Home Blog Page 493

Chai nước lọc để trong xe ô tô cũng có thể ‘lấy mạng tài xế’ vì lý do này

0

Để  chai nước nước lọc trong  xe ô tô ô tô là thói quen của đa số tài  xế. Tuy nhiên thực tế, chai nước lọc cũng có thể gây cháy nổ nếu đặt ở vị trí này trong thời tiết nóng bức.

Để chai nước lọc trong xe ô tô là thói quen của đa số tài xế. Tuy nhiên thực tế, chai nước lọc cũng có thể gây cháy nổ nếu đặt ở vị trí này trong thời tiết nóng bức.

Trong mùa hè nóng bức hầu như ai đi đâu cũng “thủ” theo một chai nước lọc, tránh trường hợp phải đội nắng đi mua mệt mỏi. Và nếu bạn là một người có  ô tô thì tỷ lệ rất cao là bạn có thói quen để  chai nước nước trong  xe, đặc biệt là tiện tay để ở phía đầu  xe hay bên cạnh ghế lái.

Trong một thí nghiệm của Dioni Amuchastegui – kỹ sư điện tại Idaho (Mỹ), một chai nước có thể tụ nắng và tạo ra nguồn nhiệt vượt 100 độ C. Nếu chiếc chai nước lọc được đặt trên một bề mặt tối (như ghế ngồi chẳng hạn), nguồn nhiệt tạo ra đủ để phát lửa và tạo ra thảm họa.

Trên thực tế, việc chai nước trong xe gây hỏa hoạn cần khá nhiều yếu tố, nhưng không phải vì thế mà nó không xảy ra. Bản thân Amuchastegui trước đó cũng suýt gặp phải một vụ việc tương tự, nên mới quyết định làm thí nghiệm cảnh báo đến mọi người. Đặt  chai nước nước trong  xe ô tô ô tô có thể gây cháy nổ nếu thời tiết quá nóng. Ảnh minh họa

Thực tế, nếu ở nhiệt độ bình thường thì không sao, nhưng nếu chiếc  xe của bạn đang đỗ ngoài trời giữa trưa nắng thì cần phải nghĩ lại. Đúng vậy đấy! Chỉ một chai nước tưởng như vô hại, mà chiếc xe của bạn có thể biến thành… xe lửa theo đúng nghĩa đen.

Lý do là các chai nước thường có bề mặt hình cầu và làm từ nhựa trong suốt. Nếu nó đựng nước bên trong, cái chai có khả năng trở thành một thấu kính hội tụ. Giữa trưa nắng, nhiệt độ trong  xe có thể lên tới gần 60 độ C. Ánh nắng từ cửa sổ chiếu qua cái  chai sẽ hội tụ vào một điểm và đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa.

Rất nhiều người cho biết, đặt  chai nước nước lên ghế đúng là thói quen mà họ từng mắc phải nhưng chưa từng nghĩ rằng hậu quả có việc này lại nghiêm trọng đến thế. Không chỉ có vậy, theo quan điểm của một số người am hiểu về  xe, việc để chai nước trên ghế phụ còn gây ra một nguy cơ nữa, đó là khả năng chai nước lăn khỏi vị trí và rơi xuống chân ga, chân phanh, đặc biệt là chân phanh. Vào thời điểm người lái  xe cần phanh gấp mà  chai nước lăn xuống, chèn cứng chân phanh, sẽ vô cùng nguy hiểm.

Cũng liên quan tới  chai nước nước lọc để trong xe ô tô, trước đó một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nước trong chai nhựa để ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Điều đặc biệt, nghiên cứu này còn nhấn mạnh cụ thể tới trường hợp những chai  nước có khi đã để hàng tháng trời ở sau ghế lái ô tô, khi lấy xe mà cảm thấy khát trong người thì bỏ ra uống. Động tác nhỏ này, tưởng là bình thường nhưng thực ra đang phá hoại sức khỏe mỗi ngày.

Cụ thể, theo nghiên cứu này thì khi nhiệt độ bên ngoài ở khoảng từ 80 độ F (27 độ C) – 100 độ F (38 độ C) thì nhiệt độ bên trong  xe ô tô ô tô, nếu như không có điều hòa giảm nhiệt, có thể đạt ngưỡng từ 130 độ F (54 độ C) đến 172 độ F (77 độ C). Mức nhiệt này thậm chí còn cao hơn nhiệt độ “thấp” của một chiếc lò nướng.

Cũng theo một nghiên cứu từ Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, trong điều kiện nhiệt độ gia tăng theo thời gian, sự khác biệt về nhiệt độ rất ít cho dù  xe ô tô ô tô đang đóng cửa hoặc mở cửa hé. Trong cả hai trường hợp, nhiệt độ trong  xe có thể tăng lên tới khoảng 40 độ C trong vòng một giờ, ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài là chỉ 22 độ C.

Vậy nên, hãy từ bỏ thói quen này trước khi quá muộn. Hoặc nếu muốn để  nước trong  xe thì ít nhất hãy nhớ bọc kín nó lại, tránh để ở nơi quá lộ, dễ tiếp xúc với ánh mặt trời.

(Theo Viet Q)

Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?

0

CSGT sử dụng máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ để xác định mức vi phạm của người tham gia giao thông. Vậy người dân có quyền kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các máy này hay không?

Theo Cục CSGT, 3 tháng đầu năm 2024, CSGT cả nước đã xử lý quyết liệt các lỗi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Trong đó, CSGT phạt hơn 275.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và hơn 245.000 trường hợp vi phạm tốc độ; lần lượt chiếm 26,8% và 24% trong tổng trường hợp vi phạm.

Đây cũng là 2 trong số 5 nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên đường mà CSGT cả nước sẽ tập trung xử lý trong xuyên suốt năm 2024.

Người dân có được kiểm tra máy móc của CSGT?

Giải đáp thắc mắc trên, lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM chia sẻ, hiện nay, máy đo nồng độ cồn CSGT đang sử dụng có 2 loại gồm máy đo định tính và máy đo định lượng. Trong các ca xử lý vi phạm nồng độ cồn và tốc độ, khi người dân yêu cầu kiểm tra máy móc, trang thiết bị, CSGT đều giải thích: “Trang thiết bị được cấp phát theo quy định của Bộ Công an, người dân có thể xem, nhưng không được kiểm tra”.

Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?- Ảnh 1.

Một người dân yêu cầu kiểm tra máy đo nồng độ cồn trước khi thổi tại TP.HCM

Lý giải điều trên, vị này cho hay, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ trang cấp cho lực lượng CSGT được thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Hiện nay, không có việc quy định kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại máy móc này. Việc kiểm tra thuộc về phạm vi, chức năng của cơ quan chức năng.

Trước đó, đại diện Cục CSGT thông tin, theo quy định tại Thông tư 32/2023 của Bộ Công an, người dân được giám sát CSGT trực tiếp thông qua các thiết bị ghi âm, ghi hình, qua báo chí, qua đại biểu Quốc hội và HĐND. Trong quá trình giám sát, nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc cán bộ CSGT ứng xử thiếu văn hóa, người dân có thể báo cho cơ quan công an nơi tổ công tác làm việc hoặc cấp trên của tổ công tác để xác minh, xử lý.

CSGT cho người dân xem tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn

CSGT cho người dân xem tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn

Vũ Phượng

Người dân cần lưu ý, việc giám sát không được ảnh hưởng đến quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng. Cụ thể, việc giám sát của người dân phải nằm ngoài khu vực kiểm soát, không được gí camera vào mặt lực lượng CSGT, không được có lời lẽ mang tính khiêu khích, xúc phạm CSGT…

CSGT xử lý thế nào khi người dân yêu cầu kiểm tra máy móc?

Theo chân các tổ công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn tại TP.HCM, PV ghi nhận đa số các trường hợp chấp hành, cũng có những trường hợp CSGT phải mất đến 2 – 3 tiếng để lập biên bản, xác định vi phạm. Trong đó, một số trường hợp người tham gia giao thông yêu cầu xem tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn.

Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?- Ảnh 3.

Tem kiểm định được dán bên hông máy đo nồng độ cồn

Vũ Phượng

Cụ thể, trong một ca chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn mới đây tại đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM), một người đàn ông yêu cầu CSGT cho xem tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn rồi mới chịu kiểm tra.

CSGT giải thích “Máy móc được cấp phát cho CSGT đã được cơ quan chuyên môn kiểm định”, nhưng người này vẫn không đồng ý. Lát sau, một CSGT đã cầm máy, nghiêng về phía có dán tem cho người dân xem. Chưa hài lòng, người này đặt vấn đề: “Tem giả thì sao?”.

CSGT tiếp tục nói: “Nếu có thắc mắc, anh có thể liên hệ hotline của Phòng CSGT để được giải quyết”.

Theo quan sát, tem trên máy đo nồng độ cồn còn nguyên vẹn, được dán ở bên hông máy đo, có dòng chữ “có giá trị đến…”.

Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?- Ảnh 4.

Máy móc, trang thiết bị được cấp phát cho CSGT đã được cơ quan chức năng kiểm tra và được kiểm định lại định kỳ

Vũ Phượng

Lần khác, theo chân tổ công tác xử phạt xe chạy quá tốc độ trên đường Võ Văn Kiệt, PV cũng ghi nhận thắc mắc của người dân khi bị CSGT dừng xe: “Sao máy bắn tốc độ giống máy chụp hình?

Ai bảo đảm kết quả chụp tốc độ do CSGT cung cấp là chính xác?”.Lúc này, CSGT cho hay: “Máy bắn tốc độ trang bị cho CSGT đã được cơ quan cấp trên kiểm tra, có dán tem và kiểm định lại theo định kỳ”

Tạm giữ xe của người dân để bị hư hỏng CSGT có phải bồi thường hay không?

0

Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân tham gia giao thông thắc mắc để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:

Tạm giữ xe phương tiện của người dân là gì?

Tạm giữ xe, phương tiện giao thông cuả người dân chính là hành vi của CSGT nhằm ngăn chặn những tình huống vi phạm giao thông gây mất trật tự trị an, mất an toàn sức khỏe tính mạng của con người. Tuy nhiên, nhiều người dân thắc mắc rằng nếu CSGT tạm giữ xe của người dân nhưng bảo quản không tốt làm hư hỏng, thiệt hại về tài sản của dân thì có phải đền bù hay không? Để biết chi tiết về điều này hãy cùng tham khảo dưới đây:

Khi xe bị tạm giữ hư hỏng, CSGT có phải bồi thường cho dân?

Theo Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

– Theo đó, những người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản

– Những người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tạm giữ của người dân để hư hỏng CSGT có cần đền bù thiệt hại

Tạm giữ của người dân để hư hỏng CSGT có cần đền bù thiệt hại

– Những gười quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

– Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Thu giữ xe phương tiện của người dân làm hỏng CSGT có phải đền bù

Thu giữ xe phương tiện của người dân làm hỏng CSGT có phải đền bù

Như vậy, CSGT ra quyết định tạm giữ xe có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xe bị tạm giữ hư hỏng.

Những nguyên tắc quản lý, bảo quản xe bị tạm giữ

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ gồm:

– Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

– Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.

– Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.

– Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền

Từ tháng 6/2024, những trường hợp sau sẽ bị thu hồi bằng lái xe, phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, 5 năm sau mới được cấp lại bằng

0

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Trong đó, mục b khoản 24 Điều 14 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT đã quy định cụ thể 6 trường hợp bị thu hồi bằng lái xe từ 1/6/2024.

Trường hợp 1: Có hành vi gian dối để được cấp bằng lái xe

Đây là trường hợp đã được quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT). Theo quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với hành vi khai báo gian dối để được cấp bằng lái xe sẽ có thể bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm sẽ không được cấp bằng lái trong thời hạn 05 năm kể từ ngày phát hiện vi phạm. Nếu có nhu cầu được cấp lại, người dân sẽ phải học và thực hiện sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lần đầu.

Thậm chí, nếu cố tình làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả để được thi bằng lái thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017)Theo đó, người có hành vi vi phạm có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù lên tới 7 năm

Trường hợp 2: Có hành vi tẩy xóa, làm sai lệch thông tin trên giấy phép lái xe

Đây cũng là một trong những trường hợp sẽ bị thu bằng lái được quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT).  Cụ thể, người thực hiện hành vi tẩy xóa, làm sai lệch thông tin trên giấy phép lái xe cũng sẽ không được cấp bằng trong 5 năm.

Nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe thì người dân cũng sẽ phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp tự ý tẩy xóa làm sai lệch thông tin trên giấy phép lái xe sẽ có thể bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng với xe máy, 4-6 triệu đồng với xe mô tô 03 bánh và từ 10-12 triệu đồng với ô tô.

Trường hợp 3: Cho người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình

Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT so với Thông tư cũ. Theo đó, sau 1 năm kể từ ngày quyết định thu hồi bằng lái có hiệu lực, người dân nếu có nhu cầu cấp Giấy phép lái xe mới thì phải đăng ký với Sở giao thông vận tải để học và thực hiện thi sát hạch lại.

Trường hợp 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe cần đảm bảo các điều kiện sau để được cấp giấy phép lái xe bao gồm:

(1) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú hoặc đang học tập làm việc tại Việt Nam.

(2) Đủ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định.

Theo đó, Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12 quy định 2 trường hợp không được cấp giấy phép lái xe bao gồm:

– Người dưới 18 tuổi chưa được lái xe máy/ô tô.

– Người không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe/mắc các bệnh rối loạn về tâm thần.

Như vậy, đối với giấy phép lái xe đã được cấp cho người dưới 18 tuổi hoặc người không đủ điều kiện về sức khỏe hay mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, cơ quan chức năng sẽ thu hồi lại và không được cấp lại bằng lái trong 05 năm kể từ ngày phát hiện ra vi phạm.

Trường hợp 5: Sai sót về thông tin trên giấy phép như thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị bằng lái, ngày trúng tuyển, người ký

Theo Điều 36, Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, đối với trường hợp sai sót về thông tin trên giấy phép lái xe, việc thu hồi sẽ được thực hiện như sau:

– Đối với Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 3 tháng: đổi giấy phép lái xe.

– Đối với Giấy phép lái xe quá hạn trên 03 tháng: cấp lại Giấy phép lái xe.

Trường hợp 6: Phát hiện trong cơ thể người điều khiển phương tiện có ma túy thông qua việc khám sức khỏe của Cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Quyết định thu hồi bằng lái, người lái xe phải nộp giấy phép bị thu hồi đến cơ quan chức năng để thu hồi và thực hiện hủy bỏ theo quy định.

Tương tự như các trường hợp trên, nếu phát hiện trong cơ thể người điều khiển phương tiện giao thông có ma túy, người lái xe sẽ bị thu hồi bằng và không được cấp lại bằng lái trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện vi phạm.

S;inh con sau 1/7/2024: Bé được gì? Mẹ được gì? 3 điều đặc biệt cha mẹ nên biết

0

Trẻ sơ sinh được cấp thẻ Căn cước và tài khoản định danh

Trẻ sơ sinh được cấp thẻ Căn cước và tài khoản định danh

Theo Điều 19 của Luật Căn cước, số 26/2023/QH15, những đối tượng sau sẽ được cấp thẻ Căn cước:

– Công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước.

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu

Đối tượng dưới 14 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, có thể được làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024 nếu cha mẹ có nhu cầu. Trẻ sơ sinh không thuộc diện bắt buộc phải làm thẻ Căn cước, mà việc cấp thẻ là tùy thuộc vào yêu cầu của cha mẹ.

Trước đây, chỉ công dân từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ Căn cước.

Tài khoản định danh

Theo Điều 7 của Nghị định 69/2024/NĐ-CP, việc phân loại và cấp tài khoản định danh điện tử được quy định như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, nếu đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực, sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 hoặc mức độ 02.

– Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã có thẻ căn cước có thể nhận được tài khoản định danh điện tử mức độ 01 và mức độ 02 nếu có nhu cầu

– Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã có thẻ căn cước sẽ được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.

Như vậy, trẻ em dưới 6 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, nếu đã được cấp thẻ căn cước thì có thể nhận tài khoản định danh mức độ 01 theo yêu cầu của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Trước đây, quy định chỉ cho phép trẻ dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua tài khoản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trước đây, quy định chỉ cho phép trẻ dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua tài khoản của cha mẹ hoặc người giám hộ

Trước đây, quy định chỉ cho phép trẻ dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua tài khoản của cha mẹ hoặc người giám hộ

Thực hiện liên thông điện tử các thủ tục đăng ký khai sinh, hộ khẩu, cấp thẻ BHYT

Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại các Điều 5, 6 và 7, quy định việc thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính bao gồm: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

Để thực hiện các thủ tục này, người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, hồ sơ có thể được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc ứng dụng VNeID. Người dùng sẽ chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí trực tuyến.

Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên thông này không quá 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp cần xác minh thêm, thời gian giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ được tiếp nhận sau 15 giờ, thời gian xử lý sẽ bắt đầu tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại các Điều 5, 6 và 7, quy định việc thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính bao gồm: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ Bảo hiểm y tế

Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại các Điều 5, 6 và 7, quy định việc thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính bao gồm: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ Bảo hiểm y tế

Mẹ được hưởng trợ cấp thai sản một lần, tiền dưỡng sức cao hơn

Từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản trợ cấp và phụ cấp liên quan cũng sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng, bao gồm cả trợ cấp thai sản một lần và tiền dưỡng sức sau sinh.

Trợ cấp thai sản một lần

Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

 

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi.

– Nếu trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì người cha sẽ được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Công thức tính trợ cấp một lần khi sinh con là:

Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Do đó, với việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ thay đổi như sau:

– Trước ngày 01/7/2024: 2 x 1.800.000 = 3.600.000 đồng

– Từ ngày 01/7/2024: 2 x 2.340,000 = 4.680.000 đồng

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng đáng kể, mang lại lợi ích cao hơn cho các bà mẹ và người lao động.
Kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng đáng kể, mang lại lợi ích cao hơn cho các bà mẹ và người lao động

Kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng đáng kể, mang lại lợi ích cao hơn cho các bà mẹ và người lao động

Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản tang đáng kể từ 01/7/2024

Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sau khi kết thúc thời gian hưởng chế độ thai sản theo Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34, nếu trong 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi, sẽ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.

Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Với việc mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản cũng sẽ có sự thay đổi tương ứng:

– Trước ngày 01/7/2024: 30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày

– Từ ngày 01/7/2024: 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày

Như vậy, mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản sẽ tăng đáng kể từ ngày 01/7/2024, mang lại lợi ích lớn hơn cho các bà mẹ sinh con sau thời điểm này. Điều này đánh dấu một sự thay đổi tích cực, đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho lao động nữ trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau sinh

Cách sang tên xe máy không cần chủ cũ từ 1/8/2024: Làm theo cách này không tốn 1 đồng

0

Hướng dẫn chi tiết cách sang tên  xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.

Sang tên  xe máy là gì?

Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên  xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên  xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận.dang-ky-xe3
Các bước thực hiện thủ tục sang tên  xe máy không cần chủ cũ:

 

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng  xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số  xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng  xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên  xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên  xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên  xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên  xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký  xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung  xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký  xe).dang-ky-xe
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

 

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký  xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Sang tên  xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của  xe thuộc về chủ sở hữu  xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.

Khi chủ xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ  xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Mức vi phạm nồng độ cồn đối với từng loại xe năm 2024: Ai cũng nên biết kẻo dính phạt nặng

0

Tìm hiểu về mức vi phạm nồng độ cồn và hình thức xử phạt tại thời điểm hiện nay.

Liên hoan, tụ tập và uống bia rượu là điều khó tránh. Khi có nồng độ cồn mà lái xe, không những gây nguy hiểm cho bản thân, mà còn có thể gây hại cho người khác.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn so với quy định trước đây.

nong-do-con

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và  xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển  xe máy

1Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển ô tô

2Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp

3Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

4
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý, đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cách sang tên xe máy không cần chủ cũ từ 1/6/2024: Ai không biết là mất tiền oan

0

Hướng dẫn chi tiết cách sang tên xe máy không cần chủ năm 2024, ai cũng nên biết rõ.

Sang tên xe máy là gì?

Sang tên xe máy là một bước của quá trình chuyển nhượng tài sản (xe máy) từ người này cho người khác thông qua giao dịch dân sự bằng việc thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn nhất định. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên xe theo đúng quy định của pháp luật, bên mua sẽ có đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận.

dang-ky-xe3
Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên xe máy. Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).
dang-ky-xe
Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe cho người đang sử dụng xe.

Sang tên xe máy cũ thì có giữ nguyên biển số định danh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh của xe thuộc về chủ sở hữu xe máy cũ. Do đó, khi sang tên xe máy cũ, biển số định danh của xe sẽ bị thu hồi chứ không được giữ nguyên.

Khi chủ xe cũ đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình, thì biển số định danh được cấp lại. Trường hợp sau 05 năm, chủ xe cũ không đăng ký xe mới thì biển số định danh sẽ chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định

Năm 2024, Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu? Biết rẻ thế làm từ sớm

0

Nếu biết được việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền sẽ giúp người dân chủ động hơn về kinh phí, đồng thời cũng tránh tình trạng chậm nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Khi nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ quan thuế người dân có trách nhiệm nộp đúng số tiền và đúng hạn theo thông báo; nếu cần đối chiếu với thông báo nộp tiền, người dân có thể tự mình thực hiện theo cách tính dưới đây:

1. Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

* Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở).

Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)

Điểm a khoản 2  Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP  quy định:
“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, 02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp cần theo 03 bước sau:

Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

– Để xác định cần biết vị trí thửa đất: Tên đường, vị trí thửa đất gồm vị trí 1, 2, 3, 4 hay vị trí còn lại (vị trí 1, 2, 3,… xác định theo chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền – càng lùi sâu giá càng thấp).

– Xác định giá đất trong bảng giá đất (xem tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành).

Bước 2: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp (xác định như bước 1).

Bước 3: Lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Mặc dù có công thức như vậy nhưng để tính tiền sử dụng đất cho 01 thửa đất cụ thể khá phức tạp, để dễ hiểu hơn bạn đọc hãy xem qua ví dụ sau:

Ông A có 01 thửa đất trồng cây hàng năm khác với diện tích là 1000m2, vì con ông A lập gia đình và có nhu cầu ở riêng nhưng không có đất ở nên ông A muốn chuyển 100m2 đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở. Tiền sử dụng đất được tính như sau:

Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

Thửa đất của ông A thuộc vị trí 1 (vị trí tiếp giáp đường) có giá đất ở trong bảng giá đất là: 01 triệu đồng/m2.

Bước 2: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp

Cũng vị trí đó giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất là 250.000 đồng/m2.

Bước 3: Tiền sử dụng đất phải nộp của 01m2 là 750.000 đồng (01 triệu đồng – 250.000 đồng).

Tổng tiền sử dụng đất mà ông A phải nộp khi xin chuyển 100m2 sang đất ở là 75 triệu đồng.

Lưu ý:  Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

* Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

* Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.

2. Thời hạn nộp các khoản tiền vào ngân sách

Căn cứ  khoản 4 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP , thời hạn nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ như sau:

* Tiền sử dụng đất

– Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.

– Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.

* Lệ phí trước bạ : Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.

Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi  chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền ? Tuy nhiên, do từng thửa đất có giá đất khác nhau nên bài viết nêu được cách tính cụ thể, từ cách tính đó người dân có thể tự tính được số tiền hoặc ước lượng được số tiền phải nộp để chuẩn bị trước.

Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫy xe đi để điều tiết giao thông liệu có bị phạt nguội?

0

Nhiều trường hợp, người dân đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT vẫy đi để tránh tắc đường, không ít người lo ngại bị phạt nguội khi đoạn đường đó gắn camera giao thông.

Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho mình cùng những người khác. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, người dân vượt đèn đỏ nhưng không vi phạm, không bị xử phạt hành chính.

Trong đó, trường hợp được nhiều người quan tâm nhất là khi dừng đèn đỏ, CSGT vẫy đi thì liệu có bị phạt nguội không?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội?

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi liệu có bị phạt nguội? - Ảnh 1.

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy xe đi không phạt nguội. 

Có nhiều trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp này, người điều khiển nghe hiệu lệnh của CSGT sẽ không bị coi là hành vi phượt đèn đỏ. Thứ tự mà người lái xe cần nghe theo khi trên đoạn đường có nhiều chỉ dẫn cùng hiệu lực bao gồm:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu

Hiệu lệnh của biển báo hiệu

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Ngoài ra, trường hợp đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển. Cụ thể, khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:

– Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

– Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay

Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).