Home Blog Page 24

Chồng đi làm xa, tháng nào anh cũng gửi về cho tôi 40 triệu để chăm lo cho gia đình. Tôi hạnh phúc vì chồng tu chí làm ăn, lo cho vợ con. Ngày nào anh cũng gọi về cho tôi nhưng tuần trước không hề thấy anh gọi về, tôi gọi mãi cũng không được. Sốt ruột tôi tức tốc đặt xe rồi đến thăm anh, gửi vội con cho ông bà ngoại. Nào ngờ lúc đến nơi, tôi bà;;ng hoàn;;g khi thấy trong phòng chồng lại chính là…

0

Nếu như mẹ chồng không hối thúc, có lẽ tôi sẽ còn chần chừ việc đến thăm chồng.

Vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng bèo bọt, không ổn định vì phụ thuộc vào lượng hàng sản xuất. 2 năm trước, chồng tôi nhận được lời đề nghị từ công ty: Anh ấy sẽ đi làm xa, công ty lo hết chuyện ăn ở, điều kiện là anh phải ở lại nơi công tác đến hết 5 năm. Lương cao nhưng phải xa nhà, xa vợ con 5 năm trời.

Lúc đó, tôi mới sinh con nên anh phân vân. Chính tôi đã động viên anh đi. Làm lương cao, tôi ở nhà sẽ lo cho bố mẹ chồng và con nhỏ. Tiền anh gửi về, tôi sẽ dành dụm, tiết kiệm để sau này còn lo cho tương lai, chuyện ăn học của con.

Con trai vừa thôi nôi thì chồng tôi đi. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh đều đặn gửi về cho tôi 30-40 triệu. Nhờ tiền chồng gửi về mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Tôi lo thuốc men, quần áo chu đáo cho bố mẹ chồng. Tôi cũng đi làm, mỗi tháng trung bình được 9 triệu, lo học hành, sữa bỉm cho con trai và ăn uống trong gia đình. Tiền chồng gửi về, tôi gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tháng nào chồng cũng gửi 40 triệu về nhà, tôi bàng hoàng khi biết cảnh sống của anh trong lần đến thăm đột ngột - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tối nào vợ chồng tôi cũng gọi điện video cho nhau. Chồng tôi luôn than thở ở đó buồn quá, xung quanh toàn là cây cối và tiếng chim chóc, động vật. Dù có tiền, anh cũng không biết phải tiêu xài ở đâu. Tôi an ủi, động viên anh cố gắng vì gia đình. Vài năm nữa, anh về, tiền cũng đủ để xây căn nhà mới rồi.

Tuần trước, chồng tôi không gọi về cho vợ. Tôi gọi điện, anh cũng không nghe máy. Ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Nơi anh ở rất xa trung tâm thành phố, xung quanh thưa thớt nhà dân, nếu anh có đau bệnh thì cũng khó điều trị. Tôi tâm sự với bố mẹ chồng, họ bảo tôi đến thăm anh một lần. Bố mẹ sẽ giúp tôi chăm sóc con trai. Tôi đến đó, sẵn tiện đem theo ít đồ ăn ngon cho anh, gần Tết rồi.

Được sự ủng hộ của bố mẹ chồng, tôi đã mua vé xe, đến nơi chồng công tác ngay trong đêm. Lúc đến nơi là 6h sáng, tôi lại đi tiếp một chặng đường dài nữa bằng xe ôm. Tìm đến nơi chồng ở, tôi sửng sốt khi biết cuộc sống của anh.

Đúng như anh mô tả, xung quanh gần như không có nhà. Đoạn đường từ nơi anh ở đến trung tâm thành phố xa hơn 30km, rất khó đi. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là cây cối.

Tôi vào nhà, thấy chồng nằm chèo queo, cả người nóng sốt. Ngôi nhà nhỏ xíu, chỉ có một phòng ngủ và phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh. Nhưng chồng tôi treo ảnh gia đình khắp nơi.

Thấy tôi, anh ấy còn lơ mơ, hỏi có phải đang mơ không? Nhìn tình cảnh của chồng mà tôi mà rớt nước mắt. Tôi lấy thuốc đã chuẩn bị sẵn từ nhà cho chồng uống rồi nấu cháo cho anh ăn.

Đến trưa, chồng tôi mới đỡ hơn một chút. Anh ôm lấy tôi, bảo cứ tưởng mình đang mơ vì không nghĩ tôi lại đến tận nơi thăm anh. Anh nói làm việc ở đây, lương thì cao thật nhưng quá cô đơn. Đồng nghiệp có vài người nhưng đều đi làm đến tối mịt mới về, cũng chẳng ai biết chăm sóc người ốm. Nhiều khi anh nhớ vợ nhớ con đến quay quắt mà không biết phải làm sao? Vì vợ con, anh phải cố gắng, chứ nếu không, chắc anh đã bỏ cuộc rồi.

Tôi xót xa quá. Ở với chồng 2 ngày, tôi phải về lại. Từ lúc về, tôi luôn nghĩ đến việc xin cho chồng về quê với mình. Tôi không muốn anh sống khổ sở và cô độc như vậy nữa. Nhưng nếu về giữa chừng thì phải bồi thường tiền hợp đồng. Nên làm sao mới đúng đây?

Từ nay người dân đi xe máy ra đường không mang đăng ký xe sẽ bị CSGT phạt tới 3 triệu đồng, đúng không?

0

Đăng ký xe máy là giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi người dân tham gia giao thông nên ai cũng cần phải chú ý.

Quy định bắt buộc mang theo đăng ký xe khi tham gia giao thông

Khi mua bán xe chúng ta cần thực hiện thủ tục đăng ký cho xe. Giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền như công an huyện xã, cục cảnh sát giao thông, phòng cảnh sát giao thông trên đó có thông tin nhận dạng về xe, tên chủ xe.

Quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ về các giấy tờ phải mang theo khi lái xe ra đường như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đăng ký xe hiện đã tích hợp được trên ứng dụng VNeID nên nếu người dân đã tích hợp thì không cần mang bản cứng, có thể xuất trình thông tin đăng ký xe trên VneID khi CSGT kiểm tra.

Người dân ra đường cần mang theo đăng ký xe hoặc đăng ký xe tích hợp trên VNeID

Người dân ra đường cần mang theo đăng ký xe hoặc đăng ký xe tích hợp trên VNeID

Không có đăng ký xe máy và không mang đăng ký xe máy bị xử phạt thế nào? 

Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo đó quy định xử phạt khi

Không có đăng ký xe:

Khoản 2 Điều 14 quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;

b) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) bị tẩy xóa; sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Khoản 5. Điều 14 quy định thêm:

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

…b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Điều khiển xe không có đăng ký sẽ bị phạt nặng, còn có đăng ký nhưng quên mang thì bị phạt nhẹ hơn

Điều khiển xe không có đăng ký sẽ bị phạt nặng, còn có đăng ký nhưng quên mang thì bị phạt nhẹ hơn

Xử phạt khi không mang đăng ký xe

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe);

Như vậy người dân cần chú ý việc xe không có đăng ký đã tham gia giao thông khác với xe có đăng ký mà không may người đi xe quên mang theo.

Nếu chỉ là quên không mang theo thì hình thức xử phạt nhẹ hơn nhiều so với việc đi xe không có đăng ký. Thông tin quên không mang theo đăng ký xe bị phạt 3 triệu là không đúng PHạt 2-3 triệu là áp dụng với xe không có đăng ký. Xe không có đăng ký mà không chứng minh được nguồn gốc thì ngoài phạt tiền còn bị tịch thu..

Từ hôm nay rút ngắn ngày cấp đổi giấy phép lái xe online chỉ trong 6 -10 ngày, phí 115.000 đồng ai cũng làm được

0

Người dân khám sức khỏe làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4, chỉ trong vòng 6 – 10 ngày là có kết quả.

Một ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Cha. Không ngờ, chưa được bao lâu, Cha lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự một lúc, Cha dường như nghe thấy sự do dự của tôi bèn nói: “Con cho Cha một nửa, Cha tự bỏ ra một nửa, đem bán mấy con dê nhà nuôi”. Nghe thấy vậy, tôi liền mềm lòng. Mấy năm gần đây, Cha tôi đã nuôi hơn chục con dê, nuôi lớn rồi lại đem bán để trang trải chi tiêu hàng ngày. Sau khi Mẹ tôi mất đi, tôi muốn đón Cha lên thành phố ở chung, Cha quyết không chịu đi…..Đọc tiếp ở bình luận..

0

Một ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Cha.

Không ngờ, chưa được bao lâu, Cha lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự một lúc, Cha dường như nghe thấy sự do dự của tôi bèn nói:

“Con cho Cha một nửa, Cha tự bỏ ra một nửa, đem bán mấy con dê nhà nuôi”.
Nghe thấy vậy, tôi liền mềm lòng. Mấy năm gần đây, Cha tôi đã nuôi hơn chục con dê, nuôi lớn rồi lại đem bán để trang trải chi tiêu hàng ngày. Sau khi Mẹ tôi mất đi, tôi muốn đón Cha lên thành phố ở chung, Cha quyết không chịu đi.

Nỗi đau của người cha già có con bị bạn thân sát hại

Thằng em trai đang sống ở thị trấn cũng muốn đón Cha tới, nhưng Cha nói đã quen với cuộc sống ở quê, quen với những người trong thôn nên không muốn rời đi.

Không có cách nào thuyết phục, đành theo ý Cha. Tuy nhiên, muốn biếu Cha chi phí sinh hoạt hàng ngày ông cũng không lấy, lần nào cũng nói, cuộc sống thôn dã đơn giản, chi phí ít, cũng không tiêu gì. Mà bây giờ… chuyển tiền cho Cha, nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó không đúng.

3 tháng trôi qua, tôi quyết định đưa con gái về nhà thăm Cha.

Cửa nhà khóa, chú hàng xóm nói Cha tôi đang đi chăn dê. Tôi bèn dắt con gái xuống dốc, từ xa đã nhìn thấy đàn dê, tới gần mới thấy Cha đang ngồi ngủ bên gốc cây, bên cạnh trải một tấm vải, trên tấm vải có một cái bánh đã ăn được một nửa, một túi dưa muối nhỏ, còn có một bình nước… Trong lòng chợt thấy chua xót, tôi liền gọi: “Cha ơi”!
Cha giật mình tỉnh giấc, hồi lâu sau mới nói:

“Con bé này, sao về nhà mà không báo trước?”.

Con gái tôi liền giành nói trước: “Mẹ con nói muốn cho ông ngoại một bất ngờ”.

Cha tôi thực sự rất vui mừng, không nói thêm với tôi điều gì, chỉ kéo cháu gái tới làm quen với bầy dê bảo bối của mình. Một bầy dê nho nhỏ có trên chục con, Cha tôi vui vẻ nói:

“Đợi thêm một khoảng thời gian nữa có thể bán được rồi, chắc chắn sẽ bán được rất nhiều tiền! Bây giờ giá dê đang tăng”.

Về tới nhà, trong sân có chút bừa bộn, chiếc xe 3 bánh Cha tôi đã đi nhiều năm nằm ở một góc sân.

Tôi thuận miệng liền hỏi:

“Cha, chiếc xe 3 bánh Cha mới mua đâu rồi?”.

Ông bối rối trả lời:

“Cha… vẫn chưa mua! Nghe người ta nói tháng sau giá sẽ giảm”.

Trong lúc tôi dọn dẹp ngoài sân, nghe thấy Cha gọi điện cho thằng em trai nói:

“Chị gái con về nhà, tối nay con cũng về nhà cùng ăn cơm đi!”.

Sau đó Cha còn dặn nhỏ một câu:

“Mua thêm nhiều đồ ăn ngon nhé”!

Tôi định nói vài câu, rồi lại thôi. Hồi trước, tôi luôn để ý tới sự thiên vị của cha mẹ. Bởi vì sự đố kỵ lúc còn nhỏ mà tôi luôn xa cách thằng em trai, sau đó thì giận dỗi quyết định thi vào một trường đại học thật tốt, cuối cùng có thể hãnh diện rời khỏi nhà.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm việc ở một công ty nước ngoài khá tốt, còn em trai tôi miễn cưỡng cũng học xong trung cấp nghề, trở thành một công nhân làm trong một dây chuyền lắp ráp tại thị trấn, thằng út lại càng ngưỡng mộ và tôn trọng tôi hơn.

Buổi chiều, thằng em trai mang theo con về nhà, còn mua rất nhiều đồ.

Cha tôi đích thân xuống bếp, cùng với em trai làm rất nhiều món ngon, đều là những món tôi ưa thích. Lúc Mẹ tôi còn sống, Cha tôi chưa từng nấu ăn. Thật kỳ lạ là mỗi món ăn Cha làm đều giống y như mùi vị thức ăn Mẹ nấu. Ăn từng miếng, tôi dường như sắp khóc.

Buổi tối, tôi ngồi nói chuyện với Cha trong sân, chỉ là không ngờ tới, ông vòng vo một hồi lâu, nói từ chuyện trong thôn, nói tới việc lúc còn sống Mẹ tôi muốn xây lại nhà,… cuối cùng mới nói tới vấn đề chính:

“Các con, nếu như không quá khó khăn, có thể… con biết đấy, thằng em của con…”
Tôi ngắt lời ông, hỏi:

“Cha, sửa nhà cần bao nhiêu tiền”, trong lòng đột nhiên có một nỗi buồn không thể diễn đạt bằng lời.

“Khoảng, khoảng 200 triệu …..”, giọng của ông nhỏ lại, liền lập tức bổ sung, “nếu bán được bầy dê cũng sẽ được vài chục triệu”.

Tôi ngạc nhiên một lúc, 200 triệu với tôi cũng không phải là con số nhỏ, tôi ngập ngừng nói: “Cha, đợi con về nhà tính lại rồi nói, cũng không phải vấn đề quá lớn”.
Ông cúi thấp đầu nói:

“Con gái, làm khó con rồi. Con xem có thể được bao nhiêu, Cha già rồi, sẽ không tiêu tốn khoản nào nữa….”.

Tôi cười nhẹ. trong ánh trăng mờ ảo, chắc chắn Cha không thấy được sự cay đắng trong nụ cười đó.

Bàn bạc với chồng về chuyện của Cha, cả nửa ngày, anh ấy cũng không nói gì, chồng tôi không phải một người nhỏ mọn, nhưng năm nay, tình cảnh của anh ấy còn tệ hơn tôi. Chồng tôi mở một công ty xuất khẩu nhỏ, bây giờ đến tiền lương cũng trở thành vấn đề.
Cuối cùng anh ấy nói:

“Em đưa tiền cho Cha đi, chúng ta tự thắt chặt chi tiêu chút, vẫn có thể chịu được”.
Nửa tháng sau khi tôi chuyển tiền cho Cha, tôi gặp được một người họ hàng lên thành phố làm việc, trong lúc trò chuyện tôi liền thuận miệng hỏi:

“Nhà của con đã bắt đầu sửa lại chưa ạ”?

Ông ấy hơi ngạc nhiên:

“Không thấy Cha con nói tới việc sửa lại nhà!”, nghĩ một lúc người đó nói, “Đúng rồi, Cha con đem dê bán hết rồi, giúp em trai con mua một chiếc xe giao hàng nhỏ, em trai con không còn làm ở chỗ cũ nữa, đã tự lái xe đi giao hàng rồi. Kiếm được kha khá…”.

Trái tim tôi giống như bị ném vào băng vậy, cảm thấy thực sự lạnh lẽo.

Hoá ra Cha đã nói dối tôi, từ đầu tới cuối luôn đứng về phía thằng em trai, thiên vị tới mức nói dối tôi lấy tiền giúp đỡ nó, không thể oán hận Cha nhưng có bao nhiêu bất mãn chính tôi cũng không rõ.

Về tới nhà, tôi không thể chịu đựng được nữa, nhốt mình trong phòng vệ sinh, vừa mở nước vừa khóc một trận.

Vài ngày sau đó, tôi đều không chủ động gọi điện thoại cho Cha. Cuối cùng cũng làm Cha gọi trước, tôi chỉ trả lời lấy lệ, Cha cũng đành phải cúp máy. Nhưng không ngờ rằng, đó lại là lần cuối cùng tôi được nghe giọng của ba…

3 ngày sau, tôi nhận được điện thoại của thằng em trai, nói rằng Cha đã qua đời vì bị nhồi máu cơ tim… bỗng nhiên nhớ lại cuộc điện thoại 3 ngày trước, những lời dặn dò vụn vặt cùng sự lạnh lùng của tôi, khiến tôi không thể nhớ nổi.

Lập tức trở về nhà, lần đầu tiên tôi và thằng em trai ôm nhau khóc, lúc Mẹ mất tôi vẫn có thể dựa vào vòng tay Cha, còn bây giờ… tất cả những oán trách đối với Cha đều bị sự ra đi đột ngột này làm tan đi hết, chỉ còn sự đau thương bao trùm lấy tôi.

Sau khi lo liệu xong hậu sự của Cha, lúc rời đi, thằng em trai tiễn tôi tới bến xe rồi nói:
“Chị ơi, hãy thường về nhà nhé, Cha Mẹ đều không còn, nhưng nhà của chúng ta vẫn còn”.

Một câu nói đó đã khiến cho tôi vốn đã khóc tới cạn nước mắt lại dâng lên dòng lệ. Nắm tay thằng em trai tôi dặn dò nó giữ gìn sức khỏe rồi lên xe đi. Tôi đã nghĩ rằng, có thể sau này tôi sẽ không thường về nơi được gọi là nhà của chúng tôi nữa!

Trải qua vài ngày, tôi mới có thể bình tĩnh lại sau việc Cha qua đời…Nhưng cuộc đời con người, quả thật là hoạ vô đơn chí, chuyện bất hạnh lại tiếp tục xảy tới, công ty của chồng tôi gặp sự cố, anh ấy bị khách hàng lừa mất toàn bộ tài sản.

Chồng tôi lúc đó gần như sụp đổ, từ một người không bao giờ uống rượu lại thành kẻ say sưa tối ngày. Tôi vô cùng lo lắng, sốt ruột, lại không có cách nào có thể giúp đỡ, suy nghĩ một đêm, cuối cùng quyết định bán nhà.

Trưa ngày hôm đó thằng em trai gọi điện tới, sau khi Cha mất, thằng em ngược lại rất thường xuyên gọi điện thoại tới. Tôi không có tâm trạng nói chuyện với nó, nó cũng hiểu được sự nôn nóng của tôi, nhẫn nại hỏi, tôi cố gắng mới nói được hết cho thằng út nghe.
Không ngờ được rằng, em trai tôi ngồi tàu hỏa, sáng hôm sau liền tới, bước vào nhà không nói gì hết, từ trong tay lấy ra một cọc tiền. “Chị, đây là 500 triệu, không nhiều, dùng giải quyết trước đã”.

Tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi:”Tiền này em lấy ở đâu?”. “Một phần từ mấy tháng nay em chở hàng kiếm được 300 triệu, nhà trên thị trấn không được bao nhiêu, chỉ có điều có được từng này…”.
Tôi cảm động, cầm tiền đưa lại cho em trai, nói:
“Chị không thể cầm tiền của em”.

Nó vội vã nói:
“Chị ơi, năm ngoái xưởng đóng cửa, em và vợ bị mất việc, muốn mua một chiếc xe chở hàng nhưng không có tiền, chị đã đưa ba 400 triệu, nói Cha đưa cho em, còn dặn Cha không được cho tụi em biết là tiền của chị”.
Tôi ngây người, em trai nói tiếp:

“Cha nói, hồi nhỏ, đều là chị nhường em, bởi vì em là em, bây giờ em phải bảo vệ chị, bởi vì chị là con gái. Cha còn nói, tới lúc Cha không còn nữa, em chính là nhà của chị…”.
“Cha”!
Tôi quay đầu, nước mắt rơi xuống như mưa. Tôi là đứa con bất hiếu! Sao lại không hiểu cho sự khổ tâm của Cha. Cha đã biết trước không còn sống được bao lâu, lại càng biết tôi vốn là đứa kiêu ngạo, ngay cả người thân cũng sẽ không nhờ vả dựa dẫm, chính vì vậy đã để lại sự yêu thương, dành cho tôi sau này.

Lúc đầu, khi Cha mượn tiền tôi, trong lòng Cha đã biết khó xử, đã phải dùng bao nhiêu dũng khí. Nhưng Cha vẫn làm vậy, chỉ để khi ông mất đi, chúng tôi còn có chỗ dựa, còn có người thân.

Thì ra đứa con mà ông yêu thương nhất lại chính là tôi. Tôi quay lại ôm lấy em trai, không thể nói một lời nào, chỉ ôm thật chặt nó.

Giây phút này, Cha tôi đang ở trên thiên đường cũng cảm thấy an lòng, bởi vì đứa con được sống trong tình yêu của ông mà hoàn toàn không biết, cuối cùng đã hiểu được tất cả.

Một đời buôn ba đến khi về già tôi mới hiểu ra….Bà Ngân là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn giàu nhất làng. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 31 tỷ đồng. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình. Để mẹ chia tài sản cho mình, 3 người con trai đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc nhất định không chia cho em gái nuôi. Thậm chí, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi không cho chăm sóc mẹ. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà. Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận…

0

Tiền bạc của cha mẹ để lại không phải là tài sản quý giá nhất. Nhưng các con trai của bà Ngân lại không thể hiểu được điều này.

Cô con gái nuôi hiếu thảo

Bà Ngân sinh có 3 người con trai. Ai trong làng đều ngưỡng mộ bà. Tuy vậy, bà rất mong muốn có một cô con gái, nhưng bấy giờ bà đã hơn 40 rồi, không còn đủ sức khỏe để có thể sinh nở. Vậy nên bà quyết định nhận nuôi một cô con gái của một gia đình nghèo huyện kế bên.

Quyết định này cũng gọi là một quyết định sáng suốt. Bởi lẽ, nếu không có cô con gái này, bà sẽ không biết sẽ sống như thế nào. Ba người con trai chưa bao giờ quan tâm, hỏi han đến bà. Lúc bà ốm nặng nằm trong bệnh viện, không ai muốn chăm sóc bà. Ngược lại, họ còn tranh nhau tài sản mặc dù bà chưa qua đời. Chỉ có mỗi cô con gái nuôi hằng ngày chăm sóc và đối xử với bà rất tốt.

Bà Ngân là một trong những chủ hộ kinh doanh lợn nhất làng. Nhờ vào kinh nghiệm cũng như là bí quyết chăn nuôi, kinh tế gia đình bà khá khấm khá. Khi về già, bà có trong tay tài sản lên tới 20 tỷ VNĐ. Chính vì thế các con của bà, ai cũng muốn số tiền này thuộc về mình.
photo-1732763595520

Ảnh minh họa

Về phần bà Ngân, bà không biết làm sao. Cả ba dù ngoan ngoãn hay không thì cũng là con của bà, không thể nào không chia cho các con tài sản. Để mẹ chia tài sản cho mình, ba người con đã diễn một vở kịch tranh giành tài sản. Họ đã bàn bạc với nhau rằng nhất quyết không được chia tài sản cho người ngoài, đặc biệt là em gái nuôi. Và bất kì số tiền được chia cho ba người như thế nào thì ba anh em sẽ chia đều lần nữa.

Khi mẹ vẫn còn đang nằm bệnh viện, anh cả đã cố tình đuổi em gái nuôi ra khỏi nhà. Cô em khóc lóc thảm thiết, mong muốn được chăm sóc mẹ nốt những ngày tháng cuối đời và chỉ khi cô hứa sẽ không lấy bất kỳ đồng nào của mẹ, các anh trai mới cho cô vào nhà.

Tài sản đáng giá nhất

Người mẹ già qua đời, 3 con trai thừa kế 10 tỷ đồng/người, con gái nuôi chỉ được 1 mảnh giấy, nhưng 3 năm sau lại trở thành người giàu nhất - Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Chỉ có cô con gái ôm bà vào lòng, khóc nức nở vì không thể nào chấp nhận được sự thật. Lúc này, bà mới lấy ra một mảnh giấy rồi đưa cho cô, dặn cô phải đọc kỹ và giữ gìn cẩn thận.

“Những tờ giấy này, ba anh trai của con không cần, mẹ để lại cho con. Còn mảnh đất mà mẹ nuôi heo ở làng này, chúng nó không muốn, mẹ cũng để lại cho con hết nhé.”

Vừa dặn dò con gái xong, bà Ngân lập tức qua đời.

Ba người con trai lo xong tang lễ cho bà Ngân xong, họ nhanh chóng về thành phố tiếp tục công việc. Chỉ có cô gái vẫn ở quê làm việc. Mọi người trong làng đều nói rằng bà Ngân không công bằng, vì đã để cô con gái nuôi mà bà yêu thương nhất thiệt thòi.

Khi cô gái mở những tờ giấy mà mẹ đã để lại ra xem, cô vô cùng ngỡ ngàng. Vì bên trong toàn bộ là bí quyết nuôi lợn mà mẹ đã đã tích cóp mấy chục năm qua.

Hóa ra, bà Ngân đã để lại cho cô gái tài sản tinh thần quan trọng nhất trong cuộc đời bà. Các bí quyết này đã giúp cô nỗ lực khởi nghiệp, mở rộng quy mô trang trại của mẹ. Sau 3 năm, nhờ sự chăm chỉ của mình, cuối cùng cô đã trở thành một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng khắp nơi. Còn ba người anh trai, chỉ biết ghen tị trước những thành công của em gái.

Nghịch lý: Cùng leo vỉa hè, xe máy phạt 6 triệu đồng, ôtô chỉ 1 triệu đồng…Biết lý do ai cũng ng:ỡ ng:àng

0

Xe máy đi lên vỉa hè và ôtô dừng đỗ sai quy định trên vỉa hè đều là nguyên nhân khiến hè phố xuống cấp, hư hỏng. Tuy nhiên, hiện mức xử phạt với 2 hành vi này lại đang có sự chênh lệch quá lớn.

Sau đám cưới, mẹ chồng vét hết tiền ở quê được 1,2 tỷ để cho chúng tôi mua nhà trên thành phố. Đến khi tôi đẻ con bà cũng lặn lội từ dưới quê lên thăm. Đợt gần đây sức khỏe của bà giảm sút nghiêm trọng. Tôi bàn với chồng biếu bà 2 tỷ để bà an hưởng khi về già. Tưởng bà sẽ vui vẻ đồng ý nhưng ngày tôi đem quyển sổ tiết kiệm dúi vào tay bà, bà hất 1 phát ra ngoài sân, xoay người nói với tôi đúng 2 từ lạnh ngắt…

0

Tôi bàng hoàng, không hiểu tại sao mẹ lại phản ứng gay gắt như vậy. Phải chăng tôi chưa đủ chu đáo, hay tôi đã nói sai điều gì.

1,2 tỷ đồng là một khoản lớn đối với một gia đình nông thôn, nhưng mẹ chồng không do dự mà đưa số tiền này cho tôi và chồng mua nhà ở thành phố ngay sau khi cưới. Ngày đó mẹ nói:

– Các con cầm lấy mà mua nhà, phải có nhà thì mới ổn định được cuộc sống, gia đình mới êm ấm được.

Tôi thực sự rất cảm kích trước một người mẹ chồng hiền lành, hết lòng vì con cái như vậy.

Sau này khi tôi sinh con, mẹ chồng chuyển đến ở hẳn với chúng tôi để chăm cháu. Tôi sinh 3 đứa con, đều là do mẹ chồng một tay chăm sóc, dạy bảo vì vợ chồng tôi quá bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian chăm sóc con. Dẫu vậy, mẹ chồng luôn thấu hiểu và cảm thông cho tôi, chưa bao giờ có nửa lời trách móc.

Tôi biết hết sự hi sinh thầm lặng của mẹ chồng, nhưng ngoài những lời cảm ơn, tôi chẳng biết làm gì hơn nữa. Sau này khi kinh tế khá hơn, tôi âm thầm lập một cuốn sổ tiết kiệm cho mẹ chồng, mỗi năm tích vào đó một chút để sau này cho bà dưỡng già. Bởi lẽ, ngày thường vợ chồng tôi biếu tiền mẹ chồng, bà đều từ chối.

Mẹ chồng vét tiền mua nhà cho, tôi biếu bà 2 tỷ khi về già nhưng nhận về đúng 2 từ - 1

Sau khi tôi sinh con, mẹ chồng đã dọn tới ở cùng để giúp chúng tôi chăm con. (Ảnh minh họa)

Thời gian gần đây, sức khỏe của mẹ chồng giảm sút rõ rệt, thường xuyên phải vào bệnh viện thăm khám. Cảm thấy thời cơ đã đến nên tôi liền mang cuốn sổ tiết kiệm tặng mẹ chồng.

– Mẹ ơi, trong cuốn sổ tiết kiệm này có 2 tỷ đồng, mẹ hãy dùng nó để lo cho tuổi già nhé. Mong mẹ hãy nhận lấy, coi như chúng con hiếu kính mẹ sau những năm mẹ chăm sóc con cái, nhà cửa giúp chúng con ạ. 

Mẹ chồng thoáng ngạc nhiên, nhưng ngay sau đó, ánh mắt bà trở nên phức tạp. Giọng nói của bà run rẩy:

– Vô tâm!

Tôi bàng hoàng, không hiểu tại sao mẹ lại phản ứng gay gắt như vậy. Phải chăng tôi chưa đủ chu đáo, hay tôi đã nói sai điều gì. Như nhận ra phản ứng của mình hơi quá, mẹ chồng dịu giọng lại nói tiếp:

– Con cầm tiền về đi, mẹ không cần. Mẹ giúp các con nuôi cháu không phải vì tiền.

Tôi thật sự rất buồn vì mẹ chồng trách tôi, từ chối tấm lòng của tôi. Nghẹn ngào, tôi hỏi bà, mong tìm được lời giải thích:

– Mẹ ơi, tại sao mẹ lại mắng con là người vô tâm?

Mẹ chồng thở dài, ánh mắt lộ rõ sự bất lực:

– Mẹ giúp các con vì mẹ yêu các con, yêu gia đình này. Mẹ không cần tiền của con, điều mẹ cần là sự thấu hiểu và tôn trọng, là sự quan tâm của các con trong cuộc sống hàng ngày chứ không phải số tiền lạnh lẽo này.

Nói xong, mẹ chồng bỏ vào bếp nấu cơm. Hình ảnh bà bận rộn trong bếp trở nên thật cô đơn dưới ánh chiều tà. Nhìn theo bóng dáng mẹ, tôi sực tỉnh.

Mẹ chồng vét tiền mua nhà cho, tôi biếu bà 2 tỷ khi về già nhưng nhận về đúng 2 từ - 2

Biếu mẹ chồng 2 tỷ dưỡng già nhưng bà từ chối, trách tôi vô tâm. (Ảnh minh họa)

Tôi nhận ra bao năm qua mình quá thờ ơ với mẹ chồng. Tôi hay mua quà cho mẹ chồng, cho rằng đó là sự quan tâm, là tròn chữ hiếu nhưng trong cuộc sống hàng ngày, tôi chẳng hỗ trợ mẹ chồng được điều gì cả. Những ngày mẹ chồng đi viện, tôi cũng chưa đưa bà đi được lần nào. Thậm chí, có những hôm mẹ chồng đi khám về, vì bận việc quá mà tôi cũng quên hỏi thăm kết quả khám. Thật đúng là vô tâm mà!

Hành động biếu tiền của tôi xuất phát từ ý tốt, mong muốn đền đáp những gì mẹ chồng đã cống hiến, nhưng lại bỏ qua nhu cầu thực sự của bà. Ngược lại, tình yêu của mẹ chồng là vô điều kiện, không mong đợi sự đền đáp, chỉ mong muốn được gia đình thấu hiểu và tôn trọng, nhưng tôi lại không hiểu.

Biết mình đã sai, tôi bước tới ôm mẹ chồng từ phía sau, nghẹn ngào nói:

– Mẹ, cảm ơn mẹ. Là con sai. Sau này con sẽ quan tâm, chăm sóc mẹ nhiều hơn.

Đến tối, tôi lại vào phòng mẹ chồng và mang theo cuốn sổ tiết kiệm:

– Mẹ ơi, con biết mẹ không cần tiền, nhưng đây là tấm lòng của chúng con. Mẹ đã hy sinh quá nhiều cho chúng con, con muốn làm điều gì đó cho mẹ. Mẹ hãy cầm lấy cho chúng con được yên lòng được không mẹ?

Lần này, mẹ chồng đã nhận. Sau chuyện này, tôi cũng dành nhiều thời gian hơn bên mẹ chồng, lắng nghe những câu chuyện quá khứ, cùng bà làm việc nhà, để bà cảm nhận được sự ấm áp và tôn trọng từ gia đình.

Mức phạt giữa xe máy và ôtô trên vỉa hè là chưa công bằng

0

Chuyên gia quy hoạch và đại diện Cục Cảnh sát giao thông lên tiếng về mức phạt chênh lệch giữa ôtô dừng đỗ và xe máy đi trên vỉa hè.

Từ tháng 1/2025, đi xe máy ra đường sẽ bị CSGT phạt tới hơn 10 triệu nếu không đáp ứng các điều kiện này, đặc biệt là yêu cầu thứ 3

0

Người tham gia giao thông có trách nhiệm và quyền lợi để đảm bảo sự an toàn của bản thân và người cùng tham gia trên đường. Đặc biệt khi dùng xe cơ giới thì phải đáp ứng đủ điều kiện mới được tham gia để giảm thiểu tai nạn rủi ro.

Những quy định xử phạt của Nghị định 168 có tính chất nghiêm khắc hơn trước đây nhiều lần để tăng ý thức của người tham gia giao thông nên người dân cần chú ý.

Hiện nay xe máy đang là phương tiện tham giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam. Người dân đi xe máy cần chú ý. Từ 1/1/2025 Luật Trật tự an toàn giao thông và Nghị định 168 xử phạt hành chính về an toàn giao thông có hiệu lực đã khiến dư luận xôn xao bởi mức xử phạt trong nghị định này cao hơn hẳn Nghị định 100 trước đây. Thế nên người dân cần đặc biệt chú ý khi đi đường.

Muốn lái xe máy ra đường phải đáp ứng điều kiện gì?

Điều 56 của Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về điều kiện khi người dân tham gia giao thông như sau:

– Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

+ Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

muc-phat-xe-may-1-1736902330.jpgTừ tháng 1/2025, đi xe máy ra đường sẽ bị CSGT phạt tới hơn 10 triệu nếu không đáp ứng các điều kiện này. Ảnh minh họa

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:

+ Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+ Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

+ Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;

+ Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

– Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Không đáp ứng các điều kiện trên xử phạt nặng

Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đưa ra những mức xử phạt vi phạm hành chính với lỗi an toàn giao thông.

Phạt lỗi không có bảo hiểm xe máy và không mang theo đăng ký xe:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe);

Phạt tiền với lỗi không đủ tuổi khi tham gia giao thông

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW trở lên;

Những trường hợp trẻ 14-16 tuổi thì bị phạt cảnh cáo.

Phạt lỗi không có giấy phép hoặc giấy phép lái xe không phù hợp:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực, giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực;

Chú ý mức phạt với xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển xe máy chuyên dùng, không có giấy phép lái xe (hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực) hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Trong lúc hoàn tất thủ tục ly h/;ô;n, tôi vẫn ở chung nhà với vợ cũ. Vợ là người chủ động yêu cầu ly h/ô/n nhưng tôi vẫn muốn níu kéo cô ấy vì còn tình cảm. Hôm đó về sớm, tôi ch/e/t lặng đứng ngoài cửa 30 phút chứng kiến cảnh tượng giữa phòng khách. Tôi rụng rời thẫn thờ xếp quần áo đi luôn

0

Một trong cả hai có người mới cũng là chuyện dễ hiểu, tôi càng không thể oán trách vợ dẫn người mới về nhà.

Mấy ngày trước, tôi đi làm về sớm hơn mọi ngày những 2 tiếng. Thấy cổng nhà đã mở, tôi nghĩ vợ chắc cũng đã về nhà. Tôi thong thả đi vào mở cửa thì chết đứng ngay trước chuyện bất ngờ phòng khách. Một cảnh tượng trước mặt khiến tôi ngỡ ngàng. Trên sô pha, vợ tôi đang ngồi cùng một người đàn ông. Điều đáng nói là tư thế của họ rất thân mật, vợ tôi ngồi trên đùi của người đàn ông kia.

Ba người nhìn nhau trong ngượng ngùng và xấu hổ. Vợ tôi nhanh chóng đứng xuống sàn, hỏi tôi hôm nay sao lại về sớm hơn mọi ngày. Vợ tôi nhớ rất rõ giờ giấc đi làm của tôi. Tôi chỉ nói vì hôm nay gặp khách hàng về sớm nên về thẳng nhà luôn, không ghé qua công ty nữa.
Trong lúc chờ ly hôn, tôi vẫn ở chung với vợ cũ, nào ngờ chứng kiến cảnh ấy khi về nhà, tôi rụng rời thẫn thờ - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet
Tôi thấy mình ở đây thêm vài phút thì càng khiến cả ba người căng thẳng, nên tôi nhanh chóng tìm đồ đạc rồi lấy cớ đi ra ngoài. Tôi để lại không gian riêng tư thoải mái cho vợ và người đàn ông lạ mặt kia. Không biết đi đâu, tôi đành ngồi ở một quán cà phê gần nhà, đợi đến khi vợ tiếp xong khách của cô ấy.

Quả thật, nếu là một cặp vợ chồng đích thực thì chẳng ai hành xử như vợ chồng tôi. Vì chúng tôi đã gửi đơn ly hôn từ mấy tháng trước, vẫn đang đợi hoàn tất thủ tục đầy đủ. Thời gian này, về mặt pháp lý thì chúng tôi vẫn là vợ chồng nhưng tình cảm thì chẳng còn gì nữa. Một trong cả hai có người mới cũng là chuyện dễ hiểu, tôi càng không thể oán trách vợ dẫn người mới về nhà.

Trong lúc chờ ly hôn, tôi vẫn ở chung với vợ cũ, nào ngờ chứng kiến cảnh ấy khi về nhà, tôi rụng rời thẫn thờ - Ảnh 2Ảnh minh họa: Internet
Tôi và vợ chỉ mới lấy nhau được 3 năm, người đòi ly hôn là vợ tôi. Tôi không giữ được vợ, cô ấy nói đã hết tình cảm với tôi, sống với nhau chỉ thêm mệt mỏi. Tôi đành đồng ý ký đơn. Lý do tôi chẳng nói được lời nào khi vợ dẫn người mới về lúc này cũng một phần vì căn nhà đó là do bố mẹ vợ mua cho chúng tôi. Tôi không muốn rời đi là vì còn muốn níu kéo vợ mình.

Nhưng giờ vợ tôi đã có người yêu mới, tôi phải làm sao đây, có nên kiên trì tiếp tục hay không?