Đại diện Cục CSGT cho biết, qua phản ánh của người dân, tại một số đường có hiện tượng đèn tín hiệu “đang xanh bất ngờ đỏ”, đơn vị sẽ kiến nghị đơn vị quản lý đèn tín hiệu kịp thời nâng cấp.
Theo báo Vietnamnet, đại diện cơ quan chức năng đã cho biết nguyên nhân của tình trạng đèn tín hiệu “đang xanh bất ngờ đỏ” khiến nhiều người tham gia giao thông thắc mắc những ngày đầu năm.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau ngày đầu thực hiện Nghị định 168/2024, việc chấp hành giao thông tại nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có chuyển biến rõ rệt. Đa số người tham gia giao thông chấp hành việc dừng đèn đỏ, dừng đúng vạch, không vượt đèn đỏ…
“Vi phạm còn tồn tại chủ yếu ở những người hành nghề xe ôm công nghệ, người giao hàng, xe ba bánh… Lực lượng CSGT sẽ kiên trì tuyên truyền, xử lý để người tham gia giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hình thành văn hóa giao thông. Việc xử lý nghiêm nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhằm kiềm chế số vụ tai nạn, số người chết và bị thương”, đại diện Cục CSGT nói.
Cũng theo đại diện Cục CSGT, trong những ngày qua, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về hiện tượng đèn tín hiệu giao thông “đang xanh bỗng dưng đỏ” khiến họ có thể bị phạt oan.
“Nguyên nhân của tình trạng này do ở một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày”, đại diện Cục CSGT nói.
Đại diện Cục CSGT lấy ví dụ, một cột đèn tín hiệu giao thông sẽ chuyển chu kỳ từ khung giờ cao điểm sang thấp điểm hoặc ngược lại. Để khắc phục tình trạng này, Cục CSGT kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ.
“Người tham gia giao thông sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này do đối với phạt nguội, CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản. Đối với phạt trực tiếp, lực lượng phụ trách đèn sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, thông báo vi phạm vượt đèn đỏ để dừng, xử lý, có gửi clip từ Trung tâm cho CSGT tại chốt thông báo cho người vi phạm biết”, đại diện Cục CSGT cho biết thêm.
Còn với trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt do Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
Luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Xoay quanh vấn đề trên, báo Lao động Thủ đô trong ngày 2/1 cũng có bài viết: “Sẽ không bị phạt oan khi đèn tín hiệu “đang xanh bỗng dưng đỏ”?
Theo Cục Cảnh sát giao thông, những ngày qua, nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về hiện tượng đèn tín hiệu giao thông “đang xanh bỗng dưng đỏ” khiến họ có thể bị phạt oan. Nguyên nhân của tình trạng này là do ở một số đèn tín hiệu giao thông thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công, nên có độ trễ khi điều chỉnh chu kỳ đèn trong ngày (từ khung giờ cao điểm sang thấp điểm hoặc ngược lại).
Để khắc phục tình trạng này, Cục Cảnh sát giao thông kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn tín hiệu giao thông sớm nâng cấp các đèn đã cũ.
Cục Cảnh sát giao thông nhấn mạnh, người tham gia giao thông sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong các trường hợp này. Cụ thể, đối với phạt nguội, lực lượng chức năng sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản.
Đối với phạt trực tiếp, lực lượng phụ trách đèn sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông, thông báo vi phạm vượt đèn đỏ để dừng, xử lý; đồng thời sẽ gửi clip từ Trung tâm cho cán bộ tại chốt chứng minh hành vi vi phạm cho người tham gia giao thông được biết.
Cục Cảnh sát giao thông cũng giải đáp băn khoăn về trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt do Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
Luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.