưa được nhìn thấy con sinh ra mà đã lìa xa mẹ con tôi. Tim tôi rất đau, lúc nào cũng muốn khóc thật to nhưng sợ thai nhi bị ảnh hưởng là tôi lại tự trấn an phải nuốt nỗi buồn vào trong.

Em trai đưa tờ di chúc của chồng tôi để lại và muốn mời chị dâu bụng bầu ra khỏi nhà - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chồng tôi mất được một tháng thì em trai anh ấy qua nhà tôi và đưa cho xem tờ di chúc. Trong đó, chồng muốn tôi sang tên ngôi nhà cho em trai. Lý do là con tôi sau khi sinh không cùng huyết thống, anh không muốn đất đai của bố mẹ thuộc về người lạ.

Sau khi biết bản thân không bị vô sinh, tôi quyết tâm ở lại cùng đồng cam cộng khổ với chồng. Vậy mà tuổi thanh xuân của tôi được đổi bằng tờ giấy viết tay này. Nếu biết có ngày anh gián tiếp đuổi vợ ra khỏi nhà thế thì tôi đã lấy chồng khác và có cuộc sống an vui bên con cái rồi. Chẳng phải chịu cảnh mẹ góa con côi thế này.

Em trai chồng sẵn sàng trả tôi số tiền đã bỏ ra xây nhà và chỉ mong tôi vui vẻ sang tên sổ đỏ cho em ấy càng sớm càng tốt. Khi bố mẹ chồng biết được nội dung tờ di chúc, 2 người phản đối yếu ớt và bảo mẹ con tôi cứ vui vẻ ở lại, đừng quan tâm đến thái độ của em trai.

Mấy hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều, không biết bản thân làm gì ra tội mà cuộc đời lại phải rơi nhiều nước mắt thế. Tôi có nên rời khỏi ngôi nhà này, đi nơi khác sống để vừa lòng với tâm nguyện của chồng tôi không?

Về quê gi:ỗ ông ngoại chồng, tình cờ nghe thấy mẹ chồng đang nói xấu tôi với các bác gái chồng. Bà c;;hê tôi kém cỏi khi lương thấp một nửa so với chồng, đã vậy còn keo kiệt, chưa bao giờ mua sắm gì cho gia đình nhà chồng. Nhưng lời tiếp theo mới khiến tôi s;;ốc nặng, chồng l;;én đưa cho mẹ chồng 200 triệu từ bao giờ. Tôi uất đến bật khóc, rồi bỏ đi khỏi nhà chồng. Nào ngờ, vài ngày sau, bố mẹ chồng đến nhà tôi mà không báo trước 1 câu, tôi còn chẳng thèm nhìn lấy 1 cái, vừa nhìn thấy thứ bà đặt trên bàn, tôi bật cười ….

0

Khi biết chồng lén cho bố mẹ tiền, tôi ngay lập tức chất vấn chồng.

Tôi và chồng gặp nhau ở nơi làm việc, đến nay chúng tôi đã kết hôn được 18 năm và có một cậu con trai đang học năm nhất đại học.

Còn nhớ khi mới kết hôn, chúng tôi gần như không có gì trong tay. Bố mẹ tôi đều là nông dân, phía sau còn hai em đang độ tuổi đi học, nên gia đình tôi không thể hỗ trợ được gì khi chúng tôi cưới.

Về phía nhà chồng, bố anh là công nhân của một doanh nghiệp nhà nước, còn mẹ làm kinh doanh nhỏ. Gia đình anh có một em gái, mặc dù cuộc sống không dư dả, nhưng so với gia đình tôi thì vẫn khá hơn nhiều.

Thế nhưng trong ngày cưới, bố mẹ chồng chỉ có một mâm hoa quả làm sính lễ. Về vấn đề này, tôi đã nhiều lần tranh cãi với chồng, cho rằng bố mẹ anh không tôn trọng tôi khi sính lễ sơ sài như vậy. Khi đó, chồng giải thích rằng bố mẹ anh thu nhập thấp, còn phải nuôi em gái nên không có nhiều tiền và bảo tôi đừng quá để bụng chuyện này.

Tôi đành dồn sự khó chịu vào trong lòng. Nhưng trong suốt nhiều năm kết hôn, bố mẹ chồng chưa bao giờ cho chúng tôi được một đồng. Khi tôi sinh con, mặc dù gia đình tôi không khá giả nhưng bố mẹ vẫn cho tôi 5 triệu.

Ngược lại, bố mẹ chồng chỉ cho một giỏ trứng gà, cũng chẳng giúp tôi chăm sóc con, khiến tôi cảm thấy rất thất vọng. Vì thế, dần dần theo thời gian, giữa tôi và bố mẹ chồng đã xuất hiện một khoảng cách vô hình.

Tôi khóc khi chồng lén đưa mẹ 200 triệu để sửa nhà, tôi cười khi bà ấy lấy ra một thứ - 1

Giữa tôi và bố mẹ chồng luôn có một khoảng cách vô hình. (Ảnh minh họa)

Gần đây, gia đình tôi về quê vì giỗ ông nội chồng. Tình cờ, tôi nghe thấy mẹ chồng đang nói xấu tôi với bác gái chồng. Bà chê tôi kém cỏi khi lương thấp một nửa so với chồng, đã vậy còn keo kiệt, chưa bao giờ mua sắm gì cho gia đình nhà chồng.

Nhưng những lời tiếp theo của mẹ chồng đã khiến tôi sốc nặng:

– Cũng may, con trai tôi là đứa hiếu thảo. Nó mới đưa cho tôi 200 triệu để sửa nhà đấy.

Nghe những lời này, tôi không thể kiềm chế được sự tức giận. Tôi đã gả vào nhà này làm dâu nhiều năm, tuy không sắm sửa được cái gì to tát cho nhà chồng nhưng mỗi dịp lễ Tết đều biếu quà cáp đầy đủ. Ngược lại, bố mẹ chồng đã bao giờ cho vợ chồng tôi cái gì chưa?

Về phía chồng, tại sao anh lại giấu tôi cho bố mẹ tiền để sửa nhà chứ? Anh có coi tôi là vợ không? Tôi liền chất vấn chồng chuyện này, ngay trước mặt bố mẹ chồng, đồng thời bày tỏ nỗi ấm ức chất chứa trong lòng bao năm qua.

Chồng và bố chồng cúi đầu im lặng, không nói gì. Mẹ chồng không hề tỏ ra hối lỗi hay xin lỗi, mà vẫn giữ vẻ mặt bình thản đến đáng sợ. Sự thờ ơ của họ càng làm tôi cảm thấy mình không được coi trọng trong gia đình này, và tôi càng khóc dữ dội hơn. Uất ức, tôi đề nghị ly hôn với chồng rồi bỏ đi.

Tôi khóc khi chồng lén đưa mẹ 200 triệu để sửa nhà, tôi cười khi bà ấy lấy ra một thứ - 2

Sau khi cãi nhau với nhà chồng, tôi uất ức bỏ đi. (Ảnh minh họa)

Vài ngày sau, bố mẹ chồng đến nhà tôi mà không báo trước. Vì vẫn còn giận chuyện trước đó nên tôi tỏ thái độ hời hợt với bố mẹ chồng.

Lúc này, mẹ chồng đặt lên bàn một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và nói với tôi bằng giọng hối lỗi:

– Bố mẹ đã sai rồi, bao năm qua là bố mẹ có lỗi với con. Sau khi bàn bạc, bố mẹ quyết định sẽ để lại ngôi nhà đang ở cho cháu trai. Đây là sự bù đắp của bố mẹ dành cho các con. Mong con nhận cho.

Nói xong, bố mẹ chồng cũng đưa thêm cho tôi 100 triệu, bảo rằng muốn hỗ trợ chúng tôi nuôi con trai học hành. Bao lâu nay chưa từng nhận được từ bố mẹ lấy một đồng, giờ đột ngột được cho nhiều tài sản thế này, tôi mừng trong lòng.

Nhưng cảm xúc sau đó là sự bối rối. Thực ra, điều tôi khó chịu nhất là sự thiếu quan tâm của bố mẹ chồng và sự thiếu tôn trọng của chồng khi lén cho tiền bố mẹ mà không bàn bạc với tôi. Với số tiền bố mẹ chồng cho, tôi không biết có nên nhận không nữa. Tôi sợ mình nhận rồi lại bị mang tiếng tham lam, coi trọng tiền bạc.

Nhiều tài xế không dám lái ô tô qua giao lộ quốc lộ 22 – Giáp Hải, huyện Củ Chi (TPHCM), một số người đi xe máy dẫn bộ vì đèn tín hiệu giao thông tại đây không hoạt động.

0

Nhiều tài xế không dám lái ô tô qua giao lộ quốc lộ 22 – Giáp Hải, huyện Củ Chi (TPHCM), một số người đi xe máy dẫn bộ vì đèn tín hiệu giao thông tại đây không hoạt động.

Ngày 10/1, người dùng mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là 18-20 triệu đồng. Trong khi đó, người lái xe máy cũng xuống xe dắt bộ.

Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 22 – Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, huyện Củ Chi) vào 9h15 cùng ngày.

Người dân dẫn bộ xe qua giao lộ ở TPHCM vì đèn giao thông không hoạt động - 1
Người dân dắt bộ xe máy qua giao lộ, trong khi ô tô đứng bánh trên đường vì sợ vi phạm khi đèn giao thông không hoạt động (Ảnh: Cắt từ clip).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Thuần (ngụ TPHCM) cho biết, khoảng 9h10 cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên và phát hiện trụ tín hiệu giao thông không hiển thị đèn.

Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng hơn 3km về cả hai hướng. Chờ hơn 15 phút, anh phải gửi tin nhắn điện thoại thông báo về tổng đài 1022, sau đó quay clip làm bằng chứng để vượt qua giao lộ vì có công việc gấp.

“Tôi lái ô tô rời đi, nhưng nhiều tài xế khác không dám qua ngã tư vì mức phạt vượt đèn đỏ 19 triệu đồng. Trong khi đó, người lái xe máy cũng không dám lái xe qua giao lộ, họ phải xuống xe dắt bộ. Vừa dắt xe đi, họ vừa hồi hộp vì không biết có bị phạt 5 triệu đồng lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hay không”, anh Thuần nói.

Người dân dẫn bộ xe qua giao lộ ở TPHCM vì đèn giao thông không hoạt động - 2
Người dân dắt bộ xe máy qua đường (Ảnh: A.B.).

Bên cạnh đó, anh Bảo (ngụ huyện Củ Chi) cho biết, do đèn giao thông không hoạt động nên tài xế dừng xe trên đường, không dám qua giao lộ. Chỉ có vài ô tô vượt qua, còn lại đứng bánh trên đường. Nhiều người đi xe máy phải dẫn bộ qua khu vực.

“Mọi người rất bức xúc vì trụ sở Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng PC08) cách đó không xa nhưng không thấy cán bộ nào đến phân luồng giao thông”, anh Bảo nói.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, trụ đèn tín hiệu giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông sau đó.

Chồng độ;t ng;ột qua đời sau t;;ai nạ:n nghề nghiệp. Sau khi chồng mấ;t có 1 người bạn của chồng thường xuyên tới thăm tôi, anh có 1 đứa con riêng đã 7 tu;;ổi. Nhiều lần qua lại cũng khiến tôi mủi lòng. Sau khi tái h;;ôn với bạn của chồng, con anh, con em, con chúng ta khiến tôi tất bật từ sáng đến tối. Không thể chịu được nữa, tôi bảo chồng gọi vợ cũ đến đón con cô ta về mà nuôi, nào ng;;ờ lúc này anh trở mặt, tuyên bố thẳng về cái chái chế;;t của chồng tôi rồi đưa

0

Không lâu sau khi kết hôn, chồng đã tiết lộ lý do thật sự về cái chết của chồng cũ tôi.

Sau 6 năm hẹn hò, tôi và chồng đã chính thức kết hôn. Với tình yêu sâu đậm trong suốt thời gian qua, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mặc dù hai vợ chồng luôn mong muốn có con, nhưng cưới hơn một năm mà tôi vẫn chưa có thai.

Sau khi đi khám, chúng tôi mới biết nguyên nhân không thể mang thai là do tôi. Khi còn trẻ, tôi từng có với chồng 2 đứa con, nhưng không sinh được.

Lần đầu mang thai, vì cả hai còn trẻ, điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi đành bỏ. Lần thứ 2, thai lại bị hỏng. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi.

Khi biết được sự thật này, chồng cảm thấy rất áy náy vì đã khiến tôi không thể trở thành mẹ. Tuy nhiên, anh ấy đã hứa sẽ không rời bỏ tôi, bất chấp những khó khăn mà chúng tôi đang phải đối mặt.

Mãi không có thai, đi khám tôi mới biết nguyên nhân là do tôi. (Ảnh minh họa)

Cưới 3 năm, chồng luôn chăm sóc và chiều chuộng tôi hết mực. Dù đi làm xa nhà, lâu lâu mới về một lần nhưng ngày nào anh cũng gọi điện cho tôi. Bất kể món đồ nào tôi thích, dù có đắt đỏ đến đâu, anh cũng sẵn sàng mua cho tôi.

Tuy nhiên, một tai nạn bất ngờ đã xảy ra khi chồng làm việc dưới hầm mỏ. Sự ra đi đột ngột của chồng khiến tôi vô cùng đau buồn. Sau đó, tôi nhận được hai khoản tiền: một là tiền bồi thường từ tai nạn của chồng, và hai là tiền bảo hiểm mà anh đã tham gia trước đó, tên người thụ hưởng đều là tôi.

Không lâu sau khi chồng qua đời, những người bạn của anh thường xuyên ghé thăm tôi. Trong số đó có một người đàn ông đã ly hôn tên Hùng và có một cậu con trai 7 tuổi.

Sau đó, anh Hùng bắt đầu theo đuổi tôi. Tuy nhiên, vì vẫn còn nhớ thương chồng quá cố, tôi chưa thể chấp nhận tình cảm của anh ngay được.

Sau 3 năm, cuối cùng tôi đã bị cảm động bởi sự chân thành của anh Hùng, cùng với sự dễ thương của con trai anh nên đã đồng ý yêu anh. Tìm hiểu được gần 1 năm, tôi gật đầu làm vợ anh.

Nhận thấy sự chân thành của anh, sau khi chồng cũ qua đời 3 năm, tôi đã đồng ý làm bạn gái anh. (Ảnh minh họa)

Không lâu sau khi kết hôn, chồng đã tiết lộ lý do thật sự về cái chết của chồng cũ tôi.

– Thực ra anh có điều giấu em. Năm xưa, Thắng qua đời không phải vì tai nạn hầm mỏ mà là vì ung thư. Khi Thắng phát hiện ra, bệnh tình đã ở giai đoạn cuối, không thể cứu vãn được nữa. Nhưng không muốn em đau lòng khi nhìn thấy bộ dạng bệnh tật của mình, Thắng đã nói dối và dặn mọi người không được nói sự thật cho em biết.

Thắng là người chồng quá cố của tôi. Khi biết sự thật về sự qua đời của anh, tôi không kìm được nước mắt.

Chồng ôm tôi vào lòng an ủi:

– Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Thắng đã nhờ anh chăm sóc cho em. Anh hứa sẽ luôn yêu thương và chăm sóc em trong suốt quãng đời còn lại. Em đừng buồn nữa, phải sống thật tốt, đó mới là sự an ủi lớn nhất cho Thắng. Anh tin ở trên trời, cậu ấy sẽ luôn dõi theo chúng ta và chúc phúc cho chúng ta.

Thắng luôn như vậy, lúc nào cũng suy nghĩ cho tôi. Nhưng thật không ngờ, trước khi qua đời anh còn gửi gắm tôi cho bạn thân. Tôi ôm chặt chồng, thầm hứa sẽ sống thật tốt với chồng hiện tại, bởi anh xứng đáng với tình yêu của tôi, cũng là để chồng cũ yên lòng nơi chín suối.

Nhà chồng tôi có 2 người con trai. Chồng tôi là con út, siêng làm nhưng tính tình cộc cằn lại sống cùng ông bà nên không được lòng bố mẹ cho lắm. Ngược lại, anh chồng và chị dâu làm ở thành phố, lâu lâu mới về một lần nên được quý lắm. Mỗi lần anh chị về chơi, ông bà đều làm gà thết đãi hoặc nấu những món chị dâu thích ăn, chắc do anh chị hay biếu ông bà tiền. Mấy ngày trước nhà chồng có đám giỗ, mẹ chồng gọi tôi qua dọn dẹp, lo chén bát từ 2 ngày trước. Đến ngày giỗ thì tôi phải đến từ 3h sáng, chở mẹ chồng đi chợ mua đồ. Về nhà lại tiếp tục nấu nướng, lên mâm lên bát để cúng. Đến 11h trưa, gia đình chị dâu mới về. Vừa thấy xe ô tô đỗ trước cổng, bố chồng tôi đã mừng rỡ chạy ra, xách hộ giỏ bánh kẹo giúp chị dâu, miệng không ngừng hỏi chị ấy đi đường xa có mệt không? Thấy bố như vậy, tôi lại tủi thân bởi ông chưa bao giờ hỏi tôi được một câu như thế. Không dừng lại ở đó, tôi kin:h ng:ạc tột độ trước câu nói của bố chồng…

0

Bố chồng đã nói thế thì tôi cũng chẳng có lý do gì để tiếp tục ở lại.

Nhà chồng tôi có 2 người con trai. Chồng tôi là con út, siêng làm nhưng tính tình cộc cằn. Anh ít nói được những lời ngọt ngào, cũng ít thể hiện tình cảm một cách sỗ sàng. Bố mẹ chồng thường kêu ca, bảo chồng tôi: “Mặt mày lúc nào cũng hầm hầm, khó gần”. Riêng tôi lại cảm thấy chồng mình rất tốt. Anh ấy biết quan tâm đến người khác, là người con có hiếu.

Anh chồng và chị dâu làm ở thành phố, lâu lâu mới về một lần. Bố mẹ chồng quý anh chị lắm. Mỗi lần anh chị về chơi, ông bà đều làm gà thết đãi hoặc nấu những món chị dâu thích ăn. Mẹ chồng còn để ý xem chị dâu thích ăn gì thì chuẩn bị trước, không để chị ấy phải đích thân vào bếp. Chắc do anh chị hay biếu ông bà tiền. Lần nào về cũng biếu ông bà vài triệu, còn tôi thì chỉ mua đồ ăn, quần áo chứ không cho tiền.

Vợ chồng tôi sống gần hơn, thường về nhà chồng phụ giúp công việc đồng áng. Bố mẹ đau ốm cũng vợ chồng tôi săn sóc nhiều. Vậy mà bố mẹ vẫn không thương chúng tôi bằng anh chị. Nhiều khi thấy cách họ phân biệt đối xử, tôi vừa thương chồng vừa tủi phận mình.

Mấy ngày trước nhà chồng có đám giỗ. Mẹ chồng gọi tôi qua dọn dẹp, lo chén bát từ 2 ngày trước. Đến ngày giỗ thì tôi phải đến từ 3h sáng, chở mẹ chồng đi chợ mua đồ. Về nhà lại tiếp tục nấu nướng, lên mâm lên bát để cúng.

Đến 11h trưa, gia đình chị dâu mới về. Vừa thấy xe ô tô đỗ trước cổng, bố chồng tôi đã mừng rỡ chạy ra. Ông xách hộ giỏ bánh kẹo giúp chị dâu, miệng không ngừng hỏi chị ấy đi đường xa có mệt không? Thấy bố như vậy, tôi lại tủi thân. Ông chưa bao giờ hỏi tôi được một câu như thế.

Về nhà chồng phụ đám giỗ từ sớm, đến trưa chị dâu mới về nhưng bố chồng nói một câu khiến tôi cay cú, bỏ về ngay lập tức - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chị dâu vào nhà rồi, bố chồng liền bảo tôi: “Mau đi làm ly nước cam cho chị mày uống. Chị mày đi quãng đường 120km chứ có sướng như mày đâu?”.

Tôi kinh ngạc tột độ trước câu nói của bố chồng. Ủa, vậy là trong mắt ông, tôi là người sung sướng. Trong khi tôi nấu nướng, dọn dẹp suốt mấy ngày liền?

Không hiểu sao lúc đó, cơn phẫn uất bùng lên, tôi lớn tiếng đáp trả: “Vâng, con sướng quá. 3h sáng đã dậy đi chợ, đến bây giờ còn tất bật luôn tay luôn chân. Miếng nước chưa kịp uống. Ăn sáng chưa kịp ăn. Bố nói con sướng thì con xin phép về nghỉ ngơi đây ạ”.

Chồng tôi chứng kiến hết mọi chuyện nên cũng không bênh vực bố mẹ. Anh còn là người chủ động lấy áo khoác và chở tôi về. Cách hành xử của vợ chồng tôi làm cả nhà sửng sốt. Bố chồng mắng tôi hỗn hào, mắng chồng tôi “đội vợ lên đầu”.

Sau chuyện lần này, vợ chồng tôi càng thêm bất mãn với cách đối xử của bố mẹ chồng. Chồng tôi còn bảo không về nhà nữa, để ông bà tự lo. Có chuyện gì thì gọi anh trai về lo. Có vẻ anh giận thật. Tôi cũng giận nhưng lại sợ vì mình mà chồng rơi vào thế khó. Tôi có nên đợi một thời gian nữa rồi khuyên chồng về nhà không? Riêng tôi, tôi không bước chân về nhà chồng nữa.

2 năm nay chồng tôi không về quê ăn Tết, năm nào anh cũng có lý do chính đáng. Năm ngoái thì anh bảo tranh thủ mấy ngày lương nhân gấp 4, ở lại kiếm đồng tiền cho con đi học. Năm nay thì anh lại lấy cớ vì tăng ca phức tạp nên không về. Hôm trước, tôi mang cân giò sang biếu mẹ chồng thì tự nhiên mẹ chồng lại nói thế này: “Hay là con lên thành phố xem chồng làm ăn thế nào. Nó cứ đi biền biệt, 1 năm về có 1-2 lần…” Được mẹ chồng mở lời, tôi nhanh chóng về thu xếp quần áo bắt chuyế xe sớm nhất để lên thành phố đoàn tụ với anh. Không ngờ, người đón tiếp cô là một người lạ mặt. Tôi trợn tròn mắt, đánh rơi cả cân giò đang cầm trên tay khi nghe đối phương giới thiệu. Đôi chân của tôi đứng không vững, cả người cô cứ thế mà lảo đảo trực ngã… ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Đến tận nơi chồng ở trọ để tìm anh, nhưng khi có người mở cửa, chị sốc tận óc.

2 năm nay Châu không về quê ăn Tết với vợ con. Mặc dù từ thành phố về đến quê chỉ cách nhau 300km. Năm nào anh cũng có lý do chính đáng. Năm ngoái thì anh bảo tranh thủ mấy Tết lương nhân gấp 4, ở lại kiếm đồng tiền cho con đi học. Năm nay thì anh lại lấy cớ vì dịch dã phức tạp nên không về.

Chồng không về, mọi chuyện đối nội đối ngoại trong nhà mấy ngày Tết đều do Loan quán xuyến hết. Không có anh, cô vẫn đi Tết đâu vào đấy, nhưng mà buồn. Nhìn cảnh nhà nhà, người người đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm, vợ chồng, con cái tíu tít gọi nhau đi chúc Tết mà Loan thấy chạnh lòng. Nhà cô chỉ có 2 mẹ con lủi thủi…

Cô đem chuyện chồng không về ăn Tết báo với bố mẹ chồng. Mẹ Châu giận lắm, gọi điện lên mắng con trai một trận. Thực chất họ cũng mong con trai về quê. Có mỗi mấy ngày Tết, anh cứ đi biền biệt. Đồng ý rằng ở lại kiếm ra tiền nhưng bao nhiêu thì tiêu chả hết, thà cứ tiết kiệm 1 chút, về quê ăn Tết với gia đình có phải hơn không? Nhưng chồng Loan cứ cố chấp không nghe. Cô đành thở dài, anh ấy tham việc biết phải làm sao?

Hôm trước Loan mang cân giò sang biếu mẹ chồng ăn hôm 23 tháng Chạp, tự nhiên mẹ chồng lại nói với cô thế này: “Hay là con lên thành phố xem thằng Châu làm ăn thế nào. Tự nhiên mẹ thấy sốt ruột. Nó cứ đi biền biệt, 1 năm về có 1-2 lần. 3 năm nay nhìn mặt nó còn khó hơn lên trời. Tham thì tham vừa vừa thôi, mà mẹ thấy nó cũng có kiếm được hơn mấy đâu. Con lên kéo nó về, không thì vợ chồng cùng nhau ăn Tết trên đó. Ở nhà mẹ lo hết cho”.

Được mẹ chồng mở lời, Loan nhanh chóng về thu xếp quần áo để lên thành phố đoàn tụ với chồng. Cô bắt chuyến xe sớm nhất, khi mọi người vẫn còn đang ngủ thì Loan đã lên xe rồi.

Chồng báo tin không về quê ăn Tết, vợ lặn lội lên thành phố để đoàn tụ nhưng vừa trông thấy cảnh này chị ngất lịm vì sốc - Ảnh 1.

Loan buồn vì Châu lại viện cớ không về quê ăn Tết. (ảnh minh họa)

Tới nơi, Loan gọi cho chồng 5-6 cuộc để thông báo nhưng không được. Cô cứ nghĩ chồng ngủ nên không làm phiền nữa. Địa chỉ nơi ở của anh thì Loan biết rồi, do mấy lần cô gửi đồ ăn lên cho chồng. Trong đầu Loan còn lóe lên suy nghĩ rằng sẽ tạo cho anh 1 bất ngờ.

Dù biết trước địa chỉ nơi anh thuê ở nhưng cô vẫn phải chật vật mãi mới tìm được. Loan đến phòng trọ của chồng lúc 9 giờ sáng. Cô nghĩ lúc này chắc anh đang đi làm, nhưng không sao cô ngồi đợi anh cũng được.

Thế nhưng đến nơi, cô lại nhìn thấy cửa phòng mở, Loan đã rất vui. Hóa ra chồng cô không đi làm, thế lại càng tốt. Cô vội vàng chạy lại gõ cửa. Nhưng người mở cửa không phải Châu mà là 1 người phụ nữ trẻ. Cô gái đó hỏi: “Phòng anh Châu thì đây, nhưng chị tìm anh ấy có việc gì?”. Loan ngập ngừng: “Thế em là ai vậy? Anh Châu đâu, chị là người thân của anh ấy, mới từ quê lên”.

Biết là người thân của Châu, cô gái đó đổi giọng niềm nở hơn. Cô ta khoe: “Vậy ạ. Em là vợ của anh Châu chị ạ. Không biết chị là chị gái hay họ hàng gì với anh ấy? Bọn em đang định mùng 4 Tết về xong bên nhà em thì anh dắt em về bên đó ra mắt”.

Loan trợn tròn mắt, đánh rơi cả cân giò đang cầm trên tay. Cô không tin vào những gì mình vừa nghe. Đôi chân của Loan đứng không vững, cả người cô cứ thế mà lảo đảo trực ngã.

Đúng lúc đó Châu đi đâu về, trên tay có túi thịt, túi trứng, có lẽ anh đi chợ để nấu ăn trưa. Vừa thấy Loan, Châu cũng sốc lắm. Anh lắp bắp hỏi cô lên đây làm gì. Nhưng Loan liền chất vấn anh thân phận của người phụ nữ kia. Biết không thể giấu giếm, Châu liền khai thật.

Chồng báo tin không về quê ăn Tết, vợ lặn lội lên thành phố để đoàn tụ nhưng vừa trông thấy cảnh này chị ngất lịm vì sốc - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Đó là vợ mới của anh. Hai người đã ở với nhau được hơn 1 năm. Tết năm ngoái, Châu phải về nhà gái ra mắt, đó cũng là lý do tại sao anh không về quê. Châu cầu xin Loan tha thứ, anh nói rằng đã lỡ yêu cô gái này rất nhiều. Bây giờ bỏ thì cũng không được, bởi cô ta đã mang thai con của anh. Châu dự định mùng 4 Tết này mới về thưa chuyện với mọi người và cầu mong sự tha thứ từ gia đình. Nhưng anh không ngờ mọi chuyện vỡ lở sớm thế.

Nghe xong lời giải thích của chồng, Loan ngất lịm vì sốc. Cô không ngờ, bao năm chồng đi biền biệt, cô ở nhà 1 lòng ngóng chờ anh, vậy mà cái giá anh trả cho cô lại tồi tệ thế này. Còn cô gái kia cũng bàng hoàng không kém. Cô ta tin rằng Châu chưa có vợ, dù nhiều lần đòi hỏi về nhà anh ra mắt, Châu đều viện lý do là xa xôi. Người phụ nữ ôm mặt khóc nức nở, miệng không ngừng xin lỗi Loan, nhưng giờ cô ta cũng có con rồi, làm sao mà bỏ Châu được? Thế là 1 mớ hỗn độn diễn ra trong phòng trọ nhỏ 30m2.

Đến gần tối Loan mới tỉnh lại. Cô không nói gì nhiều chỉ đòi về quê ngay và luôn. Những gì Loan chứng kiến đã quá sức chịu đựng của cô rồi. Cô cần thời gian suy nghĩ để đưa ra quyết định đúng nhất. Về Châu và nhân tình của anh, hai người cũng hứa sẽ sớm về quê để cùng Loan giải quyết mọi việc.

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Thế giới tăng cao, nhẫn trơn và SJC thẳng tiến

0

Giá vàng hôm nay 10/1/2025 tăng cao trên thị trường quốc tế do tác động từ khủng hoảng ngân sách Anh khiến giới đầu tư tăng cường mua vàng. Trong nước vàng SJC và nhẫn tròn trơn nhiều khả năng tăng tiếp.

Ngày 10/1/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Thế giới tăng cao, nhẫn trơn và SJC thẳng tiến”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 9/1, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.672 USD/ounce, tăng 0,52% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.690,5 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 9/1 (giờ Mỹ), giá vàng thế giới tăng cao do giao dịch mua vào tăng mạnh trước nhu cầu trú ẩn an toàn – tác động từ cuộc khủng hoảng ngân sách tại Anh có nguy cơ lan rộng.

Thị trường tài chính Anh đã lao dốc do lo ngại ngày càng tăng về thâm hụt ngân sách của chính phủ. Đồng bảng Anh chạm mức thấp nhất trong hơn một năm so với đồng USD.

Vàng cũng được hỗ trợ từ báo cáo về thị trường việc làm tháng 12 Mỹ vừa công bố yếu hơn so với dự báo, còn giới đầu tư được trấn an rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ bớt thận trọng hơn trong việc nới lỏng lãi suất trong năm nay.

Cuộc khủng hoảng ngân sách Anh giúp vàng tăng giá. Ảnh: HH

Cụ thể, theo báo cáo, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra thêm 122.000 việc làm trong khu vực tư nhân vào tháng trước. Trong khi đó, mức dự báo của các nhà kinh tế là tăng 140.000 việc làm.

Theo Bart Melek, Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa của TD Securities, thị trường việc làm trong khu vực tư nhân yếu, kéo theo bảng lương tư nhân thấp hơn là yếu tố tác động tích cực tới giá vàng. Bởi về cơ bản, số liệu việc làm ít hơn kỳ vọng cho thấy rằng nền kinh tế yếu đi so với dự kiến.

Một trong những tín hiệu tích cực nhất đối với giá vàng, được giới đầu tư quan tâm nhất là sau khi Thống đốc Fed Christopher Waller cho hay lạm phát sẽ chưa ngừng giảm vào năm 2025 và cho phép Ngân hàng Trung ương Mỹ tiếp tục giảm lãi suất, mặc dù tốc độ chưa chắc chắn.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 9/1, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji được niêm yết ở mức 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 86 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 84,5-85,8 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 84,8-86 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Ngân hàng Goldman Sachs Group Inc. bày tỏ không còn kỳ vọng giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào cuối năm nay, mà đẩy dự báo này đến giữa năm 2026.

Các nhà phân tích Lina Thomas và Daan Struyven của ngân hàng này dự đoán giá vàng sẽ đạt 2.910 USD/ounce vào cuối năm 2025. Dòng tiền từ quỹ ETF trong tháng 12/2024 vào vàng sụt giảm do bất ổn sau cuộc bầu cử tại Mỹ giảm đi cũng là yếu tố khiến giá vàng đầu năm mới khởi đầu thấp hơn.

Một dự báo khác của Dmitry Puchkarev, chuyên gia về thị trường chứng khoán tại BCS World of Investments, rằng giá vàng sẽ tăng vào năm 2025 lên mức 2.600-2.900 USD/ounce.

Cùng ngày, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng tiếp tục tăng”. Nội dung cụ thể như sau:

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, hệ thống vàng Mi Hồng… đồng loạt tăng nửa triệu đồng/lượng vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá mua vào các doanh nghiệp niêm yết có sự chênh lệch lớn. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào 84,5 triệu đồng/lượng. Trong khi, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào ở mức 84,7 triệu đồng/lượng, còn Mi Hồng điều chỉnh giá mua vào lên tới 85,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC tăng lên mốc 86 triệu đồng/lượng (ảnh: Như Ý).

Cùng đà tăng với giá vàng SJC, giá vàng nhẫn cũng tăng vọt so với cùng thời điểm sáng qua.

Hiện, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn bán ra ở mức cao nhất lên tới 86,2 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua vào 84,9 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng Phú Nhận cũng điều chỉnh tăng lần lượt 300.000 – 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 84,8 – 86 triệu đồng/lượng.

Hệ thống vàng Mi Hồng cũng điều chỉnh giá vàng lên mức 85,1-85,9 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều.

Sáng nay, trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới niêm yết 2.669 USD/ounce, tăng 6 USD/ounce so với sáng qua.

Trên thị trường tiền tệ sáng 10/1, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.338 đồng/USD, tăng 8 đồng/USD so với sáng qua.

Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD tại mức 25.214 – 25.554 đồng/USD mua – bán.

USD ngoài thị trường tự do giá dao động quanh mức 25.653 – 25.751 đồng/USD.

Nhà chị dâu sát nhà tôi, cứ đến bữa là 3 con của chị lại chạy qua ăn ch::ự:c, không cần ai phải mời. Các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn nên tốn thức ăn quá, đĩa thịt vừa bê lên, ngoảnh đi ngoảnh lại 3 phút đã hết sạch, con tôi còn nhỏ, ăn chậm chẳng được miếng nào. Kêu với mẹ chồng thì bà thản nhiên: “Thì nấu nhiều lên ăn cho đủ”. Nói thì bảo chấp các cháu nhưng cứ thế này thì tôi không gánh nổi. Đến hôm đó tôi nấu một mâm cơm 10 món rất hấp dẫn nhưng các cháu vừa nhìn thấy thì chạy về ngay. Lúc sau chị dâu chạy sang thông báo …Đọc thêm tại bình luận

0

Vợ chồng tôi mới cưới nhau, kinh tế còn nhiều khó khăn nên kh.ông thể ra ngoài ở riêng mà phải s.ống chung với bố mẹ chồng. Một tháng nay tôi b.ầu bì cơ thể yếu nên nghỉ l.àm để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Chồng tôi đi l.àm xa nhà, ở nhà chỉ có bố mẹ chồng và tôi nên ông bà kh.ông cho ăn riêng. Nhà anh trai chồng ngay cạnh nhà ông bà, l.úc trước ngày nào 3 đứa con anh chị cũng qua chơi nhưng kh.ông bao giờ ở lại ăn cơm. Cho dù ông bà mời kiểu gì bọn trẻ cũng về nhà ăn.

Khi đó tôi cho là bọn trẻ còn nhỏ mà hiểu chuyện, đúng là được bố mẹ dạy dỗ t.ốt mới kh.ông đi ăn chực thế. Vậy mà từ ngày tôi nghỉ ở nhà dưỡng t.hai thì bọn trẻ ngày nào cũng qua ăn chực.

Nhà chỉ có 3 người lớn nên tôi chỉ nấu đủ suất ăn cho bằng ấy người, thế mà cứ thấy động đũa bát là bọn trẻ nhà chị dâu lại chạy qua ăn. Ngày 2 bữa đều như được hẹn giờ vậy.

Bọn trẻ học mẫu giáo và tiểu học, cái tuổi ăn rất khỏe. Từ ngày bọn trẻ qua ăn chực, tôi để ý thấy ông bà ăn ít hơn, nhường hết những món ngon hay trái cây cho các cháu. Còn bố mẹ chồng chỉ ăn cơm chan với nước c.anh là xong bữa cơm.

Một tháng nay tôi b.ầu bì cơ thể yếu nên nghỉ l.àm để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con. (Ảnh minh họa)

Các cháu còn nhỏ ăn uống l.ộn xộn, thấy món ngon thì gắp liên tục như sợ m.ất phần nhìn rất p.hản cảm. Nhiều hô.m tôi mà ngồi mâm trễ thì chắc chắn chỉ còn cơm trắng với nước mắm.

Có hô.m bụng đói nhường đồ ăn cho các cháu, tôi b.ức x.úc góp ý bố mẹ:

“Từ lần sau bọn trẻ chạy qua ăn cơm, con bảo các cháu về thì bố mẹ đừng níu giữ l.àm gì. Nhà các cháu đâu có đói khát gì mà phải qua đây ăn chực. Với lại bố mẹ cũng nên uốn nắn dạy bảo các cháu dần đi, k.ẻo lớn rồi mà còn có thói quen đi ăn cơm rình nhà khác là kh.ông hay đâu. Sau này bọn trẻ lớn lên chúng sẽ xấu hổ khi nghĩ đến chuyện ngày nhỏ đi ăn chực”.

Thế nhưng bố chồng luôn miệng nói bọn trẻ ăn đáng mấy, với lại ăn nhà ông bà nội kh.ông phải ăn chực. Còn mẹ thì nhắc nhở tôi lần sau nấu tăng thêm thức ăn để cho bọn nhỏ ăn k.ẻo đói thì tội.

Mỗi tháng bà đưa tôi có 3 tr.iệu t.iền ăn điện nước, tôi mà tăng t.iền mua đồ ăn nữa thì lấy t.iền túi ra chi sao. Góp ý ông bà kh.ông nghe, ngày nào cũng nhiệt t.ình mời các cháu qua ăn, tôi mệt mỏi để mặc 2 người muốn l.àm gì thì l.àm.

Mẹ nhắc nhở tôi lần sau nấu tăng thêm thức ăn để cho bọn nhỏ ăn k.ẻo đói thì tội. (Ảnh minh họa)

Còn tôi vẫn chỉ mua đồ ăn có giới hạn, ông bà thích có cháu ăn chung cho vui thì nhường suất ăn của bản thân, tôi b.ầu bì phải ráng ăn để có sức s.inh nở.

Ngày hô.m kia, tôi thấy chị dâu qua nhà đưa t.iền cho mẹ chồng. Lấy l.àm lạ nên tôi hỏi t.iền gì thế. Tôi bàng hoàng khi chị dâu nói:

“Từ ngày ăn những món ngon của thím nấu, các con của chị kh.ông chịu ăn cơm nhà nữa. Anh chị đi l.àm cả ngày, t.ối về muộn kh.ông thể nấu những món ngon cho bọn trẻ ăn. Thấy các con thích món ăn của em nấu nên tháng vừa rồi chị góp với mẹ 4 tr.iệu t.iền ăn để cho bọn trẻ ăn cùng.

Còn một tháng hè nữa, em cố gắng giúp chị nấu nướng cho bọn trẻ ăn cùng với nha. Sang tháng 8 bọn trẻ đi học ăn ở trường sẽ kh.ông phải nấu nữa. Em cứ giúp chị đi, mấy bữa nữa em s.inh con chị sẽ nghỉ phép chăm sóc các cháu”.

Tôi kh.ông ngờ chị dâu lại góp nhiều t.iền để cho các cháu ăn với ông bà nội đến thế. Vậy mà mẹ chồng kh.ông nói với tôi việc chị ấy góp t.iền, cũng chẳng đưa thêm t.iền cho tôi mua đồ ăn cho các cháu. Rõ ràng chị dâu đóng t.iền ăn, vậy mà các cháu phải ăn uống tằn tiện.

Theo mọi người tôi nên bỏ t.iền túi ra mua đồ ăn cho các cháu hay nhắc nhở mẹ chồng chi t.iền thêm đây?