Chiều hôm trước ngày giỗ, ông bà nội ăn mặc chỉnh tề, khăn đóng, áo the. Bà nội ngồi trên sập gụ bên cạnh ông, trong khi các chú bác túa vào nhà với vẻ mặt đầy toan tính. Ông nội hắng giọng yêu cầu tất cả trật tự. Sắc mặt ông không vui, cũng chẳng buồn, chỉ lạnh lùng nói: – Bao nhiêu năm nay, nếu các anh chị chăm sóc cha mẹ được như khi tranh đất lần này, thì cha mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia đất, chứ chẳng ai tranh nhau nuôi cha mẹ già bao giờ. Ông tuyên bố rõ ràng: bác cả, các chú mỗi người 200m²; bác cả thêm phần nhà thờ gỗ; các cô mỗi người 100m². Phần còn lại, hơn 300m², dành cho mẹ con tôi. Bác dâu trưởng lập tức g;ào lên phản đối: Bố chia thế không công bằng! Chồng con là trưởng, còn thím ấy chồng đã m;;ất từ lâu, lại chẳng có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng thì đất hương hỏa vào tay người ngoài sao? Chú út cũng hùa theo, nói rằng ông bà thiên vị mẹ con tôi, còn trách ông bà xây nhà “cho thiên hạ ở.” Trong khi mấy năm nay chỉ có mẹ tôi chăm ông bà còn các bác các chú không một ai đoái hoài đến. Vậy sao không ai kể ra. Lặng lẽ nghe hết, bà nội tôi mới lên tiếng, giọng bà run run nhưng đầy sức nặng…….Đọc tiếp dưới bình luận
Sau khi các con lập gia đình, chồng tôi cắt cho con trai mảnh đất bên cạnh để làm nhà nhưng chưa sang tên sổ đỏ, còn con út sống cùng với vợ chồng tôi. Có lẽ con cả kiếm được nhiều tiền nên trong nhà không thiếu một thứ gì, con dâu không phải đi làm, được ăn sung mặc sướng ăn món nọ món kia mà tôi thấy chạnh lòng. Bố mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng con thành tài, vậy mà chưa bao giờ con trai tôi biếu mẹ một đồng hay một lọ thuốc bổ. Buồn lắm nhưng vợ chồng tôi chỉ giữ kín trong lòng, không dám nói ra ngoài, bởi hàng xóm biết họ ch:ê cười không biết dạy con. Nào ngờ cũng chính từ bữa cơm đó mà nhà tôi tan nát, con cả thậm chí còn tuyên bố KHÔNG VỀ ĐỂ TA:NG…
Muốn gia đình yên ấm hạnh phúc thì bố mẹ phải là người công tâm và có cách cư xử chuẩn mực mới giáo dục được con cái.
Sau khi các con lập gia đình, chồng tôi cắt cho con trai mảnh đất bên cạnh để làm nhà nhưng chưa sang tên sổ đỏ, còn con út sống cùng với vợ chồng tôi. Con trai có công việc thành phố nhưng lấy vợ ở quê, mỗi tháng con về thăm gia đình một vài ngày rồi đi.
Có lẽ con cả kiếm được nhiều tiền nên trong nhà không thiếu một thứ gì. Con dâu chỉ ngồi nhà chăm sóc 2 đứa con, không phải đi làm nhưng được ăn sung mặc sướng. Thỉnh thoảng tôi qua chơi, thấy con cháu ăn toàn hải sản tươi ngon mà thấy chạnh lòng.
Bố mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng con thành tài, vậy mà chưa bao giờ con trai tôi biếu mẹ một đồng hay một lọ thuốc bổ. Buồn lắm nhưng vợ chồng tôi chỉ giữ kín trong lòng, không dám nói ra ngoài, bởi hàng xóm biết họ chê cười không biết dạy con.
Trong một lần, con trai về chơi và mời bạn bè ăn uống rầm rộ nhưng không mời bố mẹ và em trai qua ăn, chồng tôi giận quá liền dạy dỗ con. Con tôi không nghe lời mà còn trách tại bố nói nhiều làm xấu mặt gia đình nên không muốn mời ăn.
Trong lúc nóng giận, chồng nói con trai đối xử bạc bẽo thì không bao giờ sang tên sổ đỏ. Con tôi cũng cứng đầu, nói không cần tài sản của bố mẹ vẫn sống tốt. Năm vừa rồi, con mua nhà thành phố và đưa vợ con đi cùng, còn ngôi nhà ở quê thì gọi người bán.
Ảnh minh họa
Chồng tôi nói chỉ cho đất để con ở, nếu bán thì thu hồi lại. Con trai bảo nếu chúng tôi lấy lại đất thì sẽ không bao giờ quay về nữa và từ mặt gia đình. Còn chồng thì lấy mảnh vườn phía sau nhà của con trai lớn cho con út toàn quyền sử dụng.
Ngay khi được bố cắt đất cho, con út liền xây tường rào kiên cố để khẳng định chủ quyền. Nhìn mấy bố con tranh giành đất mà tôi bất lực, chẳng biết phải xử lý chuyện nhà thế nào nữa.
Hôm chủ nhật vừa rồi, con cả quay về thấy đất sau vườn nhà bị em xây tường quây nên tức giận lắm và 3 bố con xảy ra tranh cãi rất gay gắt làm náo loạn cả thôn xóm. Chồng tôi chỉ sang tên sổ đỏ cho con trai phần đất đã làm nhà, trước sự cứng nhắc của bố, con cả buộc phải nghe theo.
Con lớn miễn cưỡng nhận phần đất được hưởng và nói:
“Ông bà đối xử thiên vị thế thì ốm đau bệnh tật mặc kệ, thậm chí chết tôi cũng không về để tang”.
Từng lời con nói làm tim tôi như tan nát, nuôi con khôn lớn, chưa báo đáp được gì mà con đã muốn từ mặt bố mẹ. Tôi không biết phải làm sao để 2 bố con vui vẻ trở lại nữa?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Thế giới dự báo giảm, vàng SJC và nhẫn khó trụ
Giá vàng hôm nay 23/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo giảm. Tuần qua, giá vàng SJC và nhẫn trơn lao dốc rồi tăng trở lại, nhưng tổng cộng cả tuần vàng miếng vẫn giảm 1,3 triệu đồng/lượng.
Ngày 23/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Thế giới dự báo giảm, vàng SJC và nhẫn khó trụ”. Nội dung cụ thể như sau:
Phiên đầu tuần (16/12), SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,6-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji hạ giá vàng nhẫn 9999 xuống mức 83,35-84,45 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng 9999 ở mức 85,1 triệu đồng/lượng (bán ra).
Các phiên sau đó, giá vàng trong nước tiếp tục giảm. Ngày 19/12, giá vàng thế giới giảm mạnh khi Fed quyết định giảm lãi suất về 4,25-4,5%. Vàng miếng SJC, nhẫn trơn đột ngột lao dốc, giảm cả triệu đồng mỗi lượng.
Sang phiên 20/12, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, ở cả hai chiều.
Kết phiên 21/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng miếng tại Doji đóng cửa ở mức 82,4-84,4 triệu đồng/lượng (mua – bán). Tính theo tuần, giá vàng miếng SJC giảm 1,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 81,8-83,6 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng nhẫn 9999 tại Doji chốt phiên ở mức 82,9-84,4 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Giá vàng thế giới giảm. Ảnh: C.Hiếu
Giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.622,4 USD/ounce. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.645,1 USD/ounce. Giá vàng thế giới giảm 2% trong tuần qua.
Thị trường vàng đang bước vào thời điểm cuối năm. Ngày 25/12, thị trường sẽ nghỉ lễ Giáng sinh
Thị trường tài chính thận trọng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất. Fed cũng phát đi tín hiệu sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất trong tương lai. Điều này đã hỗ trợ đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng.
Theo Tom Bruce, chuyên gia tại Tanglewood, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương sẽ tăng trong bối cảnh lãi suất thấp.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã khởi động lại hoạt động mua vàng vào tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tiếp tục tích trữ vàng thỏi trước cuộc chiến thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nhu cầu của ngân hàng trung ương đã trở thành yếu tố chi phối vàng trong năm tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật sửa đối tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ, sau khi 2 viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật. Chính phủ liên bang Mỹ đã chi tiêu gần 6.200 tỷ USD trong năm 2023 và hiện đang nợ hơn 36.000 tỷ USD. Vàng được coi là một lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế, địa chính trị.
Dự báo giá vàng
John LaForge, Trưởng phòng Chiến lược tài sản thực tại Wells Fargo, cho rằng Fed có thể chỉ cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm 2025. Giá vàng được thúc đẩy bởi nhu cầu của các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi khi các quốc gia này tiếp tục đa dạng hoá khỏi USD.
Trong dự báo triển vọng năm 2025, công ty tư vấn State Street cho biết có 50% khả năng giá vàng giao dịch trong khoảng từ 2.600-2.900 USD/ounce, 30% khả năng trong khoảng từ 2.900-3.100 USD/ounce và chỉ có 20% giảm liên tục xuống dưới 2.600 USD/ounce.
Cùng ngày, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD ‘nóng’”. Nội dung cụ thể như sau:
Sáng nay (23/12), giá vàng trong nước duy trì mốc 84 triệu đồng/lượng. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng Phú Nhuận, Công ty vàng Phú Quý, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,4 – 84,4 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra.
Dù bật tăng trở lại vào cuối tuần nhưng sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC vẫn giảm 1,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn 82,7 – 84,4 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết nhẫn tròn 82,9 – 84,4 triệu đồng/lượng; Công ty vàng Phú Quý niêm yết giá nhẫn tròn 82,9 – 84,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giảm khoảng 1,03 triệu đồng/lượng sau một tuần.
Giá vàng miếng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng/lượng sau 1 tuần (ảnh: Như Ý).
Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới niêm yết 2.623 USD/ounce. Quy đổi theo giá USD ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương mức hơn 81 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường tiền tệ, sáng 23/12, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.324 đồng/USD.
Giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì ở mức 23.400 – 25.450 đồng/USD mua vào – bán ra.
Nhiều ngân hàng thương mại niêm yết giá mua – bán đồng USD lên mức 25.210 – 25.540 đồng/USD. Sau 1 tuần, đồng USD tại ngân hàng tăng 62 đồng.
Trên thị trường tự do, giá USD sau một tuần tăng mạnh lên mức 25.650 – 25.750 đồng mua – bán.
TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng – nhận định, tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến giờ ghi nhận nhiều biến động so với năm ngoái.
Lý do chính khiến đồng USD tiếp tục tăng giá do kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tổng thống tái đắc cử Donald Trump. Điều này sẽ khiến lạm phát tại Mỹ tăng lên, giá cả sẽ tăng theo và có thể khiến Fed tạm dừng hoặc thậm chí đảo ngược lộ trình cắt giảm lãi suất.
“Kinh tế Mỹ cũng đã phục hồi tương đối mạnh và đây là 2 lý do khiến cho đồng USD tăng giá nhanh trong thời gian vừa qua, kéo theo các đồng tiền trên thế giới bị mất giá, trong đó có đồng tiền của Việt Nam”, ông Lực nói.
Nhận định về biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới, ông Lực cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định hơn. Lý do là cung cầu về ngoại tệ của Việt Nam tương đối tốt. Đặc biệt, Fed đã giảm lãi suất và có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất nhưng vẫn sẽ tiếp tục duy trì việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này sẽ giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất USD/VND, qua đó cũng giúp giảm áp lực về tỷ giá.
Theo ông Lực, những biến động tỷ giá USD cũng mang yếu tố mùa vụ. Thời điểm cuối năm, tỷ giá luôn có diễn biến “nóng” và sang đến đầu năm tới thì áp lực tỷ giá sẽ giảm và ổn định hơn. Tỷ giá USD/VND sẽ tăng ở mức 2,5 – 3% trong năm 2025.
Tép: loài vật nhỏ nhưng có võ!! …
Tôm tép đồng rang là một món ăn phổ biến và đặc biệt đã trở thành món ăn dân dã nổi tiếng trong nhiều nhà hàng.
Tôm tép đồng là loại tôm nhỏ, bắt ở sông ở đầm, ở ao nước ngọt. Tôm này kích thước nhỏ, vỏ mỏng ăn cả vỏ. Có loại to là tôm bằng đầu đũa, còn loại nhỏ là tép. Tôm tép đồng rang lá chanh là một món ăn đặc sản, thơm ngon, giòn và thường xuất hiện trong nhiều mâm cơm dân dã. Thế nhưng rang tôm tép sao cho giòn, ngon, săn chắc thịt, không tanh, không khai nồng là một bí kíp.
Chuẩn bị nguyên liệu
Tôm/tép tươi, cắt râu, để nguyên vỏ
Thịt ba chỉ (nếu thích rang cùng thịt ba chỉ)
Muối, mì, đường, lá chanh, quả chanh
Bước 1 sơ chế:
Tôm mua về cắt bỏ râu cho khỏi hóc và vướng khi ăn. Cần chú ý chọn tôm tươi còn nhảy. Tôm vắt bỏ râu xong nên chế biến ngay, tránh để lâu, tôm chết sẽ tanh hôi, khai và có thể gây ngộ độc vì protein trong tôm biến đổi thành chất độc nguy hiểm.
Nếu tôm có trứng thì sau khi rửa nên dội nước sôi để tôm ôm trứng nhanh khi cho vào rang sẽ không bị rơi trứng.
Bước 2 Rang tôm lần 1:
Cho tôm vào chảo, bật lửa to đảo liên tục cho tôm ráo nước, vỏ chuyển màu hồng giòn thì tắt bếp. Bỏ tôm ra
Bước 3: Rang tôm lần 2
Cho hành phi thơm rồi cho tôm đã rang lần 1 vào. Rang tôm với mỡ lợn sẽ ngon hơn với dầu ăn. Cho nhỏ lửa và đảo đều liên tay, nêm một chút đường để màu tôm lên đẹp, nêm muối mì, bột canh theo khẩu vị gia đình. Rang tôm đằm vị muối một chút thì tôm sẽ giòn hơn. Đảo đều tay để gia vị thấm vào tôm.
Nếu muốn rang tôm với thịt ba chỉ thì làm thêm bước rang thịt ba chỉ xém rồi khi gần được thì cho tôm ở bước 2 vào đảo cùng nhau lúc đoạn cuối.
Trong quá trình rang tôm không đậy vung bởi vì đậy vung sẽ úm lại nước làm tôm không giòn và đặc biệt đậy vung sẽ khiến cho tôm có mùi tanh khai khai. Đây là đặc trưng rất nổi bật của kho tôm tép đồng. Việc mở vung sẽ giúp thoát các thành phần nito trong tôm nên không còn mùi tanh khi ăn.
Khi tôm chín giòn thì tưới nước cốt chanh vào (nửa quả chanh dành cho kho 5 lạng tôm). Đảo đều cho nước cốt chanh thấm đều và bay hơi. Nước cốt chanh giúp tôm giòn lâu hơn và thơm hơn. Sau đó rắc lá chanh thái chỉ vào đảo đều rồi cho ra đĩa.
Nước cốt chanh và lá chanh giúp tôm thơm hơn.
Thành phẩm tôm giòn, thấm gia vị, vỏ bóng, màu đỏ tươi, tôm thơm săn thịt, không bị khô.
Bí kíp rang tôm đồng ngon
Đầu tiên phải chọn tôm tép phải tươi. Khi rang tuyệt đối không đậy vung.
Tôm rang 2 lửa sẽ ngon hơn rang 1 lửa
Nước cốt chanh hoặc dân gian xưa sẽ dùng khế và vắt chút nước cốt khế, hoặc nước dưa chua, hoặc nước giấm vào cho tôm giòn. Nhưng vắt nước chanh vào tôm thơm ngon giòn nhất vị thơm thanh hơn nước giấm hoặc nước dưa chua.
Còn khi làm món tôm tép rang khế thì sẽ vắt nước khế tay cho nước chanh, miếng khế đã vắt thì cho vào đảo cùng tôm.
Tôm rang bằng mỡ sẽ cho vị béo ngậy hơn rang dầu ăn.
Tham gia giao thông bao năm nhiều người vẫn không biết vạch xương cá là gì, nghe mức phạt phạm lỗi đè vạch này đảm bảo nhớ tới già …
Theo quy định thì người tham gia giao thông không được điều khiển phương tiện đè, đi qua vạch xương cá trừ trường hợp khẩn cấp và trường hợp đó là gì?
Ngày 16/01/2024 VTC đưa tin “Khi nào được đè vạch xương cá?”. Nội dung chính như sau:
Vạch xương cá là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương cá. Tuy nhiên, ở thực tế, “vạch xương cá” thường được sử dụng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:
– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.
Vạch xương cá dùng để kênh hóa dòng xe có dạng chữ V. (Ảnh: CSGT)
Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá
Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá như sau:
– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.
– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.
– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.
Như vậy, vạch xương cá có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn.
Khi nào được đè vạch xương cá?
Từ ý nghĩa của vạch xương cá, có thể thấy các phương tiện giao thông không được phép đè vạch xương cá khi lưu thông. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép các phương tiện giao thông đè vạch xương cá trong một số trường hợp theo quy định.
Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ vạch xương cá được quy định như sau:
“c. Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V
Ý nghĩa sử dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ”.
Như vậy, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định. Trong đó, các trường hợp khẩn cấp mà phương tiện giao thông được phép đè vạch có thể kể đến như:
– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.
– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.
– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…
Như vậy, các phương tiện được đè lên vạch xương cá trong những trường hợp khẩn cấp nêu trên.
Trước đó ngày 25/04/2022 Luật Việt Nam đưa tin “Vạch xương cá là gì? Mức phạt khi vi phạm vạch xương cá”. Nội dung chính như sau:
1. Vạch xương cá là gì?
Trong hệ thống các vạch kẻ đường hiện nay không có vạch nào mang tên là vạch xương cá. Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2) được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.
Vạch 4.2 được thể hiện dưới dạng các nét liền màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
Có thể thấy, hình dáng của vạch 4.2 trông khá giống với chiếc xương cá. Chính vì thế, nhiều người đã gọi đây là vạch xương cá.
2. Vạch xương cá có ý nghĩa gì?
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.
Vạch này thường được sử dụng tại các địa điểm sau:
– Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.
– Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.
Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như:
– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.
– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.
– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…
Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá.
3. Lỗi đè vạch xương cá bị phạt thế nào?
Tôi nhường chồng để làm mẹ đơn thân. Chúng tôi đã ở bên nhau hơn mười năm – một chặng đường không ngắn, đủ dài để trải qua những tháng năm khó khăn và tưởng chừng yên bình nhất. Tôi đã dành trọn thanh xuân của mình để yêu anh, đồng hành cùng anh, từ những ngày tay trắng, cho đến khi anh có tất cả. Nhưng hóa ra, mười năm ấy lại là sự chuẩn bị để tôi chứng kiến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của chính cuộc hôn nhân mình từng đặt tất cả hy vọng….Đọc tiếp tại bình luận…
Chúng tôi đã ở bên nhau hơn mười năm – một chặng đường không ngắn, đủ dài để trải qua những tháng năm khó khăn và tưởng chừng yên bình nhất. Tôi đã dành trọn thanh xuân của mình để yêu anh, đồng hành cùng anh, từ những ngày tay trắng, cho đến khi anh có tất cả. Nhưng hóa ra, mười năm ấy lại là sự chuẩn bị để tôi chứng kiến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của chính cuộc hôn nhân mình từng đặt tất cả hy vọng.
Những năm đầu chung sống, cuộc sống của chúng tôi không dễ dàng. Anh từng có năm năm thất nghiệp, túng quẫn đến mức không dám nhìn vào mắt vợ con. Nhưng tôi chưa từng rời bỏ anh. Tôi làm việc ngày đêm, gồng gánh cả gia đình trên vai, chỉ mong anh có thể vững vàng mà đứng lên.
Khi anh bắt đầu có sự nghiệp, tôi hạnh phúc nghĩ rằng những khó khăn ngày cũ đã được đền đáp. Tôi tự hào về chồng mình, về gia đình mà chúng tôi cùng xây dựng. Nhưng đời có những điều không thể đoán trước. Tình yêu của anh dành cho tôi cạn dần, thay vào đó là một người phụ nữ khác bước vào cuộc đời anh, lạnh lùng gạt tôi ra khỏi bức tranh mà chúng tôi từng tô vẽ cùng nhau.
Tôi không trách cô ấy ngay từ đầu. Người phụ nữ ấy trẻ hơn tôi, không có những năm tháng khổ cực để hiểu giá trị của hạnh phúc. Cô ấy chỉ đơn giản là muốn chiếm đoạt những gì không thuộc về mình. Nhưng tôi biết rõ, nếu chồng tôi không cho phép, cô ấy sẽ chẳng có cơ hội bước vào.
Tôi đã nghĩ rằng mọi chuyện có thể giải quyết giữa hai vợ chồng, không cần một cuộc chạm trán nào với người thứ ba. Nhưng cô ấy liên tục xuất hiện, từng bước khiến chồng tôi dần xa lánh tôi và thậm chí xúc phạm tôi. Đàn ông ngoại tình là một chuyện, nhưng sự tiếp tay của cô ấy mới là điều khiến tôi phẫn nộ.
Cô ấy không chỉ cướp đi chồng tôi mà còn làm đảo lộn cuộc sống của gia đình tôi – mái nhà của hai đứa trẻ vô tội. Tôi đã đấu tranh, không phải vì giữ lấy anh, mà vì muốn bảo vệ gia đình mình, giữ lại chút gì đó cho con. Nhưng cuối cùng, người đàn ông tôi từng yêu thương, từng tôn trọng, lại chọn rời bỏ tôi để chạy theo những hào nhoáng mới.
Khi biết chuyện, bạn bè, người thân đều nói tôi dại. Họ bảo, làm vợ như tôi mà lại dễ dàng buông tay thì chỉ có thiệt. Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi tự hỏi họ:
“Liệu bạn có thể ăn chung một chén cơm với kẻ phản bội? Mặc chung một chiếc quần lót với người mà bạn khinh bỉ?”
Đối với tôi, như thế là bẩn, là không đáng. Tôi không cần tranh giành một người đàn ông đã thuộc về thiên hạ. Anh ta không còn là của riêng tôi, thì tôi cũng chẳng cần giữ.
Ly hôn, với tôi, không phải là sự thất bại. Đó là sự giải thoát. Tôi không nhường chồng vì yếu đuối, mà vì tôi muốn tìm lại chính mình – người phụ nữ có lòng tự trọng, có giá trị riêng, không phải chạy theo để níu kéo một kẻ đã quay lưng.
Khi bước ra khỏi cuộc hôn nhân ấy, tôi biết rõ những gì mình phải đối mặt. Làm mẹ đơn thân không dễ dàng, nhất là khi tôi phải vừa làm cha, vừa làm mẹ cho hai đứa con. Nhưng tôi tin rằng, sự bình yên của mẹ sẽ là nền tảng vững chắc để nuôi dạy con cái.
Tôi chọn buông bỏ để con tôi có một cuộc sống không còn cảnh cha mẹ cãi vã, không còn bóng dáng của người đàn ông phản bội. Tôi chọn buông bỏ để có thể đứng trước gương mỗi ngày, nhìn thẳng vào mắt mình và không cảm thấy tủi hổ.
Người đàn ông ấy, từng là cả thế giới của tôi, nhưng giờ đây chỉ còn là quá khứ. Tôi nhường anh ta lại cho người phụ nữ khác, không phải vì tôi yếu đuối, mà vì tôi biết mình xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn.
Ly hôn không phải là sự chấm hết, mà là khởi đầu cho một cuộc đời mới. Tôi đã sống quá lâu trong những hy sinh, những đau khổ để giữ gìn một gia đình không còn nguyên vẹn. Giờ đây, tôi sống cho mình, cho các con – những người tôi yêu thương hơn tất cả.
Tôi thà nhận thua để giữ lại lòng tự trọng. Tôi thà nhận thua để sống một cuộc đời không còn bóng dáng của sự phản bội. Và tôi thà nhận thua, để ngẩng cao đầu bước tiếp, bởi tôi tin rằng, mình xứng đáng với hạnh phúc thật sự.
Nhà tôi có cô giúp việc tên Lan, mới 20 tuổi, trẻ trung, xinh xắn và hoạt bát. Vì tin tưởng chồng, tôi vẫn để Lan làm việc trong nhà. Nhưng lòng người khó đoán, tôi không khỏi có chút đề phòng. Trước chuyến công tác dài ngày, tôi gọi con trai 5 tuổi lại và dặn dò cẩn thận: “Con nhớ nhé, nếu thấy bố vào phòng chị Lan, con gọi cho mẹ ngay. Mẹ sẽ thưởng con 500 nghìn!”. Con trai gật đầu hồn nhiên, còn tôi thì phần nào yên tâm hơn khi rời đi. Suốt cả tuần, điện thoại của tôi không hề đổ chuông. Tâm trạng tôi nhẹ nhõm, nghĩ rằng mọi chuyện đều ổn thỏa. Nhưng ngay khi tôi vừa bước vào cửa, con trai đã chạy ra với vẻ mặt đầy phấn khích: “Mẹ ơi, tuần này con kiếm được nhiều tiền lắm!” Câu nói của con làm tôi giật mình. Cảm giác bất an ùa tới, tôi vội chạy vào nhà, tìm kiếm khắp nơi. Đến khi lục trong thùng rác, tôi như chết lặng trước những thứ mình tìm thấy…..
Nhà có giúp việc 20t trẻ măng, trước ngày đi công tác tôi dặn con 5t: “Thấy bố vào phòng chị Lan thì gọi cho mẹ ngay, xong mẹ cho tiền”. Cả tuần không thấy con gọi nên tôi cũng yên tâm
Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm
Chồng vốn là người đẹp trai lại có chút chức vị nên chị suốt ngày lo giữ chồng. Ở nhà chị đã cẩn thận tới mức thuê ô sin già, ở công ty thì đồng nghiệp nữ của anh không ai là không biết chị. Và chả ai dám buông một câu đùa giỡn với anh vì chị đã đến từng nhà gặp cả vợ và chồng họ để gửi gắm, nhờ để ý tới chồng mình giúp.
Chồng chị đi làm bằng ô tô riêng nhưng chị thuê hẳn cho chồng 1 lái xe chứ không để anh lái dù anh đã có bằng từ lâu chỉ bởi vì chị cần lái xe làm tai mắt. Nói chung chị quản chồng 24/24 nên anh chẳng thể có kẽ hở mà ngoạ.i tìn.h. Với lại tính anh hiền, chỉ biết đến công việc về nhà lại vui với con cái nên vợ có làm gì anh cũng kệ. Chứ như người khác thì tan cửa nát nhà từ lâu.
Gần đây bà giúp việc chậm chạm quá chị cho nghỉ thuề một cô gái 20 tuổ.i, nhanh nhẹn nhưng nhan sắc thì “không thể nào mê được”. Cô ta kém chị tới chục tuổ.i mà bác hàng xóm phán một câu rằng: “Nhìn nó thằng bốc vác chuyên “ăn tạp” nhà bác chắc cũng chả dám động vào” khiến chị cười sung sướng. Không xấu thế sao chị dám thuê.
Xưa nay chị toàn sáng đi tối về mà đã lo ngay ngáy khoản giữ chồng. Giờ đột nhiên sếp báo chị phải đi công tác 1 tuần khiến chị lo sốt vó. Con gái lớn thì đang về quê nghỉ hè cùng ông bà nội, chỉ có con trai nhỏ 5 tuổ.i ở nhà với giúp việc. Xin đổi người thế nào sếp cũng không chịu, cuối cùng chị đành phải đi.
Chị đã dặn ô sin trông coi chủ, dặn lái xe để ý lịch trình chồng mình và không được đưa đi đâu mà chưa hỏi ý kiến chị (lái xe là cháu họ chị nên chị cũng yên tâm). Chị cũng đã gọi điện cho tất cả nhân viên nữ ở công ty anh để nhờ vả rồi. Cuối cùng chị vẫn đề phòng cô gái cuối cùng trong nhà nên dặn con trai 5 tuổ.i:
Ảnh minh họa
– Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin phải gọi cho mẹ ngay nhé.
Vâng ạ.
– Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Con chị gọi điện thoại thành thạo lắm rồi chứ không phải không biết dùng điện thoại. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm. Mọi mối quan hệ của chồng chị đều không có điểm gì khả nghi cả. Đúng là chị chỉ lo xa chứ chồng chị vẫn cứ là yêu thương vợ con nhất.
Chị đi công tác về đều có quà cho mọi người trong nhà. Thấy mẹ về con trai lao ra:
– Mẹ ơi, mẹ có mua ô tô cho con không.
– Quà của con đây, con ở nhà có ngoan không??
– Dạ, ngoan ạ. À mẹ ơi…
– Có chuyện gì vậy con??
– Bố không vào phòng chị ô sin đâu mà bố chỉ kéo chị ô sin vào phòng tắm để tắm cho chị ấy thôi mẹ ạ.
– Cái gì??
Chị lao vội vào tìm ô sin, chị xù lông dồn cô ta vào tường và cuối cùng cô ta đành thú nhận:
– Chú… chú cứ đòi… nên cháu… phải chiều…
– Mày xấu thế… cơ mà??
– Nhưng chú bảo… chú thích… “của lạ”.
Chị ngồi phịch xuống đất. Chị nói được gì nữa đây????
Chi phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư theo luật mới từ 1/1/2025: Biết thế này làm sớm cho rẻ
Chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai.
Cách chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư. Ảnh: Phan Anh
Đất ao là gì?
Theo Luật Đất đai 2024, khái niệm “đất ao” không được định nghĩa cụ thể như một loại đất riêng. Việc phân loại sử dụng đất ao được xác định dựa trên mục đích sử dụng và vị trí của thửa đất.
– Đất ao trong thửa đất có nhà ở
Theo điều 103, Luật Đất đai 2024, đất vườn, ao nằm trong cùng thửa đất có nhà ở có thể được công nhận là đất ở. Việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp này dựa trên các yếu tố như thời điểm hình thành thửa đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất và hạn mức công nhận đất do UBND cấp tỉnh quy định.
– Đất ao ngoài thửa đất ở
Đối với đất ao nằm ngoài thửa đất có nhà ở, thường được xếp vào nhóm đất nông nghiệp và sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản hoặc các hoạt động nông nghiệp khác.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư phải tuân thủ các quy định về quy hoạch sử dụng đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Theo điều 116 Luật Đất đai 2024, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bao gồm đất ao sang đất thổ cư phải dựa trên hai yếu tố sau:
– Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.
Người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất ao sang đất thổ cư cần đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường tại địa phương để xem thông tin quy hoạch. Đặc biệt, người dân cần xác định đất ao của mình có nằm trong quy hoạch sử dụng đất thổ cư hay không.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Nếu đất thuộc quy hoạch đất ở mới có thể chuyển đổi được.
Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Trương Anh Tú (công ty luật TAT Law Firm) cho biết: “Đất ao muốn chuyển đổi sang đất ở phải nằm trong khu vực quy hoạch đất ở. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản vẽ hiện trạng. Tiền sử dụng đất tính theo chênh lệch giá giữa đất ao và đất ở.”
Luật sư cũng đưa ra khuyến nghị, người dân nên liên hệ cơ quan tài nguyên môi trường địa phương để kiểm tra chi tiết điều kiện chuyển đổi và dự toán chi phí trước khi nộp hồ sơ.
Về sống trong ngôi nhà 2 tầng, Hiền suốt ngày lau chùi dọn dẹp khiến nó sạch bóng. Nhưng ở chưa đầy được 3 tháng thì cô lại gặp chuyện r::ùng m::ình này. Cứ mỗi đêm ngủ là Hiền lại vã mồ hôi r::un s::ợ khi nằm thấy đứa tr::ẻ c:on tầm 3 tuổi đứng ở cửa sổ gào khóc gọi bố mẹ. Nó cứ bám lấy Hiền, đòi Hiền b::ế bằng được thì thôi….Tinh thần ngày càng suy sụp, chồng mời thầy cúng về làm lễ thì t:á h::ỏa thấy thứ này ….
Hiền run rẩy đặt lá bùa thầy cúng làm cho để dưới bát hương thì tá hỏa thấy thứ này trên bàn thờ rơi ra khiến cô hoảng sợ hơn khi biết tại sao đêm nào mình cũng mơ thấy đứa bé ấy.
Sợ đứa trẻ ấy đeo bám mình mỗi đêm, Hiền liền bảo chồng mời thấy cúng về làm lễ (ảnh minh họa)
Sau 5 năm kết hôn thì cuối cùng vợ chồng Tiến cũng mua được 1 ngôi nhà dưới thị trấn để ra ở riêng. Căn nhà hơn 3 tỷ lận là sự cố gắng, nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ của vợ chồng Tiến. Đây cũng là món quà anh dành tặng vợ nhân ngày kỷ niệm 5 năm ngày cưới. Ngày dọn tới nhà mới ở, Hiền vui lắm. Cô không ngờ chồng mình lại giỏi và tâm lý đến vậy.
Về sống trong ngôi nhà 2 tầng, Hiền suốt ngày lau chùi dọn dẹp khiến nó sạch bóng. Nhưng ở chưa đầy được 3 tháng thì cô lại gặp chuyện rùng mình này. Cứ mỗi đêm ngủ là Hiền lại vã mồ hôi run sợ khi nằm thấy đứa trẻ con tầm 3 tuổi đứng ở cửa sổ gào khóc gọi bố mẹ thảm thiết. Nó cứ bám lấy Hiền, đòi Hiền bế bằng được thì thôi. Lắm đêm Hiền mơ thấy nó cầm dao tiến về chỗ mình người đầy máu mà cứ khóc lóc kêu rằng: “Trả bố lại cho cháu đi, trả bố lại cho cháu đi”.
Liên tục nằm mơ thấy đứa trẻ ấy khiến Hiền hoảng sợ vô cùng, từ đó đêm đi ngủ không bao giờ Hiền dám tắt điện, cô rơi vào trạng thái mất ngủ, khủng hoảng tâm lý rất nghiêm trọng. Nhiều đêm chứng kiến vợ gặp ác mộng như vậy Tiến lo lắm, nghe mấy chị đồng nghiệp ở công ty anh mách có thấy cúng này trừ tà hay lắm, Tiến liền hỏi thăm địa chỉ nhà thấy đến đó nhờ thầy xem thế nào.
Liên tục nằm mơ thấy đứa trẻ ấy khiến Hiền hoảng sợ vô cùng (ảnh minh họa)
Hơn tuần sau thầy cúng đến nhà Tiến làm lễ trừ tà giúp vợ chồng anh, nghe Hiền nói về những giấc mơ đáng sợ vào mỗi đêm thầy liền sai vợ chồng Tiến đi mua những đồ thầy bảo về làm lễ. Tối 8h giờ vợ chồng Tiến và thầy cúng ngồi làm lễ giữa ban thờ, Hiền như có ma nhập cứ vừa cười vừa khóc điên dại chả biết gì cả. 1 lát sau cúng xong, Hiền trả về trạng thái bình thường mà mặt tái mét.
Thầy cúng bảo Hiền hãy đặt lá bùa này xuống bát hương rồi làm lễ tiếp. Cầm lá bùa thầy đưa, Hiền run rẩy nhấc bát hương lên vô tình đụng tay làm vỡ lọ hoa xuống đất. Vội nhặt những mảnh vợ đó lên, Hiền tá hỏa thấy bức hình đứa trẻ con quấn vải trắng khắp người, mặt tím tái đi. Lặt mặt sau bức ảnh ra, Hiền lại thất kinh lần 2 khi thấy tấm hình chồng mình cùng người phụ nữ nào đó đang bế đứa bé mà đêm nó vẫn thường xuất hiện trong giấc mơ của cô.
Hoảng sợ Hiền vứt tấm ảnh ra thì thầy cúng vội nhặt ảnh lên, bóc 2 bức ảnh đó riêng thì choáng khi thấy dòng chữ: “Người đàn ông này đã bỏ rơi mẹ con tôi, chính anh đã hại chết con tôi, có chết tôi cũng không tha thứ cho anh!”. Thầy cúng toát mồ hôi hột đưa bức ảnh cho Tiến, run sợ về điều này Tiến cố lấy hết can đảm để cầm tấm ảnh lên xem. Trời đất là Linh – tình cũ của anh, đây chẳng phải đứa con của anh và Linh hay sao? Tại sao Linh lại nói anh hại chết nó, con anh chết rồi ư?
Vội chạy ra hỏi vợ có phải đứa bé hàng đêm vẫn xuất hiện trong giấc mơ của Hiền hay không thì cô gật đầu, thấy kỳ lạ vì sao bức ảnh lại nằm trên ban thờ nhà mình Tiến liền đi gặp chủ nhà cũ thì mới vỡ lẽ khi nghe người chủ nhà cũ kể.
– Thực ra tôi chỉ là người mua lại ngôi nhà này rồi bán cho anh thôi. Chủ gốc của ngôi nhà này là Linh, nghe đâu ngôi nhà này chỉ có 2 mẹ con cô ấy sống. Thằng con trai lên 3 tuổi của cô ấy đột ngột qua đời sau 1 trận ốm nặng, mất con cô ấy hóa điên mà bỏ đi lang thang. Bố mẹ cô ấy đã bán ngôi nhà này cho tôi.
– Có phải cô Linh này không? – Tiến vội đưa bức ảnh cho người chủ cũ xem.
– Đúng rồi, là cô ấy đấy. Hồi tôi gặp cô ấy thì nhìn cô ấy tiều tụy lắm. Không biết giờ cô ấy thế nào.
Hiểu ra căn nguyên mọi chuyện, Tiến thẫn thờ đi về. Hóa ra lần cu Tít bị ốm sốt cao ấy, anh không cho Linh đưa con đi cấp cứu vì tiếc tiền để rồi cu Tít chết như thế này ư? Bảo sao Linh lại hận anh đến vậy, anh đã không cho Linh 1 đám cưới vậy mà…
Cuộc đời chẳng biết thế nào mà lường được, ai ngờ sau mấy năm ngôi nhà mà Tiến mua lại chính là nhà của Linh. Oan hồn cu Tít vẫn ám ảnh vợ anh mỗi đêm là vì nó chưa được thờ cúng tử tế. Ngay ngày hôm đó, Tiến lập ban thờ thờ cúng con trai đàng hoàng. Anh mang mọi chuyện nói hết với vợ khiến cô sốc khi biết về quá khứ của chồng lắm. Những tưởng vợ sẽ bỏ đi nhưng cô lại tha thứ cho anh.
Từ ngày lập ban thờ cho cu Tít, Hiền không còn gặp ác mộng nữa thay vào đó cô ngủ rất ngon. Mỗi lần thắp hương cho đứa bé tội nghiệp kia, Hiền rớt nước mắt xót thương cu cậu. Chỉ vì chồng cô mà thằng bé phải chết oan uống thế này.
Vừa từ vi::ện về nhà ở cữ, cả gia đình chồng kéo đến sống chung, Sau đó là chuỗi ngày bà liên tục cho con dâu mới đ::ẻ ăn mì tôm tới mức mỗi khi cho con b::ú, tôi lại ngửi thấy mùi mì tôm trong sữa, lò::ng đ::au như c::ắt. Ki::nh khủ::ng nhất bà đòi lấy nhà cho con gái cưới xong về ở rồi bảo con trai, con dâu và cháu đi ở trọ trong khi nhà là của chúng tôi. Người đàn ông là chỗ dựa duy nhất của mẹ con tôi là chồng thì lại chỉ thở dài: “Em gái anh cần căn nhà này hơn…”.Đêm đó, tôi quyết định dứt khoát. Tôi không muốn con gái lớn lên trong một gia đình mà mẹ phải chịu đựng, cha thì vô tâm. Ly hôn là một quyết định đ::au đ::ớn, nhưng tôi biết đó là con đường đúng đắn cho mẹ con tôi lúc này. Cái gì cũng có giá của nó. Nửa năm sau nhà chồng tôi đã phải bán vội căn nhà đó vì t::ai h::ọa em chồng gây ra…
Ngày tôi trở về nhà sau khi vừa sinh con ở bệnh viện, lòng đầy háo hức khi nghĩ đến việc bắt đầu cuộc sống mới bên chồng và con gái.
Nhưng cánh cửa mở ra không phải chồng tôi, mà là em chồng. Tôi bàng hoàng, chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì mẹ chồng xuất hiện, lạnh lùng nói: “Con về rồi à, chắc vài ngày nữa 2 đứa tìm chỗ nào đó thuê trọ ở tạm, mẹ tính mượn căn nhà này cho em chồng con ở nhé”.
Lời nói của bà khiến tôi chết lặng. Sau đó, tôi mới biết mẹ chồng muốn tôi nhường căn nhà hồi môn mà bố mẹ tôi mua cho tôi làm quà cưới có trị giá 3 tỷ, đứng tên tôi để cho em chồng làm phòng cưới. Chồng tôi, người mà tôi từng tin tưởng và dựa dẫm, chẳng những không phản đối mà còn khuyên tôi hy sinh căn nhà này vì “tương lai sẽ nhẹ nhàng hơn”.
Lúc đó, tôi cảm thấy như cả thế giới đang chống lại mình. Tôi vừa sinh xong, cơ thể còn yếu, tâm lý bất ổn, nhưng những biến cố liên tiếp ập đến khiến tôi rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề.
Mang thai vốn đã không dễ dàng với tôi. Tôi từng đấu tranh với gia đình mình để được cưới anh, một người đàn ông xuất thân từ gia đình đơn thân, với một người mẹ khó tính và một em gái không may mắn bị khiếm khuyết trí tuệ. Nhưng vì yêu, tôi đã chấp nhận tất cả, nghĩ rằng chỉ cần vợ chồng đồng lòng thì khó khăn nào cũng vượt qua được.
Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa)
Trong thai kỳ, tôi đã cảm thấy bất an khi em chồng đến sống cùng chúng tôi 3 tháng. Anh chăm sóc cô ấy chu đáo hơn cả tôi, khiến tôi nhiều lần tự hỏi liệu mình có đang bị bỏ rơi không. Nhưng tôi cố gắng gạt đi cảm giác đó, tự nhủ rằng anh chỉ đang làm tròn trách nhiệm với gia đình. Tôi không ngờ rằng, ngay khi tôi đang vất vả sinh con trong bệnh viện, mẹ chồng và em chồng đã chuyển vào căn nhà của tôi một cách hiển nhiên, coi đó như tài sản của họ.
Ngày tôi trở về, hy vọng về một tổ ấm hạnh phúc tan vỡ hoàn toàn. Tôi vừa yếu ớt sau sinh, vừa bị mẹ chồng đối xử lạnh nhạt. Bà không nấu nướng tử tế, mỗi bữa chỉ có mì tôm, mặc kệ tôi cần được tẩm bổ để hồi phục sức khỏe. Còn chồng tôi, người đáng ra phải là chỗ dựa, lại lấy lý do tăng ca để tránh mặt, để mặc tôi xoay xở một mình.
Tôi không nhớ bao nhiêu lần mình khóc thầm khi nhìn thấy anh mang đồ chơi về cho em gái, trong khi tôi đang bụng mang dạ chửa bị anh hoàn toàn phớt lờ. Tôi cảm thấy mình như một người vô hình trong chính ngôi nhà của mình. Đến khi đang ở cữ, mỗi khi cho con bú, tôi lại ngửi thấy mùi mì tôm trong sữa, lòng đau như cắt.
Đỉnh điểm là ngày tôi đưa con đi khám về, phát hiện mẹ chồng đang tiếp khách trong nhà. Họ bàn chuyện hôn lễ của em chồng, và bà thản nhiên tuyên bố sẽ chuyển quyền sở hữu căn nhà cho em ấy. Lời nói đó như nhát dao cắt đứt mọi hy vọng cuối cùng trong tôi.
Tôi gọi chồng về, mong anh đứng về phía mình. Nhưng anh chỉ thở dài, nói: “Em gái anh cần có chỗ dựa. Chúng ta mất căn nhà này, nhưng tương lai sẽ nhẹ nhàng hơn”. Tôi nhìn anh, nhận ra rằng tình yêu và sự hy sinh của tôi chưa bao giờ được trân trọng.
Đêm đó, tôi quyết định dứt khoát. Tôi nói với anh: “Nếu anh muốn hy sinh mọi thứ cho em gái anh, vậy hãy mang cô ấy đi cùng, rời khỏi cuộc đời tôi. Tôi không thể sống như thế này thêm một ngày nào nữa”.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định ly hôn. Không chỉ vì căn nhà, mà vì tôi không thể chịu đựng một người chồng đặt trách nhiệm với gia đình anh lên trên hạnh phúc của vợ con. Tôi không muốn con gái lớn lên trong một gia đình mà mẹ phải chịu đựng, cha thì vô tâm.
Ly hôn là một quyết định đau đớn, nhưng tôi biết đó là con đường đúng đắn. Tôi phải mạnh mẽ, không chỉ vì bản thân, mà còn vì con gái. Tôi không thể để mình chìm sâu hơn trong trầm cảm hay để những tổn thương hủy hoại tương lai của hai mẹ con.
Tôi nhận ra rằng, quãng thời gian ở cữ không chỉ là lúc để hồi phục sức khỏe mà còn là giai đoạn quan trọng để bảo vệ tinh thần của bản thân. Những biến cố xảy ra khiến tôi chìm trong mệt mỏi và áp lực, nhưng cũng dạy tôi một bài học lớn: Mẹ sau sinh không chỉ cần được chăm sóc thể chất mà còn cần một môi trường tinh thần tích cực.
Tôi quyết định đặt sức khỏe và sự bình yên của mình lên hàng đầu. Tôi học cách buông bỏ những mối quan hệ gây tổn thương, tập trung vào việc chăm sóc con gái và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình ruột thịt. Mỗi ngày, tôi cố gắng giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập những bài yoga nhẹ nhàng, đọc sách về nuôi dạy con và kết nối với những người bạn đồng cảm.
Điều quan trọng nhất tôi nhận ra là, để tránh xa trầm cảm sau sinh, người mẹ cần được yêu thương và hỗ trợ, nhưng hơn hết là phải biết tự yêu thương chính mình. Tôi chọn yêu bản thân, dành thời gian để chăm sóc sức khỏe và xây dựng một môi trường an lành cho con gái. Cuộc hành trình làm mẹ không dễ dàng, nhưng tôi tin rằng, với sự bình an trong tâm hồn, tôi và con gái sẽ cùng nhau bước qua những ngày tháng hạnh phúc và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: chiminhem…[email protected]
Vì sao thời gian ở cữ lại là giai đoạn nhạy cảm khiến nhiều bà mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh?
Thời gian ở cữ là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm đối với các bà mẹ, cả về thể chất lẫn tinh thần, nên dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được chăm sóc và hỗ trợ đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
– Sự thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ trải qua sự sụt giảm đột ngột của các hormone như estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến mẹ dễ cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc thậm chí là tuyệt vọng.
– Áp lực chăm sóc con: Những bà mẹ lần đầu sinh con thường cảm thấy choáng ngợp trước việc chăm sóc em bé. Thiếu kinh nghiệm, kết hợp với việc mất ngủ và kiệt sức, có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài.
– Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình: Một số bà mẹ không nhận được sự giúp đỡ hay chia sẻ công việc từ người thân, đặc biệt là chồng, dễ cảm thấy cô đơn và áp lực. Điều này càng trở nên nghiêm trọng nếu mẹ phải đối mặt với những mâu thuẫn gia đình hoặc sự can thiệp quá mức từ người lớn tuổi.
– Kỳ vọng xã hội: Áp lực từ việc phải trở thành một “người mẹ hoàn hảo” khiến nhiều phụ nữ tự trách mình nếu không thể chăm sóc con một cách tốt nhất. Những so sánh với người khác cũng góp phần làm gia tăng cảm giác tự ti.
– Thay đổi vai trò và cuộc sống: Sự chuyển đổi từ cuộc sống trước đây sang vai trò làm mẹ có thể khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mất tự do hoặc lạc lõng. Những thay đổi này đòi hỏi sự thích nghi mà không phải ai cũng dễ dàng vượt qua.
Để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh trong thời gian ở cữ, các bà mẹ cần được quan tâm và hỗ trợ từ gia đình, được nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì giao tiếp tích cực với những người thân yêu. Đồng thời, mẹ cũng nên tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ khi cảm thấy tình trạng tâm lý bất ổn kéo dài. Hành trình làm mẹ tuy nhiều thử thách nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn khi có sự chia sẻ và đồng hành.