Home Blog Page 919

Bánh chưng ăn cả Tết không hết, bảo quản thế này để cả tháng không hỏng, lúc nào cũng ngon như bánh mới luộc

0

Để bánh tét không bị hỏng trong 2-3 ngày, bạn cần treo bánh ở nơi thoáng mát. Nếu bạn muốn để lâu hơn thì nên bảo quản bánh trong tủ lạnh và ăn thì hấp hoặc chiên sẽ ngon hơn. Khi để bánh vào tủ lạnh, bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng

Để bánh tét không bị hỏng trong 2-3 ngày, bạn cần treo bánh ở nơi thoáng mát. Nếu bạn muốn để lâu hơn thì nên bảo quản bánh trong tủ lạnh và ăn thì hấp hoặc chiên sẽ ngon hơn. Khi để bánh vào tủ lạnh, bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của bánh lên khoảng 15 ngày.

Cách bảo quản bánh chưng

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng và bánh tét:

– Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kĩ lá gói bánh bằng nước sạch, trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn. Nếu bỏ qua bước này, bánh có thể chóng hỏng, ôi thiu nhanh đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.

– Chất bẩm từ thực phẩm khác dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc, ôi thiu. Do đó, bạn nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi.

– Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

Đặt một tấm bìa lên bánh chưng, rồi dùng vật nặng đè lên để ép hết nước ra ngoài giúp bánh để được lâu hơn.

– Sau khi nấu chín bánh chưng, dùng nước sạch rửa lại bánh, để loại bỏ các chất nhựa có trong lá. Sau đó, treo bánh tại nơi thoáng mát, giúp bánh khô ráo hoàn toàn. Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ép bánh chặt lại hơn.

– Nếu bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá gói, bạn có thể hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và tiếp tục bảo quản.

– Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và bảo quản được lâu. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

– Nếu bánh có tình trạng khô cứng (lại gạo), bạn có thể mang bánh đi luộc nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ hay hấp lại bánh để bánh được mềm dẻo, thơm ngon.

Bảo quản ở điều kiện bên ngoài

Bước 1 Bánh chưng sau khi được nấu chín, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội rửa lại bánh nhằm rửa sạch các chất nhựa trong lá.

Bước 2 Treo bánh tại nơi thoáng mát giúp bánh khô ráo hoàn toàn.

Bước 3 Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn.

Với cách bảo quản này có thể bảo quản được bánh chưng khoảng 7 đến 10 ngày, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào khâu gói bánh có buột chặt không, điều kiện môi trường ở từng nơi mà thời gian có thể chênh lệch.

Bảo quản trong tủ lạnh

Để bánh được bảo quản lâu bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói vào ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ.

Để bảo quản bánh được lâu, bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh. Khi bảo quản, nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không nhé.

Mỗi lần ăn bạn nên đưa vào lò vi sóng hoặc hấp cho bánh nóng lại hoặc có thể chiên. Tuy nhiên, nếu chiên bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần, vì nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn, không tốt cho sức khỏe.

Bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được khoảng 15 đến 20 ngày.

Khi cần dùng bạn rã đông ở nhiệt độ thường rồi mang đi hấp lại cho nóng. Bạn nên lấy cắt một lượng vừa đủ dùng, tránh lấy bánh ra rã đông nhiều lần sẽ khiến bánh mất đi độ ngon.

Bảo quản bằng túi hút chân không

Sau khi hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản từ 5 -10 ngày ở điều kiện bình thường (nhiệt độ phòng), tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương. Ngoài ra, khi bảo quản trong ngăn đá, bánh chưng có thể dùng được trong vòng 15-20 ngày.

Khác với bánh chưng, bánh tét mới vớt ra còn nóng bạn nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Không cất bánh vào tủ hay để bánh trong túi kín, bánh bị hầm hơi sẽ rất mau hư.

Với bánh tét bạn có thể treo nơi thoáng mát và bảo quản 2 – 3 ngày, để bảo quản lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh, khi dùng thì đem hấp lại hoặc chiên ăn rất ngon.

Ngoài ra nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn có thể đặt bánh lên ngăn đá, tuy nhiên bạn cần rã đông bánh ở nhiệt độ thường và luộc lại bánh khi dùng. Nếu bảo quản ở ngăn đá bạn có thể để bánh được khoảng 15 ngày.

Cách tốt nhất để bảo quản bánh tét là hút chân không cho bánh, vì công nghệ hút toàn bộ không khí ra giúp bánh được bảo quản lâu nhất có thể, tránh tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bánh chưng ép chân không thì có thể để được khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng và bánh tét

– Lá gói bánh dù là lá dong hay lá chuối đều cần phải rửa kĩ, trụng qua nước sôi và để ráo nước, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

-Nếu bạn tự tay làm bánh thì trước khi gói, bạn nên lau sạch hay trụng sơ lá qua nước sôi rồi mang đi để ráo, nhờ vậy mà vừa giúp bạn được thơm ngon mà không sợ phần nếp bên ngoài bị bám bụi, các loại vi khuẩn.

– Sử dụng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi, dính vào bánh, như vậy dễ gây ra nấm mốc bên trong bánh.

-Bánh cần được luộc chín kĩ và sau khi chín bạn nhớ dùng tấm bìa để ép hết nước ra bên ngoài, giúp bánh khô ráo, từ đó mà sẽ bảo quản lâu hơn.

– Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ, thường thì lớp nấm này chỉ mới bám bên ngoài lá gói, bạn hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại là bạn có thể tiếp tục bảo quản.

– Nếu bánh có tình trạng lại gạo (nếp bị khô, cứng), bạn có thể mang bánh đi luộc (nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ) hay hấp lại bánh.

-Dùng dây thừng sạch hoặc dao sạch để cắt bánh. Vì khi dùng dùng cụ đã cắt sẽ dễ làm cho các phần thức ăn khác bám vào mặt cắt của bánh, dễ gây ẩm mốc, ôi thiu.

-Kiểm tra bánh thường xuyên, nếu thấy có dấu hiệu bánh bắt đầu bị mốc ở bên ngoài lá gói, bạn chỉ cần đem đi hơ với lửa rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, tiếp tục bảo quản.

-Ngoài ra, nếu thấy phần nếp bị khô, cứng (hay còn gọi là bị lại gạo) thì bạn mang bánh đi luộc lại lần nữa hoặc mang đi hấp.

Với các mẹo chọn bánh chưng làm sẵn an toàn cho ngày Tết trên đây bạn có thể bảo quản bánh chưng, bánh tét đến 10 ngày mà không hỏng, hãy áp dụng ngay cho dịp tết sắp đến này nhé .

Bạn có thể dùng kèm với củ kiệu, dưa món hay thịt kho hột vịt. Ngoài ra còn có thể chiên bánh để đổi khẩu vị cho cả gia đình trong dịp tết.

Tuy nhiên, nếu bánh có dấu hiệu mốc thì bạn không nên ăn nữa vì theo các chuyên gia, thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người dùng, dễ gây UT, sau một thời gian dài tích tụ. Vì thế, tuyệt đối không ăn những thực phẩm đã bị nấm mốc. Bánh nên gói hoặc mua một số lượng vừa phải, không nên tích trữ quá nhiều và ăn trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe.

Vì sao nên đặt một củ tỏi ở đầu giường: Lợi ích bất ngờ, biết được bạn sẽ muốn làm theo ngay

0

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn mà nó còn mang tới nhiều lợi ích khác trong cuộc sống.

Tỏi là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó chứa các dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa các bệnh mạn tính. Ngoài việc sử dụng tỏi làm gia vị nấu ăn, bạn có thể dùng tỏi vào nhiều việc khác trong nhà.

Lợi ích của việc đặt tỏi ở đầu giường

– Xua đuổi côn trùng

Tỏi có mùi hương khá nồng, nhất là khi được ắt nhỏ hoặc nghiền nát. Mùi hương của tỏi có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng rất tốt. Bạn có thể đặt vài nhánh tỏi ở đầu giường để đuổi ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Việc này vừa bảo vệ sức khỏe, tránh phiền phức do côn trùng gây ra, vừa giúp ngủ ngon.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm nhiễm. Mùi hương của tỏi có khả năng củng cố sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

– Giảm căng thẳng

Mùi hương của tỏi có tác động tích cực tới tâm trạng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mùi tỏi góp phần làm giảm căng thẳng, lo âu, giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Việc đặt tỏi ở đầu giường sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn và có một giấc ngủ sâu, chất lượng tốt hơn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể cắt nhỏ củ tỏi và cho vào trong một chiếc túi vải rồi treo ở đầu giường hoặc để cạnh giường. Gia giảm lượng tỏi cho phù hợp để mùi hương của tỏi tỏa ra một cách thoang thoảng, không quá nồng, gây khó chịu.

Mẹo bảo quản tỏi

– Để ở nơi khô thoáng

Bạn có thể kết những củ tỏi thành chùm hoặc bỏ vào trong túi lưới rồi treo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đây là cách bảo quản tỏi đơn giản nhất, gia đình nào cũng có thể áp dụng.

bao-quan-toi-01

– Sử dụng trà xanh

Tỏi mua về nên đem phơi nắng hoặc để ở nơi thoáng mát để tỏi khô, không bị ẩm.

Lấy một nhúm trà khô bỏ vào trong tờ giấy ăn rồi gói lại. Cho tỏi cùng với trà vào trong túi nilon. Dùng tay ép cho không chí thoát hết ra ngoài rồi buộc miệng túi lại. Để túi tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần dùng thì mở túi lấy tỏi và lại buộc lại như cũ.

– Dùng muối rang

Bạn cần khoảng 60 gram muối hạt. Bắc chảo lên bếp và đổ muối vào chảo rang cho đến khi muối khô lại, chuyển sang màu vàng. Chờ cho muối nguội bớt thì đỏ vào miếng gạc. Buộc chặt miếng gạc lại để muối không rơi ra ngoài. Cho muối rang và tỏi vào trong túi nilon, ép hết không khí thừa bên trong ra ngoài và buộc miệng túi lại.

– Dùng gạo

Bạn có thể tách từng củ tỏi ra khỏi chùm, phơi cho tỏi khô ráo rồi vùi vào thùng gạo. Gạo sẽ giữ cho tỏi lâu hỏng. Trong khi đó, tỏi sẽ giúp chống mối mọt cho gạo.

Ngâm nấm hương khô với nước lã là sai lầm: Ngâm với thứ này nhanh mềm, sạch bong, tăng thêm dinh dưỡng

0

Ngâm nấm hương khô với nước lã là sai lầm, hãy bỏ thêm một thứ này chỉ 5 phút là nấm mềm, sạch bong

Nấm hương là nguyên liệu bổ dưỡng, có hương vị thơm ngon độc đáo mà giá thành hợp lý nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, một số người thấy rằng dùng nấm hương khô chế biến món ăn rất phức tạp, khâu ngâm nấm hương khá lâu, lại khá bẩn, đó là họ chưa nắm được bí quyết riêng. Ngâm nấm hương khô với nước lã là sai lầm, hãy bỏ thêm một thứ này chỉ 5 phút là nấm mềm, sạch bong

Giá trị dinh dưỡng của nấm hương

nam-huong-1

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là loại nấm có nguồn gốc ở Đông Á. Mọc nhiều ở Việt Nam, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm hương có hình dạng tương tự như chiếc ô, đường kính mũ nấm khoảng 5cm, màu nâu nhạt đến đậm. Nấm mọc trên các cây to như sồi, dẻ, phong. Nấm hương tươi có thời gian bảo quản ngắn nên thường được sấy khô cho thời gian bảo quản lên đến vài năm.

Trong nấm hương có chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin B nhưng lại ít calo. Nấm hương được dùng làm thực phẩm, hay dùng làm thuốc trong đông y. Trong 15g nấm hương khô có chứa:

– Calo: 44

– Carbonhydrat: 11g

– Chất xơ: 2g

– Protein: 1g

– Vitamin B5, B6, D

– Các hoạt chất: Riboflavin, Niacin, Đồng, Selen, Mangan, Folate và một sót hoạt chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid cùng một số các amino axit.

Tác dụng thần kỳ của nấm hương đối với sức khỏe

+ Bổ sung máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nấm hương chứa hàm lượng sắt cao, giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu, nhờ vậy quá trình lưu thông máu trong cơ cũng thể diễn ra dễ dàng. Vitamin B có trong nấm còn giúp cơ thể tạo thêm năng lượng, sản sinh ra các tế bào máu mới trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhờ có hàm lượng đạm dồi dào.

Ngâm nấm hương khô với nước lã là sai lầm: Ngâm với thứ này nhanh mềm, sạch bong, tăng thêm dinh dưỡng

+ Tốt cho gan

Nấm hương còn làm cho các chất carbon tetrachloride, prednisone trong tế bào gan được giảm thiểu tối đa, giúp bảo vệ gan hiệu quả. Nó còn làm cho lượng glucogen trong gan được tăng cao, giúp hạ thấp men gan, làm chức năng của gan được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, nấm còn có tác dụng giải độc gan rất tốt, làm hạ cholesterol trong máu nhờ chất fruitamin.

+ Tăng cường miễn dịch

Ngoài ra, nấm còn có tác dụng chống oxy hóa, đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả, làm cho miễn dịch trong cơ thể được tăng cao nhờ hàm lượng vitamin C. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hệ xương cũng được cải thiện hơn.

Đặc biệt, nấm hương còn chứa rất nhiều các loại axit amin và enzym cần thiết cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ thỗng miễn dịch của cơ thể được vững vàng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường.

+ Phòng chống ung thư

Ngoài những tác dụng nêu trên, nấm hương còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư. Chất hóa học AHCC có trong nấm làm cho lượng tế bào trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, có tác dụng chống nhiễm trùng và ức chế các tế bào khối u phát triển.

Bên cạnh đó, chất lentinan còn kích thích các tế bào trong cơ thể tấn công trực tiếp lên tế bào ung thư, làm kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư một cách hiệu quả nhất.

Mẹo ngâm nấm hương nhanh, sạch

nam-huong-5

Thông thường mọi người hay ngâm nấm hương khô trong nước trước khi nấu nhưng theo chuyên gia, ngâm nấm khô trong giấm sẽ tốt cho sức khoẻ hơn. Ngoài ra, khi ngâm nấm với giấm sẽ có hương vị đậm đà nên tránh được việc nêm quá nhiều gia vị, từ đó đạt được tác dụng giảm muối. Thậm chí dùng phần giấm ngâm nấm để nấu ăn cũng rất tốt.

Bạn cần chuẩn bị khoảng 10 cây nấm hương khô và 400-500ml giấm và một hộp kín. Đầu tiên phơi nấm khô ở nơi có năng trong 1 ngày để tăng lượng vitamin D trong nấm. Sau đó rửa sạch nấm khô, cho vào hộp kín, đổ giấm vào, đậy kín rồi để trong tủ lạnh qua đêm, có thể bảo quản được khoảng 1 đến 2 tháng. Mỗi ngày bạn lấy 1 đến 2 cây nấm để nấu, dùng 1 thìa giấm ngâm để làm gia vị nấu ăn.

Hành lá mua về làm theo cách này quanh năm có hành ăn, khỏi tốn tiền mua

0

Hành lá là loại rau gia vị thường thấy trong các món ăn của người Việt. Bằng cách tự trồng hành lá, bạn sẽ có hành ăn quanh năm mà không cần tốn tiền mua.

Trồng hành lá bằng hạt giống

Đây là cách làm cơ bản nhất để giúp cây hành có thể phát triển thuận lợi và khoẻ mạnh như nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, thời gian trồng lâu hơn do hạt giống phải nảy mầm rồi hình thành rễ và mọc ra cây non. Nhưng nhìn chung đây vẫn là cách làm đơn giản được nhiều gia đình áp dụng.

Chuẩn bị hạt và dụng cụ trồng

– Hạt giống hành lá: Mua ở các tiệm nông sản sạch

– Chậu trồng hoặc khay nhựa

– Đất trồng: Yêu cầu đủ dinh dưỡng, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước cao.

Các bước trồng hành lá bằng hạt

– Trước tiên, bạn ngâm hạt giống trong nước ấm từ 4 – 6 tiếng rồi loại bỏ các hạt bị hỏng, hạt lép, chỉ giữ lại những hạt to khỏe.

– Sau đó, đem chỗ hạt giống đã ngâm để u vào bên trong một chiếc khăn ẩm sạch qua đêm. Khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ là có thể mang ra ngoài chậu trồng.

– Gieo hạt giống đã nứt vỏ vào trong chậu đã chứa sẵn đất trồng rồi vùi nhẹ các hạt giống xuống dưới lớp đất sao cho đừng sâu quá.

– Bạn tưới nước thường xuyên khoảng 3 – 4 lần/tuần để giúp hạt giống nhanh phát triển thành cây non và có thể thu hoạch.

– Khoảng 40 – 50 ngày sau là có thể thu hoạch. Bạn chọn những cây hành lá xanh tốt, cao lớn và khoẻ mạnh để dùng trước.

Cách trồng hành lá bằng gốc

Nguyên liệu cần có

– Một vài gốc hành lá: Còn mới, nguyên rễ và khoẻ mạnh.

– Chậu trồng hoặc thùng xốp: Có lỗ thoát nước để tránh ứ đọng nước bên trong.

– Đất trồng: Yêu cầu đủ dinh dưỡng, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước cao.

Các bước trồng hành lá bằng gốc

– Trước tiên bạn rửa sạch các gốc hành rồi mang chúng đi trồng luôn trong chậu hoặc thùng xốp đã chứa đất.

– Vì gốc hành đã ra rễ nên không cần tốn công kích rễ cho chúng làm gì. Sau đó bạn chỉ cần vùi đất lại để lấp kín phần gốc, chừa một chút ở phần ngọn để cây hành tiếp tục phát triển.

– Tưới nước thường xuyên để gốc hành nhanh chóng thích nghi với điều kiện trồng mới và mau ra lá.

– Chỉ khoảng 2 – 3 tuần sau là bạn có thể thu hoạch được các cây hành khoẻ mạnh và đạt mức phát triển như mong muốn.

Cách trồng hành lá bằng nước

Chuẩn bị gốc hành và giá thể

– Một vài gốc hành lá: Còn mới, nguyên rễ và khoẻ mạnh

– Nước sạch

– Cốc thuỷ tinh

Các bước trồng hành lá bằng nước

– Trước tiên bạn rửa sạch các gốc hành rồi mang chúng đi bỏ vào cốc thuỷ tinh rồi đổ nước ngập khoảng 1/3 cốc sao cho phần gốc được ngập nước hoàn toàn.

– Khoảng 3 – 5 ngày bạn thêm nước sạch vào trong cốc 1 lần để giúp gốc hành mau lớn và ra lá xanh tốt.

– Khoảng 10 – 15 ngày là hành lá phát triển tốt và có thể thu hoạch. Bạn có thể thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ cắt phần lá, chừa lại phần gốc để cho cây tiếp tục ra lá cho đợt thu hoạch tiếp theo.

Năm 2024: Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở mới nhất

0
Chuyển đất vườn sang đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Khi thực hiện thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng số tiền và đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế.

Luộc lạc đừng chỉ cho nước, thêm 2 nguyên liệu này lạc mềm, ngon để lâu không bị thiu, nhớt

0

Một bí quyết quan trọng được tiết lộ, khi luộc lạc không được thiếu hai nguyên liệu này, nếu không lạc sẽ bị cứng, ăn không ngon.

Lạc luộc là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt vì cách chế biến dễ dàng cũng như cảm giác ngon miệng mà chúng mang lại. Một bí quyết quan trọng được tiết lộ, khi luộc lạc không được thiếu hai nguyên liệu này, nếu không lạc sẽ bị cứng, ăn không ngon.

Bí quyết luộc lạc mềm và ngon

Lạc tươi khi ngâm nước muối sẽ ngon hơn và vẫn có giá trị dinh dưỡng cao. Nó có thể được ăn như một bữa ăn nhẹ sau khi ăn. Các loại gia vị thường dùng để chế biến đậu phộng (lạc) bao gồm hoa hồi, hoa dành dành… Các gia vị này có mùi thơm đặc trưng riêng, khi cho vào đậu phộng sẽ càng ngon hơn. Nhưng ngoài những gia vị cơ bản này, cần có hai thứ: gừng và hạt tiêu, nếu không có những thứ này đậu phộng sẽ cứng và nhạt vị, không ngon.

luoc-lac-1

Trước hết, bạn rửa sạch cả vỏ lạc, ngoài ra bạn cũng có thể bôi baking soda lên. Sau khi làm sạch, bạn có thể thêm gừng và hạt tiêu (nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ớt khô). Khi nấu cũng rất đặc biệt – trước tiên đun lửa to, sau đó đợi trên bề mặt xuất hiện lớp bọt trắng thì mở vung và nấu tiếp. Điều chính là sau ba mươi phút, đừng đổ đầy nước lạnh vào nồi mà hãy đổ bia. Có thể bạn sẽ thấy lạ, nhưng sở dĩ món này kết hợp trọn vẹn hương vị của đậu phộng và bia, đồng thời giúp đậu phộng bông xốp, thơm ngon. Sau đó đợi đậu phộng thơm chín hẳn là hoàn thành.

Đậu phộng luộc không chỉ được dùng như một món ăn vặt thông thường mà còn được dùng như một món ăn kèm. Vì vậy, đừng quên thêm gừng và hạt tiêu khi nấu đậu phộng lần sau, đây là một mẹo rất quan trọng.

Cách chọn mua lạc ngon

Để chọn lạc ngon, đầu tiên bạn nên chọn lạc có kích thước đều, không có dấu hiệu bị thối, mọt và lép. Khi tách vỏ, hạt lạc bên trong to đều, dùng ngón tay bấm vào hạt đậu thì cảm thấy chắc.Tránh chọn hạt đậu có mùi lạ thất thường.Với những hạt lạc tẻ (có lớp vỏ bên ngoài sáng và nếp nhăn nhiều) thường sẽ có vị ngọt, trong khi hạt lạc già (có lớp vỏ bên ngoài sậm màu và nhiều đốm) thì sẽ có vị béo hơn. Tùy vào sở thích mà bạn chọn hạt đậu phù hợp.

luoc-lac-2

Cách bảo quản lạc luộc không bị thiu, nhớt

Nên để ráo đậu phộng sau khi luộc, vì nếu còn ẩm thì dễ làm cho hạt đậu bị thâm đen và hỏng.

Dùng không hết, bạn có thể cho vào túi zip, túi nylon hoặc hộp đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nên dùng càng sớm càng tốt để cảm nhận được vị ngọt ngon của hạt đậu.

Những công dụng tuyệt vời của lạc luộc với sức khỏe

+ Giúp giảm cân

Là một loại cây họ đậu nhưng lạc lại khác biệt so với các anh em cùng họ hàng khác. Trong hạt lạc rất ít calo. Nếu như 25 gram hạnh nhân cung cấp đến 170 calo thì trong 25 gram lạc chỉ mang đến khoảng 90 gram calo. Do đó món lạc luộc rất lý tưởng cho những người đang thực hiện chế độ giảm cân.

+ Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu và khẳng định rằng: những người có thói quen ăn lạc trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm giảm 35% nguy cơ bị các bệnh liên quan đến hệ tim mạch. Ngoài hàm lượng chất béo không nhiều, đậu phộng cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như: vitamin E, folat, protein và mangan giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Do các hoạt chất trong lạc góp phần quan trọng vào việc làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, chống oxy hóa và giúp các mạch máu làm việc năng suất, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Chính vì vậy, hạt lạc cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt cho bạn.

+ Có lợi cho răng, cơ bắp và hệ thần kinh

Đậu phộng có chứa phot pho, magie, đặc biệt là hàm lượng canxi cao. Những khoáng chất này rất có lợi cho sự phát triển và làm bền chắc răng, xương khớp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cải tạo chức năng của hệ thần kinh.

Người ta ước tính, cứ trong 65 gram lạc luộc lại chứa 25% phốt pho, 30% magie cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Các hợp chất này vốn rất thân thiết cho sự phát triển của răng, xương khớp và cải tạo chức năng của hệ thần kinh.

Không chỉ vậy, phốt pho và magie còn rất thân thiện với quá trình chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ sự phát triển và hình thành cơ bắp ở nam giới. Vì vậy, món lạc luộc cũng trở thành một trong những món được đấng mày râu nhâm nhi khi tụ tập.

+ Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư khác nhau

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy: Củ lạc giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm có chức năng bảo vệ sức khỏe rất tốt. Bởi loại củ này hàm chứa một lượng lớn các sterol thực vật, rất có ích đối với sức khỏe. Đặc biệt là chất beta sitosterol có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến sữa và bệnh huyết áp tim mạch

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết

0

Tết Nguyên Đán này mà có hũ tỏi xanh màu ngọc bích, ăn vừa giòn mát lại chua chua thơm thơm, giải ngán các món ngấy thì tuyệt quá phải không chị em ơi?

Cách làm tỏi xanh giòn ngon chống ngán tốt và chống viêm hiệu quả - Báo  Thái Bình điện tử

Nhiều người thích các hũ tỏi ngâm màu trắng muốt cho đẹp, còn tỏi ngâm màu xanh là bị hỏng. Tuy nhiên, tỏi màu xanh ngâm bị nhũn, ủng không có vị chua mới hỏng, còn tỏi ngâm màu xanh ngọc bích vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Chẳng thế mà nó được coi là đặc sản của miền Bắc Trung Quốc với tên gọi là tỏi Laba.

Tết Nguyên Đán này mà có hũ tỏi xanh màu ngọc bích, ăn vừa giòn mát lại chua chua thơm thơm, giải ngán các món ngấy cực dễ. Hơn nữa, tỏi ngâm chua ăn còn có tác dụng chữa bệnh, không chỉ kích thích sự ngon miệng mà còn diệt khuẩn tốt giúp tránh được cảm cúm những khi thời tiết thay đổi.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích

Nguyên liệu cần thiết

Giấm (giấm balsamic hoặc giấm gạo)

Đường, rượu trắng

Cách thực hiện

Nhiều người nghĩ để tỏi lên men chua nhanh chỉ cần cho giấm. Nhưng ngoài việc cần giấm, để tỏi lên màu xanh như ngọc, không hăng, thơm ngon thì cần thêm một số điều kiện nữa.

Đầu tiên, chọn loại tỏi màu tím để ngâm tỏi màu xanh. Tỏi tím không chỉ giúp lên màu xanh đẹp mà còn giúp cho kết cấu tép tỏi sau khi ngâm bóng đẹp và thơm ngon hơn.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết - Ảnh 1.

Loại bỏ những tép bị lép xấu. Dùng cao cắt bỏ những đầu tỏi xấu, nhờ đó giấm ngấm nhanh hơn. Cho các tép tỏi sau khi bóc sạch vào hũ thủy tinh. Hãy nhớ là không chạm tỏi vào nước thô kẻo tỏi ngâm sẽ bị ủng.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết - Ảnh 2.

Cho giấm vào nồi, thêm đường trắng và rượu trắng vào. Đường giúp tỏi có vị giòn ngọt, không cay nồng lại tăng thêm hương vị đậm đà. Chỉ cần cho 1 thìa rượu là được. Đun nóng, khuấy đều, khi sôi thì tắt bếp, để nguội còn khoảng 70 độ.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết - Ảnh 3.

Cho 1 thìa rượu trắng vào giúp tỏi nhanh chuyển sang màu xanh – điều mà nhiều người tưởng lầm là màu xanh của tỏi hỏng. Ngoài ra, rượu trắng cũng là chất bảo quản tự nhiên tốt. Đồng thời, loại giấm nên dùng là các loại giấm gợi ý phía trên sẽ giúp tỏi có vị đậm đà nhất.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết - Ảnh 4.

Đổ hỗn hợp vào hũ tỏi. Để ở nhiệt độ phòng vài tiếng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau một ngày là tỏi đã chuyển sang màu xanh dần, khoảng 3-4 ngày toàn bộ tỏi sẽ hiện màu xanh ngọc bích đẹp mắt.

Cách làm tỏi xanh ngọc bích tại nhà, ăn vừa thơm giòn lại giúp giải ngán dầu mỡ ngày Tết - Ảnh 5.

Tết Nguyên Đán sắp đến rồi, bạn có thể trổ tài ngâm tỏi màu xanh ngọc bích để trang trí mâm cỗ Tết của mình thêm đẹp mắt.

Chúc bạn thực hiện thành công những hũ tỏi màu xanh đón Tết Quý Mão thật vui nhé!

Áo trắng bị mốc đen li ti, đem ngâm vào loại nước này là tẩy sạch, trắng sáng như mới

0

Để loại bỏ các vết mốc trên quần áo, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây.

Những vết mốc khiến bạn có thể phải bỏ phí những món đồ đẹp mà mình yêu thích. Để loại bỏ chúng, bạn có thể áp dụng một trong những mẹo nhỏ dưới đây.

Dùng baking soda

Baking soda không không chỉ dùng trong nấu ăn còn có tác dụng làm sạch rất tốt. Bạn có thể dùng baking soda để loại bỏ các vết mốc trên quần áo.

tay-moc-quan-ao-01

Hãy rắc baking soda lên chỗ mốc, cả mặt trong và mặt ngoài rồi để qua đêm. Hôm sau dùng bàn chải mềm để đánh sạch các vết mốc. Đem quần áo đi giặt và phơi như bình thường.

Sử dụng chanh và muối

Chanh và muối cũng là những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ các vết mốc trên quần áo.

tay-moc-quan-ao-02

Hãy bôi nước chanh trực tiếp lên vết mốc sau đó rắc thêm muối trắng lên trên. Dùng bàn chải mềm chà một lúc cho chanh và muối ngấm sâu vào sợi vải. Sau đó, đem quần áo đi phơi nắng cho khô.

Khi quần áo đã khô, hãy đem giặt lại như bình thường để loại bỏ sạch các vết bẩn.

Dùng khoai tây

Bạn có thể cắt lát khoai tây rồi chà nhiều lần lên vết mốc cho đến khi chúng “bay màu”. Sau đó, đem quần áo đi giặt lại với xà phòng như bình thường.

Dùng rượu trắng

Pha rượu vodka với nước theo tỷ lệ 1:1. Bỏ quần áo vào ngâm trong nước này trong khoảng 2 tiếng. Sau đó, vò hoặc dùng bàn chải mềm để chà sạch các vết mốc. Cuối cùng, đem quần áo đi giặt lại bằng nước sạch và phơi ở nơi thoáng mát.

tay-moc-quan-ao-03

Hàn the

Hàn the là một nguyên liệu có thể giúp bạn loại bỏ các vết mốc trên quần áo.

Hãy lấy nửa cốc hàn the hòa tan với một cốc nước nóng. Ngâm quần áo bị mốc với nước hàn the cho các vết mốc biến mất. Sau đó, đem quần áo đi giặt như bình thường.

Giấm trắng

Giấm có khả năng làm sạch tương đối tốt. Để tẩy các đốm mốc li ti trên quần áo, bạn có thể sử dụng giấm theo một trong hai cách sau.

Cách 1: Pha giấm cùng với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi đem đun sôi và ngâm quần áo trong đó khoảng 30 phút. Sau khi ngâm, đem quần áo đi giặt và phơi như bình thường.

Cách 2: Dùng một chiếc khăn mềm thấm giấm sau đó lau trực tiếp lên các vùng vải bị mốc trên quần áo. Sau đó, đem quần áo đi vò hoặc dùng bàn chải mềm để chà sạch các vết mốc.

Oxy già

tay-moc-quan-ao-04

Không chỉ dùng để sát trùng vết thương, oxy có thể giúp bạn làm sạch các vết bẩn, vết mốc rất hiệu quả.

Đổ trực tiếp oxy vào nước rồi đem quần áo ngâm trong đó 20-30 phút. Oxy già sẽ giúp đánh bay các đốm mốc li ti.

Chanh và thuốc tẩy

Đối với các đốm mốc hình thành lâu ngày, bạn sẽ khó loại bỏ chúng bằng các cách thông thường. Hãy pha nước chanh với thuốc tẩy (javel). Chấm dung dịch này lên quần áo và để yên trong vòng 30 phút. Sau đó, đem quần áo đi giặt lại bình thường. Nhớ mang găng tay để bảo vệ da tay khi giặt quần áo.

Lưu ý, cách này chỉ nên áp dụng với quần áo trắng vì javel có khả năng tẩy rửa mạnh, có thể khiến quần áo màu bị bạc màu, phai màu.

Ngâm vỏ mướp với nước vo gạo: Lợi ích cực quý giá, nhà nào cũng cần

0

Ai cũng nghĩ vỏ mướp chẳng có tác dụng gì và thường vứt đi, nhưng khi đem ngâm với nước vo gạo chúng lại có nhiều công dụng bất ngờ.

Mướp hương là loại thực phẩm khá quen thuộc đối với mọi người. Đặc tính của mướp hương là có vị ngọt, tính mát, khi chế biến sẽ có mùi hương rất thơm, tạo ra nét đặc trưng cho món ăn, vì vậy mà được nhiều người yêu thích. Bạn có thể dùng mướp hương để luộc, xào, hoặc nấu canh đều rất ngon miệng. Thông thường, khi chế biến các món ăn với mướp, chúng ta sẽ nạo bỏ phần vỏ đi, nhưng thật ra, phần vỏ này lại có rất nhiều công dụng hữu ích, nếu vứt đi thì thật đáng tiếc.

Nước mướp và nước vo gạo dùng để tưới cây

Bản thân xơ mướp rất giàu dinh dưỡng, và cả nước vo gạo cũng vậy. Nếu trước đây bạn thường bỏ 2 thứ này đi thì hãy suy nghĩ lại nhé, nhất là những người trồng cây cảnh, sẽ rất hữu ích!. Cách làm: Vỏ mướp trộn cùng nước vo gạo, sau khi ngâm một thời gian, các dinh dưỡng có trong vỏ mướp sẽ thẩm thấu vào nước vo gạo, lúc này, bạn hãy đổ nước vo gạo vào bình tưới rồi vặn chặt nắp lại.

Tiếp theo, bạn hãy xịt hỗn hợp nước này lên hoa và các gốc cây sẽ có tác dụng rất tốt. Loại nước này được ví như loại phân bón tự nhiên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nếu chăm chỉ tưới sẽ giúp cây phát triển tốt, nhanh ra hoa, giúp hoa tươi lâu hơn…mà không gây hại cho đất như các loại phân bón hóa học, mặt khác, chúng cũng giúp bạn đỡ được chi phí mua các loại phân bón nữa.

Một số mẹo hay với vỏ mướp:

Vỏ mướp sở hữu một mùi thơm khá nhẹ nhàng, khi sử dụng chúng để khử mùi tủ lạnh sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời. Bạn hãy tách lấy phần vỏ mướp, cho vào tô sạch. Đặt tô vào tủ lạnh và đặt ở ngăn mát, sử dụng phương pháp này mỗi tuần 1 lần.

vo-muop-cho-vao-tu

Vỏ mướp sở hữu một mùi thơm khá nhẹ nhàng, khi sử dụng chúng để khử mùi tủ lạnh sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời. Nó sẽ giúp giải quyết được mùi hôi khó chịu của tủ lạnh một cách dễ dàng.

Người xưa dạy không sai: “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ” nghĩa là sao, là tốt hay xấu?

0

Nhiều kinh nghiệm đúc kết của người xưa trải qua nghìn năm vẫn còn nguyên ý nghĩa, vậy chúng ta nên hiểu câu “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ” như thế nào?

Trong một đời người xây nhà là việc vô cùng quan trọng. Việc đặt vị trí nhà, hướng nhà, cách bố trí gian phòng trong nhà hợp phong thủy được xem là yếu tố quan trọng liên quan tới sức khỏe, sự sinh hoạt, cả vận may của những người sống trong nhà. Do đó người xưa thường xem rất kỹ thế đất, hướng nhà, vị trí, cách xây.

Đặc biệt trong đúc rút răn dạy của người xưa có câu “Trước nhà không ao, sau nhà không cửa sổ”. Câu này của người xưa nên hiểu sao cho đúng và thời bây giờ điều đó ứng dụng thế nào?

truoc-nha-khong-ao

Trước nhà không ao

Trong phong thủy, người xưa quan niệm sơn quản nhân đinh thủy quản tài, nghĩa là nước quản tiền và tài lộc, còn núi quản nhân sự, con người. Phía trước nhà có nước chảy nước sạch, có sông trong, sông lành là tốt. Thế tại sao lại kiêng ao? Dân gian có lưu truyền những câu nói như đào ao trước cửa tan nát cửa nhà. Điều đó có nghĩa ao trước nhà là thế phong thủy rất xấu.

Thực chất nước trong quan niệm phong thủy là nước phải luân chuyển và nước tốt, nước sạch. Thế nên người xưa kiêng sông dữ, mà chọn sông hiền hòa nước trong và nước lưu thông. Nước dữ, nước bẩn, nước tù đọng thì khí lại không tốt.

Thế nên việc đào ao phía trước nhà là tạo thế nước tù đọng, nước không luân chuyển, nước chết. Hơn nữa nước ao không luân chuyển mang hơi ẩm vào nhà nên có thể gây ẩm ướt. Nước ao tù đọng bẩn thỉu thì sẽ gây khí xấu. Hơn nữa ao trước nhà nguy hiểm vì có thể khiến trẻ hay người già trượt chân đuối nước mang lại vận xui rủi cho gia đình.

cua-so-sau-nha

Sau nhà không có cửa sổ

Cửa sổ trong phong thủy thường được mở ở cạnh nhà. Còn xa xưa các cụ thích xây nhà cửa hướng nam để ấm áp, nếu mở cửa sau nhà tức hướng Bắc nên mở cửa sổ hướng Bắc thì gió lùa rất lạnh, mưa hắt. Đo đó sinh hoạt trong gia đình sẽ khó khăn hơn nhà lạnh lẽo hay ốm, ngủ đêm hay bị lạnh.

Hơn nữa thời xưa nhà cửa tường bao đơn giản. Nếu xây cửa sổ sau nhà thì có thể nguy cơ bị trộm cắp cao hơn và bị tò mò dòm ngó. Dân gian lưu truyền câu nói “vách tường có tai” ý chỉ cửa sổ sau nhà khiến cho người ngoài tò mò dòm ngó vào nhà mình, làm ảnh hưởng đời tư cá nhân.

Việc cửa sổ sau nhà cũng biểu trưng cho việc khuất tất có thể diễn ra sau lưng nhà. Thời xưa những nhà có con gái mà có cửa sổ sau nhà thường sợ con gái thông qua cửa sổ trò chuyện với con trai nhà lạ, hoặc sẽ dễ bị hiểu lầm là không đoan chính, cha mẹ khó quản. Hơn nữa có cửa sổ sau nhà thì con gái có thể bị trêu ghẹo nhiều hơn gây phiền lụy tai tiếng cho gia đình.

cua-so-phong-thuy

Có nên áp dụng vào ngày nay?

Việc có ao hồ trước nhà chủ yếu xuất hiện ở những khu nông thôn đất rộng. Nhiều năm trước nhiều nhà cũng từng phá bỏ ao hồ trước nhà lấp đầy vì những tai nạn đuối nước ở trẻ, hoặc phải canh giữ cẩn thận tránh trẻ đuối nước.

Câu nói của người xưa tới nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Thế nên bây giờ nhiều gia đình áp dụng thủy trước nhà bằng bể cá nhưng luôn phải chú trọng việc có thêm thác nước hoặc để nước thường xuyên lưu thông làm sạch bằng hệ thống sục khí, rửa bể cá… Điều đó giúp tạo đúng thế nước trong phong thủy chứ không phải tụ đọng nước như ao.

Việc mở cửa sổ sau nhà đã có thoáng hơn, bởi nhà bây giờ có nhiều hướng. Công nghệ ngăn mưa gió cũng đã khác xưa nên tùy theo cấu trúc nhà mà mở cửa sổ, chỉ là tránh cửa sổ đối diện thẳng cửa chính, hai cửa sổ đối nhau để không làm khí thông thuôn không tụ khí.

Tuy nhiên việc có cửa sổ sau nhà vẫn là điều được nhiều người chú ý, luôn đóng kín khi cần thiết và cũng chỉ mở khi cần để tránh bị dòm ngó, tránh bị mưa gió hắt vào, tránh bị làm phiền.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm